Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn kết hợp luyện ngữ âm trong bước dạy từ mới nhằm phát huy khả năng phát âm v...

Tài liệu Skkn kết hợp luyện ngữ âm trong bước dạy từ mới nhằm phát huy khả năng phát âm và tự học tiếng anh cho học sinh thcs

.PDF
21
231
114

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC PHỔ TRƢỜNG THCS PHỔ VĂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KẾT HỢP LUYỆN NGỮ ÂM TRONG BƢỚC DẠY TỪ MỚI NHẰM PHÁT HUY KHẢ NĂNG PHÁT ÂM VÀ TỰ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Lĩnh vực: Môn Tiếng Anh Giáo viên: Nguyễn Thị Hiền Minh Năm học 2014-2015 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC PHỔ TRƢỜNG THCS PHỔ VĂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KẾT HỢP LUYỆN NGỮ ÂM TRONG BƢỚC DẠY TỪ MỚI NHẰM PHÁT HUY KHẢ NĂNG PHÁT ÂM VÀ TỰ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Lĩnh vực: Môn Tiếng Anh Giáo viên: Nguyễn Thị Hiền Minh Năm học 2014-2015 Mục lục trang PHẦN 1 .............................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................. 1 1.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 1 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1 PHẦN 2 .............................................................................................................. 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN .................................................................................. 2 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 2 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................. 2 2.2.1.Những thành tựu.................................................................................. 2 2.2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc dạy và học Tiếng Anh ở trƣờng THCS ...................................................................................... 3 2.2.3. Thực trạng đổi mới cách tổ chức hoạt động dạy học theo phƣơng pháp đổi mới môn Tiếng Anh ở trƣờng THCS Phổ Văn .............................. 3 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 6 2.3.1.1/ Các nguyên âm đơn gồm có: /i:/, /i/, /e/, / æ /, /a:/, /u/, /u:/, /Λ/, / ə /, /з:/, /D/, /D:/. ........................................................................................ 6 2.3.1.2/ Các nguyên âm đôi gồm có: /ei/, /ai/, /əu/, /au/, /iə/, /eə/, /Di/. .. 6 2.3.2/ Xác định các phụ âm có trong Tiếng Anh ở khối lớp giảng dạy: ....... 6 2.3.2.1/ Phụ âm vô thanh gồm có: /ʃ/, /s/, /tʃ/, /f/, /t/, /k/, /h/, /p/, /θ/. ...... 6 2.3.2.2/ Phụ âm hữu thanh gồm có: /b/, /d/, /g/ ,/dʒ/, /ð/, /v/, /Ζ/, /ʒ/, /m/, /n/, /ŋ/, /l/, /w/, /r/, /j/. ................................................................................ 6 2.3.3/ Phân thành từng cặp âm tƣơng ứng: ................................................... 6 2.3.3.1/ Bảng biểu thị cách phát âm nguyên âm (Cardinal vowel scale). 7 Table of Cardinal Vowels ......................................................................... 7 2.3.2.2/ Bảng biểu thị cách phát âm phụ âm trong Tiếng Anh (Classification of English consonants). .................................................... 8 2.3.4/ Xác định từng cặp âm với từng đơn vị bài học: ............................... 10 2.3.5/ Thực hiện giảng dạy trên lớp. .......................................................... 12 2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 14 PHẦN 3 ............................................................................................................ 16 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 16 3.1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 16 3.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................... 16 Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 18 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế thông dụng nên nó đã sớm trở thành một trong những ngôn ngữ chiếm vị trí quan trọng trong chƣơng trình giảng dạy của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong những năm đầu, việc giảng dạy Tiếng Anh trong các trƣờng trung học còn thiên về kiến thức ngữ pháp và kĩ năng viết, năng lực giao tiếp bằng Tiếng Anh chƣa đƣợc đề cao. Nhƣng từ khi nƣớc ta mở rộng quan hệ giao lƣu và hợp tác kinh tế với các nƣớc trên khắp thế giới, nhu cầu sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nhu cầu xã hội kéo theo yêu cầu giáo dục cũng thay đổi. Bộ GD&ĐT đã tiến hành thay đổi sách giáo khoa và phƣơng pháp dạy học một cách đồng bộ, riêng bộ môn Tiếng Anh, kĩ năng giao tiếp và năng lực giao tiếp của ngƣời học đƣợc đặt lên hàng đầu, kĩ năng nghe - nói đƣợc chú trọng hơn rất nhiều. Để phát huy đƣợc hai kĩ năng này thì cần phải có biện pháp giúp cho ngƣời học biết cách phát âm và đọc chuẩn Tiếng Anh ngay từ giai đoạn học ban đầu. Vì vậy, tôi đã suy nghĩ và quyết định chọn đề tài: “Kết hợp luyện ngữ âm trong bƣớc dạy từ mới nhằm phát huy khả năng phát âm và tự học Tiếng Anh cho học sinh trung học cơ sở.” 1.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh trƣờng THCS Phổ Văn 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Kết hợp luyện ngữ âm trong bƣớc dạy từ mới nhằm phát huy khả năng phát âm và tự học Tiếng Anh cho học sinh lớp 7 <1> PHẦN 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Tiếng Anh là môn học tƣơng đối khó với học sinh ở khu vực nông thôn bởi điều kiện học tập của các em không đƣợc tốt, sách tham khảo và các thiết bị hổ trợ học tập và rèn luyện thiếu thốn, thêm vào đó môi trƣờng giao tiếp bằng Tiếng Anh cũng hết sức hạn chế nên các em không có điều kiện để trao dồi kĩ năng nghe - nói một cách thƣờng xuyên. Phần lớn các em chỉ đƣợc luyện tập hai kĩ năng này trên lớp trong các tiết học Tiếng Anh. Theo định hƣớng đổi mới phƣơng dạy học môn Tiếng Anh THCS- Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008 thì ngƣời học phải nắm bắt đƣợc các kiến thức ngôn ngữ và sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của học sinh có nghĩa là giao tiếp là phƣơng hƣớng chủ đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phƣơng tiện dạy học. Học sinh cần đƣợc trang bị cách thức học Tiếng Anh và cách thức tự học, tự rèn luyện Tiếng Anh. Thực hiện theo Công văn 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30-122010 và Hƣớng dẫn biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng- Nhà xuất bản Giáo dục năm 2011 về đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá, các bài kiểm tra định kì cần phải có kiểm tra ngữ âm. Vì vậy, việc tìm ra một biện pháp giúp các em biết cách phát âm và đọc chuẩn Tiếng Anh để nâng cao hiệu quả học tập, tạo điều kiện cho các em có thể tự học và rèn luyện, đồng thời giúp cho các em có hiểu biết và định hƣớng căn bản xuyên suốt quá trình học Tiếng Anh của các em sau này. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.2.1.Những thành tựu Trong những năm qua mà đặc biệt là thời gian gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi, Phòng Giáo dục Đào tạo Đức Phổ rất quan tâm, chú trọng vào việc dạy - học Tiếng Anh. Ngành giáo dục huyện đã tổ chức các hội <2> thi nhƣ hội thi giáo viên dạy giỏi, hội thi Olympic cho học sinh,.... Bên cạnh đó, ngành giáo dục tạo điều kiện cho giáo viên toàn huyện dự Câu lạc bộ nói Tiếng Anh điển hình để giáo viên có cơ hội gặp gỡ, học hỏi và chia sẽ những kinh nghiệm của mình trong việc tổ chức câu lạc bộ cũng nhƣ kinh nghiệm rèn kĩ năng nói cho học sinh. Qua các hội thi, các đợt học chuyên môn, cũng nhƣ các đợt tổ chức Câu lạc bộ nói Tiếng Anh cả giáo viên và học sinh đều có cơ hội giao lƣu học hỏi kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau. Để từ đó, mỗi giáo viên tự cố gắng tìm tòi, học hỏi sáng tạo và thiết kế cho mình những phƣơng pháp giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong khi nói Tiếng Anh. 2.2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc dạy và học Tiếng Anh ở trƣờng THCS Tiếng Anh đã trở thành môn học trọng tâm nhƣ các môn văn hóa khác nhƣng vẫn là môn học khó và không phải bất cứ học sinh nào cũng có năng khiếu học ngoại ngữ để học nó một cách dễ dàng. Môi trƣờng học tập chƣa đảm bảo, các em chƣa có phòng học chuyên biệt dành cho bộ môn, chƣa có môi trƣờng giao tiếp . Các em ngại nói bởi sợ sai và từ đó không còn tích cực tham gia các hoạt động luyện nói, thụ động trong giao tiếp bằng Tiếng Anh, dẫn đến mất hứng thú học tập bộ môn này. 2.2.3. Thực trạng đổi mới cách tổ chức hoạt động dạy học theo phƣơng pháp đổi mới môn Tiếng Anh ở trƣờng THCS Phổ Văn Theo tinh thần đổi mới phƣơng pháp dạy học thì phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ chọn giao tiếp là phƣơng hƣớng chủ đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị dạy học căn bản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phƣơng tiện dạy học. Phƣơng pháp dạy học này đòi hỏi học sinh phải phát huy tốt vai trò chủ thể, chủ động và sáng tạo trong học tập. Học sinh phải đƣợc trang bị cách thức học Tiếng Anh và ý thức tự học tập, tự rèn luyện. Ngƣời học là chủ thể, cần phải tự học để có thể nắm vững kiến thức cũng nhƣ các kĩ năng ngôn ngữ. Trong việc áp dụng phƣơng pháp giao tiếp vào quá trình dạy học Tiếng Anh, giáo viên cần coi trọng các kĩ năng nghe- nói. Để phát huy đƣợc kĩ năng này, <3> đòi hỏi giáo viên phải dạy phối hợp tốt với ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chức năng ngôn ngữ và với các kĩ năng khác. Thế nhƣng thực tế cho thấy trong quá trình giảng dạy nói chung và dạy từ mới nói riêng, việc giảng dạy ngữ âm chƣa thật sự đƣợc chú trọng. Trong bƣớc dạy từ mới giáo viên chỉ sử dụng các kĩ thuật gợi mở để giới thiệu từ mới, hƣớng dẫn cách đọc các từ đó, cung cấp nghĩa rồi chỉ kiểm tra trọng âm của một số từ có từ hai âm tiết trở lên, hoàn toàn không có sự hƣớng dẫn cách đọc các nguyên âm hay phụ âm để dần dần hình thành cho học sinh khả năng ghi nhớ cách đọc từ theo phiên âm quốc tế, phán đoán cách đọc từ, hay tự tra cứu cách đọc từ trong từ điển Tiếng Anh. Việc các em chỉ biết cách đọc từng từ theo cách nghe và lặp lại theo giáo viên, nhất là khi vốn từ ngày một nhiều lên và các từ ít đƣợc luyện tập thƣờng xuyên, đã gây ra nhiều khó khăn cho các em. Một khi đã quên, các em hoàn toàn không có khả năng tự tìm cách đọc đƣợc, dần dần, các em ngại đọc bởi sợ sai và từ đó không còn tích cực tham gia các hoạt động luyện nói, thụ động trong giao tiếp bằng Tiếng Anh, dẫn đến mất hứng thú học tập bộ môn này. Để giúp các em cải thiện vấn đề này tôi đã nghiên cứu và đi đến quyết định lồng ghép việc dạy ngữ âm cho các em trong bƣớc giới thiệu từ mới để phần nào giúp các em có những hiểu biết căn bản về cách phát âm, khả năng tra cứu và phán đoán cách đọc các từ Tiếng Anh. Tuy nhiên để đảm bảo thời gian khai thác kiến thức, nội dung bài học đã đƣợc quy định, tôi đã dày công nghiên cứu cách thức giảng dạy để vừa tiết kiệm tối đa thời gian vừa đem lại hiệu quả cao cho cách dạy. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn Tiếng Anh ở trƣờng THCS, đƣợc phân công giảng dạy ở nhiều khối lớp trong những năm học qua, bản thân tôi nhận thấy rằng, hầu hết học sinh bƣớc đầu đều ham thích bộ môn này vì nhiều lí do nhƣ sau: Đây là bộ môn mới lạ, trong quá trình học tập các em luôn đƣợc tham gia nhiều hoạt động học tập lí thú dƣới hình thức trò chơi ngôn ngữ. Điều này là nhờ lúc đầu kiến thức bài học còn ít các em dễ ghi nhớ, giáo viên có điều kiện tổ chức nhiều hoạt động dễ tham gia. Nhƣng dần về sau các em càng mất đi hứng thú học tập, thiếu tự tin và <4> không chủ động tham gia các hoạt động học tập trên lớp. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, nên tôi dễ dàng tìm ra nguyên nhân của vấn đề này chính là do vốn từ ngày càng lớn, trong khi các em chỉ biết đọc các từ đã học ghi nhớ chúng một cách máy móc bằng việc bắt chƣớc cách đọc mà thầy cô giáo đã hƣớng dẫn, trong khi đó các em không có điều kiện luyện tập thƣờng xuyên nên các em nhanh chóng quên đi, rồi cảm thấy khó đọc. Khi đã đọc sai nhiều lần các em phát sinh tâm lí e ngại thiếu tự tin, dần dần các em không hứng thú học tập, không còn chủ động tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp, đặc biệt là các hoạt động học tập có liên quan đến các kĩ năng nghe và nói Tiếng Anh. Từ thực tế đó, tôi nhận thấy rằng việc giúp cho học sinh ngay từ những thời gian đầu học Tiếng Anh, biết đƣợc cách phát âm căn bản và đọc Tiếng Anh là hết sức cần thiết, nó không chỉ quyết định đến sự thành công trên con đƣờng học Tiếng Anh của các em mà còn góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy ở bộ môn này. Trong năm học 2012- 2013, tôi đã mạnh dạn triển khai sáng kiến của mình trong nhóm bộ môn và thực hiện giảng dạy đối với học sinh khối lớp 6 mà tôi đang phụ trách giảng dạy và đƣợc đồng nghiệp trong nhóm bộ môn đánh giá cao. Những biện pháp thực hiện phù hợp với nội dung, đặc trƣng và yêu cầu thực tế của bộ môn Tiếng Anh. Hơn thế nữa, qua lớp tập huấn ra đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng, tôi nhận thấy rằng trong các đề kiểm tra định kì luôn có phần kiểm tra ngữ âm. Tuy nhiên đối với học sinh THCS, thì đây là dạng bài tập tƣơng đối khó và xa lạ. Thế nên việc lồng ghép luyện ngữ âm cho học sinh trong bƣớc dạy từ mới là một việc rất cần thiết. Với những lập luận trên, trong năm học 2013- 2014 tôi tiếp tục vận dụng sáng kiến này vào dạy học cho học sinh khối lớp 7 và đăng kí viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Kết quả sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã đƣợc Hội đồng thẩm định đánh giá cao, vì vậy trong năm học này (2014- 2015), tôi tiếp tục nghiên cứu đƣa vào giảng dạy thêm phần phụ âm để giúp học sinh học tốt hơn đồng thời đó cải thiện đƣợc kĩ năng làm các bài kiểm tra của học sinh trong phần ngữ âm đạt hiệu quả cao hơn. <5> 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Cách thực hiện gồm các bƣớc sau đây: 2.3.1/ Xác định rõ các nguyên âm có trong Tiếng Anh ở khối lớp giảng dạy: Vì nguyên âm là yếu tố quyết định các âm tiết trong một từ Tiếng Anh, vì thế chúng ta phải xác định rõ các nguyên âm, xem xét đặc tính riêng biệt để có kế hoạch đƣa vào giảng dạy sao cho hợp lí và hiệu quả. Có hai loại nguyên âm là nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. 2.3.1.1/ Các nguyên âm đơn gồm có: /i:/, /i/, /e/, / æ /, /a:/, /u/, /u:/, /Λ/, / ə /, /з:/, /D/, /D:/. 2.3.1.2/ Các nguyên âm đôi gồm có: /ei/, /ai/, /əu/, /au/, /iə/, /eə/, /Di/. 2.3.2/ Xác định các phụ âm có trong Tiếng Anh ở khối lớp giảng dạy: Trong Tiếng Anh thì phụ âm đƣợc phân làm hai loại dựa vào đặc điểm phát âm của nó là: âm vô thanh và âm hữu thanh. 2.3.2.1/ Phụ âm vô thanh gồm có: /ʃ/, /s/, /tʃ/, /f/, /t/, /k/, /h/, /p/, /θ/. 2.3.2.2/ Phụ âm hữu thanh gồm có: /b/, /d/, /g/ ,/dʒ/, /ð/, /v/, /Ζ/, /ʒ/, /m/, /n/, /ŋ/, /l/, /w/, /r/, /j/. 2.3.3/ Phân thành từng cặp âm tƣơng ứng: Dựa vào đặc điểm của các cách phát âm các nguyên âm và phụ âm theo các chuyên gia ngôn ngữ nhƣ vị trí của lƣỡi, độ cao, môi, răng, lợi hay ngạc cứng mà giáo viên có thể phân ra từng cặp âm đƣa vào giảng dạy để giúp học sinh dễ ghi nhớ và luyện tập hơn. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần dựa vào bảng biểu tƣợng phát âm “Pronunciation Symbols” ở phần Glassary trong sách Tiếng Anh 7 mà ta có thể tổng hợp và đƣa vào giảng dạy sao cho phù hợp. Dƣới đây là hình thang biểu thị cách phát âm của các nguyên âm và phụ âm căn bản trong Tiếng Anh. <6> 2.3.3.1/ Bảng biểu thị cách phát âm nguyên âm (Cardinal vowel scale). Table of Cardinal Vowels Cardinal IPA Description 1 [i] close front unrounded vowel 2 [e] close-mid front unrounded vowel 3 [ɛ] open-mid front unrounded vowel 4 [a] open front unrounded vowel 5 [ɑ] open back unrounded vowel 6 [ɔ] open-mid back rounded vowel 7 [o] close-mid back rounded vowel 8 [u] close back rounded vowel 9 [y] close front rounded vowel 10 [ø] close-mid front rounded vowel <7> 11 [œ] open-mid front rounded vowel 12 [ɶ] open front rounded vowel 13 [ɒ] open back rounded vowel 14 [ʌ] open-mid back unrounded vowel 15 [ɤ] close-mid back unrounded vowel 16 [ɯ] close back unrounded vowel 17 [ɨ] close central unrounded vowel 18 [ʉ] close central rounded vowel 2.3.2.2/ Bảng biểu thị cách phát âm phụ âm trong Tiếng Anh (Classification of English consonants). Place Bilabia Manner Dental l Labio- Alveolar dental Palato- Palatal Velar alveolar Stops - voice + voice p t k b d g Affricate - voice tʃ + voice dʒ Fricative - voice + voice Nasal m θ f s ʃ ð v z ʒ ŋ n + voice Lateral l + voice Appro- w r ximant <8> j (w) Glottal Nhƣ tôi đã trình bày, dựa vào hình trên ta có thể phân thành từng cặp âm sau đây: Tongue position Pairs of vowels /i/ High vowels - Notes /i:/ /u/ - /u:/ /ə/ - /з:/ Mid vowels /e/ - /D:/ /æ/ - /Λ/ Low vowels / D/ - /a:/ /ei/ - /ai/ Rising diphthongs Centring diphthongs / əu / - /au/ /iə/ - /Di/ Đối với phụ âm, do một số phụ âm không khó đọc hoặc đọc giống nhƣ tiếng Việt nhƣ: “m, n, l, d, v, t, …” nên tôi chỉ nhắc lƣớt qua trong quá trình <9> giảng dạy, chỉ chú trọng dạy những phụ âm có cách phát âm khó hoặc có cách phiên âm khác so với từ gốc mà thôi. Các cặp từ mà tôi cho là cần thiết giảng dạy hoặc có tính tƣơng phản giúp học sinh dễ ghi nhớ là: /p/-/b/; /k/-/j/; /g//ŋ/; /w/-/r/; /z/-/ʒ/; /tʃ/-/dʒ/; /θ/-/ð/ và /s/-/ʃ/. 2.3.4/ Xác định từng cặp âm với từng đơn vị bài học: Đây là bƣớc thực hiện khá tốn nhiều thời gian, nhƣng cần thiết. Để đem lại hiệu quả cao, giáo viên không phải bị lúng túng trong khi giảng dạy thì ngay từ đầu năm học, giáo viên cần nghiên cứu thật kĩ số từ vựng có trong từng bài (Unit), trong từng tiết học để có sự sắp xếp sao cho phù hợp và thuận tiện khi giới thiệu các cặp âm vào giảng dạy. Mỗi giáo viên giảng dạy có thể có cách sắp xếp và lựa chọn riêng, nhƣng phải đảm bảo một nguyên tắc, là các âm đƣa vào giảng dạy phải có ngay trong những từ mới mà chúng ta vừa mới giới thiệu trong bƣớc dạy từ mới để tiết kiệm thời gian, đồng thời các âm giới thiệu phải là các âm liên quan đến một số từ đã học trƣớc đó để giúp học sinh dễ dàng tìm thêm một số từ minh họa. Với những yêu cầu đó, chúng ta có thể xác định và phân chia các cặp âm theo các bài học và tiết học nhƣ sau: TT Các cặp âm Bài Tiết Từ trong bài được giảng dạy (Unit) (PPCT) giới thiệu Ghi chú distance, miss, 1 /i/ - /i:/ 1 5 meter - means pretty, different, meet, ... pen, book, pocket, 2 /p/ - /b/ 1 6 stamp - bus borrow, … black, yellow, yes, 3 /k/ - /j/ 2 10 except - leap year <10> chemistry, … calendar, moment, 4 /ə/ - /з:/ 2 11 address - nervous, bird, … birthday engineer, toystore, 5 /iə/ - /Di/ 2 12 appear - join noise, hear, … late, time, 6 /ei/ - /ai/ 3 13 amazing - bright classmate, fine, … sit, intersection, 7 /s/ - /ʃ/ 3 14 expensive - see, nation, … delicious 8 /æ/ - /Λ/ 4 23 snack unpopular breakfast, brush, bus, bag, … water, orange, 9 /w/ - /r/ 4 24 welcome - rack wash, run, … watch, after, hot, 10 /D/ - /a:/ 5 27 electronics - tomato, … guitar neighborhood, 11 /e/ - /D:/ 5 33 energetic portable work, pen, door,… post office, house, 12 /əu/ - /au/ 6 35 show - scout <11> know, down, … green, strong, 13 /g/ - /ŋ/ 6 36 get - wedding long, grow, … either, math, 14 /θ/ - /ð/ 8 48 thanks - father, teeth … altogether book, improve, 15 /u/ - /u:/ 9 59 cushion - tool souvernir, cook, … couch, engineer, 16 /tʃ/ - /dʒ/ 12 73 spinach - watch, orange, … vegetable always, usually, ... 17 /z/ - /ʒ/ 12 75 scales - measure * Ghi chú: Từ minh họa là những từ vựng đã đƣợc học trƣớc đó hoặc có trong chƣơng trình lớp 6 để minh họa và luyện tập thêm. Không nên giới thiệu những từ chƣa học, để không làm học sinh bối rối. 2.3.5/ Thực hiện giảng dạy trên lớp Việc thực hiện giảng dạy ngữ âm trên lớp phải đảm bảo tính khoa học, tiết kiệm đƣợc thời gian và giúp học sinh dễ dàng tiếp thu hơn. Theo kinh nghiệm của tôi thì chúng ta nên lồng ghép dạy ngữ âm sau khi học sinh đọc đƣợc từ mới và ghi chép vào vở. Giáo viên có thể ghi cặp âm cần đƣa vào giảng trên bảng theo kí hiệu phiên âm quốc tế, hƣớng dẫn cho học sinh cách phát âm nhƣ vị trí của lƣỡi, răng, môi, … . Yêu cầu học sinh tìm trong các từ mới vừa học, từ nào có âm tiết đƣợc phát âm nhƣ thế. Sau khi học sinh tìm đƣợc, giáo viên ghi hai từ đó theo hai cột dọc với hai âm vừa giới thiệu, dùng phấn màu gạch chân những nguyên âm của từ đƣợc phát âm nhƣ hai phiên âm <12> quốc tế trên. Nếu có thể, giáo viên nên giới thiệu thêm một số nguyên âm, hay nguyên âm kết hợp với phụ âm tạo ra hai phiên âm đó. Ví dụ: /ei/ /ai/ amazing bright (late, classmate, ...) (fine, time, ...) Giáo viên cho học sinh đọc 2 đến 3 lần âm tiết đó, rồi đọc từ có âm tiết đó cũng từ 2 đến 3 lần. Sau đó, giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp tìm thêm một số từ đã học có cách phát âm nhƣ hai âm tiết đƣợc giới thiệu. Nếu học sinh không tự tìm đƣợc, giáo viên có thể gợi ý hoặc tự giới thiệu thêm vài từ, rồi cho học sinh luyện tập để khỏi tốn kém nhiều thời gian. Tùy theo khả năng học tập của học sinh, giáo viên có thể đƣa vào luyện tập ở mức độ khó hơn để khuyến khích các đối tƣợng học sinh khá giỏi qua bài tập luyện âm theo câu. Thông qua dạng bài luyện âm này, giáo viên có thể luyện thêm ngữ điệu cho học sinh. Ví dụ: Để luyện âm: - /i/ => Will you please sit down and listen to me? - /i:/ => Christine would like Jean to repeat that question. - /ei/ => They say the young man was very brave. - /ai/ => Ivan will drive tonight. - /e/ => Everyone said that November seemed endless. - /æ/ => Dan's family loves to go camping. - /з:/ => The girl hurt herself yesterday. - /u/ => Mon put the cookbook away. - /u:/ => June has been unusually cool this year. <13> - /D/ => The small dog loved to walk in the leaves. - /a:/ => It is hard to march in the heat. - /əu/ => It is going to drop below zero tonight. - /au/ => Mr. Brown went downtown for lunch. - ............................................................ 2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua 3 năm thực hiện và điều chỉnh bổ sung, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép luyện ngữ âm cho học sinh lớp 6, 7 trong bƣớc dạy từ vựng đã giúp cho học sinh dần dần thuộc đƣợc các kí hiệu phiên âm quốc tế. Các em cũng có đƣợc những hiểu biết căn bản về cách phát âm các âm tiết trong Tiếng Anh. Nhiều học sinh đã có thể tự tra từ điển để đọc các từ mới mà các em gặp trong khi học. Việc biết cách đọc từ đã giúp các em tự tin hơn, ham thích đọc Tiếng Anh hơn và cũng nhờ vậy mà khả năng ghi nhớ từ của các em cũng đƣợc cải thiện một cách đáng kể. Với sự cố gắng không ngừng của bản thân trong việc tìm tòi nghiên cứu các biện pháp giảng dạy, trong nhiều năm học tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, chất lƣợng giảng dạy cũng luôn đƣợc cải thiện, nhiều năm liền trƣờng tôi đều có học sinh tham gia bộ môn Tiếng Anh trong đội tuyển học sinh giỏi của huyện nhà, tham gia và đạt đƣợc nhiều giải trong các hội thi thuyết trình Tiếng Anh cấp trƣờng đƣợc tổ chức hằng năm. - Kết quả giảng dạy cụ thể: + Năm học 2012- 2013 Lớp Tổng số HS Giỏi Khá ≥ T.Bình 6C 32 6 10 16 6D 33 5 11 17 Ghi chú + Năm học 2013- 2014 Lớp Tổng số HS Giỏi Khá ≥ T.Bình 7C 32 8 11 13 <14> Ghi chú 7D 33 8 12 13 Ngoài kết quả trung bình môn luôn đƣợc cải thiện, kết quả làm bài ở phần kiểm tra ngữ âm tăng lên rõ rệt, rất nhiều học sinh đạt điểm 100% ở phần kiểm tra này. Điều quan trọng hơn là hầu hết các em học sinh không còn e ngại với các dạng bài tập kiểm tra ngữ âm nữa. Đồng thời, kĩ năng nói và năng lực giao tiếp bằng Tiếng Anh của các em cũng đƣợc cải thiện đáng kể. <15> PHẦN 3 KẾT LUẬN 3.1. KẾT LUẬN Thực hiện tinh thần đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ theo hƣớng giao tiếp, coi trọng kĩ năng nghe và nói Tiếng Anh, thì việc giúp cho sinh biết cách phát âm để đọc tốt đƣợc Tiếng Anh là hết sức cần thiết, phát huy đƣợc khả năng nói và tạo sự tự tin, chủ động tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép luyện ngữ âm trong bƣớc dạy từ mới là hết sức thiết thực, giúp cho học sinh cải thiện đƣợc khả năng phát âm và đọc đúng Tiếng Anh, tạo thêm hứng thú trong học tập, làm cho tiết học thêm màu sắc, vốn từ của các em cũng tăng lên nhờ vào việc tự học và tự tra cứu thêm từ ở nhà. Bản thân giáo viên đứng lớp cũng cảm thấy tiết học thêm đa dạng và phong phú hơn, đem lại chất lƣợng giảng dạy cao hơn cho môn học này. Điều này khẳng định đề tài mà tôi nghiên cứu là phù hợp với thực tế nhà trƣờng, có tính khả thi và mang lại hiệu quả thiết thực. 3.2. ĐỀ NGHỊ + Với giáo viên giảng dạy: - Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo trƣớc khi lên lớp nhƣ tìm một số từ đã học có âm tiết giống với các âm đƣợc dạy để minh họa cho học sinh. Nên sử dụng bảng phụ viết một số từ minh họa để tiết kiệm thời gian. - Chỉ dạy một từ hoặc một cặp từ trong một tiết học để đảm bảo tính vừa sức và đảm bảo thời gian khai thác nội dung bài học. <16> - Giáo viên có thể thay đổi các cặp âm khi giảng dạy, nhƣng phải đảm bảo các cặp âm đó nằm trong các từ mới có trong bài đang dạy, để học sinh dễ tiếp thu hơn và tiết kiệm thời gian hơn. + Với tổ chuyên môn: Triển khai và chỉ đạo cho nhóm bộ môn vận dụng các SKKN đã đƣợc công nhận vào giảng dạy, nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng dạy và học, đồng thời tạo điều kiện để các đồng nghiệp có cơ sở thực tiễn giúp đỡ nhau tiếp tục hoàn thiện SKKN. + Với Ban giám hiệu nhà trường: Tạo điều kiện phân công chuyên môn cho giáo viên đƣợc giảng dạy liên tục theo khối lớp ít nhất 3 năm, để giáo viên có đủ thời gian và điều kiện vận dụng, kiểm chứng tính hiệu quả và viết SKKN + Với Phòng giáo dục và đào tạo: Cần tổ chức nhiều hơn nữa các tiết thao giảng chuyên đề cấp huyện, cũng nhƣ cụm để giáo viên có cơ hội học hỏi và áp dụng những cái mới, những điểm hay vào thực tế giảng dạy của trƣờng mình. Trên đây là những suy nghĩ và việc làm thiết thực của tôi trong việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trƣờng THCS và đã đƣợc thực nghiệm ở trƣờng THCS Phổ Văn. Trong quá trình thực hiện, thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Bản thân mong nhận đƣợc sự góp ý của đồng nghiệp trong nhà trƣờng, trong huyện để nội dung đề tài đƣợc hoàn thiện và sử dụng rộng rãi hơn. Phổ Văn, ngày 10 tháng 11 năm 2014 Ngƣời viết Nguyễn Thị Hiền Minh <17>
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất