Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn một số bài tập phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 9...

Tài liệu Skkn một số bài tập phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 9

.DOC
17
3034
147

Mô tả:

1 1. Tên đề tài: “MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH LỚP 9”. 2. Đặt vấn đề: Thể dục thể thao ra đời cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người . Những đặc điểm của nền sản xuất và những quan hệ xã hội thời sơ cổ đã quyết định sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thể chất với ngay quá trình lao động và các hình thức giáo dục khác. Cùng với quá trình lao động sản xuất, TDTT đã góp phần biến cải vượn người thành người cổ đại và từ cổ đại thành con người hiện đại ngày nay. Đối với tiến trình tồn tại và phát triển của xã hội TDTT đã trở thành một trong những phương tiện quan trọng để tồn tại xã hội và phát triển xã hội . Phát triển sức mạnh cho học sinh trung học cơ sở là tạo nền tảng ban đầu cũng là cơ sở để phát triển và hoàn thiện thể chất bởi ở lứa tuổi này đang trong quá trình diễn biến phát triển mạnh mẽ về thể hình, dần hoàn thiện các chức năng, phát triển các tố chất thể lực nhằm nâng cao năng lực học tập và làm việc. Cũng trong giai đoạn này các em bước đầu tiếp xúc với các môn thi đấu thể thao trong các kỳ hội khoẻ phù đổng các cấp. Đã từ lâu con người coi thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hoá nhằm hoàn thiện con người. Với quan điểm vận động là sức khoẻ, là sự sống. Các nhà triết học cổ đại cho rằng “Trong sáng về mặt đạo đức, phong phú về mặt tinh thần, hoàn thiện về mặt thể chất” (Platon) do thể dục thể thao mang lại. “Không có gì huỷ hoại sức khoẻ bằng thiếu sự vận động” (Arixton). Chính vì vậy muốn có một thân thể cường tráng, muốn học tập lao động tốt thì phải tập thể dục thể thao. Nhận thức được vai trò to lớn và tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với việc trồng người, đối với dân tộc Việt Nam sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công. Trong lúc chính quyền còn non trẻ, còn đứng trước vô vàn khó khăn. Đất nước vừa phải chống, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Qua lời kêu gọi của Người trong toàn dân đã giấy lên phong trào “Khoẻ vì nước” và cũng trong thời gian này Bác đã có lời dạy tâm đắc của mình với toàn dân “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì phải cần có sức khoẻ, muốn giữ được sức khoẻ thì phải tập luyện thể dục thể thao” đây là nguồn cổ vũ lớn lao cho sự nghiệp thể dục thể thao nước ta. Công tác thể dục thể thao đã đem lại hiệu quả tích cực góp phần nâng cao sức khoẻ nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần, tạo thêm niềm phấn khởi tự hào trong nhân dân, thu hút thanh thiếu niên vào hoạt động rèn luyện vui chơi lành mạnh. Ngày nay trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế. Công tác thể dục thể thao lại càng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc. Dưới chế độ của chúng ta việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng 2 và Chính phủ. Nhiệm vụ xây dựng nước nhà và bảo vệ tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng. Công tác thể dục thể thao là một phương pháp tốt có hiệu quả để tăng cường lực lượng lao động sản xuất và lực lượng quốc phòng, của cán bộ và nhân dân ta. Tăng cường dũng khí và nghị lực của mỗi người dân. Hơn nữa, vận động thể dục thể thao còn là một trong những phương pháp tốt để giáo dục nhân dân về tính tổ chức, kỷ luật và đoàn kết quần chúng đông đảo chung quanh Đảng và Chính phủ. 3. Cơ sở lý luận: Sức mạnh là khả năng sinh ra lại cơ học bằng sự nỗ lực cơ bắp, sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh, sức mạnh này một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh lý cơ của động tác mặt khác phụ thuộc vào mức độ hoạt động của từng nhóm có riêng biệt và sự phối hợp giữa chúng. Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các nội dung đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Chạy ngắn là nội dung điển hình của sự phát triển về tốc độ, có cường độ và biên độ cực lớn hội tụ đầy đủ các yếu tố Nhanh- Mạnh – Bền trong thể thao. Đồng thời còn có tác động tốt tới các cơ quan chức năng của cơ thể, thông qua nội dung chạy ngắn để rèn luyện ý chí vươn lên, sự nỗ lực của bản thân cho học sinh trong học tập, lao động. Sức nhanh là tổ hợp các thuộc tính chức năng của con người, có quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động. Tốc độ là khả năng thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất, yếu tố quyết định của tốc độ là kinh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ được chia làm 4 yếu tố. - Xuất hiện hưng phấn trong cơ quan cảm thụ. - Dẫn truyền vào hệ thần kinh trung ương. - Truyền tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương tới cơ. - Hưng phấn cơ vào hoạt động tích cực. Trong thể dục thể thao, điền kinh là một môn có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ biến rộng rải trên toàn thế giới với nội dung phong phú và đa dạng, chiếm vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu Olimpic quốc tế và trong đời sống văn hoá nhân loại. Vì thế các nhà thể thao mệnh danh môn bóng đá là thể thao “Vua” còn điền kinh là môn thể thao“Nữ hoàng”. Từ lâu điền kinh được phát triển rộng rải trên thế giới và được phát triển không ngừng, luôn vươn tới đỉnh cao giới hạn thể chất con người. Ở nước ta điền kinh thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện. Với nội dung phong phú, dể tập luyện đối với tất cả mọi lứa tuổi. Chính vì vậy điền kinh được phổ biến trong các trường phổ thông và được coi là môn học chính nhằm phát triển các tố chất thể lực chung, năng lực làm việc trong lao động và học tập. Bên cạnh đó nhà trường còn là nơi góp phần phát hiện bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước. 3 Do đặc điểm của học sinh lứa tuổi THCS tính hiếu động, ít tập trung, ít chú ý, nhất là khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Do vậy trong phần mở đầu giáo viên nên sử dụng một số trò chơi thường được các em ưa thích, để gây sự tập trung và hứng thú trước khi vào phần cơ bản. Hoặc cho cả lớp vỗ tay hát chung một bài hát để tạo sự thoả mái phấn khởi bước đầu cho quá trình tập luyện. Trong tiết học thể dục không nhất thiết phải tuân theo qui định khuôn khổ mà phải luôn luôn thay đổi thêm vào một số tình tiết mới dễ gây hứng thú cho học sinh. Như thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đua khen thưởng, tăng độ khó. Vì vậy muốn có một sức khoẻ dồi dào đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội thì hoạt động TDTT là một hoạt động không thể thiếu được. Nó vô cùng phong phú và đa dạng, nó có ở khắp nơi, có tác dụng mạnh mẽ đến các mặt khác như đức dục, trí dục, mỹ dục. Căn cứ vào mục đích, tác dụng, nội dung cụ thể thì Đảng ta đã xác định bộ môn điền kinh là một trong những môn cơ bản của TDTT, là một môn học để vận dụng tất cả các đối tượng học sinh, sinh viên tham gia tập luyện, nó là một bộ phận cơ bản chủ yếu cấu thành tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, điền kinh có vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển tố chất vận động: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo. Ngày nay điền kinh trở thành một môn mũi nhọn, phong trào tập luyện và thi đấu điền kinh phát triển rầm rộ khắp nơi, thu hút mọi người tham gia tập luyện. Vì thế đòi hỏi người thầy giáo dạy thể dục cần phải có phương pháp và kiến thức cần thiết để giảng dạy và huấn luyện, không chỉ nâng cao chất lượng đại trà mà còn phải nâng cao chất lượng các môn điền kinh nói chung và môn chạy bền nói riêng, góp phần xây dựng đội tuyển của trường và của phòng tham gia thi đấu hội khoẻ các cấp . 4. Cơ sở thực tiễn: Trong các tố chất thể lực chung đó thì phát triển sức mạnh tốc độ rất quan trọng, cần thiết cho học sinh lứa tuổi 14 - 15. Ở lứa tuổi này cơ thể các em đang phát triển để đi đến hoàn thiện, nhưng quá trình phát triển đó chưa toàn diện, dể mất cân đối. Việc giảng dạy điền kinh ở các trường trung học cơ sở trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, kỹ thuật chưa đầy đủ, phương tiện tập luyện chưa có. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là nghiên cứu lựa chọn và vận dụng một nhóm bài tập để xắp xếp nội dung học tập nào cho phù hợp với khả năng của các em và điều kiện thực tế nhằm phát triển tốt chất sức mạnh tốc độ giúp các em việc nâng cao thành tích nhảy cao trong chương trình giảng dạy. Môn nhảy cao nằm trong 4 môn phối hợp (chạy 60m, ném bóng, nhảy cao, chạy 500m nữ, chạy 800m nam) thi đấu của học sinh trung học cơ sở. Ngoài việc nâng cao còn đưa tổng số điểm 4 môn phối hợp lên, trong đó tố chất sức mạnh tốc độ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nâng cao thành tích môn nhảy cao. Việc áp dụng một số bài tập nhằm nâng cao sức mạnh tốc độ là điều kiện cần thiết phát triển con người toàn diện, trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Nhảy cao là một môn điền kinh mà chúng tôi nghiên cứu để phần 4 nào nâng cao thành tích cho các em để có thể sánh vai cùng với các trường trong khu vực thành phố. Thực tế giảng dạy môn Thể dục ở các trường THCS vấn đề dụng cụ, sân bãi còn đơn giản nhưng để có được thành tích trong tập luyện và thi đấu đòi hỏi quá trình giảng dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc quy định, giúp các em nắm bắt và thực hiện kỹ thuật động tác một cách chính xác, thuần thục. Các em học sinh cần đạt mức cần thiết về trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện (Sức nhanh, sức mạnh, sức bền; mềm dẻo, khéo léo) để có đủ sức khoẻ học tập, lao động và tham gia các hoạt động xã hội quan trọng bên cạnh đó còn cần phải phát hiện bồi dưỡng một số học sinh có năng khiếu ở môn TT nào đó vào các đội tuyển TT. Từ lý do trên và thực tiễn cũng căn cứ vào khả năng của mình. Chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu là : “MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH LỚP 9”. 5/ Nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích tổng hợp số liệu thu thập được qua quá trình quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu lựa chọn để xác định đúng các bài tập sức mạnh tốc độ có tác dụng tốt, phù hợp với học sinh nam lứa tuổi 14 - 15 trường THCS. Từ những bài tập được nghiên cứu, lựa chọn chúng tôi tiến hành áp dụng vào học sinh nam lứa tuổi 14 - 15 trường THCS để đánh giá khách quan các bài tập đó. Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề tài đặt ra, chúng tôi đi sâu vào giải quyết các nhiệm vụ sau : Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu về thực trạng giảng dạy và đặc điểm của học sinh nam lứa tuổi 14 - 15 trường trường THCS. Nhiệm vụ 2 : Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh nam lứa tuổi 14 - 15 trường trường THCS. 5.1 Giải quyết nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thực trạng giảng dạy và cơ sở để lựa chọn một số bài tập giáo dục sức mạnh tốc độ : 5.1.1 Thực trạng giảng dạy của trường THCS - Trong trường có 28 lớp từ lớp 6 đến lớp 9, với 04 giáo viên thể dục, theo chương trình của Bộ 2 tiết / 1 tuần của bộ môn thể dục cho mỗi lớp. - Đối với môn thể dục trong trường do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, thời gian hạn chế nên các thầy giáo chưa áp dụng được các bài tập bổ trợ và các bài tập phát triển các tố chất thể lực cho các em nên các năng lực tố chất chưa được phát huy tối đa. Ở đó trong quá trình học chủ yếu là kỹ thuật, chưa khai thác được thành tích của các em nên trong quá trình học của các em không có động lực để kích thích các em hoạt động một cách tích cực có hiệu quả. Đặc biệt đối với môn nhảy cao, điểm để kích thích các em hoạt động tích 5 cực là nâng cao dần mức xà nhưng do điều kiện trang thiết bị dụng cụ không đảm bảo nên chỉ cho các em nhảy ở mức xà thấp đảm bảo độ an toàn trong quá trình kiểm tra chỉ chấm điểm kỹ thuật. * Đặc điểm tâm sinh lý, giải phẩu cho học sinh lứa tuổi 14 - 15: Ở lứa tuổi này các em có một đặc điểm nổi bật là chuẩn bị bước vào thời kỳ dậy thì gây nên những thay đổi đột ngột trong hoạt động sống của cơ thể, cơ sở của sự thay đổi đó là quá trình phát triển phức tạp các hệ thống cơ quan trong cơ thể biểu hiện. + Về giải phẩu sinh lý : Các em ở lứa tuổi 14 - 15 cơ thể phát triển nhanh nhưng vẫn chưa hoàn thiện như người lớn, đây là thời kỳ dài người lần thứ 2 với sự tăng nhanh về chiều cao, tứ chi dài ra, nội quan phát triển mạnh cụ thể. - Hệ xương: Bộ xương của các em lớn lên một cách đột ngột cả về chiều dài lẫn bề dày. Tuy nhiên sự phát triển đó không đều, hệ sụn ở các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt nhất để phát triển và tồn tại, các xương cột sống, xương tứ chi phát triển nhanh trong khi xương lồng ngực lại phát triển chậm do vậy lồng ngực hẹp so với chiều cao, đàn tính xương giảm, độ giản của xương tăng do hàm lượng canxi, phốt pho, magiê trong xương tăng. - Hệ cơ : Hệ cơ cũng tăng nhanh nhưng chậm hơn so với hệ xương. Khối lượng và đàn tính của cơ tăng lên, chủ yếu là cơ dài và cơ nhỏ. Do sự mất cân đối hệ cơ và xương nên các em ở lứa tuổi này khả năng phối hợp vận động bị giảm sút. Thời kì này sức mạnh của cơ bắp tăng lên nhưng chưa kèm theo sự phát triển sức bền. Sự không trùng hợp này thường trở thành nguyên nhân căng thẳng cơ bắp quá mức khi tập luyện với lượng vận động lớn, dễ dẫn đến mệt mỏi. - Hệ thần kinh: Mặc dù hệ thần kinh giai đoạn này đã có sự biến đổi về chất nhưng chức năng của nó chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh đơn điệu kéo dài, lúc này số lượng và độ phức tạp liên hợp giữa các bộ phận khác nhau của nảo tăng lên, các trung khu ngôn ngữ đọc, viết tiếp tục phát triển, hưng phấn chiếm ưu thế vì vậy khi học tập các em dễ tập trung tư tưởng nhưng nếu thời gian kéo dài, hình thức hoạt động đơn điệu sẽ làm thần kinh chóng mệt mỏi dẫn đến phân tán sự chú ý. Hoạt động thần kinh linh hoạt là điều kiện dễ dàng để hình thành phản xạ có điều kiện do vậy nội dung tập luyện phải phong phú, giảng giải và làm mẫu phải có trọng tâm chính xác, đúng lúc đúng chỗ. - Hệ tuần hoàn : Đang phát triển mạnh, nhịp độ phát triển của tim vượt nhịp độ phát triển của toàn thân. Công suất hoạt động của tim vượt khả năng chịu đựng của các khoang động mạchvẫn còn chưa phát triển lắm. Vì vậy khi hoạt động cơ bắp huyết áp tăng lên một cách đáng kể. Do đặc điểm nêu trên trẻ em lứa tuổi này không nên sử dụng các bài tập sức mạnh quá mức. Cần lưu ý nguyên tắc tăng dần lượng vận động, tránh tăng đột ngột gây nguy hiểm đến chức năng và sự phát triển của hệ tuần hoàn. 6 - Hệ hô hấp : Phổi chưa phát triển toàn diện, thế nang còn nhỏ, dung lượng phổi còn bé, cơ hô hấp còn yếu vì vậy khi hoạt động các em thở nhiều nhanh nên chóng mệt mỏi. + Về mặt tâm lý: Ở lứa tuổi này các em xuất hiện biểu tượng hình như mình không còn bé nữa. Đó là sự dự báo một thời kỳ mới “Cảm giác trưởng thành thời kỳ này đem lại cho các em những cảm xúc, ý nghĩa hứng thú và tính cách mới mẻ mà thường bản thân các em không ý thức được “. Do ảnh hưởng của giáo dục và học tập cũng như sự phát triển của hệ thần kinh nên vai trò của hệ thống tín hiệu 2 được nâng cao rõ rệt dẫn đến khả năng tư duy trừu tượng và lập luận phát triển mạnh. Bên cạnh đó sự thay đổi đột ngột và không đồng đều của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể là nguyên nhân làm cho các em dễ có cảm xúc mệt mỏi hoạt động phản xạ ức chế không ổn định. Có lúc quy trình hưng phấn mạnh hơn ức chế khiến cho các em không tự chủ được, thiếu sự kiềm chế, hung hăng, mất thăng bằng. Trong hoạt động vận động thường có những động tác thừa, lóng ngóng, vụng về, khả năng phối hợp kém. Do vậy nếu chúng ta nắm bắt được tâm lý của tuổi dậy thì thì chúng ta có thể khắc phục được những biểu hiện tiêu cực và có thể khơi dậy những yếu tố tích cực trong hoạt động thể chất và tâm hồn của các em, giúp các em giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống. Cũng ở lứa tuổi này trí nhớ của các em có nhiều biến đổi căn bản, năng lực ghi nhớ có chủ định tăng lên rõ rệt, hiệu quả ghi nhớ nâng cao. Ngoài ra sự thay đổi trong các mối quan hệ dần dần hình thành tính cách của các em. Quan hệ với người lớn các em đã được tin cậy hơn, có khuynh hướng học tập người lớn về vốn hiểu biết và cách cư xử với bạn bè, thích hoạt động và sống tập thể, chú trọng danh dự và tự hào về tập thể, tính độc lập phát triển nhanh. Tuy vậy các em cũng có thể bị môi trường bên trong tác động, đôi khi dẫn đến những xúc động quá mạnh như : Vui quá trớn ... và đa số các trường hợp ở tuổi thiếu niên thường đánh giá cao hơn những phẩm chất của mình. Từ những cơ sở tâm lý nêu trên nên trong quá trình giảng dạy các bài tập thể chất cần phải hình thành động tác thật chính xác bởi các em tiếp thu kỹ thuật rất nhanh. Giờ lên lớp cần phải luôn chú ý theo dõi sao cho các em không thực hiện vượt mức lượng vận động đã định. Nội dung giảng dạy cần phải phong phú để duy trì sự hưng phấn của các em, khơi dậy tinh thần tập thể qua các cuộc thi đấu. Trên đây là phần sơ lược tất cả các đặc điểm tâm sinh lý, giải phẩu của các em lứa tuổi 14 - 15 có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu, là cơ sở quan trọng để chúng tôi lựa chọn một số bài tập cơ bản nhằm phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong môn nhảy cao. 5.1.2 Cơ sở lý luận của việc lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ : Sức mạnh là năng lực khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nổ lực cơ bắp, sức mạnh tốc độ là hình thức biểu hiện 7 của sức mạnh là khả năng hệ thống tuần hoàn thần kinh cơ bắp khắc phục sự đề kháng với tốc độ co duỗi lớn nhất của cơ bắp. Theo các nhà lý luận chuyên ngành điền kinh cho rằng : Muốn phát triển sức mạnh tốc độ cho lứa tuổi trẻ trước hết cần phát triển hệ thống dẫn truyền vận động và hệ cơ tính linh hoạt của quá trình thiết lập sự ổn định của hệ thống thần kinh tạo điều kiện tốt cho sự phát triển sức mạnh tốc độ có cơ sở khoa học chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu cơ chế sinh lý của tố chất sức mạnh. Lực tối đa mà con người có thể sinh ra một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh cơ của động tác, khả năng thu hút các nhóm cơ lớn nhất hoạt động, mức độ hoạt động của cơ bị quy định bởi 2 yếu tố : - Xung động từ các nơron thần kinh vận động trong sừng trước tuỷ sống đến cơ. - Phản ứng cơ : Tức là lực do nó sinh ra để đáp lại xung động thần kinh phản ứng của cơ phụ thuộc vào thiết diện sinh lý và đặc điểm cấu trúc của nó ảnh hưởng dinh dưỡng của thần kinh trung ương thông qua hệ thống Adrenalin giao cảm. Độ dài của cơ tại thời điểm đó kích thích và một nhân tố khác, cơ chế chủ đạo cho phép thay đổi tức thời, mức độ hoạt động của cơ là đặc điểm của xung động li tâm. Sự thay đổi mức độ hoạt động của cơ được hoạt động bằng hai cách: - Huy động số lượng khác nhau các đơn vị vận động và hoạt động. - Thay đổi tần số xung động ly tâm trong căng cơ tối đa trong đó cơ thể 5 - 6 đến 5 - 40 xung đột. Nếu lực do cơ phát huy chỉ vào khoảng 20 - 80% khả năng tối đa của nó thì cơ chế điều hoà số lượng sợi cơ có ý nghĩa cơ bản, điều đó có nghĩa lực kích thích nhỏ (trọng lượng nhỏ) thì chỉ số ít sợi cơ hoạt động tích cực trong trường hợp lực do cơ phát huy đạt giá trị tối đa, cơ thể xảy ra một cách điều hoà thứ ba đồng bộ hoá hoạt động của các sợi cơ ở những người không tập luyện không quá 2% xung đột đồng bộ với nhau. Cùng với sự phát triển của trình độ tập luyện, khả năng đồng bộ tăng lên rất nhiều. Từ cơ sở trên cho ta thấy việc lựa chọn những bài tập nhằm giáo dục sức mạnh tốc độ là vô cùng quan trọng. Qua nghiên cứu chúng tôi đã tìm ra những bài tập vận dụng nhằm phát triển sức mạnh tốc độ. - Bật cao bằng hai chân lên cao về trước. - Ném hoặc đẩy bằng hai tay với tạ bóng nhồi. - Động tác gập duỗi nhanh của tay, chân, thân mình có thêm trọng lượng nhẹ. - Các bài tập với phụ tải. - Các bài tập bổ trợ chuyên môn: Chạy ngắn, nhảy ném, đẩy, như xuất phát thấp, đạp sau, nhảy dây, ném đẩy bằng hai tay. - Tổ lặp lại thường xuyên ở những bài tập cơ bản của những môn này bài toán thời điểm giậm nhảy, động tác ném đẩy. Những bài tập vận dụng theo phương pháp lặp lại mang ý nghĩa như: 8 - Cường độ cao. - Khối lượng thấp. - Quãng nghỉ ngắn. - Thời gian thực nghiệm ngắn. Đối với từng thành phần sức mạnh tốc độ đánh giá theo hướng dưới đây: + Phát triển sức mạnh ném đẩy : Số lần lặp lại từ (8 - 12) lần / tổ, tổng số lần lặp lại 80 - 120 lần. Thời gian thực hiện là khoảng 20 phút, quãng nghỉ giữa các tổ 1 đến 2 phút, phân nhỏ trong khi thực hiện các bài tập 1 đến vài giây. + Phát triển sức mạnh nhảy: Số lần lặp lại từ (2 - 6) lần / tổ. Tổng số 80 - 100 lần lặp lại ở thời gian thực hiện bài tập khoảng 20 phút, quãng nghỉ giữa các tổ khoảng 1 - 2 phút. Phân nhỏ trong khi thực hiện các bài tập 1 đến vài giây. - Bài tập phát triển sức nhanh. - Bài tập chạy biến tốc 50m nhanh - 50m chậm. Thông thường những bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thường sử dụng những bài tập động lực với trọng lượng khoảng 20 - 30% trọng lượng tối đa , cường độ xử dụng rất cao có khi tới giới hạn tối đa. Thời gian thực hiện được chia theo tổ với người tập không quá 4 tổ trong các bài tập giữa mỗi tổ có quãng nghỉ 2 - 3phút. Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, thả lỏng, khối lượng mỗi buổi tập phụ thuộc vào mục đích và nhiệm vụ phát triển sức mạnh tốc độ thì thời gian thực hiện động tác bật cao tại chỗ liên tục 20 - 30 lần với khối lượng lớn, quãng nghỉ dài. Nếu hoạt động tính tổng thời gian trong một giáo án tối đa là 20 phút là hợp lý nhất. Vì vậy muốn phát huy hết khả năng một lần bật nhảy mạnh, nhanh được biểu hiện hợp lý giữa thả lỏng và co cứng. Tính nhịp điệu thả lỏng của tần số, biên độ bước nhảy và kỹ thuật chạy đúng là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả phát triển sức mạnh tốc độ. Để giúp cho việc lựa chọn áp dụng tốt những bài tập giáo dục sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích cho môn nhảy cao của học sinh lứa tuổi 14 15 chúng tôi đã nghiên cứu các bài tập sức mạnh tốc độ rồi liệt kê các bài tập đó vào phiếu phỏng vấn và lấy ý kiến trả lời đánh giá mức độ tác động của các bài tập sức mạnh tốc độ đối với học sinh lứa tuổi 14 - 15 thông qua ý kiến trả lời của các giáo viên đã qua thực tiễn giảng dạy và huấn luyện môn điền kinh, đặc biệt là môn nhảy cao chúng tôi đã thu được kết quả phỏng vấn trên 10 giáo viên, huấn luyện viên và chúng tôi lựa chọn những bài tập sức mạnh tốc độ có tác dụng tốt phù hợp với học sinh lứa tuổi 14 - 15 với số phiếu chiếm 50% trở lên. Kết quả phương pháp phỏng vấn Để giúp chúng tôi lựa chọn được những bài tập phát triển tốc độ chúng tôi đã dựa trên nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi 14-15, tài liệu 9 chuyên môn, tiến hành phỏng vấn và hỏi ý kiến 20 giáo viên dạy TDTT có thâm niên công tác tại các trường THCS của huyện Số lượng hỏi 20 TT Nội dung bài tập áp dụng Trả lời % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 Bài tập chạy tốc độ cao thực hiện 5 lần , nghỉ giữa các lần 5’ Bài tập đứng lên ngồi xuống cõng người Bài tập đạp sau nhanh thực hiện 5 lần , nghỉ giữa các lần 3-4’ Bài tập chạy biến tốc 50m nhanh 50m chậm Bài tập bật nhảy trên cát tại chỗ 20 lần x 3 tổ , nghỉ giữa các tổ 4’ Bài tập chạy nâng cao đùi tại chỗ 5 lần có tín hiệu chạy nhanh10-15 mét ( thực hiện 10 lần) nghỉ giữa các lần 3-4’ Bài tập nhảy 3 bước không đà thực hiện 5 lần x 2 tổ , nghỉ giữa các lần 3’ Bài tập chạy 20-60m tốc độ cao , thực hiện 5 lần x 2 tổ , nghỉ giữa các lần 5-8’, giữa các tổ 12’ Bài tập với tín hiệu: nghe tín hiệu chạy nhanh 810m rồi chậm lại chờ nghe tín hiệu tiếp , thực hiện 10-15 lần x 2 tổ , nghỉ giữa các lần 5-8’, giữa các tổ 5’ Trò chơi vận động( chia 2nhóm, 10 người/nhóm) thi đấu các nội dung ở cự li 20-25m , nghỉ giữa các lần 8-10’ : - Đi: nâng cao đùi ; về : chạy nhanh - Đi: chạy đạp sau ; về :chạy nhanh - Đi : chạy gót chạm mông ; về :chạy nhanh - Đi : chạy lò cò ; về :chạy nhanh 20 100 1 2 5 10 5 6 25 30 20 100 4 20 19 95 15 75 18 90 11 Bài tập gánh tạ đạp sau 30m , thực hiện 5 lần nghỉ giữa 6 30 12 19 95 5 25 17 85 các lần 3’ Bài tập chạy tốc độ cao 2x(15+25+25+15m) thực hiện 5 lần x 2 tổ , nghỉ giữa các lần 5-8’, giữa các tổ 12’ 13 Bài tập nhảy đổi chân ở độ cao 20-30cm , 15 lần x 3 tổ , nghỉ giữa các tổ 4’ 14 Bài tập chạy xuất phát cao 40m thực hiện 3 lần x 3 tổ, nghỉ giữa các lần 5’ , giữa các tổ 15’ 10 15 Bài tập chạy với người chạy nhanh hơn 50m , thực hiện 3-4 lần nghỉ giữa các lần 5’ 18 90 16 7 35 5 25 12 60 9 45 8 40 Bài tập chạy lặp lại cảm giác tốc độ 5 x 80m nghỉ giữa 3-4’ 17 Bài tập nhảy lò cò 20m thực hiện 5 lần , nghỉ giữa 3-4’ 1 Bài tập chạy đạp sau tại chỗ tay vịn hàng rào với 8 tần suất tối đa 8-10’ x 4- 5 lần , nghỉ giữa 5’ 19 Bài tập chạy lặp lại cảm giác tốc độ 5 x 120m nghỉ giữa 5-6’ 2 Bài tập bật nhảy qua rào (8-10 rào) x 4 – 6 lần , 0 nghỉ giữa 3’ . Qua kết quả phiếu phỏng vấn thu được, chúng tôi đã lựa chọn những bài tập được nhiều giáo viên sử dụng ( 85% trở lên) để áp dụng vào giáo dục cho đội tuyển điền kinh nam của trường THCS như sau : TT Nội dung bài tập 1 Bài tập chạy tốc độ cao 30m 2 Bài tập chạy nâng cao đùi tại chỗ 5 lần có tín hiệu chạy nhanh10-15 mét 3 Bài tập chạy 20-60m tốc độ cao 4 Trò chơi vận động thi đấu các nội dung ở cự li 20-25m 5 Bài tập chạy tốc độ cao 2x(15+25+25+15m) 6 Bài tập chạy xuất phát cao 40m 7 Bài tập chạy với người chạy nhanh hơn 50m Số lần lặp Quãng lại nghỉ Mục đích yêu cầu 5 lần 5’ nhanh nhưng không giật cục 10 3-4’ khi nghe tín hiệu chính xác -> phản ứng ngay lập tức . 5 lần 2nhóm, 10 người/nhó m) thực hiện 5 lần x 2 tổ thực hiện 3 lần x 3 tổ 3-4 lần 5-8’, giữa tổ 12’ 8-10’ 5-8’, giữa tổ 12’ 5’, giữa tổ 15’ 5’ nhanh nhưng không giật cục Yêu cầu tham gia chơi tích cực thả lỏng các bộ phận không tham gia hoạt động Chạy với tốc độ tối đa khi nghe tín hiệu xuất phát -> phản ứng ngay lập tức và chạy với tốc độ tối đa Chạy với tốc độ tối đa 11 5.2 Giải quyết nhiệm vụ 2: Đề xuất một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong môn nhảy cao cho học sinh lứa tuổi 14 - 15 trường trung học cơ sở Sau khi lựa chọn và xác định hệ thống bài tập dựa trên thực trạng về cơ sở vật chất (sân bãi, dụng cụ) cũng như hoạt động TDTT của trường trường THCS , cùng với sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô, huấn luyện viên về các bài tập nêu trên chiếm tỷ lệ khá cao để sử dụng vào việc giáo dục sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy để nâng cao thành tích trong môn nhảy cao và từ thực tiễn các thầy cô đã nhận xét đánh giá qua phiếu phỏng vấn, chúng tôi thấy các bài tập ấy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và trong giáo dục tố chất sức mạnh tốc độ cho các em sử dụng các bài tập này là hợp lý. Mong rằng các thầy cô khi giảng dạy lưu ý sử dụng các bài tập này để huấn luyện viên giảng dạy cho các em đạt kết quả tốt. 6. Kết quả thực hiện: Việc thực hiện nội dung học theo “MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH LỚP 9” trong giờ học có chất lượng đáp ứng yêu cầu về phát triển thể lực của học sinh thì phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết. Mỗi nội dung học đều phải mang hình thức thi đấu thì mới gây hưng phấn và mới phát huy tính tự giác tích cực, tính sáng tạo và sự quyết tâm của các em. Chính và vậy đã tạo nên khí thế thi đua sôi nỗi giữa các tổ Từ những thực tế qua giảng dạy trên lớp mà tôi đã phân tích, tổng hợp về phương pháp dạy học tích cực, cũng như sự kết hợp tổ chức các trò chơi thi đấu giữa các nhóm được vận dụng trong mỗi tiết học là rất cần thiết và bổ ích. Mặc dù thực trạng các trường còn gặp rất nhiều khó khăn về sân tập và dụng cụ chưa được giải quyết kịp thời. Song đó mới chỉ là tạm thời, tôi tin rằng nếu chúng ta cố gắng tìm ra biện pháp khắc phục thì sẽ vượt qua tất cả. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu thông qua quá trình phỏng vấn toạ đàm, quan sát sư phạm cho phép chúng tôi rút ra những kết quả sau: - Việc tập luyện phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy và yếu tố cần thiết để nâng cao thành tích môn nhảy cao vừa nâng cao trình độ thể lực góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện. - Ở lứa tuổi 14 - 15 là giai đoạn phù hợp để phát triển sức mạnh tốc độ, việc lựa chọn các bài tập phù hợp góp phần vào quá trình giảng dạy TDTT cho học sinh trung học cơ sở sẽ đem lại hiệu quả tốt. a. Về phía học sinh : Mức Nội dung Nam Nữ kiểm tra 8/1 8/2 8/3 8/4 8/1 8/2 8/3 8/4 Đạt 1.Chạy60m(s) 10.5 10.0 10.5 10.0 11.2 11.0 11.5 11.3 2. Bật xa(cm) 205 200 205 200 170 175 170 175 3. Nhảy cao 10 9 8 8 5 4 5 5 Khá 1.Chạy60m(s) 9.5 9.7 9.6 9.5 10.8 10.5 10.5 10.4 12 2. Bật xa(cm) 215 210 210 220 185 180 180 182 3. Nhảy cao 14 15 14 13 7 7 6 7 Giỏi 1.Chạy60m(s) 9.0 9.2 8.5 8.3 9.8 9.8 10.0 9.7 2. Bật xa(cm) 215 210 210 220 195 195 190 190 3. Nhảy cao 18 17 16 18 8 8 9 9 Kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của khối 8 năm học 2014 – 2015 Tổng số học sinh 4 lớp 8 : 93 học sinh Trong đó : Đạt mức giỏi: 39 em tỉ lệ Đạt mức khá: 43 em tỉ lệ Đạt mức đạt: 11 em tỉ lệ b. Về giáo viên : Bản thân tôi sau khi nghiên cứu, áp dụng đề tài. Tôi thấy đa số các tiết dạy của mình đều đạt được mục tiêu đề ra, học sinh hứng thú học tập, tích cực làm mẫu, nhận xét thích được thầy bạn khen. Khi tiết dạy kết thúc giáo viên thấy nhẹ nhàng nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. 7/ Kết luận: Sau một thời gian nghiên cứu nghiên cứu tài liệu chuyên môn và thực tiễn chúng tôi đi đến kết luận sau để nâng cao thành tích cho đội nam điền kinh trường THCS, cần lựa chọn các bài tập : - Bài tập chạy tốc độ cao 30m - Bài tập chạy nâng cao đùi tại chỗ 5 lần có tín hiệu chạy nhanh1015 mét - Bài tập chạy 20-60m tốc độ cao - Trò chơi vận động thi đấu các nội dung ở cự li 20-25m - Bài tập chạy tốc độ cao 2x(15+25+25+15m) - Bài tập chạy xuất phát cao 40m - Bài tập chạy với người chạy nhanh hơn 50m Dựa vào những số liệu cụ thể trên và bằng vốn kinh nghiệm qua những năm giảng dạy môn thể dục, bản thân tôi cùng với các đồng nghiệp đi đến một số kết luận như sau: - Các bài tập bổ trợ phải được gắn liến với nội dung trò chơi để kích thích tinh thần học tập của học sinh. - Phương pháp dạy học tích cực có mối quan hệ hữu cơ với mục tiêu nội dung và cách đánh giá cả một quá trình về cấu trúc và nội dung, đổi mới về nhận thức của mỗi giáo viên, cần coi đây là một việc cần làm, và cũng đặc ra cho mình một sự quyêt tâm làm bằng được. - Phải coi việc đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ chính của mình để cố gắng vươn lên tìm tòi sáng tạo, tìm đọc tư liệu tham gia các lần thao giảng, dự giờ xây dựng tiết dạy để trao đổi kinh nghiệm với nhau, nhằm học hỏi chức tổ chức lớp học, nắm phương pháp dạy học mới. 13 - Không ngừng nâng cao chất lượng bài soạn ,đúc kết kinh nghiệm qua thực tế từ đó dần dần cải tiến được phương pháp dạy học mới một cách hiệu quả nhất . - Tăng cường hoạt động nhóm bằng hình thức thi đấu - trò chơi nhằm kích thích tinh thần thi đua và phát huy tính tích cực tự giác trong học tập của học sinh - Cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi xen kẽ trong tiết học nhằm tạo hứng thú trong học tập. - Việc nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện thể chất trong từng buổi học, nội dung học cần chặt chẽ và cụ thể hơn. - Để đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học góp phần thắng lơi mục tiêu “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” cho quê hương đất nước, đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa thì mỗi giáo viên chúng ta cần nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp. Chúng ta phải không ngừng học tập nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tích lũy kinh nghiệm và áp dụng những sáng kiến của đồng nghiệp để từng bước nâng cao hiệu quả giờ dạy cũng như chất lượng môn học. Mỗi môn học có một đặc thù, riêng môn học thể dục hầu hết là tiết học thực hành ngoài trời, nếu giáo viên không thường xuyên thay đổi hình thức phương pháp tập luyện thì sẽ tạo cho học sinh sự nhàm chán dẫn đến học sinh thiếu hứng thú trong việc lĩnh hội kiến thức mới, tập luyện trong trạng thái thiếu tập trung, thiếu tự giác, khó khăn trong việc thực hiện kỹ thuật động tác, hình thành kỹ năng kỹ xảo. Công tác tổ chức quản lý lớp học sẽ trở nên khó khăn hơn cho giáo viên. Do đó chất lượng tiết học sẽ không cao. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là công tác đúc rút, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào quà trình giản dạy của giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn thể dục nói riêng là một việc làm cần thiết, cần được duy trì thường xuyên Từ các phương pháp nêu trong đề tài này có ưu điểm không ép buộc nên các em tập luyện một cách tự giác, tích cực, có ý thức kỷ luật cao hơn. Đồng thời còn giúp cho mối quan hệ giữa thầy chò trở nên gần gũi hơn, học trò tôn trọng thầy cô hơn. Việc tổ chức đội hình có khoa học sẽ mang lại hiệu quả cao trong các giờ học giảm tối đa chấn thương thường xảy xa trong giờ học. Quá trình dạy học môn thể dục trong giáo dục thể chất đòi hỏi người dạy phải có lòng yêu nghề. Chỉ có yêu nghề mới phát huy tốt các năng lực của mình. Từ các năng lực đó sẽ đem lại hiệu quả cao trong giáo dục thể chất. Đó là nâng cao sức khỏe cho người học, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp. Áp dụng tốt các bài học này giúp người dạy và người học mang lại hiệu quả cao phù hợp với xu thế đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hiện nay. 14 Với tinh thần đó tôi luôn có ý thức không ngừng học hỏi, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào quá trình dạy học. Trong đó “MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH LỚP 9” trong thời gian qua tôi thấy tâm đắc nhất nên tôi đã đem áp dụng và mang lại kết quả khả quan. Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi về “MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH LỚP 9” ngoài những vấn đề trên chúng ta cần tạo trong lớp một tâm lý tốt thi đua, quyết tâm trong giờ học để phương pháp này có hiệu quả khi áp dụng phương pháp đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên thay đổi về hình thức thi đua phù hợp với nội dung giờ dạy, tạo điều kiện cho tất cả học sinh được tập luyện và thi đua bằng cách sử dụng nhiều hình thức thi đua giữa các tổ đánh giá việc thi đua của học sinh phải công bằng và khách quan. Có như vậy mới góp phần giáo dục rèn luyện và nâng cao được sức khoẻ cho học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển một cách toàn diện. 8. Đề nghị : Từ thực tiễn giảng dạy và kết quả lựa chọn các bài tập trên chúng tôi có một số đề nghị sau : - Để đạt được những thành tích cao trong các cuộc thi thể thao thì nên tổ chức thành các đội, nhóm năng khiếu cho các môn thể thao khác nhau để từ đó có thể tuyển chọn và tập luyện và bồi dưỡng cho các em được tốt hơn. - Trường cần quan tâm bổ sung và trang bị thêm sân bãi, dụng cụ tài liệu cũng như các điều kiện cần thiết cho giảng dạy chính khoá và ngoại khoá của học sinh. - Phải không ngừng phát hiện các em có tố chất, năng khiếu bộ môn thể dục để xây dựng kế hoạch huấn luyện cụ thể cho từng môn, phù hợp với lứa tuổi, giới tính và trình độ thể lực của từng học sinh. - Phải phát triển môn thể thao yêu thích của từng học sinh gây hứng thú, say mê, tự giác, chịu khó tập luyện TDTT kiên trì. Từ đó giáo viên hướng dẫn thêm các bài tập ở nhà một cách khoa học để phát triển các tố chất riêng lẽ bổ sung và hoàn thiện kỹ thuật chạy bền. - Đối với lứa tuổi 14 - 15 trường THCS các giáo viên thể thao cần quan tâm đến các biện pháp nhằm phát triển thể lực chung cho các em. Trong đó đặc biệt chú ý phát triển sức mạnh tốc độ là một trong tố chất cần thiết trong giai đoạn này. Về lứa tuổi này cần phát triển các tố chất thể lực chung cho các em đòi hỏi phải có thời gian dài trong khi đó thời gian học chính khoá môn thể dục của các em lại rất hạn chế, chỉ có 2 giờ/tuần để việc giảng dạy đạt hiệu quả hơn cần phải tăng thêm số giờ tập cho các em bằng cách tổ chức hoạt động ngoài giờ. 10. Tài liệu tham khảo : 15 TT 01 02 03 04 05 06 07 08 Tên sách Lý luận và phương pháp TDTT Toán học thống kê Một số văn kiện nghị quyết của ngành TDTT đối với giáo dục và đào tạo Bác Hồ với TDTT Tác giả Nhà XB Năm XB Nguyễn Toán TDTT 1993 Phạm Danh Tốn TDTT 1987 PGS. Lê Bữu PGS.PTS.Dương Nghiệp Chí PGS.PTS.Nguyễn Kim Minh PGS.PTS.Phạm Khắc Học Điền kinh PTS.Võ Đức Phùng PTS.Nguyễn Đại Dương GV.Nguyễn Văn Quảng GV.Nguyễn Quang Hưng PGS.Trần Đức Dũng Tuyển tập nghiên cứu PGS.Phạm Danh Tốn khoa học PGS.PTS.Nguyễn Xuân Sinh PGS.Lưu Quang Hiệp Phạm Ngọc Viễn Lê Văn Xem Tâm lý học TDTT Mai Văn Muôn Nguyễn Thanh Nữ PTS.Lưu Quang Hiệp Sinh lý học TDTT Phạm Thị Uyên 1990 - 1995 TDTT 1995 TDTT 1996 TDTT 1994 TDTT 1992 TDTT 1995 16 11/ Mục lục: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TÊN TIÊU ĐỀ TRANG 1 1-2 2-3 3-4 4-11 11-12 12-14 14-15 16 17 Tên tiêu đề Đặt vấn đề Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn Nội dung nghiên cứu Kết qủa nghiên cứu Kết luận Đề nghị Tài liệu tham khảo Mục lục Người thực hiện Lê Văn Hùng 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan