Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh ...

Tài liệu Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh các trường tiểu học thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay

.PDF
202
989
120

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ---------- TRẦN LƢU HOA QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ---------- TRẦN LƢU HOA QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục MÃ SỐ: 9 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG 2. PGS. TS. TRẦN HỮU HOAN Hà Nội, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác; các thông tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Trần Lƣu Hoa LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ, động viên của quý Thầy, Cô và bạn bè đồng nghiệp, gia đình. Với lòng kính trọng tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ, giảng viên, viên chức Học viện Quản lý Giáo dục đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ và hoàn thành luận án. Đặc biệt, với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng; PGS.TS. Trần Hữu Hoan là những người thầy, người hướng dẫn khoa học đã thường xuyên chỉ bảo, tận tình hướng dẫn giúp đỡ tác giả nghiên cứu hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô đã hướng dẫn giúp đỡ tôi và các đồng nghiệp đã cộng tác hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, đặc biệt là gia đình nhỏ bé cha mẹ, chồng, các con, các anh chị em tôi, bạn bè đồng nghiệp đã động viên khích lệ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Chắc chắn trong luận án sẽ còn nhiều thiếu sót, tác giả kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ của quý Thầy, Cô để hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận án Trần Lƣu Hoa DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quản lý GV Giáo viên CMHS Cha mẹ học sinh LLXH Lực lượng xã hội LLGD Lực lượng giáo dục HSTH Học sinh tiểu học QLHĐ GD Quản lý hoạt động giáo dục QLGD Quản lý giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GD KNS Giáo dục kĩ năng sống HĐGD Hoạt động giáo dục CSVC Cơ sở vật chất TDTT Thể dục thể thao CLB Câu lạc bộ KHKT Khoa học kĩ thuật MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................5 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.....................................................................5 4. Giả thuyết khoa học .............................................................................................5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................6 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................6 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................8 8. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................11 9. Các luận điểm bảo vệ ........................................................................................11 10. Đóng góp của luận án ......................................................................................12 11. Cấu trúc luận án ...............................................................................................13 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ........................14 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .....................................................................14 1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ............14 1.1.2. Nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh phổ thông ........22 1.1.3. Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông........................................25 1.2. Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trƣờng tiểu học.............................................................................................36 1.2.1. Khái niệm về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ...........................36 1.2.2. Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học ..................................41 1.2.3. Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học ............................................................................................................47 1.3. Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS trƣờng tiểu học .............................................................................................52 1.3.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học ...............................................................52 1.3.2. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học............................................................................53 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trƣờng tiểu học........................................62 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................66 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................68 2.1. Khái quát về giáo dục Tiểu học thành phố Hà Nội ...................................68 2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý của thành phố Hà Nội .............................................68 2.1.2. Khái quát về giáo dục tiểu học ở thành phố Hà Nội .....................................69 2.2. Giới thiệu hoạt động khảo sát .....................................................................73 2.3. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trƣờng tiểu học thành phố Hà Nội ...............................................75 2.3.1. Nhận thức của các khách thể nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm ..................................................75 2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học .....................................................................................79 2.3.3. Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học .....................................................................84 2.3.4. Thực trạng phương pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ..............................................................................87 2.4. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội ..............................................88 2.4.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm trong các trường tiểu học ..............................................................88 2.4.2. Thực trạng quản lý chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh .........................................................90 2.4.3 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học ........................99 2.4.4. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học .........................................101 2.4.5. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong trường và ngoài xã hội để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm......103 2.4.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và tài chính phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm ...............................................105 2.5. Thực trạng những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trƣờng tiểu học .......................................................................................................................107 2.6. Đánh giá chung ...........................................................................................108 Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................113 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...........................................................................114 3.1. Định hƣớng phát triển giáo dục thành phố Hà Nội đến năm 2020 ........114 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................117 3.2.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học ............................................117 3.2.2. Đảm bảo tính thống nhất giữa dạy học và giáo dục .....................................118 3.2.3. Đảm bảo tính phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường tiểu học ......118 3.2.4. Đảm bảo phát huy được lực lượng giáo dục tham gia giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ......................................................................................................119 3.2.5. Đảm bảo tính linh hoạt trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học......................................................................................................................119 3.3. Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội ............................................119 3.3.1. Tổ chức phổ biến các quy định của ngành và của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm .......................................................................................................119 3.3.2. Tổ chức bồi dưỡng để nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học .......................123 3.3.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ......................................................................................................................128 3.3.4. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh .........................134 3.3.5. Xây dựng danh mục các kỹ năng sống phù hợp với học sinh tiểu học theo tinh thần Chương trình giáo dục phổ thông mới............................................142 3.4. Khảo nghiệm mức độ nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất .......................................................................146 3.4.1. Khảo nghiệm ...................................................................................................146 3.4.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................................149 3.5. Thử nghiệm biện pháp đề xuất .................................................................150 Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................156 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................157 1. Kết luận ...........................................................................................................157 2. Khuyến nghị ....................................................................................................159 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...............173 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp và học sinh tiểu học thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2016.....................................................................................69 Bảng 2.2. Kết quả giáo dục tiểu học thành phố Hà Nội ........................................71 Bảng 2.3. Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ thực hiện giáo dục nhóm kĩ năng sống hướng tới bản thân cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội .......79 Bảng 2.4. Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ thực hiện giáo dục nhóm kĩ năng sống hướng tới bạn bè, cộng đồng cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội ...................................................................................................80 Bảng 2.5. Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ thực hiện giáo dục nhóm kĩ năng sống hướng tới công việc cho học sinh tiểu học ...................................82 Bảng 2.6. Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ thực hiện giáo dục nhóm kĩ năng sống hướng tới xã hội cho học sinh tiểu học ........................................83 Bảng 2.7. Kết quả ý kiến đánh giá hình thức giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học..................................84 Bảng 2.8. Tỷ lệ ý kiến đánh giá phương pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học..................................87 Bảng 2.9. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ........................................89 Bảng 2.10. Kết quả đánh giá mức độ quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh qua việc tích hợp vào các môn học của giáo viên ..........................................................................91 Bảng 2.11. Kết quả mức độ thực hiện giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên ................................................................................................93 Bảng 2.12. Tần suất thực hiện các hình thức giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ..............94 Bảng 2.13. Thực trạng việc tích hợp hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm với hoạt động GDNGLL ...........................95 Bảng 2.14. Thực trạng việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm với hoạt động của Đội TNTP HCM ........................97 Bảng 2.15. Thực trạng mức độ tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học ......................................................................................99 Bảng 2.16. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ....101 Bảng 2.17. Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ phối hợp các lực lượng trong trường và ngoài xã hội để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm.........................................................103 Bảng 2.18. Tỷ lệ ý kiến đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất và tài chính phục vụ giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ..........................................................................105 Bảng 2.19. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ......107 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết các biện pháp .....................................147 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp ............................148 Bảng 3.3. Kết quả thử nghiệm .............................................................................153 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ ý kiến đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học ..........................................................76 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ...........................150 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân cách của mỗi người được thể hiện trong cách ứng xử với người khác, với công việc và với bản thân là sự kết tinh của văn hóa thông qua hệ giá trị, chuẩn mực, thế giới quan và nhân sinh quan, trong tình cảm, niềm tin… và được biểu hiện trong hành vi, cách ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội. Phát triển nhân cách cho mỗi con người chính là tạo ra nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội cho các quốc gia. Muốn phát triển nhân cách cho mỗi người phải bắt đầu từ việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho họ. Trong xu thế hội nhập, đất nước nào xây dựng và giúp cho thế hệ trẻ có được hệ kĩ năng sống đúng đắn, phù hợp với thời đại mà vẫn giữ được bản sắc của dân tộc mình thì đất nước đó sẽ phát triển. Kĩ năng sống được coi là nền tảng để con người sống và phát triển. Việt Nam đang thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông từ năm 2018 thực hiện đổi mới chương trình phổ thông tổng thể. Việc đổi mới bắt đầu từ đổi mới mục tiêu giáo dục từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho người học sang trang bị những năng lực cần thiết cho họ: năng lực hợp tác, có khả năng giao tiếp, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của thị trường lao động, năng lực quản lý, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; tôn trọng và nghiêm túc tuân theo pháp luật; quan tâm và giải quyết các vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu; có tư duy phê phán, có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. Bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục đã được quán triệt trong đổi mới mục tiêu, nội dung, và phương pháp giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Những tri thức lý luận trang bị cho học sinh sẽ được tổ chức trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn. Trong chương trình phổ thông mới, các hoạt động thực tiễn được gọi là hoạt động trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm với mục tiêu là giúp học sinh có môi trường thực tiễn thể hiện các hoạt động sống ứng dụng lý 2 thuyết là thực tiễn, từ đó hình thành và phát triển kĩ năng sống. Tuy nhiên, nhận thức về kĩ năng sống, cũng như việc thể chế hóa giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam chưa thật cụ thể, đặc biệt về hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS ở các cấp, bậc học còn bất cập [19]. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, “Kĩ năng sống” được triển khai trên nền tảng “quan điểm sống” hướng vào “chân - thiện - mĩ”, của phạm trù “giá trị sống”. Giá trị sống là cơ sở để mỗi con người tu dưỡng, hành động, sống có ích cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng. Đây là nét mới của triết lí giáo dục trong thời kỳ đất nước phát triển với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh CNH-HĐH, hội nhập quốc tế. Giáo duc kĩ năng sống cho học sinh phải được thực hiện thông qua các hoạt động thực tiễn hay còn gọi là hoạt động trải nghiệm. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, cá nhân, nhóm học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau ở nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của từng cá nhân. Việc triển khai giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần phát triển năng lực là điều rất cần thiết đối với học sinh tiểu học, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn và tích cực tham gia vào hoạt động của nhà trường, được bày tỏ ý kiến, tăng cường vận dụng kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn. Qua đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong các nhà trường. Hoạt động học tập trải nghiệm là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động trải 3 nghiệm là một bộ phận của quá trình giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả. Bên cạnh đó, các em còn được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng của chính mình. Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm. Thực tế ở Việt Nam số trẻ em vi phạm chuẩn mức đạo đức có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở các đô thị và thành phố lớn. Đã xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh còn nhỏ tuổi và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục sớm..., thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém; không thể hiện được khả năng của bản thân; khó hòa nhập; có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo; lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống... [15]. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Ở trường TH, học sinh có độ tuổi từ 6-11, đang có những phát triển nhanh chóng về thể chất, trí tuệ, tâm lý và nhân cách đang rất cần được trang bị những KNS cốt lõi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn có một số học sinh chưa hoàn thiện KNS căn bản như: Giao tiếp, ứng xử, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, bệnh tật, phòng tránh các tệ nạn xã hội, giáo dục giới 4 tính…Những hiện tượng học sinh phổ thông nói chung và học sinh tiểu học nói riêng thiếu kĩ năng sống, chỉ chú trọng học tri thức khoa học, chưa được giáo dục kĩ năng sống bài bài đã và đang được xã hội và các nhà giáo dục rất quan tâm. Song vấn đề đặt ra là họ rất lúng túng và xác định chương trình và cách giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Chương trình sách giáo khoa phổ thông mới được xây dựng và sẽ đưa vào sử dụng từ năm 2018, chương trình này được xây dựng có môn Hoạt động trải nghiệm cho học sinh từ tiểu học đến THP, với mục tiêu cụ thể, chương trình và hình thức tổ chức dạy học xác định để thông qua hoạt động này sẽ hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh hiệu quả nhất. Cũng trong Dự thảo chương trình giáo dục mói, hoạt động giáo dục trải nghiệm được coi trọng và xem là một trong những hoạt động để người học thể hiện tri thức và kĩ năng cần thiết. Xác định được tầm quan trọng của giáo dục trải nghiệm là một trong những con đường giáo dục hình thành kĩ năng sống cho học sinh, trong những năm gần đây hoạt động này được các nhà trường coi trọng. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, trong những năm gần đây do tốc độ đô thị hóa và hội nhập rất nhanh, đòi hỏi học sinh từ lứa tuổi nhỏ đã được giáo dục để hình thành kĩ năng sống. Với sự phát triển và đa dạng hóa văn hóa của các vùng miền thực trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến kĩ năng sống của người dân trong đó lứa tuổi thanh niên và vị thành niên là những người bị tác động nhiều nhất. Hơn nữa do yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa mới, chương trình hướng tới năng lực người học và kĩ năng sống cho người học, rất cần quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua giáo dục trải nghiệm. Những phân tích trên là lý do để tác giả luận án lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải 5 nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục kĩ năng sống và quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng; phân tích thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu học thành phố Hà Nội thông qua hoạt động trải nghiệm, Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học. 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học đã được thực hiện dưới các hình thức khác nhau và đã đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, kĩ năng sống của học sinh tiểu học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều học sinh tiểu học vẫn còn lúng túng về kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng tự học; kĩ năng giao tiếp… Một trong những nguyên nhân cơ bản là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chưa gắn nhiều với các hoạt động trải nghiệm, quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm còn bất cập, và do đó kết quả kĩ năng sống thể hiện ở học sinh tiểu học chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội… Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý theo hướng tập trung vào triển khai tốt hơn các quy định của ngành giáo dục về giáo dục kỹ năng sống, 6 xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và kiểm tra việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm, tổ chức tốt bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và phối hợp tốt hơn giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học Hà Nội sẽ được cải thiện rất nhiều. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục kĩ năng sông cho HSTH và quản lý GDKNS cho học sinh TH thông qua hoạt động trải nghiệm trong bối cảnh hiện nay 5.2. Phân tích đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm và quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học thành phố Hà Nội 5.3. Đề xuất các biện pháp và thử nghiệm một biện pháp 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu - Hoạt động trải nghiệm trong luận án tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong chương trình sách giáo khoa phổ thông mới sẽ được thực hiện vào năm 2018, trong chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các nhà trường vẫn được thực hiện, song chưa được quan tâm và đạt hiệu quả. Vì vậy luận án kết hợp phân tích thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiện đang thực hiện ở các trường tiểu học và gắn với chương trình nội dung hoạt động trải nghiệm trong chương trình phổ thông mới. 7 - Chủ thể thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học là hiệu trưởng các nhà trường tiểu học trong sự phối hợp với cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. - Trong điều kiện nghiên cứu luận án nghiên cứu khách thể ở các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các trường TH công lập sẽ thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Về khách thể khảo sát - Cán bộ quản lý: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 25 người. - Giáo viên, cán bộ các đoàn thể trong trường 196 người. - Cha mẹ học sinh 250 người - Các lực lượng xã hội, cán bộ các tổ chức đoàn thể, chính trị ngoài nhà trường làm công tác quản lý giáo dục ở địa phương 25 người. Tổng số 496 người. Về khách thể khảo sát và thử nghiệm Khảo sát tại các trường được thực hiện từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2017: - 6 trường thuộc nội thành Hà Nội: Tiểu học Thái Thịnh quận Đống Đa, Tiểu học Lê Văn Tám quận Hai bà Trưng, Tiểu học Thành Công B quận Ba Đình, Tiểu học Trung Yên quận Cầu Giấy; Tiểu học Quỳnh Mai quận Hai Bà Trưng; tiểu học Ba Đình quận Bà Đình; - 4 trường thuộc ngoại thành Hà Nội: Tiểu học Đông La, huyện Hoài Đức, Tiểu học Thị Trấn huyện Sóc Sơn, tiểu học Bắc Phú huyện Sóc Sơn; Tiểu học Minh Khai huyện Sơn Tây. - Thử nghiệm một biện pháp trong các biện pháp được đề xuất tại trường Tiểu học Lê Văn Tám - Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 8 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận - Tiếp cận mục tiêu: Nghiên cứu sử dụng tiếp cận mục tiêu để phân tích làm rõ mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống, mục tiêu GD kĩ năng sống; trên cơ sở phân tích mục tiêu giáo dục học sinh tiểu học nói chung; phân tích thực trạng thực hiện các nội dung QL trên cơ sở đó xây dựng nội dung và biện pháp giáo dục kĩ năng sống và QL hoạt động GD kĩ năng sống phù hợp, khả thi đối với học sinh tiểu học. - Tiếp cận quá trình Tiếp cận quá trình theo các thành tố để phân tích các quá trình giáo dục kĩ năng sống; quản lý hoạt động giáo dục và quản lý GD kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm, từ đó xác định được nội dung của quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học, phân tích thực trạng thực hiện các nội dung quản lý, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý GD kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm phù hợp. - Tiếp cận hệ thống: Giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục nói riêng là một hệ thống bao gồm nhiều các hoạt động trong một thể thống nhất tác động đến người học. Các thành tố trong quá trình hoạt động gắn kết với nhau và bổ sung cho nhau. Vì vậy trong giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng cần phải tác động đồng bộ và các thành tố trong cấu trúc hệ thống của nó. - Tiếp cận chức năng quản lý: Các chức năng quản lý bao gồm: Chức năng kế hoạch; chức năng tổ chức; chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra đánh giá. Các chức năng quản lý phải thực hiện nghiêm túc và chức các chức năng này hỗ trợ cho hoạt động quản lý nói chung đạt hiệu quả - Cách tiếp cận hoạt động: Mỗi học sinh là một nhân cách, nhân cách của mỗi cá nhân được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và được 9 bộc lộ thông qua hoạt động. Học sinh được tham gia hoạt động và được thể hiện các kĩ năng sống thông qua hoạt động thì nhân cách mới được phát triển. Giáo dục kĩ năng sống cho HSTH thông qua hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục là tiếp cận đúng. - Cách tiếp cận văn hóa: Văn hóa ở mỗi địa phương là khác nhau, tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm phải phù hợp với văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán của từng vùng miền, từng địa phương. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học qua các tài liệu, các công trình khoa học để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ năm học về vấn đề QLGD, chương trình giáo dục phổ thông mới trong đó có chương trình hoạt dộng trải nghiệm để xác định các nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. - Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài… nhằm xác định nội hàm của các khái niệm cơ bản, xây dựng những nguyên tắc, xác định cách thức và phương tiện nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học, xây dựng khung lý luận cơ bản của đề tài nghiên cứu. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1) Phương pháp điều tra + Điều tra bằng bảng hỏi: Dùng phiếu hỏi để khảo sát thực trạng quản lý và tổ chức giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở 10 trường tiểu học thuộc khu vực nội thành, ngoại thành của TP Hà Nội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan