Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình n...

Tài liệu Phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông

.PDF
91
97
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM --------- NGUYỄN HỮU THẮNG PHƢƠNG HƢỚNG DẠY HỌC BÀI TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ CHÍ MINH TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - NĂM 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỉ XXI là thế kỉ của những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, hội nhập và phát triển. Trước hoàn cảnh đó, để bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới, của thời đại, một yêu cầu cấp bách đang đặt ra đối với nền giáo dục nước ta là phải không ngừng đổi mới, hiện đại hoá cả về nội dung và phương pháp dạy học. Nhà trường là nơi giúp cho từng cá nhân, mỗi công dân thay đổi triệt để quan niệm và phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với yêu cầu của thời hiện đại - thời đại mà mỗi con người phải năng động, tích cực sáng tạo. Trong thực tế, giảng dạy văn học sử ở nhà trường phổ thông nói chung và dạy các bài học về tác gia nói riêng còn nằm trong quỹ đạo của lối dạy học cũ không phát huy được năng lực học tập của học sinh. Giảng dạy theo phương pháp thuyết giảng hay thông báo một chiều chỉ thích ứng với nền nông nghiệp và công nghiệp cách đây hàng chục thế kỉ. Khi tri thức nhân loại còn ít, yêu cầu của giáo dục lúc đó chỉ cần những con người " thừa hành và thừa hành sáng dạ" chứ không phải là con người năng động sáng tạo, biết giải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, biết tự tìm kiếm việc làm như hiện nay. Với bài văn học sử về tác gia văn học, lượng kiến thức nhiều, khó và mới nên giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình. Dạy thuyết trình thì kết quả đánh giá tuỳ thuộc vào khả năng tái hiện lượng kiến thức nhiều hay ít theo lời giảng của giáo viên hay theo sách giáo khoa, khả năng sáng tạo của học sinh không có cơ hội để phát triển. Lối dạy này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giảng dạy của giờ văn. Đối với các bài văn học sử về tác gia văn học, làm thế nào để học sinh không thờ ơ với bài giảng, hứng thú say mê tìm hiểu và phát huy được tính sáng tạo? Làm thế nào để rèn luyện năng lực tự nghiên cứu, tự hoạt động trên văn bản của học sinh? Vì vậy có phương hướng dạy học hợp lý các bài này sẽ giúp các em hình thành năng lực tự nghiên cứu, tự hoạt động trên văn bản là việc làm cần thiết, sát thực đúng với xu thế đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng mục tiêu giáo dục như Nghị quyết II của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã ghi: " Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học." Định hướng được như trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này với những lí do sau: 1.1 Bài học về tác gia là kiểu bài tiềm ẩn nhiều yếu tố. Nó không chỉ bao gồm kiến thức về cuộc đời, con người và sự nghiệp văn chương mà nó còn là kiến thức về các thể loại, nhiều lĩnh vực, quan điểm, tư tưởng, thành tựu, nội dung, nghệ thuật và phong cách sáng tác của nhà văn. Hay nói cách khác, bài học về tác gia chứa đựng một dung lượng lớn kiến thức, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (bao gồm cả kiến thức khái quát và kiến thức cụ thể). Mặt khác, còn nhiều kiến thức trùng lặp, giờ học lại thiên về cung cấp kiến thức nên hiệu quả giờ học không cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Người còn là một nhà văn lớn, là người "mở đường cho nền văn học mới của giai cấp vô sản" (Hà Minh Đức). Hậu thế đã được thừa hưởng từ Người một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại, nhiều phong cách, được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Những sáng tác ấy có giá trị vô cùng quan trọng trong việc giáo dục tinh thần yêu nước, tình cảm cách mạng và lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam. Không những thế nó còn góp phần đưa văn học Việt Nam đi vào quỹ đạo chung của văn học cách mạng thế giới với tư cách là bộ phận hợp thành. Đồng thời, thơ văn của Bác còn giải quyết đúng đắn và kịp thời các vấn đề dân tộc và thời đại. 1.3. Trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh vẫn là tác giả được lựa chọn và giảng dạy với tư cách là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Vì thế thực hiện luận văn này, ngoài ý nghĩa phục vụ học tập, chúng tôi còn muốn cung cấp một phương hướng dạy học bài học về tác gia một cách khoa học và hợp lí để tất cả những người quan tâm đến ngành giáo dục có thêm một tư liệu tham khảo bổ ích, quý giá trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. 1.4. Hiện nay, phương hướng giảng dạy các bài tác gia văn học nói chung và bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh nói riêng, giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng và chưa thực sự tìm ra phương hướng giảng dạy hợp lí, có hiệu quả. Thực tế cho thấy, các bài học về tác gia đều được giáo viên giảng dạy bằng phương pháp thuyết trình, giảng từ đầu đến cuối, học sinh chỉ nghe và ghi chép. Như vậy giờ học không phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh. Điều này đi ngược lại với phương pháp giáo dục hiện đại. Phương pháp dạy học hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, trò là chủ thể hoạt động. Tuy nhiên với một khối lượng kiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn thức lớn, phức tạp, quỹ thời gian có hạn, giáo viên lại chưa tìm được phương pháp dạy học hợp lý đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giờ học kém hiệu quả. 1.5. Lâu nay khi tìm hiểu về nhà văn Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã dành nhiều sức lực, tâm huyết cho những trang viết có giá trị của Người. Nhưng những công trình coi "Phương hướng dạy học bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh" là đối tượng nghiên cứu chuyên biệt vẫn còn vắng bóng. Cho đến nay đây vẫn là một khoảng trống cần khai thác và nghiên cứu. Với tất cả những lý do như trên cùng với tấm lòng kính yêu vô hạn của người con đất Việt đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi quyết định chọn "Phương hướng dạy học bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông" làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn này với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học văn - công cuộc mà cả xã hội đang chung tay góp sức. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là một nhân cách lớn tổng hoà nhiều tư tưởng, chính trị, đạo đức, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, phong cách sống và làm việc,...Nói về Hồ Chí Minh, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết "Hồ Chí Minh là một con người phi thường, xuất chúng...là nhà chiến lược, nhà lãnh đạo, nhà tổ chức đồng thời là một nhà văn hoá, nhà báo, nhà thơ lớn. Chất con người Hồ Chí Minh là chất Việt Nam, chất cộng sản, chất nhân văn. Tất cả gặp gỡ, hoà quện trong một con người". Khi xuất hiện, các tác phẩm văn chương của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã được giới nghiên cứu văn học và độc giả đặc biệt chú ý. Tìm hiểu những công trình nghiên cứu văn chương của Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn thấy các nhà nghiên cứu tập trung vào hai hướng tiếp cận chủ yếu đó là: tiếp cận trên góc độ tổng quan và tiếp cận từ tác phẩm cụ thể. Có nhiều công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh như: Trương Chính-Cảm nghĩ đọc truyện và kí của Bác-Báo văn nghệ quân đội số 2, năm 1975. Xích Điểu-Văn châm biếm, đả kích qua một số bài viết của Bác Hồ-Tạp chí văn học số 3, năm 1970. Hà Minh Đức-Truyện và kí của Hồ Chủ tịch-Tạp chí văn học số 3, năm 1974. Hà Minh Đức-Chủ tịch Hồ Chí Minh người khai sáng và mở đầu cho một thế hệ mới trong văn học-Tạp chí cộng sản số 6, năm 1980. Hà Minh Đức-Sự nghiêp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh-Giáo dục năm 2000. Đỗ Đức Hiểu-Hồ Chí Minh người sáng tạo những điển hình văn học-Tạp chí văn học số 3, năm 1975. Nhiều tác giả-Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh-NXB khoa học xã hội, năm 1979. Phạm Huy Thông-Nghệ thuật viết văn của Hồ Chủ tịch-Tạp chí văn học số 3, năm 1974. Phạm Huy Thông-Để hiểu nhà văn Hồ Chí Minh-Tạp chí văn học số 3, năm 1980. Lê Trí Viễn-Đọc những bài viết đầu tiên của Bác-Văn nghệ quân đội tháng 5, năm 1972. Nguyễn Xuân Lạn-Thơ văn Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong nghiên cứu phê bình- NXB ĐHQG Hà Nội, năm 1999. Đào Lan Anh- Nhân vật người kể chuyện trong truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc- Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2004. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Thanh Hải- Dạy thơ Hồ Chí Minh- Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, năm 2007. Nguyễn Trí-Nguyễn Trọng Hoàn-Đinh Thái Hương: Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn- tiếng Việt ở nhà trường phổ thông- Nxb Giáo dục, 2001. Các nhà nghiên cứu dường như đã có những ưu ái đặc biệt với các sáng tác của Hồ Chí Minh qua nhiều công trình kể trên. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào đề cập đến phương hướng giảng dạy bài học về tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong chương trình trung học phổ thông. Mặc dù vậy những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước là tiền đề quý báu cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, khai thác đề tài này. Với đề tài "Phương hướng dạy học bài tác gia Nguyễn Ái Quố-Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ Văn THPT" người viết mong muốn đưa ra được hướng tiếp cận hiệu quả bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông. Đồng thời, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học mà cả xã hội đang cùng bàn và cùng làm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thực tế học tập và giảng dạy bài tác gia Hồ Chí Minh ở nhà trường phổ thông còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ: dung lượng kiến thức lớn, học sinh chưa thực sự chủ động học tập, phương pháp giảng dạy của giáo viên đôi khi còn lúng túng chưa phát huy triệt để tính sáng tạo của học sinh...Vì vậy khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói trong việc đổi mới phương pháp dạy học các bài văn học sử nói chung, bài tác gia Hồ Chí Minh nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn Để đạt được mục đích đề ra, đề tài này có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Nghiên cứu những tiền đề lí luận cần thiết và khả năng nhận thức của học sinh Trung học phổ thông trong việc chiếm lĩnh các bài văn học sử nói chung, bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh nói riêng. Nghiên cứu thực trạng dạy và học bài tác gia Hồ Chí Minh ở nhà trường phổ thông. Đề xuất phương hướng dạy học mới khi dạy bài tác gia Hồ Chí Minh. Thiết kế thực nghiệm bài dạy về tác gia Hồ Chí Minh. 4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn 4.1. Phạm vi nghiên cứu Do yêu cầu của đề tài "Phƣơng hƣớng dạy học bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong chƣơng trình ngữ văn Trung học phổ thông" nên chúng tôi chỉ đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu bài học về tác gia Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn Trung học phổ thông. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi sẽ đề xuất một phương hướng dạy học mới phù hợp với tình hình thực tế. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Bài "Tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh"- SGK Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, năm 2009. Giáo án và giờ dạy bài học về tác gia Hồ Chí Minh của giáo viên. Thực tế học bài học về tác gia Hồ Chí Minh của học sinh Trung học phổ thông. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khi thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn Phương pháp phân tích, tổng hợp đánh giá các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề đang được tìm hiểu. Phương pháp khảo sát, điều tra thực trạng dạy học bài tác gia Hồ Chí Minh ở nhà trường phổ thông nhằm đánh giá chất lượng tiếp thu bài của học sinh, giờ dạy và giáo án của giáo viên. Phương pháp so sánh tổng hợp nhằm đưa ra những kết luận khoa học, kết luận sư phạm. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng dạy học tích cực. Phương pháp thực nghiệm sư phạm, hiện thực hóa phương hướng dạy học mới qua thiết kế giáo án và giờ dạy thực nghiệm nhằm đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, hợp lý và khả thi của các biện pháp trong thực tế dạy học ở nhà trường Trung học phổ thông. 6. Giả thuyết khoa học Phƣơng hƣớng dạy học bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là một đề xuất khoa học mới trong việc dạy học bài học về tác gia ở nhà trường phổ thông. Nếu tổ chức dạy học theo đề xuất của luận văn sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả dạy và học bài học về tác gia Hồ Chí Minh ở trường phổ thông. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu& Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh và những tiền đề khoa học nghiên cứu tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh. Chương 2: Phương hướng dạy học bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông. Chương 3: Thiết kế thực nghiệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG1 TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ CHÍ MINH 1.1. Tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh 1.1.1.Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung) khi đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, sau về quê nội ở làng Kim Liên-huyện Nam Đàn-Nghệ An. Đây vốn là quê hương của phong trào đấu tranh quật khởi, giàu truyền thống văn học. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gốc nông dân. Song thân của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc và cụ Hoàng Thị Loan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn Lúc nhỏ, Nguyễn Sinh Cung là học trò thông minh, chăm chỉ học tập và ham tìm hiểu những điều mới lạ. Ngoài những sách phải học, Người còn ham đọc truyện và thơ ca yêu nước. Những chuyện anh hùng liệt sĩ ở địa phương, những buổi đàm luận về thời cuộc giữa cụ Phó bảng với các nhà yêu nước khác mà người được nghe đã sớm giáo dục cho Người tinh thần yêu nước, thương nòi, nhen nhóm trong tâm hồn tuổi trẻ khát vọng làm việc có ích cho dân, cho nước. Ở nhà, Người đã được học chữ Hán từ gia đình, lớn lên theo cha vào Huế và sau đó có một thời gian dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) với tên gọi là Nguyễn Tất Thành. Năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Người đã ra đi tìm đường cứu nước. Trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước ấy, Nguyễn Ái Quốc đã từng qua nhiều nước thuộc châu Á, Châu Âu, châu Mĩ, châu Phi; được tiếp xúc với nền văn hoá của nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới ở cả phương Đông và phương Tây. Người biết nhiều thứ tiếng nước ngoài và có những hiểu biết sâu sắc về các dân tộc và nhân dân thế giới. Năm 1918, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp và thành lập Hội Những người Việt Nam yêu nước. Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam ở Pháp, người thanh niên yêu nước ấy đã gửi tới Hội nghị Hoà bình họp ở Véc-xây (Pháp) bản yêu sách Quyền các dân tộc kí tên là Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Trong thời gian ở Pháp, Người tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phong kiến và kêu gọi đoàn kết các dân tộc thuộc địa. Năm 1924, Người đã bí mật sang Liên Xô tham dự Quốc tế Cộng sản V và được chỉ định làm Uỷ viên phương Đông của Quốc tế cộng sản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn Năm 1925, Người sáng lập ra tổ chức Việt Nam Cách mạng đồng chí hội. Năm 1928, Người chuyển sang hoạt động cách mạng ở Thái Lan. Ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1941, Người về nước thành lập Mặt trận Việt Minh và trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Tháng 8 năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh sang họp ở Trung Quốc. Vừa qua biên giới Việt- Trung, Người đã bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt, bị giam cầm và giải tới giải lui khắp 13 huyện, qua mấy chục nhà lao hơn một năm trời (từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943). Trong những ngày bị đày đoạ vô cùng khổ cực đó, Hồ Chí Minh đã viết tập thơ "Nhật kí trong tù" bằng chữ Hán, thể hiện tư tưởng, tâm hồn cao cả của một chiến sĩ cộng sản kiên cường, một thi sĩ giàu tình thương và luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống hiện tại và luôn hướng về tương lai tươi sáng. Tháng 9 năm 1943, Người được trả tự do, trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ đầu tiên trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ngày 6/1/1946, sau cuộc tổng tuyển của đầu tiên, Người đã được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Từ đó trở đi, Người luôn đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, trực tiếp lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ trần trong niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Người để lại bản Di chúc lịch sử thể hiện lập trường tư tưởng, đạo đức sáng ngời, để lại muôn vàn tình yêu thương cho toàn thể nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới. Năm 1990, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn Người là "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn". Hồ Chí Minh là người chiến sĩ kiên cường trên suốt nửa thế kỉ tham gia đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 1.1.2. Quan điểm sáng tác văn học Là một nghệ sĩ đầy tài năng nhưng Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ, nhà văn mà Người chỉ là người bạn của văn nghệ, một người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Những áng văn chính luận giàu chất sống thực tế, sắc sảo về chính kiến và ý tưởng (Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, ...) những truyện ngắn độc đáo và hiện đại, hàng trăm bài thơ giàu tình đời, tình người, chứa chan thi vị được viết ra bằng tài năng và tâm huyết. Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc quy luật và đặc trưng của văn nghệ, từ phương diện tư tưởng chính trị đến nghệ thuật biểu hiện. Điều này trước hết thể hiện trực tiếp trong hệ thống quan điểm sáng tác văn chương của Người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.1.2.1. Về vai trò của văn nghệ nói chung và vị trí của văn nghệ sĩ trong đời sống cách mạng. Là nhà cách mạng rất yêu văn nghệ, Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho cho sự nghiệp cách mạng. Người đã xác định vai trò to lớn của nghệ sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển xã hội. Tinh thần đó được Người nói lên trong bài "Cảm tưởng đọc thiên gia thi" : "Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ, Sơn, thuỷ, yên, hoa, tuyết, nguyệt, phong. Hiện đại thi trung ưng hữu thiết, Thi gia dã yếu hội xung phong". (Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp, Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông. Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong.) Khác với quan điểm trong thơ ca cổ Trung Quốc chú trọng đến nhạc, hoạ, thiên nhiên, Hồ Chí Minh không phủ nhận vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng Người không xem thiên nhiên như là một chuẩn mực của cái đẹp. Người lại nhấn mạnh đến "chất thép" trong thơ ca hiện đại. "Chất thép" ở đây chính là xu hướng cách mạng và sự tiến bộ về tư tưởng, là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thơ ca. Đây chính là tinh thần cách mạng, mục đích cách mạng của văn chương thời đại. Quan điểm của Hồ Chí Minh là sự tiếp thu, kế thừa quan điểm dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu trong truyền thống dân tộc và được nâng cao trong thời đại cách mạng vô sản. Trong "Thƣ gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951", một lần nữa Người khẳng định: " Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy, cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân". Quan điểm nghệ thuật này bao trùm lên hầu hết các sáng tác của Hồ Chí Minh, thể hiện một cách đầy đủ tâm hồn của một chiến sĩ cộng sản vĩ đại. 1.1.2.2. Quan điểm về một tác phẩm văn chƣơng cụ thể Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng mục đích và đối tượng tiếp nhận văn chương. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương, mỗi người khi cầm bút cần xác định rõ: "viết cho ai?" (đối tượng), "viết để làm gì?"(mục đích), từ đó quyết định "viết cái gì?"(nội dung), và "viết như thế nào?"(hình thức). Và Bác xác định rõ: "viết cho công nông binh. Viết để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình, để phục vụ quần chúng" (Văn Hồ Chủ tịch). Trong sự nghiệp sáng tác của mình, tuỳ theo từng đối tượng cụ thể, Bác đã chủ động thay đổi từ nội dung đến hình thức của tác phẩm, từ chủ đề đến cách viết...Chẳng hạn, với đối tượng là dân thường, để tuyên truyền cách mạng và hướng tới đồng bào mình, chủ yếu là những người dân có trình độ thấp, thích những điều dễ hiểu, dễ nhớ, " Bác đã viết hàng loạt những tác phẩm rất đơn sơ, mộc mạc tưởng như không thể gọi là nghệ thuật" (Hoài Thanh), nhưng đều dễ dàng đi vào đời sống của nhân dân như "Không có gì quý hơn Độc lập tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không bao giờ thay đổi",.... Với đối tượng là người có văn hoá cao, đó là những trí thức yêu nước, các bậc nhân sĩ, các bậc túc nho, Bác thường viết bằng chữ Hán. Đặc biệt là những bài thơ viết theo thể tứ tuyệt hàm súc, cô đọng. Đối với dân tộc và nhân dân thế giới, Bác viết những tác phẩm chính luận với giọng văn mạnh mẽ, hào hùng, chứng cớ cụ thể, xác thực, cách lập luận chặt chẽ, đanh thép. Đối với bản thân mình, Bác sáng tác thơ văn để thể hiện ước mơ về cuộc sống, những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn xúc động trước cái đẹp, những suy nghĩ về hiện thực đất nước, tiêu biểu là tập thơ Nhật kí trong tù. Về tính chân thực và hiệu quả của tác phẩm văn chương + Thể hiện ở nội dung Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thực. Phát biểu trong buổi triển lãm hội hoạ trong năm đầu cách mạng, Người uốn nắn một hướng đi: "Chất mơ mộng nhiều quá mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít". Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải " miêu tả cho hay, cho chân thực, cho hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, phải chú ý nêu gương người tốt, việc tốt nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của tác phẩm văn chương, uốn nắn và phê phán cái xấu, quần chúng đang đợi những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại vẻ vang của chúng ta, những tác phẩm ca tụng chân thật những người mới, việc mới chẳng những để làm gương cho chúng ta ngày nay mà còn để giáo dục cho con cháu ta đời sau" ( Hồ Chí Minh ). + Thể hiện ở hình thức Người cho rằng, nhà văn phải thực sự chú ý đến hình thức biểu hiện. Tác phẩm văn chương phải có hình thức trong sáng, hấp dẫn: "Tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú chưa đủ mà còn phải có hình thức trong sáng và tươi vui" để " khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích". Bác khuyên văn nghệ sĩ phải chú đến cách viết, cách sử dụng ngôn ngữ, tránh lối viết cầu kỳ, xa lạ, nặng nề. Có người hỏi Bác về cách viết văn, Bác nói: "Một tác phẩm văn chương không cứ dài mới hay. Tác phẩm phải diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói. Nó trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được, và sau khi đọc xong thì độc giả phải suy nghĩ, tác phẩm ấy mới xem là tác phẩm hay và biên soạn tốt". Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn trong sáng của tiếng Việt. Theo Người, nội dung và hình thức của tác phẩm văn chương phải đậm đà tính dân tộc, được nhân dân yêu thích. Như vậy, quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát huy những nét tích cực của văn chương truyền thống, thể hiện chân thật tâm hồn trong sáng, lối sống cao đẹp của người Việt Nam. Đây không chỉ là kinh nghiệm quý báu dành riêng cho những người say mê văn chương mà còn là bài học sâu sắc đối với tất cả chúng ta. 1.1.3. Sự nghiệp văn học Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đặc sắc về phong cách nghệ thuật. Sự nghiệp văn học của Người bao gồm các lĩnh vực sau: văn chính luận, truyện, kí và thơ ca được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau: tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Việt. Có thể tìm hiểu sự nghiệp văn học của Người chủ yếu trên hai lĩnh vực sau: 1.1.3.1. Văn xuôi * Văn chính luận Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị, nhằm tấn công trực diện kẻ thù, hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng trong những chặng đường lịch sử. Từ những năm 20 của thế kỉ XX, các bài văn chính luận với bút danh Nguyễn Ái Quốc đăng trên các tờ báo "Ngƣời cùng khổ”, "Nhân đạo", "Đời sống thợ thuyền" đã tác động và ảnh hưởng lớn đến công chúng Pháp và nhân dân thuộc địa. Nổi bật là "Bản án chế độ thực dân Pháp", tác phẩm chính luận sắc sảo, nói lên một cách thống thiết nỗi đau khổ của người dân bản xứ và tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp; thức tỉnh, kêu gọi những người nô lệ đứng lên chống áp bức, bóc lôt. "Bản án chế độ thực dân Pháp" là một áng văn chính luận hùng hồn, đanh thép và có sức thuyết phục cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn "Tuyên ngôn Độc lập" (1945) là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, phản ánh khát vọng độc lập, tự do và cuộc đấu tranh bền bỉ, kiên trì của dân tộc đã giành được thắng lợi; trang trọng tuyên bố quyền độc lập dân tộc của Việt Nam trước nhân dân trong nước và thế giới. "Tuyên ngôn Độc lập" là tác phẩm chính luận có giá trị lịch sử, giá trị pháp lí, giá trị nhân bản và giá trị nghệ thuật cao. Tác phẩm được viết bởi cảm hứng phấn chấn, giàu cảm xúc thẩm mĩ, tha thiết đề cao giá trị Chân-Thiện-Mĩ của mỗi con người cũng như của cả dân tộc. Đây là áng văn hay có cấu trúc chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn từ chính xác. "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" (1946), "Không có gì quý hơn Độc lập tự do" (1966) là những áng văn chính luận hào hùng, tha thiết, làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước. Những tác phẩm ấy nói lên những vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, thể hiện sâu sắc tiếng gọi của quê hương, đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt của dân tộc. Vào những năm tháng cuối đời, Người viết "Di chúc" thiêng liêng mà chan chứa tình cảm. Bản Di chúc là lời căn dặn thiết tha chân tình với đồng bào, đồng chí, vừa mang tính chiến lược trong phát triển đất nước, vừa thấm đượm tình yêu thương con người. Văn chính luận của Hồ Chí Minh giàu chất trí tuệ. Người am hiểu sâu sắc quy luật vận động xã hội, dựa vào chính nghĩa với sức mạnh và giá trị tinh thần của chân lí, dựa vào nhân dân và lương tri của nhân loại. Do đó, bao giờ Người cũng ở thế chủ động, mạch văn chính luận sắc sảo, thuyết phục. Văn chính luận của Hồ Chí Minh giàu tính luận chiến suốt trong nửa thế kỉ liên tục, tiến công kẻ thù bằng sức mạnh của ngòi bút. Có thể nói văn chính luận của Hồ Chí Minh đã đạt đến trình độ mẫu mực về văn chính luận hiện đại. *Truyện và kí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn Khoảng từ năm 1922-1923, Nguyễn Ái Quốc viết một số truyện ngắn và kí bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại. Tiêu biểu là các truyện ngắn "Pa-ri"(1922), "Lời than vãn của bà Trưng Trắc"(1922), "Con người biết mùi hun khói"(1922), "Đồng tâm nhất trí"(1922), "Vi hành"(1923), "Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu"(1925), "Con rùa" (1925),...Trong đó, đặc biệt truyện ngắn "Pa-ri" là một sáng tác đầu tay của Nguyễn Ái Quốc, miêu tả một khu phố Pa-ri bên cạnh những toà nhà tráng lệ, nguy nga với cuộc sống xa hoa của giai cấp tư sản là những mái nhà lụp xụp, bẩn thỉu và cuộc sống cùng cực của những người dân thợ thuyền. Qua tác phẩm giúp ta nhìn thấu được mâu thuẫn giàu nghèo gay gắt trong xã hội Pháp lúc bấy giờ. Dựa vào những sự thật mắt thấy tai nghe, cộng với sự tưởng tượng phong phú và sự hư cấu nghệ thuật một cách tài tình, các tác phẩm "Lời than vãn của bà Trƣng Trắc", "Vi hành", tiểu phẩm "Sở thích đặc biệt" và vở kịch "Con rồng tre" đã bóc trần bộ mặt giả dối, ươn hèn, bịp bợm, đốn mạt của tên vua bù nhìn Khải Định. Mỗi tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc đều cô đọng, súc tích, có tư tưởng riêng, thâm thuý, chất trí tuệ toả trong hình tượng. Bút pháp hiện đại, nghệ thuật châm biếm và giá trị nghệ thuật có thể so sánh với cả những tác phẩm chân chính mà người Pháp viết về nước Pháp. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, truyện ngắn "Giấc ngủ mƣời năm"(1949) với bút danh Trần Lực là một sáng tác giàu tinh thần lạc quan cách mạng và có ý nghĩa dự báo. Ngoài truyện ngắn, Hồ Chí Minh còn viết những tác phẩm kí đặc sắc như: Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đƣờng vừa kể chuyện (1963)... 1.1.3.2. Thơ ca. Thơ ca là lĩnh vực nổi trội nhất trong sự nghiệp sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. Với trên 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn Nhật kí trong tù- 133 bài, Thơ Hồ Chí Minh-86 bài, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh-36 bài. Người đã có những đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong "Mấy vấn đề về phƣơng pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh", Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã chia thơ Hồ Chí Minh thành hai bộ phận: Thơ tuyên truyền cách mạng và thơ nghệ thuật. Quan điểm này có nhiều nhà nghiên cứu không đồng tình, họ cho rằng phân chia như thế là không chính xác. Vì thơ Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố tuyên truyền và yếu tố nghệ thuật. Cố Thủ tướng Trường Chinh nói: "Nghệ thuật và tuyên truyền là không hoàn toàn khác, nhưng cũng không hoàn toàn giống nhau. Tuyên truyền cũng là một thứ nghệ thuật. Nghệ thuật tuyên truyền là một phần trong nghệ thuật nói chung. Và bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng có ít nhiều tính tuyên truyền(...). Tuyên truyền cao tới một mức nào đó thì tuyên truyền trở thành nghệ thuật. Nghệ thuật thiết thực tới một mức nào đó thì nghệ thuật tính chất rõ rệt là tuyên truyền". Đọc thơ Bác, Xuân Diệu cũng có nhận xét: "trong khi viết những bài ca tuyên truyền cổ động, nhiều khi Bác đã đạt tới chất thơ". Những bài như: Tặng cụ Đinh Chƣơng Dƣơng, Tặng Võ Công, Tặng Bùi Công... thật sự là những bài như vậy: " Xem sách chim rừng vào đậu cửa Phê văn hoa núi ghé nghiên soi. Tin vui thắng trận dồn chân ngựa Nhớ cụ thơ xuân tặng một bài". ( Tặng Bùi Công) Theo tôi, có thể chia thơ Hồ Chí Minh thành hai bộ phận: thơ tiếng Việt (chủ yếu là những bài ca, bài vè thời kì mặt trận Việt Minh, thơ tuyên truyền cách mạng, thơ chúc tết), và thơ chữ Hán (gồm Nhật kí trong tù và chùm thơ kháng chiến chống Pháp). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất