Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn giải pháp quản lý duy trì số lượng học sinh tại trường thpt tôn đức thắng...

Tài liệu Skkn giải pháp quản lý duy trì số lượng học sinh tại trường thpt tôn đức thắng

.DOC
30
336
105

Mô tả:

Giải pháp quản lý duy trì số lượng học sinh tại trường THPT Tôn Đức Thắng I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm đến giáo dục, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, phát triển đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân. Giáo dục Việt Nam phải vượt qua mọi trở ngại trong nước đặc biệt là giáo dục miền núi, vùng sâu vùng xa phải vượt qua yếu kém bất cập để thu hẹp với giáo dục vùng thấp, phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Mục tiêu chung của chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020: đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập. Chiến lược phát triển giáo dục đã xác định “Thực hiện công bằng trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các vùng đặc biệt khó khăn”. Trong những năm qua, mặc dù các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều trên các lĩnh vực, song đến nay nhiều xã vẫn nằm trong vùng kinh tế, văn hoá, xã hội kém phát triển vẫn còn khoảng cách khá xa so với các vùng khác trên địa bàn khác. Thực tế cho thấy những nơi có điều kinh tế xã hội khó khăn, trình độ dân trí thấp thì tỷ lệ học sinh bỏ học, không đi học ở đó cao. Học để làm gì? Học mang lại điều gì? Hai câu hỏi ngắn gọn và tường minh như thế nhưng một bộ phận không nhỏ người dân ở đây không thể trả lời. Đối với họ học cũng được, không học cũng chẳng sao chỉ cần khi lớn lên biết cày, biết cuốc, đi làm công nhân.... là đủ, việc bỏ học giữa chừng nhiều năm rộ lên như một phong trào thi đua vậy! Những học sinh bỏ học là mất đi quyền lợi trong học tập của bản thân, các em sẽ không có đủ kiến thức cơ bản để bước vào cuộc sống với nền công nghiệp hóa hiện đại như hiện nay, nó còn ảnh hưởng lớn đến trình độ dân trí của từng gia đình, xã hội và đất nước sau này, có nguy cơ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống như tảo hôn, lang thang, trộm cướp và các tệ nạn xã hội khác đang rình rập lôi kéo các em…. Vì vậy việc học sinh đi học là nghĩa vụ của toàn dân và hệ thống tổ chức chính trị trong nhà nước cần thực hiện. Tình hình HS bỏ học những năm qua ở trường THPT Tôn Đức Thắng là đáng báo động. Để khắc phục yêu cầu thực tế, thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng toàn diện thực hiện có hiệu quả công tác duy trì số lượng học sinh, nâng cao tỷ lệ chuyên cần góp phần thực hiện mục tiêu chung. Với vai trò là người lãnh đạo, quản lý một trường 1 THPT ở huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai, tôi luôn trăn trở về tình trạng bỏ học khá phổ biến của học sinh những năm gần đây của trường tôi. Thực tiễn ấy đã thôi thúc tôi nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp hữu hiệu để phòng chống tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT Tôn Đức Thắng trên địa bàn huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai nơi tôi công tác. Với những lý do trên tôi chọn đề tài “ Giải pháp quản lý duy trì số lượng học sinh tại trường THPT Tôn Đức Thắng”. Mong muốn đóng góp kinh nghiệm mình vào việc góp phần duy trì số lượng học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa hiện nay. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý giáo dục đến hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. Quá trình giáo dục là một quá trình bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động giáo dục của nhà trường và hoạt động tự giáo dục của người được giáo dục dưới sự tổ chức, lãnh đạo của nhà giáo dục. Người được giáo dục tự giác, tích cực tự giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất của người công dân. Như vậy, quản lý hoạt động dạy - học thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Trong quá trình quản lý của nhà quản lý thì hoạt động quản lý và chỉ đạo tổ chuyên môn là vô cùng quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục. Duy trì số lượng HS là giữ cho số HS đang theo học ở nhà trường ổn định và không bị tụt giảm. Nghĩa là duy trì số lượng HS từ khi được tuyển vào học ở trường cho đến khi kết thúc khóa học. Mỗi HS khi được tuyển vào học ở nhà trường thì sẽ theo học cho đến khi tốt nghiệp. Quản lý việc duy trì số lượng HS là “Việc nắm vững sĩ số học sinh diễn ra trong quá trình đào tạo ở trường”, Nếu không đề cập đến nguyên nhân HS chuyển trường thì hiện tượng HS bỏ học là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc duy trì sỉ số HS. Như vậy, muốn DTSSHS thì phải có những giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng HS bỏ học. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và XH trong công tác quản lý nhằm hạn chế hiện tượng HS bỏ học như tinh thần của nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định quan điểm đổi mới toàn diện GD&ĐT: Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội. 2 Vậy có thể hiểu: Giải pháp quản lý duy trì số lượng HS là “Cách thức quản lý của nhà quản lý nhằm giữ vững sĩ số học sinh đã có trong suốt một năm học, suốt một cấp học”. 2. Lý do thực tiễn 2.1. Khái quát trường THPT Tôn Đức Thắng Huyện Tân Phú nằm ở phía bắc của tỉnh Đồng Nai, địa bàn huyện trải dài từ Km 57,5 đến Km 76 dọc theo quốc lộ 20. Là huyện miền núi kinh tế còn nhiều khó khăn, dân cư sống chủ yếu đưa vào kinh tế nông nghiệp. Tuy điều kiện kinh tế trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn nhưng cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và người dân rất quan tâm đến công tác giáo dục, ý thức và tinh thần học tập của các em học sinh trên địa bàn khá cao, đại đa số các em đều hăng say, năng động và nhiệt tình với các hoạt động giáo dục và học tập. Trường trung học phổ thông Tôn Đức Thắng được thành lập theo quyết định số 2794/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2005 của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Tổng số cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên hiện nay của nhà trường là 79 người. Trong đó lãnh đạo: 03 người, giáo viên 68, nhân viên 08; 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn giáo viên trung học phổ thông trong đó có 07 giáo viên có trình độ trên chuẩn, 10 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 06 giáo viên được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, hàng năm có khoảng 15% giáo viên được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Lãnh đạo trường có: 01 hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng; Chi bộ Đảng có 31 đảng viên. Trường có 08 tổ chuyên môn , 01 tổ văn phòng. Về chất lượng giáo dục trong năm học 2016 – 2017: Trường có 28 lớp với 917 học sinh, Khối 12: 8 lớp – số học sinh là 272; Khối 11: 10 lớp – số học sinh là 294; Khối 10: 11 lớp – số học sinh là 351. Học lực Khá -Giỏi: 58.66 %. Học lực trung bình trở lên: 94,65 %. Hạnh kiểm Khá, Tốt: 95.42%. Học sinh Giỏi tỉnh: Khối 12 đạt 14 giải/ 33 HS dự thi, trong đó: 2 giải ba môn sử, văn; 12 giải khuyến khích môn sử, văn, hóa, sinh, toán. Khối 10 đạt 16 giải /24 em dự thi, trong đó có 1 giải nhì môn hóa, 1 giải nhì môn, 3 giải ba: môn anh văn; địa, 11 giải giải khuyến khích môn sinh, địa, hóa, sử. Học sinh giỏi tỉnh máy tính cầm tay đạt 4 giải/ 10 HS dự thi. Trong đó có: 1 giải nhì, 2 giải 3 môn toán, 1 giải khuyến khích môn lý. Tỷ lệ lên thẳng năm học 2016 – 2017 đạt 86%. 3 Việc thực hiện công tác tuyển sinh, đổi mới kiểm tra, thi cử, đánh giá xếp loại học sinh được thực hiện đúng qui chế của Bộ Giáo dục. Số học sinh được học nghề là: 292 em. Về cơ sở vật chất: Nhà trường đã mua đầy đủ sách giáo khoa cũng như trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các khối lớp, cho giáo viên và học sinh theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục. Nhà trường có đầy đủ phòng học, phòng chức năng để đáp ứng nhu cầu dạy- học với tổng số 33 phòng, trong đó: Số phòng học là 21 phòng đủ để học 2 ca. Số phòng làm việc, hội đồng, phòng họp, hội trường: 07 phòng. Thư viện 01 phòng, phòng thí nghiệm và phòng bộ môn: 02 phòng. Phòng vi tính, phòng LAB: 02. Nhà trường có 25 máy vi tính phục vụ giảng dạy. Nhà trường đã trang bị mạng internet để phục vụ công tác chuyên môn, quản lí và hoạt động dạy - học của nhà trường. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai luôn rất kịp thời trong công tác giảng dạy và học tập. 2.2. Thực trạng duy trì số lượng học sinh trong năm học 2014- 2015 và năm học 2015-2016 Duy trì Năm học Đầu năm Chuyên cần Kì I Cuối năm Bỏ học Tổng số Phép Không 2014-20151029 989 929 100 3959 3284 675 2015-2016962 931 881 81 3582 2986 596 Trường đã đưa tiêu chí duy trì sỉ số HS đi học chuyên cần vào tiêu chí thi đua của từng lớp, hàng tuần theo dõi đôn đốc kiểm tra việc thực hiện. Hàng tháng đưa vào nội dung họp Hội đồng sư phạm, đánh giá rút kinh nghiệm. Phân 4 công các thành viên thực hiện và phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để có các biện pháp huy động HS đi học. Tăng cường công tác quản lý HS của GVCN. Yêu cầu GVCN quản lý chặt chẽ sỉ số lớp, theo dõi từng em (thái độ học tập, số ngày nghỉ, biểu hiện bên ngoài, kết quả học tập hàng tháng), xác định HS có nguy cơ bỏ học để quan tâm nhiều hơn và hàng tuần báo cáo danh sách HS có nguy cơ bỏ học lên lãnh đạo. Thường xuyên liên lạc và phối hợp chặt chẽ với gia đình, quan tâm hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần cho HS. Cán bộ quản lý phối hợp với chính quyền địa phương, cử ban chấp hành Đoàn trường, GVCN đến nhà tìm hiểu gia cảnh, nguyên nhân, tâm tư nguyện vọng, chia sẻ và tìm giải pháp giúp đỡ HS. Đoàn trường và từng Chi Đoàn tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, các hoạt động văn nghệ thể thao, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện, xây dựng trường học thân thiện … tạo tâm lý phấn khởi để thu hút HS đến lớp. Ngoài các biện pháp tác động trên, các trường còn thông qua Ban đại diện cha mẹ HS và trực tiếp đến gia đình HS. Họp phụ huynh HS vào đầu năm học và giữa học kỳ tuyên truyền về tầm quan trọng của việc học và vận động gia đình quan tâm tạo điều kiện cho con em đến trường học tập. Phối hợp với Ban đại diên cha mẹ HS tổ chức gây quỹ giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn. Chính quyền các cấp và ngành GD&ĐT rất quan tâm đến việc duy trì sỉ số HS. Có nhiều văn bản chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng và rút kinh nghiệm. Tuy nhiên từng lúc từng nơi, việc chấp hành mệnh lệnh từ trên đưa xuống còn mang tính áp đặt nên giáo viên thực hiện một cách gượng ép, hình thức. Các biện pháp vận động đã thực hiện mang lại hiệu quả còn ít. Trong biện pháp phối hợp, có phân công cụ thể nhưng hầu như chỉ mang tính hình thức, vì trong thực tế vẫn do nhà trường chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện. Nhiều nơi chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ vai trò trách nhiệm của mình, nên sự tham gia chỉ mang tính hỗ trợ, trách nhiệm không cao. Lãnh đạo đã có sự phân công, chỉ đạo khá cụ thể đối với từng thành viên trong nhà trường. Tiến hành phân loại đối tượng HS có nguy cơ bỏ học vào thời gian đầu năm học. Tuy nhiên vẫn chưa quan tâm đầy đủ đến việc thu thập thông tin phân tích sâu đối với nhóm HS bỏ học như: kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm, giới tính, khối lớp, thời điểm bỏ học…để thiết lập giải pháp cụ thể. Đây cũng là một trong những hạn chế trong quản lý đối với công tác duy trì sỉ số HS. Công tác thực hiện kế hoạch của cán bộ quản lý chưa đủ mạnh, theo dõi còn mang tính hình thức, chưa sâu sát. Một số nơi có biểu hiện chính quyền địa phương phó mặc toàn bộ nhiệm vụ này cho nhà trường. Ngược lại, nhà trường làm công tác vận động HS ra lớp mà chưa thực sự chú tâm đến vai trò của chính quyền và các đoàn thể xã hội địa phương. Việc phối hợp hành động giữa nhà trường và gia đình chưa được coi trọng đúng mức. 5 Với các giải pháp trên kết quả duy trì số lượng không đảm bảo, vẫn còn nhiều học sinh bỏ học. Chính vì vậy, các giải pháp tôi đưa ra thay thế một phần giải pháp đã có dựa trên các quan điểm nghiên cứu khoa học và thực tiễn của bản thân với mục đích duy trì số lượng học sinh tại trường. Và đã đạt hiệu quả cao tại đơn vị trường trung học phổ thông Tôn Đức Thắng huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai trong năm học vừa qua. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DUY TRÌ SỐ LƯỢNG HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG 1. Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh ngay từ đầu năm học. Xác định nguyên nhân học sinh nghỉ học và bỏ học. Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh ngay từ đầu năm học: Phân công những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và nhiệt tình trong công tác làm chủ nhiệm các lớp. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác bàn giao lớp chủ nhiệm cũ cho giáo viên nhận lớp mới, rà xoát những học sinh học yếu kém có nguy cơ bỏ học, tìm hiểu hoàn cảnh sống của gia đình, công việc thường ngày của học sinh phải làm ở nhà và kinh tế gia đình … Cán bộ quản lý và đội ngũ GVCN phải tìm hiểu xác định đúng, rõ nguyên nhân học sinh nghỉ học và bỏ học. Phát hiện và giải quyết dứt điểm, đồng bộ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học. Việc xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học là bước đầu quan trọng để đưa ra từng biện pháp cụ thể cho từng đối tượng học sinh Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học : Việc bỏ học của HS thường có nhiều nguyên nhân. Mỗi HS lại có một nguyên nhân chính khác nhau : Nguyên nhân từ phía xã hội Những biến đổi KT-XH, đặc biệt là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đã tạo ra nhiều cơ hội kiếm tiền dễ dàng, ngay cả đến trẻ em cũng có thể kiếm được tiền bằng việc đi nhặt phế liệu, bán vé số, làm thuê… Trong XH xuất hiện những người giàu có nhanh chóng trong khi có những người học cao thì không tìm được việc làm phù hợp; đồng thời việc chuẩn hóa cán bộ lại xuất hiện hiện tượng chạy theo bằng cấp nên có tình trạng bằng cấp giả hoặc “học giả - bằng cấp thật”; tiền lương của cán bộ công chức, nhất là GV không đủ trang trải cuộc sống tối thiểu, vị thế chưa tương xứng của người thầy trong xã hội; ngành giáo dục bị cuốn vào căn bệnh duy ý chí, bệnh thành tích của xã hộ, xuất hiện những tiêu cực … Những nhân tố đó đã tác động rất lớn đến nhà trường và đến HS. Nguyên nhân từ phía nhà trường Nhà trường chưa thích ứng kịp với những biến đổi của xã hội từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến hình thức tổ chức quản lý giáo dục, sự bất cập giữa phát triển qui mô giáo dục và chất lượng giáo dục. Mặt khác nội dung giáo dục chưa thiết thực, chưa phù hợp với lợi ích người học, sản phẩm của giáo dục chưa 6 được xã hộ hoàn toàn chấp nhận. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học tuy được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn nghèo nàn lạc hậu, chưa đáp ứng được nội dung chương trình sách giáo khoa. Hiện tượng “dạy chay, học chay” vẫn còn tồn tại; tình trạng quá tải trong học tập; hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan; học tập theo kiểu nhồi nhét kiến thức. Điều này khiến HS nghèo, HS học yếu kém chán nản dẫn đến bỏ học. Nhà trường chưa làm tốt nhiệm vụ là nơi tạo lập nên niềm vui cho HS, chưa thân thiện với HS và chưa tạo nên tâm lý “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Nguyên nhân từ phía gia đình Gia đình là môi trường gần gũi nhất, là mái ấm của HS, những nhân tố tích cực và tiêu cực hàng ngày, hàng giờ đã tác động đến gia đình và HS: nhận thức hạn hẹp hoặc lệch lạc về động cơ, mục đích học tập; trình độ GD thấp, phương pháp giáo dục của cha mẹ không phù hợp với tâm sinh lý trẻ; hoàn cảnh sống, nề nếp gia đình đã tác động không nhỏ đến việc học tập của HS. Mặt khác sự tác động của xã hội đến gia đình, thông qua gia đình tác động đến HS: những ảnh hưởng tiêu cực, những mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội mạnh mẽ đã làm thay đổi sâu sắc định hướng giá trị của cha mẹ HS về việc học tập của con em mình. Mặt khác, sự quan tâm phối hợp với gia đình, nhà trường trong quản lý HS chưa được chú trọng đúng mức. Những biểu hiện xấu của các em chưa được nhà trường phản ánh kịp thời, đầy đủ đến gia đình và ngược lại. Thầy cô chưa hiểu hoàn cảnh của các em và không nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng cũng như những biểu hiện tiêu cực của các em để chia sẻ. Tất cả những tác động trên tạm gọi là tác động bên ngoài đối với HS và dẫn đến bỏ học. Cùng với tác động đó, những tác động bên trong của bản thân HS cũng dẫn đến bỏ học. Nguyên nhân từ bản thân học sinh Học sinh cũng chịu sự tác động của môi trường xã hội. Nếu chỉ xét trong mối quan hệ gần trong xã hộinhư ảnh hưởng của tập quán địa phương, của chuẩn mực vốn có không chính thức, của môi trường tự nhiên, bệnh tật, học kém do mất căn bản,… đã ảnh hưởng đến sự định hướng giá trị về học tập của HS. Quan điểm biện chứng đã khẳng định rằng, sự tự nỗ lực của chủ thể là một trong những động lực quan trọng để chủ thể phát triển. Vì vậy, nếu bản thân HS có nghị lực và ý chí vượt qua những khó khăn từ phía xã hội, từ phía gia đình, từ phía nhà trường thì việc bỏ học sẽ không đến với HS. 2. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh về việc phòng chống tình trạng bỏ học của học sinh trung học phổ thông Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về việc phòng chống trình trạng bỏ học của HS THPT có một vị trí quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này. Chỉ khi toàn xã hội, trước hết là ngành giáo dục và các lực lượng liên quan trực tiếp, nhận thức được ví trí, tầm quan trọng, trách 7 nhiệm của mình đối với công tác này thì mới thực sự đưa hết tâm lực đóng góp cho việc phòng chống HS THPT bỏ học. Làm rõ vị trí của tri thức, của việc học trong xã hội hiện nay, trong việc nâng cao đời sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Giáo dục là một hiện tượng xã hội tồn tại lâu dài cùng với xã hội loài người và phát triển theo sự phát triển của xã hội. Tuyên truyền, phổ biến để mọi người dân nhận thức được tác hại của việc không đi học, học vấn thấp, bỏ học sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, của gia đình, của xã hội. Điều này có thể chứng minh bằng những minh chứng trong lịch sử, trong cuộc sống xã hội, trong thực tiễn của một xã nào. Thực tiễn trong cuộc sống hiện nay, những người có học vấn phổ thông, được tiếp tục học nghề hoặc học trình độ cao hơn, thường có một việc làm ổn định, có thu nhập cao hơn và có đời sống kinh tế - văn hóa tốt hơn. Trái lại, trình độ thấp, không có học vấn, dẫn đến những hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp, tri thức cuộc sống, thậm chí còn vi phạm pháp luật. Rất nhiều trường hợp tệ nạn xã hội có nguyên nhân từ thất học, bỏ học, mù chữ. Một số trường hợp HS vi phạm pháp luật, thậm trí phạm tội nghiêm trọng ở huyện Tân Phú thời gian qua đã chứng minh điều đó. Cần lồng ghép tuyên truyền, giáo dục cho HS THPT khi các em mới bước vào lớp 10 để các em duy trì việc học của mình trong suốt quá trình học tập. Thực hiện tích hợp việc giáo dục vai trò quan trọng của tri thức, của việc học thông qua các môn học khác nhau, thông qua chương trình ngoại khóa, qua hoạt động của các tổ chức, đoàn thể. Quán triệt cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên về vị trí quan trọng của giải pháp quản lý công tác nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về việc phòng chống trình trạng bỏ học của HS THPT. Quán triệt cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, đoàn thể, tôn giáo, phụ huynh HS,....về vị trí và tầm quan trọng của giải pháp quản lý công tác nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về việc phòng chống trình trạng bỏ học của HS THPT. Làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể … từ xã, thị trấn đến các lực lượng giáo dục xã hội của địa phương về vai trò của giáo dục. Làm cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhận thức được rằng đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, có lợi lâu dài nhất, hiệu quả nhất. Tuyên truyềngiáo dục đến các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của giáo dục, của học vấn, của tri thức; tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách đối với GD&ĐT của Đảng và Nhà nước trong tình hình hội nhập kinh tế thế giới. Phối hợp với các công ty, nhà máy, các doanh nghiệp trên địa bàn, các dòng họ đạo trên địa bàn để chấn chỉnh những lệch lạc trong nhận thức rằng không cần học đến nơi đến chốn, thậm chí ít hoặc không quan tâm đến việc học của con em, … Đưa nội dung này vào chương trình giáo dục và kế hoạch hoạt động của các trường THPT, vào kế hoạch công tác năm học và học kỳ của các tổ chuyên môn, của GV và cụ thể hóa thành một tiêu chí thi đua cho các tập thể và cá nhân. Hàng năm để chuẩn bị cho năm học mới, ngành giáo dục, các nhà trường nên phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành rà soát số liệu HS cùng với 8 các hội, đoàn thể để thực hiện huy động HS đến lớp, đặc biệt đối với lớp HS lớp 9 lên lớp 10. Cán bộ quản lý, đội ngũ GVCN thường xuyên theo dõi việc duy trì sỉ số HS trên lớp, thực hiện việc Quản lý HS đặc biệt HS có nguy cơ bỏ học cho từng lớp, từng năm học và được chuyển tiếp lên các lớp sau thông qua việc ghi chép vào sổ chủ nhiệm để GVCN nắm bắt và cập nhật kịp thời. Đối với những HS có nguy cơ bỏ học tùy theo nguyên nhân, nhà trường cùng với chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể nên có biện pháp vận động, hỗ trợ kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các em được đi học trở lại. Đặc biệt khi các em trở lại lớp GVCN, cũng như GV bộ môn nên có sự quan tâm đặc biệt để giúp các em vượt qua khó khăn, nhất là HS yếu kém về học lực. Cần có kế hoạch phụ đạo để giúp các em lấy lại căn bản và định hướng cho các em về thái độ học tập đúng đắn, tránh trường hợp bỏ mặc, không quan tâm hoặc xem các em là “chướng ngại” của lớp sẽ làm các em mặc cảm, chán nản sẽ tiếp tục bỏ học. Hàng tuần duy trì nề nếp sinh hoạt GVCN, thực hiện chế độ trực ban của lớp để theo dõi và nắm bắt diễn biến tư tưởng HS để có biện pháp tác động kịp thời và báo cáo về cán bộ quản lý. Đặc biệt chống các hiện tượng HS bỏ tiết, nghỉ học không lý do. Hàng tháng lãnh đạo họp với GVCN và các thành viên liên quan nghe báo cáo công tác phòng chống HS bỏ học, rút ra bài học kinh nghiệm và chỉ đạo các phương án khắc phục. Thành lập các nhóm thầy cô và HS tình nguyện để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề bạo lực, lạm dụng, bắt nạt,… xảy ra trong trường học. Giải quyết vấn đề dựa trên tinh thần bảo vệ và giáo dục cả với HS bị hại và HS gây lỗi 3. Lập kế hoạch và chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý duy trì số lượng học sinh ở trường THPT Tôn Đức Thắng Nhà trường phải có kế hoạch và triển khai đến GVCN ngay đầu năm học, phải thu thập thông tin về tình hình HS một cách khách quan, chính xác, trung thực, đáng tin cậy. Muốn vậy, các trường cần hướng dẫn, tổ chức tốt công tác GVCN, tìm hiểu ở các trường THCS khi các em mới vào lớp 10, tìm hiểu ở địa phương, ở hoàn cảnh gia đình của từng HS. GVCN phải được cung cấp thông tin liên quan đến phòng chống HS bỏ học một cách cụ thể, rành mạch, đầy đủ các chi tiết cần thiết. Lập danh sách HS và cung cấp thông tin đầy đủ, cụ thể về đặc điểm tâm lý, giới tính, kết quả học lực hạnh kiểm của các năm học qua, địa chỉ cần rõ ràng (số nhà, đường phố, tổ, ấp, xã), hoàn cảnh gia đình, trình độ cha mẹ…. Có thể chia theo ba mức độ nguy cơ bỏ học: nguy cơ, nguy cơ cao, nguy cơ rất cao. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch đó ở trên các lĩnh vực của hoạt động GD&ĐT, ở các địa phương, các tổ chức đoàn thể liên quan. Công tác phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học không phải chỉ thực hiện khi HS đã bỏ học mà phải làm ngay từ khi HS đến trường, khi nhà trường tổ chức các hoạt động dạy học và GD, nhằm hạn chế những nguyên nhân dẫn đến HS bỏ học. 9 Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và kiêm nhiệm, cộng tác viên về công tác phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học để chịu trách nhiệm trước nhà trường, trước chính quyền, trước xã hội về công tác này. Hiện nay chưa có người chuyên trách vấn đề này ở địa bàn huyện hay xã, thị trấn mà là kiêm nhiệm, tích hợp, cộng tác viên trong nhiệm vụ chung. Vì vậy, những người trực tiếp hay gián tiếp làm công tác này phải được bồi dưỡng kiến thức, phương pháp, kỹ năng hoạt động để làm tốt công tác này. Từ đầu năm học, Cán bộ quản lý các trường THPT phân công thành viên phụ trách công tác này hoặc cử cán bộ, giáo viên soạn thảo kế hoạch và chương trình hoạt động để xây dựng chương trình, kế hoạch về công tác quản lý phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học vào trong chương trình công tác của mình, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tùy vào điều kiện thực tế, có thể tổ chức tập huấn và cung cấp tài liệu về nội dung, phương pháp, kỹ năng thực hiện công tác phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học cho một số cán bộ quản lý, các cán bộ của các tổ chức đoàn thể, tôn giáo, hội khuyến học, Hội phụ huynh,... để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho việc triển khai công tác này một cách đúng hướng, có hiệu quả. Cán bộ quản lý xây dựng giải pháp tổng thể phòng chống HS bỏ học. Tiến hành đồng bộ các giải pháp về nhận thức, kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện hỗ trợ cho HS nghèo, HS có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, đồng thời vận động gia đình ký cam kết cho con đi học, phối hợp với nhà trường thực hiện các giải pháp phòng chống HS bỏ học và chịu trách nhiệm chính trong việc vận động HS bỏ học trở lại trường. Đề xuất với chính quyền địa phương quản lý, theo dõi việc tạm trú, tạm vắng của HS gắn liền với theo dõi, quản lý HS bỏ học. Quản lý chặt các tụ điểm vui chơi, yêu cầu chủ cơ sở kinh doanh cam kết không phục vụ cho HS trong giờ học. Các ngành chức năng cần đảm bảo các cơ sở dịch vụ giải trí (bi da, trò chơi điện tử,…) cách xa nhà trường tối thiểu 200 m theo qui định của Nhà nước. Phát huy vai trò của Hội Khuyến học ở xã, thị trấn trong việc QL công tác phòng chống HS bỏ học. Kịp thời động viên khen thưởng cho những GV giỏi, HS giỏi, biểu dương gia đình vượt khó nuôi dạy con ngoan học giỏi, gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, địa phương hiếu học. Bên cạnh đó, cần có biện pháp xử lý đối với những gia đình cố tình không tạo điều kiện cho con em đi học, ngăn cản quyền được học, được đến trường của trẻ em trong độ tuổi. Thành lập, phát huy vai trò hoạt động của Hội cha mẹ học sinh một cách khoa học như mỗi xã giao cho 01 phụ huynh phụ trách nhằm phối hợp tốt gia đình – Nhà trường – Xã hội. Xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể tại địa phương trong việc duy trì sĩ số học sinh, kí kết biên bản và thông qua Đại hội Ban đại diện cha mẹ học sinh; Hội nghị công nhân viên chức đầu năm. Kiện toàn ban chỉ đạo huy động và duy trì số lượng của nhà trường, phân công cụ thể cho từng thành viên, xây dựng quy chế hoạt động cụ thể từ đó phát 10 huy được sức mạnh của các thành viên. Kết hợp với tổ phổ cập các trường THCS từ đó nắm bắt và phân công phụ trách từng xã cho giáo viên. Nâng cao vai trò, hiệu quả của giáo viên phụ trách các xã bằng cách tuyên truyền, hướng dẫn để họ thấy được trách nhiệm của mình. Ra quyết định thành lập Ban thường trực phòng chống học sinh bỏ học gồm: 1 Phó hiệu trưởng làm Trưởng ban, mời Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh làm phó ban; văn thư nhà trường làm thư kí, các giáo viên chủ nhiệm và đại diện các đoàn thể làm thành viên. Ban hành các biểu mẫu biên bản; thống kê để làm tư liệu vận động (có phụ lục kèm theo). Đưa việc duy trì sĩ số học sinh vào tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua giáo viên trong năm học, có biện pháp thưởng phạt công minh trong việc vận động và duy trì sĩ số. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong năm như: tổ chức giải bóng đá cấp trường ; hội diễn văn nghệ, … nhằm tạo các sân chơi gây hứng thú cho học sinh đến trường. Kiểm tra thường xuyên về công tác số lượng và tỉ lệ chuyên cần của học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm, Đoàn Thanh niên và kiểm tra thực tế từ đó có biện pháp điều chỉnh khắc phục các tình huống phát sinh. Lập kế hoạch tổ chức đánh giá, biểu dương các giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền vận động, những giáo viên không có học sinh bỏ học. Cán bộ quản lý phải đảm bảo các điều kiện hoạt động, công tác thanh tra kiểm tra, đánh giá hiệu quả của công tác phòng chống tình trạng học sinh trung học phổ thông bỏ học một cách thường xuyên. Lãnh đạo phải thường xuyên tổ chức việc kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác phòng chống HS bỏ học ở các trường học, các địa phương, các tổ chức liên quan; có báo cáo kết quả định kỳ, đánh giá thực chất, tránh hình thức, chiếu lệ và bệnh thành tích. Tổ chức hội nghị chuyên đề hoặc lồng ghép về việc tổng kết, đánh giá, rút bài học kinh nghiệm về việc quản lý phòng chống HS THPT bỏ học. Tuyên dương và phổ biến bài học kinh nghiệm của những tập thể, cá nhân trong trường làm tốt công tác này. 4. Nâng cao chất lượng dạy và học. Nâng cao chất lượng dạy và học nhằm khắc phục, bổ sung kiến thức học sinh bị rỗng kiến thức từ lớp dưới. Từ đó học sinh có hứng thú hơn trong học tập. Đây là công tác trọng tâm của nhà trường, nó thể hiện rõ vai trò uy tín của người thầy, người cô và của nhà trường. Để làm được điều này đòi hỏi sự nỗ lực của giáo viên, các nhà quản lý giáo dục phải nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trước nhân dân và xã hội. 11 Cán bộ quản lý chỉ đạo đến việc đổi mới phương pháp dạy học; sử dụng công nghệ thông tin.... vì nó quyết định đến chất lượng và hiệu quả của giờ lên lớp. Cung cấp cho giáo viên những quan điểm cơ bản của triết lý giáo dục mới, nâng cao hiểu biết của giáo viên về phương pháp dạy học, đặt yêu cầu cao về việc đổi mới phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo. Yêu cầu các tổ chuyên môn có kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức thao giảng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, rút kinh nghiệm sư phạm để hoàn thiện dần phương pháp. Chú trọng công tác bồi dưỡng phụ đạo cho học sinh: + Nhà trường xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát đầu năm; trong đó đề ra mục tiêu, trách nhiệm cụ thể cho từng giáo viên. + Tổ chức phân loại học sinh ngay từ đầu năm học phân loại học sinh yếu kém từ đó thành lập các lớp phụ đạo phù hợp với đối tượng học sinh. + Giáo viên bộ môn trên cơ sở kế hoạch chung xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tiết học với mục tiêu cơ bản là bổ sung những kiến thức học sinh bị rỗng từ cấp dưới, lớp dưới. + Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các giờ phụ đạo học sinh giống như giờ học chính khóa. Giáo viên dạy phụ đạo, GVCN theo dõi tình trạng vắng học và báo cáo hằng ngày cho lãnh đạo nhà trường. + Tổ chức kiểm tra chất lượng của học sinh học phụ đạo. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên sự phấn đấu của giáo viên và học sinh. Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng được các tiêu chuẩn thi đua cụ thể được các tổ thảo luận và thống nhất trong tập thể sư phạm nhà trường. Đăng ký duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm từ đầu mỗi năm học. Việc đăng ký phấn đấu này phải xuất phát từ ý thức tự giác phấn đấu của giáo viên, đồng thời cũng là kết quả của sự vận động của nhà trường và các tổ chức quần chúng trong trường. Các tổ chuyên môn phải có kế hoạch bồi dưỡng, xây dựng các điển hình của tổ để tham gia thi đua đạt danh hiệu cao, có kế hoạch kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên, qua đó còn có tác dụng nâng cao về chất cho các hoạt động chuyên môn của tổ, góp phần bồi dưỡng chung về chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ. Nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Điều đó đòi hỏi sự thống nhất trong kế hoạch hoạt động của cán bộ quản lý và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. 12 Chỉ đạo Đoàn thanh niên làm tốt công tác tổ chức theo dõi, quản lý thi đua giữa các chi Đoàn trong nhà trường. Nghiêm túc xử lý các biểu hiện và hành vi vi phạm nội qui của nhà trường. Đa dạng hóa, tăng cường các đợt thi đua ngắn giữa các lớp nhằm thu hút học sinh vào các hoạt động bổ ích tránh xa các tệ nạn. Đối với học sinh: các tập thể, cá nhân thi đua tốt, đạt được nhiều thành tích trong học tập và các hoạt động của nhà trường được khen thưởng theo quy định chung. Các học sinh xuất sắc còn được chọn để các cơ quan, đơn vị ở địa phương xét trao tặng quỹ hỗ trợ tài năng trẻ. Để thực hiện tốt công tác thi đuakhen thưởng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội cha mẹ HS... để thực hiện tốt việc chuẩn bị tư tưởng, ý thức thi đua và tâm lý thoải mái, vô tư, khách quan trong thi đua. Tổ chức đa dạng các hoạt động ngoại khóa tạo ra sân chơi bổ ích từ đó giúp học sinh có hứng thú, yêu trường yêu lớp hơn. Tổ chức tốt các buổi tọa đàm nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh. Qua đó nhằm giáo dục học sinh về ý thức trách nhiệm trong công tác tu dưỡng học tập tại trường cũng như trong quá trình sinh hoạt tại gia đình và ngoài xã hội. 5. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác phòng chống tình trạng học sinh trung học phổ thông bỏ học GVCN là người quản lí trực tiếp lớp học, chịu trách nhiệm chính về tình hình, thái độ học tập và rèn luyện của HS trong lớp. Đồng thời GVCN chính là người hiểu rõ nhất về tình hình học tập, đặc điểm tâm lí và hoàn cảnh gia đình của HS. GVCN cũng là cầu nối quan trọng giữa nhà trường và gia đình HS. Phát huy tốt vai trò của GVCN sẽ góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả của công tác duy trì số lượng, phòng chống HS bỏ học. Tích cực xây dựng đội ngũ GVCN thực sự có tinh thần yêu nghề, tận tụy với công việc. Chính lòng yêu nghề, yêu công việc sẽ giúp cho đội ngũ GV mà đặc biệt là GVCN quan tâm nhiều hơn với công tác của mình trong đó có công tác phòng chống HS bỏ học. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong tổ chủ nhiệm trong đó chú trọng tới giao chỉ tiêu, cam kết thực hiện chỉ tiêu cho từng thành viên. Giảng dạy tốt, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có những biện pháp GD đúng đắn, có sức lôi cuốn HS, được HS tin tưởng chính là những phẩm chất rất cần thiết của một người GVCN. Người GVCN biết quan tâm thường xuyên đến HS của lớp mình sẽ là một động lực rất lớn nhằm thúc đẩy HS siêng năng học tập, học tập với thái độ tích cực hơn. Công tác chủ nhiệm là một công tác quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục HS, trong đó có công tác duy trì sỉ số, phòng chống HS bỏ học. Một người GVCN tốt sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều GVCN tốt sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. Sự phối hợp giữa GVCN và GV bộ môn là một việc làm hết sức quan trọng trong công tác chủ nhiệm, trong đó có công tác duy trì sỉ số HS. Thông 13 qua việc phối hợp với các GV bộ môn, GVCN sẽ góp phần phát hiện năng khiếu cũng như sở thích của từng HS để từ đó thực hiện bồi dưỡng kịp thời HS có năng khiếu, giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn năng lực của mình. GVCN cần phải nắm bắt được tổng thể về tình hình HS trong toàn trường, địa bàn dân cư, quan điểm của BGH trong QL để có thể tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm duy trì tốt sỉ số HS của lớp mình phụ trách. Khi có dấu hiệu HS nghỉ học thường xuyên hay bỏ học giữa chừng, GVCN báo cáo ngay với BGH để kịp thời theo dõi, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của BGH để tìm ra nguyên nhân và các biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn HS bỏ học, hoặc vận động HS trở lại nhà trường tiếp tục học tập. Ngoài phát huy tốt hiệu quả của việc sử dụng tin nhắn SMS bằng phần mềm quản lý học sinh, tổ chức tốt các cuộc họp phụ huynh theo kế hoạch của nhà trường, GV phải liên lạc thường xuyên với phụ huynh HS qua các kênh khác nhau như: trao đổi số điện thoại với phụ huynh HS, thăm hỏi gia đình HS khi có điều kiện, mời cha mẹ học sinh dự tiết sinh hoạt lớp .v.v, điều này sẽ giúp cho GVCN nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu của HS cũng như các thói quen, sở thích, tính cách của từng HS. Một khi hiểu rõ được HS của mình hơn, GVCN sẽ có nhiều giải pháp hơn để giúp HS của mình chuyên cần trong nhiệm vụ học tập. Khi có HS bỏ học, GVCN phải thông báo ngay với phụ huynh HS, trao đổi các thông tin để cùng nhau tìm các giải pháp phối hợp tốt hơn đưa HS trở lại nhà trường. Để làm tốt công tác chủ nhiệm của mình, người GVCN cần phải theo dõi nắm bắt kịp thời các ảnh hưởng của các tác động xấu của xã hội để có thể đề ra được các biện pháp ngăn chặn hiệu quả các tác động này. Điều này sẽ góp phần làm cho các em không vì những tác động xấu mà sao nhãng nhiệm vụ học tập, từ đó giúp các em siêng năng đến trường hơn. Nhà trường phát phiếu khảo sát đầu năm cho GVCN để GVCN nhờ cha mẹ học sinh điền vào để nắm được tình hình HS đầu năm.( Có phụ lục đính kèm) Vận động HS bỏ học trở lại trường là một công tác quan trọng nhằm góp phần duy trì sỉ số HS, phòng chống HS bỏ học. Nó là một trong những giải pháp tối ưu mà GVCN cần phải thực hiện một cách nghiêm túc.( Có phụ lục đính kèm: Giấy xác nhận vận động học sinh trở lại lớp). Ở lứa tuổi THPT nhu cầu xây dựng tình bạn đẹp, bền vững đã hình thành ở các em. Vận dụng điều này, GVCN cần định hướng cho HS gắn việc xây dựng tình bạn với việc giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập và cuộc sống. Tình bạn của các em sẽ càng đẹp và sâu sắc khi cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. Phát huy tốt vai trò của GVCN sẽ nâng cao hiệu quả của công tác duy trì số lượng HS. HS sẽ tin tưởng và làm theo sự tư vấn của GVCN khi các em được quan tâm, được tôn trọng, nhiều HS tôn trọng GVCN như người cha, người mẹ thứ hai của mình. 14 Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách những học sinh bỏ học, hay vắng học theo mẫu nộp về thư kí ban thường trực đồng thời tìm hiểu nguyên nhân vắng học của các học sinh này. Việc xác định nguyên nhân học sinh nghỉ học là một việc rất quan trọng để huy động học sinh đi học lại. Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp gặp gỡ gia đình để vận động học sinh đi học có kí kết biên bản ghi nhớ lần 1, lần 2 với phụ huynh học sinh đồng thời báo cáo kết quả về Cán bộ quản lý thông qua ban thường trực. Đối với những học sinh sau khi GVCN đã vận động mà vẫn không quay lại trường, Cán bộ quản lý và Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh, GVCN phối hợp gặp trực tiếp gặp gỡ phụ huynh để tiếp tục vận động đồng thời gửi danh sách học sinh bỏ học đến Ủy ban Nhân dân xã và các đoàn thể ở địa phương. 6. Tổ chức tốt các hoạt động tư vấn giáo dục cho phụ huynh và học sinh Trong cuộc sống với rất nhiều những tình huống, những sự kiện có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm lý của HS, đặc biệt là đối với HS ở lứa tuổi THPT, các em đang ở giai đoạn phát triển từ trẻ em sang giai đoạn người lớn với rất nhiều những khó khăn mà một mình các em không thể giải quyết được. Chính vì vậy, việc tổ chức tốt công tác tư vấn cho HS THPT là vấn đề cần được các nhà trường đặc biệt quan tâm. Điều này cũng góp phần rất hiệu quả trong công tác duy trì tốt sỉ số, phòng chống HS bỏ học. Cán bộ quản lý: + Phân công GV phụ trách công tác tư vấn, phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và khả năng của mỗi GV trong từng lĩnh vực tư vấn. + Xác định những nội dung cần tư vấn, những điều cần lưu ý trong khi tư vấn. + Tư vấn cho phụ huynh HS những vấn đề về GD con em mình về các vấn đề: tâm lý lứa tuổi, giới tính, vấn đề theo dõi giám sát việc học tập của HS, phương pháp, cách thức động viên con em tích cực học tập .v.v. Toàn thể GV trong nhà trường, với vốn hiểu biết và nghiệp vụ đã được học ở trường sư phạm đều có thể thực hiện công tác tư vấn, vì vậy, nhiệm vụ này phải là nhiệm vụ chuyên môn bắt buộc của mỗi GV (được quy định trong điều 31 Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học). Hiệu trưởng cần xây dựng một nhóm GV làm công tác tư vấn, nhóm GV có thể xây dựng như: GV có chuyên môn nghiệp vụ về môn GDCD phụ trách tư vấn về các vấn đề: Hiểu biết pháp luật; hiểu biết xã hội; các vướng mắc trong cuộc sống gia đình, trong giao tiếp với bạn bè; các vấn đề về tâm lý lứa tuổi vị thành niên v.v. GV có chuyên môn nghiệp vụ về môn Sinh học phụ trách tư vấn về các vấn đề: Vệ sinh thân thể; phòng chống bệnh tật; các vấn đề của lứa tuổi dậy thì; sức khỏe sinh sản vị thành niên. GV làm công tác Đoàn phụ trách tư vấn về các vấn đề: Xây dựng niềm tin, lý tưởng cho HS; hướng nghiệp; các biện pháp phòng tránh tai, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông; các biện pháp hạn chế những tác động của những hủ tục lạc hậu đến đời sống của HS .v.v. 15 GV trong nhóm tư vấn phải có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có vốn hiểu biết xã hội sâu rộng, có đời sống tâm lý lành mạnh đủ để đưa ra được những lời khuyên bổ ích cho các em HS cần được tư vấn. Mỗi trường THPT cần bố trí một phòng tư vấn cụ thể để HS có thể trực tiếp đến, hoặc gửi các tình huống mà mình đang gặp phải cho GV tư vấn. Theo tôi, văn phòng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là địa chỉ phù hợp nhất có thể thực hiện được công việc này, đồng thời Bí thư Đoàn trường cũng là người phù hợp nhất chịu trách nhiệm thu nhận các vướng mắc của HS và gửi các vướng mắc này đến những người có khả năng đưa ra được những ý kiến tư vấn phù hợp cho các em. Đối tượng mà nhà trường cần tư vấn là những gia đình mà bố, mẹ có trình độ văn hóa còn hạn chế, gia đình có con em là HS cá biệt, đặc biệt là những gia đình có con em là HS có nguy cơ bỏ học cao hoặc gia đình có con em bỏ học mà nguyên nhân xuất phát từ phía gia đình. Trong cuộc sống, có rất nhiều những vấn đề rất đa dạng, phức tạp cần được tư vấn. Vì vậy, nhà trường cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học thì mới có thể làm tốt công tác tư vấn GD của nhà trường. 7. Đẩy mạnh xã hội hóa trong phòng chống tình trạng bỏ học của học sinh trung học phổ thông. Đảm bảo các điều kiện hoạt động, công tác thanh tra kiểm tra, đánh giá hiệu quả của công tác phòng chống tình trạng học sinh trung học phổ thông bỏ học Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của toàn xã hội. Công tác QL phòng chống tình trạng bỏ học của HS THPT cũng phải được xã hội hóa như sự nghiệp GD nói chung. Hơn nữa, cuộc sống của HS THPT diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau và nguyên nhân dẫn đến trình trạng bỏ học cũng khác nhau. Vì vậy, không thể không thực hiện giải pháp quản lý sự phối hợp của các lực lượng khác, của toàn xã hội trong việc giảm bớt hiện tượng bỏ học của HS. Đảm bảo về cơ sở vật chất tài chính cho hoạt động điều tra, khảo sát, nắm tình hình về HS bỏ học. Công tác vận động, tuyên truyền cũng cần phải có những nguồn lực tài chính để công tác phát huy hiệu quả. Các máy móc, thiết bị, đồ dùng cho công tác này cũng phải được đảm bảo. Đặc biệt, trong việc phòng chống tình trạng HS bỏ học, cần phải thành lập được và quản lý tốt các quỹ hỗ trợ học sinh nghèo, hỗ trợ những HS có điều kiện khó khăn. Vì vậy, phải huy động các nguồn lực của nhà trường và xã hội để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tác dụng của các loại Quỹ: Hội khuyến học, nhiều nhà hảo tâm, nhiều tổ chức tôn giáo,..,. Vì vậy, Cán bộ quản lý tham mưu cho các cấp quản lý của UBND huyện Tân Phú, Sở GD-ĐT Đồng Nai đưa chương trình phòng chống HS bỏ học, duy trì số lượng học sinh vào công tác GD&ĐT của địa bàn, như một lĩnh vực quan trọng của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cần tham gia vào đời 16 sống cộng đồng, thông qua đó cộng đồng hỗ trợ, giúp đỡ cho nhà trường về tinh thần, vật chất, động viên cộng đồng tham gia công tác giáo dục và phòng chống HS bỏ học của nhà trường, cùng đồng hành với nhà trường trong việc thực hiện chương trình phòng chống HS bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thực hiện liên kết, thống nhất, đồng bộ trong nội dung, chương trình công tác của các trường THPT với các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể xã hội, tôn giáo, hội khuyến học, phụ huynh, các nhà hảo tâm,... trong việc phát hiện, ngăn chặn HS bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học. Chủ trì tư vấn, cung cấp, bồi dưỡng các nội dung, phương pháp, kỹ năng làm công tác phòng chống tình trạng HS THPT bỏ học, duy trì số lượng HS cho các lực lượng ngoài nhà trường. Để thực hiện tốt giải pháp này, lãnh đạo cần nghiên cứu đề xuất đa dạng các loại hình phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội một cách sinh động, phù hợp. Kịp thời cung cấp cho cấp ủy, chính quyền địa phương, hội cha mẹ HS, các tổ chức khuyến học và từ thiện, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân,... danh sách những HS bỏ học và có nguy cơ bỏ học để có giải pháp vận động, hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời và có hiệu quả. Bố trí các cán bộ kiêm nhiệm công tác phòng chống HS bỏ học có đủ phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động, tích cực, sáng tạo trong quản lý công tác phòng chống HS THPT bỏ học. Chú ý ưu tiên chọn những cán bộ này là người của xã, huyện am hiểu địa bàn mình quản lý, nắm vững phong tục tập quán, có kỹ năng giao tiếp, có điều kiện phục vụ lâu dài, nắm hoàn cảnh từng HS trong địa bàn phụ trách; phát hiện, hỗ trợ kịp thời những HS có nguy cơ bỏ học, đồng thời chịu trách nhiệm chính trong việc vận động HS bỏ học ra lớp, tránh quan điểm việc vận động HS bỏ học ra lớp là trách nhiệm của nhà trường. Làm tốt công tác tư vấn học tập trong các tổ chức xã hội. Xây dựng các nhóm tư vấn giáo dục có thể bao gồm các thầy cô giáo có kiến thức khoa học về giáo dục gia đình, các phụ huynh có kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con thành đạt, tranh thủ sự cộng tác hỗ trợ của các nhà khoa học có quan hệ với trường, cán bộ cơ quan chuyên môn của Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ,…để hỗ trợ gia đình và HS tháo gỡ những khó khăn. Thực hiện tốt giải pháp này nhằm tạo sự quan tâm của toàn xã hội đối với công tác GD, trong đó có công tác vận động HS đi học và duy trì sỉ số HS. Đồng thời tạo sự đồng thuận, sự phối hợp giúp đỡ của các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài nhà trường, tranh thủ được những ý kiến, những việc làm sáng tạo của cán bộ GV trong công tác duy trì sỉ số HS. Mặt khác, nhiệm vụ của nhà trường là tạo ra những công dân có chất lượng cho xã hội, đồng thời vun đắp những giá trị mà xã hội theo đuổi. Do vậy, nhà trường cần được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Mỗi nhiệm vụ của nhà trường đều được sự chung tay, góp sức của tất cả các thành phần xã hội, trong đó có nhiệm vụ duy trì sỉ số HS. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là công tác phối kết hợp giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể chính trị trong xã hội. 17 Phát huy tốt tính dân chủ trong quản lý trường học, chú ý tạo điều kiện để Chính quyền, nhân dân trên địa bàn hiểu được mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong từng thời điểm. Tranh thủ được sự đồng thuận, phát huy được những sáng kiến tích cực của cán bộ, GV, HS trong công tác duy trì sỉ số HS. Để lôi kéo được các thành phần xã hội hỗ trợ mình trong công tác giáo dục, nhà trường cần tích cực tham gia vào đời sống cộng đồng, tham gia vào các hoạt động của xã hội. Thường xuyên giữ mối liên hệ với các cơ quan, đoàn thể có liên quan để kịp thời xử lý thông tin liên quan đến nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, đặc biệt là các thông tin về HS. Phối hợp cùng với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi lành mạnh trong nhà trường và tại địa phương. Từ những hoạt động nêu trên, nhà trường tạo mối gắn kết chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân trong xã hội, tạo cơ hội cho các tổ chức nắm bắt, hiểu rõ những nội dung, nhiệm vụ của nhà trường trong từng thời điểm, từ đó có những biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ cho nhà trường về tinh thần, vật chất, đồng thời động viên cộng đồng cùng tham gia công tác giáo dục của nhà trường. Xã hội hóa giáo dục thu hút đông đảo các thành phần trong xã hội tham gia sẽ giúp thuận lợi hơn, đảm bảo được quyền tự do bình đẳng và quyền làm chủ của nhân dân lao động, của HS vào sự nghiệp GD&ĐT. Một mặt người dân và con em của họ được đảm bảo trình độ. Mặt khác, họ được phát huy tối đa tinh thần năng động sáng tạo trong việc đóng góp tài lực, vật lực và sáng kiến cho GD, góp phần quan trọng duy trì tốt sỉ số, phòng chống HS bỏ học. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua đề tài giúp cho tôi và các cán bộ quản lý giáo dục hiểu rõ hơn những thực tiễn trong công tác quản lý duy trì số lượng học sinh ở trường THPT, từ đó có sự nghiên cứu thật sự nghiêm túc và khoa học về việc HS bỏ học, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ HS bỏ học đang xâm nhập báo động vào trường học. Qua đề tài sẽ giúp nhà trường hiểu rõ những tâm tư, mong đợi, trăn trở của cha mẹ HS về tình hình bỏ học của HS và hiệu quả thực sự của việc quản lý phòng chống tình trạng HS bỏ học của nhà trường hiện nay trên địa bàn huyện. Thông qua kết quả duy trì số lượng học sinh trong năm học 2016- 2017 từ đó thấy được những giải pháp hiệu quả phòng chống tình trạng HS bỏ học mà trường THPT Tôn Đức Thắng áp dụng thành công. 18 Kết quả duy trì số lượng học sinh trong năm học 2015- 2016; năm học 2016- 2017: Duy trì Năm học Chuyên cần Đầu năm Kì I Cuối năm Bỏ học Tổng số Phép Không Năm học962 2015- 2016 931 881 81 4816 4408 408 Năm học963 2016- 2017 950 917 46 2889 2573 316 Đánh dấu sự thành công khi áp dụng những giải pháp trên cũng với sự nổ lực của toàn bộ lực lượng giáo dục trong vào ngoài nhà trường. Kết quả duy trì số lượng học sinh trong năm học 2016- 2017 ở từng khối: Khối Sĩ số HS Sĩ số HS HS bỏ học đầu năm học cuối năm HS học vắng HS học vắng Có phép không phép 10 382 354 28 1282 173 11 310 292 18 779 96 12 271 271 0 512 47 Tổng 963 917 46 2573 316 Từ việc duy trì số lượng học sinh đã đem lại niềm tin cho chính bản thân các em học sinh, thầy cô giáo, gia đình và rộng hơn là toàn xã hội. Kéo theo công tác duy trì số lượng học sinh đạt kết quả cao đồng thời đem lại chất lượng giáo dục cho nhà trường. 19 Kết quả thi học sinh giỏi 2 năm gần đây: Học sinh giỏi cấp Tỉnh Năm học Tổng số 2015- 2016 2016- 2017 Giải Nhất Giải Nhì Giải Ba Giải K.K 20 1 3 10 34 3 7 24 Năm học 2016 – 2017: 100% học sinh lớp 12 đủ điều kiện dự thi THPT Quốc gia; Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh hai năm gần đây: Năm học Tốt Khá SL Trung bình Yếu TL(%) SL TL(%) SL TL(% 75.82 164 18.63 38 4.31 11 1.25 75.90 2015 -2016 668 TL(%) SL 179 19.52 35 3.82 7 0.76 881 HS 2016-2017 696 917 HS Kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh hai năm gần đây: Năm học Giỏi SL Khá TL SL Trung bình TL Yếu SL SL TL TL SL (%) TL (%) 20152016 (%) Kém (%) (%) 109 12.37 405 45.97 312 35.41 48 5.4 5 7 0.78 126 13.74 412 44.92 330 35.99 43 4.7 6 0.65 881 HS 20162017 917 HS 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan