Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng trong phân môn tập đọc cho học sinh...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 3 dân tộc thái

.PDF
57
1780
100

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Lý do khách quan. Ở trường tiểu học môn Tập đọc chiếm vai trò cực kỳ quan trọng, là công cụ giao tiếp cần thiết, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm thực tế đời sống. Môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập đọc nói riêng giúp con người hiểu rộng về thiên nhiên, về quê hương đất nước, về phong tục, tập quán ở mọi miền quê và của các dân tộc, các nước trên thế giới. Từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ những cái hay, cái đẹp của quê hương, đất nước. Ngoài ra môn Tập đọc còn góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Thông qua việc đọc, dạy các em biết yêu cái thiện, cái đẹp. Từ đó các em biết suy nghĩ đúng đắn về những việc làm tốt, hành động đẹp. Qua nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu, từ việc điều tra thực tế tôi thấy: Đối với học sinh dân tộc Thái, bên cạnh những em đọc được, đọc khá, đọc tốt còn có nhiều em đọc chưa thông, đọc yếu, đọc ê - a hoặc khi đọc còn lẫn một số âm, vần, tiếng, từ, sai, lẫn dấu thanh, ngắt nghỉ chưa đúng... Vậy nguyên nhân do đâu ? làm thế nào để khắc phục tình trạng trên ? Đó là điều trăn trở của những người đã, đang và sẽ làm thầy đứng trên bục giảng. Muốn học sinh học tốt thì trước hết học sinh phải biết đọc, phải đọc thông, viết thạo..., chỉ đọc lên mới có thể hiểu, đọc được thì mới viết được, đọc được mới có thể hiểu và phát triển được tư duy ở tất cả các môn học từ tiểu học đến các bậc học cao hơn. Vì vậy cần phải dạy cho các em biết đọc và đọc thành thạo. Từ đó mới có thể nâng cao chất lượng học tập của học sinh tiểu học nhất là đối với học sinh dân tộc Thái. Chắc chắn rằng, trong chúng ta ai cũng biết giáo dục thuộc chiến lược con người. Giáo dục mãi mãi tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước chúng ta phải làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đặc biệt hơn đối với chất lượng dạy và học ở vùng sâu, vùng xa, những nơi ngôn ngữ bất đồng, phong tục tập quán của mỗi vùng, mỗi dân tộc có đặc điểm khác nhau. Do vậy những người làm công tác giáo dục phải dạy cho học sinh đủ các thao tác "Nghe - nói - đọc - viết" tiếng Việt, trong đó thao tác đọc là một trong những thao tác cần thiết. Học sinh phải biết đọc, đọc thông thạo thì mới hiểu và tiếp cận được với kiến thức. Đó là một trong những vấn đề đáng quan tâm của mỗi chúng ta, những người luôn tâm huyết với nghề, có tình thương yêu học trò sâu sắc. 1 Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý". Người đặt niềm tin cực kỳ to lớn vào thế hệ trẻ. Đồng thời đó cũng là trọng trách lớn lao của những người làm công tác giáo dục. Bác nói: " Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, Chính là nhờ phần lớn công học tập của các cháu". Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước luôn đưa sự nghiệp giáo dục lên hàng đầu. Chúng ta cần khẳng định: "Trẻ em là tương lai của đất nước". Để giúp các em sau này trở thành người có ích cho xã hội. Do đó việc giáo dục là một việc cực kỳ quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững đối tượng, làm chủ phương pháp dạy học và luôn không ngừng thay đổi hình thức tổ chức dạy học để hướng dẫn học sinh học tập, trong đó việc dạy học cho học sinh yếu phải được chú trọng, được quan tâm đặc biệt. Để học sinh tiếp nhận được tri thức trước hết các em phải biết đọc, thích đọc, đọc hiểu, đọc thành thạo... Thực tế cho thấy, có nhiều em học sinh dân tộc Thái qua một thời gian học tập, kết thúc một năm học mà vẫn đọc chưa thông, viết chưa thạo, đọc vẫn còn sai, còn nhầm lẫn... bởi lẽ tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, là “Ngoại ngữ” đối với các em. nghe, đọc, nói, viết tiếng Việt đối với các em chỉ được thực hiện trên lớp. Trong đó, thời gian nghỉ giữa các tiết học, buổi học các em vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ thậm chí các em còn bị pha trộn trong quá trình giao tiếp bởi nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau trong cùng một môi trường giao tiếp như tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hmông, tiếng Khơmú, tiếng Tày, tiếng Dao... Chính vì vậy để tiếp cận với tiếng Việt một cách chủ động, thực hiện các thao tác tiếp thu tiếng Việt, giúp các em có hứng thú trong học tập và đạt hiệu quả tốt tôi đã quan tâm đến việc dạy môn Tập đọc cho học sinh dân tộc Thái. 2. Lý do chủ quan. Là giáo viên và là cán bộ chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo về lĩnh vực chuyên môn nhiều năm, tôi muốn giúp các em trở thành con người toàn diện về mọi mặt, có tri thức, am hiểu về xã hội, biết áp dụng kiến thức thực tiễn vào đời sống hàng ngày... Tôi biết, điều đó phần lớn phụ thuộc vào những người làm công tác giáo dục. Xác định được trách nhiệm to lớn đó, tôi muốn tìm hiểu và đề xuất một số kinh nghiệm mang tính sáng tạo của bản thân vào công tác giáo dục trong việc dạy đọc cho học sinh lớp 3 dân tộc Thái nhằm khắc phục tình trạng học sinh đọc sai và nhầm lẫn của từng vùng, miền, từng địa phương. Giúp học sinh biết đọc, đọc thành thạo nhằm nâng cao chất lượng học tập cho các em, qua nhiều năm thực tế giảng dạy và nghiên cứu trên đối tượng học 2 sinh dân tộc Thái tôi đã tìm cho mình phương pháp dạy đọc nhất là dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 dân tộc Thái. Rất mong sự quan tâm, bổ sung, góp ý của bạn bè đồng nghiệp, các thầy cô giáo Trường Tiểu học xã Hua Nà để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đầy đủ hơn và áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao. Chính vì thế, tôi quyết định lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm về "Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 dân tộc Thái" II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 1. Phạm vi nghiên cứu: Năm học 2011-2012 nghiên cứu lý thuyết Năm học 2012-2013 nghiên cứu thực nghiệm và đối chứng trên 77 học sinh lớp 3 dân tộc Thái thuộc trường Tiểu học xã Hua Nà. 2. Đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 dân tộc Thái III. Mục đích nghiên cứu Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy không phải học sinh dân tộc Thái không biết đọc hoặc không đọc thông, viết thạo, thậm chí có nhiều học sinh đọc tương đối tốt, song qua một thời gian không được thường xuyên quan tâm (qua 3 tháng hè) các em ít tiếp xúc với tiếng phổ thông, chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ và có rất ít học sinh tân tộc Thái ở bậc Tiểu học quan tâm đến thao tác đọc nên việc đọc của các em còn rất nhiều hạn chế. Vào năm học mới, tiếp tục tiếp cận với kiến thức mọi thao tác với các em gần như hoàn toàn mới mẻ. Từ đó dẫn đến tình trạng đọc không đúng, đọc sai ngữ âm, sai dấu câu, không diễn cảm, tốc độ đọc không đảm bảo... Nhận biết những hạn chế trên, tôi đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và tự đặt cho mình câu hỏi: - Tại sao ở cùng một lứa tuổi, cùng một giáo viên dạy mà kết quả thu được từ các học sinh lại khác nhau ? - Nếu mỗi tiết dạy có nhiều học sinh đọc không đúng thì tiết dạy đó có hiệu quả không ? - Nhiều học sinh đọc không đúng có ảnh hưởng tới thời gian trong một tiết học không ? Như vậy trong tôi luôn trăn trở muốn tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 1. Đối với giáo viên: 3 Giúp giáo viên tích cực hóa công tác tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng. Thường xuyên tìm lỗi đọc sai trên từng học sinh, từng nhóm đối tượng trong lớp. Dành nhiều thời gian quan tâm tới đối tượng học sinh trong mỗi tiết học. Linh hoạt trong việc sử dụng kiến thức và tổ chức các hoạt động dạy – học. Áp dụng và vận dụng tốt công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc. 2. Đối với học sinh: Giúp học sinh đọc đúng, hiểu rõ và phân biệt được sự khác nhau khi đọc giữa các âm, vần, tiếng, từ, đọc đúng từng câu văn, dòng thơ; đoạn văn, khổ thơ. Giúp học sinh hiểu đúng nghĩa các từ vừa đọc. Học sinh đọc đúng sẽ viết đúng tiếng Việt, có thể vận dụng vào các môn học khác như đọc để viết chính tả,đọc để hiểu nội dung bài toán, đọc để biết dùng từ khi làm tập làm văn... Thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh học sinh trong việc sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp. Gắn kết chặt chẽ ba môi trường giáo dục để cùng giáo dục học sinh. Tạo cơ hội để học sinh giao tiếp tiếng Việt ở các môi trường khác nhau như gia đình, nhà trường và xã hội giúp nâng cao vốn tiếng Việt cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 dân tộc Thái nói riêng. 4 PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận 1. Cơ sở lí luận của việc dạy, học môn Tiếng Việt. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vấn đề về giáo dục đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và được đặt lên hàng đầu. Trách nhiệm này được chia sẻ cho hàng ngàn, hàng vạn con người đang hàng ngày nắn nót cho các em học sinh thân yêu từng nét chữ, dạy cho các em muôn vàn những điều hay, lẽ phải... Những người vẫn ngày đêm miệt mài bên trang giáo án để truyền đạt kiến thức tới lớp lớp thế hệ học sinh thân yêu. Cuộc sống xã hội là kho tàng kiến thức vô tận, người thầy là người cầm chìa khoá mở cửa cho các em khám phá kho tàng kiến thức vô tận đó. Chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 (Điều 27) đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục là: “Giáo dục giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản khác để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Hơn thế nữa trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Giáo dục phải theo hoàn cảnh và điều kiện” và “Một chương trình nhỏ mà được thực hành hẳn hoi còn hơn một trăm năm một chương trình lớn mà không thực hiện được”. Lời nói của Bác đã thể hiện rõ nguyên lý: “Học đi đôi với hành”. Nguyên lý này là bài học để chúng ta tiếp cận với thế giới trong lĩnh vực giáo dục. Ở lứa tuổi tiểu học, ngoài vòng tay ấm áp của những người thân trong gia đình, các em còn được đến trường, được trực tiếp tiếp xúc với cuộc sống. Ngoài những kiến thức các em đã được tiếp cận ở gia đình, mái trường là nơi để các em học tập, vui chơi. Ở đây, các em được dạy dỗ, dìu dắt và làm nền móng để các em đạt được những thành công trong cuộc sống, trở thành người công dân có ích góp sức xây dựng nước nhà. Ngay từ khi đến trường, các em đã làm quen với hình thức giao tiếp bằng tiếng Việt và chữ Việt, một thứ ngôn ngữ khác xa tiếng mẹ đẻ mà các em quen dùng. Do đó nếu không được tiếp xúc, không biết đọc các em sẽ không tiếp nhận và trau dồi kiến thức. Như vậy, dạy phân môn Tập đọc cho học sinh dân tộc Thái bậc Tiểu học là vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vấn đề học sinh đọc sai, phát âm chưa đúng nguyên nhân không sao kể hết, không phải do nhận thức của các em mà cơ bản vẫn là thiếu sự quan tâm thường xuyên của cha mẹ, của thầy (cô) hoặc có quan tâm nhưng không thường 5 xuyên, liên tục, quan tâm chưa đều chưa đầy đủ... Do áp dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của những người làm công tác giáo dục chưa cập đến yêu cầu chung của toàn xã hội cũng như yêu cầu chung của sự nghiệp giáo dục. Như chúng ta đã biết; Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, tiếng Việt là công cụ để học sinh chiếm lĩnh tri thức ở các môn học khác. Học sinh biết đọc thì sẽ học được các môn học khác vì trong 9 môn học cơ bản của bậc Tiểu học đều đòi hỏi học sinh phải đọc, hiểu để tiếp thu kiến thức. Trong năm học 2012 – 2013 với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chủ trương của Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu là: “ Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Hơn nữa trong giai đoạn phát triển Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Để những chủ nhân tương lai của đất nước có thể hòa nhập với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay việc rèn luyện cho học sinh phát triển toàn diện là một việc làm cần thiết, điều đó sẽ giúp cho con người dần thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, sử dụng kiến thức của mình để xây dựng và bảo vệ đất nước. 2. Mục tiêu của môn Tiếng Việt. Tiếng Việt là công cụ giao tiếp để trao đổi thông tin, là phương tiện để tiếp nhận thông tin, những tri thức văn hóa, xã hội và đời sống. Do vậy học từng bước làm quen với tiếng Việt, hiểu được tiếng Việt, đọc được tiếng Việt và biết vận dụng tiếng Việt là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Mục tiêu dạy học tiếng Việt đã nêu như sau: Mục tiêu môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của mọi lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 3. Nội dung dạy học về kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 3. * Nghe: Nghe - hiểu được nội dung chính trong lời nói của người đối thoại; ý kiến thảo luận trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội. Nghe - hiểu được nội dung chính của các tin tức, quảng cáo, các bài phổ biến khoa học.,... 6 Nghe - hiểu và kể lại nội dung các mẩu chuyện ngắn, biết nhận xét về các nhân vật trong các câu chuyện. * Nói: Biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp trong sinh hoạt gia đình, trong các cuộc họp Đội, họp lớp và các hình thức sinh hoạt khác của nhà trường. Biết giới thiệu các thành viên, các hoạt động của tổ, của lớp...; biết kể lại một câu chuyện đã nghe, đã học. * Đọc: Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các đoạn đối thoại, các văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí,... Đọc thầm có tốc độ nhanh hơn ở lớp 2. Nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc. Thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa. * Viết: Viết đúng, nhanh các kiểu chữ thường và chữ hoa cỡ nhỏ Viết đúng chính tả, rõ ràng, đều nét những đoạn văn ngắn theo các hình thức nghe – viết và nhớ – viết; biết viết tên người, tên địa lí nước ngoài; biết phát hiện và sửa một số lỗi chính tả Biết viết đơn, viết tờ khai theo mẫu, viết một bức thư ngắn để báo tin tức, để hỏi thăm người thân, tập trình bày phong bì thư hoặc kể lại một việc đã làm biết kể lại nội dung một bức tranh đã xem, một văn bản đã học. * Kiến thức tiếng Việt và văn học. Ghi nhớ các quy tắc chính tả, đặc biệt là quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài. Học thêm khoảng 400 – 450 từ ngữ; tiếp tục học một số thành ngữ và yếu tố Hán Việt thông dụng; bước đầu biết giải nghĩa một số từ thông dụng trong bài; nhận ra được các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. Củng cố về hiểu biết về danh từ, động từ, tính từ, cách dùng một số từ nối, một số kiểu câu và một số dấu câu. 4. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học. Học sinh tiểu học thường tri giác trên tổng thể, sự chú ý không ổn định chiếm ưu thế. Sự ghi nhớ có chủ định chưa bền vững, chưa có khả năng phán đoán, suy luận, nhất là học sinh đầu cấp. Đến cuối cấp học, khả năng này của học sinh tốt hơn nhưng cũng chỉ tập trung chủ yếu ở học sinh khá, giỏi. Trí nhớ trực quan hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ lôgich do đó các em dễ quên và dễ nhầm. Trí nhớ tưởng tượng phát triển song còn tản mạn ít có tổ chức dẫn đến các em hay chán và ít tập trung vào việc học và sửa sai. Sử dụng công cụ giao tiếp không thường xuyên, chỉ giao tiếp bằng tiếng Việt trên lớp, khi tan học và thời gian ở nhà hầu hết các em sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. 7 5. Các phương pháp dạy học chủ yếu. Dạy học bao gồm một hệ thống các phương pháp đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn sao cho phù hợp với đặc điểm từng môn dựa trên đối tượng học sinh. Sử dụng phương pháp trong dạy học cần linh hoạt, sáng tạo. Đối với học sinh dân tộc Thái để rèn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết cho các em cần chú ý đến các phương pháp: làm mẫu, phân tích, tổng hợp, so sánh, thực hành. Theo điều tra, học sinh dân tộc kinh khi học lớp 1 có khoảng 4000 đến 4500 từ. Như vậy học sinh dân tộc kinh khi vào học lớp 1 với vốn từ tiếng Việt đã có các em có thể sử dụng vốn từ đó để giao tiếp hằng ngày và trao đổi thông tin, tiếp thu kiến thức. Trong khi đó học sinh dân tộc (trong đó có học sinh dân tộc Thái) không có điều kiện đó. Cho nên khi đến trường để sử dụng tiếng Việt với học sinh dân tộc Thái là khó khăn vì tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai là “Ngoại ngữ” đối với các em. Việc sử dụng ngôn ngữ thứ hai đối với các em trong quá trình giao tiếp đã khó vậy mà các em còn phải sử dụng tiếng Việt trong học tập lại là vấn đề khó hơn đòi hỏi các em phải nghe để hiểu, nghe để biết, nghe để đọc, nghe để viết và biết để vận dụng. II. Thực trạng của vấn đề. 1. Điều tra thực tế đối tượng. Tổng số học sinh lớp 3 trường Tiểu học xã Hua Nà 77 em. 77/77 em là học sinh dân tộc Thái Hầu hết học sinh được hỏi đều trả lời thích được đến trường, thích học nhưng các em chỉ nói học để biết còn học có tác dụng gì không thì các em hoàn toàn không biết. Các em chưa xác định được động cơ học tập của mình. Khi bước vào lớp 1 các em mới thật sự thấy ngôn ngữ tiếng Việt là cần thiết. Nó là cầu nối để giúp các em tiếp cận kiến thức ở tất cả các môn học. Tiếng Việt không đơn thuần chỉ là ngôn ngữ giao tiếp mà nó phải đạt ở mức cao hơn đó là nghe - nói - đọc - viết. Nếu các em không nắm được cấu trúc của tiếng Việt, cách đọc tiếng Việt thì các em sẽ không thể tiếp thu được kiến thức. Như vậy dạy đọc cho học sinh lớp 3 là hết sức cần thiết nhất là đối với học sinh lớp 3 dân tộc Thái. 2. Thuận lợi. Trường Tiểu học xã Hua Nà là trường Chuẩn quốc gia Mức độ I, trường thuộc xã vùng 2, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học đảm bảo. 100% số lớp, số học sinh được học 2 buổi/ngày. 100% học sinh vào lớp 1 đã học qua mẫu giáo 5 tuổi. Học sinh thông minh, hiếu học, các em ngoan, chăm chỉ học tập, vâng lời thầy cô. 8 Đội ngũ cán bộ, giáo viên ổn định và đồng bộ, có ý thức trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác, đoàn kết nội bộ. Địa bàn nơi trường đóng gần trung tâm huyện, số điểm trường ít (01 điểm trường) khu lẻ cách trung tâm trường 2km nên tổ chức các hoạt động học tập và các hoạt động ngoài giờ lên lớp tương đối thuận lợi. Trường thường xuyên được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và sự quan tâm, phối hợp của phụ huynh học sinh trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh. 3. Khó khăn. Những học sinh đọc, phát âm sai hầu hết không phân biệt đúng, sai khi dùng dấu câu, dùng âm, vần, cách ngắt nghỉ chưa đúng nên bản thân các em không tự sửa khi nói, khi đọc. Địa bàn xã rộng nên các em cư trú theo gia đình ở rải rác khá xa nhau. Nhiều em, đến trường học phải qua một con suối với dòng chảy xiết vào những ngày mưa lũ. Đây cũng là một đặc điểm không mấy thuận lợi đối với các em học sinh tiểu học trong những ngày trời mưa. Cuộc sống sinh hoạt của một số hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, trong đó còn gần 40% số dân thuộc gia đình khó khăn (diện hộ nghèo), đời sống của nhân dân phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ. Nên tư tưởng còn trông chờ vào sự đầu tư của cấp trên. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học của con em mình. Việc học của một số em chưa có mục đích, mới chỉ xác định “học để biết” chưa thấy việc học thực sự thiết thực và cần thiết. Kinh phí đóng góp cho hoạt động giáo dục gần như không có nên việc tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao và các tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thật hiệu quả. 4. Nguyên nhân chính. * Về phía giáo viên: Cách phát âm của một số thầy cô chưa chuẩn hoặc chưa quan tâm tới việc sửa lỗi phát âm cho bản thân cũng như cách phát âm cho học sinh trong từng tiết dạy ngay từ các lớp đầu cấp dẫn đến các em phát âm sai theo thói quen từ lớp 1 đến các lớp cao hơn. Giáo viên chưa phát hiện được lỗi sai của học sinh để sửa như đọc sai phụ âm đầu, phần vần hay thanh điệu hoặc nếu có phát hiện ra lỗi sai cũng chỉ sửa cho học sinh bằng cách nghe bạn hoặc giáo viên đọc, phát âm lại và đọc lại để 9 sửa, giáo viên chưa biết cách hướng dẫn để học sinh phân biệt đúng sai và sửa hoàn toàn lỗi sai đó. * Về phía học sinh. Do các em học sinh dân tộc Thái chịu ảnh hưởng tiếng địa phương. Các em thường xuyên sử dụng song song hai ngôn ngữ khi giao tiếp (tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ) nên dễ nhầm lẫn khi nói, khi đọc. Một số em thường đọc sai các âm vị là phụ âm đầu trong tiếng Việt. Đọc nhầm lẫn giữa hai phụ âm có khẩu hình tương đối giống nhau như (l-đ), (b-v), (tth). Bỏ âm cuối khi đọc Không phân biệt được sự khác nhau giữa các âm vị là nguyên âm đôi, bỏ âm vị của các tiếng có nguyên âm đôi như: (iê->ê->i), (uô->ô->u), (ươ->ơ->ư) Không phân biệt được thanh ngã, thanh hỏi, bỏ dấu thanh hoặc nhầm lẫn giữa các thanh điệu. Ngắt nghỉ không đúng dấu câu, hiểu không hết nội dung văn bản dẫn đến khó khăn khi học phân môn Tập làm văn. Chưa biết cách diễn đạt giọng đọc khi tập đọc diễn cảm. 5. Giải pháp. 5.1. Sửa các lỗi: Đọc sai, đọc nhầm phụ âm đầu Đọc sai, đọc thiếu âm vị trong nguyên âm đôi, thiếu âm cuối Đọc sai, đọc thiếu, nhầm lẫn giữa các dấu thanh. 5.2. Sửa lỗi ngắt nghỉ khi đọc. III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 1. Biện pháp 1: Khảo sát chất lượng học sinh khối 3. Phân loại đối tượng học sinh theo nhóm lỗi thường sai khi đọc. Học sinh từng lớp đọc bài tập đọc theo khả năng của từng trình độ, tối thiểu học sinh phải được đọc một câu hoặc một đoạn, khổ thơ để dễ phát hiện những lỗi học sinh đọc sai. Không yêu cầu học sinh đọc quá nhanh hoặc quá chậm. Phải khảo sát 100% đối tượng học sinh trong từng lớp. Giáo viên khảo sát song không nhận xét kết quả đọc của học sinh trước lớp mà phân loại từng trình độ đọc của học sinh từng lớp để theo dõi. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh đọc sai. Tìm hiểu những lỗi học sinh từng lớp hay mắc. 10 1.1 Khảo sát đọc. Áp dụng với 77 học sinh lớp 3 (Tiến hành khảo sát không tính vào kết quả học tập của lớp của trường) - Nhóm đối chứng: Tổng số 40 học sinh, dân tộc Thái 40, nữ 18 học sinh. - Nhóm thực nghiệm: Tổng số 37 học sinh, dân tộc Thái 37, nữ 18 học sinh Tuần 3 - Bài tập đọc: QUẠT CHO BÀ NGỦ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 1. Sau tiết học một số học sinh đọc bài tập đọc với các lỗi như sau: Ơi chích chè ơi ! Chim lừng hót nớ, Bà em ốm dồi, Đặng cho Bà ngủ. Bàn tai bé nhỏ Bấy quạt tật lều Ngớn nắng tiu tiu Lậu trên tờng tráng. Căn nhà đá bắng Côôc chén nằm im. Lôi mắt đim dim Ngủ ngon bà nhé. Hoa cam, hoa khế Chín đặng troong bờn, Bà mơ tai cháu Quạt lầy hơng tơm. Học sinh đọc sai: Chích choè -> chích chè; chim đừng hót nữa -> chim lừng hót nớ; lặng -> đặng; tay -> tai; vẫy quạt thật đều -> bấy quạt tật lều; ngấn nắng thiu thiu -> ngớn nắng tiu tiu; đậu trên tường trắng -> lậu trên tờng tráng; đã vắng -> đá bắng; cốc -> côôc; đôi mắt lim dim -> lôi mắt đim dim; chín lặng trong vườn -> chín đặng troong bờn; bà mơ tay cháu -> bà mơ tai cháu; Quạt đầy hương thơm -> quạt lầy hơng tơm. 11 Đánh giá kết quả qua khảo sát: Kết quả khảo sát phần đọc T T Nhóm 1 Đối chứng 2 Thực nghiệm Cộng Tổng số Đọc HS đúng % Sai âm đầu, âm cuối % Sai, lẫn dấu thanh % Ngắt nghỉ sai % Đọc sai cả 3 lỗi bên % 40 9 22,5 11 27,5 7 17,5 10 25,0 3 7,5 37 8 21,6 10 27,0 5 13,5 9 24,3 5 13,6 77 17 21 12 19 8 21 học sinh đọc sai, còn nhầm lẫn giữa chữ l với đ; b với v; th với t ... 8 học sinh không đọc được nguyên âm đôi. 12 học sinh đọc sai, lẫn dấu thanh. 6 học sinh bỏ âm cuối khi đọc 19 học sinh ngắt nghỉ không đúng khi đọc. Từ bảng phân kết quả trên, ta thấy khả năng nhận thức, kỹ năng đọc ở hai nhóm là tương đương nhau. Điều này rất thuận lợi cho việc kiểm tra kết quả của sáng kiến kinh nghiệm sau thực nghiệm trên đối tượng học sinh đảm bảo tính chính xác, tính khách quan. 1.2. Khảo sát bằng phiếu điều tra trên 77 học sinh khối 3. Mục đích của việc dùng phiếu là để thu thập thông tin từ phía học sinh, giúp giáo viên tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến việc đọc sai của từng nhóm đối tượng. Từ đó có biện pháp khắc phục lỗi sai cho học sinh trong quá trình dạy học. Phát phiếu cho từng học sinh, hướng dẫn học sinh đánh dấu nhân vào ô trống ở từng phiếu để thực hiện các yêu cầu sau: a) Xác định nguyên nhân chính dẫn đến đọc sai, nhầm lẫn khi đọc. - Nhầm lẫn giữa tiếng Việt với tiếng Thái - Do chưa nắm vững âm, vần khi đọc - Sử dụng luồng hơi và khẩu hình miệng chưa đúng - Không phân biệt rõ các cặp âm tiết có dạng phát âm giống nhau. - Chưa chú ý đến việc rèn đọc đúng, ít luyện đọc ngoài tiết học. b) Em thường đạt mức điểm nào khi đọc ở phân môn Tập đọc lớp 2. - Điểm 9 – 10 - Điểm 7 – 8 12 - Điểm 5 – 6 - Điểm dưới 5 c) Xác định các dòng dưới đây mà em cho là cần thiết khi học phân môn Tập đọc ở lớp 3. - Nắm vững cách phát âm và sự khác biệt giữa các âm tiết - Quan tâm tới luồng hơi và khẩu hình miệng khi đọc - Tìm hiểu quy tắc chính tả - Đọc tự do không cần hiểu rõ nội dung - Thường xuyên luyện đọc đúng 1.3. Kết quả. a) Câu hỏi xác định nguyên nhân. Nhóm học sinh chọn nguyên nhân do: - Sử dụng luồng hơi và khẩu hình miệng chưa đúng 33/77 = 42,8 % - Không phân biệt rõ các cặp âm tiết có dạng phát âm giống nhau 25/77 = 32,5 % - Chưa chú ý đến việc rèn đọc đúng - Nguyên nhân khác 11/77 = 14,3 % 8/77 = 10,4 % b) Câu hỏi về biểu hiện của kết quả. - Điểm 9 – 10 17/77 = 22,0 % - Điểm 7 – 8 34/77 = 44,2 % - Điểm 5 – 6 26/77 = 33,8 % - Điểm dưới 5 0/77 c) Câu hỏi xác định biện pháp: - Nắm vững cách phát âm và sự khác biệt giữa các âm tiết 22/77 = 28,6 % - Quan tâm tới luồng hơi và khẩu hình miệng khi đọc - Tìm hiểu quy tắc chính tả 33/77 = 42,8 % 5/77 = 6,6 % - Thường xuyên luyện đọc đúng 17/77 = 22,0 % Qua kết quả điều tra ở trên, ta thấy thực trạng việc học phân môn Tập đọc nói chung, luyện đọc đúng của học sinh lớp 3 dân tộc Thái trường Tiểu học Hua Nà nói riêng vẫn còn hạn chế và khó khăn. Căn cứ kết quả thu được thì nguyên nhân chính dẫn đến kết quả đọc của các em chưa cao là do các em phát âm còn ngọng, chưa phân biệt rõ một số âm tiết trong tiếng, từ khi đọc. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như chưa chú ý đến việc rèn đọc đúng, chưa thường xuyên luyện đọc, luyện đọc đúng. Biểu hiện của các nguyên nhân trên là vẫn còn 26/77 học sinh xác nhận mới chỉ đạt điểm trung bình trong phân môn Tập đọc ở lớp 2. Số lượng học sinh đạt điểm giỏi còn ít 17/77 học sinh. 13 Căn cứ phiếu trắc nghiệm tìm kiếm thông tin về xác định biện pháp chính trong 77 học sinh được hỏi có tới 42,8% học sinh chưa quan tâm tới việc đọc đúng (các em đọc còn ngọng). Một số học sinh ít quan tâm tới quy tắc chính tả, số lượng học sinh đã quan tâm để đọc- viết đúng đạt 6,6%, ít quan tâm tới đọc đúng. Như vậy, từ kết quả trên tôi có thể xác định nguyên nhân cơ bản, cụ thể của từng nhóm đối tượng học sinh, tìm biện pháp sửa lỗi trên từng nhóm đối tượng mắc lỗi, nâng cao hiệu quả trong phân môn Tập đọc và kết quả đọc đúng của học sinh lớp 3 1.4 Phân loại nhóm đối tượng Nhóm đối chứng Các lỗi sai khi đọc Nhóm thực nghiệm 3A1 3A2 3A3 3A4 Đọc sai âm đầu, âm cuối, bỏ âm đệm 4 7 5 5 Đọc sai, lẫn dấu thanh 3 4 2 3 Ngắt nghỉ chưa đúng 4 6 4 5 Sai cả 3 lỗi trên 1 2 2 3 2. Biện pháp 2: Sửa các lỗi sai khi đọc 2.1. Nhóm đối chứng. Giáo viên tiến hành dạy học bình thường theo phương pháp và cách thức tổ chức đối với phân môn Tập đọc trong thời gian 8 tuần, 21 tiết tập đọc. Từ tuần 5 đến tuần 12 theo đúng quy trình tiết tập đọc 2.2. Nhóm thực nghiệm. 2.2.1. Đối với giáo viên Giáo viên tiến hành dạy học bình thường trong 4 tuần (khoảng 12 tiết) nhưng có mở rộng và thường xuyên lưu ý sửa lỗi cho học sinh. Giáo viên cần nhắc lại kiến thức vào các tiết ôn buổi chiều để học sinh nắm vững các âm tiết trong tiếng Việt về số lượng, nguyên âm, phụ âm, dấu thanh. Cụ thể: - Bảng chữ cái tiếng Việt gồm 29 chữ. Trong đó: Có 12 nguyên âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Có 17 phụ âm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, s, r, t, v, x. - Bảng chữ cái tiếng Việt gồm 6 dấu thanh: Ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. - Các phụ âm ghép chuẩn là: ch, gh, ng, ngh, nh, ph, th, tr, gi, qu. 14 Lưu ý: Có 3 trường hợp bán nguyên âm là: oe, oa, uy thì có o và u là bán nguyên âm đóng vai trò đệm cho nguyên âm. Nghĩa là o và u không được cho là nguyên âm trong tổ hợp 3 âm tiết trên. ơ Dấu thanh đặt ở nguyên âm. Riêng dấu nặng đặt dưới nguyên âm. Hướng dẫn học sinh tìm sự khác biệt khi đọc giữa các âm tiết để có cách đọc đúng. Giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ thuật phát âm chuẩn đối với những âm dễ sai, dễ nhầm lẫn. Khi sử dụng tiếng Việt học sinh thường sai 3 phần: phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu. Học sinh dân tộc Thái khi phát âm thường sai do sử dụng âm tiết thay thế (Ví dụ: đâu -> lâu; đá -> lá; thì -> tì; và -> bà...) hoặc phát âm sai do bỏ âm (Ví dụ: thương - > thơng; cuốc -> côốc...) Khi hướng dẫn học sinh đọc giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện 3 yếu tố cơ bản sau: Một là: Đặt đúng vị trí của các cơ quan phát âm tham gia tạo nên âm đó. Hai là: Tạo luồng hơi chính xác. Ba là: Phối hợp điểm đặt vị trí đúng của các cơ quan phát âm tham gia tạo nên âm đó. Với 29 chữ trong hệ thống các âm tiết trong tiếng Việt bản thân tôi không giam tham vọng có thể sửa được lỗi phát âm khi đọc trong phân môn Tập đọc của học sinh dân tộc Thái bậc Tiểu học. Tôi xin đưa ra 3 cặp âm tiết mà học sinh dễ mắc lỗi khi đọc đó là: Cặp phụ âm “b” - “v”/ “l” – “đ” / “t” – “th” Trong từng tiết học, giáo viên lưu ý những cặp phụ âm dễ nhầm và hướng dẫn cách đọc để học sinh thấy sự khác biệt về cách phát âm của từng cặp âm tiết mà các em dễ nhầm từng bước hình thành thói quen giúp các em phân biệt và sửa sai. Cặp âm tiết thứ nhất: “b”; “v” Phụ âm “b” - Hai môi chạm vào nhau - Không đưa hơi thoát lên mũi giữ hơi trong khoang miệng. - Mở miệng, bật mạnh hơi phát tiếng. Phụ âm “v” - Răng hàm trên cắn nhẹ vào môi dưới. - Đẩy nhẹ hơi ra ngoài (chạm tay vào cổ thấy có sự rung nhẹ do đẩy hơi) 15 - Há miệng và bật hơi ra. Cặp âm tiết thứ hai: “l”; “đ” Phụ âm “l” - Uốn cong lưỡi, đầu lưỡi chạm lên vòm miệng. - Đẩy hơi qua miệng không đẩy hơi lên mũi. - Bật lưỡi vào vòm miệng phát tiếng. Phụ âm “đ” - Đầu lưỡi chạm vào chân răng trên. - Chạm nhẹ tay vào cổ thấy có sự rụng nhẹ - Đẩy nhẹ lưỡi vào chân răng, hạ lưỡi và phát tiếng. Cặp âm tiết thứ ba: “t”; “th” Phụ âm “t” - Đầu lưỡi đẩy vào răng - Không đưa hơi thoát lên mũi để tạo thành một miệng kín, tập trung hơi ở miệng. - Đẩy lưỡi vào răng và bật mạnh hơi. Phụ âm “th” - Đầu lưỡi chạm vào răng trên (giống như âm t) - Giữ hơi trong khoang miệng. - Đẩy lưỡi vào răng và đẩy nhẹ hơi ra ngoài (có thể để tay lên miệng để cảm nhận luồng hơi thoát ra) Giáo viên hướng dẫn cụ thể cách đọc từng âm – vần – tiếng – từ. Đặc biệt quan tâm tới những tiếng có những âm dễ sai, dễ lẫn. * Lỗi đọc sai, thiếu nguyên âm đôi. Hướng dẫn học sinh thực hành đọc từ dễ đến khó từng thao tác âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn. Sử dụng nhiều hình thức tổ chức khác nhau và sử dụng đồ dùng dạy học (thẻ chữ, hình ảnh minh họa, bảng phụ, đồ dùng quen thuộc với học sinh...) để học sinh phân biệt, thấy sự khác nhau và nghĩa khi phát âm, khi đọc. * Lỗi đọc sai, thiếu dấu thanh. Thường xuyên tổ chức các trò chơi, các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm tăng cường vốn tiếng Việt cho học sinh dân tộc Thái. Thường xuyên yêu cầu học sinh thực hành qua phần hướng dẫn của giáo viên và sửa sai cho bạn. Giáo viên đối chiếu với các yêu cầu đã đề ra ở mục tiêu cần đạt để đánh giá chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh. giúp học sinh thấy được hiệu quả đã đạt được qua giờ Tập đọc. 16 Cho điểm theo đúng quy định, thường xuyên sửa sai, nhận xét, góp ý, tuyên dương sự tiến bộ của học sinh và có yêu cầu cụ thể đối với học sinh về cách đọc, quy trình đọc. Rèn thói quen và nền nếp đọc cho học sinh. 2.2.2. Đối với học sinh. Áp dụng trong phần kiểm tra bài cũ hoặc tổ chức thành trò chơi trong phần luyện đọc cuối tiết Tập đọc (thực hiện trong tiết ôn tăng cường tiếng Việt buổi chiều) giúp học sinh nhận biết, lựa chọn, vận dụng, tự kiểm tra mức độ nhận biết của bản thân về các lỗi thường mắc. Dưới đây là một số hình ảnh minh họa. a) Viết tên gọi các đồ vật vào bảng con và đọc cho đúng (lỗi nhầm lẫn các cặp phụ âm, bỏ âm đệm). Cặp âm tiết “l” “đ” 17 Cặp âm tiết “b” “v” 18 Cặp âm tiết “t” “th” 19 Một số hình ảnh khác. b) Khoanh vào các từ thích hợp với các hình ảnh sau (lỗi dấu thanh). ngã, ngá, ngả đã, đả, đá 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng