Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn-một số phương pháp sử dụng phương tiện trong dạy học địa lí 8...

Tài liệu Skkn-một số phương pháp sử dụng phương tiện trong dạy học địa lí 8

.DOC
14
2364
110

Mô tả:

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 8 I.ĐẶT VẤN ĐỀ : 1. Lí do chọn đề tài: Trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục đang nổ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. NQ TW 2 khoá 8 tiếp tục khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học...”. Định hướng đó đã được pháp chế trong luật giáo dục “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp dạy học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” Cần chuyển từ “Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm” sang “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, phải tích cực hoá các hoạt động của học sinh, khơi dậy cho các em tính khao khát, tìm tòi, nghiên cứu, cố gắng phát huy trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Để thực hiện điều này đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi giáo viên phải có những bước chuyển biến rõ nét trong việc cải tiến phương pháp dạy và học. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá cần giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người “Năng động sáng tạo – Có năng lực giải quyết vấn đề” Những con người tự tin có trách nhiệm, có những hành động phù hợp với giá trị nhân văn và công bằng xã hội. Cần thực hiện giảng dạy trên lớp với nhiều phương pháp phù hợp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Năm học 2011 – 2012 là năm học tiÕp tuc triển khai thực hiện mô hình xây dựng “trường häc thân thiện , học sinh tích cực”.Đây là mô hình cải thiện linh hoạt các hoạt động thường ngày của nhà trường nhằm làm cho các hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong giáo dục, 1 phù hợp với nhu cầu và cuộc sống tại địa phương, tạo tâm lý cho người học được thoải mái, gắn liền với việc bảo vệ gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống, bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực cần thiết, phù hợp với học sinh. 2. Thực trạng : Trong năm học, vấn đề sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là bản đồ giáo khoa, tranh ảnh, các mẫu vật của bộ môn địa lí được thực hiện ở chương trình địa lí lớp 8 . Đây là một chương trình giúp các em hiểu sâu về địa lí tự nhiên – kinh tế xã hội Việt Nam, và liên hệ các châu lục, các quốc gia trên thế giới. Khi đã hiểu rõ, nắm chắc các kiến thức đó các em sẽ có cơ sở áp dụng các biện pháp để khai thác kiến thức từ bản đồ giáo khoa, giúp các em hiểu rõ hơn về tự nhiên con người các quốc gia trên thế giới, càng có ý nghĩa hơn khi các em được học về tự nhiên kinh tế xã hội của Việt Nam, tạo điều kiện cho hoạt động học tập và lao động có hiệu quả và chất lượng, đáp ứng yêu cầu khi đất nước mở cửa hội nhập. Trước đây khi chưa thực hiện đồng bộ kết hợp nhiều phương pháp dạy trên lớp. Kết quả học tập chưa đạt hiệu quả tối ưu. Phần lớn giáo viên chưa chú trọng khâu chuẩn bị : Soạn bài, bản đồ, tranh ảnh, các mẫu vật, mô hình, sơ đồ nhất là các hình động trên máy tính. … nên kết quả của một giờ lên lớp chưa cao. Qua những năm tháng giảng dạy tôi thấy : Nếu chỉ sử dụng các phương pháp giảng dạy đơn thuần giáo viên hướng dẫn các em quan sát mà không đi sâu vào phương pháp hướng dẫn các em cách quan sát sử dụng bản đồ, mẫu vật thật, mô hình, thì các em chỉ như cái máy nhớ rồi lại quên không khắc sâu được kiến thức cho các em . 3. Giải pháp đã sử dụng : Trong một giờ học áp dụng nhiều phương pháp để đạt hiệu quả cao nhất, cần phối hợp đồng bộ giữa các phương pháp với nhau để học sinh nắm chắc kiến thức ngay tại lớp, bằng các kiến thức mình tự tìm tòi và cùng nhóm xây dựng lên, chứ không phải là kiến thức mà thầy cô truyền thụ cho mình. Trong đề tài này phương pháp chủ yếu tôi muốn cùng đồng nghiệp chúng ta quan tâm đến đó là : 2 Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức của học sinh, qua các dạng bản đồ, hình ảnh, mô hình, tranh ảnh, mẫu vật cụ thể để các em tự xác định được. Làm thế nào để các em tiếp thu bài ngay trên lớp, hiểu sâu về kiến thức đòi hỏi người GV phải có nhiều phương pháp giảng dạy để giúp các em học tập năng động thoải mái sáng tạo, phát huy trí thông minh của các em. Đó là lý do tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp kinh nghiệm: “ Phương pháp dạy tốt môn địa lí lớp 8” 4. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8A trường THCS Đức Long 5. Mục đích nghiên cứu: Giúp học sinh học tốt môn địa lí 8. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1. Cơ sở lý luận : Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo, tiếp thu được những tri thức khoa học, kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội. Thì việc giảng dạy học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế là điều thầy cô mong muốn. Với nội dung học tập của môn Địa lí 8 chứa đựng cả một kho tàng kiến thức sinh động và phong phú, hấp dẫn, dễ kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện cho việc hình thành động cơ, nhu cầu nhận thức cũng như hứng thú học tập của học sinh. Địa lí là môn khoa học của các môn khoa học, tri thức địa lí chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp quan sát, mô tả thực nghiệm, thực hành, tưởng tượng, liên hệ địa phương... Muốn thực hiện các bài học trên lớp. Giáo viên phải là người hướng dẫn các em chủ động trong giờ học. Qua thực tế hiện nay để đạt một giờ dạy tốt là cả một vấn đề mà mỗi thầy cô chúng ta cần quan tâm : Có những giờ dạy rất thành công, nhưng cũng có những giờ dạy chưa đạt được mục đích của bản thân mỗi giáo viên đứng lớp. Vì những cơ sở trên đây tôi muốn trao đổi với các bạn tìm ra những phương pháp tối ưu nhất để các giờ 3 dạy địa lí đạt kết quả cao nhất. 2. Cơ sở thực tiễn : Trong chương trình SGK lớp 8 có 2 nội dung chính đó là phần tự nhiên kinh tế Châu Á và Tự nhiên Việt Nam. Dù là dạy địa lí các châu hay địa lí Việt Nam chúng ta cũng cần hình thành cho các em học sinh những nội dung cơ bản sau : -Về kiến thức : Cần nắm những kiến thức cơ bản nào? -Về kỹ năng : Cần rèn luyện kỹ năng gì? -Về thái độ : GD học sinh về thái độ … -> tìm ra biện pháp thực hiện. Trong các giờ lên lớp những bài dạy nào có bản đồ, tranh ảnh, mẫu vật thật là tốt nhất vì học sinh không thể đi đến tận nơi, thấy tận mắt tất cả những nơi trên bề mặt của trái đất, hay ở Việt Nam để quan sát thực tế địa phương.... Ví dụ : Dạy bài “Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam” . Giáo viên sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam bản đồ khoáng sản Việt Nam, mẫu vật khoáng sản Việt Nam, bản đồ trống Việt Nam. Học sinh quan sát. Tài nguyên khoáng sản : - Việt Nam có khoảng 5000 điểm tụ và quặng khoáng sản với 60 loại khác nhau. - Các khoáng sản có trữ lượng lớn như: + Than, dầu mỏ, apatít, đá vôi, sắt, crôm, đồng thiếc, bô xít.... Với những bài dạy không có bản đồ, mẫu vật để quan sát . Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh, bảng số liệu có đủ thời gian để quan sát. Có thể đưa ra yêu cầu trước hoặc cho học sinh quan sát xong mới đưa yêu cầu. Ví dụ : Dạy bài “Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam” . Yêu cầu cho học sinh quan sát lược đồ khoáng sản Việt Nam treo tường và sách giáo khoa, để nhận xét nguồn tài nguyên khoáng sản, sự phân bố, trữ lượng các loại khoáng sản của nước ta. 3. Các biện pháp tiến hành: 4 Sau khi đã xác định được mục tiêu của bài ta thấy cần áp dụng những phương pháp nào cho phù hợp. Tuỳ theo mỗi bài dạy có những phương pháp khác nhau áp dụng ở mỗi lớp khác nhau. Tuy vậy nhưng ở chương trình lớp 8 những phương pháp tôi cho là phù hợp có thể áp dụng được để giảng dạy đạt hiệu qủa, đó là : + Quan sát lược đồ, mẫu vật, mô hình, băng hình, tranh ảnh. + Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. + Phương pháp hoạt động nhóm : Phát huy tính chủ động tìm tòi, tìm ra những kiến thức mới của học sinh. + Phương pháp kiểm tra đánh giá. a.Hướng dẫn học sinh quan sát : Bản đồ, sơ đồ, biểu đồ,mẫu vật, hình ảnh động trên màn hình, tranh ảnh, thí nghiệm. - Bản đồ vùa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng là cuốn sách giáo khoa thứ hai của bộ môn địa lí. - Từ bản đồ, tranh ảnh, mẫu vật.. có thể bồi dưỡng cho học sinh thế giới duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tư duy, tự học, tự nghiên cứu. Do đặc điểm của các đối tượng sự vật địa lí được trãi rộng trong không gian, giáo viên không thể dẫn học sinh đến tận nơi được. Vì vậy dạy học không thể thiếu bản đồ, tranh ảnh, mẫu vật.. Trong giảng dạy địa lí mở đầu bằng bản đồ kết thúc bằng bản đồ. Đây là đặc trưng của bộ môn khoa học địa lí mà không một môn khoa học nào có thể so sánh được. Cho nên khi lên lớp giáo viên phải căn cứ vào nội dung yêu cầu của bài học để đưa ra một hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ một cách có hiệu quả. Ví dụ : Quan sát lược đồ khoáng sản Việt Nam cho biết nước ta có những loại khoáng sản nào ? + Học sinh quan sát và trả lời: Than, dầu mỏ, apatít, đá vôi, sắt, crôm, đồng thiếc, 5 bô xít....dựa vào các kí hiệu của bản đồ mà không cần sử dụng sách giáo khoa. Các em đã thấy các loại khoáng sản này chưa ? Sau khi học sinh trả lời giáo viên cho học sinh quan sát các mẫu vật khoáng sản Việt Nam, để các em nhận biết các loại khoáng sản một cách hiệu quả nhất. b.Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tìm tòi kiến thức của học sinh. Sau khi học sinh đã quan sát cụ thể một mẫu vật, sơ đồ, bảng số liệu thống kê, hình ảnh … nào đó hoặc các kiến thức đã qua thực tế - Giáo viên cần phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh bằng các tình huống để các em dự đoán nên giả thuyết tranh luận giữa những ý kiến trái ngược… Ví dụ : Quan sát tranh khai thác than, dầu khí em có nhận xét gì?: + Em dự đoán xem, hậu quả của việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên, tại sao con người lại khai thác quá mức nguồn tài nguyên, có ảnh hưởng gì tới tương lai? + Em thử đoán xem khai thác hợp lí nguồn tài nguyên là biện pháp tích cực hay tiêu cực? + Để bảo vệ nguồn tài nguyên chúng ta cần phải làm gì ? c.Phương pháp hoạt động nhóm : Với những câu hỏi khó, những tình huống chưa giải quyết, cá nhân các em có thể đưa ra ý kiến thảo luận trong nhóm để thống nhất ý kiến. Thảo luận nhóm là phương pháp thể hiện rõ nhất sự đổi mới trong phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Hoạt động nhóm là hoạt động đòi hỏi tính tự giác của học sinh rất cao, em nào cũng được đưa ra ý kiến của mình. Nhưng hoạt động này đôi khi không hiệu quả vì giáo viên chưa đi sâu đi sát đến từng nhóm và hướng dẫn các nhóm hoạt động chưa cụ thể. Đây là một hoạt động mà người giáo viên thực hiện chưa tốt. Có giáo viên để các nhóm hoạt động, ít để ý đến các em, có nhóm các em gây ồn ào mất trật tự, có nhóm chỉ có một vài em làm việc còn lại một số các em khác 6 không chú ý . Thảo luận là trao đổi ý kiến về một vấn đề có phân tích lý lẽ, giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Giúp cho học sinh mở rộng kiến thức, phát triển được tư duy khoa học. Giúp học sinh phát triển kĩ năng nói, giao tiếp tranh luận... Thảo luận có nhiều hình thức : Thảo luận cá nhân(hay cả lớp..), thảo luận theo cặp, nhóm, theo tổ... Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả trước hết giáo viên phải đưa ra những yêu cầu rõ ràng cần thảo luận những câu hỏi nào ? (Chú ý những câu hỏi khó mới cần đưa ra thảo luận). Thời gian qui định là bao lâu? Mỗi nhóm báo cáo xong cần có nhận xét đánh giá (khen, nhắc nhở) Một điều giáo viên cần chú ý đó là theo dõi sự hoạt động của các nhóm - Mỗi nhóm sẽ cử một nhóm trưởng chỉ đạo các bạn trong nhóm hoạt động và một thư ký ghi ý kiến của các bạn trong nhóm. d.Phương pháp kiểm tra đánh giá : Đây là một hoạt động nhằm đánh giá kết quả hoạt động của nhóm, của cá nhân thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (Đúng, sai – lựa chọn câu đúng). Bài tập điền từ phù hợp vào chỗ trống bằng các phiếu học tập, trò chơi, nhận biết mô hình, tư duy kiến thức từ bản đồ… 4/ Quá trình thực nghiệm : Để thực hiện tốt một giờ dạy đạt kết quả thì việc đầu tiên là khâu thiết kế một bài dạy (Các bước lên lớp) Tôi đã áp dụng kết hợp nhiều phương pháp để giảng dạy bài “Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam” Với bài dạy này : Về mục tiêu cần xác định : 1.Kiến thức : - Hiểu và trình bày được. + Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản. Đó là một nguồn lực quan trọng để công nghiệp hóa đất nước. + Mối quan hệ giữa khoáng sản với lịch sử phát triển. Giải thích được vì sao nước ta giàu tài nguyên khoáng sản. 7 + Các giai đoạn tạo mỏ và sự phân bố các mỏ, các loại khoáng sản chủ yếu của nước ta. + Bảo vệ và khai thác có hiệu quả và tiết kiệm nguồn khoáng sản quý giá của nước ta. 2.Kỹ năng : - Biết xác định các đối tượng bản đồ, kí hiệu của các loại khoáng sản, tên các loại khoáng sản chính. - Chỉ được các vùng mỏ khoáng sản chính của nước ta. - Xác định được các loại khoáng sản và vùng phân bố trên bản đồ trống Việt Nam. - Các vùng khai thác khoáng sản, các cơ sở luyện kim và suất khẩu. - Vận dụng kiến thức vào thực tế, liên hệ địa phương. 3.Thái độ : - Tham gia và có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản, có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường. - Sau khi xác định rõ mục tiêu của bài thì khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học và phương pháp dạy cho phù hợp với từng phần của bài học. Ví dụ : Phần 1 :Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản : + Cho học sinh quan sát bản đồ khoáng sản Việt Nam. ? Cho biết Việt Nam có những loại khoáng sản nào có trữ lượng lớn ? - Các khoáng sản có trữ lượng lớn như : Than, dầu mỏ, apatít, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc… ? Em hãy xác định các mỏ khoáng sản trên bản đồ. - Sau khi học sinh trả lời Giáo viên : Cho học sinh quan sát mẫu khoáng sản. ? Nơi phân bố ? Giáo viên cho học sinh tự dán kí hiệu cắt rời lên bản đồ trống Việt Nam. Ví dụ : Phần 2/ Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta. 8 Hoạt động nhóm : Nhóm 1 : Giai đoạn tiền Cambri. Nhóm 2 : Giai đoạn cổ kiến tạo. Nhóm 3 : Giai đoạn tân kiến tạo. * Đại diện nhóm trình bày, chỉ trên bản đồ khoáng sản Việt Nam. + Quan sát thảo luận nhóm. Rút ra kết luận … Bằng sự kết hợp đồng bộ giữa phương pháp quan sát – Thảo luận – Kiểm tra đánh giá giờ học đã thật sự thu hút học sinh. 5. Hiệu quả : Các tiết dạy có sự chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, đồ dùng dạy học như : Tranh ảnh, bảng số liệu, mẫu vật, bản đồ, thao tác chính xác, kết hợp đồng bộ nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học. Giáo viên đã giúp các em nắm các kiến thức cơ bản một cách chính xác, do chính các em tìm ra từ các phương tiện trực quan và biết tái hiện kiến thức khi cần thiết, biết suy luận, diễn tả một sự vật hiện tượng địa lí, vận dụng chúng vào thực tiễn, trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong quá trình kiểm tra. Kết quả áp dụng đối với lớp 8A như sau: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Giỏi Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém 2% 20% 60% 15% 3% 6% 35% 50% 9% 0% III. KẾT LUẬN: Qua những giờ dạy được chuẩn bị đầy đủ, thao tác chính xác, giúp các em nắm các bài lý thuyết sâu hơn áp dụng trong đời sống hằng ngày, những kiến thức địa lí trong chương trình lớp 8 để giải thích mối quan hệ nhân quả của tự nhiên và kinh tế xã hội Việt Nam trong thời kỳ mở cửa, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất 9 nước, áp dụng những hiểu biết của mình vào thực tế hiện nay là điều hết sức cần thiết, sau khi học song chương trình THCS các em có thể bước vào cuộc sống với sự tự tin và lòng dũng cảm, để đối mặt với cuộc sống xã hội đầy khó khăn và gian khổ, tạo điều kiện cho hoạt động học tập và lao động có hiệu quả và chất lượng. Trong đề tài này tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp những suy nghĩ của tôi về một số phương pháp sử dụng phương tiện dạy học, để dạy tốt chương trình địa lí lớp 8 đạt hiệu quả cao. Tôi rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để chúng ta cùng xây dựng nên một hình thức dạy môn địa lí thế nào cho hay nhất, đạt kết quả cao nhất của bộ môn địa lí. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n! Xác nhận của BGH: Đức Long, Ngày 15 tháng 04 năm 2012. Người viết: Nguyễn Thị Hoa TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 1, Các phương pháp dạy học môn địa lí . (Nguyễn Châu Giang) 2, Thiết kế bài giảng địa lí 8 THCS. (Nguyễn Châu Giang) 3, Sách giáo khoa địa lí 8. (Hồ Văn Mạnh) 4, Atlat địa lí Việt Nam. (Nguyễn Khắc Oánh) MỤC LỤC 11 Phần I: Phần II Phần III Phần IV Phần V Đặt vấn đề Giải quyết vấn đề Kết luận Tài liệu tham khảo Mục lục Trang 1,2 Trang 3,4,5,6,7,8,9 Trang 9,10 Trang 11 Trang 12 12 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NHO QUAN TR¦êNG THcs ®øc long ********** Mét sè ph¬ng ph¸p sö dông ph¬ng tiÖn d¹y häc ®Þa lÝ líp 8 Ngêi thùc hiÖn : NguyÔn ThÞ Hoa §¬n vÞ: Trêng THCS §øc Long §øc Long, th¸ng 4 n¨m 2012 13 Phßng gd & ®t huyÖn nho quan TR¦êNG THCS ®øc LONG ********** KÕ ho¹ch c«ng ®oµn N¨m häc 2011- 2012 §øc Long, th¸ng 4 n¨m 2012 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan