Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm...

Tài liệu Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm

.PDF
200
168
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN DƢƠNG THỊ NGA PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC Mã số: 62 14 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TSKH. NGUYỄN VĂN HỘ 2. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC TRÍ THÁI NGUYÊN - 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Dương Thị Nga Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan ...................................................................................................... i Mục lục ............................................................................................................. ii Danh mục cụm từ viết tắt ................................................................................. vi Danh mục các bảng ......................................................................................... vii Danh mục các hình ......................................................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 3 3.1. Khách thể nghiên cứu......................................................................... 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 6.1. Về đối tượng....................................................................................... 4 6.2. Về nội dung ........................................................................................ 4 6.3. Về địa bàn, thời gian nghiên cứu ....................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4 7.1. Phương pháp luận............................................................................... 4 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .................................................. 4 8. Các luận điểm cần bảo vệ ......................................................................... 5 9. Những đóng góp mới của luận án ............................................................. 6 9.1. Về lý luận ........................................................................................... 6 9.2. Về thực tiễn ........................................................................................ 6 10. Cấu trúc của luận án ................................................................................ 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM .......................................................................................... 7 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................ 7 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................... 12 1.2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................... 14 1.2.1. Năng lực ........................................................................................ 14 1.2.2. Thích ứng ...................................................................................... 15 1.2.3. Nghề và nghề nghiệp..................................................................... 15 1.2.4. Cấu trúc của năng lực thích ứng nghề, năng lực nghề và mối quan hệ giữa chúng ..................................................................... 16 1.3. Cơ sở khoa học của việc phát triển năng lực thích ứng nghề .............. 18 1.3.1. Cơ sở triết học ............................................................................... 18 1.3.2. Cơ sở sinh học ............................................................................... 19 1.3.3. Cơ sở tâm lý học ........................................................................... 19 1.3.4. Cơ sở xã hội học............................................................................ 20 1.3.5. Cơ sở lý luận giáo dục hướng nghiệp ........................................... 20 1.4. Những đặc điểm, yêu cầu của nghề dạy học ........................................ 22 1.4.1. Đặc điểm nghề dạy học ................................................................. 22 1.4.2. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người thầy giáo ... 23 1.4.3. Vai trò của năng lực thích ứng nghề đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách và yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của người giáo viên ........................................................ 24 1.5. Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm .. 26 1.5.1. Đặc điểm hoạt động rèn luyện nghề của sinh viên Cao đẳng Sư phạm ...................................................................................... 26 1.5.2. Thích ứng nghề dạy học trong mối quan hệ với sự phù hợp nghề dạy học ............................................................................... 27 1.5.3. Các nội dung phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ...................................................................... 28 1.5.4. Các mức độ phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên Cao đẳng Sư phạm ...................................................................... 34 1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên Cao đẳng Sư phạm ....................................... 34 1.5.6. Các con đường phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm ....................................................................... 38 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC .................................. 42 2.1. Khái quát về đặc điểm các trường cao đẳng sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc ........................................................................................ 42 2.1.1. Khái quát về đặc điểm và hoạt động giáo dục ở trường Cao đẳng Sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc ........................................... 42 2.1.2. Khái quát về đặc điểm sinh viên Cao đẳng Sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc ....................................................................... 43 2.2. Thực trạng vấn đề phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc ...................................... 44 2.2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng ........................................ 44 2.2.2. Kết quả khảo sát ............................................................................ 46 2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên .................................................. 63 2.3. Những vấn đề thực tiễn đặt ra trong việc phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay ....................................................................... 69 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 72 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM .................... 73 3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................... 73 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục ở trường Cao đẳng Sư phạm....................................................................................... 73 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................... 73 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển .............................................. 73 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với tình hình đặc điểm giáo dục của khu vực, đặc điểm sinh viên sư phạm các dân tộc miền núi phía Bắc ....................................................................................... 74 3.2. Một số biện pháp phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm .............................................................................. 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 3.2.1. Biện pháp 1: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên...................... 74 3.2.2. Biện pháp 2: Phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên Cao đẳng Sư phạm với các giáo viên phổ thông trong giáo dục nghề nghiệp cho sinh viên .............................................................................. 79 3.2.3. Biện pháp 3: Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện cho sinh viên................................................................................. 81 3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng mô hình tư vấn về nghề dạy học cho sinh viên tại trường Cao đẳng Sư phạm ..................................... 84 3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................... 88 3.2.6. Những bàn luận cho việc thực hiện các biện pháp được đề cập đối với các trường Cao đẳng Sư phạm miền núi phía Bắc ......... 88 3.3. Thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 92 3.3.1. Khái quát về thực nghiệm ............................................................. 92 3.3.2. Kết quả thực nghiệm ..................................................................... 95 Kết luận chương 3 ......................................................................................... 108 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 109 1. Kết luận ................................................................................................. 109 2. Khuyến nghị .......................................................................................... 110 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................... 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 112 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 120 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT XIN ĐỌC LÀ TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CĐSP Cao đẳng Sư phạm ĐC Đối chứng ĐTB Điểm trung bình GV Giảng viên HS Học sinh HSSV NL Học sinh sinh viên Năng lực NLTƯ Năng lực thích ứng NVSP Nghiệp vụ sư phạm SV Sinh viên TN Thực nghiệm THCS Trung học cơ sở TTSP Thực tập sư phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu khách thể nghiên cứu ........................................................ 45 Bảng 2.2. Thực trạng NLTƯ với với việc tự học và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của người giáo viên trong xã hội luôn thay đổi.......................................................................................... 47 Bảng 2.3. Thực trạng về NLTƯ với quá trình đào tạo nghề ở trường Sư phạm và sự thay đổi của hoàn cảnh cá nhân ........................... 49 Bảng 2.4. Thực trạng NLTƯ với hoạt động dạy học .................................... 50 Bảng 2.5. Thực trạng NLTƯ với hoạt động giáo dục ................................... 51 Bảng 2.6. Thực trạng NLTƯ với yêu cầu phát triển chuyên môn liên tục của người giáo viên................................................................ 53 Bảng 2.7. Thực trạng NLTƯ với thực tế giáo dục ở trường phổ thông............. 54 Bảng 2.8. Thực trạng về NLTƯ với các hoạt động chính trị - xã hội ........... 56 Bảng 2.9. Bảng tổng hợp kết quả điều tra mức độ tham gia các hoạt động có tác dụng phát triển NLTƯ nghề của SV ......................... 60 Bảng 3.1. Bảng kết quả thực hiện phiếu đánh giá NLTƯ đầu vào đối với SV CĐSP Thái Nguyên .......................................................... 96 Bảng 3.2. Tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra tại CĐSP Thái Nguyên...... 96 Bảng 3.3. Tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên ...................................................................... 97 Bảng 3.4. So sánh các giá trị trung bình ( X ) điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên ......................................... 99 Bảng 3.5. Phân tích giá trị phương sai (2) điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên ....................................... 100 Bảng 3.6. Bảng kết quả thực hiện kiểm tra đầu vào đối với SV CĐSP Tuyên Quang ............................................................................... 101 Bảng 3.7. Tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra tại CĐSP Tuyên Quang .... 101 Bảng 3.8. Tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang.................................................................... 102 Bảng 3.9. So sánh các giá trị trung bình ( X ) điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang ...................................... 104 Bảng 3.10. Phân tích giá trị phương sai (2) điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang ...................................... 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ biểu diễn nội dung phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP ...... 33 Hình 1.2. Sơ đồ mô tả các yếu tố trong mối quan hệ với sự phát triển NLTƯ nghề của SV CĐSP ........................................................... 40 Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên ...................................................................... 97 Hình 3.2. Đồ thị tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên .......................................................... 98 Hình 3.3. Biểu đồ tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang.................................................................... 102 Hình 3.4. Đồ thị tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang ....................................................... 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, giáo dục và đào tạo của Việt Nam đã được ưu tiên ở vị trí hàng đầu trong hệ thống các chính sách phát triển quốc gia, đặc biệt đối với ngành Sư phạm. Thực tiễn của nền giáo dục nước ta hiện nay đã và đang đặt "lên vai" ngành Sư phạm những nhiệm vụ cao quý, những trọng trách nặng nề. Hệ thống các trường Sư phạm và các trường có ngành Sư phạm là nơi đào tạo giáo viên, những người sẽ quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo trong tương lai. Vì thế, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại, mỗi sinh viên (SV) sư phạm phải được rèn luyện trong một quy trình giáo dục hiệu quả, hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng khâu giúp SV thích ứng nghề. SV nói chung và SV ở các trường CĐSP nói riêng sau khi tốt nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu: có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường lao động, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp... Để đáp ứng được những yêu cầu đó, SV cần có năng lực thích ứng (NLTƯ) và năng lực thích ứng nghề. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở các trường Cao đẳng, Đại học nói chung và các trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) nói riêng, không ít SV còn chưa xác định rõ mục tiêu, lý tưởng, động cơ nghề nghiệp của mình, khả năng thích ứng với hoạt động học tập và rèn luyện nghề còn nhiều hạn chế, hầu hết các em chưa được trang bị những tri thức cần thiết để hình thành và phát triển NLTƯ, chưa có kĩ năng, thậm chí chưa sáng tỏ các nội dung thích ứng nghề của bản thân, vì thế các em gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập và rèn luyện, nhiều em còn băn khoăn hoang mang với sự lựa chọn nghề của mình. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú, kết quả học tập và rèn luyện nghề nghiệp của các em. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Mặt khác, thực tiễn cho thấy còn có những hạn chế nhất định đối với chất lượng SV CĐSP sau khi tốt nghiệp. Nhiều SV chưa chuẩn bị tốt cho tâm thế sẵn sàng tham gia vào hoạt động nghề nghiệp, các em còn lúng túng và khó thích nghi với những yêu cầu của môi trường lao động nghề nghiệp trong thực tế - môi trường có nhiều điểm khác biệt với những lý thuyết mà các em được tiếp thu ở trường CĐSP. Khả năng để thích ứng với nghề dạy học và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục hiện đại còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo nghề ở các trường CĐSP trong giai đoạn hiện nay. Thích ứng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp, giúp cá nhân có khả năng thay đổi những đặc điểm tâm - sinh lý và nhân cách cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của hoạt động, đạt hiệu quả lao động và nâng cao năng suất lao động. Để thích ứng nghề tốt nhất, cá nhân cần rèn luyện năng lực thích ứng nghề. Với SV sư phạm, quá trình thích ứng nghề và năng lực thích ứng nghề giúp SV nhanh chóng thích ứng trong quá trình học tập, rèn luyện để phát triển các phẩm chất và NL nghề nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm những khái niệm, những lý thuyết trong giáo dục nghề ở các trường Sư phạm, là những gợi ý cho các nhà quản lý giáo dục (QLGD), những giảng viên (GV) và SV sư phạm trong việc lựa chọn và áp dụng những tác động hiệu quả nhằm phát triển NLTƯ nghề cho SV trong học tập và rèn luyện nghề nghiệp ở trường CĐSP, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Xuất phát từ mục tiêu chiến lược của nền giáo dục hiện đại, từ thực tiễn giáo dục và vai trò đặc biệt quan trọng của NLTƯ nghề, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận án: "Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm". 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực thích nghề cho SV CĐSP, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 năng lực thích ứng nghề cho họ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giáo viên ở các trường CĐSP. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình đào tạo sinh viên tại các trường Cao đẳng Sư phạm. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên các trường CĐSP. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP là một nhiệm vụ quan trọng nhằm giúp SV đáp ứng những yêu cầu của nghề dạy học. Tuy nhiên thực tế hiện nay, nhiệm vụ này chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình đào tạo ở các trường CĐSP. Việc phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP sẽ đạt hiệu quả cao nếu làm sáng tỏ được cơ sở khoa học xác đáng về năng lực thích ứng nghề và xây dựng được các biện pháp như: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức trong hoạt động rèn luyện NVSP thường xuyên; Phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên CĐSP với các giáo viên phổ thông trong giáo dục nghề nghiệp cho SV; Phát triển NL tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện cho SV; Có hình thức tư vấn về nghề hợp lý cho SV tại trường CĐSP,... thì sẽ phát triển một cách bền vững năng lực thích ứng nghề để nâng cao chất lượng đào tạo SV CĐSP. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NLTƯ nghề và phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. 5.2. Đánh giá thực trạng việc phát triển NLTƯ nghề của SV CĐSP các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay và những vấn đề liên quan. 5.3. Đề xuất các biện pháp nhằm phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. 5.4. Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. 6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Việc phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP liên quan tới nhiều nhóm đối tượng và được thực hiện bằng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau, qua Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú. Trong giới hạn phạm vi luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề: 6.1. Về đối tƣợng: Nghiên cứu trên đối tượng là SV học ngành sư phạm đào tạo giáo viên hệ tiểu học và THCS ở các trường CĐSP. 6.2. Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng NLTƯ nghề và hướng bồi dưỡng phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời thực nghiệm để kiểm chứng tác động của một số biện pháp phát triển NLTƯ nghề cho SV. 6.3. Về địa bàn, thời gian nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 6 trường CĐSP thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2011. 7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phƣơng pháp luận Đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu. 7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể - Các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa được sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu,… - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho đối tượng là CBQL, GV, SV CĐSP nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng và sau thực nghiệm. - Phương pháp phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số CBQL, GV, SV CĐSP và giáo viên phổ thông nhằm làm rõ hơn những kết quả thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 - Phương pháp chuyên gia Tiến hành trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia giáo dục đại học bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý, các cán bộ nghiên cứu,... trong quá trình nghiên cứu về cả mặt lý thuyết và thực tiễn của đề tài nhằm thu thập, bổ sung thông tin,... - Phương pháp quan sát Tiến hành quan sát hoạt động của GV, SV CĐSP qua các tiết dạy và các hoạt động sư phạm khác để tìm hiểu rõ việc phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng đối với một số biện pháp tác động đã đề xuất để khẳng định tính hiệu quả và khả thi của chúng trong việc phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. - Các phương pháp khác Vận dụng phương pháp thống kê toán học: Các số liệu đã điều tra được được xử lý bằng hệ thống phần mềm Microsof Excel 2010, nhằm xác định các tham số đặc trưng mang tính khách quan khoa học. Phương pháp lưu trữ đề tài: Bằng bản mềm dữ liệu số và văn bản. 8. CÁC LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ - NLTƯ nghề của SV CĐSP bao gồm các thành tố: NLTƯ với việc tự học và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của người giáo viên trong xã hội luôn thay đổi; NLTƯ với quá trình đào tạo nghề ở trường sư phạm và sự thay đổi của hoàn cảnh cá nhân; NLTƯ với hoạt động dạy học; NLTƯ với hoạt động giáo dục; NLTƯ với yêu cầu phát triển chuyên môn liên tục của người giáo viên; NLTƯ với thực tế giáo dục ở trường phổ thông; NLTƯ với các hoạt động chính trị - xã hội. - Phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP là tái cấu trúc các thành tố của nó, tạo cấu trúc mới dưới tác động của các hoạt động giáo dục nghề nghiệp bởi các biện pháp như: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức trong hoạt động rèn luyện NVSP thường xuyên; Phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên CĐSP với các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 giáo viên phổ thông trong giáo dục nghề nghiệp cho SV; Phát triển NL tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện cho SV; Có hình thức tư vấn về nghề hợp lý cho SV tại trường CĐSP,... 9. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 9.1. Về lý luận Góp phần làm sáng tỏ lý luận về thích ứng nghề, bước đầu xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. Cụ thể: - Làm rõ khái niệm NLTƯ nghề và các nội dung phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. - Phân tích vai trò của NLTƯ nghề đối với sự phát triển nhân cách và quá trình phát triển nghề nghiệp liên tục của người giáo viên trong xã hội hiện đại. Xác định về mặt lý thuyết những con đường cơ bản phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. 9.2. Về thực tiễn - Mô tả được thực trạng NLTƯ nghề của SV CĐSP các tỉnh miền núi phía Bắc. Đề xuất được một hệ thống các biện pháp phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP, giúp SV hiểu rõ các yêu cầu của nghề nghiệp và biến các yêu cầu đó thành nội dung rèn luyện của bản thân, phát triển các phẩm chất, năng lực và kĩ năng nghề nghiệp để có thể tham gia vào hoạt động rèn luyện nghề đạt kết quả cao; Kết quả của thực nghiệm kiểm chứng đã khẳng định tính hiệu quả và khả thi của một số biện pháp trong giáo dục nghề cho SV. 10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm có phần mở đầu, 03 chương và phần kết luận khuyến nghị. Chương 1: Cơ sở lí luận về vấn đề phát triển năng lực thích ứng nghề cho SV CĐSP. Chương 2: Thực trạng việc phát triển năng lực thích ứng nghề cho SV CĐSP các tỉnh miền núi Phía Bắc. Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực thích ứng nghề cho SV CĐSP. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người phải có khả năng thích ứng ở trình độ cao. Những nghiên cứu khoa học về sự thích ứng sẽ giúp con người mở ra nhiều khả năng mới trong việc chinh phục và cải tạo thế giới, hoàn thiện nhân cách. Trên thế giới đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề thích ứng và thích ứng nghề. "Thích ứng" hay "thích nghi" - Những thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt trong các công trình nghiên cứu về sinh vật học, chúng mang ý nghĩa chỉ những sự thay đổi của cơ thể sinh vật cho phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện và môi trường sống xung quanh. Đầu thế kỉ 20, thuật ngữ "thích ứng" được sử dụng trong tâm lí học và ngày càng được nghiên cứu rộng rãi trong khoa học này và một số ngành khoa học xã hội khác như khoa học giáo dục, kinh tế học, xã hội học. Người đầu tiên được coi như người khởi xướng của tâm lý học thích ứng, đó là nhà tâm lý học người Anh Spencer H. (1820 - 1903) với tác phẩm nổi tiếng "Những nguyên lý Tâm lý học" (1895). Với tác phẩm này, dựa trên học thuyết tiến hoá, ông đã phân tích quá trình thích ứng tâm lý ở con người để đưa ra luận điểm: "Cuộc sống là sự thích ứng liên tục của các mối quan hệ bên trong với mối quan hệ bên ngoài". Tác giả Spencer đã mở ra con đường nghiên cứu quan trọng về thích ứng tâm lý, nhưng việc xây dựng cơ chế thích ứng mới chỉ mang tính chất sinh học và các quá trình tâm lý, ý thức được coi như là một công cụ của cơ thể nhằm thích ứng với môi trường. Do đó, đã đánh đồng sự phát triển tâm lý ý thức theo quy luật sinh học, mang tính di truyền. Hạn chế của Spencer và các tác giả kế thừa ông là không thấy được bản chất xã hội của các mối quan hệ giữa "quá trình bên trong" và "quá trình bên ngoài" của sự thích ứng [77]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Năm 1979, tác giả Golomstooc A. E. cũng đã có những quan điểm riêng về sự thích ứng nghề nghiệp. Trong công trình nghiên cứu của mình ông không sử dụng thuật ngữ "thích ứng" mà sử dụng thuật ngữ "thích hợp" để nói lên sự thích nghi đặc biệt của con người với hoạt động nghề nghiệp. Đặc biệt hơn là, ông chú trọng mặt tình cảm của quá trình "thích hợp nghề nghiệp" và coi đó như một thuộc tính của nhân cách, ông còn phê phán các quan niệm truyền thống chỉ xem sự thích ứng như là quá trình lĩnh hội, thâm nhập vào các điều kiện mới, đồng thời ông nêu lên lý thuyết về sự thích ứng nghề nghiệp phù hợp với những tài liệu thực nghiệm Tâm lý học hiện đại. Tuy nhiên, ông vẫn chưa làm rõ được bản chất của quá trình thích ứng nghề và chưa gắn với một nghề cụ thể nào [26]. Năm 1980, Janes.W với tác phẩm "The Principles of Psychology” đã tiến hành phân tích những nguyên lý của sự hình thành và phát triển tâm lý con người dựa trên cơ sở của sự thích ứng, trong đó cơ chế thích ứng là cơ chế cơ bản của sự hình thành tâm lý người. Từ đó, ông cho rằng đối tượng nghiên cứu của tâm lý học chính là: "nghiên cứu mối quan hệ giữa các quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài" và ông khẳng định đó chính là: Bản chất của quá trình thích ứng của cá thể [77]. Tác giả Côvaliep A. G. đã chỉ rõ: Trong xã hội hiện đại, khi mức độ tích cực xã hội của SV bị sụt giảm, trong điều kiện đó, nhất thiết phải xác định được các cơ chế nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình thích ứng của SV, đưa ra được các phương tiện phát triển quá trình này, và do đó cần biên soạn tài liệu phương pháp khoa học cho các nhà giáo dục bậc đại học để giáo dục sự thích ứng cho SV,… [88]. Về vấn đề này, Ilin E. P. và Nhikitin V. A. cũng khẳng định rằng: Tính hiệu quả của quá trình giáo dục và việc xây dựng “sức khoẻ’ đạo đức và tâm lý trong quá trình giáo dục sẽ phụ thuộc vào vấn đề SV thích ứng với tốc độ như thế nào với các điều kiện, hoàn cảnh mới [86], [89]. Super D. E., và Knasel E. G. trong nghiên cứu của mình đã cho rằng: Sự phát triển nghề của giới trẻ được phát triển gợi mở và sự thích ứng trở thành một NL chính dẫn đến sự thành công về nghề nghiệp [83]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Nghiên cứu của tác giả Rôxtunốp A. Kh. về thích ứng nghề của SV nhận định: Sự thích ứng là một quá trình tiếp cận phức tạp của SV đối với các điều kiện và nhiệm vụ của các trường đại học, nhờ sự “rung động” về tâm lý và đạo đức của họ nhằm phù hợp với các đòi hỏi mới của hoạt động. Việc nghiên cứu và tìm kiếm các yêu cầu và phẩm chất “mẫu mực” về giáo dục xã hội và tâm lý học của sự thích ứng nghề nghiệp đã buộc chúng ta phải nêu ra những “kì vọng” sau đây của sự thích ứng giáo dục xã hội: - Phải xây dựng cấu trúc thích ứng gồm 2 yếu tố liên quan với nhau là: Nhu cầu thích ứng và tình huống thích ứng. - Động lực thích ứng nghề nghiệp phải được duy trì, phát triển và có kết quả. - Sự thích ứng nghề nghiệp cho phép cá nhân sử dụng các khả năng hoạt động của con người. Việc phân tích lý thuyết đã cho thấy, các yếu tố quan trọng của hoạt động nghề nghiệp là phương hướng của cá nhân trong môi trường xã hội cụ thể; xác định được mục đích đúng đắn, xây dựng được các nhiệm vụ nghề nghiệp; sự kết hợp các giá trị của kết quả hoạt động - sự thích ứng nghề nghiệp của các nhà chuyên môn lương lai bao gồm mức độ am hiểu nghề, nghĩa là kiến thức về các đòi hỏi của nghề nào đó, cùng các điều kiện hoạt động nghề nghiệp, tạo thuận lợi cho sự thích ứng, giúp thúc đẩy quá trình nắm vững nghề nghiệp một cách tự lập và khắc phục được mọi khó khăn trong công tác [91]. Tác giả Pêtơrốpxky A. V. rất quan tâm đến sự thích ứng xã hội. Ông cho rằng, sự thích ứng xã hội là quá trình thích nghi tích cực của cá nhân hoặc tập thể (lớp, nhóm) với các điều kiện vật chất, các tiêu chuẩn và giá trị được xác định của môi trường xã hội. Trong đó cá nhân, tập thể đó phải nắm được các tiêu chuẩn và giá trị của môi trường trong quá trình xã hội hoá, cũng như trong quá trình thay đổi và cải tạo môi trường cho phù hợp với điều kiện và mục đích mới của hoạt động [90]. Tác giả Vunphốp B. D. đã khẳng định quá trình thích ứng như là sự hoà hợp các mối quan hệ của con người với xung quanh, là sự giảm căng thẳng các mâu thuẫn giữa con người với xung quanh, là việc con người đạt được sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 cân bằng xã hội, là sự khẳng định bản thân trong cuộc sống - tất cả những điều đó đã đặt ra mục đích và nội dung của nền giáo dục thực hành [84]. Định nghĩa này không nhằm khám phá khái niệm mà chỉ đề cập đến sự cân bằng mang tính xã hội và yếu tố này đã ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thích ứng mà thôi. Theo quan điểm của Parơxôn J. thì sự thích ứng được xem như là hành động tương hỗ mạnh mẽ với môi trường bên ngoài, là một trong những chức năng để thực hiện hệ thống xã hội, cùng với việc đạt tới mục đích và lưu giữ được toàn bộ các hình mẫu (khuôn mẫu) [93]. Theo quan điểm của tác giả Klimốp E. A. thì phần lớn các nghề nghiệp đã không đưa ra được đòi hỏi tuyệt đối đối với con người. Vấn đề tìm kiếm tài năng chỉ xuất hiện trong lựa chọn các nghề có tính sáng tạo, nghệ thuật, công tác khoa học, đào tạo phi công, nhà giải phẫu; đa phần các nghề đều có thể phù hợp với những người có NL bẩm sinh bình thường chỉ cần có thời gian học tập ít hoặc nhiều là có thể thích nghi được với công việc, “tìm được bản thân” [87 tr.46 ]. Trong Tâm lý học không thể bỏ qua những công trình nổi tiếng Piaget J., Nhà tâm lý học nhận thức người Thụy Sĩ, các công trình nghiên cứu của ông về sự phát triển trí tuệ của trẻ cũng đề cập đến vấn đề thích ứng. Ông cho rằng: "Trí thông minh là một sự thích nghi", ông khẳng định: "Sự thích nghi là một sự cân bằng giữa đồng hoá và điều ứng". Từ đó, Piaget đã kết luận: Giáo dục chính là quá trình giúp đứa trẻ thích ứng với môi trường xã hội của người lớn [47]. Theo tác giả Duranốp, sự thích ứng trong giáo dục phải được xem xét như là sự tham gia của cá nhân vào môi trường văn hoá xã hội, như là một “quá trình” mà ở đó các thông số chủ yếu của tính cách xã hội của cá nhân phải diễn ra phù hợp với các điều kiện mới của giáo dục [85]. Nghiên cứu về sự thích ứng nghề nghiệp của SV đại học, tác giả Xtôliarenkô L. Đ. cho rằng: SV là sự tập hợp nhiều người cùng chung mục đích, phương hướng, là phải nắm vững kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp bằng sự lao động trí lực cần cù. Giới SV được coi như một cộng đồng xã hội mang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 nét đặc trưng bởi phương hướng nghề nghiệp, bởi sự hình thành các mối quan hệ nghề nghiệp trong tương lai, chúng phản ánh bản chất đúng đắn trong việc lựa chọn nghề của SV [92]. Theo Tadevoxian E. V., sự thích ứng với hoạt động học tập - nghề nghiệp là NL của con người cải biến (cải tổ, cải tạo, biến đổi) có hiệu quả và chiếm lĩnh đối tượng của hoạt động nhận thức ở mức độ đã định của tính tích cực nhận thức mà không có sự rối loạn đáng kể nào,… [94]. Tác giả Savickas M. L. đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nghề và thích ứng nghề. Trong các tác phẩm của mình, đặc biệt trong bài viết " Measuring career development: Current status and future dereetion", ông đã đánh giá rất cao vai trò của thích ứng nghề. Ông coi đó như là “Sự trưởng thành về nghề nghiệp”, thậm chí “Sự thích ứng nghề còn có giá trị hơn cả sự trưởng thành về nghề nghiệp”. Ông cho rằng: Thích ứng nghề biểu hiện ở sự sẵn sàng đối mặt với tất cả những công việc có thể dự đoán được,… Là sự tham gia vào những vị trí nghề nghiệp khác nhau, sự điều chỉnh sao cho phù hợp để đáp ứng được những thay đổi và điều kiện làm việc [80, tr.54 - 62], [81 tr.247 - 259], [82]. Các tác giả Peter Creed, Tracy Fallon, Michelle Hood thuộc trường Đại học Griffith Australia đã có công trình nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa thích ứng nghề và mối quan tâm về nghề trong giới trẻ”. Họ đã tiến hành nghiên cứu 245 SV năm thứ nhất về các mối quan tâm về nghề nghiệp, sự thích ứng nghề, xu hướng về nghề,... Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Thích ứng nghề có mối quan hệ bên trong và có thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố đầu tiên (Kế hoạch xây dựng nghề, khám phá nghề, xu hướng nghề, sự quyết định nghề,…). Những nhân tố thích ứng nghề có mối quan hệ nội hàm và bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác,… [78]. Tác giả Rottinghaus, Day và Borgen năm 2005, trong một công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Thích ứng nghề là xu hướng mà mỗi cá nhân đưa ra khả năng của bản thân để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch nghề nghiệp của mình, đặc biệt là đối mặt với những tình huống không biết trước. Đề cập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất