Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn áp dụng gameshow truyền hình vào dạy bài 27 – quá trình dựng nước và giữ nư...

Tài liệu Skkn áp dụng gameshow truyền hình vào dạy bài 27 – quá trình dựng nước và giữ nước ( lịch sử lớp 10 – ban cơ bản)

.DOC
46
1812
126

Mô tả:

z œ – — SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ÁP DỤNG GAMESHOW TRUYỀN HÌNH VÀO DẠY BÀI 27 – QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC ( LỊCH SỬ LỚP 10 – BAN CƠ BẢN) ” Tác giả: PHẠM THỊ LƯƠNG Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Chức vụ: Giáo viên Lịch sử Nơi công tác: Trường THPT Lê Quý Đôn Nam Định, ngày 01 tháng 6 năm 2016 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ÁP DỤNG GAMESHOW TRUYỀN HÌNH VÀO DẠY BÀI 27 – QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC, LỚP 10 – BAN CƠ BẢN ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chương trình Lịch sử lớp 10 3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Từ ngày 5 tháng 02 năm 2014 đến ngày 10 tháng 2 năm 2016. 4. Tác giả: Họ và tên: PHẠM THỊ LƯƠNG Nơi sinh: Xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Nơi thường trú: Xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm Lịch sử Chức vụ công tác: Giáo viên Sử Nơi làm việc: Trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Nam Định Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Lê Quý Đôn, thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Điện thoại: 0978233120 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Học sinh lớp 10 Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Địa chỉ: Thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định Điện thoại: 0350 3881 777 2 ÁP DỤNG GAMESHOW TRUYỀN HÌNH VÀO DẠY BÀI 27 – QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC, LỊCH SỬ LỚP 10 – BAN CƠ BẢN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Môn Lịch sử đặc biệt có vai trò quan trọng. Nói như chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Lịch sử giúp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hinh thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời, học lịch sử còn bồi dưỡng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay, vị trí cũng như vai trò của môn Lịch sử đang bị xem nhẹ. Cả phụ huynh và học sinh đều coi môn học là môn Phụ. Học sinh không hứng thú với môn học, học cốt lấy điểm và để cho qua. Nhưng nói như vậy không có nghĩa tất cả các em đều quay lưng với môn học. Khi được hỏi rất đông học sinh trả lời là đều yêu thích môn học và chỉ sợ thi môn học mà thôi. Hiện nay ngành Giáo dục đang tiến hành đổi mới toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Môn Lịch sử đã và đang tiến hành đổi mới để đưa môn Lịch sử về đúng vai trò, vị trí vốn có của nó. Trong đó việc chủ động đưa nội dung đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương trình đào tạo. Gameshow truyền hình đang phát triển rầm rộ. Không ít những Gameshow đặt lợi ích giáo dục, định hướng xã hội lên hàng đầu. Các Gameshow như: “Đường lên đỉnh Olympia”, “Rung chuông vàng”, “Đấu trường 100”… Những Gameshow này đều mang tính trí tuệ cao và hướng tới giới trẻ. Thực tế là Gameshow có tính đa dạng, lôi cuốn, có tính phổ quát rất cao. Khi học các bài ôn tập Lịch sử đôi khi trở lên khô khan và không gây hứng thú cho cả thầy và trò. Vì vậy để bài ôn tập hiệu quả hơn tôi muốn ứng dụng Gameshow truyền hình 3 vào các bài ôn tập. Việc làm này sẽ thổi bùng luống sinh khí mới, lôi cuốn, thu hút và hấp dẫn các em. Đề tài này hứa hẹn sẽ đem lại nhiều thành công. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1.1 Đặc trưng môn Lịch sử ở trường THPT Trong điều 27 của Luật giáo dục 2005 đã nêu: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ tổ quốc. Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT được xây dựng trên cơ sở mục tiêu giáo dục của cấp học, quan điểm, đường lối của Đảng về sử học và giáo dục. Mục tiêu môn học cũng căn cứ vào nội dung, đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Đặc điểm nổi bật nhất của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Nếu như trong các môn tự nhiên, người ta có thể trực tiếp tri giác thông qua các thí nghiệm, thực nghiệm, nhưng trong môn Lịch sử thì không. Bởi lịch sử là những sự kiện đã diễn ra là hiện thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan, không thể “phán đoán”, “suy luận” để biết lịch sử, cũng không thể dựng lại được quá khứ như tất cả những gì đã diễn ra trong phòng thí nghiệm. Nhiệm vụ của môn Lịch sử ở trường THPT là tái tạo lịch sử, tức là cho học sinh tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở họ những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tạo ra ở học sinh những biểu tượng về 4 con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện cụ thể. Để tái tạo lịch sử, giáo viên thường tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm nhân vật lịch sử bằng lời nói sinh động, giàu hình ảnh, các các phương tiện trực quan (tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, niên biểu v.v). So với lời nói của giáo viên, các phương tiện trực quan có ưu thế hơn: tạo ra hình ảnh lịch sử cụ thể, sinh động, chính xác hơn, giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tạo biểu tượng lịch sử. Vì vậy cần quan tâm sử dụng các phương tiện trực quan kết hợp với lời nói sinh động của giáo viên. Để tái tạo lịch sử, giáo viên cần có sự am hiểu lịch sử, nghệ thuật trình bày, vốn sống, kinh nghiệm, chuyên môn, tình cảm đối với lịch sử, nghệ thuật sư phạm, sự hiểu biết và yêu mến học sinh. Trong dạy học lịch sử, cảm xúc đóng vai trò rất lớn. Tức giận, cảm thông, trân trọng, tự hào, thất vọng, khâm phục, v.v là những cảm xúc thường thấy trong các giờ học lịch sử. giáo viên thường gắn những cảm xúc của mình vào mỗi bài giảng. học sinh cảm nhận được những cảm xúc của giáo viên trong từng lời nói, từng cử chỉ, đặc biệt trong ánh mắt. Học sinh học lịch sử dễ dàng một phần là qua những cảm xúc cảm nhận được trong bài học. Đặc trưng giờ học lịch sử chính là cảm xúc. Nhưng cảm xúc trong môn Lịch sử khác với cảm xúc trong môn tự nhiên. Toán học là một môn học thuộc khoa học tự nhiên, người ta thường nói rằng toán học là khô khan bởi toán học ít bị cảm xúc chi phối. Các bài toán được chứng minh bằng những định lý, định luật thông qua những con số chính xác. Lịch sử khác so với các môn xã hội khác. Văn học là một môn xã hội. Nhưng cảm xúc trong văn đã bị chi phối nhiều bởi yếu tố chủ quan. Sự kiện, nhân vật, hiện tượng ít nhiều đã được biến đổi theo ý kiến chủ quan của tác giả. Nhưng lịch sử là hiện thực, là thực tế những gì đã xảy ra và cảm xúc trong lịch sử là gắn với những gì có thực với con người thực, với sự kiện thực. Các sự kiện lịch sử, biến cố lịch sử không phải xuất hiện một cách tuỳ ý, hoàn toàn ngẫu nhiên mà chính là sản phẩm của những điều kiện lịch sử nhất định, có những mối quan hệ nhân quả nhất định được tuân theo những quy luật nhất định. Nhiệm vụ của môn Lịch sử là giúp học sinh nắm được bản chất các sự kiện lịch sử, hình thành các khái niệm lịch sử, phát hiện ra các mối quan hệ trong quá trình lịch sử, rút 5 ra các bài học lịch sử, những quy luật lịch sử. Để từ những hiểu biết về quá khứ, hiểu được hiện tại và hướng tới tương lai. Đúng như người ta vẫn thường nói: “ôn cố, tri tân”. Lịch sử đã trải qua nhưng không hoàn toàn biến mất mà còn để lại “dấu vết” qua kí ức của nhân loại (văn học dân gian, phong tục tập quán, v.v), thành tựu văn hoá vật chất (thành quách, nhà cửa, v.v), qua hiện tượng lịch sử, qua ghi chép của người xưa, qua tên đất, tên làng, qua báo chí đương thời. Chính từ những “dấu vết” đó giúp học sinh hình dung một cách cụ thể hơn, chính xác hơn về quá khứ, mới có sự nhận thức và trình bày về lịch sử . Như vậy Lịch sử khác với các môn học khác ở trường THPT, có những đặc trưng riêng, và có những nhiệm vụ riêng. Không thể cho học sinh trực tiếp thấy lại được những gì đã xảy ra trong quá khứ bằng các thí nghiệm, cũng không thể chứng minh, giải thích một sự kiện lịch sử bằng những định lý, định luật hay được cụ thể hoá bằng các con số như các môn tự nhiên. Cũng không thể nói quá, nói giảm, nói tránh, mang nhiều ý kiến chủ quan như các môn xã hội khác. Bởi lịch sử là lịch sử, là những gì đã trải qua và tồn tại khách quan. Như vậy mục tiêu và kiến thức: cung cấp những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở THCS. Mục tiêu về thái độ: giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập tự do, văn minh và tiến bộ xã hội, hòa bình, dân chủ, niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và dân tộc dù trong tiền trình lịch sử có những lúc quanh co, khúc khuỷu. Đồng thời giáo dục cho học sinh có ý thức làm nghĩa vụ công dân, hình thành những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống cộng đồng 1.2. Bản chất của qúa trình dạy học lịch sử ở trường THPT Thứ nhất: Quá trình dạy học lịch sử là một quá trình nhận thức đặc thù. Đây là nhận thức của cá thể học sinh nên quá trình nhận thức của học sinh trong học tập có ba đặc điểm là tính gián tiếp, được hướng dẫn và tính giáo dục. 6 Thứ hai: Quá trình nhận thức lịch sử của học sinh có đặc điểm riêng. Giai đoạn nhận thức đầu là giai đoạn nhận thức cảm tính (tri giác tài liệu về sự kiện quá trình lịch sử tạo biểu tượng), giai đoạn tiếp theo là giai đoạn nhận thức lí tính (bằng hoạt động tư duy tích cực độc lập, học sinh đi đến những tri thức trìu tượng, khái quát thông qua “xử lí các tri thức cụ thể” tiếp đó học sinh phải biết vận dụng các kiến thức đó để hiểu hiện tại, hành động đúng trong thực tiễn. Nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử cũng giống như quá trình nhận thức nói chung. Nét khác biệt là xuất phát từ sự kiện, từ việc tri giác tài liệu, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tạo biểu tượng, nắm được khái niệm lịch sử. từ đó rút ra quy luật, bài học kinh nghiệm của quá khứ để học sinh vận dụng vào cuộc sống, phục vụ cho hiện tại. Như vậy dạy lịch sử tức là khơi dậy lòng tự hào và ý thức dân tộc của học sinh trong mỗi trang sử. Không phải chỉ có học thuộc lòng cái có sẵn, đúc kết sẵn là học sinh có thể rút ra ngay bài học kinh nghiệm, ý nghĩa của lịch sử, cái mà học sinh có thể học được ở đây là làm sao có thể cảm nhận những mất mát hy sinh to lớn của những người đi trước, là xương máu là mồ hôi công sức của biết bao con người, những chuyển biến về nhiều lĩnh vực xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa trong các giai đoạn lịch sử khác nhau để từ đó ý thức được việc giữ gìn thành quả của cha ông trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dạy lịch sử là khơi lên trong tâm hồn học sinh lòng biết ơn sâu sắc, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, thêm yêu những trang sử hào hùng của dân tộc. Những cái đó không đâu ngoài những câu chuyện người thật việc thật, những hình ảnh sinh động, những câu chuyện mang tính thông tin mang hơi thở của thời cuộc. 1.3. Đặc điểm học sinh THPT Học sinh THPT là lứa tuổi đã có sự hoàn thiện về mặt thể lực về trọng lượng, chiều cao, hệ thần kinh, hệ xương, hệ tuần hoàn. Trong sư phạm tương tác, người học học thông qua các giác quan, qua hệ thần kinh, nên sự phát triển của hệ thần kinh với lứa tuổi này là hết sức quan trọng. Ở lứa tuổi THPT, cấu trúc của hệ thần kinh và chức năng của bộ não phức tạp hơn. Số lượng dây thần kinh liên hợp được tăng lên và liên kết các phần khác 7 nhau của vỏ não lại, do đó các em có khả năng phát triển mạnh tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí khác. Học sinh THPT là lứa tuổi có độ nhạy cảm rất cao về tri giác nhìn và nghe. Bên cạnh đó ở lứa tuổi này có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan vận động: mắt nhìn, tai nghe, tay viết, óc suy nghĩ. Tri giác có mục đích đạt mức phát triển cao, có khả năng quan sát tốt. Quan sát ở các em chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ 2 nhiều hơn. Sự phát triển của tư duy gắn chặt với sự phát triển ngôn ngữ càng thể hiện rõ nét. Các em có khả năng điều khiển quan sát của mình theo kế hoạch chung và chú ý tất cả các khâu trong quá trình hoạt động. Ngoài ra ở học sinh THPT trí nhớ chủ định có vai trò chủ đạo. Hình thức ghi nhớ phong phú và đa dạng song ghi nhớ từ ngữ và logic chiếm ưu thế và tăng rõ rệt. Các em đã tạo được tâm thế phân hoá trong ghi nhớ. Chú ý có chủ định chiếm ưu thế, các em biết đề ra mục đích của chú ý. Thái độ lựa chọn môn học đã quyết định tính chú ý của các em. Hứng thú ổn định đối với môn học nên chú ý sau chủ định của các em xuất hiện thường xuyên hơn. Năng lực di chuyển và phân phối chú ý được phát triển và hoàn thành những khả năng vừa nghe giảng vừa ghi chép. Tư duy cũng đã phát triển nhất là tư duy lí luận, tư duy trìu tượng một cách độc đáo và sáng tạo. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ hơn và nhất quán hơn, đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Thích tranh luận để làm sáng tỏ những quan điểm của mình. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1. Đánh giá chung về dạy và học môn Lịch sử hiện nay Lịch sử là một môn học có đặc trưng khác với các môn học ở trường THPT, có những đặc trưng và có những nhiệm vụ riêng. Đây là môn học không thể cho học sinh trực tiếp thấy lại được những gì xẩy ra trong quá khứ bằng các thí nghiệm, cũng không thể chứng minh, giải thích một sự kiện lịch sử bằng các định lý, định luật hay cụ thể hóa bằng các con số như các môn học tự nhiên. Cũng không thể nói quá, nói giảm, mang ý kiến chủ quan giống như các môn học khác. Bởi Lịch sử là những gì để trải qua và tồn tại khách quan. Bản chất của dạy học Lịch sử là khơi dậy lòng tự hào và ý thức dân tộc qua mỗi trang sử. Không phải là chỉ có học thuộc lòng những cái có sẵn, đức kết sẵn là học sinh co thể rút 8 ngay bài học kinh nghiệm, ý nghĩa của Lịch sử. Điều quan trọng là làm sao để học sinh có thể cảm nhận những mất mát hi sinh to lớn của những người đi trước, là xương máu là mồ hôi công sức của biết bao con nguời, những chuyển biến về nhiều lĩnh vực xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội qua các giai đoạn lịch sử khác nhau để từ đó ý thức được giữ gìn thành quả của ông cha trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc dạy Lịch sử là khơi lên trong tâm hồn học sinh lòng biết ơn sâu sắc, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, thêm yêu những trang sử hào hùng của dân tộc. Những cái đó không đâu ngoài những câu chuyện người thật, việc thật, những hình ảnh sinh động, những câu chuyện mang tính thông tin, mang hơi thở của thời cuộc. Mặc dù hiện nay, toàn ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới một cách toàn diện. Nhưng tình trạng thầy đọc trò chép vẫn diễn ra. Sự tương tác giữa thầy và trò rất ít chủ yếu theo chiều dọc từ trên xuống dưới. Đó là một thực tế. Với môn Lịch sử chất lượng dạy và học những năm gần đây khiến dư luận xôn xao. Điểm thi môn Lịch sử thấp so với các môn học khác. Năm 2005 có 58,5% số bài thi môn Lịch sử bị điểm 1 trở xuống. Năm 2006 điểm trung bình các bài thi là 1,96, thấp nhất trong số các môn thi vào đại học.. Năm 2007 điểm dưới trung bình chiếm 95,74%; trong kỳ thi tốt nghiệp THPT điểm thi môn này vẫn thấp nhất. - Điểm từ 0 đến 4,5/10, nghĩa là dưới trung bình có 150.234 thí sinh, chiếm tỷ lệ 95,74% tổng số thí sinh. - Điểm từ 5/10 trở lên, nghĩa là trên trung bình có 6.680 thí sinh, chiếm tỷ lệ 4,26% tổng số thí sinh. - Điểm 0/10 có 5.908 thí sinh, chiếm tỷ lệ 3,76% tổng thí sinh. - Điểm cao nhất là 9/10 chỉ có 17 thí sinh và điểm 8,5/10 cũng chỉ có 17 thí sinh. Năm 2011, nhiều trường đại học có trên 98% bài thi môn Lịch sử dưới điểm trung bình. Thậm chí có trường chỉ có một thí sinh đạt điểm trung bình môn Lịch sử. 9 Năm 2012, theo thống kê của các trường đại học môn Lịch sử lại bạt ngàn điểm 0, số lượng bài thi dưới trung bình chiếm từ 80 -90 % Năm 2014, trong kì thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử là môn ít được học sinh lựa chọn nhất trong 4 môn thi tự chọn. Trong khi môn Hóa có tới 524.782 học sinh đăng kí dự thi chiếm 57,62 % tổng số học sinh dự thi thì môn Lịch sử là môn thấp nhất với 104.959, với 11,52%. Trong`kì thi THPT quốc gia năm 2015 vừa qua, môn Lịch sử đã tạo nên bất ngờ nhất. Tuy nhiên trên phổ điểm của Bộ GD-ĐT công bố thì vùng phổ điểm chủ yếu tập trung ở mức 4-7. Tổng số thí sinh đạt điểm 0 chỉ ở mức 442 em. Số thí sinh bị điểm liệt (từ 1 trở xuống là 1.300 em) Có nhiều lý do để lí giải điều trên Thứ nhất: bởi xã hội hiện đại đang theo xu hướng làm ăn kinh tế, con người thực dụng hơn. Thứ hai: bản thân hầu hết học sinh đều thi khối tự nhiên, hoặc lựa chọn khối thi không có môn Lịch sử. 10 Thứ ba: do khối lượng kiến thức trong sách, nếu không từ mình chịu tìm tòi đổi mới phương pháp thì giờ học Lịch sử thật sự trở thành một môn tra tấn. Nói như vậy không có nghĩa học sinh chán ghét môn Lịch sử. Nhiều em vẫn yêu thích môn học. Thích hay không thích phụ thuộc vào khả năng, truyền đạt của giáo viên trên lớp, cách thức tổ chức dạy và kiểm tra của từng giáo viên. Học sinh sẽ thoải mái hơn, không bị gò bó áp lực, khi học môn học không phải đọc chép, không phải học thuộc lòng các sự kiện với các ngày tháng năm khô khan. Thực tế các em học sinh lớp 10, 11 trong các giờ học các em vẫn đón nhận một cách vui vẻ, nhiệt tình, hào hứng. Chỉ khi đến cuối cấp do các yếu tố thi cử chi phối, các em mới học lệch, tập trung vào các môn thi của mình, chểnh mảng hơn với những môn không thi trong đó có môn Lịch sử. Trong các giờ dạy Lịch sử học sinh lại không thích các giờ ôn tập Lịch sử. Thông qua điều tra, phỏng vấn và phát vấn thu được kết quả như sau: Với học sinh Rất thích 10% Thích 25% Bình thường 37% Không thích 28% Với giáo viên: 90% giáo viên được hỏi không thích dạy các bài ôn tập Lịch sử Có rất nhiều lí do để lí giải vì sao cả học sinh và giáo viên đều không thích giờ ôn tập Lịch sử Với giáo viên: Vì đặc trưng của các bài ôn tập Lịch sử, giáo viên phải khái quát, tổng hợp đánh giá cả một thời kì Lịch sử, nên giờ học thường khô khan hơn các giờ khác. Giáo viên phải đầu tư thời gian bài dạy nhiều hơn, lựa chọn phương pháp phù hợp, làm thế nào để duy trì hứng thú trong suốt giờ học là một điều khó khăn. Hơn nữa các giờ ôn tập Lịch sử đối với giáo viên thường phải tự mình hỏi rồi lại tự mình trả lời vì hỏi gì học sinh cũng không nhớ, vô hình chung giờ ôn tập lại trở thành giờ dạy kiến thức mới. Giờ học trở nên căng thẳng, nhàm chán. Với học sinh, các giờ ôn tập thường là các giờ các em thấy không hứng thú, thậm chí còn sợ giờ học vì giờ này thường bị giáo viên hỏi nhiều hơn. Có những giờ ôn tập nhiều khi học lướt qua, hoặc tự đọc SGK và đôi khi còn không học. 11 Tuy vậy do tính chất quan trọng của các bài ôn tập, nên cả giáo viên và học sinh đều mong muốn có một giờ ôn tập thực sự ý nghĩa, hiệu quả và thu hút, hứng thú. Việc ứng dụng các Gameshow truyền hình vào các giờ ôn tập Lịch sử sẽ tạo ra tính hiệu quả cho các giờ ôn tập Lịch sử. 2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi đưa Gameshow truyền hình vào dạy các giờ ôn tập Lịch sử trong trường THPT hiện nay Việc lồng ghép Gameshow truyền hình vào các bài ôn tập Lịch sử có nhiều điểm thuận lợi. Hiện nay các Gameshow truyền hình rất phổ biến, đa dạng và đươc đông đảo khán giả ưa chuộng. Ở lứa tuổi THPT, các em đang lớn, muốn thể hiện, muốn chứng tỏ bản thân mình. Các Gameshow truyền hình là môi trường tốt để các em thể hiện bản thân mình, được tham gia, thử sức vào chương trình mà các em yêu thích từ lâu. Việc đưa Gameshow truyền hình vào dạy các bài ôn tập Lịch sử chắc chắn sẽ thu hút đông đảo học sinh tham gia đồng thời kích lệ được sự hứng thú, năng động, tích cực của học sinh. Trong các Gameshow truyền hình, Gameshow “Đường lên đỉnh Olympia” là Gameshow được nhiều khán giả ưa thích. Đây là cuộc thi kiến thức truyền hình dành cho học sinh THPT do VTV3 tổ chức, dưới sự tài trợ của công ty LG, là chương trình có tuổi đời dài nhất trong chương trình trò chơi truyền hình của VTV3. Hệ thống các câu hỏi trong Gameshow phù hợp với các bài ôn tập Lịch sử nhất là bài 27: “Quá trình dựng nước và giữ nước’’ Ngoài ra “Ai là triệu phú” là Gameshow được hàng triệu kháng giả truyền hình ưa thích và muốn thử sức dù chỉ một lần. Mặc dù ra đời đã lâu, nhưng Gameshow này vẫn còn nguyên độ “hot”. Với hệ thống 15 câu hỏi từ dễ đến khó và khoản tiền thưởng cao khiến nhiều người muốn chinh phục. Với cách thức chơi, thể lệ chơi, hệ thống câu hỏi, “Ai là triệu phú” cũng phù hợp khi áp dụng vào dạy bài 27 “Quá trình dựng nước và giữ nước” 2.3. Xây dựng Gameshow Để thực hiện đề tài này, tôi đã lên kế hoạch chi tiết và triển khai tại trường mà tôi đang công tác – trường THPT Lê Quý Đôn 2.3.1. Kế hoạch 12 Trong bài sáng kiến kinh nghiệm này tôi ứng dụng Gameshow “Đường lên đỉnh Olympia” vào dạy bài ôn tập bài 27: “Quá trình dựng nước và giữ nước ”. Được tổ chức tại các lớp khối 10 trường THPT Lê Quý Đôn. 2.3.2. Triển khai Bước 1: Tổ chức dạy bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước theo kế hoạch dạy học. GAMESHOW HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN (Theo phiên bản Gameshow “Đường lên đỉnh Olympia”) A. KHỞI ĐỘNG * LUẬT CHƠI Mỗi em trả lời 10 câu hỏi nhanh trong vòng 1 phút. Trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm, trả lời sai không có điểm. Người chơi thứ nhất: Câu 1: Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu là gì? Đáp án: Gia Long Câu 2: Tên tôn giáo truyền bá vào Việt Nam từ thế kỉ XVII? Đáp án: Thiên chúa giáo Câu 3: Năm nào nhà nước quyết định dựng bia ghi tên Tiến sĩ? Đáp án: 1484 Câu 4: Địa điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo? Đáp án: Lam Sơn, Thanh Hóa Câu 5: Tên làng gốm nổi tiếng ở Hà Nội? Đáp án: Bát Tràng Câu 6: Dưới triều vua nào bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển vua trực tiếp quyết định mọi việc? Đáp án: Lê Thánh Tông Câu 7: Tên người trao áo bào cho Lê Hoàn? Đáp án: Thái hậu Dương Vân Nga Câu 8: Tên quốc hiệu nước ta dưới thời Thục phán An Dương Vương? Đáp án: Âu Lạc 13 Câu 9: Người cai quản các xóm làng dưới thời Văn Lang, Âu Lạc là ai? Đáp án: Bồ chính-già làng Câu 10: Từ đầu thiên niên kỉ I TCN đến thể kỉ I SCN là thời gian tồn tại nền văn hóa nào? Đáp án: Văn hóa Đông Sơn Người chơi thứ 2: Câu 1: Tên bộ luật được ban hành dưới triều Nguyễn? Đáp án: Luật Gia Long Câu 2: Con sông nào làm ranh giới hai Đàng: Đàng Ngoài và Đàng Trong? Đáp án: Sông Gianh Câu 3: Tên ngôi chùa có nghĩa là bà già ở trên trời? Đáp án: Thiên Mụ Câu 4: Tác giả của tác phẩm Bạch Đằng giang phú? Đáp án: Trương Hán Siêu Câu 5: Tên một loại vũ khí do Hồ Nguyên Trừng là người sáng tạo? Đáp án: Súng thần cơ Câu 6: Thời gian nào vua Lý Thánh Tông đổi tên nước ta là Đại Việt? Đáp án: Năm 1054 Câu 7: Âu Lạc bị nhà Triệu xâm chiếm vào thời gian nào? Đáp án: 179TCN Câu 8: Trang phục của người Việt cổ? Đáp án: Nữ mặc áo váy, nam đóng khố Câu 9: Tên quốc hiệu nước ta thời Lí Bí? Đáp án: Vạn Xuân Câu 10. Cư dân mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam? Đáp án: Cư dân văn hóa Phùng Nguyên Người chơi thứ 3: Câu 1: Trước sự nhòm ngó của các nước phương Tây, nhà Nguyễn có chủ trương gì? Đáp án: Đóng cửa 14 Câu 2: “Ông già lười” là biệt hiệu của ai? Đáp án: Lê Hữu Trác Câu 3: Thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong? Đáp án: Hội An Câu 4: Tên ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Đông Nam Á? Đáp án: Chùa Một cột Câu 5: Thăng Long có bao nhiêu phố phường? Đáp án: 36 phố phường Câu 6: Thời Lê, nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu thông qua cách nào? Đáp án: Giáo dục thi cử Câu 7: Tên dòng sông ba lần quân giặc đại bại ở đây? Đáp án: Sông Bạch Đằng Câu 8: Tên hai nghề thủ công mới xuất hiện dưới thời Bắc thuộc? Đáp án: Làm giấy và làm thủy tinh Câu 9: Thời Văn Lang, Âu Lạc, nước ta chia thành bao nhiêu bộ? Đáp án: 15 bộ Câu 10: Cách ngày nay 3000-4000 năm, các bộ lạc sống định cư ở vùng Nam Trung Bộ ngày nay là chủ nhân của văn hóa nào? Đáp án: Văn hóa Sa Huỳnh Người chơi thứ 4: Câu 1: Kháng chiến chống Thanh do Nguyễn Huệ lãnh đạo, diễn ra vào thời gian nào? Đáp án: năm 1789 Câu 2: Hãy điền tiếp vào chỗ (…) trong câu sau: Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì (…) Đáp án: Phố Hiến Câu 3: Từ thế kỉ XV trở đi, tôn giáo nào được nâng lên vị trí độc tôn? Đáp án: Nho giáo Câu 4: Tên bộ luật dưới thời Lê? Đáp án: Quốc triều hình luật/Hồng Đức Câu 5: Tên người được tôn là Đại Thắng Minh hoàng đế? 15 Đáp án: Đinh Bộ Lĩnh Câu 6: Tên quốc hiệu nước ta thời vua Hùng? Đáp án: Văn Lang Câu 7: Qua đèo Ngang là tác phẩm của nhà thơ nào? Đáp án: Bà huyện Thanh Quan Câu 8: Trong xã hội Văn Lang, Âu Lạc có các tầng lớp vua, quý tộc, dân tự do và (…) Đáp án: nô tì Câu 9: Dưới những triều vua nào, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống? Đáp án: Tiền Lê, Lý Câu 10: Yếu tố tích cực nào của văn hóa Trung Hoa thời Hán Đường được nhân dân ta tiếp nhận và Việt hóa? Đáp án: ngôn ngữ, văn tự B. VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT * LUẬT CHƠI Mỗi em lựa chọn một hang ngang để trả lời câu hỏi. Trả lời đúng mỗi hang ngang được 10 điểm. Trả lời hang dọc bất kì lúc nào. Trả lời đúng hàng dọc được 40 điểm. Trả lời sai mất lượt chơi. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 C N G Ụ B H Ì D I Ê H A I H U I N A D H Ư N P H O N G T R Ư Ờ N N H T H Ư K Ẻ C H Ơ C N H Ồ N G Y Ế T K I B À T R Ư G I Ó N L Ý T H Ư G Ư Ơ C  N Ô C G U Ô N G M H  U S A H È Ê N G Ờ M H U G Câu 1: Tên một ngôi chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh? 16 O N G K  U Ô I Ệ T Câu 2: Quân đội từ thế kỉ X đến thế kỉ XV đước tuyển theo chế độ nào? Câu 3: Tên một loại chữ do người Việt sang tạo? Câu 4: Kinh đô của nhà nước Văn Lang? Câu 5: Tên quần đảo lớn nhất nước ta nằm ở tỉnh Khánh Hòa? Câu 6: Tên bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta? Câu 7: Một tên gọi khác của Thăng Long? Câu 8: Tên một loại hình sân khấu nghệ thuật truyền thống nổi tiếng ở nước ta? Câu 9: Tên hội nghị thể hiện quyết tâm đánh giặc của các bô lão thời Trần? Câu 10: Tên vị tướng thời Trần rất giỏi bơi lội đâm thủng nhiều tàu giặc? Câu 11: Tên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa diễn ra năm 40-43? Câu 12: Tên gọi một ngôi đền ở Sóc Sơn, Hà Nội? Câu 13: Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân chặn mũi nhọn của giặc là kế sách đánh giặc của ai? Câu 14: Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn nằm ờ hồ này? Câu 15: Tên một trong hai châu mà vua Chăm pa làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân thời Trần? C. TĂNG TỐC * LUẬT CHƠI: Có 4 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 3 gợi ý: Trả lời đúng gợi ý thứ nhất được 30 điểm, gợi ý thứ hai được 20 điểm, gợi ý thứ ba được 10 điểm Câu 1: - Gợi ý 1: Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định - Gợi ý 2: Ông là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng lịch sử Việt Nam, có công lớn trong ba cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên - Gợi ý 3: Ông là tác giả của Hịch tướng sĩ Đáp án: Hưng Đạo Vương Câu 2: - Gợi ý 1: Ông sinh năm 1380, mất 1442. Quê gốc làng Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương 17 - Gợi ý 2: Ông được xem là một anh hùng dấn tộc của Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới - Gợi ý 3: Tác giả của Bình Ngô đại cáo Đáp án: Nguyễn Trãi Câu 3: - Gợi ý 1: Ông sinh năm 1753 mất 1792, quê gốc làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An - Gợi ý 2: Ông là người lãnh đạo quân dân ta đánh bại quân Thành năm 1789 - Gợi ý 3 Ông được mệnh danh là người anh hùng áo vải Đáp án: Quang Trung Câu 4: - Gợi ý 1: Ông sinh năm 1442 mất năm 1497, húy Lê Tư Thành còn có húy khác là Lê Hạo, là vị vua thứ 5 thời Lê Sơ và là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Dao - Gợi ý 2: Ông trị vì từ 1460 đến 1497, ông được nhiều nhà sử học đánh giá là một trong những vị vua tài ba trong lịch sử Việt Nam - Gợi ý 3: Bộ luật Hồng Đức ra đời dưới thời ông trị vì Đáp án: Lê Thánh Tông D. VỀ ĐÍCH * LUẬT CHƠI Mỗi em lựa chọn các gói câu hỏi 40, 60, 80 điểm. Có thể chọn ngôi sao hi vọng ở bất cứ câu hỏi nào? Chọn ngôi sao hi vọng được nhân đôi số điểm. * Gói 40 điểm Gói 40 điểm thứ nhất: Câu 1 (10 điểm) Kinh đô của Âu Lạc? Đáp án: Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội Câu 2 (10 điểm) Quốc hiệu nước ta dưới thời Đinh Bộ Lĩnh? Đáp án: Đại Cồ Việt 18 Câu 3 (20 điểm) Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh, khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có” là câu nói của ai? Đáp án: Vua Lê Hiến Tông Gói 40 điểm thứ hai: Câu 1 (10 điểm) Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vào thời gian nào? Đáp án: năm 1010 Câu 2 (10 điểm) Thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên lần thứ nhất? Đáp án: Năm 1258 Câu 3: (20 điểm) Hãy điền tiếp vào chỗ (…) trong câu sau: “Lê còn thì (…) cũng còn Lê mà sụp đổ (…) không vẹn tuyền Đáp án: Trịnh Gói 40 điểm thứ ba: Câu 1 (10 điểm) Năm 1527, triều đại nào được thành lập ở nước ta? Đáp án: Nhà Mạc Câu 2 (10 điểm) Hồ Nguyên Trừng đã sang tạo ra loại vũ khí nào? Đáp án: Súng thần cơ Câu 3 (20 điểm) “ Từ đó thủy tai không còn nữa mà đời sống của dân cũng được sung sướng, đất không bỏ sót một nguồn lợi nào? Đó là nhận xét của sứ thần Trung Quốc về việc làm gì của nhà Trần? Đáp án: Tổ chức đắp đê Gói 40 điểm thứ tư: Câu 1 (10 điểm) Năm 1831 – 1832, Minh Mạng đã thực hiện việc làm gì? Đáp án: Cải cách hành chính Câu 2 (10 điểm) Vai trò của phong trào Tây Sơn là thống nhất đất nước và (…) Đáp án: Bảo vệ tổ quốc Câu 3 (20 điểm) Kể tứ bất (luật bất thành văn) dưới triều Nguyễn? 19 Đáp án: Không lập hoàng hậu, không phong tước vương, không lập tể tướng, không lấy đỗ trạng nguyên * Gói 60 điểm Gói 60 điểm thứ nhất: Câu 1 (10 điểm) “ Ta thường tới bữa cơm ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…” được trích trong tác phẩm nào của ai? Đáp án: Hịch tướng sĩ – Trần Hưng Đạo Câu 2 (20 điểm) Từ thế kỉ XV-XVIII, yếu tố mới xuất hiện trong nền kinh tế nước ta là gì? Đáp án: Kinh tế hàng hóa Câu 3 (30 điểm) Cơ quan chuyên sưu tầm, lưu trữ sử sách cổ và biên soan các bộ sử chính thống của triều Nguyễn được gọi là gì? Đáp án: Quốc sử quán Gói 60 điểm thứ hai: Câu 1 (10 điểm) Tên một dòng tranh nổi tiếng ở Bắc Ninh? Đáp án: Đông Hồ Câu 2 (20 điểm) “Từ khi khởi dụng nghiệp đế vương đến nay, chưa có ông vua nào đớn hèn đến thế” nói về vua nào? Đáp án: Vua Lê Chiêu Thống Câu 3 (30 điểm) Kể tên tứ bất trong văn hóa Việt Nam? Đáp án: Liễu Hạnh, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Chử Đồng Tử Gói 60 điểm thứ ba: Câu 1 (10 điểm) Năm 1407, Hồ Quý Ly tổ chức kháng chiến chống quân xâm lược nào? Đáp án: Quân Minh Câu 2 (20 điểm) Tên người Việt từng giúp nhà Tần đánh bại quân Hung Nô? Đáp án: Lý Ông Trọng Câu 3 (30 điểm) Kể tên tứ linh trong văn hóa Việt Nam 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng