Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số vấn đề cần được quan tâm từ những cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi...

Tài liệu Skkn một số vấn đề cần được quan tâm từ những cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi

.PDF
27
1217
116

Mô tả:

A/.ĐẶT VẤN ĐỀ I/.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Càng ngày, mọi người càng nhận thức được hơn tầm quan trọng của giáo dục mỹ thuật cho thiếu nhi, nhất là ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học. Bởi hoạt động này giúp cho các em phát triển nhân cách cùng với những năng lực rất quan trọng. Trong những nội dung của hoạt động mỹ thuật thiếu nhi, thì các cuộc thi và triển lãm tranh của các em giữ một vai trò không nhỏ. Những cuộc thi vẽ này là một hoạt động văn hóa, một sân chơi hết sức thú vị đối với các em, khích lệ các em, là cơ hội để các em thể hiện mình, thể hiện ước mơ và tài năng sáng tạo. Các cuộc thi này cũng là dịp để các em đánh giá mình và giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Về phía các thầy cô giáo thì đây cũng là điều kiện để họ tìm hiểu, rút kinh nghiệm về phương pháp, nội dung và chất lượng đào tạo của mình. Nếu không có các cuộc thi, triển lãm, việc học tập mỹ thuật của các em sẽ kém hứng thú và kém hiệu quả. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, chúng ta đã có nhiều hơn những cuộc thi vẽ, những triển lãm tranh cho các em; thi ở đơn vị, ở cấp tỉnh thành, gần đây có cấp Trung ương, Có cuộc do ngành văn hóa tổ chức, có cuộc do ngành giáo dục, có cuộc do các đoàn thể, các ngành, các báo... tổ chức với những nội dung và quy mô khác nhau. Những cuộc thi này đã giúp nâng cao nhận thức xã hội cho các em với những nội dung, chủ đề; "Bảo vệ môi trường", "Phòng chống ma túy", "Tiết kiệm điện", "Tiết kiệm năng lượng", "Bảo vệ tầng Ô zôn", "Lòng nhân ái", "Nói không với bạo lực gia đình", "An toàn giao thông", "Văn hóa giao thông", "Biển đảo Tổ quốc ta"v.v... Tuy phần lớn các cuộc thi chỉ phát huy ở các trung tâm đô thị lớn, nhưng dù sao cũng là những "cú huých" đối với phong trào hoạt động mỹ thuật thiếu nhi.Tôi xin phép được chia sẻ với các nhà tổ chức, các bạn đồng nghiệp một số vấn đề đáng quan tâm từ những cuộc thi vẽ tranh thiếu. Những vấn đề tưởng nhỏ nhưng lại không nhỏ, để chúng ta tìm cách khắc phục. II.THỰC TRẠNG CỦA CÁC CUỘC THI VẼ TRANH THIẾU NHI 1.Sự hạn chế hiệu quả của các cuộc thi 1 Mỗi cuộc thi, tuy có quy mô khác nhau, nhưng điểm giống nhau là sự huy động công sức. Tùy theo mỗi cuộc thi mà phải có những khoản kinh phí cần thiết phải chi. Từ những thành viên trong ban tổ chức, ban giám khảo đến các thầy cô giáo đều đòi hỏi một cố gắng nhất định. Đặc biệt là sự đóng góp công sức các em. Nếu có ai đã được nhìn số lượng tranh gửi đến trong một cuộc thi cấp thành phố hay cấp toàn quốc thì mới cảm nhận được công sức, tâm huyết của các em cho cuộc thi lớn như thế nào. Chứng tỏ các em rất yêu thích hoạt động mỹ thuật. Nhưng, cuộc thi nào thì cũng có người thắng, người thua. Cơ cấu giải thưởng có hạn. Thật tiếc khi thấy có nhiều bức tranh rất đẹp nhưng vẫn không thể vào giải được vì còn bức khác nhỉnh hơn, đấy là nguyên tắc của chuyện đua tranh. Vấn đề đáng bàn ở đây là sau khi kết thúc cuộc thi, kết thúc triển lãm, chúng ta sẽ làm gì với các bức tranh đẹp đã đoạt giải. Phần nhiều là những bức tranh này được cất đi và bị quên lãng. Hay nói một cách khác: chúng ta chưa phát huy được kết quả của phần lớn các cuộc thi. Chỉ có rất ít các cuộc thi được chọn tranh đẹp in sách vì in sách tranh tốn rất nhiều tiền. Nếu in thì số lượng cũng hạn chế vì giá thành sách tranh rất cao, khó phát hành. Vì vậy chỉ in đủ để tặng và tuyên truyền trong một khuôn khổ hạn hẹp. Cũng ít khi có sự tổng kết, rút kinh nghiệm kỹ càng, thấu đáo về mặt chuyên môn sau cuộc thi. Bởi hầu hết các cuộc thi đều mang tính chất phong trào. Các cuộc triển lãm tranh của các em thường mở ngắn ngày và cũng chỉ phục vụ được cho các em quanh khu vực, các em ở xa không thể đến xem. Những bức tranh đẹp không được nhiều người biết đến. Ngay như cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 2011, là hoạt động mỹ thuật thiếu nhi lớn nhất trong cả nước, tuy được hàng trăm báo chí đưa tin, nhưng tất cả chỉ đăng ảnh quan chức khai mạc triển lãm chứ không đăng tranh của các em. Có một vài báo đăng thì chỉ một hai bức ví dụ. Không được tiếp xúc với nhiều tranh đẹp là một sự hạn chế rất lớn cho việc học và dạy mỹ thuật. Còn phải nói thêm một điều nữa: hàng năm, chúng ta vẫn chọn gửi những bức tranh đẹp để tham dự các cuộc thi quốc tế, từ những cuộc thi này có thể đem về những bằng khen, huy chương, nhưng tranh thì mất. Vì thông lệ và thể lệ ở tất cả các cuộc thi tranh thiếu nhi - tranh không được gủi trả lại, việc đó quá phiền hà và 2 tốn kém cho ban tổ chức. Bạn được xem tranh của ta, nhưng ta không được xem tranh của bạn. Chính từ trăn trở đó mà tôi với mong muốn giúp các em và các bạn đồng nghiệp có thêm thông tin, thêm tư liệu phục vụ cho việc dạy và học mỹ thuật của thầy và trò, nhất là ở các vùng xa các trung tâm đô thị, đồng thời tạo điều kiện để nhiều người được thưởng thức nghệ thuật của thiếu nhi. 2.Thiếu Sự sáng tạo trong tranh và trong hoạt động mỹ thuật. Trong tất cả các môn học ở nhà trường, không có môn học nào kích thích óc sáng tạo các em bằng môn mỹ thuật. Nhưng tiếc rằng, chúng ta chưa đạt được mục đích này vì nhiều lý do. Qua nghiên cứu và so sánh tranh vẽ của trẻ em Việt Nam với tranh của trẻ em nước ngoài, tôi nhận thấy có nét khác biệt. Phần lớn tranh của trẻ em nước ngoài có nhiều yếu tố hội họa hơn, nhiều tính sáng tạo và độc đáo hơn.(Tất nhiên có nước còn kém Việt Nam). Tranh trẻ em Việt Nam thường có khuynh hướng minh họa, tôn trọng hiện thực, cách thể hiện gần với đồ họa (tô màu mảng phẳng rồi viền nét) không có nhiều những cách nhìn độc đáo bởi thường nệ thực. Tôi nghĩ rằng hạn chế này của chúng ta có nhiều nguyên nhân: Liệu có nguyên nhân là từ truyền thống? Người Việt Nam chúng ta rất tôn trọng kinh nghiệm, thông minh, giỏi bắt chước nhưng không giàu sức sáng tạo, (thực tế là chúng ta không có những nhà tư tưởng, nhà phát minh). Có nguyên nhân là hạn chế của không gian tinh thần của các em, các em ít tự do - ở nhà trường cũng như ở gia đình- ít được tiếp cận với nghệ thuật, với hội họa, ít hoặc không được đi xem bảo tàng, xem triển lãm tranh, xem các phiên bản tranh đẹp của các danh họa. Đời sống vật chất khó khăn cũng góp phần làm nghèo trí tưởng tượng, sự lãng mạn của các em. Có nguyên nhân là điều kiện học tập: điều kiện cần là các em phải được tiếp cận với họa phẩm tốt, được sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để tìm tòi nhiều cách xử lý khác nhau, hình thức khác nhau. Các em không chỉ có vẽ mà còn được nặn, được dán, ghép, trổ, in...Mà ngay việc vẽ thì cũng cần có nhiều chất liệu: màu nước, màu goát, acrilyc, bút chì, bút sắt...kết hợp với nhiều chất liệu khác, chứ không phải chỉ mỗi hộp màu sáp vẽ quanh năm. Đây là một vấn đề khó trong điều kiện hiện nay đối với nhà trường và các nhà thiếu nhi. Nhưng 3 các cơ sở đào tạo tư nhân thì thì lại có thể dễ giải quyết vấn đề này hơn. Rồi hạn chế của thầy cô, của phương pháp giảng dạy và nhất là hạn chế của nội dung chương trình học tập, mà chúng ta sẽ có dịp bàn tiếp. Trong những năm gần đây, tranh thiếu nhi Việt Nam ít được giải cao ở những triển lãm tranh quốc tế của những quốc gia có hoạt động mỹ thuật thiếu nhi mạnh. Tất nhiên, chẳng ai có ý định đào tạo tất cả thiếu nhi Việt Nam thành họa sĩ. Nhưng muốn phát triển năng lực sáng tạo, năng lực thẩm mỹ và những năng lực xã hội khác, đồng thời để góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em, các em rất cần được giáo dục mỹ thuật thông qua hoạt động với sự hứng thú của các em mà không thể giáo dục bằng lý thuyết. Tài năng và trí thông minh của các em cũng phát triển trên cơ sở này. Chắc chắn, chúng ta không mong gì trong tương lai có một thế hệ công dân dù thông minh nhưng kém thẩm mỹ, nghèo cảm xúc và thiếu năng lực sáng tạo. Tôi xin cung cấp một số bức tranh đạt giải cao của các cuộc thi trong nước và tranh đạt giải của thiếu nhi quốc tế để chúng ta thấy sự khác nhau về nhiều mặt mà tôi đã nói qua. Bùi thị Hồng Vân- 14T Tuyên Quang- Giải A Cuộc thi vẽ tranh “ Cuộc sống xung quanh em 2009” do cung thiếu Hà nội tổ chức 4 Nguyễn Khánh Linh- 11T- Giải B Cuộc thi vẽ tranh “ Cuộc sống xung quanh em 2009” do cung thiếu Hà nội tổ chức Còn đây là một số tác phẩm đạt giảo của triển lãm mỹ thuật thiếu nhi quốc tế tại Đài Loan lần thứ 36.(năm 2009) Chưởng Hằng-7T- Trung Quốc Tác phẩm: Em gái JESSICA HINDMAN 7T - Nam Phi Tác phẩm: Một bó hoa to 5 EVA VIDUOT 15T - Lithuania Tác phẩm : "Thứ ba xưng tội" JAKUB KOSTEL 10T - CH Sec Tác phẩm: "Thành phố " Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi Quốc tế IE-NO-HIKARI lần thứ 10( Nhật Bản) KANEKO DAIKI- 7 Tuổi TP : Các chú chim non tụ họp trên cây MARUYAMA DAIKI-8 Tuổi TP:Tiếng trống mừng lễ hội hoa anh 6 3. Chênh lệch về giáo dục nghệ thuật giữa các vùng miền. Phải khẳng định một điều là hiện nay đang có sự chênh lệch về giáo dục giữa đô thị và nông thôn, chứ chưa nói đến miền núi hay vùng sâu vùng xa. Mà trong đó, chênh lệch về giáo dục nghệ thuật thì lớn gấp bội. Nên các cuộc thi vẽ cho trẻ em lâu nay chỉ là sân chơi cho trẻ em ở đô thị. Trẻ em nông thôn có tham gia cũng rất ít có hy vọng tranh giải. Chỉ khi nào địa phương tổ chức thi thì các em mới có cơ hội, nhưng điều này rất hiếm. Trong các cuộc thi, tranh của các em khu vực nông thôn thường không được đẹp, nhiều em có nét vẽ khô cứng, màu sắc đơn giản, thiếu tính sáng tạo và thể hiện một thị hiếu thẩm mỹ thấp. Đây là một thực trạng buồn. Lý do rất dễ hiểu: Các em không được giáo dục mỹ thuật hoặc có nhưng không tốt. Các em không có điều kiện như không có họa phẩm hoặc có nhưng chỉ là loại họa phẩm kém chất lượng vì khả năng kinh tế. Không có thầy cô dạy mỹ thuật hoặc không nhiều thầy cô có năng lực chuyên môn tốt; chương trình dạy mỹ thuật của bộ giáo dục thì chưa hợp lý và chưa sát với tâm lý và sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi các em; Thầy cô giáo cũng như các em đều thiếu thông tin và tài liệu tham khảo , nghiên cứu...cùng với vô vàn lý do khác. Nhưng ngay cả ở các đô thị lớn thì hoạt động giáo dục mỹ thuật cho các em cũng không đồng đều giữa các khu vực dân cư, giữa nội thành và ngoại thành là đã rất khác nhau. Vấn đề nổi cộm ở đây không phải là chuyện tranh đẹp, tranh xấu, mà chúng ta thấy sự mắc nợ của xã hội với trẻ em nông thôn trong lĩnh vực này. Thực trạng này đòi hỏi trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, của cả xã hội chứ không riêng gì trách nhiệm của ngành giáo dục. 4. Những người săn giải Chúng ta cũng phải thông cảm phần nào với các thầy cô giáo dạy mỹ thuật ở các trường phổ thông, các câu lạc bộ, nhà thiếu nhi. Họ phải chịu áp lực không nhỏ từ phụ huynh học sinh, từ lãnh đạo của họ. Mỗi khi có cuộc thi vẽ được tổ chức, đôi khi người lớn "máu" giành giải thưởng hơn trẻ em. Trong khi-với các em- tham gia cuộc thi chỉ như là tham gia một cuộc chơi. Có một lần, tôi gặp một giáo viên dạy vẽ của một trường tiểu học và hỏi thăm cô về tình hình ở trường cô trong lúc thành phố đang 7 có cuộc thi vẽ. Cô cho biết: "Em xin lỗi, em không triển khai cho học sinh trường em thi vẽ cuộc này đâu. Vì nếu được giải thì không sao, chứ nhỡ không được giải, em lại bị hiệu trưởng mắng. Sợ lắm. Các cuộc thi của sở giáo dục thì bắt buộc em phải tham gia thôi". Tất nhiên, trường hợp như thế này không nhiều. Hầu hết các thầy cô giáo đều mong có cuộc thi để học sinh của mình tham gia. Tuy rằng, triển khai cho học sinh thi sẽ làm cho các thầy cô vất vả, bận bịu hơn nhưng thấy vui hơn vì nhờ hoạt động này có thể phong trào mỹ thuật của lớp mình, trường mình sẽ tốt hơn. Điều này vừa là tình cảm vừa là trách nhiệm của thầy, cô. Đấy là một tinh thần tích cực. Có một điều cần phê phán ở một số thầy cô và lãnh đạo là nhận thức lệch lạc về việc này: giành giải thưởng bằng mọi cách vì thành tích của đơn vị mình và của mình - lại bệnh thành tích. Tranh của các em tự vẽ thường thiếu sự hoàn chỉnh. Bao giờ tranh cũng hoàn chỉnh hơn sau khi có sự tham góp ý của thầy cô giáo. Sự tham gia góp ý phải đúng mức để bảo đảm tranh hoàn toàn là sản phẩm của các em, bằng nhận thức và khả năng của các em. Nhưng thay vì khuyến khích, gợi ý hay hướng dẫn cho các em, thầy cô lại tìm hộ bố cục cho các em. Nếu thầy cô không phác hình trực tiếp vào tranh thì sẽ vẽ mẫu để các em chép bố cục, rồi chỉ đạo màu sắc để các em thể hiện. Đôi khi, còn trực tiếp "nhúng tay" vẽ hộ. Những cách làm này là sai phạm . Người ta thấy có những bức tranh gửi dự thi có sự tham gia lộ liễu của người lớn. Tuy vậy , có thầy cô "gẩy" rất siêu, làm ban giám khảo đau đầu vì không biết trong bức tranh đó có bao nhiêu phần là do trẻ em vẽ, bao nhiêu phần là do thầy cô vẽ. Chọn tranh vào giải thì sợ ban giám khảo bị lừa, không công bằng với các em khác. Loại tranh ra thì sợ em ấy bị xử oan, sợ bỏ qua một tài năng quý hiếm. Cuối cùng ban giám khảo đành chặc lưỡi: "để lương tâm em ấy tự phán xét" nếu em không trung thực, vì không có điều kiện kiểm chứng. Có thể đứa trẻ ấy sẽ vui mừng khi được nhận giải thưởng, nhưng chắc chắn trong sâu xa, lòng tự trọng của em bị sứt mẻ. 5. Nạn đạo tranh, chế tranh Ai cũng hiểu nguyên tắc của cuộc thi vẽ: bức tranh gửi dự thi phải là tác phẩm của mình tạo ra, tuyệt đối không được sao chép tranh của người khác. Vi phạm điều 8 này là gian dối trong thi cử và trở thành chuyện đạo đức, nhân cách của các em. Nhưng hiện nay, việc chép tranh người khác để dự thi không phải là hiếm vì nếu không lọt cũng không sao. Ở nước ta,chưa một em nào bị kỷ luật vì việc này. Tôi đã gặp những "dị bản" tranh của các họa sỹ lớn trong những lần được chấm tranh, thậm chí đã từng được gặp tranh của chính mình.Thực ra, cóp tranh người lớn thì ban giám khảo phát hiện được ngay. Tinh khôn nhất là "chế" tranh thiếu nhi, đôi khi là của thiếu nhi nước ngoài, không cóp nguyên xi. Có khi, một bức tranh của một em đã đạt giải cuộc thi này nhưng chép lại hoặc có sửa đổi chút ít cho phù hợp nội dung thi hay còn gọi là "chế" tranh để lại lấy giải ở cuộc thi khác. Ban giám khảo các cuộc thi thường khác nhau, không hiểu biết sâu về tranh thiếu nhi, nên những thợ "chế"này vẫn ăn giải. Rất đáng tiếc là ở đây hình như có sự đồng lõa của thầy cô giáo của các em. PHAN THỊ THANH NHÀN 12T Nhà Thiếu nhi Việt Đức - Nghệ An Giải A cuộc thi vẽ tranh "Ước mơ của em về Việt Nam trong 10 năm tới" do Hội Mỹ thuật VN và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phối hợp tổ chức năm 2003 9 PHAN THANH TUYẾT 15T Nhà Thiếu nhi Việt Đức- NghệAn. Giải A cuộc thi vẽ "Phù đổng hôm nay, Sea games ngày mai" do Báo Nhi đồng và Họa mi (TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và vụ Công tác Học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục Đào tạo) phối hợp tổ chức năm 2004 HÀ VINH 14T Nghệ An trưng bày tại "Triển lãm tranh Thiếu nhi toàn quốc 2011" do Cục Mỹ thuật- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. 10 Chúng ta hãy so sánh 3 bức tranh của 3 em khác nhau ở 3 thời điểm khác nhau chắc dễ dàng nhận ra những điểm giống nhau của chúng. Thực ra còn một bức nữa "anh em" của những bức này được gửi tham dự cuộc thi vẽ với chủ đề "chống ma túy" do Bộ Y tế và Ủy ban Quốc gia Bảo vệ và chăm sóc trẻ em phối hợp tổ chức cách đây í t năm đã suýt được giải. Bức tranh đó cũng có hàng cây y chang, bên dưới là mảng đất cong như thế, điểm khác là trên mảng đất được vẽ thêm những nấm mộ với những cây thánh giá.Tôi không nhớ tên tác giả, chỉ nhớ là của Nghệ An. Điểm gây ấn tượng của những bức tranh này là hàng cây với những mảng lá được cách điệu theo lối trang trí tạo thành những mảng họa tiết thay đổi khác nhau khá đẹp. Xử lý được như vậy thường phải là những họa sĩ đã được đào tạo bài bản, có ay nghề chứ khó có thể là của một em 12-13 tuổi. Sẽ là không hay khi trên sân chơi của trẻ em lại có lẫn người lớn. Đây không phải là trường hợp duy nhất,có những trường hợp khác còn giống nhau nhiều hơn. 6. Sự giống nhau về cách vẽ ở trong một lớp, một lò Một chuyện thường gặp là trong mỗi cuộc thi có nhiều đơn vị gửi tranh tham gia, bao giờ cũng có hiện tượng ở một số đơn vị - nhưng không phải là tất cả- là các em ở cùng một đơn vị có cách vẽ giống nhau. Các em học trong cùng một lớp, một trung tâm, một nhà thiếu nhi thường chịu ảnh hưởng lẫn nhau, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của người thầy dạy chúng. Nhưng để nhiều em có cách vẽ giống nhau, nhiều bức tranh của các em khác nhau mà người ta tưởng là của một em vẽ thì thật đáng tiếc. Đây là lỗi hay hạn chế của thầy cô hướng dẫn, vì đã để làm mất cá tính của các em. Quá trình dạy mỹ thuật cho các em là quá trình giúp các em trở thành chính mình, giúp các em tự tin và tạo ra tác phẩm của mình không giống người khác. Điều này rất quan trọng, vì sâu xa hơn, chính là chúng ta giúp các em có năng lực độc lập về tư duy mà không trở thành những con người chỉ quen bắt chước, a dua hay phụ thuộc. Với các em, nội dung hướng dẫn không bao giờ là một mẫu số chung. Các thầy cô phải phát hiện được cái mạnh, cái riêng của từng em để khơi gợi, khuyến khích. Thực 11 ra, bên cạnh lỗi của thầy cô thì mặt trái của hiện tượng vẽ giống nhau này còn là biểu hiện của sự thiếu tự tin của các em. Đây là hạn chế lớn của trẻ em chúng ta. 7. Sự thiếu tự tin của trẻ em chúng ta. Thiếu tự tin là một hạn chế lớn và phổ biến của trẻ em chúng ta. Nó hạn chế rất nhiều đến quá trình học tập và kết quả học tập mỹ thuật của các em. Khắc phục điều này rất khó khi mà trong đời sống xã hội, trẻ em chưa được tôn trọng đúng mức. Trong phạm vi ở lớp học, các thầy sẽ phải vừa là thầy ,vừa là bạn, là người dẫn dắt tinh thần cho các em.Thầy cô áp đặt ý kiến hay chê bai chỉ trích chỉ làm các em thêm mất tự tin và không thể vẽ được. Rồi thầy cô nhiệt tình vẽ hộ vào tranh của các em cũng sẽ làm các em mất tự tin không kém. Các em sẽ tự tin hơn khi nhận được ý kiến khơi gợi đúng mức của thầy cô để tác động vào tư duy các em với sự tôn trọng và tình cảm yêu mến các em ở thầy cô. Các em rất cần những lời động viên khích lệ của thầy cô và nhất là khi các em nhận thấy sự tiến bộ trong học tập của mình. Khi tự tin, các em sẽ có thể có nhiều điều kiện cho một trạng thái tinh thần khác: ước muốn sáng tạo. Các em không thể sáng tạo khi không hứng thú, nhưng cũng không thể sáng tạo được khi thiếu tự tin và bị gò ép. III/.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Ở lứa tuổi tiếu nhi có thể một số khuynh hướng đã bộc lộ khá rõ ràng và nếu được khuyến khích đúng, kịp thời, trẻ sẽ có cơ hội phát huy được những năng khiếu đó.Không cứ phải biết về nghệ thuật mới phát triển được khả năng nghệ thuật ở con mình. Edison trở thành nhà khoa học nổi tiếng trong khi cha mẹ ông là những người lao động nghèo.Moza là thần đồng âm nhạc trong khi cha ông chỉ là một người yêu nhạc. Không phải cha mẹ của danh họa nào cũng hiểu biết về hội họa. Ngược lại, cũng không phải nghệ sĩ tài ba nào cũng sinh ra những đứa con đủ khả năng nối nghiệp họ. Cha mẹ không phải là người truyền thụ tất cả những hiểu biết của mình cho con cái, và con cái không phải là về mặt trí tuệ, kiến thức của cha mẹ mình. Quan trọng là làm thế nào để khuyến khích khả năng của trẻ. Với năng khiếu hội họa có một số cách giúp trẻ: Phát triển năng lực quan sát: Hội họa và quan sát gắn liền với 12 nhau.Hãy giúp trẻ nhận biết và quan sát sự vật, sự việc xảy ra quanh mình, nhận ra sự khác biệt gữa chúng, tìm được điểm nhấn của mỗi sự vật,sự việc mà trẻ quan sát. Phát triển trí tưởng tượng: Đưa ra các tình huống mà trẻ phải tưởng tượng. Ví dụ, bảo trẻ tưởng tượng ra cảnh mẹ vắng nhà và trẻ vẽ bức tranh về đề tài đó. Tưởng tượng là quá trình tâm lý khá quan trọng đối với sang tạo nghệ thuật, nhất là hội họa. Hãy trò chuyện với bé về những sự vật, sự việc cụ thể hằng ngày đang xảy ra quanh bé, hoặc thử tạo ra những sự vật mới dựa trên những sự vật cũ, hãy nhìn sự vật, sự việc cũ bằng cách nhìn mới. Phát triển thế giới cảm xúc: Giúp trẻ được trải nghiệm những cảm xúc khác nhau và mô tả cảm xúc bằng tranh. Khi được xúc cảm chỉ huy, những bức tranh sẽ “có hồn” hơn, ngay cả khi đó chỉ là những nét vẽ nghuệch ngoạc. Khuyến khích tích cực: Đừng thờ ơ với bất kỳ nét vẽ nào của con, nhất là khi trẻ muốn có một lời nhận xét từ người lớn. Hãy nhận xét đúng như bạn cảm nhận và đừng những lời khen tích cực, tạo cho trẻ một sự phấn chấn, tự tin và muốn được tiếp tục thể hiện. Cho trẻ đến thăm viện bảo tàng, xem các bức tranh nổi tiếng, kể cho trẻ nghe những danh họa… Điều này cung cấp kiến thức về hội họa và cổ vũ sự say mê, khả năng vượt khó của trẻ trên con đường đến với nghệ thuật của mình. Vậy chúng ta không thể chối bỏ những lợi ích không ngờ mà trẻ được tiếp cận với mĩ thuật hội họa. 1.Rèn luyện trí nhớ 13 Các nhà tâm lí học cho biết, những bức tranh của trẻ có thể không rõ hình thù hay ý tưởng gì, nhưng thực ra, đó chính là những gì trẻ lấy lại từ trong trí nhớ, trong những gì mà trẻ gặp hàng ngày. Cha mẹ nên khuyến khích việc làm này của trẻ bằng cách đưa ra những lời khen ngợi, không nên có biểu hiện chê cười hay không quan tâm. Dần dần sẽ tập cho trẻ có thói quen nhớ lại những sự kiện trong quá khứ, một cách rèn luyện tốt cho trí nhớ của trẻ. 2.Vẽ giúp não trẻ hoạt động Khi vẽ, trẻ bắt đầu sử dụng não bộ của mình ở một mức cao hơn những hoạt động bình thường trong ngày như ăn hoặc xem ti vi. Lúc này, não bắt đầu nhận dạng các màu sắc, hình dạng và vị trí không gian của sự vật. Hoạt động này rất có lợi cho sự phát triển trí thông minh ở trẻ. 3.Nâng cao khả năng quan sát Những bức vẽ của trẻ có thể khó hiểu nhưng nếu quan sát kĩ, bạn sẽ nhận thấy trong những bức tranh của con có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới bên ngoài thông qua bộ nhớ của trẻ. Trẻ con thường hay có bản tính là tò mò, vì đối với trẻ, những gì nhìn thấy trong cuộc sống đều luôn có gì đó mới mẻ mà người lớn không để ý. Vì vậy, những bức vẽ của trẻ em thường được nhiều chuyên gia về hội họa đánh giá là tinh tế hơn của người lớn. 4.Nâng cao khả năng tưởng tượng Sự nhận thức của trẻ em rất khác biệt so với người lớn. Nếu như người trưởng 14 thành luôn có những quy tắc để nhìn nhận cuộc sống thì đối với trẻ, những gì xung quanh là một câu chuyện cổ tích xinh đẹp và đầy màu sắc. Thêm vào đó, thông qua việc sử dụng màu sắc trong các bức vẽ của mình, trí tưởng tượng của trẻ càng được thể hiện rõ. 5.Suy nghĩ của trẻ được phát triển đa chiều Khi bắt tay vào thực hiện một bức vẽ, não của trẻ được kích thích một cách đa chiều.Việc sử dụng màu sắc và các hình khối giúp trẻ tăng cường bộ nhớ và thúc đẩy quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Đó là khả năng tư duy hình ảnh, khả năng và khả năng sáng tạo mà trẻ sẽ không học được nếu không vẽ. 6.Tranh vẽ là một kênh ngôn ngữ giúp trẻ thể hiện cảm xúc. Cũng giống như âm nhạc hay khiêu vũ, hội họa thể hiện cảm xúc của con người. Đó chính là sự biểu hiện cảm xúc cá nhân bên trong. Nhìn vào tranh vẽ, cha mẹ có thể dễ dàng thấy được tâm trạng và suy nghĩ của con, từ đó hiểu con hơn và có những phương pháp tốt hơn trong việc dạy bảo trẻ. 7.Phát triển kĩ năng sử dụng đôi bàn tay Một đôi bàn tay khéo léo thì có thể làm được rất nhiều việc sau này, không chỉ riêng trong hội họa. Từ những đường nét nguệch ngoạc, không định hướng, bé sẽ dần sử dụng đôi bàn tay chủ động hơn. Điều này phụ thuộc vào sự phát triển các cơ tay và não bộ của bé. Theo thời gian, thói quen được hình thành và được thực tập thường xuyên dưới sự hướng dẫn của người lớn, đôi tay bé sẽ uyển chuyển và tinh tế hơn, đặc biệt bé sẽ tự tin hơn khi bắt đầu tập viết. 15 Hội họa đối với trẻ là một trò chơi và đây là một trò chơi không bao giờ có kết thúc. B/.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I/.NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUÁT CHUNG "Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan". Đó là 2 câu thơ đầy hình ảnh chứa đựng đầy tình yêu thương, sự quan tâm chăm lo của chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời dành cho trẻ em chứng tỏ vị trí quan trọng của quá trình phát triển trẻ em đối với tương lai đất nước. Qua nhiều năm tháng, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn dành sự quan tâm, ưu tiên đặc biệt đối với trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước. Cùng với đó, Chính phủ đã cho ra đời và thực hiện các chương trình, hoạt động dành cho trẻ em như: Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020. Nhìn vào lĩnh vực mỹ thuật hội họa, trẻ em bây giờ được quan tâm và đầu tư hơn rất nhiều so với thế hệ trước. Từ vấn đề định hướng gu thẩm mỹ, gu sáng tạo, cách thức học và dạy vẽ cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các em ngoài những giờ học mỹ thuật trên trường, nếu có năng khiếu và đam mê thì còn rất nhiều địa điểm để lựa chọn cho đam mê ấy. II.CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Đối với các “Nhà”tổ chức cuộc thi 1.1Thành phần ban giám khảo Cuộc thi nào thì cũng phải có một ban giám khảo để đánh giá và chấm giải. Dĩ nhiên, uy tín và ảnh hưởng của cuộc thi có một phần phụ thuộc vào thành phần của ban giám khảo. Cho nên, thành viên ban giám khảo thường là những người có uy tín về nghề nghiệp hoặc có chức danh cao. Đa phần, họ có con mắt nhìn tinh khi đánh giá tranh, nhưng có một hạn chế là phần lớn họ không hiểu sâu về tranh thiếu nhi. Giống như những khách du lịch Châu Âu thường mê mẩn trước những cái cũ kỹ, lạc hậu ở Việt Nam như xích lô, quang gánh, trâu cày. Ban giám khảo - những người thường có tay nghề điêu luyện, phong cách đã định hình trong sáng tác thường cũng rất thích thú 16 trước sự hồn nhiên đầy ắp trong tranh các em nhưng lại là cái mà các họa sĩ người lớn không còn. Tâm trạng này sẽ dẫn đến sự không thiện cảm với những bức tranh bị cho là "vẽ giống người lớn", "già". Vì vậy , các em vẽ "ngây", "hồn nhiên" dễ thắng. Ban giam khảo cũng không ngờ rằng điều này đã định hướng cho các thầy cô dạy vẽ ở nhiều nơi, "rút kinh nghiệm cho cuộc sau" và họ đã đúng. Sau những giải thưởng tranh thiếu nhi, tôi nghi ngờ khả năng đi tiếp con đường nghệ thuật của các em quen vẽ "ngây" này. Sự thất bại ở những cuộc thi đối với những em vẽ "khôn", "già giặn" cũng sẽ làm nhiều em vốn"có quyết tâm theo nghề" dễ nản lòng bỏ cuộc. Có thể sẽ là không công bằng nếu chỉ đổ lỗi cho ban giám khảo các cuộc thi. Nhìn lại lịch sử mỹ thuật, những giá trị mỹ thuật truyền thống của chúng ta không nhiều những cái tinh xảo, kinh điển...mà phần lớn là những cái mộc mạc, giản dị tuy rất tình cảm và tạo nên cái riêng của Việt Nam như tranh Đông Hồ, như chạm khắc đình làng, như nét mặt của những con rối nước rất "ngây, mộc", mà không nhiều những cái kỹ càng, đi đến cùng trong kỹ thuật thể hiện như ở nhiều quốc gia khác. Có lẽ cái dễ bằng lòng , không kiên trì đi đến cùng trong công việc là đặc điểm của người Việt Nam chăng. Ban giám khảo thì cũng là người Việt Nam. Nhưng chúng ta không thể chỉ "ngây". Nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ làm mất đi sự phát triển đa dạng c ủa mỹ thuật thiếu nhi, không tạo được nguồn có chất lượng phong phú cho đầu vào của các trường nghệ thuật, đồng thời, không rèn luyện được nhiều tính kiên trì, ý chí quyết tâm trong tìm tòi và sáng tạo. Để khắc phục điều này, rất mong các họa sỹ khi làm thành viên giám khảo chấm tranh thiếu nhi cần phải thật công bằng, thận trọng và lưu ý khách quan hơn. 1.2 Thành phần truyền thong và đưa tin Các cuộc triển lãm tranh của các em thường mở ngắn ngày và cũng chỉ phục vụ được cho các em quanh khu vực, các em ở xa không thể đến xem. Những bức tranh đẹp không được nhiều người biết đến.Các hoạt động trong cuộc thi tuy được báo chí đưa tin, nhưng tất cả chỉ đăng ảnh quan chức khai mạc triển lãm chứ không đăng tranh của các em. Có một vài báo đăng thì chỉ một hai bức ví dụ. Không được tiếp xúc 17 với nhiều tranh đẹp là một sự hạn chế rất lớn.Trong khi đó ở thời đại này công nghệ thông tin đã phổ biến rộng rãi. Chính từ những trăn trở đó mà tôi mong muốn có riêng một trang BLOG về Mỹ thuật dành cho thiếu nhi,ở đó “tập hợp” những tác phẩm của các cuộc thi, giúp các em và các bạn đồng nghiệp có thêm thông tin,thêm tư liệu cho việc dạy học và học mỹ thuật của thầy trò, nhất là ở các vùng xa các trung tâm đô thị, đồng thời tạo điều kiện được nhiều người thưởng thức nghệ thuật của thiếu nhi 2.Phát động và tổ chức các cuộc thi vẽ tranh 2.1.Phát động và tổ chức trong toàn Tỉnh Trong nhiều năm trở lại đây qua theo dõi nắm bắt tình hình.Tôi thấy các phong trào thi vẽ tranh chủ yếu được phát động, tổ chức ở các trường,cụm trường trong thành phố tổ chức thường niên và có quy mô còn ở các huyện,xã thì có phần mờ nhạt thậm chí là không có. Đó là điều thiệt thòi đối với những trẻ ở vùng sâu,vùng xa.Vậy nên chăng các cuộc thi vẽ tranhh của các em thiếu nhi cần được phát động khắp “ cộng đồng dân cư” ở cơ sở. Để rồi tập trung tổ chức thi ở một địa điểm trong tỉnh( điều này rất nhiều tỉnh khác đã làm được). Đây là cơ hội để các em giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để phát huy năng khiếu hội họa của mình trong thể hiện ý tưởng. Bên cạnh đó chất lượng các tác phẩm cũng đa dạng ,có phong cách riêng, biệt lập, sáng tạo, không trùng lấp về bố cục, ý tưởng tránh được sự “một màu” trong cuộc thi. 2.2 Phát động và tổ chức trong nhà trường Trong một năm học xuyên suốt, có rất nhiều dịp kỷ niệm các ngày Về chất lượng, đa số các họa sĩ đã có nhiều cố gắng tạo cho mình phong cách riêng, biệt lập, sáng tạo, không trùng lấp về lẽ lớn như: kỷ niệm Tết độc lập 2-9, kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20-11, kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam và quốc phòng toàn dân 22-12, kỷ niệm ngày giải phóng miền nam và thống nhất đất nước 304…..Ngoài các hoạt động thi đua học tốt và dạy tốt thì đây cũng là dịp để tổ chức các cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi và cũng tạo thành hoạt động truyền thống hàng năm và là sân chơi bổ ích, thiết thực, để các em thiếu nhi tập hợp về sân chơi đầy sắc màu này 18 thể hiện năng khiếu hội họa của mình. Thông qua hội thi vẽ tranh cũng để nhằm góp phần bồi dưỡng tư duy thẩm mỹ, sáng tạo, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, tình làng nghĩa xóm. Đồng thời, để tạo điều kiện các em thể hiện ý tưởng của mình về quyền trẻ em, về ý thức bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về quyền trẻ em, để thực hiện tốt phong trào xây dựng một cộng đồng tốt đẹp cho trẻ em. Qua hội thi phát hiện những em có năng khiếu để bồi dưỡng, đồng thời tuyển chọn những tác phẩm xuất sắc để triển lãm và tham gia các cuộc thi của Hội đồng Đội Trung ương,cuộc thi của Phòng giáo dục tổ chức,cũng như duy trì phong trào thiếu nhi vẽ tranh trong toàn trường. Cho dù trong thời gian nào, nhà trường cũng vừa phát động phong trào thi vẽ nhà trường cũng đã thông báo rộng rãi đến các em học sinh trong buổi chào cờ thứ hai đầu tuần, trong các giờ mỹ thuật và dán thể lệ cuộc thi tại bảng tin của trường. Nhà trường cũng tạo điều kiện tối đa cho các em tham gia cuộc thi. Cô và trò thường xuyên có những cuộc trao đổi về bài vẽ. Tuy nhiên, chúng ta không định hướng về nội dung học sinh phải vẽ như thế nào và vẽ gì, mà chỉ đóng vai trò gợi mở, để các em tự do thể hiện khả năng cũng như trí tưởng tượng của mình. 19 3.Các hình thức tổ chức thực hiện 3.1 Tổ chức theo hình thức thi cá nhân Từ góc độ của một người làm giáo dục, là giáo viên Mỹ thuật tôi cũng cho rằng các cuộc thi vẽ tranh là một trong những hoạt động giúp trẻ có những bước phát triển toàn diện về tư duy và kỹ năng. Ban đầu, có thể đó chỉ là những nét vẽ đơn giản. Nhưng sau đó sẽ rèn cho trẻ em tính kiên trì để hoàn thành một công việc. Cụ thể ở đây chính là việc hoàn thành một bức tranh. Thêm vào đó, màu sắc sẽ tạo ra cảm xúc của trẻ đối với thế giới xung quanh. 3.2 Tổ chức hình thức thi theo nhóm,tập thể Ngoài ra, vẽ tranh cũng chính là thể hiện của học sinh về đường nét, màu sắc, sử dụng ngôn ngữ tạo hình để diễn tả nội dung qua việc sắp xếp các hình ảnh. Không 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng