Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học....

Tài liệu Skkn giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

.DOC
8
411
136

Mô tả:

SKKN 2013 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Thời gian gần đây, dư luận đang “nóng” lên vì những thông tin học sinh bỏ học. Tình trạng học sinh bỏ học hàng loạt đang gia tăng trên các địa phương khiến những ai có tâm huyết với giáo dục không khỏi trăn trở. Đây cũng là vấn đề nhức nhối, là mối quan tâm của Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp Đồng Nai, đồng thời cũng là bài toán nan giải trong công tác quản lý của Ban lãnh đạo, Trung tâm đã đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn hiện tượng này, nhưng hiệu quả chưa đạt được như mong muốn. Nhìn vào thực tế, chúng ta không thể không trăn trở băn khoăn trước những hiện tượng học sinh không khẳng định được mục đích, tầm quan trọng của việc học để mình có một nghề nghiệp vững chắc, rất nhiều học sinh đến đăng ký rồi không học, hoặc đang học thì bỏ học giữa chừng, dẫn đến tình trạng nguồn ngân sách nhà nước bị lãng phí với số lượng không nhỏ. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. cơ sở lý luận: Công văn số: 2092/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 3 2008 : phối hợp chỉ đạo nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Những nguyên nhân cơ bản nhất khiến học sinh phải bỏ học nó xuất phát từ nhà trường, học sinh, gia đình và toàn xã hội trích bài “nguyên nhân và biện pháp chống bỏ học” tác giả Phạm Thanh Bình - nghiên cứu giáo dục - 1992 số 242. Nguyên nhân của tình trạng bỏ học gia tăng thì có nhiều, từ các phía của môi trường giáo dục : nhà trường, gia đình và xã hội. Trước hết từ phía nhà trường, nhìn chung nhà trường của chúng ta chưa quan tâm nhiều đến giáo dục cá thể, đến từng học sinh, tất cả học sinh trong một lớp đều cùng một cách dạy, trong khi năng lực tiếp thu rất khác nhau, có cả học sinh cá biệt. Cách dạy này những học sinh học yếu sẽ bị lướt, mỗi ngày hỏng một ít và cuối cùng không theo kịp trình độ chung của lớp. Các em mất căn bản từ lớp dưới nên càng lên lớp trên càng hỏng, càng học càng chán, sự học như cuộc rượt đuổi mà đích đến ngày càng xa, dẫn đến bỏ cuộc. 2. Phạm vi thực hiện đề tài: Thực hiện tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp Đồng Nai, do xuất phát từ đặc thù riêng của đơn vị là dạy nghề phổ thông ngoài ra có phối hợp với các trường đại học đào tạo các ngành, nghề trong đó có vừa học nghề và học bổ túc văn hóa. Đề tài này thực hiện bên mảng bổ túc văn hóa. Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 1 SKKN 2013 3. Đánh giá thực trạng. Số liệu thống kê tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp Đồng Nai : BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH HỌC SINH BỎ HỌC BTVH NĂM HỌC 2011-2012. TT Khối lớp Số HS đầu năm Số HS cuối năm Số HS bỏ học Số %HS Bỏ học 1 10 45 30 15 33.33% 2 11 35 31 4 11.42% 3 12 35 33 2 5.71% 115 94 21 18.26% Cộng Qua quá trình thống kê, khảo sát của trung tâm : 60 % học sinh bỏ học vì trình độ học lực yếu kém, sinh ra chán nản khi việc kiểm tra, thi cử bị xiết chặt theo tinh thần của cuộc vận động “hai không”; 3.71% do trường xa đi lại khó khăn; 13.03 % học sinh bỏ học vì nghèo, khó khăn; 4.50 % bỏ học vì sức ép gia đình; 7.51% tai nạn dịch bệnh và 12.25 % học sinh bỏ học vì những nguyên nhân khác. - Đa số học viên bỏ học là do bị hỏng kiến thức nhiều từ các năm học ở lớp dưới, nhiều học viên đã nghỉ học nhiều năm nên không thể tiếp thu nổi bài học của chương trình mới những năm gần đây. Một số học viên vì hoàn cảnh gia đình khó khăn phải nghỉ học để tìm việc làm. Tuy nhiên một số học viên ở độ tuổi thanh thiếu niên bỏ học vì gia đình không quan tâm đến việc học của các em dẫn đến các em tự do trốn học đi chơi ngày này sang ngày khác và cuối cùng phải bỏ học vì kiến thức bị hỏng quá nhiều. - Giáo viên chủ nhiệm có vai trò lớn trong việc phát hiện, động viên học sinh khi các em có ý định bỏ học và cũng đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm đầu tư nhiều hơn cho công tác quản lý học sinh. Điều quan trọng nhất trong nhà trường là thực hiện khẩu hiệu “ Tất cả vì học sinh thân yêu”, thầy giáo phải là người hiểu, người chia sẻ đáng tin cậy nhất, bằng tình thương để cảm hoá tạo được động lực cho các em vượt khó khăn. Rất nhiều học sinh nhờ sự quan tâm của thầy giáo mà các em vượt qua khúc quanh khó khăn nhất của cuộc đời, trở thành người thành đạt. Mối liên hệ gia đình – nhà trường cần phải thực hiện tốt hơn, qua số điện thoại liên lạc, qua họp phụ huynh, qua việc giáo viên đến nhà học sinh khi cần. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi nhận thấy rằng, tuy lãnh đạo Trung tâm và phòng giáo vụ đã cùng đề ra nhiều biện pháp trong công tác quản lý học sinh, nhưng vẫn còn tỉ lệ không nhỏ các em học sinh bỏ học, hoặc đăng ký rồi không học. Nhìn chung vì trách nhiệm và lương tâm của người làm công tác quản Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 2 SKKN 2013 lý, đây không những là danh dự, uy tín của Trung tâm mà còn là uy tín của ngành giáo dục, từ đó tôi mạnh dạn rút ra những nguyên nhân sau đây : a./ Nguyên nhân từ Trung tâm, giáo viên đứng lớp : Giáo viên chủ nhiệm có vai trò lớn trong việc phát hiện, động viên học sinh khi các em có ý định bỏ học và cũng đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm đầu tư nhiều hơn cho công tác quản lý học sinh. Điều quan trọng nhất trong trung tâm là thực hiện khẩu hiệu “ Tất cả vì học sinh thân yêu”, thầy giáo phải là người hiểu, người chia sẻ đáng tin cậy nhất, bằng tình thương để cảm hoá tạo được động lực cho các em vượt khó khăn. Rất nhiều học sinh nhờ sự quan tâm của thầy giáo mà các em vượt qua khúc quanh khó khăn nhất của cuộc đời, trở thành người thành đạt. Mối liên hệ gia đình – nhà trường cần phải thực hiện tốt hơn, qua số liên lạc, qua họp phụ huynh, qua việc giáo viên đến nhà học sinh khi cần. Dĩ nhiên để giáo viên làm được những việc này cần có cơ chế phù hợp trong điệu kiện hiện nay. Học sinh về học tại Trung tâm với số lượng không nhỏ, nhưng không gian chật hẹp, không có sân bãi cho học sinh giải trí sau những giờ học, chưa gây được sự hấp dẫn lôi cuốn cho học sinh. Đội ngũ giáo viên tuy có lòng nhiệt tình và năng lực chuyên môn giảng dạy tốt nhưng chỉ chú trọng giờ lên lớp giảng dạy làm sao có chất lượng, hết giờ ra về chứ chưa chú trọng đến việc theo dõi giáo dục học sinh, thiếu bao quát tình hình lớp…, học sinh học tập như thế nào? kết quả tiếp thu ra sao… ? (vì đa số ở Trung tâm là giáo viên thỉnh giảng). b./ Nguyên nhân từ gia đình Về phía gia đình, một số chưa quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng cách. Việc cha mẹ ít khi họp phụ huynh, không biết con học lớp nào, học như thế nào chiếm tỷ lệ không nhỏ, sổ liên lạc ít khi xem để biết giáo viên nhận xét con mình. Vì thế mà có hiện tượng con xin tiền rất nhiều lần đóng tiền trường, nhưng tiền này dùng chơi điện tử, ăn qùa…Một số gia đình chiều con không đúng cho con quá nhiều tiền mà không biết con dùng tiền để làm gì, sa vào chốn ăn chơi rồi bỏ học. Khi con học yếu, thay vì động viên, lại trút lên đầu đứa trẻ bao lời thị phi, thậm chí là những trận đòn. Phần nữa một số gia đình khó khăn thu nhập thấp, việc đóng đủ học phí cho con trở thành gánh nặng, không kham nổi, không thể tính chuyện đóng tiền cho con học thêm. Một tỷ lệ khá cao trong số bỏ học là gia đình mà cha mẹ không hòa thuận, nhiều em bỏ nhà để khỏi nghe cha mẹ cãi nhau rồi bỏ học luôn, có em hoặc chỉ ở với mẹ, hoặc chỉ ở với bố, với ông bà nội, ngoại. Việc lo cho con vì thế mà được sao hay vậy. Gia đình (phụ huynh) là tác động đến nhận thức rất quan trọng đối với học sinh. Do cơ chế kinh tế thị trường hiện nay cuốn hút, chạy theo kinh tế là chủ yếu, nên ít có điều kiện, gia đình không có nhiều thời gian quan tâm đến việc học hành của con em mình, dẫn đến tình trạng các em bỏ học mà gia đình không hề hay biết. Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 3 SKKN 2013 c./ Nguyên nhân từ phía học sinh: Thực tế học sinh phải xác định động cơ học tập của mình là học cho ai ? học để làm gì ? … học như thế nào để đạt hiệu quả cao… nên chưa hứng thú trong học tập. Hoặc trong tâm lý của các em còn có gia đình, Cha Mẹ đã có cơ sở làm việc sẵn mình sẽ thừa kế nên chưa hiểu ra được việc học là rất quan trọng, là cơ sở, ý thức, kỹ năng để các em đi vào lao động, làm phương tiện thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả cao hơn. Đôi khi có không ít học sinh, do hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, các em phải vừa đi học, vừa đi làm để nâng cao trình độ, nhưng do công việc phải tăng ca, đi ca vào lớp học trễ, vào lớp học với tinh thần không thật thoải mái do công việc, học không hiểu bài nên dẫn đến tình trạng các em chán học, phải bỏ học giữa chừng không thể theo hết trọn khóa học. d./ Về khía cạnh xã hội: Một số phong trào mang tính xã hội cao chưa phản ứng kịp thời tình hình này, chưa bổ sung tiêu chí cụ thể cho nội dung hoạt động hạn chế học sinh bỏ học. Các đoàn thể chưa quan tâm nhiều đến việc con em của đoàn viên, hội viên bỏ học. Ra khỏi nhà, khỏi trường là bao nhiêu thứ cám dổ mà các em chưa đủ bản lĩnh để tránh xa cái xấu. Bên cạnh đó, phải kể đến tác động mặt trái của cơ chế thị trường: Một số kiếm tiền bằng mọi giá, bất kể hậu qủa của việc mình làm đến đâu, kể cả dụ dỗ học sinh chơi trò điện tử, tham gia các trò chơi đỏ đen, các tệ nạn. Một mức độ nào đó xu hướng thương mại hóa đã xuất hiện trong một số giáo viên ở nơi có điều kiện kinh tế khá ví thế mà ít quan tâm đến sự học của học sinh nhất là học sinh học yếu. III. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. Từ những lý luận và thực trạng nêu trên tôi đưa ra một số biện pháp như sau : 1. Đối với Trung tâm Ngay từ đầu năm học, Trung tâm phổ biến mục đích học nghề, nội qui, qui chế học tập. Có sự phối hợp đồng bộ giữa Trung tâm và gia đình cũng như đối với học sinh đó, làm bản cam kết trong việc đăng ký học. Nếu vi phạm hoặc bỏ học sẽ chịu trách nhiệm bồi thường kinh phí đào tạo do ngân sách nhà nước đài thọ. Tổng kết lớp, có mời phụ huynh để động viên khuyến khích tạo tiếng vang cho Trung tâm. Để hạn chế tình trạng học viên bỏ học, trung tâm đã áp dụng các hình thức miễn giảm học phí cho gia đình chính sách, khen thưởng cho học viên học chăm, khá, giỏi, ban cán sự lớp để động viên cho các em học tốt hơn nữa. Trong năm học 2012 trung tâm thực hiện chế độ miễn giảm học phí từ 30/% đến 100% cho ban cán sự lớp và học sinh được hưởng chính sách và cho học sinh nghèo với 63 lượt số tiền là 36.252.000đ. Căn cứ kết quả học tập trung tâm đã trao học bổng cho 29 lượt học sinh đạt khá, giỏi, xuất sắc với số tiền 16.365.000đ Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 4 SKKN 2013 Trước hết phía trung tâm tăng cường công tác quản lý hơn nữa: quản lý học sinh, quản lý giáo viên, quản lý nề nếp dạy học, thực hiện đúng đầy đủ những quy định về quản lý nhà trường. Cần quan tâm đến học sinh học yếu, học sinh cá biệt, bằng các biện pháp giáo dục riêng: Tổ chức các tiết phụ đạo, nắm chắc hoàn cảnh và khả năng tiếp thu của từng học sinh. Như lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói “Cần phải có ngay một cuộc vận động nói không với hiện tượng học sinh bỏ học vì nghèo. Xã hội ta không thể để cho con em vì nghèo mà thất học”. Từ đó Trung tâm rà soát lại những chính sách ưu tiên, hỗ trợ học sinh nghèo, bổ sung những ưu đãi mới, có những giải pháp vận động nguồn tài chính cho học sinh nghèo, thực hành tiết kiệm để dành tiền cho học sinh nghèo, đẩy mạnh phong trào từ thiện trong các nhà trường, vận động những học sinh khá giả giúp đỡ bạn nghèo. Đối với những học sinh học kém, học sinh ở lại lớp, giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân. Nếu do hỏng kiến thức của lớp dưới thì tổ chức bồi dưỡng phụ đạo để các em theo kịp bạn bè, đề xuất các chính sách hỗ trợ như miễn, giảm học phí đối với những học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tạo điều kiện để các em tiếp tục việc học. Tôi biết vài trường hợp gia đình không thật sự quá khó khăn nhưng bắt buộc con em mình nghỉ học để lao động. Nhà trường nên phối hợp với chính quyền địa phương kiên trì tuyên truyền lay chuyển nhận thức của phụ huynh học sinh. Học chính là con đường thoát khỏi đói nghèo một cách vững chắc nhất. Nếu đã vận động nhiều lần nhưng phụ huynh học sinh vẫn buộc con bỏ học thì nhà nước cũng cần thiết vận dụng những biện pháp chế tài cứng rắn hơn. Nhanh chóng vận động học sinh trở lại trường : Trước mắt triển khai nhiều biện pháp nhằm nhanh chóng vận động học sinh trở lại trường. Lãnh đạo trung tâm yêu cầu các giáo viên có kế hoạch tổ chức phụ đạo, bồi dưỡng học sinh yếu kém và động viên các gia đình có con em học yếu, hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, với trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, mỗi nhà giáo cần làm hết trách nhiệm để học sinh trở lại trường. Đối với những học sinh gia đình nghèo thường phải “tha phương cầu thực”, hay đường đi học quá xa thì tổ chức các trường, lớp bán trú, nội trú để tiện cho các em và gia đình; vận động các cá nhân, tổ chức tài trợ học bổng để giúp các em có bảo hiểm y tế, có đủ quần áo, sách vở để học tập. Trung tâm thực hiện việc rà soát, phân loại học sinh vào đầu năm học và cuối mỗi học kỳ để có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để kịp thời khắc phục, hạn chế các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, kịp thời huy động những học sinh vừa mới bỏ học tiếp tục đến trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải là nhân tố trung tâm trong việc phối hợp tổ chức, quản lý giáo dục học sinh, thường xuyên quan hệ với gia đình học sinh để có biện Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 5 SKKN 2013 pháp giúp đỡ học sinh, vận động học sinh vừa mới bỏ học đi học lại, tổ chức cho học sinh thực hiện tốt việc tự học để vươn lên. Chi bộ trung tâm cần có hội nghị bàn sâu, ra nghị quyết chuyên đề, giao trách nhiệm cụ thể cho từng đảng viên vận động học sinh trở lại trường, tìm cho được cách khắc phục, với sự quan tâm, giúp đỡ đặc biệt. Việc bỏ học mỗi học sinh một lý do, vì vậy giải pháp ở đây từ các xã, phường là giải pháp cho từng học sinh, cho mỗi nguyên nhân cụ thể. 2. Đối với phụ huynh, học sinh. Để việc học của học sinh đạt kết quả tốt, không chỉ phụ thuộc vào giáo viên dạy giỏi, cơ sở vật chất đầy đủ mà phụ thuộc phần nhiều vào nhu cầu, thích thú, phù hợp nghề của học sinh. Mà phụ huynh còn phải góp phần quan tâm, khuyến khích động viên các em ý thức trong việc học tập. Định hướng cho học sinh chọn nghề đúng năng khiếu, sở thích không dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng. Các em ở lứa tuổi này vốn có tính hiếu động, thích khám phá, dễ bị kích động, lôi kéo, thích được tự khẳng định. Một số em do bị ảnh hưởng bởi các phim ảnh bạo lực, thích được làm “người hùng”, do vậy gia đình thường xuyên tăng cường giáo dục, định hướng những hành vi chuẩn mực trong quan hệ cư xử, trong nhận thức cho các em nhưng không quá máy móc, áp đặt, thô bạo. nhiều năm làm công tác quản lý, giảng dạy đã cho chúng tôi thấy rằng đối tượng học sinh bỏ học, nguyên nhân chủ yếu có tính quyết định là do gia đình. Nếu gia đình nào tạo ra một bầu không khí phi đạo đức, thiếu lành mạnh như cha mẹ li hôn, vợ chồng mâu thuẫn nhau, gia đình có người nghiện ngập ma túy, rượu chè, cờ bạc,… thường đối xử thô bạo đối với các em thì tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy, vi phạm đạo đức là rất cao. Một số gia đình phụ huynh chỉ biết nuông chiều, thỏa mãn những tính hiếu kỳ, những ước muốn kỳ quặc của trẻ. Điều này dễ dàng làm nãy sinh ở trẻ tính cách e ngại lao động, ngại tự phục vụ, gặp những khó khăn, trở ngại đơn giản là chúng than vãn, thoái thác. Có thể điều này sẽ làm cho trẻ trở thành những kẻ phung phí tiêu xài quá mức, hoặc trở thành một con người sống ích kỷ đến lạnh lùng. Hãy tập cho các em có tính tự lập ngay từ nhỏ và biết chịu đựng, biết khắc phục những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống đời thường. Phải để cho các em thấy được sự lao động, vất vả và khó nhọc khi làm ra đồng tiền và sử dụng đồng tiền như thế nào cho có hiệu quả. Một nguyên nhân cơ bản là gia đình thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, động viên các em trong học tập, vui chơi. Có gia đình phó thác hẳn việc giáo dục con cái cho thầy cô giáo, cho nhà trường. Có gia đình thiếu biện pháp giáo dục, thiếu kết hợp với nhà trường, với các lực lượng giáo dục khác. Không ít gia đình chỉ biết làm ăn, đầu tư kinh tế, xem nhẹ việc giáo dục con cái. Nếu có nắm thông tin về con cái thì cũng chung chung, một chiều rất phiến diện. Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 6 SKKN 2013 Góp phần giáo dục làm giảm nguy cơ học sinh bỏ học là một công việc khó khăn, phức tạp, hết sức nhạy cảm, đòi hỏi sự kiên trì, lòng nhiệt tình, một trách nhiệm cao, một tình thương chân thành và cần thiết có một sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, có hiệu quả từ các lực lượng giáo dục nhất là vai trò của gia đình. IV. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: a.Số liệu thống kê: SO SÁNH KẾT QUẢ THỐNG KÊ TÌNH HÌNH BỎ HỌC VÀ VẬN ĐỘNG HỌC SINH TRỞ LẠI LỚP S T T Khối lớp 1 Số HS Số HS vận động trở lại lớp bỏ học Số % vận động HS trở lại lớp 2011-2012 2012-2013 2011-2012 2012-2013 2011-2012 2012-2013 10 15 8 4 3 26.66% 37.5% 2 11 4 1 3 1 33.33% 100% 3 12 2 1 1 1 50% 100% Cộng 21 10 8 5 36.66% 50% Kết quả trên cũng nhờ vào sự quan tâm cuả ban lãnh đạo trung tâm. Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp phải lên danh sách những học sinh có nguy cơ bỏ học (gồm những em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, những em học kém…), phân nhóm để có biện pháp phù hợp giúp đỡ các em. Điều rất quan trọng là đối với những học sinh có nguy cơ bỏ học, giáo viên phải siêng tới thăm gia đình các em để hiểu rõ hoàn cảnh của các em, trò chuyện với các bậc phụ huynh để hiểu được những suy nghĩ của họ, để thông tin về các loại hình đào tạo, về các chính sách xã hội… b. Kết luận. Khắc phục và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học hiện nay đang là bài toán khó. Tuy nhiên với việc triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, thực hiện các giải pháp một cách tích cực, chủ động; đẩy mạnh hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động sẽ góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Để làm được điều này, trước hết về phía nhà trường, giáo viên phải thực sự tạo được môi trường học tập, niềm đam mê, hứng thú học tập cho học sinh. Mỗi giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để có những tiết giảng lôi cuốn học sinh vào không khí học tập sôi nổi, hào hứng. Tuy nhiên, nếu chỉ có sự cố gắng từ phía nhà trường, giáo viên và chính quyền địa phương thôi chưa đủ, mà bản thân mỗi học sinh và gia đình cần nhận thức rõ mục đích và ý nghĩa thiết thực của việc học tập. Xây dựng một động cơ học tập đúng đắn đó là: “học cho chính bản thân mình và học để ngày mai lập nghiệp”. Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 7 SKKN 2013 Vì vậy phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa ba lực lượng giáo dục là gia đình – nhà trường – xã hội thì hiện tượng bỏ học của học sinh sẽ giảm đi rất nhiều. IV.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ. Tăng cường công tác chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đợi ngũ, khơi lòng yêu nghề của cán bộ giáo viên. Đề nghị nên tổ chức quỹ vì học sinh nghèo, quyên góp từ các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân để giúp học sinh nghèo đến trường. Trên đây là một số biện pháp đã và đang thực hiện tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp Đồng Nai, xuất phát từ đặc thù riêng của đơn vị trong việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và vận động trở lại lớp. Có thể cách này chưa hay song bước đầu đã thu được một số kết quả. Vậy rất mong được sự góp ý chỉ đạo của lãnh đạo ngành giáo dục để đạt kết quả cao hơn. V . TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Công văn số: 2092/BGDĐT-VP ngày 14 tháng 3 năm 2008 2. “nguyên nhân và biện pháp chống bỏ học” tác giả Phạm Thanh Bình // nghiên cứu giáo dục - 1992 3. Báo cáo số 338/BC-TTHN ngày 18 tháng 12 năm 2012 Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 của trung tâm KTTH Hướng Nghiệp ĐN. 4. Báo cáo số 93/BC-TTHN ngày 07 tháng 05 năm 2013 báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013 đối với giáo dục thường xuyên. 5. Tham khảo một số tài liệu trên Internet. Biên Hòa ngày 16/05/2013 Người thực hiện. Lương Văn Hà Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ Trang 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng