Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở...

Tài liệu Skkn một số phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở

.DOC
18
1511
90

Mô tả:

Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở A. phần mở đầu I.đặt vấn đề. Bác hồ nói “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Và không phải ngẫu nhiên mà sự nghiệp giáo dục nước ta hiện nay được coi là quốc sách hàng đầu. Con người xã hội chủ nghĩa đã trở thành mục tiêu hàng đầu quan trọng của cách mạng Việt Nam. Con người mới xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn xã hội đồng thời là trách nhiệm trực tiếp của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Sản phẩm lao động của nhà giáo là nhân cách của học sinh, đồng thời gắn tương lai đất nước. Là một bộ phận hợp thành của giáo dục xã hội, giáo dục thẩm mĩ không thể đứng ngoài hoặc tách biệt khỏi quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông. giáo dục thẩm mĩ có mục tiêu cụ thể là phát triển năng lực thẩm mĩ cho mỗi thành viên trong xã hội, góp phần quan trọng vào việc hình thành con người mới. Sự phát triển năng lực thẩm mĩ sẽ giúp con người biết nhận thức và đánh gía, biết vận động và sáng tạo “theo quy định cái đẹp”. Giáo dục thẩm mĩ là sự nghiệp cuả quần chúng, của các thầy cô giáo và học sinh. Tuy nhiên mỗi cấp học lại có nội dung và hình thức riêng trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Giáo dục thẩm mĩ ở trường phổ thông được thực hiện chủ yếu trong các giờ học chính khoá trong nhà trường. Nội dung ở tất cả các môn học đều có khả năng tạo cho trẻ những ấn tượng tri thức và tình cảm thẩm mĩ, đặc biệt là các môn thuộc nhóm nghệ thuật như âm nhạc, mĩ thuật. Bởi sự biểu hiện tập trung nhất của các giá trị thẩm mĩ ở trong nghệ thuật. Hiện nay cùng các môn học khác môn mĩ thuật được biên soạn theo chương trình cải cách giáo dục và được triển khai trên phạm vi toàn quốc theo chương trình sách giáo khoa thống nhất. Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 1 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở Dạy mĩ thuật ở trường phổ thông không đơn thuần là dạy vẽ mà lấy hoạt động mĩ thuật “Dạy và học ” để nâng cao hiểu biết của học sinh về nhiều mặt như: Đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ… Do vậy mĩ thuật có vị trí đặc biệt góp phần vào việc giáo dục thẩm mĩ cho lứa tuổi thiếu niên. Vấn đề giáo dục thẩm mĩ có thể có nhiều tác giả, bài viết nói tới, bàn đến xong ở nội dung này với thực tế giảng dạy mĩ thuật của bản thân ở trường Trung học cơ sở, tôi chỉ muốn thông qua các bài giảng bằng các phương pháp thích hợp tạo cho các em có nhận thức thẩm mĩ, khả năng hoạt động mang tính thẩm mĩ và tiếp nhận sáng tạo các giá trị thẩm mĩ. Từ đó các em vận dụng vào cuộc sống học tập. Sinh hoạt hàng ngày và mai sau góp phần hình thành con người lao động mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong khuôn khổ của một nghiêng cứu nhỏ tôi chưa thể đề cập sâu rộng nhưng mong muốn của tôi được góp một phần vào việc xây dựng và phát triển nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa, con người phát triển toàn diện. II. lý do chọn kinh nghiệm Là một giáo viên dạy mĩ thuật từ năm 2007 đến nay trong quá trình giảng dạy tôi thấy nổi lên một số vấn đề sau: 1 Nhận xét chung về môn mĩ thuật trong nhà trường phổ thông - Nhìn chung bộ môn mĩ thuật chưa được coi trọng, coi đó chỉ là môn học phụ. -Những năm học trước đây việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đầu tư trang thiết bị cho bộ môn mĩ thuật chưa được chú trọng. -Những năm gần đây đã có sự đầu tư vào bộ môn như: Tranh ảnh minh hoạ cho bài giảng, kèm theo một số bảng vẽ, giá vẽ, bên cạnh đó giáo viên được đi học các chuyên đề thay sách, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm tiến tới hoàn chỉnh hơn nâng cao chất lượng hiệu quả trong giảng dạy 2 Suy nghĩ và việc làm của giáo viên Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 2 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở Từ khi giảng dạy môn mĩ thuật xuất phát từ lòng yêu nghề, yêu ngành, tôi nhiệt tình giảng dạy, tìm tòi, tích luỹ kiến thức, tự làm nhiều đồ dùng phục vụ cho chuyên môn của mình nhằm đạt hiệu quả cao nhất Trong phạm vi bài viết này tôi đề cập đến vấn đề “Phương pháp đổi mới rèn khả năng kí hoạ của học sinh trung học cơ sở” 3 Thực tế của vấn đề trong trường, lớp a) Những hạn chế. * Từ học sinh. Do đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lứa tuổi cấp II (Khối lớp 6 chưa quen với nếp học cấp II, khối 7, 8, 9 đang ở giai đoạn nửa người lớn, nửa trẻ con nên vẫn làm khác với yêu cầu của giáo viên). Đa số các em vẫn làm theo cảm tính (Vẽ theo ý mình mặc dù giáo viên hướng dẫn rất kĩ, nhưng vẫn làm khác với yêu cầu của giáo viên). Một số em khi được khi tham gia kí hoạ không làm theo hướng dẫn mà còn chép lại các hình trong sách báo, nghĩ ra vẽ mà quên đi yêu cầu của tiết học. *Từ nhà trường. Chưa có phòng học riêng cho môn mĩ thuật. Mỗi tiết học vẫn bị gò bó về kỷ luật trật tự gò bó về tầm nhìn, về môi trường thẩm mĩ. Chưa thấy rõ được vai trò, tác dụng của bộ môn nên chưa có hướng để bộ môn phát huy. *Từ nhận thức của người dân địa phương. Chưa thấy rõ vai trò cuả bộ môn trong việc bổ trợ cho các môn học khác, chưa quan tâm đầu tư cho con em học môn mĩ thuật trong nhà trường. *Từ chương trình học. Bộ môn mĩ thuật gồm 4 phân môn. - Vẽ trang trí - Vẽ theo mẫu - Vẽ tranh đề tài Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 3 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở - Thường thức mĩ thuật Trong cấp học gồm 4 khối (6 ,7, 8, 9) riêng kí hoạ trong phân môn vẽ theo mẫu có 4 tiết. Với số lượng tiết học như vậy chỉ đủ để học sinh biết sơ qua về kí hoạ. b). Những thuận lợi. Ban giám hiệu nhà trương luôn quan tâm và hiểu được đặc thù của môn mĩ thuật, không quá khắt khe trong việc đánh giá kỷ luật, trật tự trong giờ học vẽ. Thấy được việc làm của giáo viên môn mĩ thuật ảnh hưởng tốt đến giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường. Học sinh dần dần cảm thấy hứng thú yêu thích môn mĩ thuật. c) Hướng giải quyết Từ những khó khăn và thuận lợi nêu trên. Tôi đưa ra hướng giải quyết là: Rèn cho học sinh nếp học và kĩ năng theo đặc trưng của môn học mĩ thuật (đặc điểm là phân môn vẽ theo mẫu) Phát huy tính tự giác chủ động phát huy sáng tạo trong bài vẽ, cả giáo viên và học sinh cùng làm B Nội dung nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu I. Cơ sở lý luận 1. Từ trước đến nay, tiến trình dạy học thường áp dụng theo quy trình cũ bài bản theo truyền thống nên dẫn đến bài học khô khan cứng nhắc đơn điệu. Môn hoạ lúc đó trở thành tai hoạ như câu nói khôi hài cửa miệng nhiều người hay ví von. Nhiều năm nay, khi đi học chuyên môn đã có sự mở của, với những phương pháp mới cho phép vận dụng linh hoạt các bước lên lớp, sự sáng tạo trong tổ chức dạy học. Bởi lẽ đặc trưng của môn mĩ thuật là bộ môn nghệ thuật tạo ra cái đẹp bằng sự nhận thức cảm xúc thẩm mĩ. Sản phẩm của của bài vẽ không phải là sự sao chép, mà gò bó đòi hỏi phải có cảm xúc sáng tạo Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 4 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở Đối với kí hoạ đích cuối cùng đi đến là thể hiện được vẻ đẹp về hình ảnh, màu sắc, đường nét, đậm nhạt, cách lựa chọn hình ảnh thông qua cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên con người. Để đạt được mục đích giáo dục của bài dạy đòi hỏi người giáo viên phải tạo ra được cho học sinh phấn khởi, mong muốn được tiếp xúc với cái đẹp, tạo ra được sản phẩm đẹp. “Hoạ sĩ chưa chắc đã là người thấy giáo giỏi” phương pháp truyền thụ của người thầy giáo là yếu tố quyết định, hay nói cách khác là phải dạy học có tính tự giác, vui vẻ tiếp nhận chờ đón những điều mới mẻ mà không biết chán. Học không biết chán vì học sinh thích thú học tập, tìm hiểu, giáo viên dạy không biết mệt mỏi, giáo viên hứng thú dạy hơn. Đó là quan hệ hai chiều dạy học 2. Môn mĩ thuật là môn tiếp cận trực tiếp thông qua giác quan mắt nhìn nên yếu tố trực quan minh họa đóng vai trò cơ bản trong bài giảng mĩ thuật. Với kí hoạ việc định hướng cho sự lựa chọn đối tượng đẹp và biểu đạt được cảm xúc thẩm mĩ của học sinh là vô cùng quan trọng. II.cơ sở thực tiễn 1, Một số kĩ năng cần thiết của giáo viên khi dạy và kí hoạ. Để dạy tốt môn mĩ thuật trong trường phổ thông, giáo viên không những được đào tạo trình độ cần thiết về mĩ thuật (cả phần lí luận và thực hành vẽ) mà còn phải có những phương pháp, kĩ năng giảng dạy nhằm thuyết phục, lôi cuốn học sinh thích thú học tập. Giáo viên phải biết chọn lọc kĩ năng và bộ môn cho phù hợp như: Kĩ năng quan sát, kĩ năng định hướng, kĩ năng đánh giá kết quả bài vẽ. Với một vốn kiến thức sâu rộng và kĩ năng nhuần nhuyễn, giáo viên sẽ là cầu nối giúp học sinh vươn tới cái hay, cái đẹp của nghệ thuật. Vì vậy giáo viên cần có một số kĩ năng sau: a, Kĩ năng chọn lọc và tìm phương pháp dạy phù hợp với đặc trưng của phân môn Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 5 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở Vì dạy mĩ thuật trong trường học phổ thông nhằm mục đích giáo dục học sinh cảm thụ và thưởng thức cái đẹp trong nghệ thuật. Bết tự mình tạo ra sản phẩm mĩ thuật theo sự hướng dẫn cuả giáo viên, vì thế giáo viên phải biết chọn lọc và có cách truyền đạt kiến thức thật phù hợp để học sinh thất hứng thú trong học vẽ. Đặc trưng của mĩ thuật là "nói ít – vẽ nhiều” vì vậy với bài kí hoạ có thể chọn các phương pháp sau: + Phương pháp quan sát (học sinh ghi nhận hình ảnh của thiên nhiên, để thể hiện theo cảm xúc của mình) + Phương pháp thể hiện tài năng (học sinh tự thể hiện theo phong cách của mình thông qua sự hướng dẫn của thầy) + Phương pháp đặt câu hỏi (giáo viên đặt câu hỏi theo hệ thống kiến thức của bài, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, cách dùng thuật ngữ chuyên môn chính xác) + Phương pháp hoạt động (học sinh thực hành theo nhóm, tổ, lớp. Giáo viên gợi mở để học sinh tự tìm thấy đối tượng để vẽ). b, Kĩ năng quan sát tinh tế, cách phân tích vật, cách thể hiện cấu trúc đặc điểm, vẻ đẹp của vật. Có kĩ năng này giáo viên mới có thể chọn hình ảnh phù hợp với từng đối tượng học sinh để các em dễ quan sát, dễ vẽ Giáo viên cũng sẽ xác định được cho học sinh trọng tâm của việc kí hoạ sao cho tốt, cách vẽ đậm nhạt nét hay cách bố trí hình sao cho hợp lí. c, Kĩ năng quan sát thiên nhiên và cuộc sống xung quanh để diễn tả lại bằng hình vẽ. Kĩ năng này bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ cho học sinh các em biết diễn tả lại đặc điểm, vẻ đẹp của một con vật, phong cảnh hay các hoạt động khác của con người mà em thích, khơi gợi trí tưởng tượng và sự bộc lộ cá tính của các em. Giáo viên cũng biết tôn trọng và đồng cảm với cách suy nghĩ, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, khuyến khích học sinh vẽ có cá tính. d, Kĩ năng pha trộn màu sắc, nhận xét màu sắc, đường nét, hình mảng. Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 6 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở Giáo viên phải biết cấu trúc của đối tượng, cách thể hiện nhanh nhất đặc điểm của đối tượng, cảm nhận được màu sắc của đối tượng, cảm nhận được màu sắc của đối tượng thông qua cảm xúc của mình. e, Kĩ năng ký hoạ Ngoài những kĩ năng cần thiết trên, mỗi giáo viên phải hàng ngày hàng giờ luyện tập, trau rồi kiến thức cho bản thân thông qua việc luyện vẽ. Luyện vẽ ở mọi nơi, mọi lúc sẽ là tiền đề cho việc kí hoạ nhanh, thể hiện được vẻ đẹp của thiên nhiên, vạn vật quanh mình. 2, Những vấn đề gặp trong khi kí hoạ * Trong quá trình giảng dạy môn Mỹ thuật, tôi thấy có bất cập như: Trường hợp 1. Bài kí hoạ của lớp 7 có 2 tiết. Tiết 1 kí hoạ tiết 2 kí hoạ, và phần nào làm quen với kí hoạ . Sau đó ra lựa chọn đối tượng để kĩ hoạ. Trường hợp 2 Bài tập vẽ dáng người ở lớp 8,9 cho học sinh nhận xét về đặc điểm của từng dáng sau đó cho thực hành về các tư thế, cử chỉ, động tác của người. Hai trường hợp trên tôi thấy như sau: * Ưu điểm. - Học sinh hiểu được kĩ hoạ là gì, - Nhận biết được các động tác, cử chỉ của các dáng người - Phân biệt được đâu là kí hoạ. * Nhược điểm. - Đối với học sinh khi có giờ học được ra ngoài trời thì các em rất háo hức chuẩn bị chu đáo đồ dùng để khi trống vào là ra vẽ ngay. Nên trong quá trình giảng lí thuyết và phần quan sát, nhận xét không đạt hiệu quả cao. Sau khi học xong phần lý thuyết mất thêm thời gian chuẩn bị đồ dùng để ra ngoài kí hoạ. Qua một thời gian tìm tòi và thử nghiệm, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 7 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở kí hoạ trong việc dạy mĩ thuật tại trường THCS Tuân Đạo, nơi tôi đang công tác. III. Kế hoạch thực hiện 1, Tìm hiểu chương trình sách giáo khoa Mĩ thuật 6; Không có kí hoạ Mĩ thuật 7; 2 tiết kí hoạ - Kí hoạ ngoài trời Mĩ thuật 8; 1 tiết – Tập vẽ dáng người Mĩ thuật 9; 1 tiết – Tập vẽ dáng người 2, Khai thác đồ dùng cấp phát Giá vẽ, các bảng vẽ, tranh ảnh. 3, Tài liệu tham khảo + Sách giáo khoa, sách giáo viên mĩ thuật lớp 6,7,8,9. + Phương pháp giảng dạy mĩ thuật. + Thiết kế bìa giảng Âm nhạc, Mĩ thuật 4, Phạm vi nghiên cứu - Trường trung học cơ sở Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình - Đối tượng. Khối 7,8,9 5, Tiến hành nghiên cứu - Kiểm tra kiến thức phần thực hành và lí thuyết - Trắc nghiệm. - áp dụng nội dung nghiên cứu vào khối 7,8,9, đối chứng kết quả và rút ra kinh nghiệm (Những gì được và chưa được. Tại sao?) IV. Quá trình nghiên cứu 1, Giới thiệu các vật cần kí hoạ. Cách kí hoạ đơn giản Kí hoạ cỏ cây, hoa lá, phong cảnh, người. *Đặc điểm chung của vật + Vật chỉ có đường thẳng: + Vật chỉ có nét cong Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 8 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở + Vật có nét thẳng và nét cong. *Vài cách kí thông dụng. + Quan sát tổng thể vật, hình nào đó. Quy vật đó vào hình học không gian hình khối tương ứng. + Kí hoạ bằng nét thẳng (kỉ hà) Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 9 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở + Vẽ nhanh nét chính (Tốc hoạ) 2, Các bước kí hoạ. Bước 1: Lựa chọn hình dáng đẹp Bước 2: Quan sát vật tìm ra đặc điểm VD: Cây cau thân nhỏ, cao (7m – 10m) tán lá nhỏ. Nhà có dạng khối hộp mái có thể là chéo (với nhà mái chảy) thẳng với nhà (Nhà tầng) Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 10 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở Bước 3: So sánh tỉ lệ Bước 4: Vẽ nét bao quát, nét chính Bước 5: Vẽ chi tiết. 3, Phân nhòm học sinh Với phần này chia học sinh làm 3 nhóm, mỗi nhóm phải có cách hướng dẫn riêng, lượng bài tập phải phù hợp với khả năng của học sinh. Nhóm 1: Học sinh trung bình. Học sinh cần đạt yêu cầu: + Vẽ được hình bao quát + Rõ đặc điểm của vật Nhóm 2: Học sinh khá. Yêu cầu: + Vẽ được một nhóm (3-4 vật, người) + Thể hiện được vẻ đẹp của nét + Lựa chọn hình đẹp Nhóm 3: Học sinh giỏi. Yêu cầu: + Lựa chọn goc ảnh đẹp (bố cục của nhóm người) + Hình ảnh sinh động. + Kí kĩ, chi tiết, thể hiện vẻ đẹp của nét, đậm nhạt. + Có ý đồ trong khi làm. 4, Cách lựa chọn hình ảnh, vị trí khi kí hoạ a,Một số hình cần tránh khi kí hoạ * Với cây cối Bùi Thị Hình * Với các dáng người. Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 11 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở b, Cách lựa chọn vị trí khi kí hoạ Đối với học sinh khi kí hoạ thường là khi được kí hoạ các em không chú tâm đến việc lựa chọn hình và ngồi góc nào cho hình đẹp, phần này giáo viên cần định hướng kĩ cho học sinh để đạt hiệu quả về hình ảnh khi kí hoạ. VD: Đối với cây cối, phong cảnh. Đối với dáng người Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 12 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở 5,Hướng dẫn cụ thể các nhóm khi kí hoạ Trong khi hướng dẫn học sinh khi kí hoạ giáo viên hướng dẫn kĩ với từng nhóm, mỗi nhóm có cách hướng dẫn khác nhau, phù hợp với khả năng của các em Với học sinh trung bình có thể cho các em vẽ nhiều lần một vật, mỗi lần kí hoạ thực hiện một bước và đảm bảo yêu cầu của bài Có thể hướng dẫn học sinh tỉ mỉ chi tiết từ cách cầm bút, cách phác, vẽ nét đậm nhạt, bắt đầu vẽ từ đâu cho đạt hiệu quả cao. Trong quá trình các em học sinh kí hoạ giáo viên luôn khuyến khích các em tính tự giác, tự tin vào khả năng của mình, luôn quan sát, bám sát vật kí hoạ biết sai biết sửa sai cũng là hiểu bài. Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 13 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở Để khuyến khích và tạo hứng thú trong học tập. Trong quá trình kí hoạ tôi lựa chọn những bài có hướng kí hoạ tốt cho các nhóm nhận xét, học tập và đánh giá bằng điểm để động viên các em. Một số bài kí hoạ tham khảo Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 14 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 15 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở V. Kết quả thực nghịêm, quan sát thực nghịêm. Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 16 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở 1)Với cách hướng đẫn như vậy tôi thấy tinh thần học tập của các em hào hứng trong các giờ học kí hoạ cũng như các phân môn học khác, lớp sôi nổi các em đã tập trung suy nghĩ vào bài vẽ kết quả tốt. Chính vì vậy tôi viết sáng kiến này không có gì mới, mà ý tôi nói ở đây là mỗi giáo viên phải tự nâng cao tay nghề bằng tinh thần trách nhịêm của mỗi giáo viên mĩ thuật trong thời kì đổi mới. Tôi thấy cách hướng dẫn kí hoạ tôi đưa ra đạt kết quả rất tốt học sinh chăm chú một cách say mê. Như vậy qua tiết dạy thử nghịêm tôi thất các em học sinh rất hứng thú với môn học, hiểu và thể hiện được ý tưởng của mình, bằng những đường nét, bố cục, màu sắc một cách phong phú nhưng vẫn đúng yêu cầu của tiết học đề ra. 2. Những vấn đề còn hạn chế - Chưa có phòng học riêng cho môn mĩ thuật. - Đồ dùng dạy môn mĩ thuật còn hạn chế. - Chưa tạo nhiều điều kiện cho học sinh ra ngoài trời vẽ, vì vậy điều kiện thời gian một tiết học còn hạn chế. C kết luận Qua một thời gian giảng dạy tôi đã làm sáng tỏ một vần đề mang tính cấp bách cần khắc phục ngay. Từ đó tôi đã tiến hành thực nghiệm với hình thức mới "Rèn kĩ năng kí hoạ cho học sinh" và kết quả được nâng lên rất nhiều. Tôi rất mong muốn tất cả giáo viên mĩ thuật quan tâm đến luyện vẽ tay nghề, thường xuyên kí hoạ những gì mình thích và sẽ tìm ra phương pháp nhanh nhất khi hướng dẫn bài học cho học sinh và tự tin khi đứng trên bục giảng. Trên đây là một số vấn đề nhỏ mà chúng ta cần quan tâm, với trách nhiệm của bản thân trong yêu cầu giáo dục nói chung, với tư cách là giáo viên chuyên môn tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề có tính thực tiễn qua thực tế ở trường THCS Tuân Đạo, nhằm huy vọng phần nào có ảnh hưởng đến công tác giảng dạy bộ môn mĩ thuật gắn với công tác giáo dục thẩm mĩ trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề này đòi hỏi có Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 17 Phương pháp rèn luyện khả năng kí họa cho học sinh trung học cơ sở một quá trình liên tục lâu dài có nề nếp đối với mỗi người làm công tác giáo dục thẩm mĩ. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để môn mĩ thuật ngày một hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tuân Đạo, ngày 10 tháng 05 năm 2009 Người viết Bùi Thị Hình Bùi Thị Hình Giáo viên trường THCS Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng