Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp chỉ đạo tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ l...

Tài liệu Skkn một số biện pháp chỉ đạo tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học cây gáo a

.PDF
19
1492
77

Mô tả:

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC BM02-LLKHSKKN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thụy Ánh Linh 2. Ngày tháng năm sinh: 12/02/1972 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Khu phố 3 – Thị trấn Vĩnh An – Vĩnh Cửu – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613861184 (CQ)/ 6. Fax: (NR); ĐTDĐ: 0936383196 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Hiệu trưởng 8. Đơn vị công tác: Trường TH Cây Gáo A II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân giáo dục Tiểu học - Năm nhận bằng: 2004 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo viên Tiểu học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác quản lí Số năm có kinh nghiệm: 6 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. * Tên đề tài nghiên cứu, thực hiện: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Cây Gáo A. 1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC CÓ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CÂY GÁO A I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, trước sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế xã hội, đất nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ và thử thách. Trong bối cảnh đó, giáo dục đang đổi mới trên quy mô toàn cầu. Nhà trường từ chỗ giáo dục khép kín sang mở cửa... đối thoại với xã hội. Trong thời đại này, giáo dục được xã hội quan tâm hơn bao giờ hết, chất lượng giáo dục không chỉ là mục tiêu phấn đấu của ngành mà là mối quan tâm của toàn xã hội, giáo dục phải tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu xã hội trong thời kì mới như Nghị quyết Trung ương II khóa 8 đã khẳng định “Giáo dục học sinh trong giai đoạn hiện nay phải giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể dục và mĩ dục”. Để thực hiện nhiệm vụ đó không có con đường nào khác phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và phải thực hiện ngay từ bậc tiểu học bởi đây là bậc học “nền tảng” rất quan trọng, có đặc điểm, bản sắc riêng, tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững để các em tiếp tục ở các bậc cao hơn, đó cũng là những nhân tố cơ bản góp phần tích cực phát triển nhân cách, tài năng của trẻ. Hoạt động giáo dục trong trường Tiểu học được chia thành hai bộ phận: Hoạt động giáo dục trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mỗi bộ phận trên có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu giáo dục trong đó có thể khẳng định hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện, là môi trường để trẻ phát triển các yếu tố cả trí tuệ cũng như thể lực. Trong trường Tiểu học hiện nay đa số các giáo viên chỉ chú trọng về cung cấp tri thức, đa số giáo viên chỉ quan tâm đến việc dạy xong chương trình thể hiện trong sách giáo khoa. Việc dạy học, giáo dục đa số khép kín trong môi trường lớp học, nhà trường, giáo viên thường chú trọng ở 2 phân môn Toán, Tiếng Việt từ phụ đạo cũng như bồi dưỡng, phát triển năng khiếu, mà dường như quên mất các tư chất bẩm sinh của một số học sinh có năng khiếu thiên về các môn nghệ thuật. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL) có thực hiện trong chương trình 1 tuần/1 tiết nhưng hình thức đơn điệu, không thu hút được sự tham gia của học sinh cũng như sự quan tâm của PHHS. Giáo viên hầu như đã quên đi rằng hoạt động giáo dục NGLL là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục, chẳng những giúp các em học sinh được vui chơi, giải trí sau những giờ học mà còn giúp các em biết vận dụng những tri thức đã học để giải 2 quyết những vấn đề do cuộc sống, thực tiễn đặt ra đồng thời học sinh được phát triển, bộc lộ năng khiếu của mình qua một số hoạt động TDTT, văn nghệ, dã ngoại, hoạt động xã hội. Từ thực trạng trên, qua nhiều năm công tác, tôi cũng như tất cả các anh, chị em đồng nghiệp khác đều nhận thức được vai trò của công tác giáo dục NGLL và mong muốn tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường phải tạo điều kiện để các em học tập, vui chơi, được bộc lộ và phát triển năng khiếu của bản thân theo như lời dạy của Bác trong thư Bác gởi hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc: "Trong lúc học cũng cần làm cho các cháu vui. Trong lúc vui cũng cần làm cho các cháu học. Ở trong nhà trường, trong xã hội, các cháu đều vui, đều học." chính vì thế nên tôi chọn đề tài nghiên cứu và tổ chức thực hiện đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Cây Gáo A” II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1 Khái niệm - Hoạt động ngoài giờ lên lớp: là một hoạt động giáo dục cơ bản của trường Tiểu học, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình giáo dục nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội. 1.2 Nguyên tắc của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Các hoạt động phải mang tính giáo dục, đa dạng và phong phú. Học sinh có năng khiếu, yêu thích môn học, lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó để phát triển năng khiếu, sở trường của bản thân. - Đảm bảo tính tự giác, tự nguyện, không bắt buộc học sinh tham gia mà do sự tự nguyện của mỗi các em nhưng có sự định hướng của giáo viên chủ nhiệm, theo các mô hình hoạt động của nhà trường. - Nội dung các hoạt động đảm bảo tính vừa sức, hình thức tổ chức khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em. - Đồ dùng phục vụ các hoạt động giáo dục đảm bảo về mặt thẩm mỹ, an toàn, tạo được ấn tượng đối với các em. - Thông qua các hoạt động phải tạo được mối quan hệ giữa thầy và trò giáo viên cùng tham gia sinh hoạt, cùng vui chơi với các em. 2. Thực trạng công tác Giáo dục NGLL 2.1. Thuận lợi - Trường Tiểu học Cây Gáo A thuộc địa bàn Thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu. Trường có tổng số CB - GV - CNV là 63 và 39 lớp với 1350 học 3 sinh. Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, đội ngũ CB-GV có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác; một số giáo viên năng động, sáng tạo, tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động của nhà trường. - Phần lớn phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học của con em, luôn có sự phối hợp tốt cùng nhà trường trong mọi hoạt động giáo dục học sinh. - Học sinh nhanh nhẹn, hoạt bát, có khả năng sinh hoạt tập thể tốt, ham thích được hoạt động và có năng khiếu trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT 2.2. Khó khăn - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng với yêu cầu của công tác dạy và học hiện nay: do còn thiếu các phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, hội trường... - Một số ít giáo viên chưa nhìn nhận một cách đúng đắn về vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên chưa tích cực trong các hoạt động, việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL còn đơn điệu, chưa tạo được hứng thú cho học sinh tham gia. - Một số phụ huynh học sinh chưa coi trọng và ủng hộ các hoạt động NGLL mà chỉ chú trọng cho con em tập trung học các môn văn hóa nhất là hai môn Toán và Tiếng Việt. - Do sự phân bổ biên chế (Giáo viên môn tự chọn trong biên chế), các giáo viên dạy đủ số tiết theo quy định nên hầu hết các sinh hoạt chuyên đề, chủ điểm hàng tháng chủ yếu do Tổng phụ trách đảm nhiệm dẫn đến áp lực cũng như quá tải đối với người làm công tác đội nên cũng phần nào hạn chế sự sáng tạo trong việc tổ chức linh hoạt các hoạt động. Từ những thực trạng nêu trên, làm thế nào để các hoạt động giáo dục NGLL không phải mang tính hình thức, đối phó mà phải có tác dụng thực sự đối với học sinh, tạo môi trường thuận lợi để các em phát triển tư duy, phát triển năng khiếu, giúp các em thoát khỏi 4 bức tường sau những giờ học và từng bước giúp các em tiếp xúc dần với sự muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống, tôi đã đề ra các biện pháp thực hiện và tổ chức thực hiện trong các năm qua tại đơn vị mình và bước đầu gặt hái được nhiều kết quả rất khả quan thông qua các biện pháp cụ thể như sau: 3. Nội dung, biện pháp thực hiện 3.1. Thành lập ban chỉ đạo; xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động định kỳ: - Phối hợp cùng với các bộ phận trong nhà trường thành lập ban chỉ đạo; chỉ đạo, điều hành các hoạt động giáo dục NGLL của nhà trường gồm: Hiệu trưởng, đại diện cha mẹ học sinh, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Tổng 4 phụ trách, tổ khối, Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn phụ trách các câu lạc bộ; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên + Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, tuyên truyền, vận động sự hỗ trợ về vật chất từ phía PHHS: làm nhà vòm sinh hoạt, hỗ trợ kinh phí hoạt động, xây dựng các kế hoạch hoạt động. + Ban đại diện cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động. + Tổng phụ trách: Chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động học sinh thực hiện tốt phong trào. Tổ chức, xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể trên cơ sở phối hợp với tổ khối. + Phó Hiệu trưởng phụ trách các hoạt động: Duyệt nội dung chương trình, câu hỏi... khi tổ chức các hội thi như rung chuông vàng, đố vui, hái hoa dân chủ..., duyệt kế hoạch, giáo án của tổ khối trước khi thực hiện + Chủ tịch Công Đoàn Phụ trách công tác tuyên truyền, vận động CBGV-CNV thực hiện tốt phong trào; chụp ảnh để ghi lại hình ảnh. + Giáo viên bộ môn: Âm nhạc; mĩ thuật; thể dục chịu trách nhiệm thành lập, chủ nhiệm các câu lạc bộ: Cầu lông, võ thuật, hát, múa, cờ vua, họa sĩ nhí..., khéo tay. + Bí thư đoàn chịu trách nhiệm huy động lực lượng đoàn thanh niên hỗ trợ khi tổ chức các hoạt động giáo dục. + Các tổ khối trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cụ thể cho tổ khối mình thực hiện theo nội dung từng tháng, tìm tòi phát hiện các hình thức, nội dung để tổ chức các hoạt động, các trò chơi dân gian đa dạng, phong phú, gây được sự cuốn hút từ phía học sinh nhưng phải đảm bảo tính vừa sức. - Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường trên cơ sở kế hoạch giáo dục là một trong những vấn đề quan trọng nhất của công tác quản lí. Nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ càng được cụ thể hóa thì hiệu quả và tính khả thi của các hoạt động giáo dục càng cao. Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được xây dựng trên cơ sở nội dung chương trình năm học và thực hiện theo chủ điểm hàng tháng: Tháng 9: Niềm vui ngày khai trường Tháng 10: Người học sinh ngoan Tháng 11: Ngàn hoa dâng tặng thầy cô Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn Tháng 1,2: Mừng Đảng, mừng xuân Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô 5 Tháng 4: Hòa bình và hữu nghị Tháng 5: Tự hào truyền thống đội, mừng sinh nhật Bác Hiệu trưởng cùng với ban chỉ đạo dự kiến nội dung thực hiện năm, tháng, tuần trên cơ sở có sự điều tra cơ bản về thực trạng của nhà trường: Đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, sự tham gia hỗ trợ từ phụ huynh học sinh, từ cộng đồng xã hội,…để xây dựng chương trình hoạt động cụ thể của nhà trường theo các tháng. Phân công bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm duyệt kế hoạch khối, giáo viên chủ nhiệm; kiểm tra giáo án, theo dõi, giám sát việc thực hiện của các bộ phận trong nhà trường sao cho thật hiệu quả, đồng bộ. - Trên cơ sở kế hoạch năm, nhà trường xây dựng kế hoạch tháng: Kế hoạch tháng được xây dựng xoay quanh chủ điểm gắn với từng nhiệm vụ đặc thù của tháng cụ thể cho từng khối lớp với các hoạt động, mức độ, yêu cầu khác nhau, sau đó sẽ được triển khai đến toàn thể giáo viên trong các buổi họp Hội đồng, trong đó giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chủ yếu tham gia bàn bạc nội dung, cách thức tổ chức cho học sinh thực hiện. - Tổ chức đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL: + Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu + Tổ chức các mô hình câu lạc bộ "Môn học em yêu thích" (Tiếng Anh, họa sĩ nhỏ, âm nhạc, khéo tay hay làm...) Thiết kế thời trang Khéo tay trang trí cây mai + Hội thi hiểu biết về các vấn đề mang tính chính trị – xã hội (Giáo dục Quyền trẻ em ; giáo dục môi trường; giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tai nạn, thương tích ở trẻ em, tìm hiểu về quê hương, đất nước, con người Việt Nam) thông qua các hội thi rung chuông vàng, giải ô chữ bí mật, hái hoa dân chủ, đố vui... + Các loại hình hoạt động Đội và Sao nhi đồng. + Các câu lạc bộ thể dục thể thao: Cầu lông, đá cầu, cờ vua, võ thuật...) 6 + Tổ chức tham quan, cắm trại, xem phim, lao động công ích (làm sạch trường, đẹp lớp), trang trí lớp học thân thiện. + Tổ chức các trò chơi dân gian - Sắp xếp lại thời khóa biểu (giảm tiết sinh hoạt ngoại khóa ở các khối lớp), đưa hẳn các hoạt động thành một buổi vào ngày thứ bảy hàng tuần sao cho các hoạt động sinh hoạt của giáo viên và học sinh diễn ra nhịp nhàng đảm bảo việc tổ Tư vấn cộng đồng: Phòng chống tai chức các hoạt động cho học sinh nạn, thương tích ở trẻ em. cũng như các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của giáo viên. Tuần lễ đầu của tháng tổ chức họp Hội đồng, các tuần lễ còn lại tổ chức đan xen các hoạt động theo quy mô trường, khối. Khối nào tham gia sinh hoạt ngoài giờ lên lớp thì giáo viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên phụ trách các câu lạc bộ sẽ cùng tham gia với học sinh. Các khối còn lại sẽ sinh hoạt chuyên môn khối, sinh hoạt chuyên đề... * Kế hoạch thực hiện hoạt động NGLL của tháng 12 Thời Nội dung Người thực hiện Ghi chú gian 2/12 Họp Hội đồng 9/12 - Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 3, - Giáo viên dạy bồi Học sinh 4, 5 dưỡng trong đội - Rèn chữ viết cho học sinh năng - Liễu, Ý, Tú Anh, tuyển của các khiếu. Tươi khối GV khối 1, 2, 3 - Sinh hoạt chuyên môn: Củng cố chuyên đề ĐĐ 1, LTVC 2, Họp tổ HS khối 4, 5 khối 1. (tổ chức theo - Khối 4,5 tổ chức sinh hoạt Gv khối 4, 5 điểm trường) NGLL nội dung xoáy vào ôn tập cho học sinh chuẩn bị kiểm tra HKI, tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian. - Tham gia câu lạc bộ cờ vua, cầu Cô Thu, cô Thảo lông. 7 - Tập dợt năng phần thi năng khiếu Cô Huyền, cô Huệ cho đội tuyển viết chữ đẹp. - Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 3, 4, 5. - Học sinh tham gia VSCĐ cấp huyện - Tham gia câu lạc bộ cờ vua, cầu lông. - Rèn kĩ năng đội viên - Khối 2,3 tổ chức hoạt động ngoài giờ ( hái hoa dân chủ, sinh hoạt tập thể), hát múa sân trường, tham gia các trò chơi dân gian). 23/12 - Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 3, 4, 5. - Khối 1 tổ chức hoạt động ngoài giờ: các hình thức ôn tập, hệ thống kiến thức cho học sinh chuẩn bị kiểm tra HKI, hát múa sân trường, các hoạt động sinh hoạt tập thể. - Tham gia câu lạc bộ cờ vua, cầu lông, hát, múa 30/12 - Gv chấm thi HKI - Sinh hoạt tổ khối chuyên môn: phân tích đánh giá chất lượng kiểm tra HKI, Tổng kết, đánh giá hoạt động chuyên môn học kì I - Hoạt động giáo dục NGLL ở trường rất đa dạng và diễn ra trong suốt năm học. Để thu hút học sinh tham gia cần phải có sự đầu tư trong việc đổi mới nội dung, chương trình, cách thức tổ chức. Để làm được điều này ngoài việc chỉ đạo tổ khối, giáo viên chủ nhiệm linh hoạt, sáng tạo trong từng nội dụng để không có sự 16/12 - Giáo viên dạy bồi dưỡng Đội tuyển viết chữ đẹp HS K 5, 3, 4 Cả đội tuyển - Cô Thu Tổng phụ trách đội. GV khối 2,3 GV bồi dưỡng GV Khối 1 HS đăng kí theo danh sách HS khối 2,3 (Tổ chức theo điểm trường) HS giỏi khối 3, 4, 5 HS khối 1 (theo điểm trường) Cô Thu, Cô Thảo, Huyền, Huệ. GV toàn trường Ngày Hội Xuân 8 trùng lắp từ hoạt động giáo dục đến các trò chơi tập thể, trò chơi dân gian. Đối với những chủ điểm lớn trong năm: 20/11, 3/2, 26/3... thì tổ chức với quy mô toàn trường cho toàn thể học sinh, cán bộ, giáo viên, công nhân viên và ban đại diện Hội cha mẹ học sinh cùng tham dự: Ngày Hội xuân, ngàn hoa dâng tặng thầy cô... với nhiều hoạt động đan xen: văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gian, nói chuyện chuyên đề, trưng bày sản phẩm khéo tay,.. thông qua các hoạt động này học sinh được tiếp cận với thực tế từ đó hình thành một số kĩ năng sống: kĩ năng hợp tác, ứng xử văn hóa, ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường… qua đó học sinh được thể hiện một số năng khiếu: Mĩ thuật, múa, hát, ngâm thơ... bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường… * Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tháng 1: Ngày hội xuân 1. Hoạt động 1: Văn nghệ (25 phút) - Học sinh đồng diễn thể dục : Múa hát sân trường tất cả học sinh từ khối 1 đến khối 5 (350 HS) - Học sinh biểu diễn võ thuật, múa, Erobic 2. Học sinh tham gia các hoạt động (40 phút) 2.1 Câu lạc bộ toán học * Người phụ trách: Thầy Tuấn, Cô Dinh, Cô Hải, Cô Hồng Thúy * Số lượng học sinh tham gia: 33 học sinh từ khối 1 đến khối 5 * Hình thức tổ chức: - Học sinh làm việc theo nhóm (5 nhóm, mỗi nhóm 1 khối) - Học sinh tham gia chơi một số trò chơi để chọn câu hỏi cho nhóm - Học sinh tham gia giải một số đề toán dạng toán vui theo chương trình từ lớp 1 đến lớp 5. Nhóm nào hoàn thành các bài toán theo quy định trong thời gian sớm nhất sẽ là nhóm chiến thắng. 2.1 Câu lạc bộ "Tiếng thơ" * Người phụ trách: Cô Bảy, Cô Trương Anh, Cô Hoa - Đối tượng: học sinh từ khối 3 đến khối 5 - Chủ đề: Viết bài thơ theo thể thức tự do về chủ đề mùa xuân sau đó đọc diễn cảm hoặc ngâm lại bài thơ đó. Chọn bài thơ hay và thể hiện lại ở phần kết thúc. 2.3 Họa sĩ nhí: - Đối tượng: Học sinh từ khối 1 đến khối 5, mỗi lớp 2 học sinh, cùng hợp tác vẽ một bức tranh theo 9 chủ đề mùa xuân. BGK chấm chọn những bức tranh đẹp nhất. HS dùng sản phẩm của mình trang trí lớp học. 2.4 Góc khéo tay, sáng tạo: - Học sinh tham gia các hoạt động: * Làm thiệp chúc mừng mùa xuân: Mỗi lớp 2 học sinh, GV phụ trách: Cô Huệ, Cô Tú Anh, Cô Ngọc vân, cô Thảo, cô Mai * Trang trí cây mai, cây đào ( Mỗi khối trang trí 1 cây) - mỗi lớp Sản phẩm của học sinh có 1 học sinh tham gia. người phụ trách: Cô N Vân(TV), Cô Tươi, Cô Vân Anh * Thiết kế thời trang: học sinh khối 3, 4, 5 làm việc theo nhóm học sinh khối 1, 2 sẽ là người mẫu. Người phụ trách: Cô Hòa, cô Thùy Trang, cô Dương, Cô Chung + Nhóm 1: lớp: 5/1, 5/2, 4/2, 3/1, 3/2 + Nhóm 2: lớp: 5/3, 5/4, 4/3, 4/4, 3/3 + Nhóm 3: lớp: 5/5, 5/6, 4/5, 4/6, 3/4 + Nhóm 4: lớp: 5/7, 4/1, 3/5, 3/6, 4/7 + Đoàn thanh niên * Bút hoa: Học sinh tham gia viết chữ đẹp (Học sinh viết chữ đẹp ở các lớp) , viết những câu đối ngày xuân. Người phụ trách: Cô Liễu, Cô Ý, Cô Nga 3. Học sinh tham gia câu lạc bộ võ thuật: Người phụ trách: Cô Thu 4. Tham gia sinh hoạt tập thể hoặc trò chơi dân gian, tổ khối , GVCN đánh giá phần tham gia hoạt động của HS ( 30 phút) - Khối 1: Chim sổ lồng - Khối 2: Ô ăn quan - Khối 3: Hai người ba chân - Khối 4: Ném bóng vào sọt - Khối 5: Đôi hài vạn dặm 4. Trưng bày sản phẩm + giao lưu (25 phút) - Học sinh trưng bày một số sản phẩm - Biểu diễn lại các trang phục Trò chơi dân gian: Ô ăn quan 10 đã thiết kế - Giao lưu: Múa sạp Giáo viên, đại biểu 3.2 Nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động giáo dục NGLL trong tập thể CB-GV Giáo viên là lực lượng chủ chốt giữ vị trí quan trọng và quyết định chất lượng của tất cả các hoạt động giáo dục ở nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục NGLL nói riêng. Xưa nay hầu hết giáo viên xem nhiệm vụ này là Tìm hiểu kiến thức về An toan giao thông của Tổng phụ trách. Để làm tốt công tác này giáo viên phải nhận thức được rằng giáo dục, phát triển năng khiếu cho học sinh là trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm và chỉ có thông qua các buổi hoạt động NGLL giúp các em vận dụng những tri thức vào thực tế đồng thời bộc lộ được năng khiếu của mình qua một số hoạt động TDTT, văn thể mĩ... Xuất phát từ điều này tôi đã thực hiên một số nội dung sau: - Quán triệt đến toàn thể CB-GV mục tiêu của giáo dục phổ thông được quy định tại điều 23 Luật giáo dục: "Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN" - Cùng giáo viên thẳng thắn đánh giá lại thực trạng của công tác giáo dục hiện nay, để giáo viên thấy được đã từ lâu rồi, học sinh chỉ được chú trọng trang bị các kiến thức khoa học, sách vở, quá chú trọng vào việc học tập, học sinh mất hẳn tính năng động, tự nhiên trong môi trường giao tiếp xã hội. Hầu hết trong nhà trường chỉ chú trọng đến bồi dưỡng những đối tượng học sinh gioỉ Toán, Tiếng Việt chứ chưa thực sự quan tâm đến các em có năng khiếu thiên về nghệ thuật, TDTT - Tổ chức tư vấn, đồng hành cùng giáo viên học tập những điều mới, những điều cần thay đổi như: Cơ sở khoa học của sự cần thiết phát triển toàn diện là chỉ số IQ, EQ và các loại trí thông minh: thông minh vận động, thông minh hình ảnh, không gian, thông minh âm nhạc…để mỗi giáo viên hiểu được rằng mỗi học sinh là một cá thể, với đặc điểm tâm sinh lí khác nhau nên các em có cách tiếp nhận kiến thức, kĩ năng khác nhau và mỗi học sinh cần được phát triển nhiều năng lực khác nhau một cách phù hợp trên cơ sở năng khiếu riêng của 11 chính mình để từ đó giáo viên phải có kế hoạch quan tâm sâu sát đến học sinh và phải nhìn thấy được một điểm gì đó của học sinh mình để bồi dưỡng và phát triển và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh năng khiếu. - Thay đổi cách thức tổ chức các buổi họp, các buổi học tập, sinh hoạt chuyên môn với không khí nhẹ nhàng (có thể xen một vài tiết mục văn nghệ, hay một hoạt đông tập thể nhỏ, một mẫu chuyện vui...) để giáo viên có nhịp trải nghiệm và bản thân cảm thấy với tâm lí nhẹ nhàng, thoải mái thì sự tiếp nhận sẽ dễ dàng hơn từ đó giáo viên sẽ có sự vận dụng cho học sinh mình. 3.3 Duy trì tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi Toán, Tiếng Việt Việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục từ đại trà đến các phong trào mũi nhọn là một nhiệm vụ quan trọng, đó không chỉ là mục tiêu phấn đấu mà còn là trách nhiệm của nhà trường để khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng xã hội. Vì thế, trong tất cả các hoạt động nhà trường luôn chú trọng công Đội tuyển Olimpic toán quốc gia (1 HCB, 2 HCĐ) tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu Toán, Tiếng Việt. Công tác này được tiến hành liên tục trong suốt năm học và kế thừa từ lớp 1 đến lớp 5. Sau mỗi năm học, cùng với bàn giao lớp mới là bàn giao học sinh giỏi theo cách thức học sinh giỏi phải kế thừa từ những lớp dưới. - Lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, được sự tín nhiệm của PHHS, có tâm huyết với nghề, với công tác. - Bên cạnh các buổi bồi dưỡng tập trung, qua các buổi hoạt động NGLL nhà trường tổ chức đan xen các mô hình: Câu lạc bộ Toán, Tiếng thơ hay qua các buổi sinh hoạt chủ điểm: Viết về thầy cô giáo, cảm nhận của em về môi trường...giúp các em vui Đội Erobic đạt 1 HCB, 1 HCĐ hội khỏe Phù Đổng Cấp tỉnh chơi, vừa rèn sự nhạy bén tiếp 12 cận với các lĩnh vực kiến thức em có năng khiếu và vận dụng vào thực tiễn. 3.4 Tổ chức các mô hình câu lạc bộ và từng bước phát huy tác dụng của các câu lạc bộ trong nhà trường. Đối với học sinh Tiểu học ngoài việc học tập, hoạt động vui chơi là một nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi các em. Học để vui chơi, vui chơi để học. Bên cạnh duy trì bồi dưỡng học sinh mũi nhọn 2 môn chủ lực là toán và tiếng việt. Để đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện, phát triển năng khiếu Nhà trường tổ chức các mô hình câu lạc bộ: Võ thuật, cờ vua, múa, cầu lông qua đó giúp các em phát triển năng khiếu, sở trường vừa đê tạo nguồn cho học sinh tham gia các hội thi: Văn nghệ, Erobic, võ thuật, hội khỏe Phù Đổng...qua một số việc làm sau: - Triển khai cho học sinh đăng kí tham gia các mô hình câu lạc bộ trên nguyên tắc tự nguyện nhưng có sự định hướng, tư vấn của của giáo viên chủ nhiệm để học sinh phát huy được năng khiếu, sở trường của bản thân. - Phân công nhân sự, bố trí giảm tiết cho giáo viên dạy bộ môn nhưng có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục để giáo viên đảm nhận một số hoạt động cũng như phụ trách các câu lạc bộ (Trên cơ sở thông tư 28 "quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông", giáo viên phụ trách các phong trào được bố trí giảm từ 2-3 tiết). Đêm văn nghệ gây quỹ giúp học sinh - Thông báo rộng rãi đến nghèo PHHS qua các buổi họp PHHS, các tờ rơi để bước đầu PHHS nắm được mô hình hoạt động của nhà trường và đăng kí cho học sinh tham gia (trên nguyên tắc tự nguyện có sự hỗ trợ kinh phí của PHHS). - Tạo điều kiện cho các câu lạc bộ hoạt động. Chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng nội dung, chương trình hoạt động. Háng tháng cùng với việc đánh giá công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp song song với việc Người mẫu nhí đánh giá hoạt động của các mô hình câu lạc bộ để ban chỉ đạo có sự định hướng 13 và điều chỉnh kịp thời. - Tổ chức và nhân rộng các mô hình hoạt động câu lạc bộ thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ: Tổ chức đêm văn nghệ Thắp sáng ước mơ gây quỹ giúp học sinh nghèo, tham gia giao lưu văn nghệ, TDTT do huyện, thị trấn tổ chức. - Nhân rộng những điển hình, những thành tích học sinh đạt được qua các phong trào từ học sinh giỏi Toán, Tiếng Việt, Anh Văn đến các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao bằng các hình ảnh pa-nô, ap phích trong khuôn viên nhà trường để PHHS quan sát, theo dõi từ đó PHHS sẽ đăng kí cho con em mình tham gia theo nhu cầu, sở thích của các em. 3.4 Phối hợp các lực lượng để cùng tham gia giáo dục học sinh (đặc biệt nhất là Ban đại diện cha mẹ học sinh) Cần xác định giáo dục trẻ em không chỉ là nhiệm vụ riêng của nhà trường mà đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội trong đó cha mẹ học sinh là một lực lượng, một đối tác quan trọng. Không có sức mạnh tổng hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thì nhà trường khó có thể hoàn thành được mục tiêu giáo dục. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL cũng phải huy động được sức mạnh đó. - Xây dựng kế hoạch và triển khai đến toàn thể PHHS. - Lựa chọn PHHS là thành viên trong ban chỉ đạo của nhà trường (Khảo sát, tìm hiểu năng lực và tâm huyết của phụ huynh qua các nguồn thông tin, qua GVCN...) - Tạo lập uy tín, niềm tin đối với cha mẹ học sinh, lãnh đạo chính quyền, cộng đồng xã hội bằng chất lượng giáo của của nhà trường để PHHS có sụ đồng thuận, cùng hợp tác với nhà trường trong tất cả các hoạt động giáo dục. - Xây dựng hệ thống hình ảnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT trong môi trường sư phạm, tạo điều kiện cho PHHS tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ của nhà trường: Dự các buổi hoạt động NGLL được nhà trường tổ chức theo chủ điểm lớn. - Hướng dẫn GVCN cách thức làm việc, trao đổi với PHHS bằng việc xây dựng kế hoạch, nội dung họp PHHS thật cụ thể, hướng dẫn một số giáo viên chưa có kinh nghiệm cách giao tiếp, cách trao đổi thông tin, cách tuyên truyền, vận động PHHS tham gia hỗ trợ các hoạt động của nhà trường. - Phối hợp, vận động PHHS xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động để học sinh có nơi tham gia các hoạt động giáo dục NGLL khi điều kiện trường còn nhiều khó khăn sân trường bụi vì chưa đổ bê tông. 3.5 Tổ chức, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động 14 Đánh giá, rút kinh nghiệm là một hoạt động không thể thiếu của một quá trinh hoạt động hay trong công tác quản lí. Ở hoạt động giáo dục NGLL bước này thực hiện nhăm mục đích để những lần tổ chức các hoạt động tiếp theo được tốt hơn, thành công hơn và quan trọng là đáp ứng được yêu cầu cũng như nguên5 vọng của các em. Ngoài việc đánh gia chung các hoạt động trong các buổi họp Hội đồng hàng tháng mà sau mỗi buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp hay sau các hoạt động người quản lí yêu cầu giáo viên có thể quan sát, đánh giá tinh thần, thái độ của học sinh tham gia và tổ chức trao đổi với học sinh qua một số nội dung: - Những kiến thức em được tiếp thu qua mỗi hoạt động. - Những điều các em thích, chưa thích ở các hoạt động. - Những công việc và vai trò của em, của nhóm trong mỗi hoạt động - Nguyện vọng của em về những hoạt động tiếp theo (nội dung, hình thức, thời lượng dành Cùng vui chơi trong buổi sinh hoạt cho hoạt động, trò chơi em muốn NGLL được tham gia...) - Và có thể học sinh sẽ trình bày ý kiến qua hộp thư "Điều em muốn nói" III. HIỆU QUẢ * Kết quả cụ thể Năm học Học sinh giỏi Toán (T Việt) HS năng khiếu đạt giải qua các phong trào 2009-2010 Cấp quốc gia: 06 - Đạt giải nhất toàn đoàn cấp huyện Cấp tỉnh: 7 phong trào nói lời hay, viết chữ đẹp Cấp huyện: 86 - Đạt 2 giải nhì VSCĐ cấp tỉnh Lê Quý Đôn: 9 - Đạt giải nhất Hội thi làn điệu dân ca 2010-2011 Cấp quốc gia: 01 - Đạt giải nhất toàn đoàn cấp huyện Cấp tỉnh: 15 phong trào nói lời hay, viết chữ đẹp Cấp huyện: 103 - Đạt giải 3 môn cầu lông cấp tỉnh Lê Quý Đôn: 15 - Đạt giải nhất hội thi kể chuyện sách hè. - Đạt 2 giải 3 cấp tỉnh về ATGT 15 2011-2012 - Đạt giải nhì toàn đoàn Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện (EROBIC, đá cầu, Điền kinh, cờ vua) - Đạt 3 huy chương (2 bạc, 1 đồng) Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh EROBIC, đá cầu) - Viết và vẽ theo sách (1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải khuyến khích - Tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong tập thể sư phạm về ý thức, trách nhiệm của mỗi thành viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho Cán bộ, giáo viên cùng tham gia sinh hoạt với học sinh học sinh từ giáo viên, PH cũng như cộng đồng xã hội.- Các hoạt động bước đầu đã đi vào nề nếp, tạo được tâm thế háo hức, vui tươi cho học sinh khi tham gia các hoạt động. Thông qua các hoạt động xây dựng được mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong hội đồng sư phạm, sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh. - Tạo được sân chơi lành mạnh cho học sinh sau những giờ học căng thẳng, rèn được một số kĩ năng cho học sinh trong sinh hoạt. - Bước đầu xây dựng được Câu lạc bộ: Võ thuật, cờ vua, múa, câu lông... Qua sinh hoạt các câu lạc phát triển năng khiếu, tạo nguồn cho 16 học sinh tham gia hội thi: Văn nghệ, Erobic, võ thuật, hội khỏe Phù Đổng...các cấp đạt hiệu quả cao từ các phong trào học sinh giỏi, vở sạch chữ đẹp, thể dục thể thao, văn nghệ.... - Vận động được sự hỗ trợ của PHHS trong việc hỗ trợ kinh phí hoạt động cũng như kinh phí hoạt động (làm nhà vòm để học sinh sinh hoạt: 43 triệu đồng, kinh phí hỗ trợ các hoạt động: kinh phí để bồi dưỡng giáo viên dạy bồi dưỡng, giáo viên phụ trách các câu lạc bộ). Năm học 2010-2011 trường được vinh dự đón nhận Huân chương lao động Hạng 3, đơn vị lá cờ đầu của tỉnh và được đề nghị tặng cờ thi đua của Thủ tướng. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm - Sự chỉ đạo đúng hướng, tư vấn kịp thời của các cấp lãnh đạo. - Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm sâu sát đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL, xem đây là một hoạt động chính song song với hoạt động giảng dạy và học tập. Sắp xếp và dành thời gian nhiều hơn vào công tác quản lí dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục NGLL để đồng hành cùng giáo viên, kịp thời tư vấn, giúp đỡ cũng như phát hiện kịp thời các nhân tố tích c ực trong việc đổi mới dù là nhỏ nhất để nhân rộng điển hình tốt trong tập thể sư phạm về công tác giáo dục NGLL. - Quán triệt và tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ: Xác định rõ đây là một nhiệm vụ giáo dục nên trách nhiệm là của tất cả các thành viên trong hội đồng nhà trường chứ không của riêng bất kì một thành viên nào và điều quan trọng là không thể thiếu vai trò của giáo viên chủ nhiệm. - Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng nội dung hoạt động và phân công trách nhiệm cụ thể của từng thành viên. - Duy trì và tổ chức các hoạt động thường xuyên, có nề nếp. Các hình thức tổ chức phải mang tính giáo dục, đa dạng, phong phú để tránh sự nhàm chán cho học sinh. - Tuyên truyền đến PHHS để PHHS tạo điều kiện cho các em tham gia, hỗ trợ kinh phí xây dựng CSVC, kinh phí tổ chức các hoạt động. 2. Đề xuất, khuyến nghị Mở các chuyên đề để tập huấn cho giáo viên các kĩ năng về quản trò, tổ chức các trò chơi tập thể cho học sinh. - Đầu tư cơ sở vật chất, có đủ phòng để nhà trường bố trí, đầu tư các phòng chức năng: phòng tập múa, EROBIC, mĩ thuật... 17 3. Kết luận: Như vậy, có thể nói hoạt động giáo dục NGLL không phải là hoạt động "phụ khóa" trong nhà trường mà là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong trường Tiểu học. Hoạt động này sẽ góp phần mở rộng và làm phong phú hơn lượng kiến thức của học sinh về con người, về xã hội, về cuộc sống Biểu diễn văn nghệ ngày đón nhận Huân chương Lao động Hạng III xung quanh và đặc biệt từng bước rèn cho học sinh một số kĩ năng cần thiết trong cuộc sống: giao tiếp, ứng xử, hợp tác và làm việc theo nhóm...Dù biết rằng những gì các em có được trên ghế nhà trường ở lứa tuổi Tiểu học hôm nay chưa phải là tất cả, nhưng nếu chúng ta phát hiện, bồi dưỡng kịp thời những học sinh có năng khiếu sẽ là cơ sở, là nền tảng ban đầu vun đắp những tài năng trong tương lai. Dù hiện tại còn rất nhiều những khó khăn trước mắt mà hàng ngày tôi cũng như tập thể sư phạm nhà trường phải khắc phục vượt qua bởi để thay đổi hoàn toàn phương pháp, tư duy đã trở thành thói quen không thể thực hiện trong một sớm một chiều, không phải muốn là có thể làm ngay được. Nhưng tôi tin, tôi sẽ xây dựng được môi trường sư phạm tốt để trường tôi trở thành một cơ sở văn hóa cộng đồng , nơi để cho các em hoạt động, được bộc lộ hết năng lực sống, tính cách và được vun đắp, bồi dưỡng những năng khiếu ban đầu dù là nhỏ nhất, nơi các em được tiếp cận một số kĩ năng sống như ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, kĩ năng ứng xử văn hóa, ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Nơi giúp các em biết cảm nhận cuộc sống và giá trị của cuộc sống để mỗi ngày ở trường là một viên gạch lát con đường cho các em vững bước vào đời trong tương lai. Người viết (Đã kí) Nguyễn Thụy Ánh Linh 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học (Nghiệp vụ quản lí trường Tiểu học - Nhà xuất bản Hà Nội) XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng