Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển thương mại tỉnh phú thọ...

Tài liệu Phát triển thương mại tỉnh phú thọ

.PDF
124
264
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ TUYẾT THANH PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ TUYẾT THANH PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS ĐỖ THỊ BẮC THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn được thu thập chưa từng có ai nghiên cứu và công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. Ngƣời cam đoan Nguyễn Thị Tuyết Thanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. . Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Thị Bắc. Tôi cũng xin được cám ơn các cơ quan tỉnh Phú Thọ, các đơn vị điều tra đã giúp đỡ tôi về tài liệu và các thông tin liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu.. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Thanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC Lời cam đoan............................................................................................................ i Lời cám ơn .............................................................................................................. ii Mục lục ..................................................................................................................iii Danh mục các ký hiệu chữ viết tắt .......................................................................... vi Danh mục các bảng ............................................................................................... vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................ 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3 5. Bố cục của đề tài ................................................................................................. 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI .................................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển thương mại ............................................................. 5 1.1.1. Khái niệm và vai trò của phát triển thương mại .............................................. 5 1.1.2. Một số cơ sở lý thuyết của phát triển thương mại ......................................... 12 1.1.3. Vai trò của phát triển thương mại ................................................................. 17 1.2. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại .................... 20 1.2.1. Nội dung chủ yếu của phát triển thương mại ................................................ 20 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại ......................................... 29 1.3. Kinh nghiệm phát triển thương mại của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.. 33 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển thương mại của một số nước trên thế giới ............... 33 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển thương mại một số tỉnh ở Việt Nam ........................ 35 1.3.3. Bài học kinh nghiệm phát triển thương mại rút ra cho Phú Thọ.................... 38 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 41 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 41 2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu ............................................................ 41 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 43 2.3. Phương pháp phân tích ................................................................................... 43 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu về phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ ........ 44 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI TỈNH PHÚ THỌ 50 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ .................... 50 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 50 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 52 3.1.3. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dịch vụ .................................................... 58 3.1.4. Đánh giá thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ .. 61 3.2. Thực trạng phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ............................................... 63 3.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng thương mại tỉnh Phú Thọ .............................. 63 3.2.2. Chất lượng tăng trưởng và trình độ phát triển thương mại của tỉnh Phú Thọ ....... 76 3.3. Các điều kiện đảm bảo cho thương mại phát triển bền vững ........................... 78 3.3.1. Phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của tỉnh ............................................ 78 3.3.2. Sự đồng bộ và mức độ hiện đại hóa của hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.............................................................................................. 78 3.3.3. Năng lực kết nối thương mại của tỉnh với bên ngoài bằng hệ thống giao thông và mạng lưới logistics ............................................................................................ 80 3.3.4. Chất lượng, chính sách thương mại và hiệu lực của chính sách .................... 80 3.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ .................. 86 3.4.1. Những mặt đã đạt được ................................................................................ 86 3.4.2. Những mặt còn hạn chế ............................................................................... 89 3.4.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ ................ 91 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI TỈNH PHÚ THỌ ..... 93 4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ ........... 93 4.1.1. Quan điểm phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ............................................ 93 4.1.2. Định hướng phát triển ngành thương mại tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 ......... 93 4.2. Mục tiêu phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ .................................................. 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 4.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 95 4.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 95 4.3. Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ ................................................ 96 4.3.1. Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ ......... 96 4.3.2. Giải pháp thu hút vốn phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ ........................... 98 4.3.3. Giải pháp bố trí quỹ đất và kết cấu hạ tầng thương mại của tỉnh Phú Thọ .. 100 4.3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực thương mại cúa tỉnh Phú Thọ ............ 101 4.3.5. Đổi mới và tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ............................................................................................ 102 4.3.6. Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa thị trường Phú Thọ với các thị trường trong và ngoài nước ...................................................................................................... 103 4.3.7. Giải pháp về môi trường ............................................................................ 103 4.4. Kiến nghị ...................................................................................................... 104 4.4.1. Đối với Nhà nước ........................................................................................ 104 4.4.2. Đối với Bộ Công thương .............................................................................. 104 4.4.3. Đối với tỉnh Phú Thọ ................................................................................. 104 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 107 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ASEAN The Association of South Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á East Asian Nations ĐVT Đơn vị tính FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GTTT Giá trị tăng thêm ICD Cảng thông quan nội địa KCHTTM Kết cấu hạ tầng thương mại NXB Nhà xuất bản Stt Số thứ tự TMBLHH& Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh DTDVTDXH thu dịch vụ tiêu dùng xã hội TTTM Trung tâm thương mại USD United States Dollar Đô la Mỹ WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ...................................... 33 Bảng 2.1: Mẫu điều tra ở các địa điểm nghiên cứu ............................................................... 42 Bảng 3.1: Dân số Phú Thọ từ năm 2010- 2012 ..................................................................... 53 Bảng 3.2: Lao động tỉnh Phú Thọ phân theo ngành kinh tế ................................................ 54 Bảng 3.3: GDP và cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ .............................................................. 55 Bảng 3.4: Một số sản phẩm hàng hóa chủ yếu của tỉnh Phú Thọ......................................... 56 Bảng 3.5: Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ phân theo thành phần kinh tế ................................. 57 Bảng 3.6: Năng xuất lao động tỉnh Phú Thọ .......................................................................... 57 Bảng 3.7: Nguồn vốn đầu tư phát triển phân theo khu vực kinh tế .................................. 58 Bảng 3.8: Số cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................. 63 Bảng 3.9: Số lượng chợ địa bàn tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 65 Bảng 3.10: Số lượng trung tâm thương mại, siêu thị tỉnh Phú Thọ ...................................... 66 Bảng 3.11: Lao động của ngành thương mại tỉnh Phú Thọ .................................................. 67 Bảng 3.12: Giá trị tăng thêm ngành thương mại tỉnh Phú Thọ............................................. 68 Bảng 3.13: So sánh giá trị tăng thêm của ngành thương mại với các ngành kinh tế khác tỉnh Phú Thọ................................................................................................. 70 Bảng 3.14: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ................... 71 Bảng 3.15: Một số chỉ tiêu về kinh doanh khách sạn, nhà hàng và du lịch, lữ hành ..... 74 Bảng 3.16: Tỷ lệ Giá trị tăng thêm của thương mại nội tỉnh so với giá trị Tổng doanh thu thương nghiệp................................................................................................. 76 Bảng 3.17: Tổng hợp ý kiến khảo sát về chính sách thương mại năm 2012 ...................... 81 Bảng 3.18: Tổng hợp ý kiến khảo sát về công tác quản lý nhà nước năm 2012 ............ 83 Bảng 3.19: Tổng hợp ý kiến khảo sát về Hội nhập kinh tế quốc tế năm 2012 ................... 85 Bảng 3.20: Tổng hợp ý kiến khảo sát về nhu cầu đào tạo, đào tạo lại kiến thức năm 2012 .............................................................................................. 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 3.1: Đóng góp của ngành thương mại vào GDP toàn tỉnh năm 2012 ............. 69 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu TMBLHH & DTDVTDXH phân theo ngành kinh doanh....... 69 Biểu đồ 3.3: TMBLHH & DTDVTDXH bình quân các tỉnh trung du miền núi phía Bắc ............................................................................................... 69 Biểu đồ 3.4: Mức độ đáp ứng của KCHTTM đối với phát triển thương mại .......... 79 Hình 1.1: Xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mô hình 4 yếu tố của Michael Porter .. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội trên trục hành lang kinh tế Hải PhòngHà Nội- Lào Cai- Côn Minh (Trung Quốc), là cầu nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phú Thọ cách thủ đô Hà Nội 80 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thủy- Hà Giang hơn 200 km, cách cảng Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km. Hệ thống giao thông bao gồm cả đường sắt, đường bộ và đường thủy, Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế. Những lợi thế đó giúp Phú Thọ có một vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa các vùng trong khu vực. Tại Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI định hướng phát triển thương mại là mở rộng thị trường nội địa, phát triển nhanh thương mại trong nước, đa dạng hóa thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu cả quy mô và tỷ trọng phấn đấu cân bằng xuất nhập khẩu, chủ động tham gia vào mạng lưới toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc, NXB chính trị quốc gia- sự thật, Hà Nội). Tại quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, đã xác định mục tiêu đến năm 2020 là xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh tế Vùng, là một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, định hướng phát triển ngành thương mại là phát triển hệ thống siêu thị và xây dựng chợ đầu mối, chợ thương mại đẩy mạnh xúc tiến thương mại và hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao năng lực và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 hiện đại hóa cảng ICD (Thụy Vân); phát triển trung tâm thương mại lớn, sàn giao dịch, trung tâm đấu giá, trung tâm triển lãm, hội chợ ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và một số huyện trọng điểm, phát triển nhanh mạng lưới chợ đầu mối, mở rộng các hoạt động hợp tác kinh doanh với các địa phương trong và ngoài nước. Tập trung phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có thế mạnh của Tỉnh như: chè, giấy, vật liệu xây dựng, sản phẩm may, các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ .v.v. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc,...thì thương mại tiếp tục phải là lĩnh vực tiên phong trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiệm vụ này càng trở nên cực kỳ quan trọng đối với tỉnh Phú Thọ có nền kinh tế còn phát triển chậm nhưng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thì thương mại đã trở thành nhân tố quan trọng của sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển thương mại, những năm gần đây Phú Thọ đã từng bước phát triển, nhưng phát triển còn chậm và chưa ổn định, còn có những vấn đề cần xem xét, giải quyết. Xuất phát từ đó tôi lựa chọn đề tài “Phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu luận văn nhằm góp phần thiết thực triển khai chiến lược phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài * Mục tiêu chung Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ, luận văn đề xuất một số giải pháp phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ theo hướng hiện đại nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; cơ chế quản lý nhằm khuyến khích phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh. * Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng thương mại tỉnh Phú Thọ từ năm 2010 - 2012. - Xác định quan điểm, mục tiêu đề ra định hướng và những giải pháp phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 triển thương mại tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ, là các hoạt động thương mại, các tổ chức kinh tế, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong quan hệ gắn bó hữu cơ với hoạt động thương mại của cả nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2010 - 2012 - Về không gian: Tỉnh Phú Thọ. - Về nội dung: Phân tích thực trạng phát triển ngành thương mại Phú Thọ bao gồm thương mại nội địa, xuất nhập khẩu hàng hóa, xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển ngành thương mại Phú Thọ đến năm 2020. Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung phát triển thương mại, đặc điểm, các hoạt động thương mại, cơ cấu kinh tế - thương mại và hướng chuyển dịch thương mại trên địa bàn tỉnh; chính sách và cơ chế quản l thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp tỉnh Phú Thọ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ. Về lý luận: Đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về thương mại, phát triển thương mại, xác định vai trò của thương mại, phát triển thương mại, vận dụng các lý thuyết thương mại, nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ, xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng những giải pháp phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Về thực tiễn: Phân tích đánh giá thực trạng phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ từ năm 2010-2012, những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 triển thương mại tỉnh Phú Thọ và đối với các địa phương có điều kiện tương tự. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận bố cục của luận văn được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ từ năm 2010- 2012 Chương 4: Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm và vai trò của phát triển thương mại 1.1.1.1. Khái niệm thương mại, hoạt động thương mại a. Khái niệm thương mại Thương mại Tiếng Anh là Trade, vừa có ý nghĩa là kinh doanh, vừa có ý nghĩa là trao đổi hàng hóa dịch vụ. Ngoài ra, tiếng Anh còn dùng một thuật ngữ nữa là Business với nghĩa là buôn bán hàng hóa, kinh doanh hàng hóa hay là mậu dịch. tiếng Pháp cũng có từ ngữ tương đương Commerce là sự buôn bán, mậu dịch hàng hóa dịch vụ. tiếng La tinh thương mại là “Commercium” vừa có ý nghĩa là mua bán hàng hóa vừa có ý nghĩa là hoạt động kinh doanh. Theo từ điển Nga- Việt xuất bản năm 1977 thì thương mại (TOPGOBLA) cũng được hiểu là mua bán, kinh doanh hàng hóa. Như vậy, khái niệm thương mại cần được hiểu cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Theo Luật thương mại (2005) hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới thì thương mại bao gồm: Thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ; đầu tư; sở hữu trí tuệ. Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ có một bên là người nước ngoài thì người ta gọi đó là thương mại quốc tế, với cách tiếp cận này thì các hành vi thương mại bao gồm: mua bán hàng hóa; đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; ủy thác mua bán hàng hóa; đại lý mua bán hàng hóa; gia công thương mại; đấu giá hàng hóa; đấu thầu hàng hóa; dịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 vụ giám định hàng hóa; khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày giới thiệu hàng hóa; hội chợ triển lãm thương mại; dịch vụ phát triển kinh doanh... Trên thực tế, thương mại có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau: - Theo phạm vi hoạt động, có thương mại trong nước (nội thương), thương mại quốc tế (ngoại thương), thương mại khu vực, thương mại thành phố, nông thôn, thương mại nội bộ ngành... - Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội, có thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại hàng tư liệu sản xuất, thương mại hàng tiêu dùng... - Theo các khâu của quá trình lưu thông, có thương mại bán buôn, thương mại bán lẻ. - Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình thương mại, có thương mại tự do hay mậu dịch tự do và thương mại có sự bảo hộ. - Theo kỹ thuật giao dịch, có thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Việc xem xét thương mại theo các góc độ như vậy tuy mang tính tương đối nhưng có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong việc hình thành các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững thương mại. (Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2012, tr.12), Giáo trình kinh tế thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội). Luật thương mại (2005) của Việt Nam và trong nhiều Hiệp định thương mại song phương đã được ký kết mà điển hình là Hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, khái niệm “Thương mại” đều đã được hiểu theo nghĩa rộng, tức là bao gồm thương mại hàng hóa, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. Việc quy định như vậy là phù hợp với Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới. Trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh sự phát triển thương mại luôn được đặt ở vị trí trọng tâm trong các mục tiêu tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, phát triển thương mại là tất yếu cho quá trình tăng trưởng và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong khuôn khổ của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại tại vòng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 đàm phán Uruguay diễn ra từ năm 1986 đến năm 1994, các nước thành viên của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại đã thông qua Hiệp định chung về thương mại dịch vụ. Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mại hàng hoá như trước đó. Theo phân ngành hiện nay của Tổ chức thương mại thế giới thì ngành thương mại là một ngành kinh tế dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế. Tuy nhiên trong khuôn khổ của Luận văn do hạn chế về tài liệu tác giả chỉ tập chung nghiên cứu về thương mại hàng hóa từ góc độ ngành và đề cập một cách khái quát về thương mại dịch vụ, đầu tư liên quan đến thương mại, chính sách và cơ chế quản l thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Thương mại hàng hóa, dịch vụ phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần. Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần đó là do còn nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và công dân đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh; tập trung sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật, đổi mới công tác chỉ đạo thực hiện để bảo đảm các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh lành mạnh..đó là kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động của cơ chế thị trường ở nước ta là nguồn lực tổng hợp to lớn để phát triển nền kinh tế đưa thương mại phát triển trong điều kiện hội nhập. Thương mại phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước, sự vận động của nền kinh tế, thương mại theo cơ chế thị trường không thể nào giải quyết hết được những vấn đề do chính cơ chế đó và bản thân hoạt động thương mại dịch vụ đặt ra. Đó là các vấn đề về quan hệ lợi ích, thương mại với môi trường, nhu cầu kinh doanh với các nhu cầu xã hội, buôn lậu, gian lận thương mại... Những vấn đề đó trực tiếp hay gián tiếp đều có tác động ngược trở lại và có ảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 hưởng đến sự phát triển thương mại, dịch vụ. Vì vậy, sự tác động của Nhà nước vào các hoạt động thương mại trong nước và với nước ngoài là một tất yếu của sự phát triển. Sự quản lý của Nhà nước đối với thương mại ở nước ta được thực hiện bằng luật pháp và các chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại. Nhà nước sử dụng những công cụ đó để quản lý các hoạt động thương mại làm cho thương mại phát triển trong trật tự kỷ cương, kinh doanh theo đúng quy tắc của thị trường. Tại Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2007 và Quyết định số 337/QĐ-BKH ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành ngày 10 tháng 4 năm 2007 thì thương mại hàng hóa cũng chính là ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, là một trong 21 ngành cấp I. Ngành này gồm: Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (nhưng không làm thay đổi tính chất, công dụng của hàng hóa) và dịch vụ phụ trợ cho hoạt động bán hàng. Bán buôn và bán lẻ là công đoạn cuối cùng của hoạt động phân phối hàng hóa. Các hoạt động sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác cũng được phân loại vào ngành này. Các hoạt động gắn với bán hàng hóa, thực hiện bằng tay, ví dụ sắp xếp, phân loại, lắp ráp, pha trộn hàng hoá (pha rượu vang, trộn cát), đóng chai (có hoặc không làm sạch chai), bao gói, chia nhỏ và đóng gói lại để phân phối hàng hóa với bao bì nhỏ hơn, bảo quản (đông lạnh hoặc ướp lạnh), làm sạch, sấy khô nông sản, cắt các tấm gỗ xơ ép hoặc những tấm kim loại được coi như các hoạt động thứ yếu. Ngành 45 gồm những hoạt động bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. Ngành 46 và 47 gồm các hoạt động bán hàng hóa loại khác (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác). Cơ sở để phân biệt giữa ngành 46 (bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)) và 47 (Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) là dựa trên loại khách hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 Bán buôn là hoạt động bán (không làm biến đổi hàng hoá) hàng hoá loại mới, loại đã qua sử dụng cho người bán lẻ, người sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức hoặc những người sử dụng mang tính chuyên môn, người bán buôn khác, hoặc liên quan đến hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa cho các cá nhân hoặc công ty đó. Các chủ thể kinh doanh bán buôn hàng hóa gồm: nhà bán buôn chuyên doanh loại hàng hoá nào đó, nhà phân phối sản phẩm công nghiệp, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, hiệp hội mua hàng, hợp tác xã, chi nhánh bán hàng, văn phòng mua bán (nhưng không bao gồm cửa hàng bán lẻ) được các đơn vị sản xuất hoặc khai thác lập ra nhằm mục đích tiếp thị sản phẩm của họ và đơn vị bán hàng này không chỉ đơn thuần nhận đơn đặt hàng và gửi hàng trực tiếp từ nhà máy hoặc hầm mỏ. Các hoạt động môi giới, đại lý, ủy thác hưởng hoa hồng, thu gom nông sản cũng được phân loại vào hoạt động bán buôn. Người bán buôn thường tiến hành lắp ráp, phân loại và chia hàng hoá từ những lô lớn, đóng gói lại thành lô nhỏ, bao gói nhỏ hơn (như đối với dược phẩm chẳng hạn) hoặc lưu giữ, bảo quản đông lạnh, lắp ráp, phân phối hàng hóa, thực hiện khuyến mãi cho khách hàng, thiết kế nhãn mác hàng hóa. Bán lẻ là bán lại (không làm biến đổi hàng hoá) những hàng hoá loại mới và hàng đã qua sử dụng chủ yếu cho cộng đồng để tiêu dùng cho cá nhân hoặc hộ gia đình,ở các cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua bán, quầy hàng, cửa hàng nhận đặt và trả hàng bằng đường bưu điện, bán tại chợ hoặc lưu động, hợp tác xã mua bán, nhà đấu giá...Người bán lẻ thường có quyền sở hữu hàng hóa mà họ bán trong khi các hoạt động đại lý chỉ bán hàng theo ủy nhiệm của người ký gửi hoặc bán hàng để hưởng hoa hồng. b. Khái niệm hoạt động thương mại Hoạt động thương mại mang bản chất của hoạt động dịch vụ, diễn ra trên không gian thị trường cụ thể và thời gian xác định. Xét theo ý nghĩa đó và dựa theo hệ thống phân loại sản phẩm (Central Products Classification - CPC) của Liên Hợp Quốc, Tổ chức thương mại thế giới đã phân định hoạt động thương mại hàng hóa trên thị trường các nước thành viên là hoạt động dịch vụ phân phối. Theo phân loại các ngành dịch vụ của Tổ chức thương mại thế giới, ngành dịch vụ phân phối gồm 4 phân ngành: dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ, đại lý hoa hồng và nhượng quyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 thương mại; trong đó, bán buôn và bán lẻ là hoạt động dịch vụ chính trong ngành dịch vụ phân phối. Luật Thương mại (2005) của Việt Nam quan niệm: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, Xúc tiến thương mại (XTTM) và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác” Cụ thể, hoạt động thương mại gồm các nhóm sau: + Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Các hình thức mua bán hàng hóa bao gồm: - Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. - Mua bán hàng hóa trong nước: Thực hiện thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa. - Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. + Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Có một số hoạt động dịch vụ chủ yếu sau đây: - Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. - Dịch vụ quá cảnh hàng hóa - Dịch vụ giám định - Cho thuê hàng hóa - Nhượng quyền thương mại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan