Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn khai thác một số kiến thức thơ văn vận dụng trong việc giảng dạy môn lịch s...

Tài liệu Skkn khai thác một số kiến thức thơ văn vận dụng trong việc giảng dạy môn lịch sử bậc thpt

.PDF
21
2456
73

Mô tả:

A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Thơ văn nói chung với ưu thế của nó: dễ thuộc, dễ đi vào lòng người… sẽ là một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch sử thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, lòng biết ơn đối với truyền thống, lãnh tụ cũng như những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, đã đóng góp xương máu của mình để làm rạng rỡ thêm lịch sử nước nhà đồng thời dạy lịch sử qua một số tác phẩm văn học sẽ giúp cho các em học sinh bậc THPT hứng thú, chăm chú và dễ hiểu hơn. II. Phương pháp nghiên cứu. - Như đã xác định, đối tượng, phạm vi vận dụng của đề tài là chương trình lịch sử lớp 10,11,12. Vì vậy, trước hết cần phải nghiên cứu kỹ chương trình sách giáo khoa, phân phối chương trình theo hướng giảm tải của Bộ GD & ĐT. Đặc biệt là các bài có thể khai thác, vận dụng được. Trong khi thực hiện công đoạn này, cần phải liên hệ, so sánh và đặt nó trong mối quan hệ liên quan với chương trình môn Văn học lớp 10, 11, 12. Đây là một thao tác rất quan trọng, góp phần xác định được đúng mức độ vận dụng của đối tượng là học sinh lớp THPT, tránh sa đà, ôm đồm. - Tiến hành sưu tầm các bài thơ, văn… có quan hệ sát với nội dung các bài lịch sử thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cần lưu ý rằng, không phải trong một bài thơ liên quan ta có thể khai thác được hết cả bài mà nên lựa chọn những đoạn thơ sát nhất, “đắt” nhất để sử dụng. - Chọn lựa, phân loại các kiến thức thơ, văn phù hợp với yêu cầu, phương pháp giảng dạy lịch sử theo từng mảng: thơ về tiểu sử, cuộc đời nhân vật lịch sử; thơ văn về diễn biến trận đánh hay biến cố lịch sử, thơ văn trần thuật về tội ác của giai cấp thống trị, của bọn xâm lược… Sau khi phân loại, tiến hành sắp xếp nguồn tư liệu đó thành từng chủ đề. 1 - Khai thác, vận dụng các kiến thức đó vào từng bài lịch sử đã giới hạn. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Nhằm giúp học sinh trường THPT Vinh Xuân lĩnh hội kiến thức thông qua một số các tác phẩm thơ văn, tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Khai thác một số kiến thức thơ văn vận dụng trong việc giảng dạy môn lịch sử bậc THPT". Với bản thân tôi, đây chính là một trong các giải pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học. Đề tài này được coi như là một kinh nghiệm nhỏ được biên soạn dựa trên một số tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kỹ năng, sách ngữ văn lớp 10,11,12, phân phối chương trình theo hướng giảm tải của Bộ GD & ĐT và một số tác phẩm văn học sưu tầm... hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho bản thân tôi và cho học sinh trong quá trình giảng dạy và giúp học sinh có những phương pháp hay để khai thác được kiến thức qua thơ văn. Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu , chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp rộng rãi nhiệt tình của đồng nghiệp, để bản thân tôi có được những bài học kinh nghiệm quý báu cho riêng mình hỗ trợ trong quá trình giảng dạy thật tốt bộ môn lịch sử ở trường. Chân thành cảm ơn ! 2 B. PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng dạy và học lịch sử ở trường THPT. - Trong không khí đổi mới phương pháp giảng dạy ở nhiều bộ môn, với việc lấy học sinh làm trung tâm, học sinh sẽ chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Kiến thức của từng đơn vị bài học vừa đòi hỏi học sinh tiếp cận ở chiều sâu lại phải đặt ra yêu cầu về chiều rộng đối với người học, tức là có sự tích hợp nhiều phân môn, cụ thể là ngành khoa học xã hội gần gũi nhau: ngữ văn và lịch sử. - Nhiều năm nay, cứ sau mỗi lần thi tốt nghiệp THPT nhiều phương tiện thông tin đại chúng, nhiều tờ báo từ trung ương đến địa phương liên tục thay nhau đưa ra những thông tin … buồn! Về bài thi môn lịch sử, nhiều bài viết các em làm rất ngô nghê, hình như nghĩ sao làm vậy chứ không có tư duy thậm chí không muốn nói là học bài. Phải chăng đó là do cách dạy của giáo viên hay học sinh theo xu thế hiện nay đang quay lưng lại với lịch sử. Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” - Thế mà cứ đến mùa thi tốt nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng nhiều lần đưa tin không vui đối với bộ môn lịch sử nhiều bài viết điểm 0 và ví dụ sau là điển hình: .... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết quả: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên máy bay rồi!)(tư liệu sưu tầm từ thực tế phổ thông). Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng có lẽ không thể bỏ qua việc học tập tiếp thu kiến thức của hai phân môn lịch sử và ngữ văn đối với các em là vừa yếu, vừa thiếu. 3 Chương trình lịch sử hiện tại lại có sự phân bố không cân xứng giữa lịch sử văn hoá và lịch sử chiến tranh. Các bài viết về chiến công và các trận đánh chiếm tỷ lệ lớn hơn. Vậy làm sao cho học sinh học lịch sử đỡ nhàm chán, linh hoạt, khắc sâu được kiến thức. Ngược lại, khi những học sinh này học môn ngữ văn thì không bị nhầm lẫn những chi tiết của lịch sử? Giáo viên của hai môn có quan hệ “họ hàng” này ít khi ngồi lại cùng nhau để bàn bạc trao đổi thêm về chuyên môn. Nhiều giáo viên ngữ văn không nhớ nhiều kiến thức lịch sử (phần lớn chỉ xem chú thích rồi giải nghĩa lại cho học sinh, ít có sự trao đổi với giáo viên dạy lịch sử và ngược lại) II. Mối quan hệ giữa hai phân môn lịch sử và văn học trong việc giảng dạy ở bậc THPT. - Chúng ta đều biết, trong nhà trường Phổ thông. Cũng như các bộ môn khoa học tự nhiên (KHTN), các môn học thuộc KHXH như văn học, lịch sử,… có vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh nên lại càng liên quan và hệ thống hơn. - Đối tượng nghiên cứu của văn học cũng như Sử học đều là con người, những vấn đề xã hội…. Văn học ngợi ca vẻ đẹp của non sông, đất nước, ca ngợi những con người mang những phẩm chất tốt đẹp, cao quý cũng như đả kích, lên án cái xấu của họ thì lịch sử cũng ghi nhận công lao, đóng góp của những con người ấy (nhân vật lịch sử) và phán xét nghiêm minh đối với những người có tội với dân, với nước. Trong thực tế, có không ít người vừa là nhà văn, nhà thơ đồng thời là nhà sử học mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta là một ví dụ điển hình Người vừa là Nhà giáo dục lớn vừa là người nghiên cứu lịch Sử nổi tiếng là tác giả của rất nhiều tác phẩm thơ, văn nổi tiếng. “Tuyên ngôn độc lập”, “Vi hành”, “Nhật ký trong tù”… - Thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT trong những năm gần đây. “ Lịch sử là sự kiện”. Đó là một tổng kết mà ai trong chúng ta - những giáo 4 viên dạy sử cũng có thể thấy được. Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan, nhất là những bài viết về các trận đánh có rất nhiều những con số về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt được trên mọi lĩnh vực. Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp. Thực tế cho thấy, giáo viên giảng dạy môn lịch sử ở cấp THPT nói chung thường giảng dạy một cách khô khan, cứng nhắc, nặng về cung cấp kiến thức, sự kiện một cách đơn thuần, truyền thụ kiến thức theo phương pháp đọc - chép do vậy không gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho tiết học trở nên nặng nề. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho học sinh chưa thích học bộ môn lịch sử. Tuy nhiên, trái với thực trạng trên. Qua giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp trong mấy năm qua, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là rất quý. Đó là: khi áp dụng kiến thức thơ, văn vào việc giảng dạy lịch sử sẽ gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Những tiết học như vậy trở nên sinh động hẳn. Khi thầy, cô giáo đọc thơ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú, sau tiết học, nhiều em còn nhờ thầy, cô giáo đọc để chép vào sổ tay. Những tiết học như thế đã để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền. Chắc chắn những sự kiện trong bài học lịch sử sẽ lưu lại trong ký ức các em sâu hơn, lâu hơn. Qua thể nghiệm nhiều lần dạy hai cách ở 1 tiết học: một là giảng dạy không vận dụng kiến thức thơ văn, hai là có vận dụng kiến thức thơ văn vào trong tiết dạy, tôi thấy chất lượng hai tiết dạy hoàn toàn khác nhau, kể cả tâm lý, hứng thú của người dạy cũng hoàn toàn khác nhau. - Sự phong phú của nguồn thơ, văn, ca dao, dân ca, chuyện cổ.... viết về lịch sử hoặc liên quan đến lịch Sử Có thể nói, nền văn học nước ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của lịch sử dân tộc từ trước đến nay và mối quan hệ họ hàng này càng gắn bó 5 hơn trong thực tiễn để đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. III. Khai thác một số kiến thức thơ văn vận dụng vào việc giảng dạy một số bài lịch sử lớp 10, 11, 12 chương trình cơ bản. 1. Khai thác một số kiến thức thơ văn vận dụng vào việc giảng dạy một số bài lịch sử lớp 10 chương trình cơ bản. 1.1. Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rôma Khi khai thác thơ văn đối với bài này giáo viên nên hướng cho học sinh nhớ đến các bộ sử thi Ô-đi-xê và I-li-at của Homerơ, có thể cung cấp cho học sinh một số chuyện như: *Cuộc chiến thành Tơ-roa “Thần Dớt tối cao đã đặt vận mệnh của quân Hy Lạp và Tơ-roa lên bàn cân để quyết định. Và cán cân đã nghiêng về phía Tơ-roa. Lập tức, chúa tể của các vị thần ban sức mạnh và dũng khí cho Héc-tơ, vị tổng chỉ huy tài ba của quân Tơ-roa liền phát động một cuộc tổng tấn công khiến quân Hy Lạp rơi vào tình thế hỗn loạn, không đủ sức đánh trả. Nữ thần Hê-ra và thần Đại dương Pô-xây-đông đang định trợ giúp quân Hy Lạp thì đại quân của tướng A-ga-me-nông đã bị dồn tới tận khu vực neo đậu chiến thuyền, tình thế hết sức nguy ngập. Chiến thành dường như đã nghiêng hẳn về phía quân thành Tơ-roa…” * Cuộc chiến thành Tơ-roa kết thúc “Cuộc chiến Tơ-roa kéo dài suốt mười năm đằng đẵng cuối cùng cũng đến hồi hạ màn. Chiến tranh kết thúc nhưng các anh hùng Hy Lạp vẫn phải trải qua muôn vàn thử thách trên đường trở về quê hương. Trong đó, dũng tướng Ô-đi-xê phải mất mười năm phiêu lưu trên biển, dạt vào hết hòn đảo này đến hòn đảo khác mới được đoàn tụ với gia đình. Ở quê hương I-tác của Ô-đi-xê, hoàng hậu Pê-nê-lốp vợ chàng và con trai Tê-lê-mác cũng phải chờ đợi chàng suốt hai mươi năm đoạn trường. 6 Dũng tướng Ô-đi-xê dã phải đối mặt với những khó khăn, thử thách nào trên đường trở về quê hương? “ * Chuyến phiêu lưu trên biển của Ô-đi-xê “Cuộc chiến Tơ-roa kết thúc nhưng Ô-đi-xê đã phải mất mười năm và trải qua rất nhiều sóng gió trên hành trình hồi hương. Sau khi chọc mù mắt tên khổng lồ một mắt Pô-li-tê-mốt, chàng phải xuống tận thế giới âm phủ của thần vương Ha-đét để nhờ nhà tiên tri mù Thê-rê-si-át chỉ dẫn cách về nhà an toàn. Vượt qua vùng biển có quái vật Xki-la và Xi-ren, cuối cùng nhờ sự giúp đỡ của tộc người Pha-ê-a-xi dũng tướng cũng đặt được chân lên mảnh đất quê hương I-tác. Lúc này, Tê-lê-mác đang ở xứ Xpác-tơ, nghe lời chỉ bảo của nữ thần A-thê-na, cậu cũng quay về I-tác. Ô-đi-xê hội ngộ Tê-lê-mác hay không và chuyện gì đang chờ đợi họ ở phía trước? Câu chuyện “Người anh hùng phục thù” Vừa trở về I-tác, Ô-đi-xê đã phải đối mặt với thử thách mới. Đó là trừng trị bọn cầu hôn quấy nhiễu gia đình và tiêu tốn tài sản của hoàng cung suốt thời gian chàng đi vắng. Nhờ sự trợ giúp của nữ thần A-thê-na, Ô-đi-xê đã biến thành ông lão ăn mày và gặp được con trai Tê-lê-mác. Hai cha con cùng lên kế hoạch để diệt trừ bọn cầu hôn ngạo mạn”. 1.2. Bài 5. Trung Quốc thời phong kiến. Khi dạy bài 5 lịch sử lớp 10 chương trình cơ bản giáo viên liên hệ và làm sáng tỏ bằng những câu thơ của nhà thơ Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ vv…để thấy được những thành tựu về văn hóa của Trung Quốc như: “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu Yên hoa giang nguyệt há Dương Châu Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu “ (Thơ Lý Bạch) 7 Dịch nghĩa Bạn từ lầu Hạc lên đường Giữa mùa hoa khói châu Dương xuôi dòng Bóng buồm đã khuất bầu không Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời Hay: Vọng Lư Sơn Bộc Bố ”Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên, Dao khan bộc bố quải tiền xuyên. Phi lưu trực há tam thiên xích, Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”. (Thơ Lý Bạch) Dịch nghĩa Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, Xa trông dòng thác trước sông này : Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. Hay giáo viên có thể trích dẫn một số đoạn trích trong các bộ tiểu thuyết như :Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy hữ, Tây du ký vv... 1.3. Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. Khi giảng dạy quốc gia Văn Lang Âu Lạc giáo viên nên liên hệ những câu chuyện truyền thuyết như chuyện Con rồng cháu tiên; Thánh Gióng; Bánh chưng bánh dày, ... An Dương Vương Mỵ Châu – Trọng Thuỷ, ... hoặc những thơ ca dân gian “Ai về Phú Thọ cùng ta Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười. Ai về đến ngả ba Chanh Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương 8 Cổ Loa thành ốc lạ thường Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây” (Ca dao xưa) 1.4. Bài 16. Thời Băc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập (từ TK VI đến TK X). Để thể hiện khí phách anh hùng của phụ nữ Việt Nam trong buổi đầu đấu tranh giành độc lập từ thế kỷ VI đến thế kỷ X, giáo viên khai thác các câu thơ, ca dao, những bài vè trong dân gian như sau: “Một xin rửa sạch nước thù Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kêu oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này” (Theo Thiên Nam ngữ lục) Bà Trưng quê ở Châu Phong Giận loài tham bạo thù chồng chẳng quên Chị, em nặng một lời nguyền Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân Ngàn Tây nổi áng phong trần Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên Hồng quần nhẹ bước chinh yên Đuổi ngay Tô Định dẹp yên kinh thành. Đô kỳ đóng ở Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta” (Theo Đại Nam quốc sử diễn ca) Hay : “Ru con con ngủ cho lành Để mẹ gánh nước rửa bành con voi Muốn coi lên núi mà coi 9 Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng. Sa Nam trên chợ dưới đò Nơi Mai Hắc Đế dựng cờ dụng binh” (Thơ ca dân gian) 1.5. Bài 17, 18,19,20 lịch sử lớp 10. Khi giảng dạy và để làm nổi bật những thành tựu về kinh kế, văn hóa, giáo dục, chính trị đặc biệt là những chiến công oai hùng của dân tộc ta, giáo viên có thể vận dụng một số tác phẩm thơ, ca dao, những bài vè có trong sách giáo khoa rồi phân tích làm rõ như : Đến hồi Thập nhị sứ quân. Bốn phương loạn lạc, muôn dân cơ hàn Động Hoa Lư có Tiên hoàng Nổi lên gây dựng Triều đình họ Đinh. Ra tay kiến thiết kinh Đinh, Đến vua Phế Đế chỉ kinh hai đời (Hồ Chí Minh – Lịch sử nước ta toàn tập, tập 3, trang 22) Hay : “Lê Đại Hành, nổi lên ngôi Đánh tan quân Tống, đuổi lui Chiêm Thành” (Hồ Chí Minh – Lịch sử nước ta toàn tập, tập 3, trang 222) “Đời vua Thái Tổ Thái Tông Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn” “Sông nhất là sông Bạch Đằng Ba lần giặc đến ba lần giặc tan...” “Cao nhất là núi Lam Sơn Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra, ... Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, ...” (Thơ ca dân gian) 10 Văn học TK X – TK XV: Thơ Lý – Trần, Chiều dời đô; Hịch tướng sĩ; Phú sông Bạch Đằng; ... Cáo Bình Ngô; Hồng Đức Quốc âm thi tập; Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi); ..., các đoạn trích của Đại Việt sử ký toàn thư về Trần Thủ Độ; Trần Quốc Tuấn, ... là những tuyệt tác mà khi giảng dạy giáo viên nên tích hợp vào các bài cụ thể để làm sinh động thêm tiết học. 1.6. Bài 21,22,23,24 lịch sử lớp 10. “Lê còn thì Trịnh cũng còn Lê mà sụp đổ Trịnh không vẹn tuyền Trăm quan có mắt như mờ Để cho Huy Quận vào sờ chánh cung Từ ngày Cảnh Trị lên ngôi Khoai chửa mọc chồi đã nhổ lên ăn Luỹ Thầy ai đắp mà cao Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu. Bần gie đóm đậu sáng ngời Rạch Gầm Xoài Mút muôn đời oai linh. Nguyễn ra rồi Nguyễn lại về Chúa Trịnh mất đất, vua Lê hãy còn.” (Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm; Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ, ...) 1.7. Bài 26. Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân. Khi giảng dạy bài này để tạo hứng thú cho học sinh đồng thời để miêu tả đời sống nhân dân ta dưới triều Nguyễn giáo viên nên vận dụng các câu thơ, ca dao tục ngữ dân gian như: “Tháng tám có chiếu vua ra Cấm quần không đáy người ta hãi hùng” Từ ngày Tự Đức làm vua Cơm chẳng đầy nồi trẻ khóc như ri 11 Một ngày mà có ba vua Vua sống vua chết, vua thua chạy dài” (Tục ngữ, ca dao Việt Nam) Hay : “Cơm thì chẳng có Rau cháo cũng không Đất trắng xóa ngoài đồng Nhà giàu niêm kín cổng Còn một bộ xương sống Vơ vất đi ăn mày Ngồi xó chợ, lùm cây Quạ kêu vang bốn phía Xác đầy nghĩa địa Thây thối bên cầu Trời ảm đạm u sầu Cảnh hoang tàn đói rét…” (Thể loại vè Việt Nam) 2. Khai thác một số kiến thức thơ văn vận dụng vào việc giảng dạy một số bài lịch sử lớp 11 chương trình cơ bản. 2.1. Bài 19, 20. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 -1884) . Để việc giảng dạy lịch sử lớp 11 bớt nhàm chán, khi khai thác nội dung trong sách giáo khoa, giáo viên nên mô tả tiến trình xâm lược nước ta của các thế lực thực dân phương Tây, đồng thời làm nổi bật lên tư tưởng sợ Pháp, nhu nhược của quan quân triều đình nhà Nguyễn qua đó nêu gương tinh thần chiến đấu rất dũng cảm của nhân dân ta thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và chí căm thù giặc ngoại xâm… 12 “Rằng năm Tự Đức hãy còn Có năm ba chiếc tàu con nó vào .... Tàu này tàu của nước Tây Nó sang làm giặc sự này tại đâu Giặc Tây đánh đến Cần Giờ Bảo đừng thương nhớ đợi chờ uổng công Gò công anh dũng tuyệt vời Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây. Kẻ sĩ cho chí kẻ nôn Ai ai rồi cũng một lòng chán vua… Dập dìu trống đánh cờ xiêu Phen này quyết đánh cả triều lẫn tây.” (Thơ ca Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX) 2.2. Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối TK XIX. “Vì ai thất thủ kinh đô Vì ai ấu Chúa phải vô chốn này Hàm Nghi chính thực vua trung Còn như Đồng Khánh là ông vua xằng Có chàng Công Tráng họ Đinh Dựng cờ Ba Đình chống đánh giặc Tây, ...” 2.3. Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu TK XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914). “Chiều chiều trên Phủ Văn Lâu Ai ngồi Ai câu Ai sầu Ai thảm Ai thương Ai cảm… Thuyền ai thấp thoáng bến sông Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước non... Bán thân đổi mấy đồng xu 13 Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng” 3. Khai thác một số kiến thức thơ văn vận dụng vào việc giảng dạy một số bài lịch sử lớp 12 chương trình cơ bản. 3.1 Bài 12, 13. “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1930”. 3.1.1 Làm sáng tỏ tội ác của thực dân Pháp xâm lược cũng như nỗi thống khổ của nhân dân ta do chính sách bóc lột bằng cách mở đồn điền hết sức tàn bạo. “Cao su đi dễ, khó về Khi đi trai tráng, khi về bủng beo” (Ca dao chống Pháp) hoặc: “Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu Bán thân đổi mấy đồng xu Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!” (Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu) 3.1.2 Làm sáng tỏ: “Thuế khoá trong bất cứ thời gian nào cũng là nguồn bóc lột chủ yếu của thực dân đế quốc nói chung và thực dân Pháp đối với nhân dân Đông Dương nói riêng” “… Thuế đến cả phấn son phường phố Thuế môn bài, thuế đuốc, thuế đèn Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền Thuế rừng tre gỗ, thuế tiền bán buôn … Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt Thắt chặt dần như thắt chỉ xe” 14 3.1.3 Để làm sáng tỏ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc . “Đất nước đẹp vô cùng, nhưng Bác phải ra đi, Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác. Khi bờ bãi lui dần làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre”. (Chế Lan Viên) “Bác về đây, Tổ quốc ơi, Nhớ thương hòn đất, ấm chân Người. Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ, Mà đến bây giờ mới tới nơi”. (Tố Hữu) Giáo viên nên lưu ý, sau khi đọc thơ phải cắt nghĩa cho các em hiểu một số từ để học sinh biết và nắm kiến thức sâu hơn. 3.2. Bài 14. Phong trào cách mạng 1930-1935. Sau khi trình bày cho học sinh diễn biến của phong trào Cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ – Tĩnh, giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ sau để minh hoạ thêm: “Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên Nam Đàn, Nghi Lộc , Hưng Nguyên Anh Sơn, Hà Tĩnh bốn bên dậy rồi Không có lẽ ta ngồi chịu chết Phải cùng nhau kiên quyết một phen Tổng này, xã nọ kết liên Ta hò, ta hét, thét lên thử nào” (Tố Hữu) 15 3.3. Bài 16 “…..Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1939-1945…” 3.3.1 Nhằm khắc họa hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh và tình cảm của Người khi trở về quê hương sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, có thể khai thác sử dụng: “…Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt Sáng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về… Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ… Bác đã về đây, Tổ quốc ơi! Nhớ thương hòn đất, ấm hơi Người Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ Mà đến bây giờ mới tới nơi!” (Theo chân Bác - Tố Hữu) 3.3.2.Nói về diễn biến của tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Tổng khởi nghĩa! Lệnh truyền đêm trước Sáng quân ra giải phóng Thái nguyên Hà Nội, Huế, Sài Gòn, cả nước Đứng lên ta giành hết chính quyền! (Theo chân Bác – Tố Hữu) Liên hệ cuộc Cách mạng tháng Tám ở Thừa Thiên Huế, giáo viên trích dẫn cho học sinh nghe một số câu thơ của nhà thơ Tố Hữu như: “Huế trầm mặc hôm nay sao khác khác, Những mắt huyền ngơ ngác hỏi thầm nhau Chân nôn nao như khách đợi mong tàu Bước dò bước, không biết sau hay trước. Tim hồi hộp, vì sao? Ai hẹn ước… Máu giải phóng đã lôi lòng nhân loại! Nên Kim thượng đêm nay vui… chiến bại 16 Để toàn dân chiến thắng giữ ngôi son Người phải lui cho Dân tiến, Nước còn Thôi thôi vậy. Tiên vương ôi, nghiệp đế! Người đã quyết "không làm vua nô lệ" Xuống làm dân nước độc lập hoàn toàn…” Cách mạng tháng Tám thành công Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà: “Hôm nay sáng mồng hai tháng chín Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình Muôn triệu tim chờ…chim cũng nín Bỗng vang lên tiếng hát ân tình Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!” (Theo chân Bác - Tố Hữu) 3.4. Bài 20 – “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953-1954”. Với quyết tâm đánh bại kẻ thù trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 quân dân ta không ngại hy sinh gian khổ: Những đồng chí, thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, mắt nhắm, còn ôm. Những bàn tay xẻ núi, lăn bom Nhất định mở đường cho xe ta tiến lên chiến trường tiếp viện. (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu) Chiến dịch kết thúc thắng lợi có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn: Chín năm làm một Điện Biên 17 Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng. Hoặc: Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu. (Ta đi tới - Tố Hữu) 3.5. Bài 21– “Xây dựng CNXH ở miền Bắc…1954-1965”. Sau 1954 miền Bắc hoàn toàn giải phóng bắt tay xây dựng CNXH, nông thôn miền Bắc phấn khởi trên con đường làm ăn tập thể: “Dân có ruộng dập dìu hợp tác Lúa mượt đồng ấm áp làng quê Chiêm mùa, cờ đỏ ven đê Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn” (Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu) 3.6. Bài 22– “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu…miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất 1965-1973”. 3.6.1. Giữa lúc sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước đang giành được những thắnglợi ngày càng lớn thì xảy đến một cái tang chung, ngày 2/9/1969, Bác Hồ mất. Để lại nỗi tiếc thương khôn nguôi: “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười.” (Bác ơi - Tố Hữu) 3.6.2. Sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết cho thấy sự phấn khởi của nhân dân ta “Khao khát trăm năm, mãi đợi chờ Hôm nay vui đến ngỡ trong mơ” (Việt Nam, máu và hoa - Tố Hữu) 18 3.7. Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội miền Bắc giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973-1975. Với chiến dịch Hồ Chí Minh, toàn thắng đã về ta, trong giờ phút thiêng liêng ấy lòng mỗi người dân đều rạo rực muốn dâng chiến công lên Bác: “Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta Chúng con đến, xanh ngời ánh thép Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa” (Toàn thắng về ta - Tố Hữu) IV. Một số lưu ý khi khai thác và vận dụng kiến thức thơ văn. - Trước hết, giáo viên phải hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc với những tư liệu mình đã lựa chọn. - Không nên ôm đồm, quá tải trong việc vận dụng kiến thức thơ văn. - Luôn luôn đảm bảo tính vừa sức của học sinh (đối tượng vận dụng là học sinh lớp 10,11,12). - Các kiến thức thơ văn vận dụng cần phải có nguồn gốc xuất xứ chính xác, rõ ràng. - Khi đọc thơ văn giáo viên phải đọc có cảm xúc, truyền cảm, có khả năng đi vào lòng người, nếu không có năng khiếu phải tập từ từ hoặc sử dụng các phương tiện hỗ trợ như công nghệ thông tin…. 19 C. PHẦN KẾT LUẬN Trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử, bản thân tôi nhận thấy việc khai thác kiến thức thơ văn trong dạy học lịch sử góp phần không nhỏ trong việc phát huy tính tích cực và khả năng tìm tòi của học sinh. Thông qua đó học sinh có kỹ năng nghe, phân tích và hứng thú hơn trong học tập đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường THPT Vinh Xuân chúng tôi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh trường bạn nói chung thực hiện việc dạy và học môn lịch sử tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong chương trình đổi mới giáo dục. Trong thời gian có hạn với năng lực trình độ và kinh nghiệm chưa nhiều, không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của quý thầy cô cùng bạn đọc và hội đồng khoa học các cấp giúp đỡ để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện và có tính khả thi. Vinh Xuân, ngày 30 tháng 3 năm 2013 Người viết Đoàn Văn Hóa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng