Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học viên ở trung tâm gdtx huyệ...

Tài liệu Skkn biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học viên ở trung tâm gdtx huyện thống nhất.

.DOC
17
449
114

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRUNG TÂM GDTX THỐNG NHẤT Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC VIÊN Ở TRUNG TÂM GDTX HUYỆN THỐNG NHẤT Người thực hiện: Nguyễn Hữu Hải Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .Phương pháp giáo dục (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014-2015 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Hữu Hải 2. Ngày tháng năm sinh: 25-06-1961 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Tân yên – Gia Tân 3 - Thống Nhất – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613771556 (CQ)/ 6. Fax: (NR); ĐTDĐ: 0913675250 E-mail: 7. Chức vụ: Giám Đốc 8. Nhiệm vụ được giao: Bí thư chi bộ- Giám đốc trung tâm GDTX 9. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX Thống Nhất II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm - Năm nhận bằng: 1999 - Chuyên ngành đào tạo: Chính trị III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý và phương pháp giảng dạy Số năm có kinh nghiệm: 32 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Năm học 2010-2011: phát huy tính tích cực của học sinh trong đổi mới hương pháp dạy học + Năm học 2011-2012: Giám đốc chỉ đạo xây dựng tập thể sư phạm + Năm học 2012-2013: Một số biện pháp trong việc xây dựng XH học tập + Năm 2013-2014: Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX Huyện Thống Nhất + Năm 2014-2015 : Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học viên ở trung tâm GDTX Huyện Thống Nhất BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC VIÊN Ở TRUNG TÂM GDTX THỐNG NHẤT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn tập trung mọi nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu xây dựng những con người Việt Nam thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc đồng thời có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy được tiềm năng của dân tộc, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân để làm chủ tri thức khoa học và công nghiệp hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, kiên định với chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiếp tục nâng cao chất lượng GD toàn diện đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp, hệ thống QLGD, thực hiện: "chuẩn hoá, HĐH, xã hội hoá". Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học viên đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức GD chính quy và không chính quy, thực hiện "Giáo dục cho mọi người" và "Cả nước thành một xã hội học tập". Trong những năm qua, GD-ĐT cả nước, trong đó hệ thống Trung tâm GDTX đã đạt được những thành tựu nhất định. Song nhìn chung, do còn có những khó khăn bất cập cả về chủ quan và khách quan nên chất lượng và hiệu quả Giáo dục đạo đức vẫn còn những hạn chế so với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Đứng trước những biểu hiện suy thoái đạo đức, sự phát triển nhân cách không lành mạnh của một số người trong xã hội ta, đòi hỏi “phải tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân”, lành mạnh hóa đời sống tinh thần xã hội. Việc giải quyết các đòi hỏi đó là một trong các nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta hiện nay. Trong những năm qua, đạo đức của học viên ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thống Nhất có sự chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ, tuy nhiên những biểu hiện đạo đức của học viên trẻ, đặc biệt là học viên độ tuổi học văn hoá bậc THPT còn đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần được nghiên cứu và giải quyết. Việc quản lý hoạt động GDĐĐ chưa được thực sự chú trọng ở trung tâm. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức đã áp dụng chưa mang lại hiệu quả tốt. Vì vậy, cần đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học viên ở Trung tâm. Nếu các vấn đề đó được nghiên cứu và giải quyết thấu đáo, sẽ tạo nên những chuyển biến tích cực về lối sống và đạo đức của học viên, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của đơn vị và góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương và đất nước. Hiện nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu cụ thể về thực trạng và các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên bậc trung học phổ thông trong độ tuổi xếp loại hạnh kiểm ở trung tâm GDTX Thống Nhất nói riêng và cho học viên Trung tâm GDTX nói chung đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào. Là một cán bộ quản lý của Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, đứng trước những vấn đề bức xúc về lý luận và thực tiễn nêu trên với kinh nghiệm thực tế và qua trao đổi cùng đồng nghiệp tôi nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học viên ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Thống Nhất Tỉnh Đồng Nai” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại Trung tâm. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1. Lý luận chung: Đảng ta chủ trương “ tăng cường giáo dục công dân,giáo dục tư tưởng,đạo đức, lòng yêu nước ,chủ nghĩa mác Lê Nin,đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học...” Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách,vừa có đức, vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người,là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh. Giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng,hiếu với dân,yêu quê hương đất nước,có lòng vị tha nhân ái,cần cù liêm khiết và chính trực. Đó là đạo đức Xã hội Chủ Nghĩa là đạo đức của cá nhân, tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực khác với đạo đức vị kỷ, cá nhân. Giáo dục đạo đức học sinh gắn với giáo dục -chính trị ,giáo dục truyền thống, giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc,giáo dục pháp luật nhà nước XHCN, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng trước vấn đề của xã hội ... giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác,có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống 2. Tình hình thực tế: Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế giới, mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo. Trong nhà trường, các tổ chức Đoàn thể đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những thành tựu của ngành Giáo dục và Đào tạo như: Số học sinh học giỏi, chăm ngoan vẫn nhiều … đã góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong thực hiện mục tiêu của Ngành: “Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan: - Về gia đình: Có gia đình do cha mẹ sống không gương mẫu, cha mẹ ly hôn; hay buông lỏng giáo dục, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường “trăm sự nhờ thầy” … - Về nhà trường: Có lúc, có nơi uy tín người thầy bị sa sút, các giá trị truyền thống “Tôn sư trọng đạo“ bị nhìn nhận một cách méo mó, vật chất hóa, thực dụng; có trường hợp người thầy không giữ được tư thế đáng kính trọng trong quan hệ thầy trò; tình trạng vi phạm dạy thêm, học thêm đã tác động xấu đến uy tín của người thầy trong suy nghĩ học sinh và không ít phụ huynh. - Về xã hội: Những hạn chế, tác động xấu từ môi trường của thời kỳ “mở cửa, hội nhập”, những “tư tưởng văn hoá xấu, ngoại lai”; mặt trái của cơ chế thị trường …có cơ hội xâm nhập. Đây đó, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí những hành động phạm pháp của “người lớn” đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội có nơi, có lúc đã xâm nhập vào trong trường học; tình trạng một số ít học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội thậm chí đánh thầy, gây án, giết người, cướp của, … số này tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách; gây nỗi đau, đáng lo ngaị cho các bậc cha, mẹ; đã tác động xấu tới các gía trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác GDĐĐ học sinh, đến an ninh trật tự xã hội. - Các thế lực phản động: Đang tìm mọi cách chống phá cách mạng XHCN ở Việt Nam. Với âm mưu “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng “Tự do, dân chủ, dân quyền, dân tộc, tôn giáo,...” để kích động gây rối trật tự, an ninh xã hội, lối kéo đặc biệt là thanh niên, học sinh, …Vì vậy, chúng ta cần phải tích cực giáo dục cho học sinh nhận thức được âm mưu thâm độc của kẻ thù, đồng thời nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng cho học sinh, cho thế hệ trẻ; là vấn đề cấp thiết, đặc biệt chú trọng trong giai đoạn hiện nay. 2.1. Đặc điểm Trung tâm GDTX Huyện Thống Nhất. Trung tâm giáo dục thường xuyên Huyện Thống Nhất được thành lập năm 2004 theo quyết định số 3780/QĐ –CT.UBT của Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trên cơ sở chia tách Huyện Thống Nhất củ thành hai huyện Thống Nhất mới và Trảng Bom, chức năng, tổ chức hoạt động theo quy chế, tổ chức và hoạt động được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành số 2463 (QĐ ngày 7/11/1992). Và quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 2/1/2007 là tổ chức dạy học các chương trình phổ thông,cập nhật kiến thức ,kỷ năng, chuyển giao công nghệ.Thực hiện chương trình đào tạo,bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ.. Tổ chức liên kết đào tạo TCCN,đại học…phân cấp quản lý là sở GD-ĐT Huyện Thống Nhất Đồng Nai là huyện nông thôn nghèo gồm 10 xã, trong đó có 3 xã đặc biệt khó khăn là xã xuân thiện, Xã Lộ 25, xã Xuân Thạnh, địa bàn dân rộng và trải dọc theo quốc lộ 1 và quốc lộ 20, dân cư sống rải rác không theo quy hoạch, nhất là vùng sâu, vùng xa, nhân dân sống bằng sản xuất nông nghiệp, đời sống còn khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, đặc biệt là các dân tộc thiểu số như Châu Ro, Khơ me, người Hoa… Đặc biệt là huyện có 88 % đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trung tâm: Tổng số: 15. Trong đó: Biên chế: 12, HĐ theo NĐ 68: 03; Chia ra : - Ban giám đốc: 02 ( Nữ: 01, Đảng viên: 02, Đại học: 02) - Tổ chuyên môn: 09 GV (Đại học: 09; Văn: 01, Địa: 01, Lịch sử: 01, Anh: 01, Hóa học: 01, Toán: 02, Lý: 01, Sinh: 01) - Tổ Hành chính - Phục vụ: 4 cán bộ. - Chi bộ cơ sở: 07 đảng viên. - Công đoàn cơ sở: 15 công đoàn viên. - Đoàn trường trung tâm: 62 đoàn viên. 2.2. Thực trạng trong hoạt động GDĐĐ ở Trung tâm GDTX Thống Nhất: a. Điểm mạnh: - Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp: Sở giáo dục và Đào tạo, Huyện Ủy, HĐND, UBND huyện tạo điều kiện cho Trung tâm hoạt động trong các lĩnh vực mà quy chế của Bộ GD&ĐT ban hành. - Cơ sở vật vật chất của Trung tâm được xây dựng khang trang, mặc dù chưa đầy đủ vể phương tiện dạy học nhưng đã đáp ứng một phần để phục vụ cho công tác giảng dạy BTVH và các hoạt động khác. - Ban giám đốc, đội ngũ giáo viên, công nhân viên nhiệt tình, đoàn kết, đồng thời được sự tham gia nhiệt tình của các thầy cô thỉnh giảng, BGH các trường phổ thông tạo điều kiện cho Trung tâm hoạt động tốt công tác BTVH trên địa bàn huyện. - Học viên BTVH đã có ý thức trong học tập, luôn cố gắng để học tập tốt, nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình đào tạo. - Hội cha mẹ học viên có sự quan tâm tích cực hỗ trợ cho phong trào dạy và học của trung tâm. b. Điểm yếu: - Đối tượng học tập đa dạng ở mọi lứa tuổi, nhu cầu học tập chưa cao, học lực yếu chủ yếu mất căn bản, thời gian đầu tư cho học tập còn ít. - Công tác chiêu sinh còn hạn chế, địa bàn rộng còn nhiều bất cập. - Nhận thức của một bộ phận nhân dân, học sinh chưa nắm rõ chức năng nhiệm vụ của trung tâm GDTX huyện nên không có động cơ học tập ở trung tâm. - Đội ngũ GV còn thiếu ở một số bộ môn nên trong chỉ đạo chuyên môn còn gặp không ít khó khăn. THỐNG KÊ SỐ LIỆU ĐẦU NĂM Số học sinh Tốt Khá Trung bình 2011-2012 214/5 lớp 18 8,41% 138 64,48% 52 24,29% 04 2012-2013 218/6 lớp 13 6,40% 134 61,46% 54 24,77% 12 2013-2014 227/6 lớp 55 132 24,22% 58,14% 50 25,02% 02 2014-2015 138/5 lớp 29 87 21,01% 63,04% 18 13,04% 04 2,89% Năm học Yếu 1,86% 5,50% Kém 03 1,40% 05 2,29% 2,20% 2.3. Tình hình CSVC, trang thiết bị dạy học : - Khu hiệu bộ 2 tầng - Dãy phòng học 3 tầng gồm: 14 phòng học lý thuyết, 02 phòng thực hành. - Thư viện, thiết bị: 3 phòng. - Hội trường đa năng 30 chỗ ngồi - Máy vi tính: 60 máy/ 2 phòng. + Kết nối internet: Văn phòng, phòng vi tính. + Phần mềm đang sử dụng: Phần mềm kế toán, phần mềm quản lý điểm HV + Số lượng trang thiết bị: + Máy tính: 66 máy (cả văn phòng) + Máy in: 4 máy + Máy chiếu: 02 máy + Máy photo copy : 01 máy III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và tổ chức đoàn thể đặc biệt là đoàn thanh niên về sự cần thiết trong việc giáo dục đạo đức cho học viên. Mục tiêu qua hoạt động thực tiễn và kết quả điều tra cho thấy nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên,hội phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục khác về vấn đề này chưa cao. Do đó cần phải nâng cao nhận thức giáo dục đạo đức cho các lực lượng làm giáo dục, từ đó phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý GDĐĐ cho học viên. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ quản lý,cấp ủy Đảng ,chính quyền đoàn thể trong và ngoài trung tâm thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc quản lý GDĐĐ cho học viên hiện nay, nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít phụ huynh, thầy cô, lực lượng trong và ngoài trung tâm vẫn còn những quan điểm chưa đúng đắn còn biểu hiện như như: - Một số phụ huynh cho việc dạy dỗ con em mình là của trung tâm hoặc sự quan tâm dạy dỗ con cái còn ít,dạy không đúng cách, hay quá khắt khe với con cái. - Trong giáo` dục thiếu sự thống nhât, một số thầy cô chỉ biết dạy chữ đơn thuần mà không chú trọng giáo dục đạo đức,lối sống cho học viên,khi dạy chỉ biết nhồi nhét kiến thứcsách vỡ mà tách rời với cuộc sống thực tiễn,tách rời trí dục với đức dục. Hơn nữa cơ chế thị trường một số quan điểm lệch lạc chỉ dạy theo kiến thức đơn giản , chạy theo bằng cấp,coi nhẹ đạo đức, coi nhẹ đạo lý,văn hóa dân tộc,coi trọng đời sống vật chất tiền bạc hơn giá trị tinh thần,giá trị nhân văn - Sự hạn chế về quan niệm giáo dục,đặc biệt giáo dục đạo đức thường thấy ở các lực lượng ngoài xã hội,các cơ quan quản lý giáo dục cả cấp chính quyền đó là chủ nghĩa hình thức,bệnh quan liêu, hành chính mệnh lệnh. Vì thế việc khắc phục những tồn tại trên là khởi đầu thực hiện biện pháp nâng cao nhận thức giáo dục đạo đức. Nội dung của biện pháp nâng caonhận thức về giáo dục đạo đức cho các lực lượng làm giáo dục là: Chủ trương đường lối của Đảng,Nhà nước,BGD-ĐT về công tác giáo dục chính trị ,đạo dức,công tác quản lý. Trách nhiệm của GVCN,giáo viên bộ môn, Đoàn trường, Ban giám đốc ...trong việc giáo dục đạo đức cho học viên. + Tổ chức thực hiện: Tổ chức học tập,tuyên truyền đường lối chính sách về giáo dục đạo đức cho cán bộ, giao viên,hoc viên trong trung tâm. Tổ chức các chuyên đề về GDĐĐ,pháp luật cho cán bộ ,giáo viên. Phân công rõ trách nhiệm của từng cá nhân,từng bộ phân,gia đình học viên. Tổ chức tốt cuộc vận động” kỷ cương tình thương, trách nhiệm” mỗi thầy cô là tấm gương sáng cho học viên noi theo. Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền lam tốt công tác tuyên truyền giáo dục tới cộng đồng,nâng cao ý thức trách nhiệm cho cá nhân, tổ chức đối với việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên. Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cho học viên. Tức là đổi mới phương pháp dạy học các môn học,đổi mới các hình thưc nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đổi mới phương pháp dạy học không phải thay đổi cái củ bằng cái mới,mà thực chất là sử dụng một cách có lựa chọn các phương pháp giảng dạy có giá trị tích cực trong việc hình thành tri thức,rèn luyện kỷ năng thái độ cho học viên,loại bỏ phương pháp học một chiều, áp đặt,thụ động làm mất khả năng sáng tạo của học viên,tập trung chỉ đạo tốtviệc tích cực đổi mới phương pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp. Muốn vậy Giám đốc phải xây dựng kế hoạch,chỉ đạo kiểm tra chặt chẽ theo các định hướng : Hướng hoạt động của thầy vào việc đáp ứng được nhu cầu,lợi ích của học viên trong điều kiện xã hội đã đổi mới và phát triển Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu,nội dung và phương pháp dạy học. Đảm bảo tính mục tiêu, tính tổ chứic,tính kế hoạch. Thay đổi vị trí, chức năng vai trò, nhiệm vụ của người thầy và trò trong hoạt động dạy học,hướng vào việc phát triển và phát huy tính chủ động sáng tạo của học viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tăng cường rèn luyện kỷ năng, hành vi thái độ và cách ứng xử của học viên. Đa dạng hóa loại hình tổ chức dạy học và các hoạt động ngoài giờ lên lơp,dổi mới cách kiểm tra, đánh giá giáo dục toàn diện cả kiến thức- kỷ năng- thái độ. Tạo thói quen cho người học có khả năng tự học và tham gia các hoạt động học tập một cách tự giá tích cực. Đòi hỏi giáo viên hãy bắt đầu sự nổ lực của mình để làm tấm gương sáng cho học viên noi theo. Phải chọn phương pháp phù hợp với đối tượng, bảo đảm tính thống nhất giữa khoa học với giáo dục đạo đức thông qua các môn học. Chỉ đạo thực hiện tốt phong trào thi đua, các cuộc vân động” kỷ cương tình thương trách nhiệm” và “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng giải pháp xây dựng kế hoạch như sau: Liên kết phối hợp giữa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động dạy trên lớp,diễn ra ổn định hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng như chào cờ đầu tuần,sinh hoạt cuối tuần,trui bài đầu giờ... Xây dựng kề hoạch và phát động các phong trào thi đua theo từng chủ đề của từng thời gian. Thành lập ban quản lý giáo dục đạo đức học viên gồm: Ban chỉ đạo do Giám đốc làm trưởng ban và ban quản sinh do ban chấp hánh đoàn trường phụ trách, GVCN làm ủy viên Xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp. Tiến hành kiểm tra đánh giá thường xuyên,năm bắt thông tin kịp thời,lắng nghe ý kiến đóng góp của tập thể. Tổng kết đánh giá thi đua khen thưởng,đổi mới hình thức đánh giáthi đua khen thưởng,rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra hướng khắc phục. Đổi mới nội dung hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả nhằm giáo dục đạo đức và rèn luyện năng lực hoạt động và hiểu biết về các vấn đề xã hội cho học viên. Biện pháp 3 : Tăng cường vai trò của Đoàn thanh niên trong viẹc giáo dục đạo đức. Mục tiêu nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên nhằm giúp học viên phát triển và hình thành nhân cách theo chiều hướng tốt,tư tin trong giao tiếp,ứng xử,có lối sống trong sáng,lành mạnh,thông qua hoạt động Đoàn giúp học viên rèn luyện kỷ năng sống. Để thực hiện mục tiêu trên Đoàn trường phải xây dựng kế hoạch phải cụ thể,thết thực, tạo thói quen tốt đối với giá trị đạo đức truyền thống. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa,văn nghệ, thể dục thể thao, báo tường, phát thanh học đường nhằm giúp các em có dịp rèn luyện các hành vi tốt, phòng ngừa các hành vi xấu qua hoạt động thực tiển, Biện pháp 4: Phối hợp cáclực lượng trong và ngoài trung tâm tạo môi trường thuận lợi trong hoạt động giáo dục đạo đức. Mục tiêu tạo sự thống nhất cao giữa các lực lượng trong và ngoài trung tâm. Từ đó tạo sức mạnh tổng hợp, khai thác tiềm năng to lớn của các lực lượng bằng những hình thức : Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm để quản lý giáo dục đạo đức cho học viên . Tăng cường phối hợp đồng bộ các thành viên trong Trung tâm tạo sự thống nhất từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp thực hiện,phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể. Tăng cường phối hợp gia đình và các tổ chức xã hội nhằm phát huy tiềm năng của giáo đục và xã hội trong quản lý đạo đức cho học viên. Xác định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp thống nhất giáo dục giữa trung tâm với gia đình,với các lực lượng công an, chính quyền địa phương , bằng hình thức tổ chức cam kết xây dựng nề nếp kỷ cương, cam kết không vi phạm tệ nạn xã hội . Tăng cường phát thanh học dường tuyên truyền pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống HIV... 4. Kế hoạch hành động ở trung tâm thời gian qua. 4.1 Mục tiêu của TTGDTX huyện Thống Nhất về nâng cao chất lượng đạo đức năm học 2014-2015. Nâng cao hiệu quả đào tạo về tất cả các mặt cụ thể như : tỷ lệ học viên xếp loại hạnh kiểm,học lực ,học viên lên lớp thẳng tăng hơn so với năm học 2013-2014 Nâng tỷ lệ học viên đậu tốt nghiệp ,học viên đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 cao hơn so với năm học trước. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên thông qua công tác hội giảng, kiểm tra hàng học kỳ và năm học. 4.2. Hoạt động chính : 4.2.1. Các hoạt động thực hiên : Hoạt động 1: - Khảo sát chất lượng học viên đầu năm để nắm tinh hình chất lượng đầu vào . - Họp hội đồng giáo viên, công nhân viên triển khai kế hoạch năm học 2014 – 2015. - Họp tổ chuyên môn triển khai kế hoạch. + Thời gian : Từ 04/9/2014 đến 15/9/2014 + Người phụ trách : Ban giám đốc, GV, CNV. + Điều kiện: Ban giám đốc chỉ đạo , tham mưu chính quyền địa phương các xã , thị trấn hỗ trợ. Hoạt động 2: Tổ chức hội nghị. + Thời gian: cuối tháng 09/2014. + Người phụ trách: Ban giám đốc, GV chủ nhiệm. + Nội dung: thông báo kết quả khảo sát chất lượng GDĐĐ đầu năm, tìm biện pháp để GD cho học viên trong năm học. + Kinh phí: Không. Hoạt động 3: Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch đề ra. + Thời gian: Tháng 10/2014 đến 05/2015 + Người phụ trách: Ban giám đốc và tổ CM + Kinh phí: Nguồn ngân sách + Tính khả thi: Thực hiện kế hoạch hoạt động năm học 2014-2015 4.2.2. Các hoạt động thực hiện sau khi kết thúc năm học trước. * Mục tiêu: - Giúp cho học viên có đạo đức yếu được rèn luyện về hạnh kiểm thực hiện tốt nội quy của trung tâm, nơi cư trú và nhất là việc rèn luyện bản thân. - Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên cơ hữu của trung tâm. - Hoạt động 1: Thực hiện tốt công tác phụ đạo, bồi dưỡng cho học viên yếu, kém về học lực để nâng cao chất lượng văn hoá cho học viên BTVH + Thời gian : Tháng 07/2015 đến 5/2016 + Người phụ trách :BGĐ ,GV bộ môn + Kinh phí : Học viên đóng góp, quỹ hội cha mẹ học sinh. - Hoạt động 2: Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa để giúp các em rèn luyện kỷ năng sống ,thực hiện tốt các nội quy của nhà trường. + Người phụ trách: BGĐ, Đoàn thanh niên. + Kinh phí : Ngân sách ,quỷ hội cha mẹ học sinh. - Hoạt động 3: Tổ chức các chuyên đề bộ môn và kỷ năng sống cho giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. + Thời gian: Tháng 2/2016 đến 4/2016. + Người phụ trách: Phó giám đốc, tổ trưởng chuyên môn. + Kinh phí: Ngân sách. - Hoạt động 4: Tăng cường bảo quản CSVC và mua sắm trang thiết bị phục vụ tốt cho hoạt động day và học. + Thời gian: Từ tháng 9/2015 đến tháng 5 /2016. + Người phụ trách: BGĐ, CNV thiết bị. + Kính phí: Ngân sách cấp. + Tính khả thi: Thực hiện theo kế hoạch năm học 2014-2015. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cần ưu tiên giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy học tai trung tâm GDTX huyện Thống Nhất: Tập trung nâng cao chất lượng học lực và đạo đức cho học viên, đây là vấn đề trọng tâm không những trung tâm Thống Nhất mà các trung tâm trên địa bàn tỉnh Đồng nai cũng tập trung giải quyết vì tỷ lệ học lực yếu chiếm 25% đến 30% , hạnh kiểm yếu còn 0.1% đến 0.2% . Nguyên nhân: Do đầu vào học viên BTVH thấp so với học sinh phổ thông, các em lười học, ham chơi, cha mẹ thiếu quan tâm vì công việc làm ăn. Tập trung nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của trung tâm, giúp họ nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để vận dụng tốt các phương pháp trong quá trình giảng dạy, giúp học viên nắm được kiến thức bài giảng của giáo viên từ đó chất lượng giảng dạy và học tập sẽ ngày một nâng lên Nguyên nhân: Tại trung tâm GDTX Huyện Thống Nhất ngoài giáo viên thính giảng có trình độ chuyên môn ổn định vì họ được trung tâm chọn lọc trong hợp đồng thì giáo viên cơ hữu 09 giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế vì tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ . Đây là hai vấn đề cần tập trung giải quyết để giúp cho chất lượng giáo dục tại trung tâm Thống Nhất nói riêng và các trung tâm trên địa bàn Đồng nai nói chung được nâng lên, đạt hiệu quả đào tạo của ngành học giáo dục thường xuyên. Qua thời gian áp dụng những kinh nghiệm trên trung tâm GDTX huyện Thống Nhất đạt được kết quả: Năm học Số HS Tốt Khá Trung bình 2011-2012 173/5 lớp 17 9,82% 87 50,28% 66 03 38,15% 1,73% 2012-2013 181/6 lớp 46 25,41% 74 40,88% 54 07 29,83% 3,86% 2013-2014 185/6 lớp 49 26,48% 100 50,05% 36 19,45% 2014-2015 122/5 lớp 50 40,98% 59 48,36% 13 10,65% Yếu Kém V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên là một nhiệm vụ quan trọng trong các nhiệm vụ quản lý các hoạt động của Trung tâm. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý này là góp phần không nhỏ vào việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của đơn vị. Qua kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy: Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên trong diện xếp loại hạnh kiểm tại trung tâm đã được sự quan tâm đặc biệt của Chi bộ, chính quyền, các đoàn thể. Các cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học viên. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đơn vị chúng tôi vẫn còn những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên, đó là: - Ý thức trách nhiệm của một số ít giáo viên vẫn chưa cao, chưa thực sự tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác giáo dục đạo đức. - Nội dung giáo dục còn chậm đổi mới, hình thức nghèo nàn, thiếu sự hấp dẫn. - Sự phối kết hợp giáo dục chưa chặt chẽ, chưa thực sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài Trung tâm. - Việc kiểm tra đôn đốc chưa thường xuyên. Công tác thi đua khen thưởng chưa đổi mới. Nguyên nhân của những yếu kém trên. - Các biện pháp giáo dục đã áp dụng chưa thực sự phù hợp, chưa thường xuyên, liên tục nên hiệu quả còn chưa cao. - Sự phối kết hợp giữa các bộ phận trong việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức chưa thường xuyên, kịp thời. - Kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên còn quá hạn hẹp. - Công tác kiểm tra chưa được kịp thời, liên tục nên việc khắc phục những hạn chế trong công tác này còn chậm. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi đã đề xuất 4 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên của Trung tâm. Các biện pháp được đề xuất trên có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên một sự thống nhất, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức. Mỗi biện pháp có một vị trí và thế mạnh riêng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia song chúng có mối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong khâu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức. Điều quan trọng là Giám đốc trung tâm biết vận dụng các biện pháp này vào điều kiện cụ thể của trung tâm mình và thực hiện một cách liên tục, có điều chỉnh để mang lại hiệu quả cao nhất Công tác GDĐĐ học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tuởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nó sẽ là nguồn lực tinh thần to lớn thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó giáo dục ở nhà trường có vai trò định hướng. Đó là sứ mệnh lịch sử – vinh dự và trách nhiệm mà xã hội giao cho nhà trường và mỗi chúng ta nói riêng, ngành GD&ĐT. 2. Kiến nghị: - Với Sở Giáo dục và Đào tạo: Về công tác Tổ chức - Cán bộ: Thực hiện đủ biên chế giáo viên, CNV tạo điều kiện cho Trung tâm thực hiện tốt và hoàn thành nhiệm vụ. Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ CBQL, GV các Trung tâm GDTX về công tác quản lý, phương pháp, nội dung phù hợp với đối tượng học viên. Trên đây là đề tài “Biện pháp quản lý của giám đốc nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học tại Trung tâm GDTX Thống Nhất” của tôi đã thực hiện, kính mong tập thể thầy cô xem xét, đánh giá và công nhận. Xin trân trọng cảm ơn! Thống Nhât, ngày 11 tháng 5 năm 2015 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Hữu Hải VI . TÀI LIỆU THAM KHẢO - Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ XI. - Luật giáo dục 2005. - Quy chế hoạt động TTGDTX của BGD-ĐT. - Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 của Sở GD-ĐT Đồng Nai. - Báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt động của Trung tâm GDTX huyện Thống Nhất năm học từ 2010 đến 2014. BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị TTGDTX Thống nhất ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Thống nhất, ngày 20 tháng 05 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014-2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC VIÊN Ở TRUNG TÂM GDTX HUYỆN THỐNG NHẤT Họ và tên tác giả: Nguyễn Hữu Hải Chức vụ: Giám Đốc Đơn vị: Trung Tâm GDTX Thống Nhất Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng