Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn môn kinh nghệ 10- giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy chương...

Tài liệu Skkn môn kinh nghệ 10- giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy chương “ bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản”

.DOCX
51
2253
58

Mô tả:

Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy chương “ Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Công nghệ 10 trường THPT Lê Quý Đôn 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2015-2016 4. Tác giả: Họ và tên: Đặng Thị Hường Sinh năm: 1982 Chức vụ : Giáo viên Trình độ : Cử nhân khoa học ngành Kỹ thuật Nông nghiệp Nơi làm việc : Trường THPT Lê Quý Đôn, thị trấn Cổ Lễ Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Lê Quý Đôn thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0973953382 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Nam Định Địa chỉ: Thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 1 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh DANH MỤC VIẾT TẮT 1. 2. 3. 4. 5. GV: Giáo viên HS: Học sinh VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm PPDH: Phương pháp dạy học SGK: Sách giáo khoa Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 2 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG “BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN” I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Trong một thời gian dài, thầy cô chúng ta được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Với phương pháp giảng dạy này, các em học sinh như mô ôt cái kho và thầy cô chúng ta đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho đó. Kết quả là học sinh học tập một cách thụ động, thiếu tính độc lập sáng tạo trong quá trình học tập. Theo quan điểm giáo dục hiện đại, dạy học là một quá trình tương tác (GV – HS, HS – HS, HS - GV, HS với những người hiểu biết hơn…), trong đó, “học” là một hoạt động trung tâm. Và, người học – đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Để đạt được điều ấy, trong quá trình dạy học, người thầy cần phải thức tỉnh trong tâm hồn các em học sinh tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực. Vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu được. Bởi, chỉ có đổi mới PPDH, chúng ta mới góp phần khắc phục những biểu hiện trì trệ nghiêm trọng trong giáo dục hiện nay; chỉ có đổi mới PPDH chúng ta mới góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và chỉ có đổi mới PPDH chúng ta mới tham gia được vào “sân chơi” quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tiếp cận phương pháp giáo dục mới theo quan điểm giáo dục hiện đại. Vì những lẽ đó, việc đổi mới PPDH hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên. Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 3 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh Trong những năm gần đây đã có nhiều chương trình nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp dạy học khác nhau như: dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, dạy học dự án, thực hành, sử dụng đồ dùng trực quan... nhằm nâng cao hiệu quả trong bài giảng thì việc tạo hứng thú say mê học tập môn Công nghệ đó là phát huy tính thực tế trong bài giảng cũng đã nâng cao hiệu quả trong bài giảng rất nhiều. II. Mô tả giải pháp 2.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Thực trạng cho thấy với đặc thù của bộ môn Công Nghệ là môn học mà xã hội, phụ huynh, học sinh cho đây là môn học phụ, môn học không cung cấp những kiến thức cho các kỳ thi. Và với các phương pháp dạy học truyền thống như : thuyết trình giảng giải, giải thích và minh họa, làm việc với sách giao khoa và tài liệu tham khảo …chỉ có thể làm đầy bộ nhớ học sinh chứ không cho học sinh một tư duy sáng tạo nên các em không có hứng thú vào việc học tập môn học. Các em học một cách đối phó, dẫn đến không yêu thích môn học từ đó hình thành nên suy nghĩ buông lỏng, thả trôi trong ý thức học tập môn học. Các em có tư tưởng chỉ học những kiến thức trong sách để kiểm tra chứ không phải học để hiểu biết, vận dụng vào thực tiễn đời sống. Chính vì vậy nên việc tiếp thu kiến thức của các em diễn ra một cách thụ động, hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo, tầm nhìn, tầm hiểu biết kiến thức khoa học. Mặt khác trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động của trò sao cho trò có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Hơn thế nữa vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển. Tại Việt Nam, công tác VSATTP cũng đã trở thành vấn đề cấp bách bức thiết cần giải quyết; Tình hình ngộ độc thực phẩm gia tăng, đặc biệt tại các bếp ăn tập thể trường học; Chất lượng Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 4 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh VSATTP liên quan đến quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng cũng đang ngoài tầm kiểm soát. Như vậy, việc giáo dục cho học sinh kiến thức về VSATTP đã trở nên rất cần thiết khi giảng dạy trong các nhà trường phổ thông. Đặc biệt chương trình môn công nghệ 10 trong trường THPT với nội dung gần gũi, gắn liền với cuộc sống, hoạt động sản xuất, bảo quản chế biến, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp của người dân Việt Nam nên việc tích hợp thêm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong bài học là rất cần thiết. Được cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, học sinh sẽ hình thành kĩ năng, có thái độ, hành động đúng để bảo vệ cuộc sống tương lai của chính bản thân mình; bởi các em có thể là nhà quản lí, nhà sản xuất, người tiêu dùng và các em cũng chính là những tuyên truyền viên tham gia tích cực trong quá trình truyền thông đến với mọi người. Là người giáo viên và cũng là người têu dùng, tôi nghĩ mình cần phải có trách nhiệm định hướng và tuyên truyền cho học sinh về ý thức về an toàn thực phẩm. Xuất phát từ vấn đề trên tôi đã tôi lựa chọn sáng kiến : GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG “BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN”. 2.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.2.1. Điểm mới của giải pháp trong SKKN Theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung môn học Công nghệ trung học phổ thông của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2011.Trong phân phối chương trình môn công nghệ 10 sau khi học xong chương III: “Bảo quản, chế biến nông , lâm , thúy sản” có 2 tiết hướng nghiệp có thể chọn những nội dung phù hợp với chương I hoặc chương II hay ngoại khóa, xem băng hình, tích hợp giáo dục môi trường… Nên tôi chọn tích hợp thêm 1 tiết vệ sinh an toàn thực phẩm sau khi học xong chương III để làm rõ thêm Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 5 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh nội dung chương này. Mục đích nhằm tăng sự hiểu biết của các em về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối với các biện pháp VSATTP, có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn. Trong thực tiễn để giúp học sinh có thái độ và hành vi đúng đắn về VSATTP và các vấn đề liên quan thì có rất nhiều biện pháp, trong đó có tích hợp giáo dục VSATTP – là biện pháp vừa đảm bảo cho người học nắm được kiến thức khoa học bộ môn, vừa thực hiện được mục đích giáo dục VSATTP. ● Thông qua các bài giảng tích hợp giáo viên có thể đưa thêm những nội dung cơ bản về giáo dục VSATTP nằm ngoài phạm vi sách giáo khoa và tăng thêm hiểu biết về VSATTP thông qua giảng dạy. ● Gắn với thực tế hơn, làm bài học sinh động. ● Gây hứng thú trong quá trình học tập bộ môn của học sinh ● Học sinh tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống. ● Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, không làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có; tránh mọi sự gượng ép, làm phương hại đến khả năng lĩnh hội của học sinh cả về kiến thức của bộ môn lẫn nội dung và ý nghĩa giáo dục 2.2.2. Các bước thực hiện Dựa vào thực trạng và nguyên nhân của các thực trạng, để đạt hiệu quả tối ưu của các đề tài… bản thân tôi tự trau dồi kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu kĩ bài giảng, xác định kiến thức trọng tâm, tìm hiểu tham khảo các vấn để thực tế liên quan phù hợp với bài giảng và đối tượng học sinh… để xây dựng giáo án, lập kế hoạch bài dạy cho mình theo hướng phát huy tính tích cực chủ động và mang tính khôi hài sâu sắc để làm sinh động và thay đổi không khí tiết dạy, tránh căng thẳng. Bởi vậy tôi đã đưa ra các giải pháp để thực hiện đề tài này như sau: Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 6 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh Bước 1. Giáo viên phải xác định những nội dung chính của chủ đề hướng nghiệp để xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp với đề tài. Bước 2. Thu thập những kiến thức thực tế, các hiện tượng xảy ra xung quanh ta và trong đời sống, sản xuất liên quan đến bài học dựa trên cơ sở SGK, các tư liệu tham khảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ thông tin… Bước 3. Phân loại những kiến thức thực tế thu thập được, áp dụng vào bài học cụ thể có liên quan sao cho phù hợp với nội dung đơn vị kiến thức và đạt được hiệu quả tối ưu bằng cách: 3.1. Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thay cho lời giới thiệu vào bài mới. Cách nêu vấn để này có thể tạo cho HS bất ngờ, nhưng tạo được sự chú ý cho HS trong quá trình học tập. 3.2. Bằng cách tiến hành nêu và giải thích các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm có liên quan đến bài học để học sinh không còn cảm thấy khó hiểu vì có những vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù bộ môn sẽ khó hiểu hơn khi gắn nó với thực tiễn hàng ngày. 3.3. Bằng cách nêu các hiện tượng, cách khắc phục những ảnh hưởng xấu của vệ sinh an toàn thực phẩm bằng các hình ảnh, đoạn video có thể xen vào bất cứ lúc nào trong tiết học, hướng này góp phần tạo không khí học tập thoải mái, đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học môn học. 3.4. Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày, có thể giáo viên tung ra những tình huống, hiện tượng liên quan đến bài học tiếp theo sau khi kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho HS căn cứ vào kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, đưa các em vào suy nghĩ tìm tòi khám phá kiến thức, buộc các em phải suy nghĩ , ấp ủ vì sao lại vậy? Bước 4. Xây dựng kế hoạch dạy học Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 7 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh Thời gian 10phút Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh -Tổng kết chương vừa học - HS nghe cuối tiết - Nêu vấn đề dẫn dắt vào tiết trước sau: Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người để học tập, làm việc và lao động sản xuất, nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Vậy vệ sinh an toàn thực phẩm là gì sẽ là nội dung tiết sau chúng ta tìm hiểu. Hỏi: Với chủ đề VSATTP theo các em, chúng ta cần tìm hiểu những nội dung gì? - Ghi kết quả trả lời của HS lên bảng - Gọi HS nhận xét về các ý kiến đã nêu. - Thảo luận với HS để lược bớt các ý kiến trùng nhau và hình thành các nội dung chính của dự án. - HS trả lời - HS nhận xét, trả lời - Trao đổi theo cặp để chọn nội dung chính - Cùng GV chọn lọc những nội dung chính để xây dựng dự án. GV: Nêu các nội dung chính cần Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 8 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh xây dựng của dự án. - Cho HS lựa chọn nhiệm vụ theo sở thích, hình thành các nhóm theo nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1: Nhóm 1( Viết bài văn nghị luận về thực phẩm bẩn) + Nhiệm vụ 2: Nhóm 2( Thuyết trình powerpoint về thực trạng, ảnh hưởng VSATTP) + Nhiệm vụ 3 : Nhóm 3(Tiểu phẩm : “ Ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu”) + Nhiệm vụ 4: Nhóm 4(Thuyết trình powerpoint về cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong gia đình) - Hướng dẫn các nhóm ghi sổ theo dõi dự án và phân công nhiệm vụ trong nhóm lập kế hoạch. - Hướng dẫn thực hiện một số kĩ năng (giao tiếp, tìm kiếm trên mạng internet, sưu tầm tranh ảnh ..) Thời - Theo dõi, giúp đỡ và nhận xét, bổ gian ở sung thông tin với các nhóm học sinh trong quá trình thực hiện nhà từ nhiệm vụ bằng hòm thư qua mạng tiết trước Internet. đến sau tiết - Ngồi theo nhóm - Lắng nghe và cùng tham gia - Thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm (theo mẫu). - Các nhóm trưởng lần lượt báo cáo kế hoạch của nhóm giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. - Các thành viên trong nhóm thực hiên nhiệm vụ dược giao. - Trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bằng hòm thư qua mạng Internet. - Theo dõi, giúp đỡ (xử lý thông tin, cách trình bày sản phẩm của Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 9 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh các nhóm) - Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm. - Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm. HS: Các nhóm báo cáo kết quả: Tiết GV: Tổ chức dạy dạy(45 - Hình thành nội dung và kiến - Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn. thức của tiết học - Cùng tham gia và đưa ra các hoạt động - Tổ chức cho các nhóm báo cáo tiếp nối của dự án: kết quả và phản hồi. - Tuyên truyền mọi người về biện pháp phút) VSATTP, nâng cao nhận thức của mọi - Nhận xét, bổ sung người bảo vệ sức khỏe cộng đồng. - Kết luận, tuyên dương nhóm, cá nhân Bước 5. Soạn giáo án Bước 6. Tổ chức dạy * Nội dung giáo án I. Cấu trúc nội dung 1. Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm 2. Thực trạng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và những ảnh hưởng 2.1. Thực trạng 2.1.1 Những nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm thực phẩm 2.1.2. Trong quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 10 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh 2.1.3. Trong quá trình chế biến không đúng 2.1.4. Trong quá trình sử dụng và bảo quản không đúng Hình ảnh một số thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm Rau trồng trên những mương nước thải đen ngòm khiến không ít người tiêu dùng lo lắng. Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 11 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh Lạm dụng thuốc trừ sâu Hóa chất dùng để ngâm gía đỗ nhanh được bán ra thị trường Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 12 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh Vấn nạn sử dụng hoá chất không rõ nguồn gốc nhằm kích thích trái cây như mít, chuối... nhanh chín đang khiến người tiêu dùng lo lắng Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 13 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh Mít non, chuối xanh chín trong vòng một ngày Sử dụng chất salbutamol được ngành y điều trị hen suyễn để trộn vào thức ăn, tạo nạc cho heo để bán được giá. Phát hoảng trong chăn nuôi cho gà ăn chất độc ( chất vàng ô) để có thịt và da màu vàng, gây độc hại cho người tiêu dùng. Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 14 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh Tẩm ướp hóa chất và phụ gia, nhiều người có thể biến thịt lợn thành thịt bò. Nem, giò ngon từ thịt thiu nhờ hóa chất Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 15 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh Hải sản trắng nõn nhờ đạm Urea và thuốc tẩy Javel Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 16 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh Chân giò, xương nhừ sau chỉ khoảng 20 phút.nhờ bột làm sạch bồn cầu Tẩm chất gì khiến chim quay Ninh Hiệp có màu gạch non?Trước đây người ta dùng bột điều để tạo màu, nhưng nay bột điều đắt, các hàng quán dùng bột sắt, loại phẩm màu công nghiệp được bán với giá rẻ để tẩm ướp trước khi quay. ` Chất tẩy trắng để xử lý rau củ héo được mua ở chợ "thần chết" Kim Biên. Pha một kg bột hóa chất màu trắng có tên gọi là chất tẩy đường vào 100 lít nước, các tiểu thương tại một số chợ ở TP.HCM có thể làm "hồi sinh" 400-500kg rau, củ, quả. Theo đó, rau nhập trước đó cả tuần mà vẫn không hề úng, hư khi đến tay người tiêu Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 17 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh dùng. Đó là các loại hóa chất công nghiệp được bán với giá 20.000 - 50.000 đồng mỗi kg. Giữa nỗi sợ “ăn gì cũng chết” Ra chợ là chơi lô tô giữa thực phẩm “an toàn” và “không an toàn” Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 18 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh 48 công nhân tại Nam Định bị ngộ độc thực phẩm do tồn dư thuốc BVTV. 2.2. Ảnh hưởng của chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tới sức khỏe của con người và kinh tế xã hội 2.2.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người 2.2.2. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội 3. Ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu 3.1. Nguyên nhân gây ngộ độc 3.2. Tác hại khi bị ngộ độc thực phẩm 3.3.Cách sơ cứu khi ngộ độc thực phẩm 4. Giải pháp tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 19 Sáng kiếến kinh nghi ệm d ự thi cấếp t ỉnh Các ngành chức năng phải phối hợp chặt chẽ với nhau, tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ thực phẩm. Tổ chức tốt công tác truyền thông về an toàn thực phẩm cho người dân cũng như người sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm. Giáo viên: Đặng Thị Hường – Trường THPT Lê Quý Đôn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng