Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ làm quen với toán...

Tài liệu Skkn một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ làm quen với toán trẻ 5 6 tuổi

.PDF
25
2045
85

Mô tả:

Phần I: Mở đầu 1/ Lý do chon đề tài 1.1 Cơ sở lý luận. Chủ tịch Hồ chí Minh muôn vàn kinh yêu của chúng ta , lúc sinh thời người đã nói “ Non song việt nam có được vẻ vang hay không, dân tộc việt năm có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”. Trẻ em những Mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giầu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiêm vụ của người giáo viên Mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với tạo hình, môn văn học, chữ cái, thể dụ, âm nhạc, làm quen với toán sơ đẳng thông qua các môn học trẻ được học mà chơi chơi mà học. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Thông qua các môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như : Đức, Trí, Lao, Thể, Mỹ. Giúp trẻ có một hành tranh vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào lớp một. Trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Hoạt động vui chơi là môt trong những hoạt động chủ đạo, song hoạt động học tập được thể hiện qua các giờ hoạt động chung có chủ đích đó là hoạt động cung cấp chủ yếu có hệ thống kiến thức cần trang bị cho trẻ.Vậy tổ chức các tiết học như thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất 1 là đối với môn “ Làm quen với toán” Đaay là môn học đòi hỏi độ chính xác cao. Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người gioá viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với môn làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Đối với môn học này người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị đồ dùng cho tiết mới mong tiết học đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Xuất phát từ nhận thức của trẻ từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trưu tượng quay trở về thực tiễn. Thông qua môn học giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hoá kién thức một cách chính xác, khoa học. Nhật thưc về toán học cóa liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vôn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. 1.2 Cơ sở thực tế Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, không những giúp cho trẻ học bộ môn toán sau này đẽ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Dạy trẻ nhận biết phân biệt về biểu tượng toán là dạy trẻ cách làm quen và hình thành cho trẻ các biểu tượng toán về tập hợp, số lượng, phép đếm... Trong dó yêu cầu cảu nội dung này là trẻ phải đếm được thứ tự trong phạm vi đếm 10. Nhận biết quan hẹ số lượng trong phạm vi 10, nhậ biết các chữ số 2 từ 0 – 10. biết thực biện một số những phép biến đổi đơn giản như thêm bớt, tạo nhóm, chia nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 10 ra 2 phần. Đây là một trong những nội dung chính nằm trong các nội dung khác của việc dạy học cho trẻ làm quen với biểu tượng toán. Vì số lượng bài chiếm nhiều thời gian so với nội dung về các hình, các khối, định hướng không gian, phép đo, Mà để dạy trẻ được những nội dung này và nắm bắt kiến thức được một cách có hệ thống và chính xác, đòi hỏi người giáo viên phải sự thay đổi mưói trong phương pháp dạy trẻ theo hướng cực hoá hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. trẻ tụ minh khám phá nhận xét phán đoán về những vấn đề có liên quan đến môn học. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với biểu tượng toán siư đẳng cho trẻ tôi mạnh dạn nghiên cứu thực nghiệm và viết đề tài “biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 5 -6 tuổi trong hoạt động làm quen vởi biểu tượng toán sơ đẳng” 2/ Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm ra những “Biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn” để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trể 5 -6 tuổi một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của trẻ. 3/ Thời gian nghiên cứu. Do thời gian không cho phép tôi chỉ nghiên cứu về “ Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan hấp dẫn” trẻ 5 -6 tuổi trường mầm non kim sơn. - Thời gian xây dựng đề cương ngày 20 tháng 10 – ngày 30 tháng 10 năm 2009. - Viết đề tài 1/1 – 20/4 – 2010 - Hoàn thành đề tài 05/ 05/ 2010. - Địa điểm: Trường Mầm non Kim sơn – Đông triều - Quảng Ninh. 3 - Đối tượng: 5 – 6 tuổi. 4/ Đóng góp về mặt thực tiễn. Đề tài này thể hiện sự quan tâm thiết thực đến trẻ em tôn trọng quyền của trẻ được sống và phát triển, quyền được học tập hình thành tiếp thư nền giáo dục tiến bộ, được hưởng nền văn hoá của dân tộc mình. Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những thành tựu niên ngành, thì đề tài này góp phần làm sáng tổ đúng đắn các vấn đề lý luận và học tập vui chơi của trẻ với phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học” trong trường Mầm non làm phong phú hơn về cách hiểu và cách nhìn trẻ em hiện nay trong giáo dục Mầm non. Đề tài dựa vào quan điểm giáo dục trẻ em phát triển toàn diện việc đưa chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phải dựa trên tâm lý của trẻ để rút ra một số phương pháp biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quên với toán giúp trẻ tìm tòi khám phá mọi vấn đề xung quanh trẻ trong các hoạt động và học tập nhất là môn làm quên với toán. Hoạt động của bộ môn toán và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để xây dụng những trò chơi học tập nhằm phảm ánh nội dung cơ bản của tiết học toán góp một phần nhỏ vào đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả cho tiết học toán, giờ học sôi nổi say mê không mệt mỏi. Phần II: Nội dung 4 Chương 1 Tổng quan. 1.1. Cơ sở lí luận Toán học là một mon khoa học cần có đọ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi mẫu giáo chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế, Để có sự phát triển và hướng toíư một nền giáo dục toàn diên như Bác Hồ đã từng nói “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. ... Và các sự vật hiện tượng đến nhận thức xung quanh. tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ , đần dần trẻ có được những khái niện giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìn tòi ,phám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng ,tập hợp các số lượng , hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian. VD: Khi chơi với đồ vật trẻ muốn biết tại sao vật này lại lăn được nhưng vật kia lại không lăn được . hình dạng, kích thước và chất liệu của chúng khác nhau như thế nào? Hoặc trẻ muốn biết từng nhóm đồ vâth có bao nhiêu vật và cách so sánh các nhóm với nhau. trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia. Bắt đầu trẻ muốn biết làm thế nào để cho hai nhóm được bằng nhau. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niện thêm bớt một cách giản đơn nhất về phép cộng trừ của bậc tiểu học. Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là nhu cầu cần thiết. Nhưng thực chất chương trình toán học trong trường mầm non hiện nay chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái niện về toán đơn 5 giản, chưa dạy trẻ học toán. Nếu nhu dạy trẻ học toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trể. Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy trẻ những khái niếm về toán học mang tính chất trìu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo. Song khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu giáo là làm quenvới một số khải niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt, do thực tế đó mà không thể cho trẻ làm quen với khiaie niệm về tổ hợp, phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định nghĩa chính xác mà phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến những khái niệm toán học trìu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội được một cách ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đau về toán học sơ đẳng cho trẻ. 2/ Cơ sở thực tiễn. 1.2.1: Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường * Đặc điểm của địa phương. Xã kim sơn là một xã lằm dài hai bên đường quốc lộ 18 A là một xã trọng điểm của huyện Đông triều và hiện nay đã và đang xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp sán xuất công nghiệp nặng và nông nghiệp . Đặc biệt xã kim sơn rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất khang và khá đầy đủ, trường học có đồ dùng đồ chơi ... Vì vậy lớp học ngày càng được kiên cố và được quan tâm đặc biệt của Đảng uỷ, UBND đối với các bậc học. * Về giáo dục Là một cô giáo trẻ được học tập và nắm vững chuyên môn với tấm lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, tích cực trong công việc nghiên cứu các 6 phương pháp tôi luôn học hởi đồng nghiệp những cô giáo đã có nhiều thành tích trong năm công tác. Tôi đã hiểu được mục đích yêu cầu, tầm quan trọng tính cấp thiết và khả năng của bộ môn toán đối với trẻ Mầm non, nên tôi đã cố gắng tìm ra những biên pháp tốt nhất phù hợp nhất với đặc điểm của địa phương và của lớp để đạt được kết quả cao trong việc dạy trẻ và học vì vậy Trường Mầm non Kim sơn rất chú trọng với việc dạy và học của cô và trẻ nhà trường đã giúp đỡ tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia dự giờ các lớp chuyên đề, thao giảng về toán học ở trong và ngoài trường, để đạt được những phương pháp, hình thức đổi mới nhà trường chúng tôi đã lên kế hoạch cụ thể cho từng tiết học và có tài liệu để cho cô dạy tốt, giúp trẻ học tốt. * Đặc điểm của lớp: + Thuận lợi: Năm học 2009 – 2010 được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường tôi chủ nhiệm một lớp 5 -6 tuổi Học theo chương trình đổi mới với sĩ số là 35 trẻ. Độ tuổi đồng đều cuãng là một thuận lợi cho việc truyền thụ kiến thức cho trẻ.100% trẻ sống ở vùng nông thôn là con em nông dân, các cháu đều rất ngoan ham học, lứop học lại được xây dựng ở khu trung tâm và đặt ở làng văn hoá, cha mẹ học sinh cũng biết được nhu cầu của con em minhg ở độ tuổi 5 – 6 tuổi rất cần được học bộ môn làm quen với toán và hiểu tầm quan trọng của việc toàn dân đưa trẻ đến trường. Là một lớp 5- 6 tuổi nên rất được nhà trường quan tâm trong việc mua sắm đồ dùng phục vụ cho bộ môn toán. Đặc biệt toán là môn ngành giáo dục đã nhiều năm chỉ đạo chuyên đề nên để đánh giá sự học tập của trẻ có kết quả cao, + Khó khăn: Trong năm học 2009 -2010 tôi nghiên cứu tìm hiểu thấy được các cháu 100% con em nông thôn nên ít được sự quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng 7 của bố mẹ về khả năng hiểu biết của trẻ còn hạn chế một số cháu chưa được học lớp 3 - 4 tuổi nên còn nhút nhát chưa biết cách cầm bút, cách ngồi và nhận biết về toán còn kém chưa xác định được hình dạng ,hình khối, kích thước, mầu sắc, số lượng... + Điều kiện phục vụ của lớp. Về cơ sở vật chất đã được nhà trường quan tâm đáp ứng nhu cầu đồ dùng đồ chơi. Đảm bảo 2 cháu 1 bàn mỗi cháu 1 nghế. Và được sự quan tâm của phòng giáo dục đã trang bị cho lứop 1 máy tính trò chơi Kitsmats. Tuy vậy một số đồ dùng phục vụ môn toán cũng như môn học khác còn nhièu hạn chế nên việc học tập các cháu chưa được đảm bảo. * Về nhu cầu phụ huynh. Giáo viên đã phối kết hợp sưu tầm nghiên cứu và làm dồ dùng đồ chơi học liệu cho trẻ học tập được tốt hơn. * Về phía nhà trường Nhà trường quan tâm đến việc học tập của các cháu, mỗi tháng đều lên kế hoạch chương trình cụ thể, chi tiết, đầy đủ đảm bảo dạy và học theo chủ đề. Kết quả khảo sát trên trẻ. - Đầu năm học 2009 -2010 có khoảng 55% các cháu yêu thích bộ môn toán như các cháu đã biết xác định cao thấp, màu sắc, số lượng, hình khối, kích thước nhật biết được khá tốt. Còn lại 35% trung bình 10 % cháu yếu kém chưa xác định được bộ môn toán, không phân biệt được hình khối, số lượng đó là những cháu chưa đi học lớp 4- 5 tuổi. Chương 2: Nội Dung nghiên cứu 2.1 Thực trạng cuả việc dạy trẻ làm quen với toán 8 2.1.1 : Tình hình giảng dạy của giáo viên. Như chúng ta đã biết, nội dung dạy trẻ các biểu tượng về toán được phân bố đồng đều trong chương trình giảng dạy trẻ ở 3 độ tuổi. Mẫu giáo bé, Mẫu giáo nhỡ, Mẫu giáo lớn. Theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. đối với trực quan để dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán cũng cần nhiều về số lượng và yêu cầu trực quan của từng tiết cũng khác nhau và phức tạp dần lên. Yêu cầu dạy biểu tượng toán cho trẻ cần có trực quan chuẩn chính xác. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ giáo viênthường hay mắc phải một số nhược điểm sau. + Đồ dùng trực quan còn quá ít, đôi lúc chưa đủ dẫn đến việc luyện tập ít, nên tiết học buồn tẻ không đem lại kết quả như mong muốn. + Giáo viên còn nói nhiều, cách truyền đạt chưa lưu loát, không phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động. 2.1.2 Nhận thức của trẻ: Do đặc điểm tâm lý của trẻ rất hiếu động, thích khám phá, tò mò, nên trẻ không thể chỉ ngồi nhìn và nghe cô giáo giảng bài hoặc nói nhiều. Chính vì vậy nếu không trực quan, không cho trẻ thao tác thực hành trên đồ vật đối tượng nhận biết thì trẻ dễ bị phân tán chú ý, mức độ hứng thú không cao, trí thức lĩnh hội được không sâu, và hay bị quên. Một trong những yéu tố ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của trẻ đó là đặc điểm riêng của trường Mầm non Kim sơn .là trường có địa bàn rộng khu tập trung các lớp được phân bổ tại khu theo các độ tuổi. chủ yếu là học chương trình đổi mới, với điều kiện kinh tế của nhân đan còn gặp nhiều khó khăn, nên ở trương mầm non kim sơn do tôi chủ nhiệm 1 lớp 5 -6 tuổi phần lớn là các cháu chưa qua lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ mà học luôn chương trình mẫu giáo lớn. Trẻ gặp nhiều khó khăn khi gặp phải một vấn đề phức tạp mà không có sự chuẩn bị dần từ những vấn đề đơn giản. Chí vì thế khi vào tiết học làm quen với toán, phần tập hợp số lượng và phép đếm . 9 Cho nên phần lớn trẻ không biết xếp tương ứng 1 – 1 đặt só lượng tương ứng bị nhầm, đếm hay bị nhảy cóc khi thực hiện một số phép biến đổi, còn lúng túng nói sai kết quả. Hay nhầm lẫn các chữ số với nhau như số 9 với 6. số 2 với số 5 . gọi tên các hình, các khối còn nhầm lẫn chưa phân biệt được định hướng trong không gian hoặc hay bị nhầm lẫn. Bên cạnh đó bộ phạn giáo viên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của ngành học, không quan tâm dạy dỗ trẻ hoặc dạy dỗ không đúng cách. Một phần nhỏ trẻ được bố mẹ, người thân dạy trước chương trình nên trẻ đếm, nhận biết số, tính toán nhanh nhưng khi thực hành trên đò vật xếp tương ứng 1 -1 trẻ bị lúng túng trong giờ học không tập trung có biểu hiện phân tán không muốn học .Qua khảo sát trên trẻ 35 cháu 5- 6 tuổi ở khu kim sen tôi rút ra một số vấn đề sau. Số trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán hào hứng và tập trung 60% Số trẻ có biểu hiện thiếu tập trung phan tán chú ý không hứng thú với học tập là 40% Từ những vấn đề trên việc tìm ra biện pháp tốt nhất để hình thành những biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5 -6 tuổi một cách chính xác, bền vững, khắc phục được những khó khăn của địa phương, phát huy được tính tích cực của trẻ là thiết thực là cấp bách và cũng là điều quan trọng trong thực tế hiện nay. 2.2 Các biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán cho trẻ 5 -6 tuổi. Với trẻ 5 -6 tuổi việc làm quen với biểu tượng toán là hoạt động cần thiết, không những tạo cho trẻ có được tính nhanh nhẹ, thông minh, hoạt bát, sáng tạo trong khi trẻ thực hiện hoạt động ở trên lớp cũng như trong các hoạt động khác mà còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mẫu giáo. 10 Bên cạnh đó còn giúp trẻ có tâm thể vững vàng trước khi bước vào lớp 1, Muốn trẻ hoà hứng tham gia và yêu thích học toán thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học tập cho trẻ nhưn cách ngồi học đúng tư thế, cách trẻ lời câu hỏi của cô, cách giơ thẻ số và cách sử dụng trực quan khi tham gia các hoạt động như thế nào: Cách thực hiện các bước trong hoạt động làm quen với toán ra sao? phải phân nhóm số trẻ có khả năng nhận biết nhanh, chăm, bình thường, để tiện theo dõi và có kế hoặc cụ thể để bỗi dưỡng đồng thoèi kết hợp với phụ huynh học sinh để cùng giáo dục trẻ. Trong quá trình giảng dạy thực nghiệm tôi đã tìm ra một số phương pháp đơn giản nhưng hợp lý và phù hợp như sau. Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ về biểu tượng toán mang nặng cảm tính nên tôi đã sử dụng thủ thuật gây hứng thú cho trẻ ngay từ tiết học đầu tiên, nhằm tạo cho trẻ một tâm trạng vui vẻ, phấn khởi khơi gợi tính tò mò ham hiểu biết của trẻ . 2.2.1 Sử dụng mô hình, sa bàn, bài thơ câu chuyện. - Tôi sử dụng mô hình ,sa bàn hoặc một câu chuyện, bài thơ một trò chơi đẻ dẫn dắt trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán VD: Nhận biết phân biệt khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật” Tôi chọn chủ điểm Quê Hương – Thủ đô - Bác Hồ. Tôi đã dùng mô hình Lăng Bác được xếp theo hình thức sau. - Lăng Bác xếp bằng khối chữ nhật. - Hàng rào xung quanh lăng Bác xếp bằng khối vuông - Cột trụ cổng vào Lăng Bác xếp bằng khối trụ - Bóng đèn trên cột trụ dược xếp bằng khối cầu. Khi gợi mở cho trẻ vào chủ điểm vào bài giáo viên nói Hôm nay cô cùng các con sẽ đi thăm một nơi rất đẹp ở thu đô Hà Nội, Khi đi đến trước Mô hình co hỏi trẻ: Chúng mình đang được đến thăm nơi nào vậy nhỉ? Mô hình lăng Bác có gì đặc biệt không? trẻ nêu được là “ Lăng Bác được xếp bằng khối chữ 11 nhật, hàng rào xếp băng khối vuông,.... đó là những khối đã học rồi ạ”. Cô nhắcl ại và nhấn mạnh yêu cầu, để hiểu kỹ hơn về đặc điểm riêng của từng khối đó hôm nay cô và các con sẽ cùng khám phá tìm hiểu nhé! ( Cô và trẻ vào bài) Nhưng đối với bài làm quen với biểu tượng về số lượng tôi cũng gợi ý đẫ dắt trẻ đưa trực quan ra bằng bài thơ VD: Bài số 8( tiết 1) chủ đirmt thế giới thực vật. Đôi đọc cho trẻ nghe bài thơ “ Mèo đi câu cá” , sau đó tôi hỏi trẻ : trong bài thơ nói về ai? Trẻ trả lời : Nói về anh em nhà mào đi câu ca! Tôi đã chuẩn bị sẵn đồ dùng trực quan của mình và trẻ giống nhau là 2 nhóm : Mèo và cá có số lượng 8 Tôi nói: Vậy chúng mình cùng nhau xếp tương ứng mèo và cá ra để tạo nhóm mới. Việc gây hửng thú ngay từ đầu tiên tiết học bằng đồ dùng trực quan không những tạo được sự củ ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoái mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học. 2.2.2/ Việc lựa chọn và sử dụng trực quan đúng lúc, đúng chỗ. Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ 5 -6 tuổi là tư duy trực quan hình tượng nhưng do trẻ chưa học qua chương trình mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Nên trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh với mô hình với nhau. 12 Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng tiết học, đúng chủ điểm, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để thao tác và sử dụng cùng một lúc với cô nhịp nhàng. Thao tác cô đưa ra trực quan phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ không lúng túng khi làm theo cô. Cô hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình học tập phải đúng lúc. Các đò dùng trực quan tôi chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phức tạp dần. Khi trẻ sử dụng thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ. nếu trẻ còn lúng túng chưa thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu sai sót. Đối với trực quan có nhược điểm riêng biệt, đặc biệt tôi sử dụng câu đố để đưa trực quan ra. VD: Khối vuông và khối cầu tôi dùng câu đố để trẻ đoán. Khối gì xinh xắn Sáu mặt hình vuông. Bế hãy đoán xem. Khối gì thế nhỉ? Hay: khối gì tròn lắm. Không xếp chồng được đâu. Không đứng yên được lâu. Động voà lăn lông lốc.. Để liên kết các nội dung trong một tiết học được liên hoàn và chuyển sang nội dung mới một cách linh hoạt, đưa trực quan ra một cách hợp lý không có động tác thừa hay các câu hỏi lặp đi lặp lại nhàm chắn, tôi thường sử dụng các câu truyện sáng tạo. 13 VD: Có một bạn thỏ rất ngoan, hôm nay trên đường đi học bạn thỏ gặp cô, và bạn thỏ đã nói thầm vào tai cô đấy! Chúng mình có muốn biết bạn thỏ nói gì không nào? ( Trẻ hào hứng nghe và rất muốn được biết điều mà Thỏ nói với cô giáo) Tôi lại nói tiếp: Bạn thỏ nhờ cô hỏi các bạn lớp mình xem có biết ngày 19/5 là ngày gì không nào? Trẻ trả lời đúng .Tôi nói tiếp : Bạn thỏ cảm ơn các bạn lớp mình đã giúp cho bạn ấy biết bí mật của ngày 19/ 5 nên đã tặng lớp mình một món quà ( món quà đó là một trò chơi ôn luyện đwocj chuẩn bị trước) Khi đưa trực quan là nội dung tích hợp của các môn học khác, vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán bằng câu hỏi nhẹ nhàng, hợp lý điều đó đã phát huy được tính tích cực một cách cao nhất ở tre, khi tham gia các hoạt động. VD: Để khắc sâu kiến thức về khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật tôi đặt câu hỏi? Con nào thích chơi khối cầu và khối trụ? Con nào thích chơi khối vuông và khối chữ nhật? Trẻ tự trả lời, tôi sẽ phân thành các nhóm. + Nhóm thích chơi khối cầu, khối trụ về nhắm nặn khối cầu, khối trụ. + Nhóm thích chơi khối vuông, khối chữ nhật về nhóm tìm hình bằng giấy màu tương ứng để dán các mặt khối, Điều này trẻ rất hào hứng thi đua, khi cùng nhau tham gia vào các hoạt động. Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động “ Làm quen với biểu tượng toán” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác, sâu sắc và bền vững. 2.2.3, Sưu tầm một số đồ chơi mới. Trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt động làm quen vói biểu tượng toán, trẻ được “Học mà chơi – chơi mà học”. Là 14 một đặc điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo thông quá các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận nhiệm vụ hoc một cách tự nhiên,nhẹ nhàng không cang thẳng, không gò ép. trẻ hào hứng chơi khi trong trò chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn, bất ngỏ. VD: Trò chơi “ Chiếc túi kỳ lạ” Tuy nhiên các trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một tiết học, sẽ dẫn đến trẻ bị nhằm chán, không hứng thú tham gia hoạt động.Yêu cầu của trò chơi phải được nâng dần nên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo tính tích cực của trẻ,chính vì vậy tôi đãnghiên cứu,xác định nội dung bài dạy để chọn trò chơi cho phù hợp,tuỳ từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, tổ, cá nhân và tập thể. - Trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán tôi thường sử dụng trò chơi học tập,và lựa chọn trong nhiều trò chơi học tập để áp dụng với từng bài cho phù hợp Ví dụ: Trò chơi “Về đúng nhà” Tôi thường sử dụng trong phần ôn luyện cho tập hợp số lượng, phép đếm. Ví dụ: Hình dáng chữ số tôi thường sử dụng cho tiết học ôn luyện và nhận biết chữ số. Qua việc sử dụng trò chôi trong các giờ làm quen với biểu tượng toán ,tiết học trở lên sôi nổi ,trẻ được tham gia hoạt một cách toàn diện ,tinh thần thoải mái nên cỏ thể không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ hứng thú hăng say trong quá trình tham gia hoạt động học tập. 2.2.4-Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp. Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp,tác động hàng ngày đến trẻ.chính vì vậy việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được Tôi đặc biệt quan tâm. 15 -Trang trí,sấp xếp lớp học phòng học hài hoà hợp lý sẽ tạo được sự chú ý,sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn,theo chủ điểm,theo nội dung từng bài -Tuỳ vào nội dung của từng bài để bố trí trực quan xung quanh lớp giá đồ chơi,tranh treo tường cho hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế. Ví dụ: Chủ điểm gia đình +Treo tranh về gia đình đông con,ít con để trẻ đếm số lượng người và giáo dục Trẻ. +Đồ dùng gia đình xếp ở giá đồ chơi để trẻ có thể luyện đếm. 2.2.4: ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng - Trong các tiết học làm quen với toán tôi cũng có thể sử dụng một số thao tác ứng dụng công nghệ thông tin cho việc giảng bài của mình VD: Trong tiết tạo nhóm số lượng trong chủ điểm động vật tôi đã kể cho trẻ nghe câu chuyện con gà trống và tôi đưa ra nhóm con gà trống thì lần lượt các con gà được xuất hiện trên màng hình với vói tiếng gáy 0 ó o .....các hiệu ứng, âm thanh, tiếng động các hình ảnh sinh động làm hứnh thú với trẻ từ đố gây được sự chú ý với trẻ hơn. 2.3.Kết quả đạt được. Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, triển khai áp dụng các thủ thuật sử dụng trức quan, các yếu tó nêu trên vào hoạt động cho trẻ làm qeun với biểu tượng toán sơ đẳng. Tôi đã thu được kết quả rất khả quan như sau. * Kết quả của trẻ. + Thái Độ: Trẻ hứng thú hoạt động chung các lớp. - Trẻ hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến. Trẻ có nền nếp và thói quen học tậ tốt và trật tự. + Về cảm xúc tình cảm: Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt động nhóm, tập thể... *Về ý trí: 16 - Trẻ tập trung vào nội dung cô hướng dẫn - Thời gian tập trung nhận thức vấn đề tốt hơn. + Kết quả cụ thể: - Trẻ hào hứng học tập, tập trung chú ý: 100% - Trẻ mạnh dạn hồn nhiên: 100% - Trẻ trả lời đúng câu hỏi của cô là 98% * Kết quả của cô giáo: - Cô giáo đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp có khoa học. - Bổ xung được nhiều đồ chơi cho tiết dạy. - Giờ dạy “ Cho trẻ làm quen với biểu tượng toán” Tôi đã được Ban giám hiệu nhà trường cùng đồng nghiệp đánh giá xếp loại giỏi. 2.4 / Bài học kinh nghiệm Qua quá trình học tập và giảng dạy , nghiên cứu của đề tài tôi nhận thấy ngay từ khi mới sinh ra tre em như một tờ giấy trắng chưa hình thành các biểu tượng về toán ban đầu của trẻ, Vì thể người lới nói chung và các cô giáo Mầm non nói riêng là trực tiếp tác động đến trẻ nhằm dần dần hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về cuộc sống. Trẻ 5 -6 tuổi vốn hiểu biết còn ít, vì vậy những biểu tượng về Toán ban đầu cho trẻ chỉ là dạng sơ khai mới mẻ. Vì thế để hình thành được biểu tượng về toán trẻ cần dựa vào vốn tích luỹ của bản thân vốn ngôn ngữ nhất định để diễn đạt trong việc hướng dẫn trẻ làm qeun với toán, giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ nhận thức các biểu tượng sơ đẳng về toán làm tăng thêm vốn hiểu biết về trẻ. Vì vậy muốn đạt được kết quả cao trong hoạt động làm quen với toán. Trước khi lên lớp tôi soạn bài đầy đủ, nắm chắc giáo án phương pháp lên lớp theo đúng trình tự loại tiết để giảng dạy và đan xen với mọi hoạt động để trẻ nắm chắc các nội dung bài học . 17 Và tôi luôn phải tìm tòi học hỏi, nội dụng mọi hoàn cảnh địa phương để phát triển và nâng cao tay nghề, linh động trong quá trình dạy học, nhất là đồ dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo hấp dẫn trẻ đưa trẻ vào thế giới ham học, tìm tòi. Khi có những thay đổi trong chuyên đề tôi đã kịp thời áp dụng ngay và xin ý kiến nhà trường tạo điều kiện cho tôi về cơ sở vật chất. Trong khi luyện tập cần phải động viên, khuyến khích trẻ kịp thời để tạo cho trẻ hứng thú học hơn. Từ những đồ dùng, đò chơi làm ra cô giáo phải tạo môi trường cho trẻ được tiếp xúc, tạo tình huống cho trẻ hoạt động, bằng mọi cách cho trẻ được trải nghiệm hoà mình vào các đò chơi mà trẻ được làm quen.thường xuyên đánh giá hiệu quả đồ dùng trực quan qua các bài dạy để thay đổi, tình huống mới gây sự bất ngờ chú ý của trẻ. Điều cần thiết nhất là cần phải biết phới kết hợp chặt chẽ với phụ huynh làm tốt công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ để nhận được sự giúp đỡ đồng tình, từ đó đứa con em mình ngày càng tiến bộ và có một lòng khao khát thích học, không những môn “ Làm quen với toán” mà còn có ích cho các bộ môn học khác nữa. Tôi luôn luôn không ngừng ở đây mà còn luôn luôn quan tâm tìm tòi học hỏi và sáng kiến ra nhiều nghiệm cho mình hơn nữa. 18 Chương 3: Kết kuận - Kiến nghị 3.1 Kết luận: Từ những kết quả nghiên cứu trên cơ sở tôi rút ra kết luận sau. Việc hình thành biểu tượng về toán sơ đẳng cho trẻ 5 -6 tuổi là một trọng tâm những nội dung lớn của chương trình giáo dục cho trẻ Mầm non. Nhằm phát triển trí tuệ và các mặt khác của nhân cách toàn diện, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị cho trẻ học toán ở phổ thông. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa lớn nao đối với các nhà nghiên cứu mà đối với các trường Mầm non phải đặc bịêt là các giáo viên Mần non cần nắm vững những nội dung chương trình và thường xuyên mở rộng nội dung chương trình. Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng mới mà còn phải thường xuyên tổ chức cho trẻ luyện tập bằng các biệ pháp phù hợp 19 nhằm ôn luyện, củng cố và nâng cao chất lượng các biểu tượng về hinhg khối cho trẻ. Tôi xây dựng hệ thống tổ chức trò chơi học tập nhằm ôn luyện. củng cố làm quen những kiến thức, kỹ năng về hình khối như phân biệt nhận biết các dạng từ đơn giản đến phức tạp, kết quả thu được phù hợp với giả thuyết khoa học mà tôi đã đưa ra. Trong quá trinh nghiên cứu thực trạng, tôi nhận thấy biểu tượng hình khói của trẻ còn nghèo làn, hạn chế. Nguyên nhân hoàn toàn không phụ thuộc vào phía trẻ. Không phải là do trẻ không có khả năng lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng cơ bản và mở rộng về nội dung toán học sơ đẳng nói chung mà do chúng ta chưa giúp trẻ ghi nhớ sâu sắc và mở rộng những biểu tượng toán học sơ đảng đó. Chính vì vậy công việc nghiên cứu tìm tòi những biện pháp dạy học có hiệu quả để hỗ trợ phương pháp hình thành biểu tượng về hình khối nói riêng và biểu tượng về toán học nói chung là rất cần thiết và luôn luôn đổi mới những người tâm huyết với nghề, với trẻ. 3.2 Một số ý kiến đề xuất: 3.2.1 Đối với ngành giáo dục. - Tổ chức bồi dường thường xuyên cho các giáo viên Mầm non về chuyên đề toán để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới. - Tổ chức các nội dung thi dạy để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi, rút kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp. Bổ sung hỗ chợ tài liệu mới trong và ngoài nước để giáo viên được học hỏi, tiếp cận những cái mới. 3.2.2 Đối với nhà trường. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết dạy mẫu, dạy giỏi để nâng cao trình độ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan