Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn-Chỉ đạo dạy học Tiếng Việt theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của h...

Tài liệu Skkn-Chỉ đạo dạy học Tiếng Việt theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ dạy

.PDF
23
2475
125

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO DẠY HỌC TIẾNG VIỆT THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY A.ĐẶT VẤN ĐỀ Với đề tài này, tôi bắt đầu thực hiện năm 2011-2012 nhưng đến nay còn tiềm tàng nhiều ý tưởng mà tôi rất tâm đắc, xoay quanh trục trung tâm là phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo của học sinh làm điểm tựa, trong quá trình dạy học Bởi vậy, năm học này, tôi tiếp tục phát triển trên cơ sở thực hiện các qui chế chuyên môn năm học 2012-2013. I. Nhận thức về công tác nâng cao chất lượng GV- Chất lượng HS: Là hiệu trưởng thực hiện vai trò điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường thông qua 4 chức năng. Đó là, kế hoạch hoá, tổ chức, điều khiển và kiểm tra. Mỗi chức năng đều vô cùng quan trọng và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau, nhằm thực hiện một mục đích , không xem nhẹ chức năng nào. Tôi hoàn toàn không có tham vọng phân tích vai trò của 4 chức năng này. Mà điều tôi muốn nói là, xác định phương pháp, cách thức làm đúng bổn phận của người trụ cột trong mọi hoạt động của Giáo Dục nhà trường. Hoạt động trọng tâm của nhà trường là Dạy- Học. Lấy trục hoạt động DạyHọc làm điểm tựa, lấy chất lượng đội ngũ GVvà HS làm mục đích. Nắm chắc nội dung chương trình và đối tượng HS để chỉ đạo sâu sát kế hoạch hoạt động của từng lớp đến tận từng đối tượng HS là phương châm, là cốt lỏi. Không chỉ điều hành chung chung, nhất là trong giai đoạn đổi mới, sự chi phối thời lượng cho việc xây dựng cơ sở vật chất rất dễ bị lấn át vai trò của người trụ cột, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng HS. II. Nhận thức về chương trình PT mới bậc tiểu học: Năm học 2012-2013 tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình theo QĐ 16/ 2006-BGD & ĐT, Ngày 5 tháng 5 năm 2006, nâng cao chất lượng toàn diện. Bám chắc nội dung chương trình của từng môn, từng lớp để chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả nhất cho từng đối tượng cụ thể, trên tinh thần“ nhẹ nhàng, tự nhiên và chất lượng”. Vai trò của GV quyết định chất lượng dạy học. Vì vậy, hơn bao giờ hết, mục đích đầu tiên là nâng cao chất lượng đội ngũ GV làm động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng HS. Nói đến trường học là nói đến hoạt động dạy của đội ngũ giáo viên và hoạt động học của học sinh. Đó là hoạt động coi trọng người học là phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em được coi là chủ thể trong quá trình khám phá chiếm lĩnh kiến thức. Các em được bộc lộ và khẳng định mình. Từ đó, việc học sẽ có sức lôi cuốn, sinh động hơn nhằm phát huy tính tự giác, khả năng độc lập sáng tạo. Sẽ là cơ hội để các em vận dụng những hiểu biết, những kinh nghiệm sống của bản thân vào việc giảiquyết các nhiệm vụ học tập đạt kết quả cao hơn. Chính vì vậy, là cán bộ quản lí trường Tiểu học, tôi nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình trước tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng. Nhiệm vụ thiêng liêng này đã trở thành tâm huyết trong tôi đòi hỏi tôi ngày càng cao. Một trong những cách thức mà tôi thực hiện là lựa Chọn phương pháp chỉ đạo phùhợp tình hình thực tế, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Vậy lựa chọn như thế nào và cách thức lựa chọn ra sao là một vướng mắc, đang khiến tôi luôn trăn trở. Tôi hoàn toàn không có tham vọng đề cập hết toàn bộ bình diện các môn học mà ở đây, tôi muốn được đi sâu vào hoạt động của nhân vật trung tâm trong nhà trường Tiểu học đối với hoạt động học tập môn Tiếng Việt. Đó là: “Chỉ đạo dạy học TiếngViệt theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của Học sinh trong giờ dạy”. III. Tình hình thực trạng: 1. Tình trạng chung: - Là GV, ai cũng đều cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được dạy những HS hào hứng học tập, khao khát đón nhận những kiến thức mới và trái lại, thật là bất hạnh nếu phải dạy những HS không hề để ý, hoặc coi học tập là gánh nặng. - Trong thực tế giảng dạy, cũng rõ là cách học tập tích cực của trò ảnh hưởng tới mức độ vận dụng cách dạy học tích cực của GV. Ngược lại cách dạy học tích cực của GV chi phối cách học tập tích cực của trò. - Thế nhưng, có khi GV áp dụng cách dạy tích cực nhưng lại thất bại, vì HS chưa thích ứng, vì quen lối học thụ động. Cũng có trường hợp HS thích cách dạy tích cực nhưng GV chưa đáp ứng được. Trong tình huống này, có chăng chỉ là hình thức, chiếu lệ và dễ dẫn đến thất bại. 2. Tình trạng giảng dạy ở trường tôi: - Đứng về góc độ tinh thần đổi mới phương pháp dạy học đã được thay đổi đáng kể, thu được nhiều kết quả cao về việc nâng cao chất lượng toàn diện HS. Tuy nhiên, nhìn về góc độ cụ thể của bước đột phá này, tôi xin đề cập một số vướng mắc sau: +) Tỉ lệ số tiết dạy theo tinh thần phát huy tính tích cực chủ động của HS chỉ đạt khoảng: 60%/ tổng số GV toàn trường. +) Tỉ lệ số tiết dạy theo kiểu HS tiếp thu thụ động- GV truyền đạt chiếm khoảng: 40%. - Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là: *) Việc nghiên cứu bài dạy, soạn bài ít đầu tư, không nắm chắc bản chất của kiến thức nên không lường trước được các phương án mở của kiến thức bài dạy để học sinh tự độc lập sáng tạo. Việc xử lí tình huống rất hạn chế, không kích thích được tính tích cực của học sinh. Chủ yếu soạn máy móc cứng nhắc, rập khuôn theo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Việc kiểm tra các đối tượng học sinh về sai sót hổng kiến thức không theo dõi sâu sát, không có giải pháp tương ứng. Bài soạn chưa chú trọng đến chữa kiến thức sai của học sinh. Thậm chí tham khảo giáo án mạng còn là chỗ hở cho tình trạng soạn bài chiếu lệ. Từ đó mục đích yêu cầu bài dạy không sát đối tượng HS, có khi không đủ theo chuẩn kiến thức kỷ năng. *) Quá trình tổ chức hoạt động HS trên lớp theo kiểu đồng loạt (Một kiến thức cả lớp cùng thực hiện một thao tác) nên chủ yếu chỉ tập trung đối tượng khá giỏi, đối tượng TB, YK không theo được hoặc có cũng rất khó khăn. Giáo viên chủ yếu quan tâm đến việc hoàn thành hết số bài trong sách giáo khoa. Chính vì vậy, HS đối tượng TB,YK phải tiếp thu thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, dẫn đến không hiểu bài. Việc rèn luyện kỷ năng HS thường bị lấn thời gian, có khi lại cực đoan thả cho HS mò mẫm không biết dựa trên kiến thức cũ (đã biết) để tìm kiến thức chưa biết. Đó là chưa nói đến việc giảm sút tinh thần trách nhiệm, tinh thần tâm huyết của GV do mặt trái của cơ chế thị trường tác động. IV.Nhận thức tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập: 1.Tính lí luận: - Lí luận Giáo Dục học đã chỉ rõ: “Bằng hoạt động học tập, mỗi HS tự hình thành và phát triển nhân cách của mình, không ai có thể làm thay mình được”… GS PTS Trần Bá Hoành đã chứng minh: “Con người chỉ thực sự nắm cái mà chính mình đã dành được bằng hoạt động của bản thân. Học sinh sẽ thông hiểu và ghi nhớ những cái gì đã trải qua hoạt động nhận thức tích cực của mình, trong đó các em đã phải có những cố gắng trí tuệ”…. - Những nghiên cứu về tâm lí học, giáo dục học cho phép phân biệt 3 cấp độ: *) Sao chép bắt chước: HS được tích luỹ dần thông qua việc bắt chước hoạt động của giáo viên và bạn bè. Trong hành động bắt chước cũng có sự gắng sức của thần kinh và cơ bắp. *) Tìm tòi thực hiện: Học sinh tìm cách độc lập giải quyết, bài tập nêu ra, mò mẫm những cách giải khác nhauvà thực hiện để tìm ra lời giải hợp lí nhất. *) Sáng tạo: HS nghĩ ra cách giải mới, độc đáo, hoặc cấu tạo những bài tập mới, hoặc cố gắng tự lắp đặt những thí nghiệm để chứng minh bài học. Đương nhiên mức độ sáng tạo của học sinh có hạn nhưng đó là mầm mống để phát triển tính sáng tạo về sau. - IA Cai Rốp viết: “Giảng dạy không phải là nhồi cho HS một mớ kiến thức. Các em không phải cái bình chứa kiến thức mà kiến thức cũng không phải là nước rót vào bình….. Các nhà trứ danh đều chủ trương trong dạy học cần phát triển tính tích cực và độc lập của HS”. - L.N.Tolstoi đã viết: “Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nó là thành quả những cố gắng của tư duy chứ không phải là của trí nhớ”. Chỉ có thể biến kiến thức thành thái độ, niềm tin tư tưởng, phát triển các giá trị đạo đức của HS khi các em thực sự thông hiểu tài liệu học tập một cách toàn diện, khi những kết luận khái quát hình thành ở các em là kết quả những nỗ lực tư duy tự lực và của những tình cảm tích cực. 2. Tính thực tiễn: Muốn vậy, Phải phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của HS. Tổ chức những tình huống có vấn đề đòi hỏi HS dự đoán, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược. - Tiến hành dạy học ở những mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của HS: Một nội dung quá dễ hoặc quá khó đều không phát huy được tính tích cực của HS. Giáo viên cần biết dẫn dắt để HS luôn tìm thấy cái mới, có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới, cảm thấy mình mỗi ngày một biết hơn. - Tạo ra sự thuận lợi việc giao tiếp giữa thầy với trò - giữa trò với trò, làm cho HS thích thú được đến trường, mong đợi đến giờ học. - Bằng trình độ nghề nghiệp của mình, giáo viên tạo được uy tín cao, bằng tác phong gần gủi thân mật, GV chiếm được sự tin cậy của HS. Bằng cách tổ chức khoa học và hợp lí, sự làm việc của từng cá nhân với tập thể HS, GV sẽ phát huy được tính tích cực chủ động học tập cho cả lớp và sự phát triển nhân cách của từng HS. Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần tích cực hoá đối tượng HS, hơn bao giờ hết GV phải kiên trì dùng cách dạy tích cực để chỉ đạo cách học tích cực, làm cho HS thích ứng dần, từ thấp lên cao một cách có hệ thống. Việc phát huy tính tích cực chủ động của HS phải coi trọng cả các khâu: Khám phá kiến thức mới, hoàn thiện củng cố, kiểm tra, đánh giá. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để một giờ dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS đạt được hiệu quả cao không chỉ là khâu tổ chức HS hoạt động trên lớp mà khâu nghiên cứu, soạn bài hết sức quan trọng. Đây là hai yếu tố cần phải được coi trọng một cách bình đẳng về trí tuệ của người thầy. I. Phát hiện lí do vướng mắc: - Trong thực tế dự giờ của GV đồng nghiệp, tôi rất cảm động trước sự tận tuỵ của GV đối với HS: giảng giải cặn kẽ từng bài một , tranh thủ truyền đạt vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình say sưa. Học sinh cố hiểu và nhớ những bài GV vừa giảng, trả lời những câu hỏi GV nêu ra. Thế nhưng, lớp học vẫn không lấy được không khí tích cực chủ động hoạt động của HS. Lại có những giờ dạy, GV chuẩn bị rất công phu, tâm thế học sinh vẫn sẵn sàng đón nhận giáo viên hướng dẫn thực hành, với những thiết bị Đ.D.D.H khoa học nhưng trong khoảnh khắc thời gian ngắn HS đã mệt mỏi. - Những thực tế ở dạng bài dạy này, đều thể hiện sự hạn chế cả 2 khâu: Nghiên cứu bài dạy, soạn bài lên lớp và quá trình hướng dẫn HS hoạt động trong giờ học. Đây là 2 quá trình diễn ra 2 giai đoạn tại hai thời điểm khác nhau nhưng lại có cùng một mục đích. Nghiên cứu - Soạn bài tốt sẽ là điều kiện, là cơ sở đồng thời là phương tiện, nội dung cơ bản đầy đủ, cơ hội cho quá trình diễn ra hoạt động của HS dưới sự hướng dẫn của GV. Và ngược lại. Bởi vậy, đây là 2 quá trình biện chứng, luôn hỗ trợ lẫn nhau. - Từ đó, việc xác định những mặt hạn chế về kết quả của những giờ dạy ở dạng này chủ yếu là do: Việc nghiên cứu- Soạn bài không đảm bảo được khả năng xác định trọng tâm bài theo chuẩn kiến thức kỷ năng. Kiến thức bài dạy chưa dựa vào kiến thức cũ làm cơ sở khám phá trọng tâm bài mới. Vậy, chỉ đạo việc giáo viên nghiên cứu bài soạn như thế nào để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh? II. Thiết kế bài soạn : 1. Lựa chọn thay thế các giữ liệu trong SGK mà xa lạ với học sinh: 1.1. Qui trình thực hiện: - Thực hiện chủ trương giảm tải của Bộ GD&ĐT và thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT Đô Lương về nhiệm vụ năm học 2012-2013: + Học sinh đại trà giảm bớt câu khó bài khó. Ưu tiên củng cố các kỉ năng cốt lõi…. + Lựa chọn thay thế các giữ liệu trong SGK mà xa lạ với học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế, giáo viên chỉ xác định rõ giảm (Bỏ bớt) những bài theo qui định. Còn việc “Lựa chọn thay thế các giữ liệu trong SGK mà xa lạ với học sinh” vẫn còn nhiều lúng túng. Vậy, lựa chọn, thay thế như thế nào? Cách thức từng bài ra sao là bài toán đang khó giải đối với đội ngũ giáo viên.Trước tình hình đó, tôi đã chỉ đạo giáo viên thiết kế bài soạn môn Tiếng Việt theo tinh thần trên theo các bước sau: Bước 1: Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo các kế hoạch dạy học, dự kiến các bước tiến hành, các điều kiện cần thiết, các tình huống có thể xẩy ra trong quá trình lên lớp phù hợp với từng phần trong bài dạy. Sự phối hợp thật linh hoạt giữa giáo viên với học sinh. Bước 2: Thao tác vô cùng quan trọng là xác định trọng tâm bài dạy. Trọng tâm bài dạy được xác định đúng sẽ là nền tảng tiền đề cho việc thiết lập hệ thống câu hỏi tập trung vào cốt lõi của bài dạy. Trên cơ sở đó để giáo viên chuẩn bị trước các kiến thức xoay quanh trục kiến thức trọng tâm đó. Là điều kiện để lường trước các tình huống xẩy ra trong quá trình thực hiện phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh.Trọng tâm bài dạy nó ẩn chứa trong các dự liệu hình thành khái niệm và bài tập thực hành. Khai thác tốt hai nội dung này nghĩa là chúng ta đã lột tả được trọng tâm bài dạy. Bước 3: Để trọng tâm bài dạy được khắc sâu, điều cần quan tâm là giáo viên đưa các em đến với các dự liệu gần gủi với cuộc sống của các em, như những sinh hoạt bình thường hàng ngày vậy. Từ những dự liệu gần gủi ấy, các em sẽ dễ hiểu đi vào khám phá chiếm lĩnh một cách tự nhiên. Sau đây tôi xin trích đoạn giáo án chứng minh luận điểm trên. Mỗi bài dạy Tiếng Việt lớp 4,5 chủ yếu qua 2 mảng kiến thức: - Hình thành khái niệm kiến thức. - Luyện tập thực hành. 1.2. Ví dụ: Dạy bài: Dấu hai chấm (Trang 22 – Sách TV tập1- L4) 1.2.1. Yêu cầu: HS nắm được : - Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước - Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng. 1.2.2. Dự liệu hình thành khái niệm: a. Dự liệu trong SGK: Trong các câu văn, câu thơ sau đây, dấu hai chấm có tác dụng gì? Chủ Tịch HCM nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc dời của Người. - Với cách trình bày SGK dễ hiểu và nội dung đoạn văn trích lời nói của Bác Hồ giản dị, gần gủi , dễ hiểu nhưng tư duy khái quát, tổng hợp đối với HS đại trà lớp 4,5 là việc khó. - Để hoạt động của các em nhẹ nhàng, tự nhiên, tôi thiết kế thay thế dự liệu như sau: b. Lựa chọn thay thế các giữ liệu trong SGK mà xa lạ với học sinh: *) Ví dụ 1: GV hỏi: Cả lớp ta đã làm bài chưa? Bạn An lớp trưởng trả lời: thưa cô, cả lớp ta làm bài rồi ạ. GV: Lời đáp của bạn An đã thành câu chưa? Em nhắc lại? HS: Bạn An nói thưa cô, cả lớp ta làm bài rồi ạ.(Chưa đưa dấu hai chấm vào câu), học sinh chép vào giấy nháp. GV: Để thể hiện rõ lời nói của bạn An, cần đặt dấu câu nào trước đó? Em hãy hoàn thành vào giấy nháp. HS: Dấu hai chấm (:), đặt trước lời nói bạn An . GV: Đúng rồi. HS: Nhiều em nhắc lại: Dấu hai chấm đặt trước lời nói của bạn An(lời nói nhân vật). Hay: Dấu hai chấm đặt trước lời nói của nhân vật. GV kết luận: Hay nói cách khác. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật. HS: Nhắc lại nhiều lần. Dâũ rằng, trong tiến trình khám phá của học sinh, cách nói của học sinh có khác với ngôn ngữ chính xác của giáo viên nhưng cùng thể hiện chung một kiến thức đúng thì chẳng việc gì. Để các em nói theo cách hiểu, tự nhiên. Không nên máy móc buộc học sinh phải nói được nguyên văn như lời nói của giáo viên. Tuy nhiên, sau khi học sinh hiểu đúng rồi, giáo viên giải thích học sinh hiểu được ý nghĩa “Vì sao phải nói cách này, hay cách nói của các em chưa đảm bảo tính khoa học cao” c. Phát huy khả năng tự khám phá: Tương tự như trên, ai cho cô một ví dụ tương tự? Lúc này có thể cho HS đọc dự liệu trong SGK và tìm vị trí dấu hai chấm đặt ở đâu? Tự hoàn thành bài làm. GV: Kiểm tra, đánh giá, nhận xét khen, (bổ cứu đối với những bài còn sai). *) Ví dụ 2: Lớp trưởng: Hôm nay tổ nào làm trực nhật? HS: Báo cáo bạn hôm nay tổ hai làm trực nhật.(Chưa đặt dấu câu) GV: Cả lớp chép câu văn trên vào giấy nháp . Hãy đặt dấu hai chấm vào câu văn? HS: Báo cáo bạn: Hôm nay, tổ hai làm trực nhật. GV: Nội dung câu trả lời của bạn đặt sau dấu hai chấm giúp em hiểu điều gì? ( Giải thích cho bộ phận đứng trước. Đó là, “tổ hai làm trực nhật” ) Nội dung câu trả lời của bạn có gì khác ví dụ trên? (Giải thích cho bộ phận đứng trước). GV: Đúng rồi. Vậy, qua hai ví dụ trên, ai có thể rút ra bài học khi dùng dấu hai chấm? HS: Nhiều em trình bày: Dấu hai chấm đứng trước lời nói của nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước. GV kết luận: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước. *) Ví dụ3: Đến đây, HS có thể tự chủ giải quyết được yêu cầu bài. Cho học sinh thảo luận nhóm, tìm kiến thức hoàn thành câu hỏi. GV: Cả lớp làm bài vào giấy nháp: *) Trong các câu sau, mỗi dấu hai chấm có tác dụng gì? Mẹ ân cần hỏi: - Con đã làm xong bài tập chưa? - Con làm bài tập chưa xong mẹ ạ. Đêm qua, con cố giải nốt mà vẫn không tìm được đáp số bài: “ Vừa gà, vừa chó, bó lại cho tròn, hai mươi sáu con, một trăm chân chẵn” GV: Trường hợp này, có gì khác với ví dụ1, ví dụ 2? (HS khá, giỏi). HS: …..khác là: Có dấu gạch ngang(-), dấu ngoặc kép(“ ” ). GV: Nhờ có dấu gạch ngang mà giúp em hiểu thêm điều gì? HS: ……Vừa lời nói nhân vật thông qua người dẫn, vừa lời nói trực tiếp của người nói. GV: Rất giỏi. Đây là kiến thức mà bài sau các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn. Hôm nay, yêu cầu các em hiểu rằng: “Dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang đầu dòng. GV: Qua 3 ví dụ, ai rút ra được ghi nhớ của bài học? Cho HS trình bày theo tư duy hiểu bài, giáo viên tóm lại chốt kiến thức trọng tâm: - Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước. - Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang đầu dòng. Đây chính là kiến thức cần ghi nhớ đối với bài học này. Các ví ví dụ trên đây khẳng định thêm rằng: Việc thay thế các giữ liệu SGK cũng phải đảm bảo trọng tâm kiến thức bài học. Các dữ liệu càng gần gủi dễ hiểu thì kiến thức càng được khám phải chính xác và hiểu bài vững chắc hơn. d. Phát huy tính tích cực thông qua luyện tập, thực hành: - Cho học sinh đọc bài tập SGK thực hành: Phần này lấy bài tập SGK. Không cần phải thay đổi dự liệu. Bài tập thực hành giúp học sinh khắc sâu những kiến thức đã được hình thành khái niệm. Vì vậy, cần hình thành một hệ thống bài tập. Quá trình học sinh thực hiện các bài tập là quá trình tự củng cố khắc sâu kiến thức lí thuyết để rèn luyện kỉ năng sử dụng. - Mục đích của dạng bài tập thực hành là luyện tập kiến thức ở mức độ cao hơn, khái quát hơn, nhằm tăng cường khả năng chuyển hoá, từ kiến thức lí thuyết sang kỉ năng sử dụng. Đặc biệt là sử dụng trong giao tiếp. - Chính vì vậy, hệ thống bài tập này phải thiết kế làm sao kích thích được hứng thú kỉ năng giao tiếp của học sinh về nghe, nói, viết.. Bước sang luyện tập thực hành học sinh có khả năng tự tin hơn. GV nên phát huy cao tính tự chủ theo một qui trình hợp lí: +) Phát hiện yêu cầu đề bài. +) Xác định hướng giảI bài tập. +) Huy động kiến thức có liên quan. +) Giải bài tập. +) Phân tích kết quả. +) Sửa chữa kết quả. Với cách làm này ta có thể dạy các tiết học luyện từ và câu một cách hấp dẫn không khô khan như một số người quan niệm. 2. Thiết kế hệ thống câu hỏi sát hợp đối tượng HS: - Với mỗi lớp học có nhiều HS cùng lứa tuổi, nhiều mức độ nhận thức khác nhau, thì GV khó có thể giảng giải cặn kẽ để từng HS hiểu bài, nếu như chỉ nêu ra một câu hỏi (Lệnh y/c bài tập) Y/c đồng loạt cả lớp hoạt động tìm kiếm. Việc nghiên cứu, soạn bài là cả một kho khoa học mênh mông. Với phạm vi bài viết này, tôi mới bước vào hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS khám phá- chiếm lĩnh kiến thức mới, rèn luyện kỷ năng …. - Bám vào QĐ/16/BGD & ĐT mỗi loại kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa là một câu hỏi. Trên cơ sở câu hỏi này(SGK) giáo viên nghiên cứu lập hệ thống câu hỏi phù hợp đối tượng HS tạo tình huống có vấn đề kích thích HS tư duy mới phát huy được tính tích cực của học sinh. Tôi đã chú trọng các bước sau đây: a. Câu hỏi rèn luyện HS kỷ năng suy luận: Dạy học phân hoá đối tượng HS tạo cơ sở thuận lợi cho HS có cơ hội tự độc lập suy nghĩ. Nhưng nếu chỉ đưa ra những Y/c phù hợp mức độ đối tượng HS thì chưa đủ. Vậy làm thế nào? Dạy cho Các em biết giải quyết các bài tập trước hết phải tập cho các em biết phát hiện loại kiến thức nào đã biết, suy luận đến kiến thức liên quan đến y/c bài tập. *) Ví dụ: Khi dạy bài Ôn tập từ ghép – Lớp 5. (Trích phần: Phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.) a1. Những kiến thức đã biết làm cầu cho việc khám phá kiến thức mới: *) Từ ghép chính phụ: - Từ ghép có gì giống và khác với từ đơn? Đều là từ có nghĩa từ vựng nhưng từ đơn (1 tiếng), từ ghép (2 tiếng). GV: Em hãy xét nghĩa 2 từ sau: Sân bay, đánh bại( Kiến thức cũ: Cách giải nghĩa) +) Sân bay: Bãi đất rộng có thiết bị chuyên dùng để máy bay đỗ và lên xuống. +) Đánh bại: Làm cho địch bị huỷ diệt hay tổn thất. Bị thất bại hoàn toàn. Trên cơ sở HS nắm được nghĩa 2 từ này, GV hướng dẫn HS tìm kiến thức mới( Từ ghép chính phụ) GV: Khi nghĩa từ “Sân bay” được tách ra 2 yếu tố “Sân” và “bay” thì 2 từ đơn này, sẽ có 2 nghĩa khác nhau như thế nào? +) “Sân”: Vẫn giữ được nghĩa từ ghép (Là khoảng đất rộng dùng sử dụng…..) +) “Bay”: Chỉ hoạt động. Không còn giữ được nghĩa từ ghép. Làm biến đổi nghĩa từ ghép như đã giải nghĩa ở trên. GV: Vì thế, 2 yếu tố của từ ghép tách ra sẽ không còn liên quan về nghĩa. Vậy để có nghĩa chung, các yếu tố trong từ ghép chính phụ phải như thế nào? (Phải phụ thuộc vào nhau). Em thấy nghĩa từ ghép phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào? ( “Sân”) Từ đây, ai xác định được yếu tố nào là yếu tố chính? Yếu tố nào là yếu tố phụ? +) “Sân” là yếu tố giữ được nghĩa của từ ghép- Yếu tố chính, đứng trước. +) “bay” là yếu tố dễ biến đổi, không liên quan đến nghĩa từ ghép-Yếu tố phụ, đứng sau. - HS rút ra kết luận: Từ ghép chính phụ là từ ghép mà thành tố chính luôn đứng trước, thành tố phụ luôn đứng sau. Thành tố phụ luôn phụ thuộc vào thành tố chính. Vì vậy người ta còn gọi là: Từ ghép phụ thuộc. Hệ thống câu hỏi có tính đồng tâm, câu hỏi trước làm tiền đề cho câu hỏi sau. Cứ thế, lần lượt HS được cuốn hút vào tình huống có vấn đề rất tích cực. Khi HS đã nắm vững kiến thức mới, việc tổ chức hoạt động thực hành sẽ trở thành nhu cầu chờ đợi của các em. Tiết học gây được hứng thú, tính tích cực chủ động được nâng lên ở mức sáng tạo. Các em sẽ tự chủ khám phá giải bài. GV: Cho HS tìm sự khác nhau của các từ ghép chính phụ sau: Sân trường, sân bóng, sân kho, sân khấu…… Đánh bạc, đánh bại ,đánh bóng, đánh giá, đánh dấu… GV: Kiểm tra, nhận xét, đánh giá, biểu dương khen ngợi. HS năm vững nghĩa từ ghép chính phụ rồi sẽ chủ động tích cực trong tư duy suy luận kiến thức mới” Từ ghép đẳng lập”. *) Từ ghép đẳng lập: GV hỏi: Từ ghép sau đây, có phải từ ghép chính phụ không? Tươi tốt, Đi đứng… HS suy ngẫm GV chuyển sang: Cả lớp tìm nghĩa của 2 yếu tố “Tươi” và “Tốt? Việc phát hiện nghĩa của 2 yếu tố từ ghép”Tươi tốt” dựa vào cách tìm nghĩa từ ghép chính phụ trên đây. Điều đáng chú ý là phát hiện được dấu hiệu khác nhau: Nghĩa 2 yếu tố từ ghép “Tươi” “tốt” không có yếu tố nào phụ (Cả 2 yếu tố đều có nghĩa như nhau, không có yếu tố chính và yếu tố phụ) nên không phải là từ ghép chính phụ. GV: Ai suy luận được nét khác biệt? Vì sao? (2 Yếu tố đều có nghĩa) GV: Hai yếu tố xét trên đều có nghĩa như nhau, nghĩa là bình đẳng với nhau về nghĩa. Vậy là các yếu tố trong đó bình đẳng với nhau về nghĩa gọi là loại từ ghép gì? HS: Đây là loại từ ghép đẳng lập. HS tự kết luận: Từ ghép đẳng lập là từ ghép trong đó các yếu tố bình đẳng với nhau về nghĩa. GV: Giỏi lắm. Mở rộng thêm: Khi ta đảo trật tự các thành tố trong từ ghép đẳng lập, nghĩa của từ ghép không thay đổi, (VD: Tươi tốt (tốt tươi), đi đứng (đứng đi)…..) a2. Phân biệt sự khác nhau từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập: Từ ghép chính phụ. +) Thành tố chính luôn luôn đứng trước, thành tố phụ luôn luôn đứng sau. Từ ghép đẳng lập. +) Cả 2 thành tố đều có nghĩa. +) Các thành tố không phụ thuộc vào nhau. +)Thành tố phụ luôn phụ thuộc vào thành +) Đảo được trật tự các thành tốchính. tố. Với cách làm này, HS sẽ đi từ kiến thức đã biết để tìm kiến thức mới.Việc nắm chắc bài dễ dàng hơn. HS nào cũng tự thấy biết thêm, tự độc lập suy nghĩ, phát huy tính tích cực chủ động của HS. b. Câu hỏi rèn luyện kỷ năng độc lập suy nghĩ: Hệ thống câu hỏi càng nâng lên mức cao hơn, đẩy tư duy của HS mở rộng hơn. Dạng bài tập này dành cho HS khá giỏi. Dù kiến thức ở môn học nào, hay hoạt động của HS tích cực như thế nào thì GV cũng phải hướng dẫn HS đi trên con đường cụ thể . Những Y/c cụ thể đó được mở ra nhiều hiểu biết khác nhau trong từng mức độ khác nhau, để từ đó các em lựa chọn khẳng định, tự độc lập suy nghĩ thu nhận kiến thức mới. Mỗi hiểu biết mới đều là nhân tố kích thích tính tích cực chủ động học tập của HS . *) Ví dụ : Từ đồng Âm – Từ nhiều nghĩa: b1. Từ đồng âm: Mục đích yêu cầu: - HS hiểu được từ nhiều nghĩa và từ đồng âm. Từ đó phân biệt được . - Luyện tập cách hiểu nghĩa của từ, vận dụng kỷ năng nói- viết. Hình thành khái niệm: Đề ra: Em hiểu như thế nào nghĩa của từ “trống” trong các tổ hợp từ sau? Những từ trống nào là từ đồng âm? Những từ trống nào là từ nhiều nghĩa? - Treo trống ở văn phòng. (1) - Đợi trống ra chơi. (2) - Chưa có trống vào lớp. (3) - Điền vào ô trô trống. (4) - Xoá bỏ đất trống đồi trọc. (5) Đây là dạng bài tập tương đối khó với học sinh lớp 4,5. Bởi việc khám phá kiến thức hiểu nghĩa của từ bằng liên tưởng rất trừu tượng, lại đòi hỏi tư duy của HS cùng một lúc phải huy động nhiều giác quan. Vì vậy, cần thiết kế trên cơ sở nội dung ngữ cảnh . Từ đó giúp HS hiểu nghĩa của từ bằng những sự vật cụ thể. Từ nhiều nghĩa: GV hỏi: Em hiểu như thế nào nghĩa các từ trống trong từng ngữ cảnh sau? HS trả lời: “ Trống (1): Chỉ một đồ vật có hình khối trụ rỗng làm bằng gỗ (hoặc kim loại) và bằng gia động vật. Khi tác động vào phát ra Âm thanh, vang xa.(Nghĩa gốc). “ Trống(2) (3): Chỉ nghĩa chuyển , không còn là cái trống nữa mà chuyển sang một tín hiệu bằng âm thanh, sắc thái của từ đã thay đổi. “ Trống” (4): Chỉ một kí hiệu trong bài tập, không có dấu hiệu gì. “Trống(5): Phần diện tích đất bỏ không . Như vậy, từ những sự vật hiện tượng HS hiểu rõ nghĩa các từ “ trống” nằm trong từng ngữ cảnh, làm cơ sở nâng lên một mức mới cao hơn. GV hỏi: Các từ “Trống” trong từng ngữ cảnh trên, những từ nào có nghĩa khác nhau? HS trả lời: “Trống”(1)(2)(3). GV hỏi: Vì sao nghĩa các từ đó lại có sự khác nhau? “ Trống”(1): Chỉ đồ vật…………..Phát ra âm thanh trầm vang xa. “ Trống”(2): Tín hiệu… …. …….Bằng âm thanh trầm vang xa.(nghĩa chuyển) “ Trống”(3): Tín hiệu… ……….. Bằng âm thanh trầm vang xa. .(nghĩa chuyển) (Nghĩa chuyển khác nhau) (Giống nhau) Nghĩa các từ này, có chung một nghĩa gốc( điểm giống nhau) và có các sắc thái khác nhau( Điểm khác nhau). Từ nào biểu thị có sự khác nhau, được gọi là nghĩa chuyển . GVkết luận: Từ một nghĩa gốc (Một từ), được biến đổi nhiều sắc thái khác nhau (nhiều từ) gọi là các nghĩa chuyển. Vì thế, người ta gọi là: Từ nhiều nghĩa. Nhìn vào ví dụ- HS cũng có thể diễn đạt bằng tư duy một cách chính xác. Từ đồng âm: GV hỏi: Nghĩa các từ “trống”(1)(2)(3) với từ “trống” (4)(5) có gì khác nhau ? HS trả lời: “ Trống”(1): Chỉ đồ vật…….Phát ra âm thanh trầm vang xa. “Trống” (4): Chỉ một kí hiệu trong bài tập, không có dấu hiệu gì. “Trống(5): Phần diện tích đất bỏ không Vì vậy: Khác: +) Không liên quan về nghĩa, nghĩa khác nhau hoàn toàn. Giống: +) Đọc lên cùng giống âm thanh. Kết luận: Nhiều từ khác nhau về nghĩa, giống nhau về vỏ âm thanh gọi là từ đồng âm. GV hỏi: Em hãy phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Bằng hệ thống câu hỏi như trên, giáo viên hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa: Từ đồng âm - Từ một nghĩa gốc( Một từ), - Nhiều từ được biến đổi nhiều sắc thái khác nhau (nhiều từ) - Khác nhau về nghĩa. gọi là các nghĩa chuyển. - Giống nhau về vỏ âm thanh Vì thế, người ta gọi là: Từ nhiều nghĩa. c. Các dạng bài tập thực hành phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: HS khá giỏi: Đối với HS khá giỏi, đưa ra các dạng bài tập sau: - Bài tập 1: Em hiểu như thế nào nghĩa của các từ “Đông” trong từng ngữ cảnh sau: Của không ngon đông con cũng hết. Thịt để trong tủ lạnh đông hết rồi. Cơn dông đằng đông vừa trông vừa chạy. Đông qua xuân tới cây lại nở hoa. - Bài tập 2: Bằng cách dùng từ khác nhau, em hãy đặt (hoặc tìm) các câu văn có từ nhiều nghĩa với các từ cho trước sau đây: Mũi, miệng, Xuân. Ví dụ: - Tôi đến mũi Cà Mau, nơi địa đầu tổ quốc. - Tôi phảỉ đứng mũi chịu sào đầu sóng ngọn gió. - Đó là câu nói cửa miệng. - Nhà tôi lắm mồm, lắm miệng. - Mùa Xuân xinh đẹp đã về. - Mỗi năm một tuổi như đuôi xuân đi. Việc đưa ra các nhiệm vụ cụ thể phù hợp từng đối tượng HS cần đảm bảo Y/c tạo được sự hợp tác của nhiều đối tượng. Phát huy tính tích cực chủ động trong hoạt động của HS phải di từ những cái cụ thể. 3. Tổ chức hoạt động trò chơi trong giờ học: Hệ thống câu hỏi không chỉ để phát triển tư duy lô gích mà trong Tiếng Việt đôi khi cũng cần quan tâm đến các hoạt động tích cực trong tập do sự tương tác lẫn nhau. Có khi đẩy lên đến cơ hội thư dãn vẫn phát triển tư duy tự nhiên. Ngoài các hoạt động khám phá kiến thức, các em học sinh tiểu học rất nhạy cảm với các hoạt động tập thể. Vì vậy, trong từng tiết học, nên cố gắng thiết kế trò chơi. Đặc biệt là các em HS lớp 1,2,3. Một trong những trò chơi đạt hiệu quả cao về phát triển vốn từ vựng và rèn luyện kỉ năng đọc sách, dễ hoạt động lại tiện lợi. Có thể dùng bảng con HS, tổ chức ngay sau giờ dạy. Đó là trò chơi “rung chuông vàng”. Sau đây tôi xin thống kê bộ câu hỏi bài tập môn Tiếng Việt trò chơi “rung chuông vàng dành cho lớp 1,2,3. 3.1. Lớp 1: Câu 1: Nghe – Tìm từ thuộc ý nghĩa cho trớc: Loài hoa mà khi nở hương thơm toả ngát khắp nhà, nụ hoa xinh xinh, trắng ngần, tên gọi Ngọc ngà duyên dáng. Đó là hoa gì? Đáp án: Hoa Ngọc Lan. Câu 2: Trong bài: Mưu chú Sẻ – TVL1-Tập 1-Trang70. Khi Sẻ bị Mèo chụp được, Sẻ đã nói với mèo: Thưa anh, ……….Sao anh không rửa mặt?………… Mèo đặt Sẻ xuống…………Sẻ vụt bay đi. Em hãy tìm một từ dùng để khen Sẻ? Đáp án: Nhanh trí. Câu 3: Khi bị đứt tay bé không khóc…..Lúc mẹ về bé mới khóc. Từ nào nói lên điều đó? Đáp án: Nũng nịu. - Câu thơ: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn……”- Là một trong những câu thơ ca ngợi loại hoa gì? Đáp án: Hoa sen. Câu 4: Khi phạm lỗi, trước mặt người bạn tốt, ta thường tỏ thái độ nh thế nào? Đáp án: Ngượng nghịu, bối rối, xấu hổ. Câu 5: Đây là loài vật , khi dang rộng đuôi, xoè tròn như một cái quạt lớn có đính hàng trăm viên ngọc lóng lánh. Em biết đây là loài vật có tên gọi là con gì? Đáp án: Con Công Câu 6: Con gì là chúa tể rừng xanh Đáp án: Con Hổ( con Khái) Câu 7: Lễ hội gì nổi tiếng ở Tây Nguyên? Đáp án: Cồng chiêng. Câu 8: Loài chim mà biết chào hỏi khách. Là con gì? Đáp án: Con iểng, con vẹt. Câu 9: Con gì đẻ trứng, tục ..tục nuôi con? Đáp án: Gà mái. Câu 10: Lạc Long Quân và bà Âu Cơ là nguồn gốc của tổ tiên dân tộc Việt Nam ta. Câu chuyện nào đã nói lên điều đó? Đáp án: Câu chuyện : Con rồng cháu tiên. Câu 11: Câu chuyện “trí khôn của ta đây” , vì sao hổ bị thua? Đáp án: Hổ tham lam. Câu 12: Các nhân vật :Gà trống, gà mái,vịt, chó, là những con vật đóng vai trong câu chuyện gì, em đã học ở lớp 1? Đáp án: Cô chủ không biết quí tình bạn. Câu 12: Nhân vật chính trong câu chuyện : “ Sự tích dưa hấu” là ai? Đáp án: An Tiêm. Câu 13: Ngữ cảnh sau đây: Sói! Sói! Cứu tôi với! Được trích trong câu chuyện nào, em được học ở lớp 1? Đáp án: Câu chuyện “ Nói dối hại thân”. Câu14: Câu thơ: “ Tre bần thần nhớ gió Chợt về đầy tiếng chim.”, được trích trong bài thơ nào? Thuộc chủ đề gì? Đáp án: Bài : Luỹ tre- trang121- TVL1. Chủ đề: Thiên nhiên- Đất nớc. Câu 15: Hãy tìm tiếng có vần “uôi”, “uôn”trong câu văn sau: “Nhưng muốn cho nhanh Cắt đuôi khỏi hết! Đáp án: Tiếng: “Đuôi,” “muốn” Câu 16: Em hãy điền tiếp dòng thơ nối tiếp để hoàn chỉnh câu thơ, trong bài tập đọc: Tặng cháu – T/VL1- Tập 2. “Mong cháu ra công mà học tập Mai……………………………..” Đáp án: Mai sau cháu giúp nớc non nhà. Câu17: Em hãy tìm các tiếng có nguyên âm đôi, chỉ hoạt động giờ chơi trên sân trường? Đáp án: Ví dụ: Đuổi bắt, luồn , lượn, liến thoắng,khiêng, liệng… Câu 18: Hai dòng thơ nào có trong bài: “ Mẹ và cô”, chọn A,(hoặc B)? A, “Hai mái nhà của con Là mẹ là cô giáo” “Hai chân trời của con Là mẹ và cô giáo”. Đáp án: B. Câu 19: Tìm tiếng có nhiều con chữ nhất? Đáp án: Nghiêng… Câu 20: Người sinh ra bố em gọi là gì? Đáp án: Ông bà nội Câu 21: Những người trong gia đình em được gọi là gì? B, Đáp án: Người thân Câu 22: Âm cờ có các cách viết nào? Đáp án: C, K 3.2. Lớp 2: Câu 1: Đoạn văn sau đây: “Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh. Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ.”, được trích trong bài tập đọc nào em đã học ở lớp 2? Đáp án: Bài: Đàn bê của anh hồ giáo Trang 136- T/V- Tập 2. Câu 2: Thành ngữ: “Bình chân như vại”, được đặt trong một hoàn cảnh khẩn cấp, muốn phê phán thái độ không quan tâm, lo lắng đến ngời khác. Cuối cùng của cải, nhà cửa của ông ta đã bị ngọn lửa thiêu sạch. Nhân vật đó thể hiện trong bài tập đọc nào ở lớp 2? Đáp án: Bài: Cháy nhà hàng xóm- trang 139- TVL2-Tập 2. Câu 3: Trong bài tập đọc: Việt Nam có Bác- Tập đọc lớp 2-Tập 2. Khi đọc, bạn học sinh bỏ sót hai từ trong câu thơ. Em hãy tìm hai từ đó điền vào chỗ chấm chấm? “Còn cao hơn đỉnh trờng sơn Nghìn năm …………… ông cha.” Đáp án: Từ tìm được là: Chung đúc, tâm hồn. Câu 4: Theo dõi ngữ cảnh sau đây: Bạn của em bị mệt phải nghỉ học. Mẹ của bạn gọi điện nhờ em: “Bác nhờ cháu: - Hết giờ học, qua nhà bác, cháu chép bài bạn An giúp bác nhé?” Em hãy ghi lại lời đáp của mình………..? Đáp án: Vâng ạ,( cả giảng bài nữa bác ạ) Câu 5: Theo dõi ngữ cảnh sau đây: Hai bạn cùng nhau rảo bước đi học trên đường. Bỗng! Tùng …Tùng , trống báo hiệu giờ vào học, hai bạn chạy bở hơi tai mà vẫn không kịp. Hai bạn ngơ ngác hỏi nhau: - “Chúng mình đã vi phạm nội qui nhà trường rồi phải không nhỉ?” Em hãy giúp hai bạn ghi lại lời đáp? Lời đáp của em thuộc bài thể loại văn gì? Đáp án: - Lời đáp: “Phải đấy, hai bạn ạ”. Thể loại văn: Đáp lời khẳng định. Câu 6: Em hãy chọn các từ ngữ cho trước sau đây: khẳng khiu, trơ trụi, mảnh mai, xanh biếc. Điền vào chỗ chấm chấm, diễn đạt hoàn chỉnh câu văn sau: Trong vườn, cành đào ………..nhú những lộc non …….. Câu văn trên, thuộc bài thể loại văn gì? Đáp án: Các từ: Khẳng khiu, xanh biếc. Thể loại văn:Tả ngắn về bốn mùa. Câu 7: Nghề mà luôn luôn chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh cho mọi người. Đó là nghề gì? Đáp án: Nghề YTế. Câu8: Những từ ngữ nào trong câu văn sau chỉ thời tiết? “ Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.” Đáp án: Mưa. Câu 10: Cho trước các từ: Sợ hãi, lo lắng, hồi hộp, hốt hoảng. Em hãy chọn từ trái nghĩa với từ: “Bình tĩnh”. Đáp án: Hồi hộp, Hốt hoảng( hoảng hốt). Câu11: Em hãy điền dấu câu thích hợp vào dấu chấm chấm: Sau giờ làm việc….Bác Hồ thường chăm sóc cây…cho cá ăn. Đáp án: Dấu phẩy. Câu 12: Cho biết các thành phần câu đơn giản sau : CN/ VN. TN/ CN/VN. Em hãy xác định kết cấu các câu trên thuộc kiểu câu gì? Đáp án: Câu đơn. Câu 13: Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong các câu sau: Chúng em lao động rất tích cực Cành bàng xanh biếc toả bóng mát. Đáp án:Câu hỏi: Ai? Cái gì? Câu14: Em hãy tìm các từ ngữ trả lời cho câu hỏi: Là gì? “Bạn Bắc là học sinh giỏi”. Làm gì? “Cô giáo đang giảng bài”. Thế nào? “Bông hoa này tươi thắm”. Đáp án: Học sinh giỏi, giảng bài, Tươi thắm. Câu 15: Em hãy tìm các từ chỉ màu xanh? Đáp án: Xanh ngắt, xanh biếc, xanh thẫm, xanh lơ. 3.3. Lớp 3: Câu 1: Đoạn trích sau đâylà khổ thơ cuối bài tập đọc –Trang 26- T/VL3- Tập 2. “ … Chớp bỗng loè chói mắt Soi sáng khắp ruộnh vườn Ơ! Ông trời bật lửa Xem lúa vừa trổ bông”… Em hãy viết tên bài tập đọc đó? Đáp án: Bài : Ông trời bật lửa. Câu 2: Cao Bá Quát ngay từ khi còn là một cậu bé mà đã hết mực nhanh trí thông minh. Nhà vua tức cảnh đọc vế đối: “ Nước trong leo lẻo cá đớp cá. Cao Bá Quát đã đối đáp lại ngay:………………………… Em hãy ghi lại câu đối của Cao Bá Quát đối đáp với vua? Đáp án: “Trời nắng chang chang người trói người” Câu 3: Khi đọc bài thơ : Cùng vui chơi- T/VL3-Tập 1- Trang 84. Bạn học sinh đã quên mất câu cuối cùng. Em hãy nhớ lại giúp bạn? Đáp án: “Chơi vui học càng vui” Câu 4: Chim Gõ kiến, gà rừng, khướu, Kỳ Nhông là các loài vật có nhiều hoạt động náo nhiệt trong ngày hội ở rừng xanh. Đây cũng là nội dung chính của bài tập đọc này. Em hãy nêu tên của bài tập đọc? Đáp án: Bài : Ngày hội rừng xanh.-trang 62- T/V L3- Tập 2. Câu 5: Nghe tình huống sau của câu chuyện : “Cùng đi với cóc có: Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Dưới sự chỉ huy khôn khéo của Cóc, các con vật đã đánh thắng đội quân nhà trời. Buộc………….” Em hãy viết tiếp câu văn, ghi lại kết quả của cuộc hành trình này Đáp án: Trời phải cho mưa xuống trần gian Câu 6: Nghe- Trích đoạn sau:… Mở đầu cuộc gặp, các em hát tặng bài hát” “Kìa con bướm vàng” bằng tiếng Việt. Rồi các em giới thiệu những vật sưu tầm được như đàn Tơ Rưng, cái nón, tranh cây dừa, cảnh xích lô,…Các em còn vẽ quốc kỳ Việt Nam và nói được bằng tiếng Việt: “ Việt Nam Hồ Chí Minh”. Đoạn trích văn trên của bài tập đọc nào? Đáp án: Gặp gỡ ở Lúc- Xăm- Bua- T/V L3-Tập 2-Trang98. Câu 7: Nghe- đoạn trích sau đây: “Ê- Đi -Xơn là một nhà bác học vĩ đại. Bằng lao động cần cù và óc sáng tạo kì diệu, ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế, góp phần làm thay đổi cuộc sống trên trái đất chúng ta.” Em hãy đặt tên cho bài văn trên đây?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan