Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển thị trường mía đường đồng bằng sông cửu long ...

Tài liệu Phát triển thị trường mía đường đồng bằng sông cửu long

.PDF
33
456
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG MÍA ĐƢỜNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 62 62 01 15 Cần Thơ, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN HUỲNH VĂN TÙNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG MÍA ĐƢỜNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 62 62 01 15 HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LƢU THANH ĐỨC HẢI Cần Thơ, 2016 Chương 1: GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu Ngành mía đƣờng Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã thực sự phát triển sau khi chƣơng trình mía đƣờng ra đời vào năm 1995 với mục tiêu sản xuất 01 triệu tấn đƣờng thay thế nhập khẩu. Mặc dù có nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển, nhƣng hơn 20 năm qua, ngành mía đƣờng đã có những đóng góp đáng kể và quan trọng đối với đất nƣớc trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt là trong giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn. Đây cũng là một trong những ngành kinh tế thích hợp với mục tiêu phát triển "nông nghiệp – nông thôn và nông dân" của nƣớc ta hiện nay. Việc nghiên cứu về hệ thống thị trƣờng mía đƣờng sẽ mang đến một cơ hội thống nhất nhằm giải quyết các vấn đề tranh cãi về các chiến lƣợc sắp tới và lâu dài, vai trò của Chính phủ và các bộ, ngành trong việc đề ra các chính sách, đồng thời các địa phƣơng cần tập trung cải thiện cơ cấu giống để nâng cao chữ đƣờng, giữ vững những vùng trồng mía có hiệu quả, vùng nào không hiệu quả nên mạnh dạn chuyển đổi sang cây trồng hay vật nuôi khác, còn các nhà máy tập trung cho việc tiết giảm chi phí sản xuất, cải thiện công nghệ. Đặc biệt, là công tác cơ giới hóa trong sản xuất, nhất là khâu thu hoạch của hộ nông dân trồng mía. Do đó, việc đầu tƣ nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ cấu trúc thị trƣờng mía đƣờng, phân tích hệ thống kênh phân phối – tiêu thụ mía đƣờng trong nƣớc, ƣớc lƣợng và phân tích hiệu quả về mặt chi phí marketing của các trung gian tham gia phân phối mía đƣờng khu vực ĐBSCL là vấn đề hết sức bức xúc và cần thiết, nhằm tìm ra giải pháp tối ƣu cho đầu ra của mía đƣờng ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung, góp phần nâng cao thu nhập của hộ nông dân trồng mía, tăng hiệu quả kinh doanh của các thƣơng nhân, mang lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng và các tổ chức kinh doanh ngành mía đƣờng, đồng thời kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất các chính sách vĩ mô và đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Phát triển thị trƣờng mía đƣờng Đồng bằng sông Cửu Long”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích cấu trúc, sự vận hành và đánh giá kết quả thực hiện kinh doanh của ngành hàng mía đƣờng ở thị trƣờng khu vực ĐBSCL, từ đó đề xuất các khuyến nghị góp phần phát triển ngành hàng mía đƣờng khu vực ĐBSCL. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Luận án đặt ra các mục tiêu cụ thể cần giải quyết nhƣ sau: - Phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ mía đƣờng tại khu vực ĐBSCL trong thời gian qua; - Phân tích cấu trúc thị trƣờng, sự vận hành thị trƣờng và kết quả thực hiện thị trƣờng mía đƣờng tại ĐBSCL; - Đề xuất các khuyến nghị và hàm ý chính sách nhằm phát triển ngành hàng mía đƣờng khu vực ĐBSCL trong tƣơng lai. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 1.3.1.1. Số liệu thứ cấp 1 Số liệu thứ cấp của đề tài đƣợc thu thập từ các nguồn: - Niên giám thống kê, báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, các báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang; Huyện Cù Lao Dung - tỉnh Sóc Trăng; Huyện Trà Cú - tỉnh Trà Vinh để thu thập diện tích, năng suất, sản lƣợng mía và số nông hộ trồng mía tại địa phƣơng làm căn cứ thu thập số liệu sơ cấp. - Báo cáo của các Hội thảo khoa học về phát triển mía đƣờng ở Việt Nam. Thông tin, bài báo, liên quan đến nội dung nghiên cứu đƣợc đăng trên các trang tin báo điện tử, Viện nghiên cứu mía đƣờng. Các nghiên cứu liên quan đến ngành mía đƣờng trong và ngoài nƣớc. 1.3.1.2. Số liệu sơ cấp Trong luận án này, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo địa bàn khảo sát theo tiêu chí diện tích trồng mía đối với 308 nông hộ tại các xã ở địa bàn nghiên cứu.Từ danh sách các tỉnh/thành phố thuộc ĐBSCL, tiến hành chọn ra 3 tỉnh/thành phố có diện tích, năng suất trồng mía lớn. Từ 3 tỉnh/thành phố với diện tích, năng suất trồng mía lớn, lập danh sách theo diện tích trồng mía đối với các huyện trên địa bàn khảo sát, chọn 01 huyện có diện tích trồng mía lớn nhất tại mỗi tỉnh/thành phố đƣợc chọn.Tại mỗi huyện đƣợc chọn, tiến hành lập danh sách số xã có diện tích trồng mía lớn, tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng số hộ nông dân trồng mía trong xã để phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đƣợc thiết kế sẵn. Đối với 20 thƣơng lái, 16 nhà bán buôn, 18 nhà bán lẻ thì nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu theo mối quan hệ liên kết chuỗi (dòng chảy) để đảm bảo chọn mẫu phù hợp theo đặc điểm của từng tác nhân và nội dung nghiên cứu. Bảng 1.1: Đối tƣợng khảo sát và phƣơng pháp chọn mẫu TT 1 2 3 4 5 Nhóm tác nhân Nông hộ trồng mía + Hậu Giang + Sóc Trăng + Trà Vinh Thương lái + Hậu Giang + Sóc Trăng + Trà Vinh Nhà máy đường + Hậu Giang + Sóc Trăng + Trà Vinh Nhà bán buôn + Sóc Trăng + Trà Vinh + Tỉnh khác Nhà bán lẻ + Hậu Giang + Sóc Trăng + Trà Vinh + Khác Tổng Số quan sát 308 101 100 107 20 09 06 05 03 01 01 01 16 02 04 10 18 04 09 04 01 365 Tỷ trọng (%) 100,00 32,79 32,47 34,74 100,00 45,00 30,00 25,00 100,00 33,33 33,33 33,33 100,00 12,50 25,00 62,50 100,00 22,22 50,00 22,22 5,56 100,00 Phương pháp chọn mẫu Ngẫu nhiên phân tầng Liên kết chuỗi Liên kết chuỗi Liên kết chuỗi Liên kết chuỗi Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2014 2 1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, luận án sử dụng các phƣơng pháp phân tích sau đây: (i) Phƣơng pháp phân tích cho nội dung 1(phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ mía đƣờng tại khu vực ĐBSCL trong thời gian qua): sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả (tần suất, tỷ lệ, số trung bình, độ lệch chuẩn). (ii) Phƣơng pháp phân tích cho nội dung 2 (phân tích cấu trúc thị trƣờng, sự vận hành thị trƣờng và kết quả thực hiện thị trƣờng mía đƣờng tại ĐBSCL): Sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu trong phân tích cấu trúc thị trƣờng SCP, phân tích hồi quy theo mô hình Probit, phân tích hồi quy đa biến các biến cấu trúc thị trƣờng, các biến thực hiện thị trƣờng có tác động lên biến kết quả thực hiện thị trƣờng. Đồng thời xây dựng và lựa chọn kênh phân phối hiệu quả. (iii) Phƣơng pháp phân tích cho nội dung 3 (đề xuất các khuyến nghị và hàm ý chính sách nhằm phát triển ngành hàng mía đƣờng khu vực ĐBSCL trong tƣơng lai): Dựa vào các kết quả nghiên cứu từ nội dung 1 đến nội dung 2 kết hợp phƣơng pháp phân tích ma trận SWOT, kết hợp phƣơng pháp cây vấn đề, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp, các khuyến nghị và hàm ý chính sách nhằm phát triển ngành hàng mía đƣờng khu vực ĐBSCL. 1.4. Đối tượng nghiên cứu Luận án sẽ tập trung nghiên cứu cấu trúc, sự vận hành và kết quả thực hiện kinh doanh thị trƣờng mía đƣờng tại ĐBSCL. Trong đó, đối tƣợng khảo sát là các tác nhân tham gia trong mô hiǹ h SCP : Nhóm tác nhân sản xuất, nhóm tác nhân thực hiện chức năng trao đổi thƣơng mại (thƣơng lái, ngƣời bán sỉ, ngƣời bán lẻ ), nhóm tác nhân thực hiện chức năng chuyển đổi (công ty mía đƣờng ). Vì đây là các tác nhân chính tạo ra giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị ngành mía đƣờng vùng ĐBSCL và có mối liên kết, tác động lẫn nhau. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu cấu trúc, sự vận hành và kết quả thực hiện kinh doanh thị trƣờng mía đƣờng tại ĐBSCL mà điển hình là 03 tỉnh (Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh). Nhằm xác định dạng cấu trúc thị trƣờng, xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến sự vận hành của thị trƣờng, đánh giá kết quả kinh doanh và đề xuất các giải pháp phát triển thị trƣờng mía đƣờng ĐBSCL, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ mía đƣờng cho các tác nhân trong hệ thống kênh phân phối. Đồng thời, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa cấu trúc thị trƣờng mía đƣờng ĐBSCL. Do giới hạn về nguồn lực và kinh phí nên khâu chế biến tại nhà máy đƣờng, nghiên cứu không phân tích sâu các nội dung liên quan đến hiệu quả từ phụ phẩm để giảm giá thành sản xuất của việc mở rộng chuỗi giá trị các sản phẩm sau đƣờng (bã bùn làm ra phân vi sinh, bã mía sản xuất điện, ván dăm, bàn ghế, bột giấy, mật đƣờng làm ra ethanol), và cạnh đƣờng (chế biến sữa, nƣớc giải khát). Luận án cũng chỉ nghiên cứu quyết định tham gia cung sản phẩm mía cho thị trƣờng hay rời bỏ không tham gia sản xuất mía sau khi nông hộ thu đƣợc kết quả từ niên vụ sản xuất mía năm 2014-2015. Bên cạnh đó, tình hình xuất nhập khẩu đƣờng của ĐBSCL cũng không đƣợc đề cập và phân tích trong luận án này. 3 Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2.1. Phân tích cấu trúc của thị trường mía đường 2.1.1. Rào cản gia nhập ngành của các tác nhân Các rào cản gia nhập ngành kinh doanh mía đƣờng đƣợc đề cập bởi các thƣơng nhân nhƣ: Đối với thƣơng lái mía thì nguồn vốn đầu tƣ lớn, nguồn cung ứng mía đầu vào là những rào cản lớn nhất; Đối với các nhà máy thì rào cản lớn nhất là áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trong và ngoài nƣớc khi Việt Nam hội nhập WTO và cộng đồng kinh tế ASEAN, ngoài ra còn một số nhà máy công suất thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu và công nghệ xử lý và tận dụng phụ phẩm (bã mía) còn yếu kém cũng là rào cản lớn đối với các nhà máy đƣờng; Bên cạnh đó, thị trƣờng thiếu ổn định, lợi thế cạnh tranh thấp, cạnh tranh, thiếu nguồn cung đƣờng là những rào cản lớn nhất đối với bán buôn, bán lẻ đƣờng. Bảng 2.1: Rào cản gia nhập ngành của thƣơng lái Chỉ tiêu 1. Nguồn vốn đầu tƣ 2. Nguồn cung ứng đầu vào 3. Cạnh tranh gay gắt 4. Các yếu tố thị trƣờng Rất không quan trọng 0 1 1 1 Số lượng thương lái (n=20) Không quan trọng Trung bình Quan trọng Rất quan trọng Điểm trung bình* 4 7 5 3 10 8 1 1 3,40 3,05 11 5 5 4 3 9 0 1 2,50 3,20 Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 20 thương lái, 2015 (*): Điểm đánh giá trung bình được tính toán dựa trên sự đánh giá của các đối tượng thương lái khác nhau có trọng số. Ví dụ: Nguồn vốn đầu tư lớn: (0x1) + (4x2) + (5x3) + (10x4) + (1x5) 0 + 4 +5 + 10 + 1 Đối với tác nhân bán buôn, thị trƣờng thiếu ổn định là rào cản lớn nhất cho việc gia nhập ngành của bán buôn mía (4,06). Lợi thế cạnh tranh thấp cũng đƣợc cho là rào cản gia nhập ngành rất lớn đối với bán buôn (4,00). Để có thể tham gia và duy trì hoạt động, bán buôn cần phải có một số lợi thế về vốn, về nguồn thu mua đƣờng,... Chính vì vậy, thiếu nguồn cung, thiếu vốn là những rào cản đƣợc xác định cho những ai muốn gia nhập ngành. Bảng 2.2: Rào cản gia nhập ngành của tác nhân bán buôn đƣờng Chỉ tiêu 1. Thiếu vốn 2. Nguồn cung sản phẩm đầu vào 3. Thị trƣờng thiếu ổn định 4. Lợi thế cạnh tranh thấp 5. Cạnh tranh gay gắt Số lượng bán buôn (n=16) Rất Không Rất không quan Trung Quan quan Điểm quan trọng bình trọng trọng trung bình* trọng 1 2 2 7 4 3,69 0 1 3 8 4 3,94 1 0 1 9 5 4,06 1 0 1 10 4 4,00 0 4 1 7 4 3,69 Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 16 bán buôn, 2015 Ghi chú: * Điểm trung bình được tính toán tương tự như Bảng 2.1 4 Tác nhân bán lẻ cũng cho rằng, cạnh tranh, thiếu nguồn cung là những rào cản quan trọng nhất cho việc gia nhập thị trƣờng bán lẻ đƣờng. Mặc dù số lƣợng bán đƣợc cho là không quá lớn nhƣng khi thị trƣờng biến động, hoạt động kinh doanh của bán lẻ cũng sẽ chịu ảnh hƣởng không nhỏ. Bảng 2.3: Rào cản gia nhập ngành của bán lẻ Chỉ tiêu 1. Thiếu vốn 2. Nguồn cung sản phẩm đầu vào 3. Thị trƣờng thiếu ổn định 4. Lợi thế cạnh tranh thấp 5. Cạnh tranh gay gắt Rất không quan trọng 3 2 1 1 0 Số lượng bán lẻ (n=18) Không quan trọng Trung bình Quan trọng 8 2 0 0 1 4 3 13 7 0 2 3 3 8 5 Rất quan trọng 1 8 1 2 12 Điểm trung bình* 2,44 3,72 3,17 3,56 4,56 Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 18 bán lẻ, 2015 Ghi chú: * Điểm trung bình được tính toán như Bảng 2.1 2.1.2. Mức độ tập trung của thị trường Mức độ tập trung của ngƣời mua và ngƣời bán trên thị trƣờng đề cập đến số lƣợng các tác nhân hoạt động trên thị trƣờng. Tỷ lệ tập trung này có thể đƣợc xem là chỉ số đo lƣờng mức độ cạnh tranh giữa các tác nhân trên thị trƣờng. Đƣờng cong Lorenz và chỉ số Gini đƣợc sử dụng để đo lƣờng mức độ tập trung ngƣời mua và tập trung bán. Để tính toán tỷ lệ Gini, khối lƣợng của mía/đƣờng bán ra mỗi tác nhân đƣợc xếp hạng từ cao nhất đến thấp nhất, trong khi thị phần tƣơng ứng của họ sẽ đƣợc tính bằng cách nhận đƣợc tỷ lệ phần trăm của tổng sản lƣợng mua bán của từng nhóm tác nhân. Trong phần này, chỉ số Gini đƣợc tính toán từ dữ liệu về sản lƣợng mua bán và thị phần đƣợc thu thập từ thƣơng lái, doanh nghiệp và bán buôn đang hoạt động trong cấu trúc thị trƣờng mía đƣờng ĐBSCL. Kích thƣớc mẫu của thƣơng lái trong nghiên cứu này khoảng 0,7% trên tổng số, và kích thƣớc mẫu của bán buôn khoảng 20%. Do đó, nghiên cứu có thể khái quát hóa các kết quả cho toàn bộ thƣơng lái và nhà bán buôn tại ĐBSCL. Ở khâu bán lẻ, các chỉ số Gini cũng nhƣ mức độ tập trung của thị trƣờng không đƣợc tính toán và phân tích bởi vì thị trƣờng của mỗi tác nhân bán lẻ rất nhỏ so với toàn bộ thị trƣờng của ĐBSCL. Để đo lƣờng mức độ tập trung thì thị trƣờng hoạt động của ngƣời mua ngƣời bán phải liên quan tới một khu vực lớn (nhƣ của thƣơng lái, bán buôn và doanh nghiệp là tƣơng ứng với toàn vùng ĐBSCL). Giả định này là không phù hợp cho các tác nhân bán lẻ. Các chỉ số Gini của các tác nhân trong thị trƣờng đƣợc trình bày tóm tắt trong Bảng 2.4 dƣới đây: Bảng 2.4: Chỉ số Gini cho thị phần của các tác nhân đƣợc khảo sát Tác nhân Thƣơng lái Doanh nghiệp Bán buôn Tỷ số tập trung (Gini) 0,6764 0,4669 0,6233 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2015 Kết quả từ Bảng 2.4 cho thấy, chỉ số Gini cao nhất là ở thị trƣờng hoạt động của thƣơng lái mua bán mía (Gr = 0,6764), tiếp đến là thị trƣờng của bán buôn đƣờng (Gr = 5 0,6233) và cuối cùng là thị trƣờng của doanh nghiệp mía đƣờng (Gr = 0,4669). Nếu Gr = 0 mức độ tập trung rất thấp - cạnh tranh cao độ, đồ thị Lorenz nằm trùng với đƣờng chéo. Nếu Gr = 1 mức độ tập trung rất cao - thị trƣờng tập trung vào tay một số ít nhà cung cấp, đồ thị Lorenz nằm sát với góc vuông. Khi Gr = 0,5 thì phải sử dụng chỉ tiêu CR4 để đánh giá. Kết quả chỉ ra rằng thị phần giữa thƣơng lái, doanh nghiệp và nhà bán buôn là khác nhau. Hình 2.1: Đƣờng cong Lorenz của thƣơng lái mía đƣờng ĐBSCL Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2015 Kết quả tính toán hệ số Gini cho trƣờng hợp doanh nghiệp mía đƣờng đƣợc biểu thị ở (Hình 2.2). Hệ số Gini là Gr = 0,4669 thấp nhất trong các trƣờng hợp. Điều này cho thấy mức độ tập trung các sản phẩm đƣờng bán ra không tập trung nhiều vào một doanh nghiệp, thị trƣờng thuộc dạng thị trƣờng cạnh tranh. Hình 2.2: Đƣờng cong Lorenz của doanh nghiệp mía đƣờng ĐBSCL Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2015 So với thị trƣờng của doanh nghiệp, chỉ số Gini của thị trƣờng bán buôn cao hơn (0,6233). Đƣờng cong Lorenz của bán buôn nằm xa đƣờng chéo hơn trƣờng hợp của doanh nghiệp (Hình 2.3). Điều này cho thấy rằng, thị trƣờng tập trung vào một số cá nhân hay nhóm bán buôn có quy mô lớn, nhiều vốn, có nhiều kinh nghiệm hiểu biết và quan hệ tốt với các đối tác nên họ chiếm vị thế tốt hơn trên thị trƣờng. 6 Hình 2.3: Đƣờng cong Lorenz của bán buôn đƣờng ĐBSCL Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2015 Nhƣ đã đề cập phần trên, kích thƣớc mẫu của thƣơng lái trong nghiên cứu này khoảng 0,7% trong tổng số và bán buôn khoảng 20% trong tổng số. Vì vậy, trong trƣờng hợp thƣơng lái, ƣớc tính các CR4 mẫu có thể đƣợc sử dụng nhƣ một chỉ số cho tổng số CR571 và trong trƣờng hợp của các nhà bán buôn, CR4 mẫu liên quan đến CR20 tổng số. Theo đó, bảng 2.5 có thể đƣợc giải thích nhƣ sau: 571 thƣơng lái mía lớn nhất ƣớc tính nắm giữ 72,74% thị phần (4 thƣơng lái mía lớn nhất có thị phần 0,5%). Tƣơng tự, đối với nhà bán buôn, có thể khái quát rằng 20 nhà bán buôn lớn nhất chiếm 74,91% của thị trƣờng (hoặc 4 nhà bán buôn lớn nhất ƣớc tính kiểm soát chỉ 15% thị trƣờng). Điều này cho thấy mức độ tập trung của thị trƣờng đối với doanh nghiệp mía đƣờng khá cao, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là có tồn tại nhƣng không quá khốc liệt và gay gắt. Tuy nhiên, đối với thƣơng lái mía và nhà bán buôn ĐBSCL thì hoạt động trong một thị trƣờng cạnh tranh. Thị phần của họ thấp và mức độ canh tranh cao. Bảng 2.5: Tỷ lệ tập trung của 4 doanh nghiệp hàng đầu Tỷ lệ tập trung 1 DN hàng đầu 4 DN hàng đầu 8 DN hàng đầu 12 DN hàng đầu Thương lái 27,16 72,74 91,03 96,99 Phần trăm cộng dồn (%) Doanh nghiệp 38,76 77,56 98,32 - Bán buôn 30,58 74,91 91,42 96,87 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2015 2.1.3. Vấn đề tiếp cận và nắm bắt thông tin thị trường 2.1.3.1. Khả năng tiếp cận thị trường của thương lái Đối với thƣơng lái mua bán mía thì tiếp cận thông tin thị trƣờng phản ánh khả năng nắm bắt các vấn đề xảy ra và sự phản ứng của tác nhân đối với thông tin nhận đƣợc. Đây là một trong những yếu tố đƣợc xem là khá quan trọng cả trong quá trình kinh doanh lẫn sản xuất. Ở phân đoạn mua bán mía nguyên liệu, chủ động nắm bắt các thông tin trên thị trƣờng sẽ giúp cho việc tiêu thụ mía của các đối tƣợng trở nên thuận lợi nếu các thông tin về giá, thị trƣờng, chính sách đƣợc minh bạch. 7 Bảng 2.6: Khả năng tiếp cận thị trƣờng của thƣơng lái mua bán mía Số lượng thương lái (n=20) Khả năng tiếp cận thị trường Rất không quan trọng 1. Nhiều cách tạo “mối” làm ăn kinh doanh 2. Tiếp cận thông tin giá mía Không quan trọng Trung bình Rất quan trọng Quan trọng Điểm trung bình* 0 1 4 11 5 4,05 0 0 3 17 0 3,85 3. Quen biết nhiều đối tƣợng cung cấp thông tin 0 1 5 8 6 3,95 4. Tiếp cận tín dụng 0 6 8 5 1 3,05 Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 20 thương lái, 2015 Kết quả từ Bảng 2.7 cho thấy rằng, doanh nghiệp (nhà máy đƣờng) là nguồn thông tin quan trọng đối với nông hộ và cả thƣơng lái. Nhà máy đƣờng là chủ thể thu mua mía nguyên liệu từ nông hộ và thƣơng lái, các thông tin từ doanh nghiệp, đặc biệt về giá là vô cùng quan trọng đối với nông hộ và thƣơng lái. Bảng 2.7: Khả năng tiếp cận thị trƣờng của thƣơng lái mua bán mía và nông hộ Mức độ tiếp cận của các đối tượng (%) Nông hộ Thương lái 16,02 15,56 3,09 6,67 3,28 17,37 17,78 20,08 26,67 37,07 33,33 Nguồn thông tin 1. 2. 3. 4. 5. 6. Truyền hình, truyền thanh Cán bộ khuyến nông Từ thƣơng lái Báo, tạp chí Qua ngƣời thân, hàng xóm Doanh nghiệp thu mua mía Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 308 nông hộ và 20 thương lái, 2015 Qua kết quả từ Bảng 2.7 cho thấy nông hộ và thƣơng lái tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn: hầu hết nông hộ và thƣơng lái có đƣợc thông tin từ doanh nghiệp thu mua mía, qua ngƣời thân hàng xóm và kế đó là thông tin từ báo, tạp chí, đài truyền thanh, truyền hình. 2.1.3.2. Khả năng tiếp cận thông tin của bán buôn, bán lẻ Bán buôn là tác nhân có quy mô kinh doanh khá lớn, có phạm vi hoạt động khá rộng. Chính vì thế, bán buôn có nhiều cách tạo mối làm ăn trong kinh doanh. Và đây là khả năng tiếp cận thị trƣờng đƣợc bán buôn đánh giá cao nhất (4,00). Ngoài ra, là đối tác của các doanh nghiệp nên khả năng tiếp cận thông tin về giá của bán buôn là hoàn toàn có khả năng đƣợc thực hiện tốt và đƣợc đánh giá khá cao (3,69). Bảng 2.8: Khả năng tiếp cận thị trƣờng của bán buôn Số lượng bán buôn (n=16) Khả năng tiếp cận thị trường 1. Nhiều cách tạo “mối” làm ăn kinh doanh 2. Tiếp cận thông tin giá đƣờng Rất không quan trọng Không Rất Trung Quan quan quan bình trọng trọng trọng Điểm trung bình 0 1 1 11 3 4,00 0 1 5 8 2 3,69 8 3. Quen biết nhiều đối tƣợng cung cấp thông tin 4. Tiếp cận tín dụng 1 2 4 7 2 3,44 1 0 8 6 1 3,38 Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 16 bán buôn, 2015 Đối với bán lẻ thì khả năng tiếp cận thông tin về giá đƣợc bán lẻ đánh giá cao nhất trong tất cả các tiêu chí đƣợc khảo sát (3,67). Việc tiếp cận với giá các sản phẩm đầu vào có thể thực hiện khi bán lẻ tiếp cận với các tác nhân cung cấp sản phẩm đầu vào. Tuy nhiên, số điểm đánh giá còn khá khiêm tốn cho thấy rằng, bán lẻ chỉ hoạt động với quy mô nhỏ nên việc tiếp cận giá vẫn còn khá hạn chế. Các khả năng tiếp cận với các đối tƣợng cung cấp sản phẩm, cách tạo “mối” làm ăn, cách bán sản phẩm ra thị trƣờng vẫn còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, là tác nhân tiếp xúc trực tiếp với ngƣời tiêu dùng, các thông tin về nhu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng đƣợc bán lẻ cập nhật nhanh chóng. Đây là những sự phản hồi có giá trị để bán lẻ thông tin ngƣợc lại với các nhà cung cấp nhằm làm thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm của ngành đƣờng. Bảng 2.9: Khả năng tiếp cận thị trƣờng của bán lẻ Số lượng bán lẻ (n=18) Khả năng tiếp cận thị trường Rất không quan trọng 1. Nhiều cách tạo “mối” làm ăn kinh doanh 2. Tiếp cận thông tin giá đƣờng 3. Quen biết nhiều đối tƣợng cung cấp thông tin 4. Có nhiều cách bán sản phẩm đến nhiều thị trƣờng khác nhau Không quan trọng Trung bình Quan trọng Rất quan trọng Điểm trung bình 0 3 7 6 2 3,39 1 1 2 13 1 3,67 0 2 10 3 3 3,39 0 6 11 1 0 2,72 Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 18 bán lẻ, 2015 Đối với doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội mía đƣờng Việt Nam và các nhà máy đƣờng có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thông tin của thị trƣờng từ vi mô đến vĩ mô. Các thông tin về thị trƣờng mía đƣờng trong và ngoài nƣớc, các xu hƣớng biến động của thị trƣờng, những dự báo về tình hình phát triển của ngành đƣờng cũng đƣợc Hiệp hội mía đƣờng Việt Nam cập nhật nhanh chóng trên website để các thành viên thuận tiện theo dõi. Những buổi hội thảo, các diễn đàn mà các nhà máy đƣờng tham gia cũng là kênh thông tin quan trọng để truy cập và góp nhặt các thông tin cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy. 2.1.4. Kênh phân phối trong cấu trúc thị trường mía đường ĐBSCL Qua kết quả phân tích từ nguồn thông tin sơ cấp khảo sát đƣợc ở Hình 2.4 cho ta thấy, phân đoạn mua bán mía nguyên liệu có cấu trúc kênh thị trƣờng khá đơn giản vì không có quá nhiều tác nhân tham gia ở phân đoạn này. Hình 2.4 cho thấy vai trò nổi bật của tác nhân thƣơng lái/tổ hợp tác trong quá trình đƣa sản phẩm mía nguyên liệu từ nông hộ đến nhà máy của doanh nghiệp. Thƣơng lái chuyển tải lƣu lƣợng sản phẩm của toàn kênh (chiếm 78,54%), hoạt động thông suốt của thƣơng lái là yếu tố quan trọng để cho kênh thị trƣờng phân đoạn này đƣợc hoạt động trơn tru. 9 Nông hộ (100%) 20,92% 78,54% Thƣơng lái/Tổ hợp tác (78,54%) 0,54% Hộ kinh doanh nƣớc mía (0,54%) 78,54 % Nhà máy (99,46%) Hình 2.4: Kênh phân phối thị trƣờng mía nguyên liệu ĐBSCL Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2015 Thông qua Hình 2.5, ta thấy nhà máy đƣờng chuyển tải lƣu lƣợng lớn đƣờng cho bán buôn/đại lý (chiếm 70%), còn lại chuyển tải qua tiêu dùng công nghiệp quy mô lớn (chiếm 20%) hoặc bán tại các siêu thị, chợ (chiếm 10%). Nhà máy đƣờng (100%) 70% 20% 10% Bán buôn/đại lý 28% (70%) 17,5% Bán lẻ/siêu thị/chợ (38%) 24,5% Tiêu dùng công nghiệp quy mô nhỏ (17,5%) Tiêu dùng công nghiệp quy mô lớn (44,5%) Ngƣời tiêu dùng cuối cùng (38%) Hình 2.5: Kênh phân phối đƣờng ở ĐBSCL Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015 Kết quả từ Bảng 2.10 cho thấy rằng, hệ thống phân phối sản phẩm mía đƣờng trong cấu trúc thị trƣờng mía đƣờng ĐBSCL đƣợc vận hành qua nhiều kênh thị trƣờng. Tuy nhiên, chỉ có 8 kênh thị trƣờng chính vận chuyển sản lƣợng lớn sản phẩm mía đƣờng. Các kênh còn lại chủ yếu là kênh trung gian hoặc có lƣu lƣợng sản phẩm đi qua rất ít. Trong 8 kênh thị trƣờng chính thì kênh 1, kênh 2 và kênh 4 có vai trò quan trọng, tiêu thụ sản lƣợng lớn sản phẩm mía đƣờng ở thị trƣờng. Kênh 1 (Nông hộ => Thương lái/Tổ hợp tác => Nhà máy =>Tiêu dùng công nghiệp). Sau khi thu hoạch, phần lớn sản lƣợng mía của nông hộ đƣợc bán cho thƣơng 10 lái/tổ hợp tác (chiếm 78,54%). Các nhà máy đƣờng sẽ thu mua mía từ các thƣơng lái/tổ hợp tác (mua theo chữ đƣờng), và tiến hành chế biến các sản phẩm đƣờng. Sau đó, khoảng 20% sản lƣợng đƣờng từ nhà máy sẽ đƣợc chuyển tải phân phối cho các nhà tiêu dùng công nghiệp (nhƣ nhà máy nƣớc ngọt, bánh kẹo,..). Kênh 2 (Nông hộ=>Thương lái/Tổ hợp tác =>Nhà máy => Bán buôn=> Tiêu dùng công nghiệp). Sau khi thu hoạch, phần lớn sản lƣợng mía của nông hộ đƣợc bán cho thƣơng lái/tổ hợp tác (chiếm 78,54%). Các nhà máy đƣờng sẽ thu mua mía từ các thƣơng lái/tổ hợp tác (mua theo chữ đƣờng), và tiến hành chế biến các sản phẩm đƣờng. Sau đó, khoảng 70% sản lƣợng đƣờng từ nhà máy sẽ đƣợc chuyển tải phân phối cho các nhà bán buôn, và các nhà bán buôn tiếp tục phân phối cho các nhà tiêu dùng công nghiệp (chiếm 42%). Kênh 4 (Nông hộ => Thương lái/Tổ hợp tác => Nhà máy => Bán buôn => Bán lẻ/siêu thị/chợ =>Người tiêu dùng). Đây là kênh chủ lực vì chuyển tải lƣợng lớn sản phẩm của toàn kênh. Nếu kênh này bị tắc nghẻn sẽ ảnh hƣởng đến toàn bộ ngành mía đƣờng. Qua khảo sát thực tế, khoảng 78,54% sản lƣợng mía của nông hộ đƣợc bán cho thƣơng lái/tổ hợp tác, sau đó các nhà máy đƣờng sẽ thu mua mía từ các thƣơng lái/tổ hợp tác (mua theo chữ đƣờng), và tiến hành chế biến thành các sản phẩm đƣờng. Các nhà máy tiếp tục phân phối cho bán buôn/đại lý (chiếm 70%). Các nhà bán buôn tiếp tục vận chuyển phân phối đến các nhà bán lẻ/siêu thị/chợ (chiếm 28%), tại đây họ tiếp tục phân phối trực tiếp đến tay ngƣời tiêu dùng. Bảng 2.10: Các kênh phân phối của thị trƣờng mía đƣờng ĐBSCL Kênh thị trường 1. Nông hộ- Thƣơng lái/Tổ hợp tác- Nhà máy- Tiêu dùng công nghiệp 2. Nông hộ- Thƣơng lái/Tổ hợp tác – Nhà máy - Bán buôn- Tiêu dùng công nghiệp 3. Nông hộ- Thƣơng lái/Tổ hợp tác- Nhà máy- Bán lẻ/siêu thị/chợ- Tiêu dùng 4. Nông hộ- Thƣơng lái/Tổ hợp tác – Nhà máy- Bán buôn- Bán lẻ/siêu thị/chợ- Ngƣời tiêu dùng 5. Nông hộ- Nhà máy- Tiêu dùng công nghiệp 6. Nông hộ- Nhà máy- Bán buôn- Tiêu dùng công nghiệp 7. Nông hộ- Nhà máy- Bán lẻ/siêu thị/chợ- Tiêu dùng 8. Nông hộ- Nhà máy- Bán buôn- Bán lẻ/siêu thị/chợ- Ngƣời tiêu dùng 2.2. Sự vận hành thị trường mía đường 2.2.1. Hoạt động mua vào và bán ra Đối với thƣơng lái thì sản lƣợng kinh doanh của mỗi tác nhân trong thị trƣờng là một trong những tiêu chí phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ở phân đoạn mua bán mía, thƣơng lái mía là tác nhân có vai trò nổi bật, là ngƣời trung chuyển sản phẩm từ ruộng đến với thị trƣờng chế biến. Khối lƣợng sản phẩm kinh doanh trung bình của thƣơng lái hằng năm là khoảng 18.043,95 tấn mía, có thƣơng lái đạt mức cao nhất là 98.000 tấn sản phẩm/năm. Rất nhiều thƣơng lái với hoạt động của mình hằng năm đã góp phần thúc đẩy hơn 3 triệu tấn mía nguyên liệu mỗi năm của cả vùng ĐBSCL. Đối với bán buôn thì sản lƣợng đƣờng kinh doanh bình quân của bán buôn đƣợc khảo sát là 817,63 tấn/năm, cao nhất là 4.000 tấn đƣờng/năm. Hoạt động của bán buôn có vai trò quan trọng trong tiêu thụ, là tác nhân vận chuyển số lƣợng lớn sản phẩm vào trong thị trƣờng. Đối với các tác nhân bán lẻ, bình quân mỗi tác nhân tiêu thụ khoảng 11 9,84 tấn đƣờng/năm, và số lƣợng cao nhất là 40 tấn/năm. Hoạt động của bán lẻ góp phần truyền tải sản phẩm đến với ngƣời tiêu dùng nhanh chóng. Bảng 2.11: Khối lƣợng sản phẩm kinh doanh trong năm Đối tượng Đơn vị 1. Phân đoạn mua bán mía Thƣơng lái (n=20) tấn mía/năm 2. Phân đoạn mua bán đường Bán buôn (n=16) tấn đƣờng/năm Bán lẻ (n=18) tấn đƣờng/năm Trung bình Min Max Std. Dev. 18.043,95 640 98.000 27.290,32 817,63 9,84 90 0,4 4.000 40 1164,60 11,98 Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 20 thương lái, 16 bán buôn và 18 bán lẻ, 2015 2.2.2. Hoạt động vận chuyển, tồn trữ Giao thông vận tải là một yếu tố thiết yếu trong các hoạt động tiếp thị bởi nó cho phép hàng hóa lƣu thông nhanh chóng và kịp thời. Nhiều phƣơng tiện vận tải đƣợc sử dụng để chuyển tải các sản phẩm mía, đƣờng lƣu thông trong thị trƣờng. Ngoài ra, vấn đề tồn trữ bảo quản sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng để công tác hậu cần cho hoạt động kinh doanh đƣợc thông suốt. Nếu nhƣ có cơ sở nhà kho đƣợc đầu tƣ tốt thì việc bảo quản các sản phẩm sẽ đƣợc thuận lợi, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngƣời kinh doanh. Bảng 2.12: Phƣơng tiện phục vụ hoạt động vận chuyển, tồn trữ Chỉ tiêu 1. Số đáp viên có sở hữu tài sản Ngƣời/tổng số Thương lái 15/20 2. Loại phƣơng tiện - Ghe/thuyền - Xe tải - Nhà kho - Khác: (xe gắn máy, ba gác) Số cái/tổng số Số cái/tổng số Số cái/tổng số Số cái/tổng số 12 3 - 3. Trọng tải của phƣơng tiện - Ghe/thuyền - Xe tải - Nhà kho Đơn vị Tấn Tấn Tấn 15 – 30 10 – 20 - Bán buôn Bán lẻ 12/16 12/18 7 5 1,5 – 16 100 – 5.000 2 10 1,5 – 2 Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 20 thương lái, 16 bán buôn và 18 bán lẻ, 2015 2.2.3. Thương lượng và ký hợp đồng trong mua bán Trong quá trình đàm phán, ngƣời bán và ngƣời mua thƣờng tập trung vào một số vấn đề chủ yếu: chất lƣợng sản phẩm, giá cả và thời gian giao sản phẩm. hầu hết những tác nhân đƣợc khảo sát đều thanh toán bằng tiền mặt khi giao dịch, số ít thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Chính vì thế, các vấn đề chính khi đàm phán là việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Trong vấn đề hợp đồng, một lực lƣợng khá lớn thƣơng lái (chiếm 50%) tiến hành ký hợp đồng bán mía nguyên liệu cho các nhà máy với mong muốn đƣợc đảm bảo đầu ra và hƣởng “hoa hồng” nếu đạt sản lƣợng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Thời hạn của hợp đồng tùy vào ý muốn chủ quan và thỏa thuận giữa thƣơng lái và nhà máy: có 12 khoảng 30% thƣơng lái ký hợp đồng ngắn hạn 6 tháng và 70% thƣơng lái ký hợp đồng 12 tháng. Ở hoạt động của bán buôn, khoảng 38% số tác nhân đƣợc khảo sát thực hiện một số hợp đồng mua bán các sản phẩm đƣờng với nhà máy. Thực chất, đây chỉ là các hợp đồng mua bán phát sinh sau khi đã có quyết định mua hàng. Nếu nhƣ có các hợp đồng này, thì nhà bán buôn sẽ đƣợc ƣu tiên lấy hàng hơn so với các đối tƣợng khách hàng khác. Bên cạnh đó, với các đơn hàng lớn thì nhà bán buôn sẽ đƣợc hƣởng các chiết khấu theo mỗi hợp đồng đƣợc thực hiện. Các hoạt động thƣơng lƣợng và ký hợp đồng hầu nhƣ không xảy ra ở khâu bán lẻ. 2.2.4.Tiếp cận thông tin thị trường Một trong những yếu tố thành công của hoạt động thị trƣờng đó chính là việc tiếp cận thông tin của thị trƣờng. Cùng với việc tiếp cận thông tin các yếu tố đầu vào, tiếp cận thông tin về vốn thì tiếp cận thông tin thị trƣờng cũng là yếu tố quan trọng đƣa đến việc thành công trong hoạt động của các tác nhân trên thị trƣờng mía đƣờng ĐBSCL. 2.2.5. Quan hệ tài chính của các tác nhân trong kinh doanh Khi mua sản phẩm đầu vào, thƣơng lái mua mía thƣờng thực hiện hình thức thanh toán là đặt cọc trƣớc một phần, sau khi thu hoạch mía thì sẽ trả hết số tiền còn lại (chiếm 65%). Bên cạnh đó, hình thức trả tiền mặt ngay sau khi mua mía cũng đƣợc đa số thƣơng lái thực hiện khi mua sản phẩm đầu vào (chiếm 30%). Bên cạnh đó, một số thƣơng lái còn có hình thức ứng trƣớc toàn bộ tiền cho nông hộ sản xuất, khi đến vụ thu hoạch thƣơng lái sẽ đến thu hoạch sản lƣợng mía. Đây chỉ là hình thức thỏa thuận miệng mà không có bất kỳ giấy tờ cam kết nào. Hình thức này đƣợc thực hiện giữa thƣơng lái và nông hộ có sự quen biết thân thiết. Ở đầu ra, hình thức thanh toán đƣợc sử dụng chủ yếu là nhận tiền ngay sau khi giao sản phẩm (chiếm 30%) và thanh toán theo hợp đồng (chiếm 30%). Đối tƣợng đầu ra của thƣơng lái chủ yếu là nhà máy máy đƣờng, nhiều thƣơng lái ký hợp đồng thu mua mía nguyên liệu với nhà máy. Chính vì thế, tiền hàng cũng đƣợc thanh toán theo hợp đồng. Trƣờng hợp thƣơng lái đƣợc thanh toán tiền sau một thời gian giao sản phẩm (3-5 ngày) cũng chiếm tỷ lệ khoảng 15%. Bảng 2.13: Hình thức thanh toán khi giao dịch trên thị trƣờng ĐVT: (%) Đối tượng Hoạt động mua vào 1. Trả trƣớc toàn bộ 2. Đặt cọc, phần còn lại trả sau 3. Trả ngay sau khi mua sản phẩm 4. Trả sau vài ngày 5. Thực hiện theo hợp đồng Hoạt động bán ra 1. Nhận trƣớc toàn bộ 2. Đặt cọc 3. Nhận tiền ngay sau khi giao sản phẩm 4. Nhận tiền sau, nợ 1 thời gian 5. Thanh toán theo hợp đồng Thương lái Bán buôn Bán lẻ 5,00 65,00 30,00 - 12,50 6,25 37,50 18,75 25,00 11,11 50,00 27,78 11,21 5,00 30,00 15,00 30,00 100 - Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 20 thương lái, 16 bán buôn và 18 bán lẻ, 2015 13 2.3. Phân tích kết quả thực hiện thị trường mía đường 2.3.1. Phân tích lợi nhuận, chi phí marketing và hiệu quả giữa các tác nhân trong cấu trúc thị trường mía đường ĐBSCL - Nông dân: Qua việc so sánh giá trị gia tăng và lợi nhuận tạo ra ta thấy nông dân là ngƣời tạo ra giá trị gia tăng cao hơn thƣơng lái và nhà máy đƣờng chiếm 49,75% tổng giá trị gia tăng tạo ra, và chính họ cũng thu đƣợc lợi nhuận cao hơn thƣơng lái và nhà máy đƣờng chiếm 38,91% tổng lợi nhuận ròng tạo ra, và nếu dựa vào chỉ tiêu NPr/VA thì khi tạo ra một đồng giá trị gia tăng họ chỉ thu về 0,32 đồng lợi nhuận, tức cao hơn so với nhà máy nhƣng thấp hơn so với thƣơng lái, nhà bán buôn, bán lẻ. - Thƣơng lái: Giá trị gia tăng mà thƣơng lái tạo ra không nhiều chiếm 8,10% tổng giá trị gia tăng tạo ra do tính chất hoạt động “mua đi bán lại” của họ. Tuy nhiên, nhìn vào chỉ số NPr/VA, ta thấy khi tạo ra một đồng giá trị gia tăng, thƣơng lái có lãi 0,43 đồng lợi nhuận, cao hơn so với tác nhân nông hộ và nhà máy. - Nhà máy chế biến đƣờng: Giá trị gia tăng mà nhà máy đƣờng tạo ra tƣơng đối cao chiếm 23,52% tổng giá trị gia tăng tạo ra và lợi nhuận thấp hơn các tác nhân khác (nhƣ nông hộ, bán buôn, bán lẻ) chiếm 10,66% tổng lợi nhuận tạo ra. Chỉ số NPr/VA của nhà máy thấp nhất, khi tạo ra một đồng giá trị gia tăng, nhà máy chỉ nhận đƣợc 0,19 đồng lợi nhuận, tức thấp nhất trong các tác nhân. Tuy nhiên với quy mô lớn nên hàng năm tổng lợi nhuận mà nhà máy tạo ra là rất lớn. - Nhà bán buôn: Đây là tác nhân tạo ra giá trị gia tăng tƣơng đối thấp chiếm 7,79% tổng giá trị gia tăng tạo ra. Trong cơ cấu lợi nhuận thì họ là ngƣời chiếm tỷ trọng cao hơn thƣơng lái và nhà máy. Chỉ số NPr/VA của họ chỉ thấp hơn ngƣời bán lẻ, một đồng giá trị gia tăng tạo ra họ thu đƣợc 0,88 đồng lợi nhuận. - Ngƣời bán lẻ: Giá trị gia tăng tạo ra của nhà bán lẻ tƣơng đối thấp chiếm 10,84% tổng giá trị gia tăng tạo ra, lợi nhuận thu về của ngƣời bán lẻ cao hơn so với các tác nhân khác (nhƣ thƣơng lái, nhà máy, bán buôn) chiếm 25,40% tổng lợi nhuận. Chính vì thế trong hoạt động, đây là tác nhân có chỉ số NPr/VA lớn nhất, một đồng giá trị gia tăng tạo ra họ thu đƣợc 0,97 đồng lợi nhuận. Kết quả đánh giá cho ta thấy, nhà bán buôn và nhà bán lẻ là hai đối tƣợng tạo ra giá trị gia tăng không nhiều nhƣng có tỷ số NPr/VA cao nhất. Trong khi đó thƣơng lái tạo ra giá trị gia tăng không nhiều nhƣng lại có tỷ số NPr/VA tƣơng đối cao hơn nhà máy và nông hộ trồng mía. Bảng 2.14: So sánh giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các tác nhân trong cấu trúc thị trƣờng mía đƣờng ĐBSCL Chỉ tiêu Nông dân Thƣơng lái Nhà máy Ngƣời bán buôn Ngƣời bán lẻ Tổng VA (Giá trị gia tăng) Cơ Giá trị cấu (1.000 đ) (%) 541,60 49,75 88,23 8,10 256,06 23,52 84,80 7,79 118,01 10,84 1.088,70 100,00 GPr (Lãi rộp) Giá trị (1.000 đ) 176,18 49,64 114,81 75,38 114,80 530,81 Cơ cấu (%) 33,19 9,35 21,63 14,20 21,63 100,00 NPr NPr/VA (Lợi nhuận) Cơ Giá trị cấu (1.000 đ) (%) 175,86 38,91 0,32 38,11 8,43 0,43 48,20 10,66 0,19 75,00 16,59 0,88 114,80 25,40 0,97 451,96 100,00 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2015 14 Để đánh giá hiệu quả kinh tế từ các chỉ tiêu D/IC, VA/IC, GPr/IC, NPr/IC ta dựa vào bảng sau: Bảng 2.15: Hiệu quả kinh tế tính theo 01 đồng chi phí trung gian của các tác nhân Tác nhân Nông dân Thƣơng lái Nhà máy Bán buôn Bán lẻ D/IC 2,99 1,10 1,27 1,08 1,10 VA/IC 1,99 0,10 0,27 0,08 0,10 GPr/IC 0,65 0,06 0,12 0,07 0,10 NPr/IC 0,65 0,04 0,05 0,07 0,10 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2015 Trong đó: D/IC: Doanh thu/chi phí trung gian (chi phí); VA/IC: Giá trị gia tăng/chi phí; GPr/IC: lãi gộp/chi phí; NPr/IC: Lợi nhuận/chi phí. - Nông dân: Dựa vào kết quả trên, ta thấy nông dân là ngƣời sản xuất có hiệu quả cao nhất, với 01 đồng chi phí trung gian bỏ ra họ thu đƣợc 0,65 đồng lợi nhuận. - Thƣơng lái: Nếu nói về hiệu quả kinh tế, thƣơng lái là đối tƣợng có hiệu quả kinh tế thấp nhất, 01 đồng chi phí trung gian họ bỏ ra chỉ thu đƣợc 0,04 đồng lợi nhuận ròng. - Nhà máy chế biến đƣờng: Đánh giá về hiệu quả kinh tế, nhà máy đƣờng là tác nhân hoạt động hiệu quả kinh tế tƣơng đối (đứng hàng thứ 4 trong chuỗi), với 01 đồng chi phí trung gian bỏ ra họ thu về 0,05 đồng lợi nhuận. - Nhà bán buôn: Trong chuỗi hoạt động này thì nhà bán buôn là tác nhân có hiệu quả kinh tế tƣơng đối (đứng thứ 3 trong chuỗi hoạt động), với 01 đồng chi phí trung gian bỏ ra họ chỉ thu về đƣợc 0,07 đồng lợi nhuận. - Ngƣời bán lẻ:Với quy mô nhỏ nhất, tuy hiệu quả kinh tế không cao bằng tác nhân nông dân nhƣng ngƣời bán lẻ lại có hiệu quả kinh tế cao hơn thƣơng lái, nhà máy, nhà bán buôn. Một đồng chi phí trung gian họ bỏ ra sẽ thu về 0,1 đồng lợi nhuận. Bảng 2.16: Phân tích chi phí marketing, lợi nhuận của các tác nhân (tính cho 01 tấn mía) Đơn vi tính: 1.000 đồng Tác nhân Giá mua TB/CPSX (1) Nông dân Thƣơng lái Nhà máy* Buôn sỉ Bán lẻ 637,26 813,00 937,47 1.109,08 1.203,74 Giá bán TB (2) 813,12 937,35 1,212,48 1.196,85 1.324,78 Biên tế Chi phí Marketing Marketing (3)=(2)-(1) (4) 175,86 124,35 275,01 87,77 121,04 Lợi nhuận biên (5)=(3)-(4) 0,00 122,36 226,81 12,78 6,23 175,86 1,99 48,20 75,00 114,80 LN biên/Giá bán (5)/(2) 0,22 0,002 0,04 0,06 0,09 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2015 * Ghi chú: Giá bán sản phẩm của nhà máy có kèm theo doanh thu từ phụ phẩm Qua kết quả tổng hợp chi phí marketing và lợi nhuận ở Bảng 2.16 cho thấy hộ nông dân có tỷ suất lợi nhuận trên giá bán cao nhất (22%), kế tiếp là bán lẻ (9%), thấp nhất là thƣơng lái (0,2%). Qua số liệu ở Bảng 2.16 cho thấy ngƣời bán lẻ là tác nhân chịu rủi ro trong kinh doanh thấp nhất bởi vì họ chịu chi phí marketing thấp (6.230 đồng/tấn), vốn bỏ ra ít, chu kỳ kinh doanh ngắn nên ít bị ảnh hƣởng của biến động giá cả lên xuống nên họ thu đƣợc mức lợi nhuận trên biên tế marketing khá cao (114.800 đồng). Tỉ lệ lợi nhuận trên giá bán 9% thể hiện hiệu quả kinh doanh tốt. 15 Nhìn chung, trong tất cả các tác nhân tham gia vào ngành mía đƣờng ở ĐBSCL, lợi nhuận mà các tác nhân thƣơng mại thu đƣợc so với giá trị gia tăng mà họ tạo ra trong chuỗi là khá cao so với các tác nhân còn lại. Điều này là phản ánh sự phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi là chƣa hiệu quả. Do đó cần phải có sự điều chỉnh hợp lý nhằm phát huy hiệu quả và duy trì sự bền vững của ngành mía đƣờng. Dựa vào kết quả phân tích Bảng 2.17 cho thấy, trong tất cả các tác nhân tham gia cấu trúc thị trƣờng mía đƣờng, nông hộ là tác nhân có tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao nhất. Tuy nhiên, để đánh giá đƣợc chính xác hiệu quả đầu tƣ sản xuất kinh doanh của từng tác nhân thì cần phải xem xét tỷ suất sinh lợi/năm và sản lƣợng mía sản suất/giao dịch trong năm của từng tác nhân. Bảng 2.17: Hiệu quả đầu tƣ của các tác nhân trong cấu trúc thị trƣờng mía Đối tượng Tỷ suất LN/CP Nông hộ * Thƣơng lái * Doanh nghiệp** Bán buôn** Bán lẻ** 0,65 0,04 0,05 0,07 0,10 Số vòng quay vốn /năm(1) 1,00 40,00 7,00 12,00 52,00 Sản lượng (tấn/năm) 132,53 18.043,95 28.825,56 817,63 9,84 Tỷ suất Lãi suất sinh ngân lời/năm(2) hàng/năm(3) 0,07 0,65 1,6 0,07 0,35 0,07 0,84 0,07 5,2 0,07 Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015 Ghi chúGhi chú: (1) Số vòng quay vốn/năm = Số ngày hoạt động trong năm/số ngày quay vốn; (2) Tỷ suất sinh lời/năm = Tỷ suất lợi nhuận * Số vòng quay vốn/năm; *: Loại sản phẩm là mía; **: Sản phẩm đường; (3) Lãi suất được tính cho kỳ hạn 12 tháng Theo kết quả tính toán Bảng 2.17, tuy nông hộ là tác nhân tạo ra tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao nhất nhƣng chỉ quay đƣợc một lần đồng vốn trong 01 năm. Trong khi, các tác nhân khác có số vòng quay vốn lớn hơn nhiều lần so với nông hộ. Hơn nữa, với số vòng quay vốn/năm lớn, sản lƣợng giao dịch lớn, các tác nhân thƣơng mại là đối tƣợng hoạt động hiệu quả hơn so với nông hộ. Mặt khác, nếu so sánh tỷ suất sinh lời/năm của các tác nhân tham gia trong cấu trúc thị trƣờng so với chi phí cơ hội đầu tƣ vào ngân hàng thì mức hiệu quả tài chính của các tác nhân tham gia là rất cao. 2.3.2. Mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường, sự vận hành thị trường với kết quả thực hiện thị trường Trƣớc khi xác định mối quan hệ giữa cấu trúc thị trƣờng, sự vận hành thị trƣờng với kết quả thực hiện thị trƣờng trên cơ sở bộ dữ liệu thu thập từ 308 nông hộ trồng mía thuộc khu vực ĐBSCL năm 2015, ta tiến hành hồi quy các biến cấu trúc thị trƣờng Si , Cj tác động lên biến giá bán (Cm) của thị trƣờng nông hộ để xem xét sự tác động của các biến cấu trúc thị trƣờng và sự vận hành thị trƣờng lên sự thay đổi giá cả, kết quả xử lý số liệu và chạy hồi quy đa biến bằng phần mềm stata đƣợc thể hiện qua Bảng 2.18 16 Bảng 2.18: Kết quả phân tích hồi quy về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc thị trƣờng, thực hiện thị trƣờng lên giá bán Ký hiệu biến S1 S3 C2 C3 C4 Giá bán Cấu trúc thị trường Khác biệt sản phẩm (giống mía)1 Hình thành giá bán (Thỏa thuận) Yếu tố sự vận hành thị trường Thực hiện theo hợp đồng Chủ động tìm ngƣời mua Liên kết với doanh nghiệp Hằng số Hệ số R2 Sig.F của mô hình Hệ số hồi quy T Giá trị P VIF 97,554 5,73 0,000*** 1,24 -66,343 -4,06 0,000*** 1,37 69,071 27,866 37,846 773,933 18,55 % 0,000 3,05 1,79 2,57 48,99 0,002*** 0,074* 0,011** 1,23 1,14 1,10 Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2015 Ghi chú: 1: Khác biệt sản phẩm (giống mía chín sớm: ROC16); mức 1%; **: Có ý nghĩa mức 5%; *: Có ý nghĩa mức 10% ns : Không có ý nghĩa thống kê; *** : Có ý nghĩa Dựa vào hệ số phóng đại phƣơng sai (VIF) của các biến trong mô hình đều trong giới hạn cho phép vì thế mô hình không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kết quả phân tích cho thấy mô hình hồi quy đa biến có hệ số R2 = 18,55% có nghĩa là các biến đƣợc đƣa vào mô hình này có thể giải thích đƣợc 18,55% mức độ biến động của giá bán (Cm), còn lại là do các yếu tố khác không đƣợc nghiên cứu trong mô hình này. Ngoài ra, ta có Sig.F = 0,000 nhỏ hơn nhiều so với mức ý nghĩa 5% cho thấy mô hình hồi quy nêu trên phù hợp với bộ dữ liệu, có thể sử dụng đƣợc và có ít nhất một biến S hoặc C có ý nghĩa. Nhìn vào kết quả phân tích hồi quy trình bày trong Bảng 2.18 cho thấy, các yếu tố trong mô hình có ý nghĩa thống kê và ảnh hƣởng đến giá bán (C m) của nông hộ trồng mía ĐBSCL nhƣ: Khác biệt sản phẩm (giống mía chín sớm), thỏa thuận giá bán giữa nông hộ và ngƣời mua mía, thực hiện theo hợp đồng bao tiêu giữa nông hộ và doanh nghiệp mía đƣờng, chủ động tìm ngƣời mua mía của nông hộ, nông hộ liên kết với doanh nghiệp. Phƣơng trình hồi quy đƣợc thiết lập nhƣ sau: Cm (giá bán) = 773,933 + 97,554 S1 - 66,343 S3 + 69,071 C2 + 27,866 C3 + 37,846 C4 Từ kết quả của phƣơng trình giá bán sẽ đƣợc đƣa vào mô hình hồi quy tiếp theo để xem xét sự tác động của giá bán (Cm), các biến cấu trúc thị trƣờng Si , các biến sự vận hành thị trƣờng Cj có tác động lên biến kết quả thực hiện thị trƣờng Y (lợi nhuận) của thị trƣờng nông hộ để làm rõ hơn kết quả nghiên cứu. Kết quả đƣợc trình bày qua Bảng 2.19 17 Bảng 2.19: Kết quả phân tích hồi quy về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc thị trƣờng, sự vận hành của thị trƣờng với kết quả thực hiện thị trƣờng của nông hộ trồng mía ĐBSCL Ký hiệu biến S3 Cm C2 C3 C4 Tên biến Cấu trúc thị trường Hình thành giá bán (Thỏa thuận) Yếu tố thực hiện thị trường Giá bán Thực hiện theo hợp đồng Chủ động tìm ngƣời mua Liên kết với doanh nghiệp Hằng số Hệ số R2 Sig.F của mô hình Hệ số hồi quy T Giá trị P VIF 854,654 1,77 0,078* 2,66 19,320 -335,391 622,696 971,757 -15684,56 12,06 % 0,000 5,22 -0,65 1,88 2,80 -4,46 0,000*** 0,514 0,061* 0,005*** 0,000 2,4 1,4 1,14 1,36 Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2015 Ghi chú: 1: Khác biệt sản phẩm (giống mía chín sớm: ROC16) ns : Không có ý nghĩa thống kê; ***: Có ý nghĩa mức 1%; **: Có ý nghĩa mức 5%; *: Có ý nghĩa mức 10% Dựa vào hệ số phóng đại phƣơng sai (VIF) của các biến trong mô hình đều trong giới hạn cho phép vì thế mô hình không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số R2 = 12,06% có nghĩa là các biến đƣợc đƣa vào mô hình này có thể giải thích đƣợc 12,06% mức độ biến động của kết quả thực hiện thị trƣờng (Y), còn lại là do các yếu tố khác không đƣợc nghiên cứu trong mô hình này. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, ta có Sig.F = 0,000 nhỏ hơn nhiều so với mức ý nghĩa 5% cho thấy mô hình hồi quy nêu trên phù hợp với bộ dữ liệu, có thể sử dụng đƣợc và có ít nhất một biến S hoặc C có ý nghĩa. Nhìn vào kết quả phân tích hồi quy đƣợc trình bày trong Bảng 2.19 đã chỉ ra các yếu tố trong mô hình có ý nghĩa thống kê và ảnh hƣởng đến hiệu quả thị trƣờng nông hộ trồng mía ĐBSCL (Y) nhƣ: Giá bán (Cm), thỏa thuận giá bán giữa nông hộ và ngƣời mua mía, chủ động tìm ngƣời mua mía của nông hộ, nông hộ liên kết với doanh nghiệp. 2.4. Giải pháp phát triển thị trường mía đường ĐBSCL 2.4.1. Tái cấu trúc hệ thống phân phối mía đường ĐBSCL Kênh phân phối hiện tại của thị trƣờng mía đƣờng ĐBSCL không có quá nhiều tác nhân, tuy nhiên khâu trung gian đã làm tốn chi phí và không kích thích đƣợc sự sản xuất mía theo chất lƣợng bởi thói quen mua mía “xô” của thƣơng lái. Trong tƣơng lai, một kênh phân phối lý tƣởng phải giải quyết đƣợc vấn đề này, giảm chi phí trong sản xuất cho nông hộ, thúc đẩy nông hộ tiếp cận nhiều hơn với nhà máy. Trong kênh phân phối này, phân đoạn mua bán mía nguyên liệu, thƣơng lái không còn là tác nhân trung gian để trung chuyển sản phẩm và hƣởng chênh lệch giá mía từ nông hộ đến nhà máy của doanh nghiệp nữa. Thay vào đó họ sẽ trở thành tác nhân cung cấp dịch vụ vận chuyển (bởi ƣu thế đã có sẵn các phƣơng tiện trong hoạt động kinh doanh) và cần có các cơ chế để gom các thƣơng lái này lại để họ có thể hỗ trợ tích cực và đóng góp nhiều hơn cho hoạt động của chuỗi giá trị. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan