Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện chuyên đề ngoại khóa chuyên môn ở...

Tài liệu Skkn biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện chuyên đề ngoại khóa chuyên môn ở trường thpt thanh bình

.DOC
35
205
145

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO TỔ CHUYÊN MÔN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT THANH BÌNH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để theo kịp nền giáo dục tiến tiến và hiện đại trên thế giới Đảng nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới và phát triển giáo dục. Nói đến nhà trường là nói đến hoạt động dạy và học . Đây là hoạt động trung tâm, hoạt động quan trọng góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Do đó muốn thực hiện tốt mục tiêu quản lý, giáo dục của nhà trường thì Ban giám hiệu phải cần chỉ đạo tốt công tác hoạt động của tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn là một cầu nối, là cánh tay của Ban giám hiệu nhà trường trong việc chỉ đạo quá trình giáo dục. Giáo dục trong nhà trường phổ thông có mục đích giúp học sinh phát triển toàn diện về tri thức, đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản. Học sinh phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam trong thời kì mới, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, nhằm thực hiện tốt mục tiêu nguyên lí giáo dục của Đảng. Việc giảng dạy cho học sinh kiến thức chuyên môn theo chương trình chính khóa trên lớp chủ yếu giúp các em nắm bắt kiến thức khoa học, nếu không có các hoạt động đổi mới phương pháp giáo dục, hoạt động ngoại khóa thì các em dễ trở thành những con người học tập thụ động, có kiến thức khoa học nhưng thiếu các kĩ năng sống cơ bản. Trong xã hội hiện nay việc giáo dục cho học sinh các kĩ năng sống là điều rất cần thiết để phát triển thành con người toàn diện đáp ứng với yêu cầu cuộc sống hiện đại. Hoạt động ngoại khoá chuyên môn là các hoạt động nằm ngoài chương trình chính thường mang tính chất tự nguyện, sáng tạo của các tổ chuyên môn. Hoạt động chuyên đề ngoại khoá chuyên môn đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kiến thức khoa học thực tiễn, các kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành con người toàn diện. Thực tế hoạt động giáo dục ở trường THPT Thanh Bình trong các năm học qua đã khẳng định nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác ngoại khóa chuyên môn. Với vai trò là phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của trường tôi nhận thấy chất lượng đào tạo phát triển hay không ngoài chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo phải có sự nhận thức, nổ lực công tác của đội ngũ giáo viên ở các tổ chuyên môn. Tập thể tổ chuyên môn có nhận thức đúng về đổi mới, có tinh thần trách nhiệm cao sẽ giáo dục có hiệu quả việc giảng dạy kiến thức bộ môn chính khóa trên lớp và phát triển mạnh hoạt động ngoại khóa chuyên môn cho học sinh. Các hoạt động ngoại khóa chuyên môn được tổ chức dưới các dạng: Hội thảo chuyên đề, các cuộc thi, đố vui để học… với nhiều hình thức phong phú được nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai,chỉ đạo các tổ chuyên 1 môn tổ chức ngày càng có hiệu quả. Học sinh được gợi ý phân công công việc và trực tiếp tham gia trao đổi, hợp tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên, qua đó các em có điều kiện cập nhật kiến thức và tự điều chỉnh, đổi mới phương pháp học tập, rèn luyện phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay. Việc các tổ chuyên môn triển khai thực hiện các chuyên đề ngoại khóa được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng giúp học sinh rèn luyện thêm nhiều các kĩ năng sống hữu ích như xây dựng kế hoạch, tự nghiên cứu tìm tòi sáng tạo, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình trước đám đông, kĩ năng phân tích đánh giá, kĩ năng giúp đỡ chia sẻ…Nhờ có thêm các kĩ năng sống tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng giáo dục của nhà trường giúp học sinh trở thành những con người toàn diện, từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục nước nhà trong thời gian tới. Với suy nghĩ đó và thực tế được áp dụng ở trường THPT Thanh Bình những năm gần đây, tôi chọn đề tài. “Biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện chuyên đề ngoại khóa chuyên môn ở trường THPT Thanh Bình” II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc học của nhân dân ta. Người đã nhấn mạnh lợi ích của việc giáo dục và đào tạo con người “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” hay thông điệp của Bác để lại cho thế hệ trẻ “ Non Sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sách vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Việc đổi mới giáo dục đạo đức trong nhà trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và các giải pháp để tạo ra thế hệ trẻ năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống là nhiệm vụ của giáo dục hiện nay. * Quan điểm của Đảng – Nhà nước ta về giáo dục: Mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần đổi mới nhấn mạnh đến năng lực cá nhân; các hoạt động giáo dục và đào tạo phải làm sao tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của mình. Qua mỗi lần hội nghị, mỗi kì đại hội vấn đề về giáo dục luôn là vấn đề nóng và được toàn Đảng, toàn dân quan tâm. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) nhấn mạnh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo... Đến Đại hội khóa XII: “Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học”… “Tiếp tục đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức, pháp luật và ý thức công dân…” (văn kiện Đại hội XII). 2 * Luật giáo dục qui định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. (Trích Điều 5 chương I luật Giáo dục) “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. (Trích Điều 28 Mục II GD phổ thông) Mục tiêu giáo dục cơ bản hiện nay là giáo dục học sinh theo hướng phát triển năng lực, phát triển các kĩ năng sống, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng tự học, sáng tạo cho học sinh. Để đáp ứng mục tiêu của giáo dục theo UNESCO về 4 trụ cột cần phải chú ý giáo dục cho học sinh: Với mục tiêu “Học để biết” thì phải giáo dục các kỹ năng tư duy, kĩ năng học tập. Với mục tiêu “Học để làm việc” thì phải giáo dục các kỹ năng thực hiện công việc, kĩ năng thực tiễn. Với mục tiêu “Học để chung sống với người khác” thì phải giáo dục các kỹ năng xã hội, ứng xử phù hợp. Với mục tiêu “Học để khẳng định bản thân” thì phải giáo dục các kỹ năng cá nhân, ý thức, thái độ. Để thực hiện được điều đó lãnh đạo nhà trường phảo chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện tốt các kế hoạch giáo dục trong mỗi năm học. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài Trước đây thì giáo dục chủ yếu cung cấp kiến thức hàn lâm, ít gắn kiến thức đã học với thực tiễn, ít chú trọng rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học, kĩ năng nghiên cứu, sáng tạo. Học sinh đến trường chủ yếu là học tập văn hóa ít có các hoạt động chuyên đề ngoại khóa, học tập thụ động lĩnh hội kiến thức nên các kĩ năng tự nghiên cứu sáng tạo, khả năng giao tiếp và các kĩ năng khác còn hạn chế. Một số tổ trưởng và giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lí, tổ chức hoạt động tập thể. Còn có cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh chưa nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động chuyên đề ngoại khóa nên trong quá trình quản lý, chỉ đạo tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề còn hạn chế. Công tác phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa đồng bộ, công tác kiểm tra thi đua, khen thưởng chưa kịp thời làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giáo dục. Do đó các buổi sinh hoạt chuyên đề 3 ngoại khóa chuyên môn có được thực hiện nhưng chưa thu hút được đông đảo học sinh và kết quả thu được còn khiêm tốn hiệu quả chưa cao. Nội dung chuyên đề ngoại khóa chuyên môn còn đơn điệu, gò bó chủ yếu là đưa các kiến thức bài tập trong sách vở chính khoá vào nên chưa kích thích, tạo hứng thú tham gia cho học sinh. Trong các buổi sinh hoạt, thảo luận đưa ra ý kiến xây dựng kế hoạch nội dung chuyên đề, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến, những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. Hiện nay nhu cầu học tập kiến thức về mọi mặt ngày càng cao, ngày càng có nhiều nguồn cung cấp thông tin, nhiều hình thức vui chơi giải trí mà học sinh dễ dàng hướng tới trong đó có cả tính tích cực lẫn tiêu cực mà lứa tuổi học sinh khó sàng lọc để học tập phát triển thành con người toàn diện. Đối với số học sinh chăm chỉ có ý thức thì chủ yếu học tập các môn trong giờ chính khóa hoặc tham gia học thêm bộ môn mà mình thích hay môn sẽ thi đại học. Số học sinh chưa tích cực trong học tập thì lại dành thời gian cho các việc vui chơi, giải trí khác, nhất là các trò chơi điện tử, tìm kiếm các thông tin lệch lạc trên Internet… Thực tế đó dẫn đến tình trạng đã có những học sinh hư hỏng, đua đòi, sống thực dụng, thờ ơ, bi quan với cuộc sống, nói năng, hành xử thô bạo, thiếu văn hoá… Nếu không kịp thời chấn chỉnh thì số ít học sinh chưa tốt đó sẽ nhân rộng lên và dẫn đến xa rời mục tiêu giáo dục của Đảng nhà nước. 2.2. Biê n pháp khắc phục. ê Từ thực trạng trên lãnh đạo nhà trường luôn trăn trở về chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường và tìm cách để nâng cao chất lượng. Để tiếp cận và thực hiện theo 4 trụ cột về giáo dục của UNESCO, thì cần chú trọng hướng dẫn học sinh các kĩ năng học tập, làm việc như: tăng cường tổ chức cho các em biết phương pháp tự học tập, nghiên cứu, làm việc nhóm; khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện để học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Tiếp theo đó phải tăng cường giáo dục các kỹ năng xã hội, kỹ năng ứng xử nhằm giúp học sinh có thái độ và hành vi tích cực, có khả năng nhìn nhận vấn đề, giải quyết tình huống theo hướng tích cực, biết thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể, biết ứng phó, tránh xa cái xấu. Ví dụ : kĩ năng làm chủ bản thân, chống lại sự cám dỗ của các tệ nạn xã hội, kĩ năng ứng phó với tình huống bạo lực… Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không chỉ thực hiện trong nhà trường, qua các môn học chính khóa, mà còn phải được thực hiện kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Bác Hồ nói “Phải nhất thiết liên hệ mật thiết với gia đình học sinh. Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Qua hoạt động sinh hoạt trong gia đình giúp học sinh có các kĩ năng tự lo cho cuộc sống ví dụ nấu ăn, vệ sinh gia đình, cá nhân, ứng phó với tình huống nguy hiểm… Qua hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, hoạt động tham quan, dã ngoại…giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác tương trợ lẫn nhau và nhiều kĩ năng sống khác. 4 Nhà trường cần phải tạo môi trường giáo dục định hướng lành mạnh, tạo sân chơi bổ ích sáng tạo cho học sinh mà mỗi tổ chuyên môn là một tổ chức giúp nhà trường thực hiện mục tiêu đó. Vì vậy việc chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện tốt các chuyên đề ngoại khóa chuyên môn là việc làm cần thiết trong nhà trường để góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện về trí, đức, thể, mỹ. Từ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đó lãnh đạo nhà trường cần có giải pháp cụ thể để các giáo viên trong tổ chuyên môn thay đổi nhận thức về vai trò của hoạt động ngoại khóa và đề ra những hình thức hoạt động phù hợp với môn học của tổ mình. Tổ trưởng chuyên môn cùng với giáo viên trong tổ phải biết xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động chuyên đề để thu hút học sinh tham gia vào quá trình giáo dục, tự hình thành nên kỹ năng, năng lực qua các buổi sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa bộ môn. Tùy thuộc đặc thù riêng của mỗi tổ chuyên môn mà các tổ linh hoạt sáng tạo đề xuất ra các hoạt động ngoại khóa chuyên môn với hình thức tổ chức đa dạng phong phú. Lãnh đạo nhà trường có kế hoạch định hướng chung và xét duyệt để các hoạt động được diễn ra đều trong năm học và không trùng lắp các nội dung để tránh quá tải, áp lực hay nhàm chán cho giáo viên và học sinh. Căn cứ vào cơ sở lý luận và quan điểm mục tiêu của việc tổ chức các hoạt đông ngoại khóa chuyên môn lãnh đạo nhà trường đã có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục. Bản thân tôi trước đây là tổ trưởng quản lý chuyên môn của tổ Sinh – Công Nghệ trên 10 năm thường xuyên tổ chức thực hiện các chuyên đề ngoại khóa chuyên môn cho tổ hàng năm cũng có ít nhiều kinh nghiệm. Hiện nay trên cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của trường tôi nhận thấy những giải pháp đã đưa ra trước đây có hiệu quả nhưng trong giai đoạn hiện nay thì yêu cầu đã cao hơn nên không còn phù hợp. Từ năm học 2014 – 2015 đến nay ngoài các giải pháp cũ đã thực hiện tôi đã cải tiến thêm để tăng hiệu quả giáo dục theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục giúp học sinh có thêm nhiều kĩ năng tốt hơn đáp ứng với mục tiêu giáo dục đã đề ra. Chúng tôi đã thực hiện có hiệu quả khi đưa thêm một số giải pháp tại trường trung học phổ thông Thanh Bình góp phần nâng cao chất lượng tổ chức chuyên đề ngoại khóa chuyên môn của các tổ trong các năm học 2015– 2016 và 2016 – 2017. Các giải pháp cụ thể: Một là: Chú trọng bồi dưỡng giáo viên trong tổ chuyên môn về nhận thức - tư tưởng chính trị trong việc giáo dục học sinh bằng hoạt động chuyên đề ngoại khoá chuyên môn . Hai là: Triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyên đề ngoại khóa chuyên môn. Ba là: Tăng cường công tác kiểm việc tra, đôn đốc thực hiện chuyên đề ngoại khóa chuyên môn. Bốn là: Tạo điều kiện và huy động các bộ phận cùng tham gia, giúp đỡ các tổ thực hiện thành côngchuyên đề. Trên đây là một số các giải pháp cơ bản thực hiện các năm gần đây đã có hiệu quả đã được thực hiện và sẽ thực hiện trong những năm tới của nhà trường. 5 Các giải pháp tôi nêu ra ở trên là giải pháp cụ thể bổ sung, cải tiến thêm vào giải pháp đã có. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng giáo dục ở trường Trung học phổ thông Thanh Bình, căn cứ hiệu quả đã đạt được trong các năm học gần đây tôi mạnh dạn nêu ra “Biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện chuyên đề ngoại khóa chuyên môn ở trường THPT Thanh Bình” Giải pháp 1: Chú trọng bồi dưỡng giáo viên trong tổ chuyên môn về nhận thức - tư tưởng chính trị trong việc giáo dục học sinh bằng hoạt động chuyên đề ngoại khoá chuyên môn . Công tác bồi dưỡng nhận thức tư tưởng chính trị cho giáo viên là một việc là thường xuyên liên tục, không thể thiếu của cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Đó cũng là một trong những nội dung bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ giáo viên trong nhà trường phổ thông. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong đội ngũ giáo viên đã có một số quan điểm, cách nhìn sai lệch về vai trò của giáo dục đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách của học sinh làm cho quá trình dạy học còn có hạn chế nhất định. Vì vậy trong chỉ đạo giáo dục ở nhà trường cần tổ chức học tập quán triệt các nghị quyết của Đảng các cấp từ trung ương đến địa phương. Triển khai học tập quán triệt các qui định của ngành về các chủ trương của Đảng và nhà nước đối với giáo dục. Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị gắn với thực hiện cuộc vận động “dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” và thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Xây dựng đội ngũ trong nhà trường thành tập thể đoàn kết, nhiệt tình tâm huyết với nghề có trách nhiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh. a. Cách thức tổ chức thực hiện: Phạm vi thực hiện : Trong toàn trường Đối tượng tác động : Tất cả cán bộ - giáo viên - công nhân viên và học sinh Công việc và thời gian thực hiện cụ thể: Hàng năm đều xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, triển khai và tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá kết quả. Nhà trường tổ chức sinh hoạt thời sự, chính trị hàng tháng theo tài liệu thông tin nội bộ của Tỉnh và của Huyện do báo cáo viên trong nhà trường đảm nhận. Học tập tuyên truyền các nghị quyết của Đảng, tại đơn vị do Ban Chấp Hành Đảng bộ triển khai hoặc mời cán bộ tuyên giáo huyện về triển khai. Chuyên môn nhà trường triển khai tuyên truyền các hoạt động chuyên môn theo tinh thần đổi mới giáo dục cần thiết thực hiện trong năm học trong đó có giáo dục học sinh theo hướng phát triển năng lực bằng các hoạt động sinh hoạt chuyên đề ngoại khoá chuyên môn. Vào đầu năm học tổ chức cho giáo viên học tập chính trị, nhiệm vụ năm học. Hàng tháng thực hiện sinh hoạt Chi bộ đối với Đảng viên và lồng ghép giáo 6 dục chính trị trong các buổi họp hội đồng đối với cán bộ, giáo viên công nhân viên. Hàng tuần có sinh hoạt dưới cờ để giáo dục học sinh với nhiều nội dung khác nhau. b. Kết quả: Các chủ trương của Đảng, nhà nước được giáo viên nhận thức tốt hơn, hiểu rõ hơn nên thuận lợi hơn cho việc thực hiện và tuyên truyền giáo dục học sinh. Giáo viên có ý thức tự giác chấp hành các qui định, qui chế chuyên môn của ngành và nhà trường, giảng dạy giáo dục học sinh với tinh thần trách nhiệm cao. Chất lượng giáo dục 2 mặt được tăng lên, số học sinh vi phạm về nội qui nhà trường giảm, năm học năm học 2016 – 2017 không có học sinh nào vi phạm phải ra hội đồng kỉ luật. Chất lượng hai mặt giáo dục năm học 2016 – 2017 cao hơn so với năm 1015 – 2016. Kết qủa xếp loại Hạnh kiểm năm học 2016 - 2017 : KHỐI 10 475 TOÀN TRƯỜNG KHỐI 12 478 LOẠI KHỐI 11 447 TSố Tỷ % Tốt 413 Khá lệ TSố Tỷ lệ % TSố Tỷ % 86,40 % 447 94,11% 437 61 12,76 % 26 5,47% TB 4 0,84% 2 Yếu 0 0 0 1400 lệ TSố Tỷ lệ % 97,76 % 129 7 92,64% 10 2,24% 97 6,93% 0,42% 0 0.00% 6 0.43% 0.00% 0 0 0 0.00% Kết qủa xếp loại Hạnh kiểm năm học 2015 - 2016: KHỐI 10 470 TOÀN TRƯỜNG KHỐI 12 513 LOẠI KHỐI 11 450 TSố Tỷ % Tốt 428 Khá 84 lệ TSố Tỷ % 83.43 % 419 16.37 % 51 lệ TSố Tỷ % 89.15 % 417 10.85 % 32 1433 lệ TSố Tỷ lệ % 92.67 % 1264 88.21% 7.11% 167 11.65% 7 TB 0 0.0% 0 0.0% 1 0.22% 1 0.07% Yếu 1 0.19% 0 0.0% 0 0.0% 1 0.07% Kết qủa xếp loại Văn hóa năm học 2016 - 2017: KHỐI 10 475 TOÀN TRƯỜNG KHỐI 12 478 LOẠI KHỐI 11 447 TSố Tỷ % Giỏi 29 Khá lệ TSố Tỷ % 6,07% 59 180 37,66 % TB 230 Yếu 38 lệ TSố Tỷ % 12,42 % 45 220 46,32 % 48,12 % 279 7,95% 16 1400 lệ TSố Tỷ lệ % 10,07 % 133 9,50% 269 60,18 % 669 47,79% 37,68 % 130 29,08 % 539 38,50% 3,37% 3 0,67% 57 4,07% Kết qủa xếp loại Văn hóa năm học 2015 – 2016 : KHỐI 10 470 TOÀN TRƯỜNG KHỐI 12 513 LOẠI KHỐI 11 450 TSố Tỷ % Giỏi 40 Khá lệ TSố Tỷ % 7.80% 57 188 36.65 % TB 235 Yếu Kém lệ TSố Tỷ % 12.13 % 18 194 41.28 % 45.81 % 189 49 9.55% 1 0.19% 1433 lệ TSố Tỷ lệ % 4.00% 115 8.03% 213 47.33 % 595 41.52% 40.21 % 201 44.67 % 625 43.61% 30 6.38% 18 4.00% 97 6.77% 0 0.0% 0 0.0% 1 0.07% 8 Giải pháp 2. Triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyên đề ngoại khoá chuyên môn. Ngay từ cuối năm học nhà trường đã họp tổng kết rút kinh nghiệm những hoạt động chuyên môn đã làm được và làm chưa tốt để định hướng công việc chuẩn bị cho năm học tới thực hiện tốt hơn. Triển khai cho các tổ việc xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề ngoại khóa chuyên môn cho năm học tới. Thực hiện hoạt động ngoại khoá chuyên môn bằng các chuyên đề có thể được coi như một trong các hình thức để đánh giá học sinh theo quan điểm phát triển toàn diện. Thông qua hoạt động ngoại khoá giúp học sinh có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập và rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống. Với những lý do trên, hoạt động ngoại khoá được nhà trường quan tâm chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện hàng năm có đổi mới về hình thức, nội dung và cách tổ chức thực hiện để học sinh tham gia với niềm ham mê, tự nguyện. Đây là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hành xen kẽ với chương trình dạy học và diễn ra trong suốt năm học, có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc. Mỗi tổ chuyên môn phải có ít nhất một chuyên đề ngoại khóa chuyên môn trong năm học. Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn tự chọn nội dung và hình thức tổ chức thực hiện. Các hình thức đã thực hiện cụ thể năm học 2016 – 2017 là: - Một buổi báo cáo của giáo viên cho học sinh nghe sau đó học sinh đặt câu hỏi để giáo viên trả lời thắc mắc như chuyên đề “Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh khối 10” do tổ Sinh – Công nghệ thực hiện. Xen kẽ các phần có các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm nói về nội dung chính của chuyên đề do học sinh dàn dựng biểu diễn có sự tham gia góp ý, đánh giá khen thưởng. - Một cuộc thi dưới hình thức đố vui để học về lĩnh vực hóa học và ứng dụng trong đời sống do tổ Hóa thực hiện cho học sinh khối 11. - Một cuộc thi tìm hiểu về môi trường sống và tuyên truyền bảo vệ môi trường sống thông qua các bức tranh vẽ của học sinh khối 10 của tổ Sử - Địa GDCD. - Một cuộc thi về sáng tác các tiết mục phim, clip nói về “Gốc con người” với nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng ứng xử… cho học sinh khối 11 của nhóm GDCD. - Một buổi thuyết trình của các lớp khối 12 nói về hình tượng của người phụ nữ Việt Nam trong thơ ca của tổ Văn. - Một buổi thuyết trình và thảo luận về cách học để nâng cao khả năng nghe nói tiếng anh cho học sinh khối 10 của tổ Anh văn. - Một cuộc thi dạng rung chuông vàng cho học sinh khối 12 của tổ Vật lý. - Một buổi thi clip kết hợp với thuyết trình nói về ý thức sử dụng mạng xã hội những điều tốt – xấu nên làm nên tránh cho học sinh khối 10 của nhóm Tin học. - Một ngày tham quan trải nghiệm thực tế ở vườn quốc gia Cát tiên cho học sinh khối 11 của tổ Sinh – Công nghệ đầy cảm xúc…. 9 Chuyên môn nhà trường chỉ đạo cho mỗi tổ chuyên môn xây dựng tổ chức thực hiện một chuyên đề ngoại khóa bộ môn ngoài việc thực hiện sinh hoạt ngoại khóa ngoài giờ lên lớp hàng tháng. Nội dung chính của các chuyên đề giúp học sinh hiểu sâu hơn, rõ hơn về môn học và các ứng dụng khoa học môn học vào thực tiễn cuộc sống. Kiểu sinh hoạt ngoại khóa học mà chơi, chơi mà học giúp học sinh hình thành các kĩ năng hoạt động nhóm, thuyết trình trước đám đông, kĩ năng quay phim, chụp hình, kĩ năng phân tích nhận xét đánh giá…và đặc biệt là tình cảm gắn kết với bạn bè trong tập thể với thầy cô và đó là những kỉ niệm đẹp cho các em sau này khi nghĩ về thời học sinh. a. Cách thức tổ chức thực hiện Chuyên môn xây dựng kế hoạch chung và chỉ đạo cho tổ chuyên môn có kế hoạch từ đầu năm về đăng kí thực hiện các chuyên đề ngoại khóa của bộ môn. Tổ chuyên môn họp đưa ra các ý kiến về nội dung, hình thức thực hiện chuyên đề cùng thảo luận đi đến thống nhất đăng kí với chuyên môn nhà trường tên chuyên đề, dành cho khối nào và thời gian thực hiện trong năm học. Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch năm học trong đó có kế hoạch chuyên đề ngoại khóa chuyên môn, đăng kí thực hiện trước khi nhà trường tổ chức hội nghị công chức – viên chức. Các kế hoạch hoạt động được duyệt trở thành nghị quyết sau khi thông qua hội nghị và sẽ được triển khai tổ chức trong năm học. Tổ trưởng làm dự trù kinh phí theo kế hoạch được duyệt chung của chuyên môn hàng năm dựa vào qui chế chí tiêu nội bộ để phân bố phần thưởng cho học sinh, và các chi phí khác. Trưởng ban chuyên môn căn cứ vào thời gian hoạt động năm học sắp xếp lịch thời gian cụ thể cho các tổ chuyên môn. Dán lịch hoạt động chuyên đề ngoại khóa chuyên môn lên bảng thông báo để cho toàn trường biết và các bộ phận có kế hoạch chuẩn bị thực hiện theo lịch. Thông thường do hoạt động nhà trường dạy ngày 2 ca nên các buổi tổ chức chuyên đề thường được thực hiện vào ngày chủ nhật. Các tổ chuyên môn gửi báo cáo kế hoạch năm học, đăng kí thực hiện chuyên đề trước khi nhà trường tổ chức hội nghị công chức – viên chức. Nhà trường lên lịch hoạt động chung cho học sinh, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ, đôn đốc học sinh các công việc cụ thể cần làm. Đối tượng tham gia: 100% giáo viên trong tổ phải tham gia. Phó hiệu trưởng chuyên môn tham dự đầy đủ các chuyên đề của các tổ. Thời gian thực hiện ngay từ đầu năm học các tổ có thể đăng kí theo kế hoạch của tổ. Sau buổi thực hiện chuyên đề có chia sẻ rút kinh nghiệm để đợt sau làm tốt hơn. b. Kết quả: 10 Thông qua hoạt động xây dựng thực hiện chuyên đề tất cả giáo viên đều được tham gia góp ý xây dựng kế hoạch, hướng dẫn học sinh lớp mình phụ trách thực hiện chuyên đề chung và đều được tham kiến, chia sẻ, góp ý sau khi hoàn thành. Mỗi giáo viên trong tổ sẽ được đưa ra các ý tưởng mới, chia sẻ thêm những ý kiến khác để cùng thảo luận và rút ra các sáng kiến hay để áp dụng vào chuyên đề tốt nhất. Học sinh được nghiên cứu, sáng tạo, thảo luận và thể hiện được các khả năng tiềm ẩn của mình cho mọi người biết đem lại hứng thú và năng lực tự tin cho học sinh. Từng nhóm tổ học sinh có năng lực được giáo viên phụ trách giao cho chuẩn bị một số phần trong nội dung của chuyên đề … Nhờ các hoạt động chung đó mà mỗi cá nhân giáo viên, học sinh đều thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công việc và cố gắng nỗ lực trong công việc được giao. Thực hiện ngoại khoá chuyên môn: Toàn trường năm học 2016 – 2017 thực hiện 9 chuyên đề ngoại khóa chuyên môn trong đó báo cáo chuyên đề: 02. Thực hiện cuộc thi: 03, Hướng dẫn cho học sinh thuyết trình 02, Cho học sinh đi tham quan trải nghiệm thực tế 01, cho học sinh sáng tác vẽ tranh, quay phim làm clip 01. Giải pháp 3. Tăng cường công tác kiểm việc tra, đôn đốc thực hiện chuyên đề, có chế tài đưa vào thi đua đối với việc thực hiện chuyên đề ngoại khoá chuyên môn. Trên thực tế mặc dù có chỉ đạo thực hiện, có xây dựng kế hoạch nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà có thể kế hoạch sẽ không thực hiện nếu không có kiểm tra đôn đốc nhắc nhở. Do đó việc theo dõi, kiểm tra các hoạt động thường xuyên của tổ chuyên môn để biết và kịp thời nhắc nhở, động viên khích lệ hay giúp đỡ các tổ thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra là một công việc rất quan trọng mà lãnh đạo nhà trường phải luôn ghi nhớ và thực hiện. Điều cơ bản là lãnh đạo phải truyền thêm niềm tin và nhiệt huyết cho giáo viên để họ luôn có ý thức trách nhiệm trong công việc, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc kiểm tra đôn đốc thường xuyên giúp cho các tổ cố gắng sắp xếp công việc mỗi người tự giác thực hiện phần việc được giao của mình mà không bị quên. Nhờ nhắc nhở đôn đốc mà giáo viên có kế hoạch sắp xếp công việc riêng của mình dành thời gian hợp lý để thực hiện kế hoạch chung. a. Cách thức tổ chức thực hiện Căn cứ vào kế hoạch đề ra hàng tháng, hàng tuần được dán công khai để nhắc nhở các tổ tự giác thực hiện. Mỗi chuyên đề phải được ấp ủ ý tưởng và chuẩn bị trong thời gian dài cho cả giáo viên học sinh chuẩn bị. Trước ngày tổ chuyên môn thực hiện chuyên đề ít nhất 2 tuần trưởng ban chuyên môn hỏi thăm tiến độ chuẩn bị thực hiện của tổ để biết và kịp thời nhắc nhở động viên thực hiện. Qua các buổi họp ban chuyên môn hàng tháng đều có báo cáo các công việc đã làm được tháng trước và việc cần làm ở tháng kế tiếp cũng là một động thái nhắc nhở các tổ tập trung thực hiện theo kế hoạch. Đôi khi vì lí do khách 11 quan nếu tuần đó không thực hiện được tổ chuyên môn báo cho chuyên môn nhà trường dời lại trong thời gian nhất định. Ngay từ đầu năm đưa vào nghị quyết tổ chuyên môn nào không thực hiện chuyên đề theo kế hoạch đến cuối năm sẽ cắt thi đua của tổ nên tất cả các tổ đều thực hiện nghiêm túc, trong 3 năm học qua không có tổ nào không thực hiện theo kế hoạch. Từ kế hoạch tổng thể của cả năm học đã được xây dựng lịch công tác hàng tuần đều thể hiện các công việc phải làm của tuần nên giúp tổ trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm phối hợp nhắc nhở đôn đốc học sinh thực hiện phần việc được giao của mình. Các công việc cần bộ phận khác hỗ trợ như chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, bảo vệ…đều theo lịch phân công tự giác hoàn thành tốt các công việc của mình. Nhờ sự phân công cụ thể và phối kết hợp nhịp nhàng mà các buổi tổ chức chuyên đề ngoại khóa chuyên môn dù tổ chức vào ngày chủ nhật nhưng học sinh vẫn đi đông đủ đúng giờ. b. Kết quả Những năm học trước đây mặc dù có kế hoạch đăng kí nhưng không có chế tài đưa vào thi đua nên một vài tổ chần chừ viện một số lý do và cuối cùng là bỏ không hoàn thành kế hoạch thực hiện chuyên đề ngoại khóa chuyên môn. Tổ nghiêm túc bỏ nhiều công sức ra thực hiện cũng giống như tổ không làm nên dễ sinh ra nản chí. Từ khi chỉ đạo đưa vào tiêu chí xét thi đua các tổ tự giác vượt qua các trở ngại và đều thực hiện và hoàn thành tốt. Năm học 2013 – 2014 toàn trường đăng kí 7 chuyên đề thì thực hiện dược 5 chuyên đề còn 2 chuyên đề không thực hiện. Năm học 2014 – 2015 toàn trường đăng kí 8 chuyên đề thì thực hiện được 7 chuyên đề còn 1 chuyên đề không thực hiện Từ năm học 2015 – 2016 nhờ các giải pháp đôn đốc nhắc nhở và đưa vào thi đua nên các tổ đăng kí 8 chuyên đề thực hiện hoàn thành cả 8. Năm học 2016 – 2017 các tổ đăng kí thực hiện 8 chuyên đề và tổ dự án bảo vệ môi trường vườn quốc gia Cát Tiên đăng kí phối hợp với tổ Sinh – Công Nghệ thực hiện thêm một chuyên đề tổng cộng cả trường thực hiện được cả 9 chuyên đề ngoại khóa chuyên môn. Chưa kể đế các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được triển khai tổ chức theo qui định của bộ giáo dục và buổi sinh hoạt trại truyền thống cho khối 12 của nhà trường vẫn được thực hiện bình thường hàng năm. . Việc thực hiện chuyên đề được chỉ đạo tổ chức rải đều trong năm và chia đều cho các khối lớp nên tránh được áp lực công việc cho giáo viên và học sinh. Giải pháp 4 : Tạo điều kiện, huy động các bộ phận phối hợp, tham dự giúp đỡ các tổ thực hiện thành công chuyên đề ngoại khóa chuyên môn. Để thực hiện thành công một chuyên đề cần rất nhiều thời gian công sức và phải có sự phối hợp của nhiều người, nhiều bộ phận. Lãnh đạo trường phải 12 tạo các điều kiện tốt nhất cho tổ chuyên môn thực hiện hoàn thành chuyên đề có hiệu quả. Việc huy động các lực lượng trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tổ chức thành công các hoạt động ngoại khóa. Xác định đúng vai trò từng bộ phận khi tham gia vào các hoạt động. Đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của từng bộ phận để có thể tổ chức phân công tham gia vào hoạt động có hiệu quả. Trong một hoạt động chuyên đề ngoại khoá chuyên môn đối tượng tổ chức hoạt động và đối tượng tham gia hoạt động đều có vai trò quan trọng như nhau. Đối tượng tổ chức là các thầy cô và một số học sinh có năng lực, có ý thức sẽ thể hiện tốt trách nhiệm của mình. Đối tượng tham gia là các học sinh dự thi hoặc phần lớn là khán giả cổ động viên nếu nhận thức không đầy đủ, không hứng thú, thiếu sự tự giác, chủ động, sáng tạo thì các hoạt động giáo dục khó có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Vì vậy, việc bồi dưỡng năng lực hoạt động chuyên đề ngoại khoá cho học sinh trong nhà trường phổ thông có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để làm được điều đó, cần cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ, hành vi cho học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh tham gia bàn bạc nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức trước khi thực hiện chuyên đề điều này sẽ giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo, tự giác và có hứng thú khi tham gia hoạt động chuyên đề. Giáo viên phụ trách cung cấp, giới thiệu những tư liệu cần thiết, liên quan đến nội dung của chuyên đề bộ môn sắp thực hiện cho học sinh học tập nghiên cứu trước. Tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành, tinh thần, thái độ và đề cao trách nhiệm và quyền lợi của học sinh khi tham gia các hoạt động. Cần có biện pháp kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả, khen thưởng, động viên kịp thời đối với những học sinh có thành tích tốt trong các hoạt động. Tăng cường vận động, thuyết phục, kích thích lòng nhiệt tình và sự say mê hoạt động trong học sinh, đồng thời nghiêm khắc xử lý những đối tượng có hành vi chây lười, làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục chung Nhà trường cần bố trí kinh phí tương ứng để tổ chức các hoạt động phù hợp nhằm góp phần củng cố và bổ sung kiến thức học trên lớp, rèn luyện, giáo dục năng khiếu, thể lực, giáo dục giới tính, mĩ thuật, hội hoạ… cho học sinh. Các hoạt động giáo dục theo chuyên đề ngoại khoá hiện nay rất phong phú, đòi hỏi người Lãnh đạo phải thường xuyên quan tâm, suy nghĩ, tìm tòi các hình thức hoạt động phù hợp với mục tiêu, đối tượng, thời gian, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí, môi trường sư phạm và con người hiện có. a. Cách thức tổ chức thực hiện Sau khi các tổ đăng kí kế hoạch thực hiện chuyên đề nhà trường xếp lịch cho phù hợp với các hoạt động chung khác và tạo các điều kiện cần thiết cho tổ chuyên môn thực hiện các chuyên đề. Tùy thuộc vào nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt chuyên đề chuyên môn mà tạo điều kiện cho các tổ tiến hành thuận lợi. 13 Tổ Sinh – Công nghệ tổ chức cho học sinh đi thực tế sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Tiên nhà trường điều động thêm giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn thanh niên tham gia hỗ trợ, tổ chức quản lý học sinh. Cung cấp nước uống, các loại thuốc thông thường và bông băng, dụng cụ y tế loa tay… Các tổ có chuyên đề là những cuộc thi nhà trường hỗ trợ việc in ấn tài liệu, chuông, máy chiếu, micro… Với các chuyên đề có các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm hay thực hiện các kịch bản phim, quay clip…trường tạo điều kiện về phương tiện máy móc, âm thanh ánh sáng. Nhà trường cho học sinh mượn hội trường để tập văn nghệ, tập kịch bản…cho các buổi hoạt động chuyên đề có nội dung yêu cầu tương ứng. Nhắc nhở bảo vệ hướng dẫn học sinh sắp xếp xe đúng vị trí và bảo vệ an toàn tài sản của giáo viên, học sinh. Phó hiệu trưởng cùng có mặt tham dự các chuyên đề của các tổ để thể hiện sự quan tâm khích lệ giáo viên, học sinh trong các buổi sinh hoạt chuyên đề.Đồng thời tham dự để có nhận xét chia sẻ những vấn đề làm hay chưa hay để rút kinh nghiệm năm sau làm tốt hơn. Các chuyên đề đều có những phần thưởng cho khán giả trả lời đúng, biểu diễn tiết mục văn nghệ hay… là những gói bánh, kẹo dành cho học sinh hay những món quà thiết thực làm các em rất vui, rất hào hứng, cổ vũ nhiệt tình khi tham gia làm tăng tính gắn kết tinh thần đồng đội. b. Kết quả Nhờ sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ mà các tổ chuyên môn thực hiện rất thành công các chuyên đề ngoại khóa chuyên môn. Học sinh được tham gia với vai trò là người trực tiếp thực hiện, điều hành, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh: cách học, cách nghĩ, cách tìm tòi kiến thức. Nhờ sự phân công cụ thể và phối kết hợp nhịp nhàng mà các buổi tổ chức chuyên đề ngoại khóa chuyên môn dù tổ chức vào ngày chủ nhật nhưng học sinh vẫn đi đông đủ đúng giờ. Nhờ sự chỉ đạo cụ thể và quan tâm tạo điều kiện thuận lợi mà các buổi sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa chuyên môn được hiện bài bản, các giáo viên trong tổ học tập kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao tay nghề, tạo thành mối đoàn kết thống nhất cao khi tổ thực hiện các buổi hội thảo, các buổi sinh hoạt chuyên đề ngoại khoá cho các khối lớp học sinh. Qua các buổi sinh hoạt ngoại khoá chuyên môn ngoài việc nâng cao năng lực cho giáo viên, học sinh còn được học tập và thể hiện năng lực tư duy sáng tạo và gần gũi với giáo viên hơn, có nhận thức tốt hơn về học tập và có cách nhìn nhận khách quan, tích cực trong cuộc sống. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua các giải pháp nêu trên được thực hiện tại trường THPT Thanh Bình đã góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của các buổi chuyên đề ngoại khóa 14 chuyên môn đáp ứng được các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị qua các năm học. Qua nhiều năm tổ chức các hoạt động ngoại khóa như đi rừng, cắm trại, thực hiện đóng phim, quay clip, diễn các tiết mục văn nghệ, báo cáo thuyết trình, các cuộc thi ở trường thông qua các buổi học ngoại khóa chuyên môn các thế hệ học sinh trường Thanh Bình luôn vui vẻ và tự hào khi nhắc đến thời học sinh THPT với nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Mỗi khi về thăm thầy cô dịp hè, lễ tết hay thông qua tin nhắn, qua các trang mạng thấy các em rất yêu quí và trân trọng thời học sinh của mình một phần cũng nhờ các buổi sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa mà các em được tự mình thực hiện, trải nghiệm sáng tạo, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô. Hoạt động chuyên đề ngoại khóa giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra; biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết nắm bắt những định hướng chính trị, xã hội, biết được những truyền thống đấu tranh cách mạng, ngăn ngừa được các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học. Hiểu được nền văn hoá tốt đẹp của đất nước và những vấn đề nóng bỏng của thời đại như hoà bình, hữu nghị, hợp tác, dân số, môi trường... Từ đó, rèn luyện cho mình những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử có văn hoá, những thói quen trong học tập, lao động; kỹ năng tự quản, tự tổ chức, điều khiển, nhận xét, đánh giá, hoà nhập và thực hiện một số hoạt động tập thể có hiệu quả khác. Nhiều học sinh thực hiện nhuần nhuyễn các thao tác sử dụng Powerpoint, dựng phim, quay phim thực hiện các chuyên đề, các kĩ năng thuyết trình, xử lý linh hoạt tình huống được nâng cao và học tập một cách sáng tạo hiệu quả. Hầu hết cán bộ quản lí và giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của các hoạt động chuyên đề ngoại khóa`. Mỗi tổ đã tổ chức được những hoạt động chuyên đề hay, sáng tạo có nội dung giáo dục riêng và góp phần đáng kể trong việc phát triển các kĩ năng sống cho học sinh. Trong môi trường thân thiện gần gũi đoàn kết là động lực thúc đẩy giáo viên nhiệt tình, tâm huyết hơn với nghề, học sinh tự giác tích cực trong các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Khả năng áp dụng Là một cán bộ quản lý tôi luôn mong muốn góp phần giáo dục học sinh trở thành những công dân tốt có đủ kiến thức, có kỹ năng và sống trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội. Với các giải pháp quản lý nêu trên của tôi được cải tiến từ các giải pháp đã có và bổ sung thêm một số phần chi tiết hơn giúp cho tổ chuyên môn thực hiện tốt các chuyên đề ngoại khóa chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh thành con người toàn diện đáp ứng với mục tiêu đổi mới mà Đảng và nhà nước đã đặt ra. Vận dụng các biện pháp nêu trên vào việc chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa chuyên môn nói riêng và các hoạt động chuyên môn khác nói chung có thể thực hiện dễ dàng hiệu quả. Tất cả 15 các tổ chuyên môn đều có thể thực hiện với các hình thức khác nhau có hiệu quả giáo dục cao khi nhà trường có kế hoạch và chủ trương thực hiện. Hoạt động chuyên đề ngoại khóa chuyên môn trong nhà trường góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục theo định hướng phát triển các kĩ năng sống cơ bản, khả năng tự học, sáng tạo, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, năng lực thực hành, kĩ năng ứng phó trước tình huống xấu, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống theo hướng tích cực. 2. Đề xuất kiến nghị * Với Tổ chuyên môn và giáo viên: Mỗi giáo viên luôn rèn luyện trau dồi đạo đức tác phong nhà giáo, có tâm huyết trách nhiệm cao với nghề đã chọn. Mỗi tổ chuyên môn, đứng đầu là tổ trưởng chuyên môn, trưởng bộ môn phải là người có tâm huyết, có tầm nhìn và có khả năng sáng tạo trong công tác giáo dục ở nhà trường. Tri thức nhân loại vô tận, sự hiểu biết của con người mới chỉ ở một phạm vi, lĩnh vực nào đó. Việc nghiên cứu, học tập rất cần thiết cho tất cả mọi người nhằm tăng thêm hiểu biết kiến thức khoa học, xã hội để vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục của mình. Xây dựng kế họach xuất phát từ điều kiện thực tế của trường, đảm bảo các mục tiêu chung, đảm bảo tính thống nhất và liên thông giữa các khối lớp. Nội dung, cách thức tổ chức cần mang tính khoa học, thiết thực có sức thu hút, phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý, khả năng của học sinh. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của học sinh thông qua những buổi giao lưu, các hoạt động chuyên đề ngoại khóa để kịp thời hướng dẫn động viên uốn nắn các em có nhận thức và có hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. *Với nhà trường: Tham mưu với các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh về vai trò, tầm quan trọng của các hoạt động đổi mới giáo dục hiện nay nhằm hỗ trợ giúp đỡ nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tham mưu với ban thường trực hội cha mẹ học sinh để cùng phối hợp tăng cường thêm cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục. Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức điều hành cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành tổ chức các hoạt động chuyên môn của tổ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong trường. Tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí và tinh thần để các tổ chuyên môn hoạt động, thực hiện các chuyên đề ngoại khóa chuyên môn hiệu quả. Có cơ chế thưởng, phạt rõ ràng phù hợp với những tổ chức, cá nhân trong công tác dạy – học. 16 Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra để kịp thời giúp đỡ, đôn đốc tổ thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả các hoạt động ngoại khóa chuyên môn. Tích cực tham dự các buổi sinh hoạt chuyên của tổ để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của giáo viên để có hướng điều chỉnh và xử lý chỉ đạo cho hiệu quả. * Với Sở giáo dục. Phổ biến rộng rãi các đề tài sáng kiến kinh nghiệm hữu ích trong công tác giáo dục toàn diện hàng năm để cho các trường tham khảo học tập nhân rộng mô hình góp phần phát triển giáo dục địa phương. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình quản lý chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động ngoại khóa chuyên môn ở trường trung học phổ thông Thanh Bình rất mong sự giúp đỡ của đồng nghiệp, hội đồng khoa học các cấp đóng góp bổ sung để có nhiều biện pháp tốt hơn 17 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI số 29 – NQ TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013. 2. Văn kiện đại hội Đảng khoá XII năm 2016. 3.Văn bản qui phạm pháp luật của bộ tư pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số: 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của quốc hội qui định về luật giáo dục. 4. Chỉ thị số: 29/2001/CT-BGDĐT do bộ giáo dục và đào tạo ban hành ngày 30 tháng 7 năm 2001. 5. Văn bản số: 5555/BGDĐT – GDTrH ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2014 6. Báo cáo tổng kết năm học 2015 – 2016 , 2016 – 2017 của trường trung học phổ thông Thanh Bình. 7. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp quản lýNhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên trưởng THPT Thanh Bình” của tác giả. NGƯỜI THỰC HIỆN Dương Thị Hoàn 18 VII. PHỤ LỤC 1. Các hình ảnh cụ thể của các buổi sinh hoạt chuyên đề ngoại khoá chuyên môn Học sinh báo cáo chuyên đề Hãy cứu lấy trái đất do tổ Sử - Địa GDCD thực hiện 19 Hình ảnh buổi hội thảo chuyên đề “ Vui học hoá” học sinh khối 11 của tổ hoá học. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan