Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn một số hoạt động thực tế của thầy và trò lớp 10s1 trường thpt kiệm tân về g...

Tài liệu Skkn một số hoạt động thực tế của thầy và trò lớp 10s1 trường thpt kiệm tân về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

.DOC
45
1540
87

Mô tả:

Trường THPT KIỆM TÂN Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA THẦY VÀ TRÒ LỚP 10S1 TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Có lẽ, mỗi người trong chúng ta khi sinh ra, tận sâu trong con tim của tôi, bạn và mọi người đều có một tình yêu rất riêng đối với môi trường sống của chính mình. Thế nhưng, chính sự bộn bề, tấp nập, bôn ba của cuộc sống đã vô tình làm cho họ quên đi thứ tình yêu riêng tư đó mà hòa chung cùng với nhịp đập của kinh tế thị trường. Chính vì mục đích kinh tế mà nhiều cá nhân, tổ chức đã không ngần ngại tác động vào môi trường, làm biến đổi môi trường. Chính những hành động đó, chính sự thiếu tôn trọng với môi trường đó đã làm cho thiên nhiên thật sự giận giữ. Bằng chứng là những năm gần đây: lũ lụt, hạn hán, bão tố, tình trạng xâm nhập mặn… ngày càng nhiều hơn, với cường độ mạnh hơn. - Chính vì thế, bảo vệ môi trường hiện nay là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và của nhiều quốc gia trên Thế Giới nói chung, vì sự phát triển bền vững của toàn cầu. Trong đó con người là một bộ phận của môi trường, do đó con người sẽ không thể sống nếu không được bảo vệ. Nói cách khác bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. - Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do tác động của con người. Phải gánh chịu nhiều hậu quả gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Chính vì thế, con người cần quan tâm hơn công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Bộ GD & ĐT đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp Trung Học Phổ Thông cũng như các cấp học khác. Và qua những bài học lồng GV: Nguyễn Thị Điệp Trang 1 Trường THPT KIỆM TÂN Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, học sinh nhận thức được vai trò của môi trường và những tác động tiêu cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình tới môi trường, từ đó có những hành động thiết thực đến môi trường tại nơi các em đang sống và học tập. - Và gần đây nhất, Thủ Tướng Chính Phủ cũng đã ra thông báo rộng rãi trên truyền hình đó là: Không Đánh Đổi Môi Trường Với Sự Phát Triển, hoặc trong những chương trình truyền hình thực tế trên tivi như chương trình Việt Nam Idol cũng có đêm gala với Chủ đề “ Hát cho Hành tinh xanh”; hoặc là trong hành trình đi tìm Người Đẹp Nhân Ái của cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ 2016 thì một số thí sinh đã tham gia vớt rác trên Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè và vận động những người xung quanh không vứt rác xuống Kênh, chung tay làm sạch môi trường trên huyện đảo Lý Sơn… Tất cả những điều đó đã làm dấy lên hồi chuông báo động về sự ô nhiễm nặng nề của môi trường; môi trường đang kêu cứu và hành động của chúng ta. (hình ảnh ở phụ lục 1) - Và với tôi, tôi thiết nghĩ rằng bảo vệ môi trường trong thời điểm hiện tại không chỉ là những bài viết còn nằm trong các chuyên đề hay sách vở, mà cần có những hành động thiết thực mang tính thực tế, để mỗi người đóng góp một phần công sức của mình vào môi trường nơi mình đang học tập, đang làm việc và đang sinh sống. Để mỗi hành động nhỏ nhưng mang một ý nghĩa lớn và cùng chung tay với xã hội để bảo vệ môi trường của chúng ta. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Một số hoạt động thực tế của Thầy và Trò lớp 10S1 trường THPT Kiệm Tân về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường”. Qua đây, tôi cũng muốn kêu gọi mọi người hãy hành động để bảo vệ chính môi trường của mình, chính cuộc sống của mình. Nhằm xây dựng một môi trường “xanh, sạch, đẹp, an toàn” và một xã hội trong lành. GV: Nguyễn Thị Điệp Trang 2 Trường THPT KIỆM TÂN Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận: - Căn cứ Nghị quyết số 41NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Căn cứ Quyết định số 1363/QĐ – TTG ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. - Căn cứ Quyết định số 256/2003/QĐ – TTG ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiếc lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. - Giáo dục bảo vệ môi trường là phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa. - Đồng thời giáo dục bảo vệ môi trường là cho học sinh tự thực hiện các hành động thực tế về môi trường như vệ sinh lớp học, trường học, nơi công cộng, tham gia đóng góp để mua thùng rác, trồng cây xanh… để từ đó các em có ý thức tự giác bảo vệ môi trường, bảo vệ bản thân trước những tác hại của môi trường. - Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức về ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên và là người thực hiện một số việc làm thực tế về bảo vệ môi trường trong nhà trường và xã hội. - Đề tài này nhằm cung cấp cho giáo viên, học sinh và mọi người: GV: Nguyễn Thị Điệp Trang 3 Trường THPT KIỆM TÂN Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường * Ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường nơi mình đang học tập, làm việc, và sinh sống. * Muốn nhắn nhủ với mọi người một thông điệp: Hãy hành động vì một môi trường “xanh, sạch, đẹp, an toàn”. * Giúp cho học sinh có ý thức tự giác bảo vệ môi trường, từ đó yêu môi trường sống này hơn. * Phát huy tính xã hội hóa của học sinh. * Giúp cho học sinh có cơ hội cọ sát với thực tế. 2. Cơ sở thực tiễn: - Những hiểm họa suy thoái môi trường hiện nay đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. - Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường. - Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không gây hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và của toàn cầu. Trong những năm học phổ thông, học sinh không những được tiếp xúc với thầy, cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ, vườn cây… Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục. Và ý thức bảo vệ môi trường thì các em cũng đã được làm quen qua các môn học, từ đó giáo viên GV: Nguyễn Thị Điệp Trang 4 Trường THPT KIỆM TÂN Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường hướng các em bằng những việc làm thực tế để hiện thực hóa những kiến thức đã học, đồng thời tạo cơ hội để cho học sinh phát huy tính tích cực khi tham gia vào các hoạt động mang tính xã hội và cộng đồng. - Và tại Trường học của chúng tôi – Trường THPT Kiệm Tân tôi vẫn thấy đâu đó còn thiếu bóng dáng của những cây xanh, thùng rác….cũng chính điều này đã giúp tôi có ý tưởng cùng chung tay với học sinh và giáo viên của mình để tạo ra một mái trường xanh, sạch và đẹp hơn.( hình ảnh ở phụ lục 2) - Hơn thế nữa từ một thực tế rất đáng buồn đó là tại nơi tôi đang sống - xã Gia Tân 3 nói riêng và 5 xã Gia Kiệm nói chung, có lẽ sự ô nhiễm môi trường đang ngày càng hiện hữu, người dân nơi đây chăn nuôi rất nhiều và với quy mô lớn nhưng rất ít gia đình xây dựng được bể bioga mà chủ yếu là chứa nước phân heo ở hố sau trại heo hoặc thải trực tiếp ra suối; và còn rất nhiều người dân vứt rác, heo chết một cách bừa bãi….., ví như cây cầu Phúc Nhạc – nơi mà ngày ngày tôi đều đi qua những mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Mà nguyên nhân của nó là do sự thiếu ý thức của người dân: người dân xả nước phân heo ra suối, đặc biệt là hàng ngày đều có người vứt rác xuống cầu….những người dân xung quanh rất bức xúc vì họ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những mùi hôi thối đó. Mặc dù xung quanh hai bên thành cầu đã có biển cấm vứt rác và đã rào lưới bê 40, nhưng có lẽ do lưới còn thấp nên nhiều người vẫn vứt được rác xuống cầu. Từ thực tế ấy, tôi cũng muốn làm điều gì đó dù là rất nhỏ thôi nhưng hi vọng nó sẽ giúp ích để hạn chế sự ô nhiễm cho con suối nơi mà cây cầu bắt qua. (Hình ảnh ở phụ lục 2) Từ thực trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số hoạt động thực tế của Thầy và Trò lớp 10S1 trường THPT Kiệm Tân về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường”. Với đề tài tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào trong môn học thì đã có nhiều giáo viên tiến hành rồi, nhưng với đề tài này thì nó mang một luồng gió mới cho các em học sinh, giáo viên và đặc biệt là mang tính thực tế cao đối với các em. GV: Nguyễn Thị Điệp Trang 5 Trường THPT KIỆM TÂN Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Giải pháp: 1.1 Phạm vi nghiên cứu: - Trường THPT Kiệm Tân, ấp Phúc Nhạc xã Gia Tân 3. 1.2 Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động thực tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường. 1.3 Công việc cụ thể: - Nghiên cứu tài liệu. - Qua các tiết học trên lớp - Khảo sát thực tế tại trường THPT Kiệm Tân và xã Gia Tân 3 Cụ thể là: Bước 1: Giáo viên giáo dục tình yêu môi trường cho học sinh thông qua những tiết học có lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Bước 2: Giáo viên và học sinh đi khảo sát thực tế tại trường và ấp Phúc Nhạc xã Gia Tân 3. Bước 3: Vận động các em học sinh, giáo viên trong trường và người dân tại ấp Phúc Nhạc tham gia đóng góp để thực hiện các hoạt động thực tế. Bước 4: Giáo viên cùng với học sinh thực hiện hoạt động thực tế đó. 2. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh soạn bài trước ở nhà và có liên hệ thực tế tại địa phương ở những bài có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. - Bước 2: Sau những tiết học trên lớp giáo viên cho các em đi thực tế xung quanh trường và ấp Phúc Nhạc xã Gia Tân 3. - Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra những cảm nhận của mình sau các buổi đi thực tế đó. Từ đó giáo viên vận động các em tham gia đóng góp và thực hiện các hoạt động thực tế như: trồng cây xanh trong vườn trường, mua thùng rác tặng cho trường, tham gia dọn vệ sinh ở sân trường….. GV: Nguyễn Thị Điệp Trang 6 Trường THPT KIỆM TÂN Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường - Bước 4: Giáo viên sẽ vận động những người dân ấp Phúc Nhạc cùng chung tay đóng góp để mua lưới bê 40 và giăng thêm trên thành cầu Phúc Nhạc nhằm hạn chế tình trạng vứt rác xuống cầu. - Bước 5: Giáo viên và học sinh lớp 10S1 sẽ tưới nước cho vườn cây trong trường, nhắc nhở các bạn học sinh khác và vận động người dân ấp Phúc Nhạc bỏ rác đúng nơi qui định để góp phần tạo nên một môi trường “xanh, sạch, đẹp và an toàn”. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1. Một số khái niệm: 1.1. Môi trường là gì? Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. (Theo Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam) 1.2. Ô nhiễm môi trường là gì? Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) 1.3. Giáo dục môi trường là gì? Là một quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm trước những vấn đề của môi trường: kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm và kĩ năng để tự mình cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài. 1.4. Hoạt động bảo vệ môi trường: là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. GV: Nguyễn Thị Điệp Trang 7 Trường THPT KIỆM TÂN Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 2. Tích hợp kiến thức giáo dục môi trường trong dạy học môn Sinh học lớp 10. Hai dạng tích hợp giáo dục môi trường trong sách giáo khoa sinh học: dạng lồng ghép và dạng liên hệ. 1. Dạng lồng ghép: là kiến thức có trong bài học sinh học, giáo viên thể hiện tích hợp kiến thức và tích hợp dạy học. 2. Dạng liên hệ: là bổ sung những kiến thức giáo dục môi trường có liên quan đến kiến thức trong bài, hình thức có thể là: một thông tin minh họa, một câu hỏi liên hệ, bài tập về nhà, các bài đọc thêm, câu hỏi đánh giá sự vận dụng, tư duy logic. Kiến thức giáo dục môi trường không có trong sinh học. Tên bài Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường Kiểu tích hợp Bài 1. Các - Đa dạng các cấp tổ chức sống tạo nên sự đa Lồng ghép cấp tổ chức dạng của thế giới sinh vật/đa dạng sinh học. Liên hệ của thế giới - Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống sống. của chúng là bảo vệ đa dạng sinh học. - Môi trường và sinh vật có mối quan hệ thống nhất, giúp cho các tổ chức sống tồn tại và tự điều chỉnh. Nếu môi trường bị biến đổi sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và chức năng sống của các tổ chức sống trong môi trường. - Chống lại các hoạt động, hành vi gây ô nhiễm môi trường. Bài 2. Các - Đa dạng sinh học thể hiện qua sự đa dạng sinh Lồng ghép giới sinh vật vật qua các giới sinh vật. Liên hệ - Vai trò của sinh vật trong giới khởi sinh và nguyên sinh góp phần hoàn thành chu trình tuần vật chất. - Vai trò của thực vật đối với hệ sinh thái (điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, lũ lụt, hạn hán, ….), mắt xích đầu tiên trong chuỗi, lưới thức ăn. GV: Nguyễn Thị Điệp Trang 8 Trường THPT KIỆM TÂN Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường - Vai trò của động vật trong mắt xích thức ăn, đảm bảo sự tuần hoàn vật chất và năng lượng góp phần cân bằng hệ sinh thái. - Có ý thức bảo vệ rừng và khai thác rừng tài nguyên hợp lí, bảo vệ động vật quí hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học. Lên án các hành động săn bắn, giết thịt động vật hoang dã. Bài 3. Các - Hàm lượng nguyên tố hóa học nào đó tăng cao Liên hệ nguyên tố quá mức cho phép gây ra ô nhiễm môi trường, hóa học và gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người và sinh nước. vật. - Nước là thành phần quan trọng trong môi trường, là một nhân tố sinh thái. Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật. Hiện tượng mưa axit, nguyên nhân và hậu quả. - Thói quen sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nước trong sạch. Bài 4, 5. - Nguồn cacbohidrat đầu tiên trong hệ sinh thái Liên hệ Cacbonhidrat, là sản phẩm của quang hợp ở thực vật. Lipit Protein và - Vai trò của thực vật đối với đời sống động vật, phải trồng và bảo vệ cây cối. - Sự đa dạng trong cấu trúc protein dẫn đến sự đa dạng trong giới sinh vật. - Đa dạng sinh vật đảm bảo cho cuộc sống con người: các nguồn thực phẩm nguồn gốc từ thực vật, động vật cung cấp đa dạng các loại protein cần thiết. - Có ý thức bảo vệ động, thực vật, bảo vệ nguồn GV: Nguyễn Thị Điệp Trang 9 Trường THPT KIỆM TÂN Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường gen – bảo vệ đa dạng sinh học. Bài 6. Axit - Sự đa dạng AND là sự đa dạng di truyền. nucleic Liên hệ - Sự đặc thù trong cấu trúc của AND tạo cho mỗi loài sinh vật có nét đặc trưng, phân biệt với loài khác đồng thời đóng góp sự đa dạng cho thế giới sinh vật. - Con người làm suy giảm đa dạng sinh học, săn bắt các loài động vật quý hiếm quá mức. - Bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm là bảo tồn vốn gen. Bài 9. Tế bào Vai trò của thực vật trong hệ sinh thái. Trồng và Liên hệ nhân thực (tt) bảo vệ cây xanh. phần lục lạp Bài 11. Vận - Bón phân cho cây trồng đúng cách không dư Liên hệ chuyển các thừa gây ảnh hưởng xấu cho cây xanh, cho môi chất qua trường, đất và không khí. màng sinh - Bảo vệ đất, nước, không khí và các sinh vật chất. trong đó. - Cần có ý thức tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh, phân hủy nhanh chóng xác thực vật, cải tạo môi trường đất. Bài 12. Thực - Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ảnh Liên hệ hành thí hưởng đến hoạt động vận chuyển các chất của nghiệm co màng sinh chất từ đó ảnh hưởng đến sự sống của nguyên sinh. sinh vật. - Bảo vệ môi trường đất, nước, không khí và các sinh vật sống trong đó. - Phải có biện pháp xử lí những nơi xảy ra ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường sống an GV: Nguyễn Thị Điệp Trang 10 Trường THPT KIỆM TÂN Bài Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường toàn cho các loài sinh vật và con người. 14. - Nhiệt độ tăng cao (sự ấm lên của không khí), ô Liên hệ Enzim và vai nhiễm đất, nước, không khí có ảnh hưởng đến trò của enzim hoạt tính của enzim trong tế bào từ đó ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. - Hiện tượng kháng thuốc trừ sâu ở nhiều loài côn trùng do nó có khả năng tổng hợp được enzim phân giải thuốc đó, hiệu quả trừ sâu kém, ô nhiễm môi trường. - Có ý thức tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh, hạn chế thuốc trừ sâu hóa học, bảo vệ môi Bài trường sống. 17. - Quang hợp sử dụng khí CO 2, giải phóng oxy, Lồng ghép Quang hợp. góp phần điều hòa không khí, ngăn chặn hiệu Liên hệ ứng nhà kính. - Phân tích mức độ ô nhiễm môi trường không khí ở địa phương, trường học, ý thức giữ gìn môi trường trong lành của từng học sinh. - Tham gia trồng cây xanh và bảo vệ cây xanh, tạo môi trường thuận lợi cho cây quang hợp. Bài 18. Chu - Nguyên nhân gây ra hiện tượng các dây tơ Liên hệ kì tế bào và phân bào bị phá hủy là do các yếu tố vật lí, hóa quá trình học trong môi trường như tai phóng xạ, nhiệt độ nguyên phân cao, chất hóa học…. - Phải bảo vệ môi trường nhằm hạn chế các hoạt động thải ra môi trường các tác nhân nói trên. Bài 27. Các - Sử dụng các chất hóa học ức chế hoạt động của Lồng ghép yếu tố ảnh vi sinh vật, và các yếu tố vật lí để xử lí ô nhiễm Liên hệ hưởng sinh đến môi trường do vi sinh vật gây ra. trưởng - Bảo vệ vi sinh vật có ích trong môi trường đất của vi sinh bằng cách không thải ra môi trường các chất hóa GV: Nguyễn Thị Điệp Trang 11 Trường THPT KIỆM TÂN vật. Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường học hoặc các yếu tố vật lí kìm hãm sự hoạt động của vi sinh vật. - Bảo vệ sự bền vững của môi trường bằng cách sử sự sinh trưởng theo cấp số nhân của vi sinh vật để sản xuất và phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của con người, giảm bớt sự lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. - Một số chất hóa học có tác dụng hạn chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại được sử dụng làm trong sạch nguồn nước, môi trường, các cơ quan, xí nghiệp có khả năng gây ô nhiễm cao. Bài 31. Virut - Đặc tính xâm nhập và lây lan của virut vào côn Lồng ghép gây bệnh. trùng là cơ sở để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, Liên hệ Ứng dụng giảm ô nhiễm môi trường. của virut - Một số virut gây bệnh cho động vật được ứng trong thực dụng giảm thiểu sự phát triển quá mức của một tiễn. số động vật hoang dã tàn phá môi sinh (chuột, thỏ), gây mất cân bằng sinh thái. - Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh thay cho thuốc hóa học. - Sử dụng phương pháp đấu tranh sinh học, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên địch. Bảo vệ sức khỏe con người. Bài 32. Bệnh - Phòng tránh bệnh truyền nhiễm, ý thức vệ sinh Liên hệ truyền nhiễm môi trường sạch sẽ, loại trừ, hạn chế các ổ vi và miễn dịch. sinh vật phát triển. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, trường học, bệnh viên tránh tiếp xúc với nguồn bệnh. GV: Nguyễn Thị Điệp Trang 12 Trường THPT KIỆM TÂN Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. 1. Giáo viên cho học sinh lớp 10S1 đi thực tế. Sau những tiết học trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát thực tế môi trường tại trường THPT Kiệm Tân và ấp Phúc Nhạc xã Gia Tân 3. Lấy ý kiến và những mong muốn của người dân sống xung quanh cây cầu và con suối. (Phụ lục 4) 2. Học sinh cho biết cảm nhận của các em sau chuyến đi thực tế. (Phụ lục 5) 3. Giáo viên và tập thể lớp 10S1 sẽ tham gia đóng góp và vận động những tập thể, giáo viên trong trường và những người dân (mạnh thường quân) tại ấp Phúc Nhạc cùng chung tay để thực hiện. Danh sách tham gia đóng góp để thực hiện hoạt động thực tế. (Phụ lục 6) Và sau đây là một số hình ảnh về công tác vận động, đóng góp. GV: Nguyễn Thị Điệp Trang 13 Trường THPT KIỆM TÂN GV: Nguyễn Thị Điệp Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Trang 14 Trường THPT KIỆM TÂN GV: Nguyễn Thị Điệp Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Trang 15 Trường THPT KIỆM TÂN GV: Nguyễn Thị Điệp Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Trang 16 Trường THPT KIỆM TÂN Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 4. Thực hiện hoạt động thực tế. a. Tôi cùng với học sinh lớp 10S1 tham gia trồng cây xanh trong vườn trường. GV: Nguyễn Thị Điệp Trang 17 Trường THPT KIỆM TÂN GV: Nguyễn Thị Điệp Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Trang 18 Trường THPT KIỆM TÂN GV: Nguyễn Thị Điệp Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Trang 19 Trường THPT KIỆM TÂN GV: Nguyễn Thị Điệp Một số hoạt động thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan