Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn khắc sâu lòng yêu nước cho học sinh khi dạy bài truyền thống yêu nước của d...

Tài liệu Skkn khắc sâu lòng yêu nước cho học sinh khi dạy bài truyền thống yêu nước của dân tộc việt nam thời phong kiến ở lịch sử lớp 10.

.DOC
14
1568
94

Mô tả:

KHẮC SÂU LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH KHI DẠY BÀI TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN Ở LỊCH SỬ LỚP 10  Nguyễn Duy Khuyến – Trường THPT Thanh Bình I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học lịch sử đó là giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, dạy cho các em hiểu biết về nguồn cội của dân tộc mình và dạy cho các em biết phải tự hào về nguồn cội đó. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến nền giáo dục cách mạng. Quan điểm của Người về mục đích dạy học là đào tạo ra những công dân tốt, những cán bộ tốt, giúp ích cho công cuộc kiến thiết đất nước. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đó là giáo dục lòng yêu nước, “dạy cho trẻ biết yêu nước thương nòi”. Để đạt được mục tiêu lớn nhất là đấu tranh cho nước nhà độc lập gắn liền với cuộc đấu tranh “làm cho ai cũng cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” thì phải có những con người tốt, những công dân “vừa hồng vừa chuyên”. Người nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai ới các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…”. Theo Bác, muốn đào tạo được những người công dân yêu nước yêu nước thì phải có lòng nhân ái, ý thức công dân ở ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ở trường các em phải được học lịch sử, vì chỉ có học lịch sử thì các em mới biết được quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông, mới biết được truyền thống vẻ vang, rất đáng tự hào của dân tộc. Trong tác phẩm “lịch sử nước ta” người viết: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ đào tạo những công dân biết yêu nước thương nòi, “vừa hồng vừa chuyên” mãi mãi còn nguyên giá trị. Tư tưởng Hồ Chí Minh không bao giờ tách rời việc học chữ với việc học làm người. Bên cạnh việc dạy chữ thì nhà trường phải dạy các em trở thành một người yêu nước, một công dân có ý thức, có lý tưởng sống đúng đắn, có đạo đức cao cả, biết chiến đấu, cống hiến, hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của nhân dân, biết góp sức mình vào việc chung của đất nước. Trong số những vấn đề cần giáo dục, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước. Trong năm điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng thì điều thứ nhất là: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào" . Đối với Bác: "Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn". Tinh thần yêu nước, như Bác đã khẳng định, là vốn quý, là sức mạnh tuyệt vời đã bao lần giúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử. Người viết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì 1 tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Tinh thần yêu nước được hun đúc từ bao đời đã trở thành sức mạnh Việt Nam, biểu tượng Việt Nam. Ngày nay, trong thời đại Hồ Chí Minh, hơn bao giờ hết, tinh thần ấy cần được khơi dậy một cách mạnh mẽ, cần được đề cao và phải tiếp tục tỏa sáng để đưa chúng ta bước qua đói nghèo, tụt hậu. Việc giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh là việc làm đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay, nhất là học sinh lớp 10 vì các em vừa chuyển lên một cấp học mới. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chúng ta biết rằng bộ môn lịch sử ở trường phổ thông không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức, tri thức khoa học lịch sử mà còn giúp học sinh hiểu biết có hệ thống về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhưng cái khó ở chỗ là lịch sử là cái đã qua, cái không có trước mắt các em. Vì vậy, phải tái hiện. Cách thức tái hiện như thế nào đó cho đạt được hiệu quả tối ưu nhất lại phụ thuộc vào sự chuẩn bị của người giáo viên. Như chúng ta đã biết, lịch sử thì không thể làm thí nghiệm được như môn Lí, môn Hóa, môn Sinh… nhưng có thể tái hiện sống động ngay trước mắt các em thông qua phim, ảnh tư liệu, hiện vật… Dân tộc Việt Nam vốn có lịch sử lâu đời. Ngay từ thời xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục con cái. Trong các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao vốn đã chứa đựng nhiều yếu tố của tri thức lịch sử, phản ánh nhiều sự kiện lớn liên quan công đến công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Từ ý nghĩa lớn lao ấy về mặt tư tưởng nên việc dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học (chức năng giáo dưỡng) để trên cơ sở ấy tiến hành việc giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống (chức năng giáo dục) và bối dưỡng khả năng nhận thức, hành động của học sinh (chức năng phát triển). Trong thực tế cũng không ít người cho rằng, môn lịch sử là bộ môn học thuộc lòng, nặng về ghi nhớ những sự kiện đơn thuần như là năm tháng ngày giờ… và xếp nó vào môn phụ, do đó đã ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cuộc cách mạng khoa học công nghệ như vũ bão hiện nay thì việc am hiểu tường tận lịch sử nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng là một việc làm cần kíp và chính đáng. Trong quá trình giảng dạy và qua kết quả học tập của học sinh, tôi đã xác định lịch sử là một bộ môn khoa học có ưu thế rất lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, rèn tư duy sáng tạo cho các em, đặc biệt giúp cho học sinh từ hiểu biết lịch sử mà rút ra kinh nghiệm quý giá để xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Để đạt được kết quả trên thì việc áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy vào tiết học lịch sử là rất quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, ngoài các phương pháp 2 thường dùng, tôi đã rất linh động trong việc kết hợp hài hòa nhiều phương pháp khác nhau đan xen trong các tiết dạy tùy vào điều kiện ở từng khối, từng lớp và trong những hoàn cảnh cụ thể như là việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, chia nhóm thảo luận, kể chuyện lịch sử, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, chiếu phim tư liệu, liên hệ với thực tế… để học sinh hăng say với giờ học và đạt được mong muốn giáo dục. Qua một thời gian dài áp dụng, tôi thấy hiệu quả đạt được rất khả quan, vì thế tôi tổng hợp thành sáng kiến kinh nghiệm: “KHẮC SÂU LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH KHI DẠY BÀI TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN Ở LỊCH SỬ LỚP 10” Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ mới nghiên cứu ở phạm vi rất hẹp, ở một bài cụ thể trong chương trình lịch sử lớp 10 mà tôi tâm huyết và đã thực hiện tương đối tốt, chứ thực sự chưa có khả năng và điều kiện nghiên cứu trên diện rộng. Đó là bài 28 - TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN Trải qua quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta đã làm nên biết bao kì tích anh hùng, để từ đó tạo nên những truyền thống tốt đẹp, trong đó nổi bật lên là truyền thống yêu nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, rất quý giá và đáng tự hào. Truyền thống đó là sự kết tinh của nhiều yếu tố, nhiều sự kiện … đã được lịch sử chứng minh Là một truyền thống cao quý. Nó đã được hun đúc và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử, thấm đượm sâu sắc vào cuộc sống ngày càng vươn cao của dân tộc ta … III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của lòng yêu nước mang bản sắc Việt Nam chính là yêu nước gắn liền với yêu hòa bình, hòa hiếu. Chỉ đến khi kẻ thù hung bạo quyết phá vỡ nền hòa bình, hòa hiếu ấy thì cả dân tộc mới buộc phải đứng lên cầm súng, cầm dáo, mác, tầm vông… Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam còn có đặc trưng là tình yêu lặng thầm, kìm nén vì những bước đi chiến lược. Bài học lịch sử cho ta thấy, nhiều khi tình cảm ấy cần được phô trương như viên ngọc quý nhưng nhiều lúc nó lại cần phải lặn vào trong, cần kìm nén vì những nước cờ chiến lược. Nếu chúng ta kiên trì hòa bình mà đối phương vẫn cố tình gây chiến xâm lược thì cũng như những cuộc chiến tranh khác, chúng ta sẽ đứng lên, như câu thơ của Chế Lan Viên: “Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết Cho mỗi căn nhà, ngọn núi, con sông!” 3 1. Truyền thống yêu nước của người Việt Nam thể hiện như thế nào trong các thế kỉ phong kiến độc lập Ai cũng biết, tình yêu đất nước là một khái niệm trừu tượng khó hình dung. Người ta có thể tỏ bày tình yêu đất nước, Tổ quốc của mình bằng ước mơ hoài bão. Thế nhưng hiểu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng thế nào là lòng yêu đất nước thì thật là khó khăn Con người, bất cứ ai – cùng sinh ra, lớn lên trong một môi trường cụ thể là gia đình, làng xóm, miền quê. Đó là những con người, những cảnh vật gần gũi, gắn bó máu thịt. Bởi vậy, nếu mỗi chúng ta không có tình yêu đối với các bậc sinh thành ra mình thì làm sao có được tình yêu đối với nhân dân rộng rãi. Không có chút xúc động nào trước cảnh vật: mái tranh nâu, bờ ao, luống đất, nhịp cầu… khăng khít với mình suốt tuổi bé thơ và trong cả cuộc đời thì làm gì có được tình yêu đất nước, tình yêu Tổ quôc. Bác Hồ nặng lòng yêu xứ Nghệ (đến độ trước phút đi xa, Bác còn thèm nghe một câu hò ví dặm) yêu mảnh đất “xứ dân gầy” non xanh nước biếc như tranh họa đồ nên Bác mới một đời tận tụy hi sinh, đấu tranh vì độc lập tự đo của đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chí biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy phù sa'" (Bác ơi – Tố Hữu). Thực tế, đã có không ít người nghĩ rằng phải làm một việc gì thật to lớn cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng không phải thế, rất đơn giản đó là lòng yêu nước cần được biểu hiện qua từng hành động, việc làm hằng ngày của mỗi chúng ta. Bạn cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, đó là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước… Lòng yêu nước chân chính không nhất thiết phải hô, hét thật lớn để cho tất cả mọi người biết mà quan trọng là tính tự giác trong mọi hành động, việc làm của mỗi chúng ta. Tổ quốc là phần thiêng liêng trong tâm thức mỗi người và dường như với mọi người yêu nước là dũng cảm, là hy sinh thân mình để bảo vệ nó mỗi khi đất nước bị xâm lược. Gốc của lòng yêu nước là niềm tự hào về giang sơn, về tên tuổi danh dự của quốc gia và là cả sự phẫn nộ, căm thù khi đất nước bị xâm lăng. Khi có ngoại xâm, cả dân tộc bằng lòng yêu nước từ mỗi trái tim đa kết dính lại một khối thành một sức mạnh vô địch thắng mọi kẻ thù. Nếu chỉ hiểu đơn giản yêu quê hương là tình cảm công dân, với ý thức trách nhiệm đặt lên hàng đầu mà không quan tâm giáo dục tình yêu ấy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt thì tâm hồn con người sẽ trở nên chai sạn biết bao. Chưa kể rằng, có những kẻ hô 4 hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu đất nước, yêu dân tộc mà không xuất phát từ tình cảm yêu mến, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta. Đúng như Tố Hữu nói: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt – Như mẹ cha ta, như vợ như chồng”. Tình yêu ấy không hẳn chỉ thể hiện qua hành động đứng lên đánh lại kẻ thù, mà trước tiên phải xuất phát từ nỗi đau buồn khi nước mất nhà tan, nỗi uất nghẹn khi quê hương bị kẻ thù giày xéo. Không thể có tình yêu dân tộc chung chung nếu không xuất phát từ tình yêu con người cụ thể. Từ nhận thức đến tình cảm, từ suy nghĩ đến hành động luôn thường trực tình cảm yêu quê hương đất nước. Và đối với một người giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy môn lịch sử thì cần phải: - Làm phong phú tri thức và khắc sâu những hiểu biết của học sinh về tình yêu quê hương đất nước thông qua nội dung bài học - Giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, lòng yêu lao động, kính trọng nhân dân lao động qua nhiều thế hệ, niềm tự hào về những tên tuổi của các anh hùng dân tộc, biết trân trọng và gìn giữ những di sản văn hóa của quê hương. - Hình thành những khái niệm về: Truyền thống, Lòng yêu nước, Truyền thống yêu nước của người Việt Nam tạo cho học sinh nhận thức được rõ hơn nội dung bài học… Ta thấy truyền thống yêu nước của người Việt Nam, được biểu hiện rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau …Vậy, nó biểu hiện như thế nào ? Hy sinh, xả thân vì nước, tự hào về đất nước, tự hào về các anh hùng dân tộc, hăng say lao động sáng tạo, chống giặc ngoại xâm, làm những việc tốt có ích cho quê hương đất nước … Khái niệm : Truyền thống : - Là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức … của một dân tộc. Đã hình thành và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Truyền thống yêu nước của người Việt Nam - Là nét nổi bật trong đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc Việt. Nó được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử. Lòng yêu nước - Nhân dân các dân tộc đều có lòng yêu nước, nó bắt nguồn từ nhiều yếu tố như: Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em, với hàng xóm láng giềng, với vùng đất nơi mình sinh ra và lớn lên … - Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn, từ đó hình thành nên truyền thống yêu nước Việt Nam. 5 Song song với quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam liên tục phải cầm vũ khí đứng lên chống ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc, đó là một quá trình dài chứa đựng nhiều hi sinh gian khổ nhưng đầy tự hào và kiêu hãnh. - Sau đó giáo viên đưa ra bảng thông tin phản hồi các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập: Vương triều Lãnh đạo Kết quả Cuộc kháng chiến chống Tiền Lê Tống thời tiền Lê (981) - Lê Hoàn - Thắng lợi nhanh chóng Kháng chiến chống Tống Thời Lý thời Lý - Lý Thường Kiệt - Năm 1077 kết thúc thắng lợi Tên cuộc đấu tranh Kháng chiến chống Mông – nguyên (thế kỷ Thời Trần XIII) - Vua Trần (lần I) Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn 1407 – 1427 - K/c chống quân Minh do nhà Hồ lãnh đạo. - Khởi nghĩa Lam - Lật đổ ách thống trị Sơn chống ách đô của nhà Minh giành lại hộ của nhà Minh độc lập do Lê Lợi – Nguyễn Trãi lãnh đạo. Thời Hồ Kháng chiến chống quân Thời Xiêm 1785 Sơn Kháng chiến chống quân Thời Thanh 1789 Sơn Cả 3 lần kháng chiến - Trần quốc Tuấn đều giành thắng lợi. (lần II – III) Tây Tây - Nguyễn Huệ - Đánh tan 5 vạn quân Xiêm - Vua Quang - Đánh tan 29 vạn quân Trung (Nguyễn Thanh xâm lược Huệ) + Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra ở hầu hết các thế kỷ nối tiếp từ triều đại này sang triều đại khác. + Để lại nhiều kỳ tích anh hùng rất đáng tự hào, những truyền thống cao quý tươi đẹp mãi mãi khắc sâu vào lòng mỗi người Việt Nam yêu nước. + GV Giải thích: Yêu nước gắn với thương dân vì truyền thống yêu nước ngày càng mang yếu tố nhân dân “người chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”  Khoan thư sức dân dễ làm kế sâu rễ, bền gốc, là “Thượng sách để giữ nước”. 6 Như vậy trong các thế hệ phong kiến độc lập truyền thống yêu nước càng được phát huy và tôi luyện, đã làm nên những kỳ tích anh hùng chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Qua tìm hiểu ta thấy truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được biểu hiện rất đa dạng ở những mức độ khác nhau: + Hy sinh, xả thân vì nước. + Tự hào về đất nước, tôn kính những vị anh hùng dân tộc. + Lao động sáng tạo làm giàu cho cộng đồng, cho đất nước. + Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập. + Giữ gìn di sản văn hoá của dân tộc… + Làm những việc ích nước, lợi nhà… trong đó biểu hiện đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc. Như vậy, rõ ràng ta thấy truyền thống yêu nước được biểu hiện rõ nét nhất trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Vì vậy đấu tranh chống ngoại xâm trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam. Truyền thống quý báu đó của nhân dân Việt Nam đã được phát huy cao độ qua mọi thời đại, đã làm nên những chiến công hiển hách cho dân tộc, “nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước” đưa đất nước, dân tộc “vượt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn”. Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Việt Nam đứng trước những khó khăn thử thách lớn: Nguy cơ tụt hậu, cạnh tranh khốc liệt với bên ngoài, nguy cơ đánh mất bản sắc truyền thống của dân tộc…. Vì vậy truyền thống yêu nước cần phải được phát huy cao độ nữa. Lòng yêu nước là tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết tài năng, trí tuệ của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. Các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam ta bao gồm: Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước; tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc; niềm tự hào dân tộc chính đáng; đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, để bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc; cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Bản thân mỗi học sinh chúng ta cũng phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về lòng yêu quê hương, bằng cách luôn trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải sống đẹp với mọi người, biết rung động trước cái đẹp cuộc sống quanh ta. Khi còn là học sinh, biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, đang tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm thành hành vi ứng xử hàng ngày, có mục đích, có hoài bão vun trồng tài năng để sau này cống hiến cho đất nước, thiết tưởng cũng là ươm mầm cho lòng yêu quê hương đất nước ngày càng phát triển bền vững hơn. 7 Lòng yêu nước không chỉ làm chúng ta thấm thía nỗi nhục mất nước để toàn dân phải đấu tranh chống áp bức, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mà còn phải biết lo lắng trong hòa bình khi đất nước thân yêu của mình bị tụt hậu so với các quốc gia khác. Mọi niềm tự hào đều bắt đầu từ tình yêu và chính niềm tự hào về đất nước ấy làm nên lòng tự tôn dân tộc, tính tự trọng công dân. 2. Giáo viên lấy ví dụ cụ thể để minh họa cho bài học liên hệ đến những biểu hiện của lòng yêu nước trong thời đại hiện nay - Trước hết giáo viên cần chia lớp thành các nhóm theo các nội dung mà giáo viên yêu cầu các em thực hiện. Cụ thể như sau: - Chia mỗi lớp thành 02 nhóm (tương ứng với nhóm 1 làm Bài tập 1 là Ví dụ 1, nhóm 2 làm bài tập 2 là Ví dụ 2) - Nội dung đề tài được thực nghiệm ở 05 lớp 10 là: 10A1, 10A2, 10A3, 10A4, 10A5 - Giáo viên quán triệt tinh thần để các em ý thức được đây là việc làm của cả nhóm nhưng đòi hỏi các cá nhân trong nhóm phải tham gia, đóng góp ý kiến nhiệt tình và thảo luận sôi nổi để hoàn thành nội dung mà nhóm được giao. - Thời gian hoàn thành là 15 phút trên 45 phút của một tiết học Ví dụ 1: “Chỉ vài tháng trở lại đây, có ít nhất 05 video clip quay cảnh nữ sinh đánh nhau được tung lên mạng. Các clip này ghi lại cận cảnh vụ xô xát của các nữ sinh, thu cả tiếng nói kèm theo nhiều câu chửi thề tục tĩu từ những cặp môi hồng. Tất cả đều mặc đồng phục học sinh. Ngoài mức độ tàn nhẫn trong các hành vi bạo lực, điều khiến dư luận lo ngại hơn cả chính là thái độ thờ ơ của những người đứng xem, mà hầu hết là học sinh” (vnexpress.net, 24/3/2013) Câu hỏi 1: Em có suy nghĩ như thế nào khi đọc được thông tin trên? Câu hỏi 2: Nếu em gặp phải tình huống trên em sẽ làm gì? Câu hỏi 3: Ngày nay, để yêu nước em phải làm gì? Và làm như thế nào ? Câu hỏi 4 : Hãy đọc lên các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng yêu nước mà em đã học? 8 Một vụ việc khác xảy ra trên cầu Rạch Ruộng (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Trong clip, 2 nữ sinh cấp 2 đã lao vào nhau đấm, đá, túm tóc, vật xuống đất... trong sự cổ vũ của rất đông các học sinh khác. "Cố lên! Dzô! Dzô!", "Đè nó xuống, đè nó xuống đi!", "Buông ra đi, buông ra rồi một hồi... đánh tiếp"... là những tiếng hò hét, cổ vũ trong suốt đoạn clip quay lại cảnh 2 học sinh nữ đánh nhau giữa một cây cầu lớn. (Theo Quỳnh Trân – Trí Thức Trẻ) Hai học sinh bắt đầu lao vào nhau - (Ảnh cắt từ clip- Theo - Trí Thức Trẻ) Đoạn clip dài 1 phút này sau khi được chia sẻ trên Youtube, các trang fanpage nổi tiếng và nhận được nhiều bình luận bức xúc của mọi người. Nhiều người cho rằng, con gái đánh nhau đã là một hình ảnh không đẹp, các em học sinh lại còn đánh ngay giữa cầu Rạch Ruộng và trước sự chứng kiến của gần 10 học sinh khác có mặt trên cầu thì quả là khó chấp nhận. Một em bị vật ngã xuống đất... - (Ảnh cắt từ clip- Theo - Trí Thức Trẻ) 9 Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) vừa công bố báo cáo về tình trạng bạo lực trong các trường học ở châu Á. Báo cáo dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế với 9.000 học sinh ở lứa tuổi 12-17, các giáo viên, hiệu trưởng, phụ huynh... tại 5 quốc gia Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal, thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2014. Theo báo cáo này, tình trạng bạo lực trong các trường học châu Á đang ở mức báo động. Trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đường. Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%. Chỉ tính trong 6 tháng (10/2013-3/2014), số học sinh bị bạo lực (ở mọi hình thức: tinh thần, thể xác...) tại trường học của Indonesia là 75%. Việt Nam đứng thứ hai với 71%. Nghiên cứu chỉ ra rằng mạng xã hội cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng bạo lực học đường. Nhiều học sinh kể rằng, từ những tin đồn, cãi vã, đăng ảnh bôi nhọ và bình phẩm ác ý trên Facebook đã khiến các em đánh nhau ở trường. (Theo Quỳnh Trang – Trí Thức Trẻ) Vì vậy: - Muốn hạn chế bạo lực học đường phải tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, phối hợp chặt giữa nhà trường, gia đình và xã hội để uốn nắn, ngăn chặn mầm mống bạo lực học đường - Muốn ngăn chặn bạo lực học đường, phải giải quyết gốc rễ của vấn đề là giáo dục cách ứng xử, giải quyết mâu thuẫn cho học sinh 10 Ví dụ 2 “Việc Trung Quốc xây dựng mở rộng trái phép công trình trên các bãi, đá và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực Trường Sa không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, mà còn vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã kí kết giữa Trung Quốc và ASEAN. Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó” (Bà Phạm Thu Hằng – Phó phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam) Câu hỏi 1: Là công dân Việt Nam, em có suy nghĩ gì về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc hiện nay? Câu hỏi 2: Quan điểm của cá nhân em trong quan hệ ứng xử với Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay? Đối với câu hỏi này, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các gợi ý sau đây: - Cần nâng cao công tác tuyên truyền về vấn đề Biển Đông đến toàn dân - Không chỉ tuyên truyền trong nước mà chúng ta phải tuyên truyền ra cả thế giới những bản đồ này để khẳng định chủ quyền của chúng ta tại Biển Đông. - Sức mạnh của Việt Nam hiện nay chính là ở chân lý và pháp lý - Với phương châm thực hiện đường lối hòa bình, chúng ta có điểm mạnh hơn Trung Quốc. - Sự kiên cường và bất khuất là những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh Việt Nam. - Truyền thống đó hàng nghìn năm nay có thể gặp những khó khăn ban đầu nhưng sẽ có chiến thắng cuối cùng Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. (Theo vietbao.vn) 11 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua việc áp dụng đề tài này vào giảng dạy tôi thấy rằng để nâng cao chất lượng trong mỗi giờ lên lớp thì trước hết giáo viên phải thực sự tâm huyết với bộ môn, thực sự đầu tư thời gian, kiến thức cho bài dạy. Lên lớp giáo viên phải có sự sáng tạo trong việc tổ chức hướng dẫn các em học. Các em phải được làm việc nhiều trên lớp. Đây là yếu tố quan trọng giúp học sinh phát triển tư duy và hình thành phương pháp tự học. Chính sự hứng thú của học sinh trong mỗi giờ học và chất lượng học tập của các em được nâng lên sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá phần nào khẳng định tác dụng của đề tài và là động lực giúp tôi say mê và yêu nghề hơn. Điều tra thực tế khi áp dụng đề tài này vào giảng dạy và sau đó xây dựng câu hỏi kiểm tra tự luận trong cả hai nội dung 15 phút và 45 phút, tôi thu được kết quả như sau: Lớp Số 10A1 sinh 43 Tỉ Lệ % 10A2 44 Tỉ Lệ % 10A3 39 Tỉ Lệ % 10A4 41 Tỉ Lệ % 10A5 Tỉ Lệ % 40 học Giỏi Khá Trung Dưới trung 30 13 bình 0 bình 0 69,8% 30,2% 0% 0% 34 10 0 0 77,2% 22,8% 23,8% 0% 29 6 4 0 74,3% 15,3% 10,2% 0% 30 7 4 0 73,1% 17,0% 9,8% 0% 30 5 5 0 75% 12,5% 12,5% 0% 12 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Để đạt được hiệu quả cao trong học tập môn lịch sử trước hết học sinh phải yêu thích môn lịch sử. Điều này cần sự tác động rất lớn từ phía giáo viên, và vai trò cùa người giáo viên rất quan trọng trong việc hình thành tri thức và nhân cách học sinh. Do đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tích cực, chủ động và linh hoạt tìm tòi tri thức. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy lịch sử lớp 10 cá nhân tôi nhận thấy vẫn còn một số bất cập, tôi xin được đề xuất một vài kiến nghị sau đây: Một là: Về tiết phân phối chương trình giáo viên cũng nên linh hoạt điều tiết giữa các phần trong nội dung chương trình nhằm ưu tiên thêm một thời lượng nhiều hơn cho nội dung quan trọng khi lên lớp. Hai là: Giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu về kế hoạch bài dạy, nhất là khâu tổ chức cho học sinh tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức trên lớp. Trong quá trình vận dụng những biện pháp trên vào bài giảng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau : - Giáo viên phải biết kết hợp hài hòa mục tiêu cần đạt với nội dung cách làm mới, có như vậy tiết dạy mới bảo đảm nội dung - Khi vận dụng người giáo viên phải sếp xếp thời gian hợp lí, nếu không sẽ không đủ thời gian cho mỗi tiết dạy - Giáo viên phải tìm mọi cách cho học sinh tự nêu lên thắc mắc của mình - Giáo viên nên thường xuyên đặt câu hỏi có liên quan đến các tài liệu mà mình cung cấp cho các em để học sinh thấy rằng đọc nó rất bổ ích… Khi dạy học lịch sử theo chuẩn kiến thức hiện nay nếu giáo viên chú trọng về việc làm sao cho học sinh ghi bài tốt với nội dung bài quá dài thì tiết học sẽ trở nên nặng nề, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách thụ động và căng thẳng . Nhưng nếu vận dụng các phương pháp vừa nêu trên không hợp lý thì bài dạy sẽ không thực hiện được mục đích yêu cầu của bài học và đôi khi bị cháy giáo án cho nên phải biết kết hợp tốt 13 các phương pháp làm cho bài dạy trở nên sinh động , kích thích sự ham học, ham hiểu biết của học sinh từ đó các em mới học tập tốt . Trên đây là một số ý kiến nhỏ mà tôi đã thực hiện giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp. Hy vọng rằng, nó sẽ là một phương pháp trong nhiều phương pháp khác nâng cao lượng giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và lớp 10 nói riêng. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên trong tổ bộ môn Lịch sử trường THPT Thanh Bình đã tư vấn, góp ý sửa chữa và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này và xin được tiếp thu ý kiến góp ý của các đồng nghiệp. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. Di chúc của Hồ Chủ Tịch Báo điện tử Trí thức trẻ Báo điện tử vnexpress.net Lịch sử 10 – SGK – Nhà xuất bản giáo dục – 2014 Lịch sử 10 – SGV – Nhà xuất bản giáo dục – 2014 Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn lịch sử, cấp THPT (theo Công văn số 5842/BGDDT-VP ngày 01/09/2011 của Bộ GDDT) ______________________ NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Nguyễn Duy Khuyến 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan