Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn kinh nghiệm trong công tác thanh tra chuyên đề kiểm tra nội bộ trường học...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm trong công tác thanh tra chuyên đề kiểm tra nội bộ trường học

.PDF
26
348
81

Mô tả:

BM02LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Phan Hữu Mão 2. Ngày tháng năm sinh: 06/9/1976 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Số 1 Lê Đại Hành, Khu phố 3, Thị trấn Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613847234 (CQ)/ 6. Fax: (NR); ĐTDĐ:0909562626 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Thanh tra viên 8. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2016 - Chuyên ngành đào tạo: Địa lí học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:Giảng dạy địa lý bậc THPT Số năm có kinh nghiệm:14 năm; Thanh tra giáo dục 04 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT qua môn địa lí. 2. Tổ chức tuyên truyền về biển đảo qua hoạt động ngoại khóa địa lí. 3. Tham mưu UBND tỉnh chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 4. Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành giữa các phòng, ban sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã triển khai, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng trong phạm vi toàn tỉnh, luôn coi đó là nhiệm vụ cơ bản, quyết định mọi thành công của nhà trường trong việc củng cố nề nếp, kỷ cương nhằm đảm bảo các hoạt động của nhà trường luôn đi vào ổn định và ngày càng phát triển đi lên. Chính vì vậy, ngành Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai luôn quan tâm và coi trọng vấn đề kiểm tra nội bộ trường học. Căn cứ vào kế hoạch thanh tra từng năm học, hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo đã thành lập các đoàn thanh tra về các cơ sở đơn vị trường học để làm công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, qua thanh tra nhằm mục đích giúp các đơn vị phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những hạn chế để ngày càng hoàn thiện hơn. Do đó, công tác kiểm tra nội bộ trường học là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch, nhiệm vụ năm học hàng năm của người quản lý. Bởi vì, mục đích của công tác này là đánh giá toàn diện tất cả các mặt hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bộ phận và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong từng năm học. Trên cơ sở kiểm tra nội bộ trường học, Hiệu trưởng các trường học đối chiếu với các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp; các hướng dẫn công tác thanh tra trong năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của nhà trường. Lấy kết quả kiểm tra làm cơ sở đánh giá, xếp loại việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn vị mình. Thực tế công tác kiểm tra nội bộ trường học đã được tiến hành thường xuyên ở các đơn vị theo từng năm học nhưng hiệu quả chưa cao, nhiều đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện còn mang tính hình thức, chưa sát thực tế với đặc điểm của đơn vị và chưa có các giải pháp cụ thể sau khi kiểm tra. 2 Quy công tác thanh tra hàng năm tôi đã rút ra một số vấn đề về công tác kiểm tra nội bộ của các đơn vị giáo dục. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm trong công tác thanh tra chuyên đề kiểm tra nội bộ trường học” để làm đề tài nghiên cứu. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Để giúp Lãnh đạo Sở theo dõi quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm chuyên môn, kịp thời đôn đốc các đơn vị cấp dưới thực hiện tốt các mục tiêu , nhiệm vụ giáo dục cũng như những quy định của pháp luật, các quy chế của Ngành giáo dục và đào tạo…nên công tác thanh tra, kiểm tra có vai trò vô cùng quan trọng. Các năm qua công tác thanh tra, kiểm tra đã có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức thanh tra, có thể tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, nội dung thanh tra khá đa dạng, trong đó có công tác kiểm tra nội bộ trường học. Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá diễn biến cũng như kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường và người giáo viên nói riêng. Kiểm tra là quá trình xem xét thực tế, đánh giá thực trạng so với mục tiêu, phát triển các mặt tích cực, sai lệch, vi phạm để đưa ra quyết định điều chỉnh. Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động nghiệp vụ quản lí của người Hiệu trưởng nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm diễn biến và kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường và đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, qui chế đã đề ra hay không. Qua đó, người Hiệu trưởng kịp thời động viên mặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những mặt chưa tốt nhầm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo trong nhà trường. Kiểm tra nội bộ là một chức năng đích thực của quản lí trường học, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lí, đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lí nhà trường. 3 Công tác kiểm tra nội bộ trong trường học nhằm đánh giá toàn diện tình hình hoạt động nhà trường trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn ; quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ, việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục. Qua kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng tình hình nhà trường, tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy; đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn; xem xét các hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, phát hiện tiềm năng, hạn chế yếu kém, giúp phát triển khả năng sư phạm, sở trường vốn có và khắc phục hạn chế, thiếu sót, phấn đấu thực hiện phương hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá hoạt động giáo dục. Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục - đào tạo trong nhà trường. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp Hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu giáo dục. Kiểm tra nội bộ trường học là thực hiện, xem xét và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường, do đó giúp cho việc động viên, khen thưởng chính xác; khuyến khích cái tốt, truyền bá kinh nghiệm tiên tiến đồng thời phát hiện ra những lệch lạc, sai sót để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Có thể nói, kiểm tra nội bộ là yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường. Để nghiên cứu đề tài này một cách khoa học và đạt kết quả tốt nhất chúng tôi đã vạch ra các nhiệm vụ sau: 4 - Nghiên cứu lý luận về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường học, đi sâu vào các nội dung có liên quan đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng. - Xem xét việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của các trường để rút ra những mặt mạnh và những hạn chế, thiếu sót. - Trên cơ sơ xác định được nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót để đề ra những giải pháp tích cực nhằm xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được biên chế trong từng năm học. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ đúng quy trình. Rút ra những bài học kinh nghiệm cụ thể, thiết thực để tích cực nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng. Đề tài nghiên cứu và đúc rút những kinh nghiệm trong công tác thanh tra công tác kiểm tra nội bộ của các trường từ năm học 2014-2015 đến 2016 - 2017. Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý kiểm tra nội bộ của các trường trong năm học tới. Qua 03 năm học (từ năm học 2014-2015 đến năm học 2016-2017), hàng năm Sở GD&ĐT đều tổ chức các cuộc thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành các đơn vị trường học trong tỉnh theo Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013, trong đó có lồng ghép công tác kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng các trường, qua kiểm tra kết quả cụ thể như sau: Thống kê kết quả kiểm tra nội bộ trường học ( từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 2016 – 2017). Năm học Số đơn Kết quả xếp loại vị được kiểm tra Tốt Khá TB Chưa ĐYC Mầm non 03 01 02 / / Tiểu học 03 02 01 / / THCS 03 01 02 / / THPT 14 06 08 / / 5 + Ưu điểm: Hầu hết các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh đã thực hiện khá tốt công tác Kiểm tra nội bộ trường học theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Ngay từ đầu năm học, các đơn vị đều có ban hành quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học với đầy đủ thành phần theo quy định. Các đơn vị có xây dựng kế hoạch Kiểm tra nội bộ từng năm học cụ thể chi tiết từng học kỳ, từng tháng, từng tuần, có đầy đủ nội dung kiểm tra phù hợp từng thời điểm, phân công cụ thể người kiểm tra và thời gian kiểm tra. Sau kiểm tra có rút kinh nghiệm trong Hội đồng sư phạm nhà trường và lưu trữ khá đầy đủ các biên bản kiểm tra từng nội dung cụ thể. + Hạn chế: - Một số đơn vị chưa ban hành quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học, hoặc chưa bố trí đầy đủ thành phần theo quy định (THPT Ngô Sĩ Liên; THPT Đắc Lua.) - Một số đơn vị xây dựng kế hoạch Kiểm tra nội bộ từng năm học còn chung chung, chưa cụ thể chi tiết từng học kỳ, từng tháng, từng tuần, nội dung kiểm tra chưa phù hợp từng thời điểm, chưa phân công cụ thể người kiểm tra và thời gian kiểm tra.( Tiểu học trịnh Hoài Đức (XL); tiểu học Tân Bình (TB) - Lưu trữ hồ sơ kiểm tra chưa đầy đủ, chưa khoa học các biên bản kiểm tra từng nội dung đã kiểm tra (mầm non An Bình, THPT Định Quán, THPT Tân Phú, THPT Nguyễn Huệ, THPT Sông Ray, THPT Thống Nhất) - Một số Hiệu trưởng chưa tổng hợp kịp thời kết quả kiểm tra định kỳ theo kế hoạch để triển khai, rút kinh nghiệm trong Hội đồng sư phạm nhà trường hàng tháng. ( THPT Bùi Thị Xuân, THPT DT Nội trú Tỉnh, THCS Bình Sơn) - Công tác kiểm tra nội bộ còn thực hiện chưa đúng kế hoạch do điều kiện công tác nên thường xuyên bị động hoặc do kế hoạch xây dựng quá rộng, dàn trải nên khó thực hiện. 6 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP Công tác kiểm tra nội bộ trường học giúp nhà trường quản lý và động viên, giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Mặt khác việc kiểm tra nội bộ trường học còn giúp Ban giám hiệu nắm rõ việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học, việc chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh, mức độ tiến bộ của học sinh qua từng học kỳ, cả năm không những thế còn nắm được việc thực hiện công tác chủ nhiệm, các hoạt động giáo dục khác và công tác bồi dưỡng tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Để khắc phục những thực trạng nêu trên Hiệu trưởng các trường cần phải tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, cần nắm chắc khái niệm, ý nghĩa, mục đích yêu cầu và thực hiện tốt các nội dung về kiểm tra nội bộ trường học cụ thể như sau: 1. Khái quát về kiểm tra nội bộ trường học 1.1. Khái niệm +Kiểm tra Là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc- hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển. + Kiểm tra nội bộ trường học (KTNBTH) Là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy- học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng. 1.2. Vị trí, vai trò KTNBTH - KTNBTH là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý. - KTNBTH vừa là tiền đề vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu. 7 - KTNBTH còn có vai trò hỗ trợ, giúp đỡ, thúc đẩy đối tượng kiểm tra tự bộc lộ mình, tự điều chỉnh những mặt hạn chế của mình; khuyến khích việc tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường. 1.3. Chức năng của công tác kiểm tra nội bộ trường học. Tạo lập kênh thông tin phản hồi thường xuyên; Đánh giá; Phát hiện; Điều chỉnh. 1.4. Các nguyên tắc kiểm tra + Kiểm tra phải chính xác, khách quan Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra. Tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình thức, giả tạo. + Kiểm tra phải có hiệu quả Kiểm tra phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý nhờ những thông tin xác thực về hoạt động của đối tượng quản lý và hoạt động của các cấp quản lý trong nhà trường. + Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời Kiểm tra là một chức năng quản lý, là công việc của nhà quản lý nên phải thực hiện thường xuyên, không phải “ khi có vấn đề” mới kiểm tra. + Kiểm tra phải công khai Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải động viên, thu hút cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường. 2. Nội dung của KTNBTH 2.1. Về đối tượng kiểm tra Đối tượng KTNBTH là tất cả các thành tố cấu thành hệ thống sư phạm nhà trường, sự tương tác giữa chúng tạo ra một phương thức hoạt động đồng bộ và thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đào tạo và tạo ra kết quả đào tạo mong muốn. Song đối tượng chủ yếu của KTNBTH là: giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất-kỹ thuật, tài chính, kết quả dạy học và giáo dục. 8 2.2. Về cơ sở pháp lý - Luật giáo dục - Nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành luật giáo dục - Điều lệ nhà trường. - Nghị định chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục - Mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường - Các Thông tư hướng dẫn thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành. - Chỉ thị , nhiệm vụ năm học ( hàng năm ) của Bộ trưởng Bộ GDĐT - Chỉ đạo của Sở GDĐT. - Kế hoạch năm học của nhà trường. 2.3. Nội dung KTBNTH bao gồm : 1- Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên; 2- Kiểm tra hoạt động của tổ, khối chuyên môn; 3- Kiểm tra cơ sở vật chất; 4- Kiểm tra hoạt động của bộ phận thư viện, thiết bị; 5- Kiểm tra công tác bán trú ( nếu có); 6- Kiểm tra tài chính; 7- Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư, hành chính; 8- Kiểm tra hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh; 9- Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng. Ngoài ra, Hiệu trưởng còn cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của người cán bộ quản lý trường học. 3. Hiệu trưởng tổ chức KTNBTH Công tác kiểm tra được tiến hành thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý, tức là từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo và tổng kết, điều chỉnh. Quy trình kiểm tra phải đảm bảo các bước của một cuộc thanh tra, kiểm tra: Xây dựng kế hoạch kiểm tra; ra quyết định thành lập Ban kiểm tra; tiến hành kiểm tra 9 phải xác định được nội dung, phương pháp kiểm tra; đánh giá xếp loại; hoàn tất biên bản, lưu trữ hồ sơ kiểm tra. 3.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra Kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trường và có tính khả thi. Nội dung kiểm tra phải có sức thuyết phục, tập trung vào những hoạt động chính, những mặt còn yếu kém, thiếu sót cần phải chấn chỉnh. Hình thức kiểm tra gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng, cần huy động được nhiều lực lượng tham gia kiểm tra và dành thời gian cần thiết, hợp lý cho kiểm tra. 3.2. Tổ chức kiểm tra a) Xây dựng lực lượng kiểm tra Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra là: - Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra phải là Hiệu trưởng . - Thành viên của Ban kiểm tra phải là người thông thạo chuyên môn, nghiệp vụ, có uy tín và linh hoạt trong công việc. - Các thành viên trong Ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm. b) Tiến hành kiểm tra Các hoạt động kiểm tra nào trong nhà trường cũng phải thực hiện được nhiệm vụ của kiểm tra là: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy. * Kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên . Cơ sở pháp lý: - Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo . - Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của từng ngành học, bậc học để làm cơ sở kiểm tra đánh giá, xếp loại. - Kế hoạch kiểm tra của nhà trường . Công tác chuẩn bị: 10 - Hiệu trưởng cần phổ biến thống nhất với tất cả các thành viên trong tổ kiểm tra, quán triệt về nội dung phương pháp làm việc, cách đánh giá theo từng tiêu chí đã nêu trong các văn bản trên. - Trên cơ sở nắm chắc các quy định, chương trình, kế hoạch đào tạo, người kiểm tra cần phải : - Nắm kế hoạch và nội dung giảng dạy của giáo viên để lập kế hoạch kiểm tra. - Chuẩn bị các đề kiểm tra chất lượng học sinh .Tiến hành kiểm tra: Trao đổi với giáo viên : - Đề nghị giáo viên trình bày mục đích yêu cầu của bài, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đã thực hiện, những thuận lợi khó khăn khi thực hiện giờ dạy và tự đánh giá giờ dạy của mình; - Nêu nhận xét ưu nhược điểm của giờ dạy, hiệu quả của giờ dạy; - Cùng giáo viên tìm ra phương án nâng cao chất lượng giờ dạy; - Nêu những lời khuyên cụ thể, xác thực, khả thi; - Đánh giá giờ dạy: xác định mức độ đạt được của giờ dạy, mức độ tiến bộ về trình độ tay nghề so với lần kiểm tra trước. Để bước dự giờ đạt hiệu quả, người kiểm tra phải có bước chuẩn bị dự giờ như: - Xác định mục đích, nội dung dự giờ, thời gian dự giờ; - Nghiên cứu hồ sơ kiểm tra lần trước; - Nghiên cứu nội dung các chương, bài dạy của giáo viên, mục đích yêu cầu của bài, kiến thức trọng tâm, kỹ năng cần hình thành cho sinh viên, học sinh; các đồ dùng, phương tiện dạy học cần thiết… - Xem xét trình độ học sinh; Phác thảo nội dung quan sát; - Xác định các nội dung, phương pháp kiểm tra kết quả nhận thức của học sinh sau giờ lên lớp ( nếu cần); - Chuẩn bị các biểu mẫu. + Xem xét các hồ sơ sổ sách theo quy định 11 Giáo án, sổ ghi đầu bài của lớp để xem số lượng bài dạy, bài soạn,… xem sổ điểm và một số tập bài kiểm tra đã chấm; xem việc sử dụng ĐDDH. Khi xem xét giáo án không chỉ dừng lại thống kê số lượng mà cần đánh giá được giáo án đó có chi tiết không, có thể hiện rõ được sự đầu tư của giáo viên trong quá trình chuẩn bị lên lớp, đã cập nhật được những kiến thức mới, kiến thức thực tế cuộc sống vào bài giảng chưa… nhất là các bộ môn khoa học xã hội, những bộ môn khoa học tự nhiên có nhiều ứng dụng trong thực tế. Đối chiếu thiết kế bài giảng với thực tế tiết dạy trên lớp cũng cần được chú ý để rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh cần thiết, phù hợp. + Kiểm tra chất lượng - Cho học sinh làm bài kiểm tra để khảo sát chất lượng, đánh giá hiệu quả giờ dạy của giáo viên. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm mục đích đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên. Đây chỉ là nội dung tham khảo khi đánh giá giáo viên; Cần phải đánh giá được mức tiến bộ của học sinh so với khi giáo viên nhận lớp, chứ không thể hoàn toàn căn cứ vào kết quả giờ dạy. Việc đánh giá kết quả học sinh là phải đánh giá cả quá trình. - Tiếp xúc với học sinh để nắm những kết quả nhận thức, tình cảm của HS. - Quan sát hoạt động của học sinh để nhận xét về nề nếp,thái độ, hành vi đạo đức, chất lượng các hoạt động lao động, thể dục và thẩm mỹ của học sinh. c) Kết thúc kiểm tra Trao đổi với Hiệu trưởng về việc đánh giá giáo viên được kiểm tra ( hoặc Hiệu trưởng trực tiếp đánh giá). - Gặp gỡ trao đổi với giáo viên để nắm được ý tưởng riêng của giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, nêu nhận xét ưu điểm, thiếu sót nhằm hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên được kiểm tra, nêu kết luận và xếp loại. Biên bản kiểm tra ghi những hoạt động chủ yếu của cuộc kiểm tra, nhận xét về năng lực và thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, những điểm tốt cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục, nhận xét về kết quả học tâp của học sinh và các công tác khác của giáo viên; cuối cùng là đánh giá và các kiến nghị cần thiết đối với bản thân giáo viên. d) Kiểm tra chuyên đề 12 Là xem xét và đánh giá chỉ một khía cạnh hay một số vấn đề trong toàn bộ hoạt động của đối tượng kiểm tra. Tùy theo tình hình thực tế, Hiệu trưởng có thể chọn lựa những hoạt động mà nhà trường cần phải tập trung chấn chỉnh, cần phải nâng cao chất lượng nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ theo quy chế, Điều lệ trường học, những quy định của Ngành… Tiến hành kiểm tra cũng phải đảm bảo quy trình một cuộc kiểm tra. Sau khi kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ kiểm tra phải báo cáo Hiệu trưởng kết quả kiểm tra ( nếu Hiệu trưởng không trực tiếp kiểm tra) - Hiệu trưởng xem xét kết quả kiểm tra, xác minh lại khi cần thiết, sau đó ban hành văn bản thông báo kết quả kiểm tra cho đối tượng kiểm tra/bộ phận/tổ chức và đơn vị. - Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện xử lý sau kiểm tra. + Lưu hồ sơ: Hồ sơ kiểm tra giáo viên phải được lưu trữ đầy đủ gồm: phiếu dự giờ của các thành viên, biên bản rút kinh nghiệm các tiết dạy, các biên bản kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn, chủ nhiệm …hoặc các loại biên bản kiểm tra từng chuyên đề. Hồ sơ kiểm tra của mỗi giáo viên được lưu giữ trong một bìa hồ sơ riêng; cứ sau 5 năm thì được đưa vào hồ sơ lưu trữ tại trường . đ) Tổng kết, điều chỉnh Sau khi kiểm tra các cấp quản lý cần thực hiện sơ kết theo từng tháng hoặc từng đợt, từng học kỳ, tổng kết năm học. Cần chú ý lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm tra . Định kỳ hàng tháng, từng học kỳ, mỗi năm học Hiệu trưởng cần tổ chức, chỉ đạo tổng kết hoạt động KTNBTH, rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời, phát huy những mặt làm tốt, khắc phục những tồn tại, có hình thức biểu dương khen thưởng, chú ý xây dựng điển hình, nhân điển hình nhằm động viên mọi người, mọi bộ phận, mọi tổ chức thực hiện 13 Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho nhà quản lý ra các quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường; cải tiến công tác quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. 4. Để cho công tác kiểm tra nội bộ trường học của Hiệu trưởng đạt kết quả tốt, cần thực hiện đúng theo quy trình sau: 4.1. Đầu năm học Hiệu trưởng lựa chọn cán bộ, giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm công tác và am hiểu các văn bản quy định; Ban hành quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học từ 5 đến 10 người, do Hiệu trưởng làm trưởng ban và phân công nhiệm vụ trong Ban. 4.2. Tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học. - Hiệu trưởng định hướng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ đầu năm học. - Hiệu trưởng tổ phổ biến công khai kế hoạch cho toàn thể Hội đồng trường. - Hiệu trưởng nghiên cứu kỹ các văn bản, cụ thể hóa kế hoạch, tổ chức hướng dẫn nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện kế hoạch cho Ban kiểm tra nội bộ trường học; Phân công nhiệm vụ cụ thể, định hướng công việc cho từng thành viên trong Ban, hướng dẫn tìm hiểu các văn bản pháp quy, các quy định, … của các cấp để có căn cứ đối chiếu khi kiểm tra. 4.3. Tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ trường học theo kế hoạch ( cần lựa chọn nội dung, thời điểm, đối tượng thành phần kiểm tra cho phù hợp; tránh tình trạng giao phó cho một cá nhân kiểm tra hoặc để người đứng đầu bộ phận lập biên bản bộ phận mình phụ trách). Ban kiểm tra nội bộ trường học cần cụ thể hóa kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học bằng việc lập kế hoạch theo từng tháng ( theo thời gian), theo từng đợt( theo qui mô, nội dung). Mỗi nội dung sau khi kiểm tra nhất thiết phải lập biên bản kiểm tra cụ thể, chi tiết để làm căn cứ đánh giá và lưu trữ hồ sơ kiểm tra. 4.4. Hàng tháng, Hiệu trưởng phải đưa nội dung đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trường học vào chương trình công tác, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch 14 cho sát thực tế. Cuối học kỳ I và cuối năm học, Hiệu trưởng phải báo cáo công tác kiểm tra nội bộ trường học trước Hội đồng trường và lưu trữ hồ sơ theo quy định. Để việc thực hiện đạt hiệu quả cao, có sự thống nhất chung, xin được cung cấp các biểu mẫu để dễ dàng, thuân lợi trong quá trình thực hiện: ( Phần phụ lục đính kèm). - (Mẫu) Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học năm học ……. - (Mẫu) Kế hoạch Kiểm tra nội bộ trường học năm học……. - Một số văn bản pháp quy của lãnh đạo các cấp Hiệu trưởng các trường THPT cần biết để chỉ đạo. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua nghiên cứu đề tài tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm về công tác kiểm tra nội bộ nhà trường. Kiểm tra nội bộ là một hoạt động rất quan trọng trong công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với nhà trường. Giúp giáo viên hiểu rõ hơn về công tác kiểm tra nội bộ nhà trường, nắm vững về các văn bản pháp lý của ngành, thấy được tầm quan trọng của kiểm tra nội bộ. Hình thành cho giáo viên có thói quen chuẩn bị tốt giờ dạy trên lớp, thực hiện tốt qui chế chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ thanh tra. Giáo viên cảm thấy thoải mái khi đoàn kiểm tra làm việc. Hiệu trưởng quản lý tốt hơn về công tác kiểm tra nội đúng theo các văn bản pháp quy, xây dựng được chuẩn kiểm tra nội bộ trường học. Do đó việc kiểm tra của nhà trường được tiến hành một cách thuận lợi, giáo viên nắm được chuẩn kiểm tra. Từ đó chất lượng giảng dạy của giáo viên được nâng lên theo hàng năm, chất lượng giáo dục từng bước nâng lên. Quản lý công tác kiểm tra nội trường học là cơ sở cho Hiệu trưởng điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của cá nhân, các bộ phận trong trường; cải tiến quá trình quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lương dạy học giáo dục của nhà trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Đối với cấp trên. 15 Sở giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo chung cho các cộng tác viên thanh tra khi đến thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị trường cần nắm rõ nghiệp vụ chuyên môn trong thanh tra, kiểm tra; tình thực tế của địa phương, của trường và đối tượng học sinh của lớp được kiểm tra để có cơ sở đánh giá một cách chính xác quá trình hoạt động của nhà trường. Đồng thời tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác kiểm tra NBTH cho Hiệu trưởng các đơn vị trường học trong tỉnh để công tác này ngày càng đi vào chất lượng tốt hơn. 2. Đối với các đơn vị trường học. - Hàng tháng nên tổ chức họp rút kinh nghiệm và nhắc nhở các thành viên trong ban kiểm tra thực hiện tốt kế hoạch. - Bố trí và sắp xếp thời gian phù hợp để Ban kiểm tra làm việc đạt hiệu quả. Công tác kiểm tra nội bộ trường học có tầm quan trọng hết sức đặc biệt, nó tác động trực tiếp đến quá trình nâng cao chất lượng dạy và học là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Chính công tác kiểm tra giúp Hiệu trưởng nắm được hoạt động hàng ngày trên lớp của giáo viên, tình hình học tập của học sinh, đồng thời góp phần ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra trong nhà trường. Qua phân tích thực trạng kiểm tra nội bộ các trường học trên địa bàn tỉnh, bản thân chúng tôi đã nhận thấy hầu hết Hiệu trưởng các trường đã tổ chức kiểm tra nội bộ trường học đúng với quy trình, đúng với văn bản cấp trên. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học vẫn còn một số hạn chế trong việc tổ chức kiểm tra như còn lúng túng, còn mang tính hình thức, kiểm tra đủ với số lượng kế hoạch đề ra song thiếu tính hiệu quả; việc lưu giữ hồ sơ sau khi kiểm tra không khoa học, sau khi kiểm tra không tổ chức họp rút kinh nghiệm và chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót và đó cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến lỏng lẻo trong khâu quản lý và có thể dẫn đến khiếu nại tố cáo sau này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tường nói “ thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới”. Thực vậy, thanh tra, kiểm tra giúp phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý để có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục; phòng ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; góp phần nâng cao hiệu 16 lực hiệu quả hoạt động quản lý ngành, quản lý Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Với thời gian có hạn và giới hạn là một sáng kiến kinh nghiệm trong quản lý ngành giáo dục nên tác giả chỉ đề cập tóm tắt những kinh nghiệm và các bước trong công tác KTNBTH để công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành giáo dục và đào tạo ngày một tốt hơn. Qua đây kính mong quý thầy cô trong Ban Giám đốc và các phòng, ban sở góp ý để tác giả ngày càng hoàn thiện hơn cho chuyên đề của mình, để sáng kiến này được áp dụng nhiều hơn trong công tác quản lý ngành giáo dục và đào tạo. Người thực hiện Phan Hữu Mão 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Giáo dục. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005. 2. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020. 3. Nguyễn Duy Trinh – Bài giảng về công tác kiểm tra nội bộ trường học. 4. Trần Thị Tuyết Mai trường cán bộ quản lý giáo dục đào tạo II - Đề cương bài giảng “ Kiểm tra nội bộ trường học” – Tài liệu phục vụ các lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường phổ thông). 5. Nghị định số 42/ 2013/NĐ-CP ngày 9/5/2013 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục. 6.Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 4/12/2013 Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục. 18 MỤC LỤC Trang I. Lý do chọn đề tài 1 II. Cơ sở lý luận và thực tiễn 2 III. Tổ chức thực hiện và các giải pháp 6 IV. Hiệu quả của đề tài 16 V. Đề xuất, khuyến nghị 16 * Tài liệu tham khảo 18 * (Mẫu) Quyết định thành lập Ban KTNB trường học. 20 * (Mẫu) Kế hoạch Kiểm tra nội bộ trường học. 22 * Một số văn bản pháp quy Hiệu Trưởng cần biết. 25 19 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị Thanh tra Sở BM04NXĐGSKKN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đồng Nai, ngày 01 tháng 6 năm 2017 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2016-2017 –––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC THANH TRA CHUYÊN ĐỀ KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC. Họ và tên tác giả: Phan Hữu Mão; Chức vụ: Thanh tra viên Đơn vị: Sở Giáo dục và Đào tạo Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp đã có ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp đã có ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành  20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan