Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh...

Tài liệu Quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

.PDF
86
293
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------- PHAN VĂN THANH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------- PHAN VĂN THANH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH VĂN THÔNG Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng Tác giả năm 2014 Phan Văn Thanh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà trƣờng, các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trƣờng. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đinh Văn Thông, ngƣời đã dành thời gian, công sức hƣớng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng Tác giả năm 2014 Phan Văn Thanh MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục chữ viết tắt i Danh mục bảng ii Danh mục sơ đồ iii Danh mục biểu đồ iv Phần mở đầu 1 Chƣơng 1. Quản lý hoạt động khuyến nông trong phát triển sản xuất nông nghiệp 1.1. Hoạt động khuyến nông trong phát triển sản xuất nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm về hoạt động khuyến nông 1.1.2. Vai trò của quản lý hoạt động khuyến nông trong phát triển sản xuất nông nghiệp 1.2. Nội dung công tác quản lý hoạt động khuyến nông 9 9 11 15 1.2.1. Quản lý hoạt động bồi dƣỡng, tập huấn và đào tạo 15 1.2.2. Quản lý hoạt động thông tin tuyên truyền 16 1.2.3. Quản lý hoạt động trình diễn và nhân rộng mô hình 16 1.2.4. Quản lý hoạt động tƣ vấn và dịch vụ khuyến nông 16 1.2.5. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông 17 1.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động khuyến nông ở một số địa phƣơng 17 1.3.1. Quản lý hoạt động khuyến nông ở Thái Lan 17 1.3.2. Quản lý hoạt động khuyến nông ở Indonesia 19 1.3.3. Quản lý hoạt động khuyến nông ở tỉnh Quảng Bình 20 1.3.4. Quản lý hoạt động khuyến nông ở huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh 9 21 Chƣơng 2. Thực trạng quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lộc Hà 23 23 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 23 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 26 2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của Lộc Hà trong hoạt động khuyến nông và công tác quản lý khuyến nông 2.2. Công tác quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà giai đoạn 2008 – 2012 29 32 2.2.1. Hệ thống công tác tổ chức đối với hoạt động khuyến nông 32 2.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện hoạt động khuyến nông trên địa bàn 41 2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động khuyến nông ở huyện Lộc Hà – Hà Tĩnh 54 2.3.1. Những thành công 54 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 57 Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh 3.1. Phƣơng hƣớng chung 3.2. Các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà 61 61 63 3.2.1. Giải pháp về hệ thống tổ chức công tác khuyến nông 63 3.2.2. Giải pháp cho các hoạt động khuyến nông cụ thể 68 3.2.3. Giải pháp về kinh phí hoạt động 70 3.2.4. Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ 71 Kết luận và kiến nghị 72 Danh mục tài liệu tham khảo 75 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 01 BVTV Bảo vệ thực vật 02 BQ Bình quân 03 BQKP Bình quân kinh phí 04 CNH-HĐH Công nghiệp hoá – hiện đại hoá 05 CBKN Cán bộ khuyến nông 06 CS Chính sách 07 DT Diện tích 08 ĐVT Đơn vị tính 09 HTX Hợp tác xã 10 KHCN Khoa học công nghệ 11 KHKT Khoa học kỹ thuật 12 KN Khuyến nông 13 NN Nông nghiệp 14 PTNT Phát triển nông thôn 15 TBKT Tiến bộ kỹ thuật 16 UBND Uỷ ban nhân dân i DANH MỤC BẢNG STT Số hiệu 1 Bảng 2.1 2 Bảng 2.2 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 5 Bảng 2.5 6 Bảng 2.6 Tên bảng Tình hình phân bố sử dụng đất đai của huyện qua 5 năm 2008 – 2012 Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông Lộc Hà năm 2012 Nguồn kinh phí đầu tƣ cho hoạt động khuyến nông qua các năm Kết quả tập huấn khuyến nông cho nông dân của Khuyến nông Lộc Hà qua 5 năm 2008 – 2012 Tỷ lệ hộ nông dân áp dụng TBKT sau khi đã chuyển giao Kết quả thực hiện xây dựng mô hình trình diễn của khuyến nông Lộc Hà từ năm 2008 – 2012 Trang 25 36 40 43 45 47 Kết quả tổ chức tham quan – hội thảo đầu bờ, 7 Bảng 2.7 đầu chuồng của khuyến nông Lộc Hà từ năm 49 2008 – 2012 8 Bảng 2.8 9 Bảng 2.9 Kết quả xây dựng các Câu lạc bộ khuyến nông Lộc Hà từ năm 2008 – 2012 Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến TBKT của Lộc Hà từ năm 2008 – 2012 ii 51 53 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Số hiệu 1 Sơ đồ 1.1 2 Sơ đồ 2.1 3 Sơ đồ 2.2 Tên sơ đồ Mối quan hệ giữa nhà nƣớc, khuyến nông và ngƣời dân Hệ thống cơ cấu tổ chức khuyến nông huyện Lộc Hà Cơ chế hoạt động tổ chức khuyến nông Lộc Hà iii Trang 12 33 34 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Số hiệu Tên biểu đồ Trang 1 Biểu 2.1 Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế 26 2 Biểu 2.2 Cơ cấu kinh tế năm 2012 27 3 Biểu 2.3 Nguồn nhân lực khuyến nông phân theo trình độ 37 4 Biểu 2.4 Nguồn nhân lực phân theo chuyên môn 38 5 Biểu 2.5 Nguồn kinh phí hoạt động khuyến nông 39 iv PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nƣớc ta khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm 70% dân số cả nƣớc, sản xuất ra những nông sản thiết yếu cung cấp cho toàn xã hội nhƣ: lƣơng thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và dịch vụ. Vai trò nông nghiệp, nông thôn rất to lớn trong quá trình xây dựng đất nƣớc. Nhƣng ở nhiều vùng nông thôn mức sống và trình độ dân trí còn rất lạc hậu, nông dân đang thiếu kiến thức sản xuất trên chính thửa ruộng của mình; khi đất nƣớc hội nhập, cùng với sự phát triển của thị trƣờng, một bộ phận nông dân tiên tiến ngoài nhu cầu kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thì họ còn có nhu cầu kiến thức về chế biến, thị trƣờng và tiêu thụ nông sản. Do đó vấn đề nâng cao kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, kinh nghiệm quản lý, thông tin thị trƣờng, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật … cho ngƣời dân để họ có đủ khả năng phát triển sản xuất kinh doanh là một yêu cầu cần thiết trong vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Đây là những thách thức trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và khuyến nông đƣợc coi là một trong những con đƣờng để góp phần giải quyết những thách thức đó. Khuyến nông đƣợc hình thành và phát triển gắn liền với phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích xã hội hóa sản xuất nông nghiệp. Vì vậy mọi quốc gia đều có các chƣơng trình, hoạt động khuyến nông. Hơn thế nữa, khuyến nông còn đƣợc coi nhƣ là chiếc cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp, nhà hoạch địch chính sách … để học hỏi, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm nhằm phát triển sản xuất và kinh tế - xã hội nông thôn, tạo ra cơ hội cho nông dân trong cộng đồng cùng chia sẽ, học hỏi kinh nghiệm, truyền bá kiến thức và giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau để phát triển cộng đồng của họ. Vì 1 vậy, công tác khuyến nông ngày càng đƣợc củng cố và phát triển phù hợp với tình hình mới, đƣa lại nhiều kết quả khả quan cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Huyện Lộc Hà đƣợc thành lập theo Nghị định số 20/NĐ-CP, ngày 07 tháng 02 năm 2007, trên cơ sở sáp nhập 7 xã vùng hạ huyện Can Lộc và 6 xã vùng biển ngang huyện Thạch Hà; cũng từ đó đến nay hệ thống khuyến nông huyện Lộc Hà đƣợc thành lập và đi vào hoạt động, thông qua các hoạt động xây dựng mô hình trình diễn; tổ chức tham quan, hội thảo, hội nghị đầu bờ; tập huấn, đào tạo bồi dƣỡng, rèn luyện tay nghề cho ngƣời nông dân; phổ biến kiến thức khuyến nông trên các phƣơng tiện thông tin tuyên truyền …. Khuyến nông Lộc Hà đã trở thành ngƣời thầy, ngƣời bạn thân thiết với nông dân, giúp họ phát triển sản xuất, tăng năng suất, chất lƣợng cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó còn tạo ra cơ hội cho ngƣời nông dân cùng gặp gỡ, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển sản xuất, góp phần tạo nên một diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn Lộc Hà. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động khuyến nông còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhƣ chƣa xuất phát từ nhu cầu của nông dân; chƣa đáp ứng hết các kiểu nông hộ nhất là hộ nghèo. Công tác đánh giá hoạt động khuyến nông chỉ dừng lại ở đánh giá năng suất và chất lƣợng mô hình trình diễn, chƣa đánh giá xem nông dân có hiểu và áp dụng những kiến thức đƣợc tập huấn vào sản xuất nhƣ thế nào; liệu nông dân có tiếp tục mở rộng sản xuất trong những năm tiếp theo hay không, cũng nhƣ các điều kiện đảm bảo để mở rộng sản xuất có hiệu quả nhƣ vấn đề về vốn, lao động, thị trƣờng … Cơ chế hoạt động khuyến nông còn thiếu dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp các hoạt động giữa các đơn vị, tổ chức đoàn thể trong huyện gây lãng phí ngân sách. 2 Những hạn chế trên là do những yếu tố khách quan và chủ quan của hệ thống khuyến nông Lộc Hà hiện nay nhƣ: Hoạt động của hệ thống khuuyến nông còn nhiều bất cập do mạng lƣới khuyến nông cơ sở (khuyến nông cấp xã, cấp thôn) còn thiếu và yếu; các hoạt động tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, thông tin …tập trung chủ yếu vào kỹ thuật sản xuất cây trồng, vật nuôi mà thiếu hụt về vấn đề về sản xuất kinh doanh, định hƣớng theo nhu cầu của thị trƣờng, chính sách nông nghiệp, tín dụng còn nhiều bất cập …; hoạt động khuyến nông vẫn mang tính bao cấp, áp đặt trên xuống; đội ngũ cán bộ khuyến nông chƣa đƣợc đào tạo chính quy về kỹ năng, nghiệp vụ khuyến nông; kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động khuyến nông chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; cơ chế, chính sách chƣa phù hợp …. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh” làm luận văn tốt nghiệp chƣơng trình Thạc sĩ Quản lý kinh tế của mình. Quá trình nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hoạt động khuyến nông trong thời gian qua, đề tài này hoàn thành với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc giải quyết những vấn đề nêu trên từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn. Với mong muốn trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Những kết quả, ƣu điểm, nhƣợc điểm và các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động khuyến nông của huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh. 2. Tình hình nghiên cứu. Vấn đề Nông nghiệp nói chung và hoạt động khuyến nông nói riêng là chủ đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu, nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu và đã có rất nhiều công trình đƣợc công bố, xuất bản nhƣ sau: - Tạ Ngọc Sinh – Dự án “Hỗ trợ chƣơng trình cải cách hành chính tại Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (PTNT) mã số VIE/02/016 do 3 chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc tài trợ, trong đó hợp phần 1 của dự án có nghiên cứu sâu về tổ chức và hoạt động khuyến nông ở cấp Trung ƣơng và địa phƣơng, Bộ Nông nghiệp & PTNT – năm 2004. Mục tiêu chính của dự án là thông qua việc đánh giá, phân tích hiện trạng thực hiện công tác khuyến nông khuyến ngƣ, dự án đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng năng lực cho trung tâm khuyến nông quốc gia và mạng lƣới khuyến nông cả nƣớc. Đây là dự án cải cách hành chính đầu tiên tại Bộ Nông nghiệp và PTNT theo hƣớng phân cấp, phân quyền, thực hiện "xã hội hóa). - PGS, Tiến sĩ Phan Thanh Khôi – Ý nghĩa chính trị - xã hội của hoạt động khuyến nông Việt Nam hiện nay, Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh – 2005. - Phạm Vân Đình – một số suy nghĩ bƣớc đầu về khuyến nông ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu và trao đổi khoa học, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội – 1955. - Nguyễn Tuấn Sơn – Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông ở Nghệ An, Tạp chí Cộng Sản – 2010. - Luận văn Thạc sĩ – Nguyễn Ngọc Đam – Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả công tác khuyến nông của trung tâm khuyến nông Thành phố hải Phòng, trƣờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội – 2005. - Luận văn Thạc sĩ – Dƣơng Thị lan Anh – Những giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông tỉnh Hải Dƣơng, Trƣờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội – 2008. - TS. Vũ Tòng Xuân – Hoạt động khuyến nông tại Việt Nam trong thời gian gần đây, Đại học Cần Thơ – 1993. - TS. Nguyễn Viết Tuân – Nghiên cứu phát triển phƣơng pháp khuyến nông có sự tham gia trên một số vùng khác nhau ở khu vực miền trung, Đại học Huế - (2006 – 2007). 4 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ đặc điểm, vai trò, thực trạng và giải pháp của hoạt động khuyến nông ở nƣớc ta. Nhƣng cho đến nay, chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống công tác quản lý hoạt động khuyến nông của tỉnh Hà Tĩnh nói chung và Lộc Hà nói riêng. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố, luận văn này góp phần làm sáng tỏ hơn công tác quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động khuyến nông của huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh những năm qua (giai đoạn 2008 -2012), đề tài đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động khuyến nông của huyện trong những năm tới. 3.2. Nhiệm vụ: - Thu thập thông tin, hệ thống hóa, làm rõ thêm lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động khuyến nông. - Đánh giá thực trạng, kết quả và hiệu quả công tác quản lý hoạt động khuyến nông ở huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2012. - Chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả và hiệu quả quản lý hoạt động khuyến nông. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh trong những năm tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh. 5 - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Tập trung nghiên cứu, đánh giá hệ thống tổ chức khuyến nông và công tác quản lý các hoạt động khuyến nông (gồm: Tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, tham quan – hội thảo đầu bờ, đầu chuồng, xây dựng Câu lạc bộ khuyến nông …) và đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh. + Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh. Một số nội dung chuyên sâu khảo sát, nghiên cứu và đánh giá tại các xã: Thạch Châu, Ích Hậu và Hộ Độ. + Về thời gian: Tập trung nghiên cứu hệ thống tổ chức và công tác quản lý các hoạt động khuyến nong trong khoảng thời gian 5 năm gần đây (từ năm 2008 – 2012). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. 5.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu Đề tài này tiến hành trên địa bàn huyện Lộc Hà. Tuy nhiên do thời gian và nhân lực có hạn nên tôi chỉ chọn 3 xã (mỗi xã 25 hộ) điển hình cho hoạt động khuyến nông của huyện là các xã: Thạch Châu, Ích Hậu và Hộ Độ. 5.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, thông tin: - Thông tin sơ cấp: Nguồn số liệu này đƣợc thu thập qua việc điều tra sử dụng các phƣơng pháp sau: + Sử dụng bảng hỏi để điều tra hộ nông dân từng xã: Về tình hình và kết quả sản xuất nông nghiệp của hộ trong thời gian qua nhƣ thế nào? Xem họ đánh giá nhƣ thế nào về vai trò và những đóng góp của hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà. + Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia (PRA) để tìm hiểu những khó khăn, những nhu cầu của hộ nông dân trong sản xuất 6 nông nghiệp về khuyến nông. Phỏng vấn cán bộ khuyến nông về công tác hoạt động của họ trong thời gian qua. - Thông tin thứ cấp: Số liệu này đƣợc thu thập dựa trên những tài liệu đã có sẵn trên sách báo, internet, các báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện, Chi cục Thống kê, Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi và phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh. Các số liệu liên quan tới diện tích đất đai, dân số, lao động, các số liệu về năng suất và sản lƣợng cây trồng, vật nuôi... của huyện. 5.3. Phƣơng pháp phân tích - Phƣơng pháp phân tích cây vấn đề: Phân tích sâu những vấn đề gặp phải trong hoạt động khuyến nông của huyện Lộc Hà để tìm ra nguyên nhân gốc rễ và nhận thức đƣợc hậu quả của vấn đề đó. Từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông. - Phƣơng pháp thống kê mô tả: Phƣơng pháp này phản ánh các chỉ tiêu về kết quả thực hiện các hoạt động khuyến nông đƣợc thực hiện trên địa bàn huyện Lộc Hà. Từ những chỉ tiêu này giúp đề tài tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện hoạt động khuyến nông cũng nhƣ những tác động của hoạt động khuyến nông đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. 5.4. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông Các hoạt động khuyến nông đƣợc coi nhƣ hoạt động của các dự án phát triển nông thôn, do đó đề tài sẽ áp dụng phƣơng pháp đánh giá hiệu quả dự án phát triển nông thôn. Hiệu quả sẽ đƣợc đánh giá trên góc độ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Dựa trên các căn cứ này, chúng tôi phân tích tình hình thực hiện các hoạt động khuyến nông so với kế hoạch hay nhu cầu để xác định nguyên nhân thành công cũng nhƣ thất bại của các hoạt động. 7 Ngoài các phƣơng pháp trên đề tài còn sử dụng một số phƣơng pháp là so sánh, dự báo, tổng hợp, khái quát hóa …. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận và thực tiễn của công tác quản lý hoạt động khuyến nông ở huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh. - Luận văn thành công sẽ cung cấp thêm nguồn tƣ liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện hoạt động khuyến nông trong phát triển nông, lâm và ngƣ nghiệp ở huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1. Quản lý hoạt động khuyến nông trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Chƣơng 2. Thực trạng quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh. Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng, giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh. 8 Chƣơng 1 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRONG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Hoạt động khuyến nông trong phát triển sản xuất nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm về hoạt động khuyến nông Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác, vì vậy khuyến nông đƣợc tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục đích rộng rãi. Do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến nông, dƣới đây là một số quan niệm và khái niệm về khuyến nông. Theo nghĩa chữ hán "khuyến" có nghĩa là khuyến ngƣời ta cố gắng sức trong công việc, còn "khuyến nông" nghĩa là khuyên mở mang phát triển trong nông nghiệp. Đã có rất nhiều khái niệm về khuyến nông đƣợc đƣa ra dựa theo nhiều cách thức tổ chức khuyến nông khác nhau nhƣng tựu chung lại đều có đối tƣợng chính là ngƣời nông dân với mục tiêu là phát triển nông nghiệp nông thôn: “Khuyến nông, khuyến lâm là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nông dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn”. (A.W.Van den Ban và H.S Hawkins – khuyến nông, 1988). "Khuyến nông là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó khăn, các nhu cầu và giúp họ tự quyết định, giải quyết các vấn đề của chính họ". (Malla - AManual for training Field Workens, 1989) "Khuyến nông là một quá trình giao dục. Các hệ thống khuyến nông thông báo, thuyết phục và kết nối con ngƣời, thúc đẩy các dòng thông tin giữa khuyến nông với các đối tƣợng sử dụng tài nguyên khác, các nhà nghiên cứu, 9 các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo". (Falconer, J - Forestry, A Review of Key Issues, Social Forestry Network paper 4e, 1987, O.D.I., London) "Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan đến sự phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trƣờng, trong đó có ngƣời già và ngƣời trẻ học bằng cách thực hành". (Thomas, G.Floes). [3] “Khuyến nông là một quá trình chuyển giao kiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân để họ có đủ khả năng tự giải quyết đƣợc những công việc của chính mình nhằm nâng cao đời sống vật chất của gia đình và cộng đồng” (Tổ chức phát triển Hà Lan SNV, tổ chức đoàn kết quốc tế vì Hợp tác và phát triển CIDSE, Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội sông Đà SFDP và các Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lai Châu, Sơn La, Thái Nguyên). [6] Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp thế giới (FAO) định nghĩa Khuyến nông nhƣ sau: Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu đƣợc những chủ trƣơng, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin thị trƣờng, để họ có đủ khả năng tự giải quyết đƣợc các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. Qua rất nhiều định nghĩa, chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu khuyến nông theo hai nghĩa: - Khuyến nông theo nghĩa rộng, là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn. Khuyến nông là ngoài việc hƣớng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thật mới, còn phải giúp họ liên kết với nhau chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng