Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Skkn một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường thpt lê hoàn

.DOC
32
1239
72

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay, cùng với xu thế hội nhập đất nước ngày một phát triển, Giáo dục - Đào tạo được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, theo báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu: “Giáo dục - Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Đồng thời để đáp ứng yêu cầu đào tạo ra những con người toàn diện phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc thì vai trò giáo dục thế hệ trẻ ngay từ trong nhà trường phổ thông là rất quan trọng. Các trường trung học phổ thông đang tích cực đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động của học sinh là một trong các phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước – có cả đức lẫn tài. Theo lời Bác dạy: “Có đức mà không có tài – làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Nhà trường xã hội chủ nghĩa là một môi trường đào tạo những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức cách mạng để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân phục vụ. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên, công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăn nhất là việc quản lý, xây dựng kế hoạch, tập huấn… cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm để phát huy tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh về đạo đức, nâng cao ý thức trong việc học tập, đặc biệt là uốn nắn những học sinh chậm tiến bộ. Một trong những nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công phụ trách trong những năm qua là quản lí công tác chủ nhiệm lớp; bản thân có rất nhiều băn khoăn, trăn trở là làm thế nào để làm tốt công tác quản lý, góp phần cao hiệu quả giáo dục học sinh trong nhà trường nói riêng và thực hiện mục tiêu giáo dục của ngành nói Sáng kiến kinh nghiệm Trang 1 chung nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Hoàn”. II. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Lê Hoàn để đề xuất một số các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lí công tác chủ nhiệm lớp góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. III.Đối tượng và khách thể nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lí công tác chủ hiệm lớp ở trường THPT. * Khách thể nghiên cứu Công tác quản lí chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Hoàn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. IV. Giới hạn của đề tài Trong điều kiện cho phép có hạn, bản thân chỉ tập trung nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp nhằm góp phần tăng cường hiệu hiệu quả quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Hoàn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. V. Phương pháp nghiên cứu - Đọc tài liệu. - Thông qua quan sát thực tiễn. - Kiểm tra. - Tổng hợp – rút kinh nghiệm. - Thống kê. B. NỘI DUNG Sáng kiến kinh nghiệm Trang 2 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Một số khái niệm * Khái niệm về quản lí Quản lí là sự tác động có ý thức, hợp qui luật giữa chủ thể quản lí với khách thể quản lí nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Quản lí là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức dựa trên các thông tin về tình trạng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng ổn định và phát triển đến mục tiêu nhất định. Có nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên theo nghĩa chung nhất thì quản lí là hoạt động có sự phối hợp nhằm định hướng, kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu. * Khái niệm về giáo viên chủ nhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm lớp là giáo viên của nhà trường được Hiệu trưởng phân công làm công tác quản lí, giáo dục học sinh của một lớp tại đơn vị. Thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn được quy định tại điều 31,32 của Điều lệ trường THPT. * Khái niệm về quản lí công tác chủ nhiệm lớp Quản lí công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động có tổ chức, điều hành đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. * Khái niệm về biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp Biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp là cách làm, cách quản lí cách giải quyết những vấn đề thuộc công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông. 2. Các văn bản của Nhà nước, Bộ GD & ĐT về công tác chủ nhiệm lớp Thông tư 08/TT ngày 21 tháng 03 năm 1988 của Bộ GD&ĐT quy định nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm trong việc khen thưởng - kỉ luật của học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 3 Điều lệ trường THPT ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT- Bộ GD&ĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT quy định nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm tại khoản 2,điều 31. Thông tư 28/2009/TT- Bộ GD&ĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ DG&ĐT quy định nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp tại điều 4. Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT ban hành kèm theo thông tư số 30/2009/TT- Bộ GD &ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT, theo quy định này giáo viên được xếp loại khá trở lên mới được đảm nhiệm vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp. Và một số văn bản khác có liên quan: Quy định về chuẩn Hiệu trưỏng, chỉ thị nhiệm vụ năm học….. II.THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN 1. Khái quát điều kiện tự nhiên- kinh tế, xã hội của địa phương 1.1 Điều kiện tự nhiên *Vị trí địa lý Thị trấn Chư Ty được thành lập theo Quyết định số: 691/TCCP của tổ chức chính phủ ngày 26/12/1991 “về việc thành lập xã, thị trấn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai”. Địa giới hành chính của thị trấn như sau: Phía Đông giáp xã Ia Krêl và xã Ia Kriêng; Phía Tây giáp xã Ia Kla và Ia Pnôn;Phía Nam giáp xã Ia Kriêng và xã Ia Pnôn; Phía Bắc giáp xã Ia Dơk và xã Ia Kla. * Khí hậu Thị trấn Chư Ty nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên; có đặc trưng chia làm 02 mùa rõ rệt; mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa trung bình năm khoảng 2300-2400mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27 0C; độ ẩm trung bình năm khoảng 85%. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 4 *Dân số Có 2731 hộ với hơn 12.000 khẩu ( theo số liệu thống kê năm 2012), gồm 08 dân tộc sinh sống. Trong đó: Dân tộc Jrai là 216 hộ với 658 khẩu; Dân tộc Nùng là 02 hộ với 08 khẩu; Dân tộc Tày là 05 hộ với 20 khẩu; Dân tộc Thái là 04 hộ với 07 khẩu; Dân tộc Thổ là 04 hộ với 08 khẩu; Dân tộc Mường là 02 hộ với 05 khẩu; Dân tộc Sán Chỉ 01 hộ với 05 khẩu ; Còn lại là dân tộc Kinh đến từ 18 tỉnh, thành trong cả nước tập trung về đây để sinh sống, xây dựng và phát triển kinh tế. 1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội *Những thuận lợi Là nơi thuộc vùng tiếp giáp với biên giới Campuchia, có vị trí chiến lược quan trọng nên luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, chính quyền, ưu tiên vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội.Thị trấn Chư Ty nằm trên trục đường quốc lộ 19, thông qua cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh có điều kiện khá thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, phát triển các loại hình dịch vụ. Nhờ phát huy tốt nguồn nội lực và tận dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nên đã thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, quốc phòng – an ninh được giữ vững, nhân dân yên tâm sản xuất, luôn tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương. *Những khó khăn: Huyện Đức Cơ, thị trấn Chư Ty có lịch sử hình thành khá trẻ, thuộc vùng biên giới nên cơ cấu kinh tế- hạ tầng còn thiếu thốn nhất là ở các tuyến đường ven thị trấn, liên xã chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, chủ yếu trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, khoai mì…nhưng giá cả thường không ổn định, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn thấp, tập quán canh tác của đa số đồng bào rất lạc hậu … nên đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Sự chênh lệch mức sống Sáng kiến kinh nghiệm Trang 5 của các hộ dân trong vùng khá xa. Số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh kinh tế khó khăn vẫn còn nhiều. Trình độ dân trí đã được nâng lên nhiều so với những năm mới thành lập huyện nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh Gia Lai, số học sinh là người dân tộc thiểu số theo học ở cấp THPT ít, học lực yếu, thiếu sự quan tâm của gia đình nên số lượng các em bỏ học rất đông sau mỗi học kì. 2. Khái quát kết quả giáo dục của trường THPT Lê Hoàn 2.1. Quy mô trường học, số lượng học sinh, giáo viên năm học 20112012: *Tổng số học sinh:31 lớp : 1258 HS; nữ:708; DTTS:119 gồm 8 lớp 12: 328 HS; nữ 190 ; DTTS: 17 9 lớp 11: 384 HS; nữ 218 ; DTTS: 18 14 lớp 10: 546 HS; nữ 300 ; DTTS: 84 *Tổng số CBGVNV: 73 đồng chí (HĐ:5); Trong đó: Ban giám hiệu: 4, Giáo viên: 62(HĐ:01), Nhân viên:7(HĐ:4). Biên chế gồm 07 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phòng. 2.2. Quy mô trường học, số lượng học sinh, giáo viên năm học 20122013: * Tổng số học sinh: 29 lớp : 1109 HS; nữ:584; DTTS:103 gồm 7 lớp 12: 277 HS; nữ 162 ; DTTS: 10 8 lớp 11: 340 HS; nữ 189 ; DTTS: 19 14 lớp 10: 492 HS; nữ 233 ; DTTS: 74 * Tổng số CBGVNV: 73 đ/c (HĐ:4) Trong đó: Ban giám hiệu: 3, Giáo viên: 61, Nhân viên: 9 (HĐ:4) Biên chế gồm 07 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phòng Ngoài ra để thực hiện tốt nhiệm vụ nhà trường còn có các Ban tư vấn, các bô ô phâ ôn giúp viê ôc theo qui định của Điều lê ô trường học. 2.3 Kết quả học tập của học sinh: Sáng kiến kinh nghiệm Trang 6 * Kết quả đạt được: Hạnh kiểm: Xếp loại Tốt Khá TB Yếu Năm học Năm học Tăng 2010-2011 2011-2012 (giảm) 47,0% 35,6% 16,7% 0,7% 49,2% 29,7% 20,1% 1,0% T: 2,2 G: 5,9 T: 3,4 G: 0,3 Học lực: Xếp loại Năm học Năm học Tăng 2010-2011 2011-2012 (giảm) 0.2% 18.3% 50.4% 30.7% 0.4% 0,7% 20,6% 49,6% 24,7% 4,4% T: 0,5 T: 2,3 G: 0,8 G: 6,0 T: 4,0 Giỏi Khá TB Yếu Kém Kết quả thực hiê ên một số chỉ tiêu +Tỷ lệ HS lên lớp cả năm chiếm 89,4% +Về duy trì sĩ số đạt 89,8% (1106/1231) +Thi tốt nghiệp THPT đạt tỉ lệ chung là 100% . + Có 08 giải học sinh giỏi cấp tỉnh + Số HS đỗ vào các trường ĐH đạt 19,7%. Chỉ tiêu hội nghị đầu năm Chỉ tiêu Đạt/không Trên 90% Trên 94% 95% trở lên 09 học sinh 25% Khá giỏi + HS lớp Ban KHTN có HL khá giỏi chiếm 60% , đỗ 74,6% và thi đỗ ĐH 48,8% ĐH trên đạt Không đạt Không đạt Đạt Không đạt Không đạt Đạt Không đạt 60% *Một số tồn tại yếu kém: Công tác an ninh học đường, an toàn giao thông nhà trường rất quan tâm chỉ đạo ngay từ đầu năm và xuyên suốt trong cả năm học, tuy nhiên vẫn chưa tìm được giải pháp có hiệu quả còn để xảy ra học sinh đánh nhau nhiều, trong năm có 28học Sáng kiến kinh nghiệm Trang 7 sinh (lớp 10:20, lớp11:6, lớp 12:2) phải đưa ra Hội đồng kỷ luật họp xét kỷ luật ; công tác vệ sinh bảo vệ tài sản trường lớp tuy được khắc phục nhưng chưa tốt. Chất lượng học lực của học sinh còn hạn chế, phong trào học tập của một số học sinh và một số tập thể lớp còn thấp, tỷ lệ học sinh có học lực yếu kém còn cao chiếm đến 29.1%. Số học sinh lớp 10 bỏ học nhiều, còn chiếm tỉ lệ cao: 75,2% trong tổng số học sinh bỏ học toàn trường (94/125 em); tỉ lệ học sinh lên lớp kể cả sau thi lại đạt 89,4% chưa đạt theo chuẩn đánh giá trường học của Bộ GD&ĐT đề ra (95% trở lên), đặt biệt 2/13 lớp cuối năm có trên 50% học sinh phải thi lại. *Nguyên nhân: Song hành với kinh tế xã hô ôi trên địa bàn và cả nước phát triển, mô tô số trào lưu không lành mạnh trong giới trẻ ( thần tượng, bạo lực, trò chơi trực tuyến…) đã thâm nhâ ôp vào học đường. Do chất lượng tuyển vào lớp 10 thấp, nhiều học sinh bị hổng kiến thức quá lớn ở lớp 9 khi vào lớp 10 học rất khó khăn, nhất là học sinh dân tộc thiểu số, học sinh các xã khó khăn, mô ôt số học sinh đua đòi ham chơi hơn là học tâ ôp rèn luyê nô . Ngoài ra, một nguyên nhân cũng phải nhắc đến đó là tinh thần trách nhiê ôm và năng lực của một số giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế ảnh hưởng lớn đến tất cả các mă ôt của lớp chủ nhiê ôm; Công tác phối hợp giữa mô ôt số cha mẹ học sinh với nhà trường chưa sâu sát. Bên cạnh đó, trách nhiê ôm tham gia vào các hoạt đô nô g giáo dục của chính quyền và gia đình chưa tương xứng với thực trạng hiê ôn nay. 2.4. Công tác dạy học của nhà trường: * Kết quả đạt được: Nhà trường quan tâm chỉ đạo một cách thường xuyên bằng việc đưa ra kế hoạch, chỉ đạo thực hiê ôn và kiểm tra đánh giá. Ngoài ra, còn trực tiếp chỉ đạo cho chuyên môn kịp thời điều chỉnh, bổ sung các hoạt động, tăng cường các hoạt động chuyên môn, đầu tư cho công tác soạn giảng ra đề kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng…đổi mới mạnh mẽ các hoạt động kiểm tra chuyên môn, các hoạt Sáng kiến kinh nghiệm Trang 8 động tập huấn nhằm tư vấn thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Công tác thi đua khen thưởng cũng được chú trọng hơn so với các năm học trước, kết quả có 12/17 đề tài sáng kiến kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường được Hội đồng khoa học Sở Giáo dục & Đào tạo Gia Lai đánh giá đạt yêu cầu và đưa vào áp dụng. Trong công tác này, nhà trường đã vận động xây dựng được nguồn quĩ khen thưởng nội bộ, bước đầu đã phát huy tác dụng trong hoạt động thi đua khen thưởng, khích lệ sự phấn đấu hăng say lao động cống hiến của tập thể sư phạm nhà trường. Quan tâm đến các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, kịp thời phân công thành viên Ban giám hiệu chỉ đạo các lớp có học sinh cá biệt nhiều, lớp có điểm thi đua thấp, hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm còn trẻ, thiếu kinh nghiệm. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng tập huấn năng lực cho GV về: sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học, về công tác tổ trưởng chuyên môn, về công tác chủ nhiệm lớp, tập huấn về ứng dụng CNTT trong việc nhập điểm, sử dụng bảng tương tác ActivBoard trong dạy học, công tác ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học được tăng cường hơn. Với sự nỗ lực của đội ngũ đã đạt được một số kết quả sau: Năm học Một số chỉ tiêu 1/Xếp loại CC cuối năm: XS Khá TB Kém Chỉ tiêu Hội nghị đầu năm Đạt/không đạt 2010- 2011- Chỉ 2011 72,6% 20,9% 6,5% 2012 76,5% 22,1% 1,4% tiêu 70% 28% Hạn Đạt chế Thấp Đạt 0 0 nhất 2/ Kết quả khen thưởng: + Cá nhân: CSTĐ cấp tỉnh UBND Tỉnh khen Giám đốc Sở GD&ĐT khen CSTĐ cấp cơ sở Sáng kiến kinh nghiệm 0 7 0 01 02 06 2 04 01 18 Không đạt Không đạt Đạt Không đạt Trang 9 LĐTT + Tập thể: Tập thể LĐ xuất sắc Tập thể LĐTT 30 0 5 44 0 06 25 01 05 Đạt Không đạt Đạt - Trong năm học có 02 giáo viên được vinh dự kết nạp vào hàng ngũ của ĐCS Việt Nam. * Một số tồn tại, yếu kém: Đội ngũ CBQL vẫn còn tiếp tục trong giai đoạn tham gia các lớp bồi dưỡng nên đôi lúc chưa hoàn thành nhiê ôm vụ đă ôt ra, mô ôt số lĩnh vực chưa làm tốt công tác kiểm tra, vì thế có hạn chế nhiều đến hiê ôu lực đánh giá và điều hành của nhà trường. Một số tổ trưởng chuyên môn còn châ ôm trong viê ôc đổi mới công tác quản lý. Năng lực giảng dạy và giáo dục học sinh của mô ôt số giáo viên còn nhiều hạn chế so với nhu cầu của người học làm ảnh hưởng đến công tác dạy học chung trong nhà trường. Một số ít giáo viên chưa đầu tư nhiều cho lớp chủ nhiệm của mình nên phong trào học tập và rèn luyện của các lớp đó còn thấp. Công tác thi đua khen thưởng được quan tâm, song một số cá nhân chưa đầu tư nhiều nên kết quả thi đua không đạt theo chỉ tiêu đề ra. 3. Thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Hoàn 3.1 Những thuận lợi Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh vi phạm an ninh học đường ngày càng nhiều và trở thành vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội. Bộ GD & ĐT không những quan tâm tích cực đẩy mạnh đổi mới phương pháp, nội dung chương trình, chất lượng giảng dạy mà còn đặc biệt quan tâm mà chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, từ năm học 2009 – 2010 Bộ GD&ĐT đã có các Qui định, Hướng dẫn đề cao vị trí, vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời trong Qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông Sáng kiến kinh nghiệm Trang 10 (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) có đề cập đến năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường GD (Tiêu chuẩn 2), năng lực GD (Tiêu chuẩn 4) và năng lực hoạt động chính trị, xã hội (Tiêu chuẩn 5) của người giáo viên, đó cũng là năng lực cần thiết của người giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường cũng nhận được quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ, ngành mà trực tiếp là Sở GD& ĐT Gia Lai. Trên cơ sở điều kiện thực tế của nhà trường, Hiệu trưởng trường THPT Lê Hoàn rất quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, thường xuyên nhắc nhở nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên về vai trò quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, thực hiện nhiệm vụ với tinh thần “ Kỉ cương - tình thương- trách nhiệm”. Đa số giáo viên làm công tác chủ nhiệm rất tâm huyết với học sinh, nhận thức đúng đắn về vai trò và nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp. Ngoài ra, các lực lượng xã hội cũng rất quan tâm đến ngành giáo dục, nhất là các lượng xã hội đóng chân trên địa bàn làm tốt công tác phối hợp với nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để nthực hiện các yêu cầu, mục tiêu giáo dục đã đề ra. 3.2 Những khó khăn Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, việc quản lí công tác chủ nhiệm lớp gặp không ít những khó khăn như: Cán bộ quản lí làm công tác kiêm nhiệm nhiều, mảng chủ nhiệm đôi khi chỉ đạo chưa kịp thời. Việc phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm có bất cập như: có một số giáo viên có năng lực chủ nhiệm lớp rất tốt nhưng tổ bộ môn thừa tiết nên hạn chế phân công công tác chủ nhiệm lớp. Và ngược lại, đa số giáo viên làm công tác chủ nhiệm là do số tiết chưa đảm bảo. Đa số đội ngũ giáo viên của nhà trường còn trẻ, rất tâm huyết với nghề, quan tâm đến học sinh nhưng thiếu kinh nghiệm, kĩ năng trong việc xử lí tình huống, uốn nắn các hành vi vi phạm của học sinh chưa hiệu quả. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 11 Mặt khác, việc nắm vững các văn bản quy định về quyền hạn, trách nhiệm của giáo viên, giáo viên chủ nhiệm lớp, các thông tư, hướng dẫn có liên quan đến đánh giá, khen thưởng, kỉ luật học sinh, các quy chế hoạt động, phối hợp…….chưa đầy đủ nên việc thực hiện nhiệm vụ của một số giáo viên chủ nhiệm lớp còn hạn chế, đôi khi lúng túng. Do điều kiện công tác, ngoài thời gian giảng dạy trực tiếp, giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải thực hiện nhiều công việc như làm hồ sơ học sinh, liên hệ với phụ huynh, hướng dẫn Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, hướng dẫn học sinh lao động, sinh hoạt lớp theo quy định….nhưng chế độ chỉ được 4 tiết/ tuần, mặc dù là quy định chung của ngành nhưng chế độ chưa thực sự ưu đãi đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm . Huyện Đức Cơ là huyện mới thành lập nên thành phần dân cư khá phức tạp, bên cạnh đó do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, một số học sinh có tư tưởng đua đòi, ham chơi, lười học, thường xuyên vi phạm, liên kết với thanh niên bên ngoài thường xuyên gây mất trật tự an ninh học đường. Mặt khác, một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn như bố mẹ ở xa, mồ côi, điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình không hạnh phúc…ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh nhưng việc liên hệ với gia đình không thuận lợi. Mặc dù Ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp nhưng thời gian tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm chưa nhiều, chưa tổ chức được các buổi sinh hoạt chuyên đề dành cho công tác chủ nhiệm lớp nên hạn chế trong việc góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp. Ngoài những khó khăn đã nêu, thực tế những năm qua công tác khen thưỏng, kỉ luật đối với giáo viên chưa kịp thời mà chỉ dừng lại ở việc xem công tác chủ nhiệm là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên mà chưa xây dựng thành các quy định, tiêu chí cụ thể. Tóm lại, những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong quá trình thực tiễn thực hiện quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Hoàn chưa thực sự đầy đủ Sáng kiến kinh nghiệm Trang 12 nhưng đó là một số vấn đề mà bản thân rất quan tâm, trăn trở. Với mong muốn góp phần xây dựng nhà trường ngày một vững mạnh, thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục mà tập thể cán bộ, giáo viên đã xây dựng, và phấn đấu thực hiện. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm tăng cường hiệu quả quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Hoàn. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN 1. Nắm vững tình hình thực tiễn Để việc quản lí công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả, trước hết Ban giám hiệu nhà trường phải nắm rõ một số đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội của địa phương, quan điểm chỉ đạo của các cấp về giáo dục. Bên cạnh đó, tìm hiểu về tình hình đội ngũ, đánh giá đúng năng lực của đội ngũ giáo viên, đặc biệt quan tâm đến khả năng làm công tác chủ nhiệm lớp của từng người, hoàn cảnh gia đình và mức độ ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm nhất là những giáo viên có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, điều kiện gia đình khó khăn, người thân ở xa …. Đồng thời với việc nắm bắt các thông tin về giáo viên thì tìm hiểu tình hình học sinh cũng rất quan trọng. Quan tâm đến số lượng học sinh, diện dân tộc ít người, số học sinh chậm tiến bộ của khối 11,12 và tình hình hạnh kiểm, biểu hiện của học sinh khối 9 sẽ được tuyển vào lớp 10 như thế nào. Xu hướng diễn biến tâm lí của lứa tuổi từ 15- 18. Trên cơ sở nắm bắt được tình hình thực tiễn của địa phương và điều kiện thực tế của nhà trường, thành viên Ban giám hiệu được phân công phụ trách quản lí công tác chủ nhiệm lớp mới xác định được những phương hướng, hoạch định kế hoạch quản lí cho năm học và phân công giáo viên chủ nhiệm lớp cho phù hợp. 2. Nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 13 Bản thân thành viên Ban giám hiệu được phân công phụ trách quản lí công tác chủ nhiệm lớp và giáo viên trực tiếp tham gia làm công tác chủ nhiệm lớp phải xác định một cách đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp. Ngay trong Chỉ thị Số 3399 /CT-BGDĐT, ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của GD mầm non, GD phổ thông, GD thường xuyên và GD chuyên nghiệp năm học 2010 – 2011 trong phần nhiệm vụ chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục có nhấn mạnh: “Tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chú trọng bồi dưỡng kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp”. Mục tiêu giáo dục của nhà trường có thực hiện được hay không là một phần lớn phụ thuộc vào mức độ thành công của công tác chủ nhiệm lớp. Bởi lẽ, giáo viên chủ nhiệm thực chất là người thay mặt hiệu trưởng nhà trường trực tiếp tham gia quản lí toàn diện một lớp học, chịu trách nhiệm trước nhà trường, phụ huynh học sinh và xã hội về kết quả giáo dục của học sinh từ các vấn đề nề nếp, tác phong, học tập, quá trình rèn luyện đạo đức, hình thành nhân cách…. Muốn vậy, người quản lí phải nắm vững các chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hệ thống các văn bản, nội dung chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo về công tác giáo dục, đổi mới phương pháp quản lí giáo dục nhất là các nội dung liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp. Điều hành giáo viên làm công tác chủ nhiệm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra. Làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp để đội ngũ có thể cố gắng nổ lực hết mình trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. 3. Xây dựng kế hoạch quản lí công tác chủ nhiệm lớp cho cả năm học trên cơ sở phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của nhà trường. 3.1 Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch chủ nhiệm của nhà trường Sáng kiến kinh nghiệm Trang 14 Trên cơ sở nắm vững các vấn đề liên quan đến thực tiễn tình hình của nhà trường, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương… người quản lí mới có thể xây dựng được kế hoạch đầy đủ, phù hợp xuyên suốt năm học ngay từ đầu đồng thời vừa là định hướng cho giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể sát với đặc điểm của lớp theo từng học kì, tháng, tuần. Trong kế hoạch phải thể hiện được nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện và quy định thời hạn phải hoàn thành. Kế hoạch chủ nhiệm của trường THPT Lê Hoàn năm học 2012- 2013 ( xem phụ lục 1) 3.2 Phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp Khi tiến hành phân công giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết Ban giám hiệu phải nắm rõ được số lượng giáo viên của trường, số lượng giáo viên của từng bộ môn. Chẳng hạn trong năm học 2012- 2103, trường THPT Lê Hoàn có : * Tổng số CBGVNV: 73 đ/c (HĐ:4) trong đó: BGH:3, GV:61, NV:9 (HĐ:4) * Số giáo viên của từng bộ môn: Tổ Toán - Tin:14; Tổ Lý-KT: 08 ; Tổ Hóa-Sinh-KT: 09; Tổ Văn: 07 Tổ Sử-Địa-GD: 09; Tổ Anh văn: 08; Tổ TD-QP: 06; * Tổng số lớp : 29 lớp/ 109 HS; nữ:584; DTTS:103 Gồm: 7 lớp 12: 277 HS; nữ 162 ; DTTS: 10 8 lớp 11: 340 HS; nữ 189 ; DTTS: 19 14 lớp 10: 492 HS; nữ 233 ; DTTS: 74 Trên cơ sở cân đối số tiết dạy của giáo viên ở mỗi học kì của các bộ môn, xét điều kiện thực tế về năng lực công tác chủ nhiệm của giáo viên, sự hiểu biết và tâm lí lứa tuổi, kỹ năng xử lý tình huống đối với học sinh, năng lực phán đoán và thuyết phục, cảm hoá học sinh chậm tiến bộ, khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục, hiệu quả của công tác phối hợp với các lực lượng trong và ngoài xã hội để thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh, thông tin về hoàn cảnh gia đình của một số giáo viên đặc biệt khó khăn. Đồng thời để phân công giáo viên chủ nhiệm lớp có hiệu quả, Sáng kiến kinh nghiệm Trang 15 người quản lí phải nắm được một số đặc điểm nổi bật của các lớp về số học sinh chậm tiến bộ, số học sinh có lực học khá - giỏi, hoạt động phong trào, thi đua thực hiện nề nếp, tác phong, ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể… Tiến hành họp Ban giám hiệu để cơ cấu số giáo viên chủ nhiệm ở các tổ; trong năm học 2012- 2013, nhà trường cơ cấu số giáo viên các tổ làm công tác chủ nhiệm như sau: 1. Tổ Toán – Tin: 08 ( 05 Toán, 03Tin) 2. Tổ Lí- KTCN: 05 GV( 04 Lí, 01 KTCN) 3. Tổ Hoá – Sinh: 04 GV ( 03 Hoá, 01 Sinh) 4. Tổ Văn: 02 GV 5. Tổ Sử - Địa – GD: 04 ( 02 Sử, 02 GDCD) 6. Tổ TD- GDQP: 02 ( 01 TD, 01 GDQP) 7. Tổ Tiếng Anh: 04 GV Dựa trên quan điểm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường các tổ chuyên môn đề xuất giáo viên của tổ làm công tác chủ nhiệm lớp sau đó Ban giám hiệu có sự điều chỉnh cho phù hợp và phân công chính thức giáo viên làm công tác chủ nhiệm của các lớp cụ thể. 4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên Vào đầu tháng 8, trước thềm năm năm học mới, cùng với kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của nhà trường cũng phải tiến hành họp và triển khai công tác tập huấn cho tất cả giáo viên về một số kỹ năng chủ nhiệm lớp. Trực tiếp tham gia điều hành buổi tập huấn gồm 01 thành viên Ban giám hiệu phụ trách quản lí công tác chủ nhiệm lớp và 01 giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong công tác chủ nhiệm lớp ( cùng tham gia thống nhất về nội dung tập huấn) Cách thức tiến hành: Đại diện Ban giám hiệu giới thiệu đến đội ngũ giáo viên hệ thống văn bản, quy định có liên quan đến công tác chủ nhiệm làm cơ sở để giáo viên thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm Trang 16 đúng chức trách và nhiệm vụ được giao. Đặc biệt nhấn mạnh một số nội dung có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của giáo viên theo Điều lệ trường THPT. Thống nhất các quy định về hồ sơ, sổ sách chủ nhiệm lớp của nhà trường. Lấy ý kiến tập thể của giáo viên góp ý cho tiêu chí bình xét giáo viên chủ nhiệm giỏi trong năm học, xây dựng tiêu chí cụ thể để bình xét tập thể lớp chủ nhiệm tiên tiến…. Triển khai kế hoạch về công tác chủ nhiệm của nhà trường để giáo viên góp ý, hoàn chỉnh và chính thức đưa vào thực hiện trong năm học. Chuẩn bị và triển khai một số nội dung tập huấn bồi dưỡng đến với giáo viên như: Kỹ năng giao tiếp sư phạm, Kỹ năng tìm hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh ( kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi THPT, hoạt động giao tiếp và đời sống tình cảm của học sinh THPT, nghệ thuật ứng xử với tuổi dậy thì, các nguyên tắc ứng xử sư phạm…); Kỹ năng tổ chức và quản lí lớp học của giáo viên chủ nhiệm lớp ( cách quản lí lớp học, một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của học sinh trong giờ học, giải quyết tình huống xảy ra giữa thầy và trò, quản lí và kiểm soát trước các vấn đề nẩy sinh trong lớp học…) ; công tác tư vấn tâm lí học đường… Giáo viên có nhiều kinh nghiệm chia sẽ những trãi nghiệm trên thực tế và cách giải quyết một số tình huống cụ thể, trao đổi những kinh nghiệm về sự thành công và thất bại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. Kết hợp với các cuộc họp định kỳ, các buổi tập huấn chuyên môn, Ban giám hiệu chuẩn bị nội dung và thường xuyên bồi dưỡng cho giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp. Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên cốt cán, có kinh nghiệm tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp: Hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp, kỹ năng sống, ….do Sở GD & ĐT tổ chức và về trực tiếp tập huấn lại cho đội ngũ giáo viên của nhà trường. 5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 17 Đây là một công việc thường xuyên và không thể thiếu của người làm công tác quản lí nói chung và quản lí công tác chủ nhiệm lớp nói riêng. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như: Kế hoạch kiểm tra phải thể hiện thời gian, người thực hiện, nội dung kiểm tra, công khai kịp thời kết quả sau kiểm tra để mọi người theo dõi, phát huy những mặt đã làm được và khắc phục những tồn tại; đồng thời người thực hiện công tác kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, có tiêu chí đánh giá theo từng nội dung kiểm tra; quy trình kiểm tra đảm bảo tính đồng bộ và có hệ thống. Về hình thức kiểm tra: có thể tiến hành kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất. Một số nội dung kiểm tra: Kiểm tra tình hình thực hiện nề nếp, tác phong của các lớp ( phối hợp với Đoàn trường) để chấn chỉnh kịp thời đối với học sinh và nhắc nhở giáo viên tăng cường công tác bám lớp. Kiểm tra Hồ sơ chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp. Kiểm tra công tác đánh giá, xếp loại học sinh cuối học kỳ và cuối năm học. Kiểm tra công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, tổ chức các hoạt động ngoại khoá …cho học sinh. Kiểm tra kết quả thực hiện các kế hoạch chủ nhiệm lớp của nhà trường. Kiểm tra đột xuất: Công tác làm hồ sơ chủ nhiệm, các tiết sinh hoạt lớp, hiệu quả sinh hoạt 15 phút đầu giờ, việc nắm tình hình học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở thời điểm quan trọng: các ngày lễ lớn, trước và sau tết dương lịch, tết nguyên đán, đầu năm học, thời điểm cuối năm học… Mục đích chủ yếu của công tác kiểm tra là tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu trong công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, phát huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại để thực hiện tốt hơn yêu cầu, mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, cũng không xem nhẹ việc kiểm tra, đánh Sáng kiến kinh nghiệm Trang 18 giá vì đây cũng là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của người giáo viên đồng thời là cơ sở để bình xét thi đua khen thưởng. 6. Xây dựng tiêu chí và xét thi đua khen thưởng khen thưởng kịp thời để động viên đội ngũ giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu lấy ý kiến của tập thể giáo viên và xây dựng tiêu chí thi đua “ Danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi”, tiêu chí “ Tập thể lớp tiến tiến” ( xem phụ lục) . Trên cơ sở đó, cuối mỗi học kỳ tổ chức họp sơ kết công tác chủ nhiệm lớp và bình xét, lựa chọn những giáo viên chủ nhiệm xuất sắc, tập thể lớp tiến tiến để nhà trường khen thưởng kịp thời. Tuy giá trị vật chất không nhiều nhưng mang ý nghĩa động viên tinh thần rất lớn đối với đội ngũ giáo viên. Trong Quy chế khen thưởng nội bộ của nhà trường cũng đã đưa vào một số tiêu chí như: giáo viên chủ nhiệm lớp cơ bản có tỉ lệ học sinh lên lớp cao nhất của trường; Giáo viên chủ nhiệm lớp 12 có tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT cao nhất trường; Giáo viên chủ nhiệm lớp 12 có học sinh đỗ Đại học – Cao đẳng cao nhất trường… Để khích lệ giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác hướng dẫn học sinh tự quản nề nếp, tác phong: hàng tháng Đoàn trường tổng kết điểm thi đua, các lớp có điểm thi đua cao theo thứ tự từ 1 đến 5 trong khối sáng hoặc chiều thì giáo viên đựoc đăng kí nghỉ 2 lần sinh hoạt 15phút trên tuần ( theo quy định của trường chỉ được nghỉ 01 lần/ tuần…) Như vậy, nếu làm tốt công tác thi đua khen thưởng sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên tích cực, tự giác hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, tạo được không khí sôi nổi, thi đua lành mạnh trong nhà trường, góp phần làm cho các hoạt động giáo dục của nhà trường đi vào nề nếp, kỉ cương, mang lại hiệu quả cao hơn. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường, công tác chủ nhiệm lớp có thể nói góp phần quyết định trực tiếp đến sự thành công của nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT Lê Hoàn Sáng kiến kinh nghiệm Trang 19 nói riêng. Trong những năm gần đây, thực hiện chỉ thị của Bộ GD & ĐT cùng với sự chỉ đạo của Sở GD & ĐT Gia Lai, Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đổi mới quản lí công tác chủ nhiệm lớp. Tuy rằng, bước đầu thực hiện gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Trước hết, nhận thức về vai trò, vị trí công tác chủ nhiệm lớp trong đội ngũ cán bộ, giáo viên được nâng lên rõ rệt. Hầu hết giáo viên đã xác định được rằng công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ rất cần thiết mà bất cứ một giáo viên nào cũng phải đảm nhận trong quá trình công tác. Bởi lẽ, nó còn có vị trí quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh, là kênh chủ yếu qua đó tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Do xác định được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp nên Ban giám hiệu nhà trường quan tâm nắm vững tình hình từ thực tế của địa phương, đặc điểm của đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh nên đã có sự phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm tương đối phù hợp, tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ, có nhiều đóng góp tích cực cho các hoạt động giáo dục của nhà trường. Qua việc tổ chức được các buổi bồi dưỡng, tập huấn về công tác chủ nhiệm lớp thường xuyên nên đa số giáo viên làm tốt công tác Hồ sơ chủ nhiệm, hoàn thành đúng, kịp thời các kế hoạch đã đề ra. Nhiều giáo viên có kỹ năng xử lí rất tốt các tình huống sư phạm, uốn nắn học sinh chậm tiến bộ có kết quả cao điển hình như cô Trần Thị Ngọc, cô Lê Thị Nam, cô Nông Ngọc Huân, thầy Vũ Đức Cảnh, thầy Lê Thanh Tuấn, thầy Nguyễn Hồng Nhơn, Cô Trần Thị Hồng Ân… Một số liệu thống kê: - Chất lượng hồ sơ chủ nhiệm của giáo viên: Năm học 2010 – 2011 2011 – 2012 HKI, 2012- 2013 Số lớp 30 31 29 Tốt SL TL 26 27 26 % 86.7 87.1 89.7 Xếp loại Khá TB SL TL % SL TL % 3 3 2 10.0 9.7 6.9 - Số lượng lớp đạt danh hiệu Tập thể lớp tiên tiến: Sáng kiến kinh nghiệm 1 1 1 3.3 3.2 3,4 Yếu SL TL % 0 0 0 0% 0% 0% Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan