Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại việt nam...

Tài liệu Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại việt nam

.PDF
71
197
130

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT THƢƠNG MẠI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 36: 2010 – 2014 QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA TRONG NƢỚC TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ĐOÀN NGUYỄN MINH THUẬN NGUYỄN MỘNG CẦM MSSV: 5105938 LỚP: LUẬT THƢƠNG MẠI 1-K36 Cần Thơ, tháng 12 năm 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT THƢƠNG MẠI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 36: 2010 – 2014 QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA TRONG NƢỚC TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ĐOÀN NGUYỄN MINH THUẬN NGUYỄN MỘNG CẦM MSSV: 5105938 LỚP: LUẬT THƢƠNG MẠI 1-K36 Cần Thơ, tháng 12 năm 2013 Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam LỜI CẢM ƠN Bốn năm học đã trôi qua, cánh cửa đại học đang từ từ khép lại lưu giữ bao kỷ niệm thời sinh viên, hành trang mỗi chúng ta mang theo khi rời ghế giảng đường là những tri thức mà Thầy Cô đã tận tình truyền đạt. Lời cảm ơn sâu sắc nhất em xin gửi đến cha mẹ, người đã sinh ra em, nuôi em khôn lớn và dìu dắt em trưởng thành để có một tương lai tươi sáng như ngày hôm nay. Lời cảm ơn thứ hai em xin được gửi đến quý Thầy Cô khoa Luật – Đại Học Cần Thơ đã mang đến cho chúng em nguồn kiến thức quý báu và những bài học làm người đáng trân trọng. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô Đoàn Nguyễn Minh Thuận đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Bằng tất cả tấm lòng của mình, em xin chúc quý Thầy Cô luôn có nhiều sức khỏe và thành công trong công tác giảng dạy. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài ........................................................................ 1 2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ..................................................................... 2 5. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 2 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA TRONG NƢỚC .............................................................................................................................. 4 1.1. Khái niệm và đặc điểm của hàng hóa ......................................................... 4 1.1.1. Khái niệm hàng hóa ................................................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm của hàng hóa .......................................................................... 5 1.2. Lý luận chung về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc ...................................... 6 1.2.1. Bảo hiểm thương mại .............................................................................. 6 1.2.1.1. Khái niệm bảo hiểm thương mại ....................................................... 7 1.2.1.2. Đặc điểm bảo hiểm thương mại ........................................................ 8 1.2.2. Khái quát chung về bảo hiểm hàng hóa trong nước .............................. 11 1.2.2.1. Khái niệm bảo hiểm hàng hóa trong nước....................................... 11 1.2.2.2. Đặc điểm bảo hiểm hàng hóa trong nước ........................................ 12 1.2.2.3. Mục đích bảo hiểm hàng hóa trong nước ........................................ 14 1.3. Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc ............... 16 1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong nước ... 16 1.3.1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong nước ....................... 16 1.3.1.2. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong nước .................. 17 1.3.2. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong nước ............ 21 1.3.3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong nước ..... 22 1.4. Pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc ......................... 23 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam CHƢƠNG 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA TRONG NƢỚC ............................................................................................................................ 25 2.1. Đối tƣợng và phạm vi đƣợc bảo hiểm ....................................................... 25 2.1.1. Đối tượng bảo hiểm .............................................................................. 25 2.1.2. Phạm vi bảo hiểm ................................................................................. 26 2.1.2.1. Bảo hiểm cho rủi ro cháy, nổ .......................................................... 27 2.1.2.2. Bảo hiểm cho rủi ro trộm cắp ......................................................... 28 2.1.2.3. Bảo hiểm cho rủi ro thiên tai .......................................................... 28 2.2. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm ............................................................. 29 2.2.1. Số tiền bảo hiểm.................................................................................... 29 2.2.2. Phí bảo hiểm ......................................................................................... 31 2.3. Giám định tổn thất và bồi thƣờng tổn thất .............................................. 32 2.3.1. Giám định tổn thất ................................................................................ 32 2.3.2. Bồi thường tổn thất ............................................................................... 34 2.4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc ................................................................................................. 37 2.4.1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên mua bảo hiểm hàng hóa ................. 37 2.4.1.1. Quyền của bên mua bảo hiểm ......................................................... 37 2.4.1.2. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm ..................................................... 40 2.4.2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm ......................... 43 2.4.2.1. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm ................................................. 43 2.4.2.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm ............................................. 46 CHƢƠNG 3: TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA BẢO HIỂM HÀNG HÓA TRONG NƢỚC ........................................................................................................... 49 3.1. Vấn đề về nghĩa vụ cung cấp thông tin ..................................................... 49 3.1.1. Tồn tại .................................................................................................. 49 3.1.2. Giải pháp .............................................................................................. 51 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam 3.2. Vấn đề về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn ............................................... 51 3.2.1. Tồn tại .................................................................................................. 51 3.2.2. Giải pháp .............................................................................................. 52 3.3. Vấn đề về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm .................................................. 53 3.3.1. Tồn tại .................................................................................................. 53 3.3.2. Giải pháp .............................................................................................. 54 3.4. Vấn đề về nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm ............................... 55 3.4.1. Tồn tại .................................................................................................. 55 3.4.2. Giải pháp .............................................................................................. 55 3.5. Vấn đề về chuyển nhƣợng hợp đồng bảo hiểm ........................................ 56 3.5.1. Tồn tại .................................................................................................. 56 3.5.2. Giải pháp .............................................................................................. 57 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU  1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Trong thời kì hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đang có một bước phát triển khá cao và ổn định so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để có được thành quả đó là nhờ có sự đóng góp của tất cả các ngành và tất cả các thành phần kinh tế, trong đó phải kể đến sự đóng góp của hoạt động thương mại, đặc biệt là ngành sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều sâu và chiều rộng. Chính vì vậy, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa ở thị trường trong nước ngày càng nhộn nhịp, bắt kịp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đã mang đến cho nền kinh tế nước ta rất nhiều ưu đãi. Thế nhưng kèm theo đó cũng là không ít khó khăn do thiên nhiên mang lại. Mặt khác, những nhân tố tác động từ con người cũng mang đến cho nền sản xuất, trao đổi hàng hóa nhiều rủi ro cũng như tác động tiêu cực. Do đó nhu cầu quản lí, chuyển giao rủi ro từ nhà sản xuất, kinh doanh sang một chủ thể khác dần được hình thành trong xã hội. Chính vì thế ngành bảo hiểm hàng hóa trong nước ra đời. Nó không chỉ góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất mà còn là một công cụ nhằm đảm bảo về mặt tài chính cho những đối tượng tham gia bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm, giúp họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh... Đó chính là những bằng chứng cụ thể nhất cho vai trò to lớn cũng như một tương lai phát triển của bảo hiểm hàng hóa trong thực tế. Sự cần thiết khách quan phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ bảo hiểm hàng hóa bắt nguồn từ nhu cầu quản lý xã hội, nhu cầu phát triển kinh tế của Nhà nước. Từ nhu cầu này, mảng pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa trong nước cần được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với định hướng chung trong lĩnh vực bảo hiểm. Kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa nói riêng là lĩnh vực đặc thù, các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này khá đa dạng và phức tạp, nếu không có một hệ thống pháp luật hoàn thiện để điều chỉnh thì không những làm cho quyền lợi của các chủ thể tham gia hoạt động bảo hiểm không được đảm bảo mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với kiến thức đã học, người viết chọn đề tài: “Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại Việt Nam” để nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 1 SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam 2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi luận văn này, người viết tập trung nghiên cứu về các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo hiểm cho hàng hóa trong nước giữa các thương nhân Việt Nam với nhau. Cụ thể là nghiên cứu những quy định của pháp luật về đối tượng, phạm vi bảo hiểm, vấn đề giám định và bồi thường tổn thất cũng như quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Từ đó liên hệ đến thực tiễn và đưa ra giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật để giúp cho hoạt động bảo hiểm hàng hóa trong nước ngày càng phát triển hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Trước hết, nghiên cứu này nhằm làm rõ các quy định của pháp luật điều chỉnh về các vấn đề của bảo hiểm hàng hóa trong nước, thông qua đó bảo vệ quyền lợi của các bên khi tham gia bảo hiểm, xem xét tính chính xác, đúng đắn và hiệu quả của các quy định đó trên cơ sở khoa học và thực tế. Từ đó, người viết ghi nhận những điểm chưa phù hợp, những thiếu sót và cuối cùng đưa ra những giải pháp kiến nghị đối với những vấn đề đang tồn tại. Mục đích cuối cùng và lớn nhất của việc nghiên cứu này là đóng góp một phần nhỏ trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý hiệu quả và khả thi hơn để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đối với hoạt động bảo hiểm hàng hóa trong nước một cách tốt nhất. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết sử dụng các phương pháp sau đây: phương pháp phân tích luật viết, phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, tổng hợp, phương pháp thu thập và xử lý thông tin cùng với việc tìm hiểu thêm nhiều tài liệu để thực hiện việc nghiên cứu đề tài. Cụ thể, người viết tiến hành phân tích làm rõ các kiến thức chuyên môn, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề mình đang nghiên cứu. Tiến hành trình bày các quy định của pháp luật, giải thích và chỉ rõ các mặt tích cực và những điểm tồn tại trong các quy định này. Bên cạnh đó, người viết thu thập những sự kiện và thống kê các số liệu thực tế để chứng minh cho các vấn đề đã nêu. Cuối cùng người viết tổng hợp các vấn đề trong một mối liên hệ thống nhất, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát và nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương: GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 2 SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam Chƣơng 1: Khái quát chung về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc. Ở chương này, người viết đề cập đến khái niệm và đặc điểm của hàng hóa, khái quát chung về bảo hiểm hàng hóa trong nước, và từ đó người viết đã nêu lên được mục đích, vai trò của bảo hiểm trên thực tế. Những vấn đề chung về bảo hiểm là nền tảng cho sự phát triển nhiều loại bảo hiểm khác nhau, trong đó, bảo hiểm hàng hóa trong nước đang dần được hình thành và hoàn thiện thông qua các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong nước. Trong chương này, người viết cũng đã trình bày khái quát vấn đề pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm hàng hóa trong nước, nhằm giúp người viết và người đọc nắm được quá trình hình thành những quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này và dễ dàng tiếp cận chương 2 của luận văn. Chƣơng 2: Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc. Chương này, người viết đi sâu vào phân tích những quy định của pháp luật về đối tượng, phạm vi được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm, kể cả các quy định về giám định tổn thất và giải quyết bồi thường. Đặc biệt, người viết còn đề cập đến những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong nước. Từ việc phân tích các nội dung trên sẽ giúp cho người viết đưa ra được những mặt tồn tại của pháp luật về bảo hiểm hàng hóa trong nước. Và đây cũng chính là cơ sở để người viết đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật tại chương 3. Chƣơng 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc. Trong chương này, người viết đã dựa trên cơ sở lý luận chung của chương 1, kết hợp với việc phân tích pháp luật ở chương 2 và đối chiếu những vấn đề tồn tại, vướng mắc của pháp luật so với điều kiện thực tế khi áp dụng, người viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về bảo hiểm hàng hóa trong nước đang được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với sự nỗ lực của bản thân nhưng do hạn chế về thời gian, tài liệu cũng như lần đầu tiên người viết nghiên cứu một đề tài khoa học nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn để cho bài viết được hoàn thiện hơn. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 3 SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA TRONG NƢỚC 1.1. Khái niệm và đặc điểm của hàng hóa 1.1.1. Khái niệm hàng hóa Theo nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Khái niệm hàng hóa được ghi nhận trong luật pháp các quốc gia trên thế giới hiện nay, mặc dù có những nét khác biệt nhất định song đều có xu hướng mở rộng các đối tượng là hàng hóa được phép lưu thông thương mại. Cùng với sự phát triển của xã hội, hàng hóa ngày càng phong phú và đa dạng. Theo pháp Luật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều ước quốc tế (như Hiệp định GATT, Hiệp định thành lập khối thị trường chung Châu Âu, Công ước viên năm 1980 về mua bán hàng hóa…), hàng hóa là đối tượng của mua bán thương mại được hiểu bao gồm những loại tài sản có hai thuộc tính cơ bản là: có thể đưa vào lưu thông và có tính chất thương mại. Theo pháp luật Hoa Kỳ, hàng hóa bao gồm mọi thứ có thể dịch chuyển được quyền sở hữu vào thời gian xác định theo hợp đồng mua bán hàng hóa. Hàng hóa có thể là hàng hóa đã có ở hiện tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai.1 Theo pháp luật Việt Nam, Luật thương mại năm 1997 quy định, hàng hóa bao gồm: “máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán”. 2 Khái niệm hàng hóa theo cách hiểu này hẹp hơn so với quan niệm phổ biến trên thế giới. Khắc phục sự bất cập của Luật thương mại 1997 về khái niệm hàng hóa, Luật thương mại 2005 quy định: “ Hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai”.3 Thế thì động sản là gì thì điều 174 Bộ luật dân sự 2005 đã có quy định: Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Bất động sản bao gồm đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, các tài sản gắn liền với nhà 1 Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình Luật thương mại 1A, trường Đại học Cần Thơ, 2006, trang 21. 2 Khoản 3 Điều 5 Luật thương mại 1997. 3 Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 4 SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam ở hay công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định. Động sản hình thành trong tương lai tức là động sản chưa hình thành hay chưa tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng. Còn những vật gắn liền với đất đai thì bao gồm cây cối, mùa màng hay khoáng sản…Với cách hiểu như vậy, hàng hóa ở đây có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại. Tuy nhiên không phải tất cả những gì được gọi là hàng hóa đều là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa. Bởi lẽ trong thực tế, không một hợp đồng bảo hiểm tài sản nào nói chung hay hợp đồng bảo hiểm hàng hóa nói riêng được xác lập khi đối tượng của hợp đồng là vật chưa hình thành vào thời điểm giao kết. Hay nói cách khác đối tượng của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong nước phải là hàng hóa có thực và điều này đã được rút ra từ quy định về đối tượng hợp bảo hiểm tài sản tại điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010. Hàng hóa trong nước được đề cập trong đề tài này là động sản có thực, không bao gồm động sản hình thành trong tương lai mà trong quá trình sản xuất, lưu kho hay vận chuyển thì những loại hàng hóa này có thể gặp những rủi ro nhất định như cháy, nổ, thiên tai, trộm cắp… Do đó, chủ sở hữu hàng hóa hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền có thể mua bảo hiểm cho hàng hóa để chuyển giao rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm trước những rủi ro có thể xảy ra trong thực tế. 1.1.2. Đặc điểm của hàng hóa Hàng hóa nói chung có hai đặc điểm chính là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. 4  Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân. Mỗi hàng hóa đều có một hay một số công dụng nhất định có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người hoặc nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân như: lương thực, thực phẩm…, hoặc là nhu cầu cho sản xuất như: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… Chính công dụng của vật phẩm làm cho nó trở thành một giá trị sử dụng hay nhiều giá trị sử dụng. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 58-63. 4 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 5 SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam Giá trị sử dụng của hàng hóa là đặc điểm của hàng hóa gắn liền với vật thể hàng hóa, nhưng không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hóa mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội. Giá trị sử dụng đến tay người khác, người tiêu dùng phải thông qua việc mua – bán. Trong nền sản xuất hàng hóa, vật mang giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị trao đổi.  Giá trị trao đổi Giá trị trao đổi là tương quan về số lượng, là tỉ lệ giữa hàng hóa này với hàng hóa khác trong trao đổi. Khi đưa ra ngoài thị trường để mua bán thì giá trị của hàng hóa thể hiện qua giá trị trao đổi hay giá cả của hàng hóa. Nếu hai vật thể khác nhau mà có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có cơ sở chung nào đó. Cái chung đó không thể là công dụng của chúng vì không ai trao đổi những hàng hóa giống hệt nhau về giá trị sử dụng. Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so sánh với nhau trong khi trao đổi, đó là các hàng hóa đều là sản phẩm của lao động. Cơ sở cho hai hàng hóa trao đổi với nhau là lao động xã hội hao phí vào việc sản xuất ra những hàng hóa đó. Lao động hao phí để tạo ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi, được gọi là giá trị hàng hóa. Qua trao đổi, giá trị được thể hiện bằng tiền (giá cả). Như vậy, hàng hóa nói chung có hai đặc điểm chính là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và mang tính thống nhất. Tính thống nhất thể hiện ở chỗ chúng cùng tồn tại trong một vật phẩm và một vật đã là hàng hóa thì bắt buộc phải có hai đặc điểm kể trên. Trong phạm vi nghiên cứu này thì đối tượng của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong nước phải có thêm một đặc điểm nữa đó là hàng hóa phải là động sản có thực vào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, nghĩa là không đề cập đến các động sản hình thành trong tương lai. Khái niệm động sản cũng như động sản hình thành trong tương lai đã được người viết trình bày rất cụ thể ở tiểu mục 1.1.1. về khái niệm hàng hóa. 1.2. Lý luận chung về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc 1.2.1. Bảo hiểm thương mại Xã hội ngày càng phát triển và bảo hiểm ngày càng khẳng định sự có mặt không thể thiếu được từ mọi hoạt động của con người bởi rủi ro nhiều hơn, các nhu cầu về an toàn cũng lớn hơn. Ngày nay, các sản phẩm bảo hiểm rất đa dạng, bảo hiểm hàng hóa trong nước là một sản phẩm của loại hình bảo hiểm tài sản. Bảo hiểm tài sản là một trong ba loại hình bảo hiểm thương mại được phân chia dựa trên GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 6 SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam đối tượng được bảo hiểm. Do đó, khi nghiên cứu về bảo hiểm hàng hóa trong nước thì việc tìm hiểu khái niệm cũng như đặc điểm của bảo hiểm thương mại là điều rất cần thiết. 1.2.1.1. Khái niệm bảo hiểm thương mại Bảo hiểm thương mại còn được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh với việc quản lý các rủi ro. Mặc dù có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời nhưng do tính đặc thù của loại hình dịch vụ này, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về bảo hiểm thương mại, mà người ta chỉ đưa ra các quan niệm về bảo hiểm thương mại theo các góc độ tiếp cận khác nhau:5 Bảo hiểm là một nghiệp vụ mà người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi bên bán bảo hiểm. Bên bán bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê. Đây là cách hiểu về bảo hiểm của Monique Gaullier. Với Dennis Kessler thì bảo hiểm thương mại được hiểu một cách khá ngắn gọn: “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít”.6 Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cũng có cùng cách nhìn như thế về bảo hiểm: Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay một số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho những thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do những rủi ro gây ra.7 Các học giả của trường Đại học Kinh tế quốc dân nói về bản chất của bảo hiểm như sau: Thực chất của hoạt động bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm.8 5 Nguyễn Văn Định, Giáo trình bảo hiểm, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005, trang 131-132. 6 Trường Đại học Tài chính Kế toán, Giáo trình bảo hiểm, Nxb Tài Chính, Hà Nội, 1999, trang 51. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Giáo trình đào tạo đại lý bảo hiểm phi nhân thọ, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2004, trang 3. 7 8 Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình bảo hiểm, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005, trang 14. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 7 SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam Trong Luật Kinh doanh bảo hiểm không sử dụng thuật ngữ “bảo hiểm thương mại” mà sử dụng thuật ngữ “kinh doanh bảo hiểm”, theo đó kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.9 Tuy nhiên, về mặt lý luận, khái niệm bảo hiểm thương mại và kinh doanh bảo hiểm là giống nhau. Sự khác nhau trong các quan niệm xuất phát từ việc nhìn nhận bảo hiểm ở nhiều góc độ. Bảo hiểm là một kỹ thuật nghiệp vụ đặc trưng nên rất khó tìm ra được một định nghĩa hoàn hảo thể hiện được tất cả những khía cạnh của nó. Trên phương diện lý thuyết cơ bản, bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.10 Những cách tiếp cận nêu trên đều đã nêu được một số đặc trưng cơ bản nhất của bảo hiểm. Trong đó, theo người viết thì cách nhìn nhận của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam bao hàm được những đặc trưng cơ bản của quan hệ bảo hiểm. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm, nhưng nói đến bảo hiểm tức là nói đến chia sẻ rủi ro, là dịch vụ được thực hiện trên cơ sở lấy sự đóng góp của số đông để bù đắp cho những bất hạnh của số ít. Đây là hai đặc trưng quan trọng không thể thiếu được đối với bất kỳ một loại hình bảo hiểm nào. Từ sự phân tích này cho thấy, bảo hiểm có thể được hiểu một cách tổng quát là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít thông qua hoạt động chuyển giao rủi ro từ chủ thể mua bảo hiểm sang chủ thể nhận bảo hiểm. 1.2.1.2. Đặc điểm bảo hiểm thương mại  Là một trung gian tài chính Đặc điểm của bảo hiểm nói chung là thời điểm thu phí bảo hiểm và thời điểm bồi thường bảo hiểm thường cách nhau một khoảng thời gian nhất định. Phí bảo hiểm được thu trước và doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Như vậy, từ thời điểm thu phí đến thời điểm bồi thường thông thường là một 9 Khoản 1, Điều 3, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010. 10 Võ Thị Pha, Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, Nxb Tài chính, 2005, trang 16. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 8 SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam khoảng thời gian khá dài, hơn nữa rất hiếm khi rủi ro xảy ra đồng loạt, do đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có một lượng vốn nhàn rỗi nhất định. Nguồn vốn này sẽ được các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân để sinh lợi. Việc đầu tư các nguồn vốn nhàn rỗi có ý nghĩa quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm với rất nhiều sản phẩm bảo hiểm hầu như đã đáp ứng được những nhu cầu bảo hiểm phong phú từ khách hàng. Hiện các doanh nghiệp bảo hiểm đang quản lý một lượng lớn nguồn vốn. Nguồn vốn này các doanh nghiệp bảo hiểm có nhu cầu đầu tư dài hạn vào các dự án.11 Các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia tích cực vào đầu tư, tài trợ dự án, giải ngân vốn cho các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế. Đây là một nguồn cung cấp vốn dồi dào cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Dù rằng các doanh nghiệp bảo hiểm được sinh ra không phải nhằm mục đích kinh doanh tiền tệ, nhưng trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể kinh doanh rủi ro trên cơ sở thực hiện song song công việc đầu tư tài chính, từ đó góp phần tăng nguồn vốn cho nền kinh tế. Là một trung gian tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm thu hút, cung ứng vốn, góp phần đáp ứng các nhu cầu về vốn, thúc đẩy sự luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế.  Là một ngành dịch vụ đặc biệt Doanh nghiệp bảo hiểm không cung cấp một sản phẩm hữu hình như nhà cửa hay phương tiện đi lại mà sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm là những sản phẩm “vô hình”. 12 Điều đó có nghĩa là, tại thời điểm bán bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thể biết được rủi ro có xảy ra hay không. Sản phẩm mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm là sản phẩm có thể hình thành trong tương lai và cũng có thể không hình thành trong tương lai. Khi đó, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bản chất của sản phẩm bảo hiểm là một dịch vụ, một lời hứa, một lời cam kết mà doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra với khách hàng. Khách hàng đóng phí để đổi lấy những cam kết bồi thường hoặc chi trả trong tương lai thông qua hợp đồng bảo hiểm. Cam kết trong hợp đồng là cam kết thanh toán bằng tiền hoặc bằng hàng hóa 11 http://camnangvang.com/index.php?webpage=tintuc&cataid=23&viewid=1192 12 Dr. David Bland, Bảo hiểm – nguyên tắc và thực hành, Nxb Tài chính, Hà Nội, 1998, trang 16. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 9 SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam với giá trị tương đương tổn thất trong bảo hiểm phi nhân thọ hoặc một số tiền cụ thể nào đó trong bảo hiểm nhân thọ.13 Bên cạnh đó, tâm lý người mua bảo hiểm thường không muốn tiêu dùng dịch vụ này. Bởi lẽ khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra cũng đồng nghĩa với việc họ phải chịu những tổn thất nhất định, đó là những hư hỏng về tài sản, hàng hóa hay những tổn thương về tinh thần và sức khỏe. Chính vì vậy, dù có được bồi thường tổn thất thì tâm lý chung khách hàng vẫn không muốn tiêu dùng dịch vụ này. Mặt khác, bảo hiểm có chu trình kinh doanh ngược, tức là doanh nghiệp bảo hiểm không phải bỏ vốn ra trước, mà đầu tiên họ sẽ nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm đóng góp và sau đó phía doanh nghiệp bảo hiểm mới thực hiện nghĩa vụ với bên được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.  Là hoạt động vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro Khi tham gia bảo hiểm, người mua sẽ đóng góp một số tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Tính tiết kiệm của hợp đồng bảo hiểm thể hiện ở chỗ: việc tham gia bảo hiểm cũng giống như việc gửi tiết kiệm, bên mua bảo hiểm dùng từng khoản tiền nhỏ để đóng phí bảo hiểm, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra người thụ hưởng sẽ nhận được khoản tiền chi trả bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm lớn hơn số phí bảo hiểm họ đã bỏ ra.14 Việc nộp phí bảo hiểm là bắt buộc theo thỏa thuận, đồng thời không thể tùy tiện lấy lại các khoản phí đã nộp (khác với việc gửi tiền tại Ngân hàng) nên tiết kiệm cho bên mua bảo hiểm những khoản chi tiêu không thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, hoạt động bảo hiểm thương mại cũng mang tính rủi ro, không chỉ cho doanh nghiệp bảo hiểm mà còn cho người tham gia bảo hiểm. Vì bảo hiểm có chu trình kinh doanh ngược nên nếu phải trả tiền bảo hiểm hay phát sinh vấn đề bồi thường cho nhiều hợp đồng bảo hiểm cùng một lúc thì doanh nghiệp bảo hiểm Đỗ Hữu Vinh, Bảo hiểm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2003, trang 15. 13 Mục đích của bên mua bảo hiểm là hạn chế tổn thất xảy ra đối với mình khi đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro, tuy nhiên rủi ro có thể xảy ra hoặc không xảy ra nên bên mua bảo hiểm chỉ mua bảo 14 hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm cam kết chi trả số tiền lớn hơn phí bảo hiểm mà họ bỏ ra. Bởi vì chẳng ai đi mua bảo hiểm cho một sự kiện chưa chắc chắn là sẽ xảy ra mà chỉ được hưởng số tiền bảo hiểm bằng với phí bảo hiểm mình bỏ ra nếu có rủi ro, còn không có rủi ro họ sẽ mất phí bảo hiểm, như vậy bên mua bảo hiểm sẽ không được lợi gì từ việc mua bảo hiểm. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 10 SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc chi trả hay bồi thường. Về phía người mua bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra rủi ro mà không nằm trong phạm vi được bảo hiểm thì họ sẽ không được bồi thường hay nhận tiền bảo hiểm mặc dù đã đóng phí bảo hiểm trước đó.  Là sự chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm Rủi ro là yếu tố mà con người không thể lường trước được, đây là một khái niệm quan trọng, một thuật ngữ cơ bản trong bảo hiểm. Suy cho cùng, nguyên lý của bảo hiểm là “không có rủi ro thì không có bảo hiểm”.15 Đặc điểm của bảo hiểm là sự phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Nói cách khác, bảo hiểm dựa trên quy luật “số đông bù số ít”.16 Doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường về tài chính cho những tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Số tiền bồi thường bằng tổn thất thực tế, nhưng cao nhất bằng số tiền bảo hiểm. Do đó, số tiền bồi thường cho một người tham gia trong một rủi ro nào đó thông thường lớn hơn số phí họ nộp. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải lấy số phí của nhiều người tham gia vào dịch vụ bảo hiểm ấy để chi trả cho một người (hoặc một số ít người) không may gặp phải rủi ro gây tổn thất. Quy luật này mang tính tương trợ, cùng san sẻ rủi ro trong cộng đồng những người tham gia. Như vậy mối quan hệ trong bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm mà là tổng thể các mối quan hệ giữa người được bảo hiểm trong cùng một cộng đồng bảo hiểm.17 1.2.2. Khái quát chung về bảo hiểm hàng hóa trong nước 1.2.2.1. Khái niệm bảo hiểm hàng hóa trong nước Nguồn gốc phát sinh của hoạt động bảo hiểm chính là sự tồn tại của các rủi ro trong thực tế. Nhu cầu của con người ngày càng cao, do đó họ không chỉ muốn đảm bảo cho bản thân và gia đình mà còn muốn đảm bảo rủi ro cho công việc kinh doanh nên bảo hiểm hàng hóa ra đời. Vì một trong những hình thức khắc phục rủi ro tốt nhất là chuyển giao rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Khi rủi ro xảy ra với một thành viên thì hậu quả của nó sẽ được phân tán, sẽ được số đông còn lại của 15 Nguyễn Tiến, Lý thuyết cơ bản về bảo hiểm, cập nhật trên trang web baominh.com.vn, trang 7. Nguyễn Văn Định, Giáo trình Quản trị Kinh doanh bảo hiểm, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 2003, trang 35-37. 16 Nguyễn Thị Thủy, Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2012, trang 14 – 15. 17 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 11 SVTH: Nguyễn Mộng Cầm Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam cộng đồng cùng gánh chịu. Đó chính là cách xử lý và khắc phục rủi ro tốt nhất, hay nói cách khác, hoạt động kinh doanh bảo hiểm không chỉ đơn thuần là lợi nhuận mà còn mang tính xã hội sâu sắc. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 không đưa ra định nghĩa thế nào là bảo hiểm hàng hóa trong nước song có thể xác định bản chất pháp lý của vấn đề này thông qua hoạt động mua bán hàng hóa trong nước. Mua bán hàng hóa trong nước là hoạt động mua bán hàng hóa giữa thương nhân Việt Nam với nhau trên lãnh thổ Việt Nam.18 Do đó, bảo hiểm hàng hóa trong nước trong phạm vi nghiên cứu này được hiểu là một loại hình bảo hiểm mà theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận các rủi ro về hàng hóa của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, được thực hiện giữa các thương nhân Việt Nam với nhau trên lãnh thổ Việt Nam. 1.2.2.2. Đặc điểm bảo hiểm hàng hóa trong nước  Áp dụng nguyên tắc bồi thường Nguyên tắc bồi thường được áp dụng khi thanh toán, chi trả bảo hiểm. Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được trong mọi trường hợp không vượt quá thiệt hại thực tế xảy ra. Nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể chi trả số tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại thực tế xảy ra đối với người được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm mà hai bên tự thỏa thuận. Chẳng hạn như một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo mua bảo hiểm cho toàn bộ xưởng kẹo của mình là 20 triệu đồng. Sau một vụ cháy, số kẹo bị thất thoát và hư hỏng có giá trị 8 triệu đồng, nên số tiền bồi thường mà doanh nghiệp này nhận được từ phía doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp này là 8 triệu đồng.  Áp dụng “nguyên tắc thế quyền hợp pháp” Nguyên tắc này được áp dụng khi xuất hiện người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm. Theo đó, sau khi doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận cho doanh nghiệp bảo hiểm.19 Nguyên tắc thế quyền hợp pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người được Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình Luật thương mại cơ bản,Trường Đại học Cần Thơ, 2006, trang 23 – 26. 18 19 Khoản 1 Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 12 SVTH: Nguyễn Mộng Cầm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan