Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn hỗ trợ học sinh yếu và học sinh cá biệt nhằm giáo dục đồng dều học sinh lớp...

Tài liệu Skkn hỗ trợ học sinh yếu và học sinh cá biệt nhằm giáo dục đồng dều học sinh lớp 10 trường thpt xuân lộc.

.DOC
9
242
136

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC. ----------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ HỖ TRỢ HỌC SINH YẾU VÀ HỌC SINH CÁ BIỆT NHẰM GIÁO DỤC ĐỒNG DỀU HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Người thực hiện: TRẦN ĐÌNH VINH Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục X Phương pháp dạy học bộ môn  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác  Có đính kèm  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012 -2013 SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VÊ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Trần Đình Vinh 2. Ngày tháng năm sinh. 02 – 10 - 1962 3. Nam . nữ. Nam 4. Địa chỉ. Trường THPT Xuân Lộc – Đồng Nai 5. Điện thoại: CQ. 0613871115 NR:0613872026 ĐTDĐ:0918254269 6. Fax E.mail: trandinhvinhht@yahoo,com 7. Chức vụ: Hiệu trưởng 8. Đơn vị công tác.Trường THPT Xuân Lộc – Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO. - Học vị : Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2004 - Chuyên môn đào tạo: Vât lí Kỉ thuật III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm. Quản lí - Số năm có kinh nghiệm: 20 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường ( Năm 2010) 2. Kết hợp các nguồn lực và giải pháp nhằm giáo dục kỉ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông. ( Năm 2011) 3. Quản lí dạy thêm, học thêm để phát huy tính tự học của học sinh trường THPT Xuân Lộc. ( Năm 2012) SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC --------------------------- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. --------------------Xuân Lộc, Ngày 22 tháng 5 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 - 2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục đồng đều nhằm hỗ trợ và phát huy năng lực cá nhân của học sinh lớp 10 Ttrường THPT Xuân Lộc. Họ tên tác giả: Trần Đình Vinh Đơn vị: Trường THPT Xuân Lộc. Lĩnh vực : Quản lí giáo dục X Phương pháp dạy học bộ môn  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác  1. Tính mới: - Có giải pháp hoàn toàn mới:  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có: X 2. Hiệu quả. - Hoàn toàn mới và đã triển khai ứng dụng trong toàn ngành và hiệu quả cao:  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai sử dụng trong toàn ngành có hiệu quả:  - Hoàn toàn mới và đã triển khai ứng dụng tại đơn vị có hiệu quả cao:  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai sử dụng tại đơn vị có hiệu quả: X 3. Khả năng ứng dụng. - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách: Tốt  khá:  Đạt: Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn để thực hiện và để đi vào cuộc sống: Tốt X khá:  Đạt:  Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt : X  khá: Đạt:  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ HỖ TRỢ HỌC SINH YẾU VÀ HỌC SINH CÁ BIỆT NHẰM GIÁO DỤC ĐỒNG ĐỀU HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hàng năm, các trường THPT đều tuyển học sinh vào học lớp 10 từ nhiều nguồn trường THCS khác nhau, huyện Xuân Lộc là địa bàn khó khăn, đặc điểm Kinh tế Xã hội của các vùng dân cư không đồng đều. do đó mặt bằng về các mặt của học sinh vào lớp 10 có rất nhiều khác biệt. Để tạo môi trường giáo dục thân thiện, hài hòa, đòi hỏi nhà trường cần giúp đỡ, bổ trợ cho các nhóm học sinh khác biệt, những khiếm khuyết về cả vật chất lẫn tinh thần ngay từ khi học sinh mới được tuyển vào và để nhiệm vụ này được thực hiện có hiệu quả, yêu cầu phải có những nghiên cứu cụ thể hàng năm, để từ đó có giải pháp thích hợp, đó chính là lí do tôi chọn đề tài: HỖ TRỢ HỌC SINH YẾU VÀ HỌC SINH CÁ BIỆT NHẰM GIÁO DỤC ĐỒNG ĐỀU HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi: - Trường được tuyển sinh vào lớp 10 theo phương thức thi tuyển, số học sinh đăng kí dự thi nhiều do đó chất lương về kiến thức văn hóa tương đối khá. - Đa số học sinh ngoan, hiền, hiếu học vì phần đông là con em vùng nông thôn khó khăn. Gia đình có định hướng và học sinh có động cơ và thái độ học tập đúng đắn. - Đội ngũ nhà giáo tâm huyết và có năng lực luôn thống nhật với BGH trong phương pháp giáo dục học sinh. 2. Khó khăn. - Học sinh sinh sống ở vùng địa bàn rộng, có những nơi quá xa, khó khăn cho việc tiếp xúc và tìm hiểu gia đình học sinh. - Nhiều gia đình chưa chú trọng giáo dục kỉ năng sống, lối sống... cho học sinh, chỉ chú trong cho con học văn hóa nhằm một mục đích con đậu đại học. - Chương trình học của học sinh còn nặng nề về học văn hóa, thếu thời gian biến chế chính thức cho các hoạt động giáo dục khác. - Môi trường xung quanh có nhiều điều kiện để sinh hoạt giải trí, dễ làm cho học sinh sa đà. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 1. Cập nhật số liệu, nghiên cứu thực trạng. 1.1 Cập nhật số liệu đầu năm. Sau khi phân lớp cho học sinh và phân công GVCN lớp 10 xong, nhà trường lập mẫu thống kê yêu cầu GVCN lấy thông tin đầy đủ chính xác của từng học sinh lớp 10: Địa bàn cư trú đến tận xóm,ấp; Gia cảnh rất cụ thể ( Bố,me, các anh chị em trong nhà, nghề nghiệp, các vấn đề cá biệt khác của gia đình...); năng lục, sở thích, những mặt tự nhận thấy còn khiếm khuyết, thiệt thòi của bản thân so với các bạn... 1.2. Câp nhật số liệu sau khi học văn hóa được 1 tháng. Thường thường sau thời gian 1 tháng học tập học sinh bắt đầu biểu lộ những xu hướng tích cực và tiêu cực trong các hoạt động của học sinh, GVCN sẽ thống kê theo mẫu các biểu hiện đó để tập hợp nghiên cứu chung cho toàn khối, chú ý đến các hành vi tiêu cực như: ứng xử với thầy cô, bạn bè; ham chơi; lười biếng chán nản trong học tập;không tập trung vào học tập; mặc cảm bản thân, gia đình; chấp hành nội quy nề nếp không tốt và các biểu hiện cá biệt khác. 1.3. Tập hợp, nghiên cứu thực trang. Tấp hợp tật cả thông tin của tất cả các lớp khối 10, phân chia theo từng nhóm, có thển học sinh trong các nhóm đan xen nhau, song trong mỗi nhóm cần phải có cá biệt chung. Thẩm tra thông tin cập nhật thông qua gặp các nhóm học sinh đã phân chia, qua đó cũng tìm hiểu bổ sung thông tin về các nhóm học sinh này. Kết quả tổng hợp thông tin: Sau khi tổng hợp thông, tác giả thây trong năm học 2012-2013 khối lớp 10 của trường THPT Xuân Lộc có các nhóm học sinh sau đây cần phải hỗ trợ: - Nhóm 1: Nhóm học sinh hổng kiến thức văn hóa do học sinh không chú khi học ở các lớp THCS vì các môn này không được chon môn thi tuyển sinh vào lớp 10 nhất là các môn Hóa học, vật lý, sinh học. Những môn học này mất căn bản, mất hứng thú sẽ gây ra chán nản , bỏ bê học tập. - Nhóm 2: Nhóm các em học sinh hay vi phạm nội quy như: đi học trễ, thực hiện đồng phục không đúng quy định, tác phong, tâm thế, hình ảnh không đúng chuẩn mực học sinh, giao tiếp với bạn bè, thầy cô thiếu chuẩn mưc. -Nhóm 3: Nhà xa trường, ở trọ để đi học, không có sự giám sát của cha mẹ, người lớn tuổi. - Nhóm 4: Ham chơi các trò chơi điện tử ( Nghiền) bỏ bê học tập. - Nhóm 5: Học sinh là đối tương gia đình nghèo, điều kiện kinh tế rất khó khăn, mặc cảm với bạn bè, thầy cô. - Nhóm 6: Học sinh thiệt thòi tinh cảm do khuyết sự chăm sóc của cha mẹ, buồn nả trong cuộc sống. - Nhóm 7: Học sinh quá đam mê sở thích cá nhân, bỏ bê các hoạt động giáo dục chung của nhà trường. - Nhóm 8: Học sinh khuyết tật học. 2. Lên kế hoạch hỗ trợ, giáo dục cho từng nhóm đối tựợng. 2.1. Hỗ trợ học sinh Nhóm 1: - Từ danh sách học sinh hổng kiến thức văn hóa, thành lập lớp phụ đạo với các loại hình: học tập trung theo lớp, có giáo viên giảng, theo thời gian cố định. Học theo nhóm, có giáo viên hướng dẫn theo nhu cầu của từng loại kiến thức mà các em cần hỗ trợ, học bằng cách hỏi khi cần, để làm được việc này, trường phân công đồng thời giới thiệu cho học sinh để học sinh tự tiếp cận, các môn văn hóa cần bổ sung kiến thức chủ yếu là các môn tự nhiến và môn ngoại ngữ. - Thông báo học sinh học yếu cần học hỗ trợ cho GVCN và gia đình. - Trường lên kế hoạch phân công giảng dạy và hỗ trợ. - GVCN cùng cha mẹ học sinh đôn đốc, nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm tục. - Hàng tháng BGH nắm bắt tình hình học sinh học cần hỗ trợ để có hướng điều chỉnh về thời lượng, nội dung dạy, cách thức hỗ trợ, nề nếp học... - BGH tìm nguồn để trả tiền giảng dạy cho thầy cô ( Chủ yếu là từ nguồn của Hội cha mẹ học sinh của nhà trường ) Không bắt các học sinh này đóng thêm tiền học. * Danh sách học sinh yếu đầu năm cần phụ đạo của trường là: 64 học sinh của tất cả các môn. Tổ chức dạy phụ đạo cho các học sinh theo hình thức lớp, mỗi học sinh có thể phải học nhiều môn, có học sinh chỉ học một môn. Số lớp thực hiện trong năm là 7 lớp. Số tiền phụ đạo nhà trường trả cho giáo viên là gần 10 triệu đồng, nguồn tiền từ Hội cha mẹ học sinh, nằm trong kế hoạch chi của hội từ đầu năm. 2.2. Hỗ trợ giáo dục học sinh Nhóm 2: - GVCN tiếp cận gia đình của học sinh, tim hiểu nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết như đã nêu trên. Thông báo cho gia đình về tình hình học sinh và lên kế hoạch cùng nhau hỗ trợ học sinh. - Đoàn trường nắm danh sách học sinh Nhó 2 của nhà trường, thường xuyên nắm bắt các hành vi vi phạm của học sinh, thông qua nhiều kênh, kịp thời báo cho BGH, GVCN và Cha mẹ học sinh về những hành vi này để có biện pháp kịp thời. - Giao cho BCH Chi đoàn học sinh những nhiệm vụ hỗ trợ phù hợp với trách nhiệm và năng lực của Chi đoàn học sinh. - BGH Cử một người thường xuyên theo dõi về mảng công việc này để giải quyết kịp thời khi có yêu cầu của Cha mẹ học sinh, GVCN, Đoàn trường và của GV bộ môn. * Trong năm trường có 22 học sinh thuộc nhóm 2. cuối năm không có học sinh nhóm 2 bị xếp loại hạnh kiểm yếu 2.3. Hỗ trợ nhóm 3. Đói với nhóm đối tương này, nhà trường và GVCN nắm danh sách từng học sinh, chỗ trọ, chủ nhà, địa chỉ và số điện thoại gia đình, danh sách này cũng được báo cho công an thị trấn Gia Ray để nhờ can thiệp nếu có những vấn đề phức tạp ngoài năng lực xử lí của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm, trực tiếp ghi nhận thoông tin nhóm học sinh này để hỗ trợ, các biểu hiện cần chấn chỉnh thường gặp ở đối tượng này là: Rủ bạn bè đàn đúm tại phòng trọ, vi phạm các quy định như hút thuốc, uống bia rượu, đánh bài, gây ồn ào khu trọ… các thông tin cũng được ghi nhận từ học sinh, chủ nhà trọ, hoặc bà con lối xóm gần chỗ trô của học sinh. Khi tiếp nhận thong tin cần xử lí, GVCN chủ động tác động đồng thời báo cho cha me học sinh và BGH để ghi nhận đối với những vấn đề phức tạp thì đề nghị BGH hỗ trợ, trong trường hợp đặc biệt thì BGH nhờ công an thị trấn Gia Ray hỗ trợ. Trong năm học 2012-2013, số học sinh ở trọ khối 10 là 12 học sinh, không có học sinh nào bí xếp loại hạnh kiểm yếu, học lực yếu. tất cả đều được lên lớp, không vi phạm các tệ nạn. 2.4: Hỗ trợ nhóm 4. Đối với nhóm học sinh này, GVCN thông báo cho gia đình để kết hợp cùng hỗ trợ giáo dục. Đây là nhóm học sinh cha mẹ không kiểm soạt chặc chẽ về tiền bạc cũng như giờ giấc học tập. không quan sát hành vi của con em để ngăn chặn từ đầu. Đối với nhóm học sinh này, yêu cầu cha mẹ kiểm soát thời gian học tập và sinh hoạt ở trường, lien hệ chặt chẽ với GVCN, kiểm soát tiền của con em. Về phía nhà trường, tổ chức các buổi thuyết trình của học sinh về các chủ đề cần giáo dục trong đó có chủ đề: Tác hại của việc ghiền chơi trò chơi điện tử để tuyền tuyền trong học sinh, từ đó có tác động tích cực đến học sinh nghiện chơi trò chơi điện tử. Trong năm học 2012-2013 đầu năm có 3 học sinh có biểu hiện nghiền chơi trò chơi điện tử, giữa học kì I thì chấm dứt, các học sinh đã đi vào guồng học tập và rèn luyện tại trường. cuối năm 3 học sinh lên lớp bình thường 2.5. Hỗ trợ nhóm học sinh nghèo: - Giáo viên chủ nhiệm, BGH nắm danh sách học sinh nghèo. GVCN tiếp cận tìm hiểu cụ thể từ gia đình, vào nhiều thời điểm khác nhau. thường xuyên động viên học sinh, báo tình hình gia cảnh học sinh với BGH, tham mưu hỗ trợ học sinh. - BGH tích cực tìm nguồn kinh phí hỗ trợ. - BGH chỉ đạo GVCN, Hội khuyến học, Hội chử thập đỏ, Đoàn thanh niên xem xét cụ thể từng học sinh do GVCN đề nghị để tham mưu BGH hỗ trợ. - Trong năm đã tham mưu các cấp các ngành hỗ trợ nhiều học sinh nghèo theo chỉ tiêu phân bổ cho trường. Riêng nhà trường đã tim nguồn hỗ trợ từ Hội cựu học sinh nhà trường được tổng cộng 33.000.000 đ để giúp đỡ học sinh nghèo, mỗi suất cho mỗi đợt là 500.000 đ. Ngoài ra nhà trường cũng đã vận động xây 1 nhà tình thương cho học sinh trị giá 30.000.000 đ hiện nay ngôi nhà đã được bàn giao và đưa vào sử dụng. Trong năm họa 2012-2013 trương không có học sinh nào vì hoàn cảnh gia đình khó khan mà phải bỏ học giữa chừng. 2.6. Hỗ trợ học sinh thiệt thòi tinh cảm do khuyết sự chăm sóc của cha mẹ, buồn nản trong cuộc sống. Trong số những học sinh vào lớp 10, có những học sinh trong gia đình bố mẹ li dị, nghiện ngập, sống không chuẩn mực, không tôn trong yêu thương con cái, dẫn đến sự buốn chán của học sinh trong học tập, đây là đối tương cần hỗ trợ tình cảm và chăm sóc thường xuyên của nhà trường thông qua GVCN. Nhà trường cần quán triệt với GVCN về mục đích giáo dục của nhà trường, mong muốn 100 % hoc sinh là những hạt nẩy không có hạt lép, do vậy cần quan tâm chăm sóc đến từng học sinh, nhất là học sinh cá biệt, trong số đó, số học sinh trong nhó này dễ nảy sinh tiêu cực nhất, vì vậy phải có sự quan tậm đặc biệt và thường xuyên đối với đối tượng này. GVCN cần thường xuyên tiếp cận học sinh, thông qua đó tạo tình cảm với học sinh, tạo cho học sinh có cảm giác được che chở và tin tưởng, từ đó tạo lòng tin, làm chỗ dựa tinh thần cho học sinh, từ những tình cảm chủ động này sẽ nảy sinh những tình cảm tự nhiên, làm cho học sinh hết mậc cảm, thấy an toàn và chú tâm vào học tập, rèn luyện. Có 2 học sinh trong nhóm này đã học tập và rèn luyện tích cực, cuối năm đạt kết quả trong học tập, rèn luyện. 2.7.Hỗ trợ nhóm học sinh khuyết tật. Học sinh khuyết tật thuốt nhóm đối tượng được hỗ trợ theo quy định của ngành, nhà trường quán triệt để giáo viên thực hiện đúng theo quy định. Trong năm học, tất cả học sinh khuyết tật của nhà trường đếu được hỗng trợ. IV. KẾT QUẢ. Với sự định hướng nghiên cứu từ đầu năm học, tác giả đã áp dụng những ý tưởng của đề tài vào hoạt động quản lí của nhà trường, đã góp phần giảm thiể học sinh bỏ học, tạo mặt bằng tương đối cho học sinh, tạo sự bình đẳng tương đối trong hưởng thụ giáo dục, góp phần hoàn thành tốt nhiện vụ năm học của nhà trường. Đối với học sinh lớp 10, khi đã được quan tâm ngay từ đầu năm học thì những tiêu cực bị triệt tiêu những khiếm khuyết được bổ sung, tạo ra sự đồng đều tương đối trong học sinh và chắc chắn lên lớp 11 sẽ có sự đống đều để nhà trương áp dụng các hoạt động giáo dục toàn diên hơn. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Mỗi một vấn đề trong giáo dục cần được nghiên cứu kĩ, từ đó có biện pháp tác động, mỗi hệ thống đều có những riêng biệt nên cần nghiên cứu riêng biệt một cách nghiêm túc để có những tác động có hiệu quả. Đề tài có thể được bổ sung và áp dụng hàng năm tại các nhà trường THPT. VI. KẾT LUẬN Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp, tác dụng chủ yếu là để điều chỉnh và dân dần hoàn thiện công tác quản lí ở các nhà trường phổ thông.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng