Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn dạy kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh khối 12 – trường thpt phan bội châu ...

Tài liệu Skkn dạy kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh khối 12 – trường thpt phan bội châu thông qua việc ứng dụng phần mềm soạn giảng activinspire

.PDF
27
1790
148

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài DẠY KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH KHỐI 12 – TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU THÔNG QUA VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SOẠN GIẢNG ACTIVINSPIRE  PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ Dạy học là một nghệ thuật. Dạy cái gì, dạy như thế nào và sử dụng những phương tiện thích hợp nào để làm cho bài dạy sinh động và có hiệu quả? Đây là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với mỗi giáo viên. Để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải tìm tòi các phương pháp, các thủ thuật và đặc biệt là các phương tiện soạn giảng để làm cho bài giảng của mình có chất lượng và hiệu quả hơn. Ngày nay, nhờ công nghệ thông tin, việc dạy và học đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Thứ nhất, một trong những mối quan tâm hiện nay của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đây là nhiệm vụ hàng đầu ở trường THPT nhằm giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. Bên cạnh đó, xu hướng mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế, tiếng Anh được xem là phương tiện cần thiết giúp học sinh có thể giao tiếp hiệu quả, học hỏi kinh nghiệm và tiến xa hơn trên con đường học vấn. Việc dạy và học môn tiếng Anh đã trở thành một trong những nhu cầu rất bức xúc. Thời gian qua, nhìn chung việc giảng dạy môn tiếng Anh đã có nhiều cải tiến nhằm đáp ứng nhiệm vụ rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh THPT. Tuy nhiên việc giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường THPT vẫn chưa đáp ứng hiệu quả những yêu cầu trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trước hết là do hạn chế về thời gian, nội dung chương trình nhiều đòi hỏi giáo viên phải đảm bảo truyền đạt đầy đủ trong từng tiết dạy do vậy giáo viên không có nhiều thời gian cho học sinh rèn luyện, đặc biệt là kỹ năng nói tiếng Anh. Bên cạnh đó, các hoạt động giáo viên tổ chưa phong phú và chưa phát huy hứng thú rèn luyện kỹ năng nói của học sinh. Khả năng nói tiếng Anh của học sinh THPT nói chung còn rất nhiều hạn chế, các em thường có tâm lý sợ nói sai, nhút nhát và thụ động trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh do có rất ít cơ hội rèn luyện kỹ năng nói. Thứ hai, sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học là yêu cầu bức thiết của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Cũng như các môn học khác, việc áp dụng CNTT trong việc dạy học tiếng Anh góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học. Càng được quan tâm hơn bao giờ hết nhờ ứng dụng nghệ thông tin mà các bài giảng trở nên sinh động, cuốn hút người học hơn, giúp cho người học mạnh dạn tham gia vào các hoạt 1 động trong giờ học. Với đặc thù là một môn học luôn cần có sự hỗ của các phương tiện dạy học như tranh ảnh, đồ vật thật, biểu đồ minh hoạ...v.v thì việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học bộ môn tiếng Anh không những giúp cho người dạy phần nào tiết kiệm được thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học cho các tiết học mà còn giúp cho người học tiếp cận được bài giảng một cách dễ dàng. Nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất và giúp cho quá trình dạy học có hiệu quả hơn thì đã có rất nhiều các phương pháp dạy học được áp dụng vào quá trình giảng dạy như: phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, phương pháp dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học tương tác, Trong đó, phương pháp dạy học tương tác (hay còn gọi là sư phạm tương tác) là một phương pháp dạy học tương đối mới hiện nay, nó vẫn chưa được áp dụng nhiều vào quá trình dạy học trong các trường phổ thông cũng như các giảng đường đại học. Để có thể phát huy tốt phương pháp dạy học tương tác thì yếu tố công nghệ thông tin, các thiết bị công nghệ được sử dụng trong quá trình giảng dạy là không thể thiếu và một trong những phần mềm công cụ mới hỗ trợ cho rất tốtchoquá trình dạy học theo phương pháp tương tác đó là phần mềm ActivInspire- Đây là phần mềm soạn bài giảng nằm trong hệ thống dạy và học tương tác (Digital Interative Classroom) của tập đoàn Giáo dục quốc tế Promethean (Vương quốc Anh). Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ Chí Minh” và cuộc vân động “Mỗi Thầy giáo, Cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tôi cho rằng việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy học của mỗi giáo viên góp phần chủ yếu trong việc thực hiện cuộc vận động này. Từ những thực tế đã trình bày trên đây, tôi quyết định chọn đề tài cho sáng kiếnkinh nghiệm của mình là DẠY KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH KHỐI 12 – TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU THÔNG QUA VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SOẠN GIẢNG ACTIVINSPIRE. 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và đào tạo Khánh Hòa , các giáo viên nhận thức được rằng việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực. Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy đó là vấn đề mà nhiều giáo viên quan tâm. Trong nội dung sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bài về đề tài làm thế nào để DẠY KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH KHỐI 12 – TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU THÔNG QUA VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SOẠN GIẢNG ACTIVINSPIRE. III. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Sau một năm ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tôi nhận thấy việc ứng dụng phần mềm Activinspire vào bài giảng đã tạo sự hứng thú, tích cực học tập trong học sinh đồng thời giáo viên rất nhẹ nhàng khi lên lớp. Đặc biệt kỹ năng nói Tiếng Anh của các em trong lớp thực nghiệm được cải thiện và có nhiều tiến bộ rõ rệt. Trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tôi đã rút ra được một số nhận xét chung cũng như bài học kinh nghiệm để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và tìm ra những giải pháp tốt nhất cho các tiết dạy của mình. 3 PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Hiện nay, việc ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề được giáo viên và nhà trường quan tâm hàng đầu. Trong xu thế đó, trong những năm gần đây, rất nhiều giáo viên đã sử dụng máy tính để tiến hành soạn thảo và thiết kế bài giảng điện tử. Và hầu hết, các chương trình tập huấn đều hướng dẫn giáo viên thiết kế bài giảng bằng phần mềm PowerPoint. Tuy vậy, chương trình này thiên về tính trình chiếu hơn là giúp người học tương tác . Bên cạnh đó, các bài giảng soạn trên PowerPoint đều không thể chuẩn hóa theo chuẩn SCORM (Sharable Content Object Reference Model). Chính vì vậy, trong thời gian qua, đã có rất nhiều phần mềm thiết kế bài giảng điện tử đã xuất hiện như: Violet (Bạch Kim – Việt Nam): tận dụng các tính năng của Flash để thiết kế bài giảng. Adobe Presenter:bộ addins của Adobe được nhúng vào chương trình PowerPoint để cung cấp, bổ sung các tính năng tương tác cũng như biên dịch thành bài giảng theo chuẩn SCORM. Chương trình này đã được Cục Công ngệ thông tin (CNTT) – Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai, tập huấn đến các địa phương và xem đây như là 1 bước đệm để chuyển sang các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử theo đúng chuẩn.Lecture Maker & Teaching Mate(Hàn Quốc) – hệ thống thiết kế bài giảng điện tử và quản lý tài nguyên, tạo ngân hàng đề thi… Phần mềm này hiện đang được Cục CNTT triển khai, tập huấn cho các giáo viên cốt cán của các địa phương.Microsoft LCDs: chương trình thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM của hãng Microsoft.ActivInspire: phần mềm hỗ trợ dạy học tương tác của hãng Promethean (Anh). Trong số các phần mềm trên, có lẽ, ActivInspire là 1 cái tên khá xa lạ đối với các giáo viên Việt Nam. Tuy nhiên, theo cảm nhận chủ quan của tôi, thì đây là phần mềm hỗ trợ tốt việc tương tác giữa thầy và trò trong quá trình dạy học, cũng như giúp giáo viên dễ dàng thiết kế các ý tưởng sư phạm phục vụ tốt cho bài giảng.Vậy ActivInspire có gì nổi bật? ActivInspire là phiên bản mới nhất tích hợp 2 phần mềm ActivStudio và ActivPrimary trước đây. Đây là phần mềm soạn bài giảng nằm trong hệ thống Dạy và học tương tác (Digital Interative Classroom) của tập đoàn Giáo dục quốc tế Promethean (Vương quốc Anh). Hệ thống này bao gồm: ActivBoard - bảng từ tương tác; ActivPen - bút từ tương tác, vừa có tính năng như bút viết bảng, vừa hoạt động như con 1 con chuột máy tính; ActivSlate - có tính năng như bạn con của HS và có thể tương tác với bảng ActivBoard ở bất cứ nơi nào trong lớp; ActivVote– hệ thống phản hồi trắc nghiệm của HS (giống trò chơi truyền hình đấu trường 100)… tạo thành 1 hệ thống kết nối hỗ trợ tốt việc dạy học tương tác giữa học sinh và giáo viên. Trong đó, phần mềm ActivInspire đã đạt 2 giải thưởng Worlddidac cho sản phẩm giáo dục tốt nhất. Đặc biệt, chương trình đã được Việt hóa hoàn toàn giúp giáo viên Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận công nghệ giáo dục này. Vốn đã quen với các hiệu ứng trình chiếu của PowerPoint nên khi tiếp cận với ActivInspire, ban đầu, M4Ps, nghĩ rằng phần mềm này cũng khá bình thường (do không có những hiệu 4 ứng như PowerPoint). Tuy vậy, khi được trực tiếp khám phá phần mềm với các chuyên gia Kate Bonana và Stewart Hargreaves của chính tập đoàn Promethean, M4Ps đã thật sự bất ngờ. Những ý tưởng vốn không thể thực hiện hoặc phải lập trình tương đối phức tạp trên các phần mềm khác, thì giờ đây, giáo viên dễ dàng thực hiện các ý tưởng đó với ActivInspire. II.1.Những tiện ích : a. Tạo môi trường tương tác toàn diện b. Thu hút sự tập trung chú ý, tham gia của học sinh (HS) ngay cả những HS thụ động, e ngại nhất. Kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo của HS. c.Tạo bài giảng phù hợp với nhu cầu của các HS. d. Giúp HS có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, âm thanh,… e. Khuyến khích HS xây dựng các khái niệm thông qua thực hiện và thử nghiệm f. Tạo bài học vui nhộn g. Nâng cao năng lực của HS và chuyên môn của giáo viên h. Có thư viện tài nguyên rộng lớn và đầy đủ công cụ hỗ trợ giáo viên soạn giáo án một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả. i. Ngoài ra, Promethean thiết kế một trang web prometheanplanet, và diễn đàn, nơi đó các nhà sư phạm trên toàn thế giới có thể chia sẻ giáo án, kinh nghiệm giảng dạy, và có hơn 2.000 bài học mẫu mà giáo viên có thể tải xuống tham khảo. II.2.Những chức năng: a. Thay thế bảng thông thường, không dùng phấn, chỉ dùng bút điện tử tương tác trực tiếp lên bảng. b. Tạo giáo án thông qua các trang trình bày, có thể sao lưu từ các tập tin đã có như word, excel, powerpoint,… c. Có các giáo cụ điện tử hỗ trợ giáo viên soạn giáo án nhanh chóng, dễ dàng. d. Các công cụ trình bày bài giảng sinh động như: tô sáng, tô màu tạo điểm nhấn, công cụ đèn chiếu điểm, màng khám phá, kính lúp. e. Có các công cụ ghi âm, ghi hình, ghi lại các thao tác thực hiện trên bảng. f. HS trực tiếp tương tác trên bảng (làm bài tập) cũng bằng bút điện tử g. Giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá năng lực HS sau mỗi phần bài học thông 5 - qua hệ thống trả lời của trẻ bằng Activote, kết quả được thể hiện trên máy, có biểu đồ đánh giá và có thể lưu và in ra để xem. Qua đó, đánh giá được khả năng của HS và chuyên môn của giáo viên. h. Có các nguồn tài nguyên lớn hỗ trợ giáo viên soạn giáo án i. Cho phép kết nối trực tiếp đến các trang web, bạn có thể lấy tài nguyên ngay trên web đưa vào trang trình bày hoặc lưu vào thư viện, cho phép chèn tập tin âm thanh, hình ảnh, word, excel, powerpoint, … II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Môn tiếng Anh là môn học đòi hỏi nhiều trực quan. Theo tiết dạy truyền thống, muốn đạt hiệu quả, giáo viên phải chuẩn bị nhiều thứ như tranh ảnh, posters máy cassette, các cards, bảng phụ tổ chức trò chơi… Khi đã ứng dụng CNTT vào bài giảng hay còn gọi là giáo án điện tử, giáo viên đỡ phải vất vả chỉ cần dùng bút chọn là có ngay những thứ mà thay vì giáo viên phải khệ nệ mang lên lớp rồi treo lên gở xuống. Vì vậy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn thì không ai có thể phủ nhận ưu điểm của nó. Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy đa số các em rất thích học tiếng Anh ở phòng nghe nhìn. Tuy nhiên nhiều giáo viên ngại ứng dụng công nghê thông tin vào giảng dạy vì họ cho rằng sẽ tốn nhiều thời gian để chuẩn bị. Thực ra, để soạn một tiết dạy bằng giáo án điện tử, ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm power point, giáo viên cần phải có niềm đam mê, sự sáng tạo, nhạy bén, tính thẩm mỹ để có thể thiết kế được một giáo án hay. Hơn nữa, trong quá trình thiết kế, giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc đi tìm hình ảnh minh họa, âm thanh, tư liệu phim ảnh dẫn chứng phù hợp… Còn một vấn đề nảy sinh nữa là dạy xong học sinh không ghi được bài. Chính từ những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ soạn giảng giáo án điện tử khi có yêu cầu thao giảng, dự giờ. III. CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH. III.1. Các yêu cầu để soạn giảng giáo án điện tử. Để có tiết dạy hiệu quả, giáo viên cần phải: a. Có kiến thức về vi tính Biết một ít kiến thức về việc sử dụng máy tính, khá thạo về Microsoft word. Biết sử dụng phần mềm Activinspire. Biết cách truy cập Internet. Sử dụng được phần mềm chỉnh sửa ảnh, đổi đuôi, cắt file âm thanh… Các nhu cầu trên đây nếu chúng ta đáp ứng được thì rất tuyệt vời. Tuy nhiên nếu chúng ta chưa thạo lắm về máy tính thì chúng ta vẫn có thể dể dàng học hỏi ở bạn đồng nghiệp để soạn các phần đơn giản, quen dần từ từ chúng ta sẽ học hỏi thêm. Chúng ta không nên nản lòng khi mới nhìn vào thấy quá nhiều trình duyệt, tùy chỉnh…Thực ra chúng không quá khó để chúng ta thực hiện. b. Sự am hiểu và kỹ năng sử dụng. Giáo viên cần nắm vững các thao tác sử dụng, phối hợp kiểu chữ, màu sắc, âm thanh, hình ảnh phù hợp.Tránh lạm dụng việc biểu diễn. Xử lý tốt các tình huống sư phạm khi sử dụng. Tổ chức cho học sinh ghi chép được bài. 6 c. Kỹ năng tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. Chúng ta không xem giáo án điện tử là một phương pháp dạy mà xem nó là một phương tiện để dạy. Vì vậy mọi hoạt động của học sinh chúng ta vẫn tổ chức bình thường. Nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, giáo viên vẫn phải nêu thêm các câu hỏi tương tác, vẫn tổ chức hoạt động theo cặp, theo nhóm tùy theo nội dung bài. III.2. Ứng dụng phần mềm Activinspire vào việc soạn giảng một tiết dạy kỹ năng nói Tiếng Anh. Hầu hết một tiết dạy kỹ năng nói cho học sinh gồm 4 phần cơ bản sau: 1. Warm-up (Phần khởi động) 2. Pre-Speaking ( Phần trước khi nói) 3. While - Speaking (Phần trong khi nói) 4. Post – Speaking (Phần sau khi nói) Ở mỗi phần chúng ta có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau để soạn giảng. Với phần mềm ActivInspire, qua nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế tôi nhận thấy một số thủ thuật sau đây mang lại hiệu quả cao và giúp học sinh rất nhiều trong việc giải quyết những khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh mà cụ thể là giúp học sinh tiếp cận với nội dung bài học : như từ mới, cấu trúc hay chủ đề mới dễ dàng hơn ,tập trung hơn vào bài giảng, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động. Từ đó làm cho giờ học lý thú hơn, học sinh mạnh dạn thể hiện mình hơn và cơ hội luyện kỹ năng nói cho các em cũng nhờ đó mà phát triển. 7 III.2.1 Ứng dụng phần mềm Activinspire vào việc soạn giảng phần Warm- up. Chúng ta có thể sử dụng các thủ thuật sau: 1. TRÌNH DUYỆT THAO TÁC (ACTION BROWSER) THUỘC TÍNH ẨN/HIỆN & CÔNG CỤ TRANSLUCENCY SLIDER Ví dụ : Crosswords (Trò chơi Ô chữ) (UNIT 3) Ô chữ gồm 8 từ hàng ngang (các từ này sẽ xuất hiện trong bài học) và từ khóa là SPEAKING. HS làm việc theo 4 nhóm : chọn số bất kỳ, sẽ có một bức tranh hiện ra và các em trả lời tên gọi của bức tranh đó. Các bước tiến hành như sau: + Chuẩn bị 8 bức tranh về các từ sẽ học. + Tạo các ô số và các từ hàng ngang + Tạo liên kết ẨN/HIỆN từ ô số đến các bức tranh tương ứng. + Các từ nằm ngang sẽ được làm mờ đi bằng công cụ Translucency Slider, sau khi HS cho câu trả lời sẽ dùng lại công cụ Translucency Slider để làm hiện ra đáp án. 2. TRÌNH DUYỆT THUỘC TÍNH (PROPERTIES BROWSER) THUỘC TÍNH CHỨA (CONTAINER) Ví dụ : Put the mixed letters into the right words. (Sắp xếp các chữ cái thành các từ có nghĩa) (UNIT 4) Cụm từ đáp án là : SCHOOL EDUCATION SYSTEM Đây không phải là dạng bài tập mới, tuy nhiên điểm mới ở dây là : HS trực tiếp di chuyển các chữ cái bằng Activpen và điều làm cho HS cảm thấy hứng thú và bị lôi cuốn vào hoạt động này là mỗi ô chữ chỉ chấp nhận đúng chữ cái của nó, nếu đưa chữ cái không đúng vào thì nó tự động trở về vị trí ban đầu. Các bước tiến hành như sau: 8 + Dùng Text để tạo các chữ cái. + Dùng công cụ Hình dạng trong hộp công cụ chính (Main Toolbox) để tạo 21 hình vuông khác nhau. + Dùng thuộc tính chứa trong Trình duyệt thuộc tính để tạo ra hoạt động : chỉ chứa chữ cái đã được định trước, nếu không đúng thì trở về vị trí ban đầu. 3. TRÌNH DUYỆT ĐỐI TƯỢNG (OBJECT BROWSER) Ví dụ: How many animals and insects below are in danger of becoming extinct?What are they? (Có bao nhiêu động vật và côn trùng dưới đây đang bị đe dọa tuyệt chủng? Chúng là những loài nào?) (UNIT10) Chia lớp thành 4 nhóm. Các em thảo luận và trả lời câu hỏi. GV ghi câu trả lời của các nhóm lên bảng và đánh dấu vào các loài mà các nhóm chỉ ra. Sau đó yêu cầu 1 HS lên bảng và kiểm tra đáp án. Điều thú vị ở đây là : khi HS đưa các loài vât/côn trùng vào trong hình vuông thì loài nào không phải là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng sẽ bị biến mất. Các bước tiến hành như sau: + Dùng công cụ Hình dạng trong hộp công cụ chính (Main Toolbox) để tạo 1 hình vuông. + Dùng Insert để chèn 20 bức tranh của các loài động vật và côn trùng vào Flipchart. + Dùng Trình duyệt đối tượng : Hình vuông sẽ có vị trí Tầng giữa – 10 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ở tầng trên cùng và 10 loài không bị đe dọa sẽ ở tầng dưới cùng. 9 III.2.2 Ứng dụng phần mềm Activinspire vào việc soạn giảng phần Pre-Speaking . Chúng ta có thể sử dụng các thủ thuật sau: 1. TRÌNH DUYỆT ĐỐI TƯỢNG (OBJECT BROWSER) CÔNG CỤ HÌNH DẠNG, CÔNG CỤ MỰC THẦN KỲ, VÀ CÔNG CỤ TÔ ĐẦY. Ví dụ : Matching the names of the sports with the suitable pictures. (Nối tên các môn thể thao với bức tranh minh họa tương ứng) (UNIT13) HS lên bảng dùng Activpen nối tên với bức tranh tương ứng. GV sẽ dùng “kính lúp” để soi đáp án ở dưới mỗi bức tranh. Các bước tiến hành như sau: + Dùng công cụ hình dạng, công cụ mực thần kỳ và công cụ tô đầy để tạo ra 1 Kính lúp. (Thực chất công dụng của mực thần kỳ là tạo ra được một lớp trong suốt cho phép xem được nội dung phía dưới một đối tượng. Công cụ này chúng ta chỉ tạo ra một lần, sau đó lưu lại trong Trình duyệt tài nguyên và có thể lấy ra sử dụng cho những lần sau) + Dùng Insert để đưa các bức tranh vào Flipchart. + Dùng Text để tạo tên của các môn thể thao. Mỗi tên sẽ được copy thêm 1 lần, chúng sẽ được đặt bên dưới của bức tranh. (Lưu ý là phải đặt ở tầng trên cùng) 10 2. TRÌNH DUYỆT ĐỐI TƯỢNG (OBJECT BROWSER) Ví dụ: Matching the names of the countries / the capitals with their national flags. (Nối tên của quốc gia / thủ đô với cờ tổ quốc tương ứng) (UNIT16) HS lên bảng dùng Activpen nối các tên quốc gia / thủ đô với cờ tổ quốc tương ứng. Điểm hấp dẫn ở đây là : Các tên quốc gia / thủ đô đều được che lại dưới tấm hình chụp các nhà lãnh đạo ASEAN tại cuộc họp thưởng đỉnh ASEAN lần thứ 13 tổ chức tại Singapore. Vì thế HS không biết trước được mình sẽ có tên quốc gia hay thủ đô nào. Các bước tiến hành như sau: + Dùng Insert để đưa các lá cờ ASEAN và hình các nhà lãnh đạo ASEAN vào Flipchart. + Dùng Textbox tạo các tên quốc gia và thủ đô tương ứng. + Vào Trình duyệt đối tượng phân tầng lớp cho các tên quốc gia và thủ đô. ( Lưu ý tấm hình các nhà lãnh đạo ASEAN phải được LOCK để khi HS lấy tên quốc gia và thủ đô bên dưới không làm thay đổi vị trí của nó) 11 3. BÚT (PEN) / CÔNG CỤ XÓA (ERASER) TRONG HỘP CÔNG CỤ CHÍNH (MAIN TOOLBOX) Ví dụ: Write the names of the jobs under the pictures. (Viết tên các nghề dưới những bức tranh tương ứng) (UNIT 6) HS lên bảng dùng Bút trong hộp công cụ chính viết tên các nghề tương ứng dưới các bức tranh, (2 HS mỗi HS viết 4 tên). Điểm mới ở đây là : sau khi HS viết xong, GV sẽ cho các em tự kiểm tra đáp án của mình bằng cách : dùng Công cụ xóa trong hộp công cụ chính xóa khoảng trắng bên dưới tên các em vừa ghi để tìm đáp án. Các bước tiến hành như sau: + Dùng Insert để đưa các hình ảnh về các nghề vào Flipchart. + Dùng Text tạo tên các nghề dưới các hình tương ứng, sau đó dùng Bút với màu mực trắng trong hộp công cụ chính vẽ che lên các tên đó lại. 4. TRÌNH DUYỆT THAO TÁC ( ACTION BROWSER) VÀ CÔNG CỤ MEDIA Ví dụ : Pre-teach Vocabularies. (Dạy từ vựng) (UNIT5) Đây có thể nói là một ứng dụng hết sức hiệu quả của phần mềm này. Đặc biệt là đối với các từ / cụm từ khó dạy bằng phương pháp truyền thống. Các bước tiến hành: + Chuẩn bị hình ảnh, phần âm thanh phát âm từ vựng. (Có thể ghi âm từ Google Dịch) Dưới đây là hai ví dụ về dạy từ vựng trong phần Speaking – Unit 5 12 5. CÔNG CỤ MEDIA Ví dụ : Listen to Nga’s presentation as a model of speaking. (Nghe một đoạn clip mẫu trình bày quy trình để được vào học tại một trường Đại học, Cao đẳng nào đó ở Việt Nam) Đối với các chủ đề khó hoặc phần ngữ liệu rộng, GV có thể sử dụng phần mềm Power Point để tạo các Video clip mẫu. Các bước tiến hành : + Dùng Insert để đưa đoạn Video clip được tải trên Internet hoặc do chính GV tự tạo. + Dưới đây là một số hình ảnh chụp lại từ đoạn Video clip. 13 Pre-speaking 6. TRÌNH DUYỆT ĐỐI TƯỢNG (OBJECT BROWSER) CÔNG CỤ HÌNH DẠNG, CÔNG CỤ MỰC THẦN KỲ, VÀ CÔNG CỤ TÔ ĐẦY. Ví dụ : Choose any number and the student having the name under the chosen number has to answer or present his task. ( HS chọn số bất kỳ, và hiện ra tên học sinh nào thì học sinh đó phải trả lời) Nhằm tạo sự khách quan cũng như thêm phần hứng thú cho lớp học. Các bước tiến hành : + Dùng Text chuẩn bị danh sách HS đã được xáo thứ tự trên Flipchart. + Dùng Text tạo ô số. + Lấy kính lúp từ tài nguyên. 14 III.2.3 Ứng dụng phần mềm Activinspire vào việc soạn giảng phần While - Speaking . Chúng ta có thể sử dụng các thủ thuật sau: 1. BỘ HIỂN THỊ (REVEALER) TRONG HỘP CÔNG CỤ CHÍNH. Ví dụ: Talk about the similarities and differences between Vietnamsese and American cultures. (Nói về sự giống và khác nhau giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Mỹ.) ( UNIT 2) Nhằm giúp HS tự tin hơn trong quá trình nói và luyện cho HS kỹ năng vừa nói vừa minh họa. HS sẽ dùng công cụ Revealer kéo màn che từ trên xuống, đến mỗi đặc điểm văn hóa HS sẽ dừng lại để giải thích và tiếp tục cho đến đặc điểm cuối cùng. Các bước tiến hành như sau: 15 + Dùng Insert để đưa các hình ảnh minh họa cho các đặc điểm văn hóa của Việt Nam và Mỹ vào Flipchart. (Sắp xếp thành 2 cột và theo thứ tự tương ứng như trong sách giáo khoa). + Dùng công cụ Revealer để che nội dung lại, theo hướng từ trên xuống. 2. MEDIA (SỬ DỤNG MỘT ĐOẠN VIDEO CLIP ĐÃ ĐƯỢC CẮT PHẦN ÂM THANH) Ví dụ : Talk about your partner’s family life. (Kể về công việc gia đình của bạn mình.) (UNIT1) Nhằm giúp HS mạnh dạn và tự nhiên hơn, cũng như luyện kỹ năng thuyết trình có hình ảnh minh họa. HS sẽ được nói trên cơ sở một đoạn video clip được mở đồng thời để minh họa. Trong quá trình nói HS có thể dùng nút điều chỉnh để tạm dừng hay thậm chí dùng nút Camera để chụp lại hình ảnh cần lưu ý. Các bước tiến hành như sau: + Truy cập Internet và download đoạn video clip phù hợp nhất. + Trong trường hợp không tìm được đoạn video đó, chúng ta sẽ chuẩn bị những bức tranh sắp xếp theo nội dung bài nói và tạo ra đoạn Video cần sử dụng bằng 16 cách sử dùng phần WINDOWS MEDIA PLAYER khi Save as trong phần mềm Power Point. + Dùng Insert để đưa đoạn Video vào Flipchart. + Dưới đây là một số hình ảnh chụp lại từ Video Clip In Tom’s family… III.2.4 Ứng dụng phần mềm Activinspire vào việc soạn giảng phần Post - Speaking . In Tom’s Chúng ta có thể sử dụng các thủ thuật sau: family… 1. BÚT (PEN) TRONG HỘP CÔNG CỤ CHÍNH (MAIN TOOLBOX) Ví dụ: Draw something that will have happened in the future life. (Vẽ một vài thứ sẽ xảy ra trong tương lai) (UNIT 8) HS được ôn lại và khắc sâu kiến thức vừa mới học. HS có cơ hội thể hiện sự tưởng tượng phong phú của mình về thế giới trong tương lai. Các em có thể vẽ bất kỳ thứ gì mà các em thích, sau đó giải thích cho cả lớp biết về hình ảnh mà HS vừa vẽ xong. Các bước tiến hành : + GV để một Flipchart trắng và yêu cầu HS lên bảng dùng Bút vẽ hình và giải thích. 17 2. BÚT (PEN) VÀ CAMERA TRONG HỘP CÔNG CỤ CHÍNH (MAIN TOOLBOX) Ví dụ : Fill in the blanks (Điền thông tin vào chỗ trống) Kiểm tra nội dung bài học về một số nước trong khối ASEAN. HS lên bảng dùng Bút để điền thông tin. Điểm mới ở đây là phần sữa bài : GV dùng Camera trong hộp công cụ chính chụp lại phần trả lời của HS. Sau đó dùng liên kết ẨN / HIỆN cho hiện đáp án và so sánh với câu trả lời của HS. Các bước tiến hành: + Dùng Text tạo một văn bản đầy đủ các thông tin, gồm cả phần đáp án. + Dùng Text tạo thêm một văn bản khác và để phần trống cần điền thông tin. Và để văn bản này nằm trên che văn bản thứ nhất lại. 18 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để thấy rõ được hiệu quả của việc rèn kỹ năng nói cho HS bằng việc soạn giảng sử dụng phần mềm ActivInspire. Tôi đã chọn lớp 12D1 là lớp thực nghiệm. Mặc dù đây là lớp chuyên ban D nhưng đa số các em rất yếu về môn tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng nói. Việc chọn ban D chỉ tiến hành vào đầu năm lớp 12, vì thế lý do các em chọn ban D chủ yếu là e ngại học ban A hoặc B. Tuy nhiên, điểm thuận lợi ở đây là, đã quyết định học ban D nên các em sẽ cố gắng hết sức và tập trung đầu tư để nâng cao vốn tiếng Anh của mình, bao gồm cả kỹ năng nói. Và lớp đối chứng là 12A2, đây là lớp chuyên ban A nhưng hầu như các em đều là Học sinh giỏi và học đều các môn, kể cả môn tiếng Anh. Mặc dù vậy, vẫn có một số em môn tiếng Anh chỉ đạt mức Trung bình, có vài em yếu. Và tôi đã áp dụng phương pháp truyền thống để dạy lớp 12A2. Vì đây là kỹ năng nói, HS không thể được kiểm tra , đánh giá bằng bài viết. Vì thế tôi đã tiến hành đánh giá rất khách quan bằng các tiêu chí sau (ELTT “A Methodology Course for English Language Teachers”,1999). Việc đánh giá được tiến hành ở phần While - Speaking hoặc Post – Speaking trên mỗi học 19 sinh tùy nội dung bài học, trung bình 8-10 HS / một tiết học Speaking và điểm số được lưu lại và tổng hợp như sau: - Grammar: 10 - Vocabulary: 10 - Lack of hesitation: 20 - Length: 20 - Pronunciation: 20 - Independence: 20 KẾT QUẢ CỦA LỚP THỰC NGHIỆM - LỚP 12D1 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 HỌ VÀ TÊN Trương Thị Ngọc Nguyễn Thị Minh Lê Thị Kim Nguyễn Thị Phương Phan Thị Mỹ Dương Quỳnh Tôn Nữ Lan Lê Thị Thanh Trần Thị Khánh Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh Nguyễn Minh Nguyễn Thị Hoàng Phạm Thị Tôn Thất Nhật Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Thị Sâm Nguyễn Thanh Nguyễn Thị Mỹ Phan Thị Thúy Trần Đặng Phi Minh Nguyễn Anh Trần Huỳnh Đinh Thị Mỹ Lê Hoài Phương Ngô Huỳnh Thảo Ngô Thị Y Nguyễn Thị Hồng Phan Thị Thu Võ Thị Thanh Quãng Thị Anh Trần Võ Anh Phạm Thị Thu Võ Thị Diễm Nguyễn Thị Ngọc Nguyễn Thị Thu Hoàng Anh Hà Trần Thùy Grammar Vocabulary Length Pronunciation 8 10 14 Bích 5 8 12 12 Châu 5 7 14 12 Dung 4 8 14 12 Dung 5 8 12 12 Dung 4 6 12 12 Duyên 4 8 12 14 Đài 5 5 12 16 Hiền 5 8 14 12 Hồng 5 7 12 12 Huyền 6 6 12 12 Khoa 6 8 16 16 Lan 7 8 14 14 Lành 5 5 12 12 Minh 7 5 14 12 Nguyên 5 8 14 8 Nhân 4 6 14 12 Nhi 6 6 14 12 Nhung 5 6 12 14 Oanh 7 7 14 10 Quân 4 7 12 12 Quốc 5 6 14 14 Sang 8 7 16 16 Sáng 8 5 14 14 Thảo 6 8 14 14 Thảo 4 6 14 16 Thảo 7 6 16 14 Thảo 7 7 14 12 Thảo 6 7 12 12 Thảo 7 8 10 12 Thi 6 8 12 10 Thư 6 7 14 12 Thương 5 6 14 12 Thúy 6 8 12 12 Thùy 5 8 12 14 Thủy 4 7 12 12 Tiên 5 6 12 12 Trâm 7 20 Independence 14 14 14 12 14 16 14 16 12 14 14 18 12 14 14 6 12 14 16 16 16 14 16 12 12 16 12 12 12 14 14 12 14 14 12 14 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng