Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn một số vấn đề cơ bản hiệp ước bali....

Tài liệu Skkn một số vấn đề cơ bản hiệp ước bali.

.DOC
18
1131
143

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị : Trường THPT Thống Nhất A Mã số: ............................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN HIỆP ƯỚC BALI Người thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Dung Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: ..................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh Năm học 2014 – 2015  Hiện vật khác -2- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Dung 2. Ngày tháng năm sinh: 19/ 05/1980 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp 5- Sông Trầu. Trảng Bom- Đồng Nai. 5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ:01213713073 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Tổ phó chuyên môn. 8. Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Lịch sử lớp 10 và 12 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất A II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân lịch sử. - Năm nhận bằng: 2002 - Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy lịch sử Số năm có kinh nghiệm: 11 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 0 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN HIỆP ƯỚC BALI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Hiện nay đất nước ta đang diễn ra quá trình cải cách toàn diện và đồng bộ nền giáo dục theo hướng giáo dục của thế giới. Đưa giáo dục của Việt Nam phát triển hơn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy năng lực , tính tích cực chủ động của các em. Cuộc cải cách toàn diện này đặt ra nhiều yêu cầu mới cho cả học sinh và giáo viên, và hiện nay hầu hết giáo viên chúng ta đang góp sức mình vào công cuộc đổi mới này bằng nhiều cách thức khác nhau. - Trong khi đó bối cảnh tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á đang diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt là tháng 5/ 2014 vừa qua Trung Quốc đã thiết đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sự kiện này đã biến Đông Nam Á trở thành điểm nóng trên diễn đàn thế giới. Giàn khoan mang tên Hải Dương 981 không biết đã thăm dò được dầu khí hay chưa nhưng thực sự đã khoan vào lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam cả trong và ngoài nước. Một lần nữa vấn đề độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ lại trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. - Năm 2014 này cả nước ta đang tuyên truyền kỉ niệm 45 năm ngày thực hiện Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Di chúc của Bác chúng ta thấy được vấn đề độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ rất được coi trọng. Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ chính là mong muốn cả cuộc đời của Bác” cả cuộc đời vì nước vì non”. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản quý giá của dân tộc ta, là động lực to lớn để đất nước vượt qua khó khăn thử thách, vững bước tiến lên. Với bản di chúc này một lần nữa khẳng định rằng độc lập, chủ quyền là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, dân tộc. - Đối với các thầy cô giáo đang giảnh dạy bộ môn lịch sử hiện nay chắc hẳn đều đang rất suy tư , không biết là môn học này sẽ tồn tại như thế nào với phương án cho học sinh lựa chọn môn thi tốt nghiệp như bây giờ. Tuy nhiên nếu chúng ta suy nghĩ kỹ hơn theo một chiều hướng tích cực, một cách khách quan thì thấy rằng điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến công việc giảng dạy môn sử của chúng ta.Vì suy cho cùng cái cốt lõi nhất của bộ môn lịch sử là giáo dục, do đó nếu chúng ta không dạy sử cho các em thi tốt nghiệp thì chúng ta vẫn tiếp tục dạy sử để giáo dục học sinh, và các em vẫn phải” học sử để làm người”. - Trong chương trình lịch sử lớp 12 ( Bài 4: Đông Nam á và Ấn Độ) có đề cập đến Hiệp ước Bali trong đó khẳng định nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước. Đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng trong quan hệ đối ngoại hiện nay. Khi dạy phần này giáo viên chủ yếu chỉ giới thiệu sơ lược về hội nghị Bali chứ ít đi sâu vào phân tích sự kiện này. - Vì các lí do trên tôi quyết định chọn nội dung tìm hiểu về Hiệp ước Bali, thông qua đó là giáo dục vấn đề chủ quyền để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, để thấy rõ giá trị của Hiệp ước này vẫn còn rất cần thiết trong tình hình tranh chấp biển Đông đang ngày càng phức tạp như hiện nay. Đồng thời giúp học sinh có ý thức tốt hơn trong việc giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. -2- II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - Hiện nay cả nước ta đang trong quá trình thực hiện công cuộc cải cách toàn diện nền giáo dục theo hướng phát huy năng lực, tính tích cực và chủ động của học sinh, tất cả thầy cô và các em học sinh đều đang cố gắng hết sức để hòa mình vào công cuộc đổi mới của đất nước. Và các giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử như chúng tôi cũng đang thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học của mình để học sinh không còn sợ học môn sử, ngày càng yêu thích môn học này hơn. - Trước thực tế tình hình khu vực đang có nhiều biến động như hiện nay, Biển Đông đang dậy sóng, cả nước đang ra sức truyên truyền rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân vấn đề chủ quyền, đặc biệt là ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng ta có rất nhiều tư liệu lịch sử, bằng chứng có thể khẳng định được chủ quyền Biển đảo của mình, chúng ta có lòng yêu nước nồng nàn sẵn sàng đứng lên chống lại các thế lực thù địch có âm mưu xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. - Nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng bênh vực cho Việt Nam, ủng hộ Việt Nam, đó là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn cho nhân dân ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. - Bộ môn lịch sử trong nhà trường phổ thông từ trước đến nay luôn được xem là môn học phụ, khô khan khó nhớ bởi vì rất nhiều sự kiện, gần như đa số học sinh đều không thích học môn này, bên cạnh đó trong xã hội hiện đại này nay, việc theo chuyên ngành lịch sử sẽ khiến các em khó tìm được một công việc với mức lương cao. Do đó mà các bậc phụ huynh cũng ngăn cản con em mình đi theo ngành học này mà chủ yếu thiên về các môn tự nhiên, thêm vào đó cách dạy học truyền thống của giáo viên cũng khiến các em nhàm chán khi học môn sử, đây là khó khăn của tất cả giáo viên giảng dạy môn lịch sử hiện nay. - Bên cạnh đó việc đổi mới phương án thi tốt nghiệp như hiện nay đã làm cho môn sử gần như không còn được xem trọng, có những trường phổ thông 100% học sinh không chọn môn sử để thi tốt nghiệp. Điều này cũng làm cho các giáo viên dạy sử như tôi rất chạnh lòng. - Trong khi đó việc dạy sử để giáo dục học sinh vẫn vô cùng cần thiết nhất là trong tình hình hiện nay, vấn đề tranh chấp biển Đông đang trở thành vấn đề nóng bỏng của khu vực Đông Nam Á và thế giới, Trung Quốc vẫn chưa bao giờ từ bỏ ý đồ bành trướng ở Biển Đông, ttrong khi đó nền giáo dục của Việt Nam về vấn đề biển đảo hiện đang còn sơ sài, chưa đều tay và chưa đạt hiệu quả giáo dục cao.Vì vậy tôi nghĩ rằng dù tình hình hiện nay giáo viên môn sử đang đứng trước khó khăn như thế nhưng việc đổi mới phương pháp dạy học để tiếp tục công việc giảng dạy môn sử đồng thời giáo dục học sinh qua môn học này là điều rất cần thiết. Để làm cho học sinh mặc dù không lựa chọn môn sử để thi nhưng vẫn yêu thích môn học này. - Hiện nay cả nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết Đại hội X của Đảng: chấn hưng nền giáo dục Việt Nam, tạo ra nguồn lực con người- yếu tố cơ bản phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế.Vì vậy -3- tập trung sức lực, tài lực, trí tuệ để nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, nội dung, biện phap dạy- học để nhằm nâng cao năng lực cho học sinh là rất cần thiết. - Trước đây cách truyền thụ của người Thầy là truyền thống, là theo hướng một chiều, không có sự tương tác giữa Thầy và trò do đó mà tiết học lịch sử rất nhàm chán, khôi khan, học sinh cảm thấy sợ học môn sử. Hiện nay hòa nhập vào công cuộc đổi mới của đất nước, mỗi giáo viên chúng ta đều đang cố gắng thay đổi phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em để giờ học lịch sử sinh động hơn, có hiệu quả hơn so với trước. Việc sử dụng các câu hỏi vận dụng để phát huy tính tích cực sẽ giúp học sinh nắm được vấn đề rõ hơn, vừa dạy kiến thức vừa giáo dục sẽ giúp bài học lịch sử có ý nghĩa hơn, - Vì lí do trên khi dạy bài 4 trong chương trình lịch sử lớp 12 :Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, tôi đã chọn một vấn đề là Hiệp ước Bali để làm rõ hơn cho học sinh hiểu và thông qua vấn đề đó tôi giáo dục về chủ quyền cho học sinh, vì vấn đề này hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng mà nước ta đang phải đương đầu, cần phải được tuyên truyền một cách rộng rãi hơn, phổ biến hơn nữa trong đó trách nhiệm hàng đầu thuộc về các giáo viên dạy sử như chúng tôi. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Giải pháp 1: Tìm hiểu một số nét chính về khu vực Đông Nam Á và sự ra đời của tổ chức ASEAN. Một số nét chính về khu vực Đông Nam Á - Đông Nam Á là khu vực khá rộng lớn, nằm ở Đông nam lục địa Châu Á với hệ thống gồm nhiều đảo và bán đảo, các biển và vịnh biển xen kẽ nhau tạo ra một khu vực đa dạng. Hiện nay Đông Nam Á gồm 11 quốc gia : Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Xingapo, Inđônêxia, Philippin, Brunây, Đông Timo. Đây là một khu vực địa lí- lịch sử song hết sức đa dạng. Hầu như mỗi nước một vẻ, mỗi quốc gia mang một nét riêng, tuy nhiên sự đa dạng đó đã không vượt ra ngoài sự thống nhất của khu vực. - Đông Nam Á còn là một khu vực địa lí- lịch sử- văn hóa, phân bố trên một địa bàn khá rộng lớn. Khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, tạo thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng ẩm. Vì thế mà được gọi là “Châu Á gió mùa”. Gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ, đã trở nên xanh tốt trù phú với những đô thị đông đúc và thịnh vượng như Cuala Lampơ, Xingapo, Giacacta...Những điều kiện tự nhiên đó rất thuận lợi cho cuộc sống của con người, địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng hết sức phong phú, đa dạng, điều đó đã lí giải vì sao từ xa xưa con người đã đến đây sinh sống. Khí hậu gió mùa với lượng mưa lớn trung bình là 1000mm đã tạo ra điều kiện vô cùng thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp lúa nước sớm phát triển tại đây. - Từ lâu khu vực Đông Nam Á đã là là một khu vực quan trọng trên thế giới, được coi là “ ngã tư đường”, là hành lang cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây á và Địa Trung Hải. Mối liên hệ của khu vực này với thế giới đã -4- được xác lập từ thời cổ đại. Các nhà truyền giáo, nhà sư, nhà địa lí như Nghĩa Tĩnh, Trịnh Hòa, Chu Đạt Quan ... đã đến đây để ghi chép và để lại nhiều tài liệu quý báu cho đời sau. - Đông Nam Á vốn được xem là một nơi thần bí với các hương liệu, gia vị và những sản phẩm kì bí khác. Đây là những sản phẩm mà người Phương Tây rất thích thú khi đến đậy trao đổi, mua bán. Người Ấn Độ xưa gọi vùng đất này là” đất vàng” hay “ đảo vàng”. - Trên cơ sở tiếp thu chọn lọc văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra nền văn hóa bản địa đặc sắc: văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tuy nhiên tính cách, tập quán, văn hóa của từng dân tộc không trộn lẫn với nhau.Văn hóa các dân tộc đã không ngừng biến đổi tạo nên sự đa dạng trên toàn vùng. Nền văn hóa đó đã có đóng góp to lớn vào kho tàng văn hóa nhân loại như công trình Ăng co Vát, Ăng co Thom, Thạt Luổng.. - Thời kì phong kiến của khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến sự trỗi dậy hùng mạnh của nhiều quốc gia như Đại Việt, Ăng co..Các quốc gia này đều phát triển cả về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa.Sự lớn mạnh của khu vực này còn được thể hiện trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ. - Các dân tộc ở Đông Nam Á cũng trải qua hoàn cảnh lịch sử giống nhau- phải đấu tranh chống sự xâm lược và đô hộ của nước ngoài nên càng hiểu nhau hơn, xây dựng nên sự đoàn kết chiến đầu và xây dựng đất nước. Đó là cơ sở cho việc liên minh với nhau trong hiện tại và tương lai. Qúa trình chiến đấu chống quân xâm lược Phương Tây của các nước Đông Nam Á đã diễn ra lâu dài, gian khổ. Thể hiện tinh thần yêu nước cao độ của nhân dân Đông Nam Á,cùng với đó là ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất. Sự nghiệp giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu, Lược đồ các nước Đông Nam Á hiện nay -5- - Vì tầm quan trọng của Đông Nam Á nên các nước tư bản Phương Tây sau khi tìm ra đường biển sang Phương Đông đã lần lượt đặt chân đến Đông Nam Á, từ những hoạt động buôn bán và truyền giáo dần chuyển sang chính sách xâm lược. Ban đầu chúng thành lập các công ty thương mại, thế lực của chúng không chỉ giới hạn ở mặt kinh tế mà còn mở rộng trên các mặt chính trị, quân sự. Đến thế kỉ XIX hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Phương Tây( chỉ trừ một quốc gia duy nhất là Xiêm) - Ngay từ khi thực dân Phương Tây sang xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, ở mỗi nước , tùy điều kiện cụ thể mà khuynh hướng, đường lối đấu tranh khác nhau, song tinh thần yêu nước, chủ nghĩa dân tộc chân chính là nét chung, là điểm tương đồng giữa các quốc gia Đông Nam Á. Các dân tộc ở Đông Nam Á cũng trải qua hoàn cảnh lịch sử giống nhau- phải đấu tranh chống sự xâm lược và đô hộ của nước ngoài nên càng hiểu nhau hơn, xây dựng nên sự đoàn kết chiến đầu và xây dựng đất nước. Đó là cơ sở cho việc liên minh với nhau trong hiện tại và tương lai. Qúa trình chiến đấu chống quân xâm lược Phương Tây của các nước Đông Nam Á đã diễn ra lâu dài, gian khổ. Thể hiện tinh thần yêu nước cao độ của nhân dân Đông Nam Á,cùng với đó là ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất. Sự nghiệp giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa phát xít thất bại, chủ nghĩa thực dân suy yếu, điều này đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ, trước thời cơ đó nhân dân các nước Đông Nam Á đã vùng lên đấu tranh tự giải phóng, lần lượt các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập dân tộc, bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. - Gần đây Đông Nam Á được nhìn nhận như một khu vực chiến lược hiện đại cả về kinh tế, chính trị, quân sự. Đông Nam Á là một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Sự thành lập của tổ chức ASEAN: - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) ra đời trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến đổi: + Trên thế giới có nhiều tổ chức khu vực xuất hiện để bảo vệ quyền lợi khu vực như Liên đoàn Ả rập, khối thị trương chung Châu Âu...tình hình đó đã tác động đến các nước Đông Nam Á. + Cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Việt Nam phát triển, đẩy Mĩ vào thế thất bại nặng nề. Mĩ từng bước xuống thang chiến tranh , tình hình đó đòi hỏi các nước Đông Nam Á phải có biện pháp xử lí một cách khôn khéo và phù hợp. + Những năm 60 hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều đã giành được độc lập, bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.Trước tình hình đó nhu cầu tập hợp lại dưới hình thức một tổ chức là rất cần thiết. - Ngày 8/8/ 1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) ra đời tại Băng Cốc ( Thái Lan) .Mục đích ra đời của ASEAN đã được nêu rõ trong tuyên bố thành lập ASEAN: -6- + Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng, hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng. + Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lí và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của hiến chương Liên Hợp Quốc. + Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật. + Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kĩ thuật, hành chính. + Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hóa giữa các nước. + Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á. + Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương hợp và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này. Sự ra đời của Hiệp ước Bali năm 1976: Hình ảnh hội nghị Bali năm 1976 -7- - Năm 1976 tại Bali ( Inđônêxia), hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất được tổ chức, tại hội nghị này bản Hiệp ước Bali đã được kí kết với tên gọi là Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á. Hiệp ước Bali đặt khuôn khổ cho một nền hòa bình lâu dài ở khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Hội nghị thượng đỉnh Bali đã đẩy mạnh việc thống nhất quan điểm, phối hợp lập trường và tiến hành những hoạt động chung giữa các nước thành viên của khối ASEAN. Nội dung của Hiệp ước Bali: - Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ . Đây là nguyên tắc quan trọng trong mối quan hệ giữa các quốc gia hiện nay, nguyên tắc đó đã được tổ chức Liên Hợp Quốc đề ra từ năm 1945.Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ sẽ giúp các quốc gia tạo ra mối quan hệ bền vững, tốt đẹp. Hiệp ước Bali đã một lần nữa khẳng định lại nguyên tắc này.Để từ đây quan hệ giữa các thành viên khối ASEAN sẽ chặt chẽ hơn nữa. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Mặc dù ASEAN có cùng chung mục đích xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong khu vực tuy nhiên vẫn phải tôn trọng công việc nội bộ của mỗi nước, không nước nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. - Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đều có nền quân sự hùng mạnh và rất hiện đại, tuy nhiên việc một quốc gia nào đó sử dụng vũ lực đe dọa một quốc gia khác sẽ luôn bị lên án,vũ lực không thể hiện được sức mạnh của một quốc gia mà sẽ làm cho hình ảnh quốc gia đó ngày càng xấu đi. Đe dọa bằng vũ lực không thích hợp với xu thế phát triển tất yếu hiện nay của thế giới. - Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Hòa bình đang là xu thế phát triển chung của toàn thế giới, các quốc gia hiện nay mặc dù có quân sự rất hùng mạnh nhưng vẫn lựa chọn giải pháp hòa bình là giải pháp tối ưu trong việc giải quyết tranh chấp, xung đột. - Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Hợp tác để cùng phát triển là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia hiện nay,sự hợp tác sẽ đem lại nhiều cơ hội thuận lợi hơn, sẽ giúp các nước chậm phát triển trên thế giới thu hẹp dần khoảng cách so với các nước phát triển. Hợp tác đem lại nguồn lợi về nhiều mặt cho các quốc gia. -8- Hình ảnh về sự tăng cường hợp tác ở Đông Nam Á Ý nghĩa của Hiệp ước Bali: Hiệp ước Bali năm 1976 đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN, vì từ khi thành lập đến năm 1976 ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị thế trên chính trường quốc tế, nhưng từ khi hiệp ước Bali ra đời, ASEAN ngày càng khẳng định sức mạnh của tổ chức, mối quan hệ với các nước Đông Dương được cải thiện, số lượng các nước thành viên ngày càng mở rộng: năm 1977 Lào và Mianma gia nhập vào tổ chức, năm 1999 Campuchia gia nhập vào ASEAN. Như vậy từ ASEAN 5 đã phát triển thành ASEAN 10 như ngày nay. 2. Giải pháp 2: Vận dụng hiệp ước Bali để giáo dục chủ quyền cho học sinh - Đối với mỗi giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử như chúng ta, thì việc giáo dục học sinh thông qua các bài học lịch sử là vấn đề vô cùng cần thiết, là nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó, vì vậy khi dạy bài 4 môn sử lớp 12 tôi đã vận dụng Hiệp ước Bali nhằm giáo dục vấn đề chủ quyền cho học sinh, một vấn đề rất quan trọng và đang cần được tuyên truyền, quảng bá một cách rộng rãi trong tình hình tranh chấp phức tạp hiện nay.Nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền là một nguyên tắc quan trọng mà tổ chức thế giới Liên Hợp Quốc đã xác định trong mối quan hệ giữa các quốc gia từ khi tổ chức đó ra đời năm 1945, sau này đã được các quốc gia Đông Nam Á khẳng định lại lần nữa trong nội dung của Hiệp ước Bali năm 1976. - Để làm được việc giáo dục vấn đề chủ quyền này, tôi đã sử dụng một số dạng câu hỏi ở mức độ vận dụng để học sinh tư duy, qua đó tôi sẽ giúp học sinh làm rõ -9- được vấn đề chủ quyền quan trọng như thế nào trong quan hệ giữa các quốc gia,sau đây tôi xin được phép đưa ra một số dạng câu hỏi vận dụng mà tôi đã sử dụng khi dạy về nội dung này để tất cả đồng nghiệp cùng tham khảo: Câu 1: Vì sao nói Hiệp ước Bali đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN? Đối với câu hỏi này tôi sẽ hướng dẫn học sinh tham khảo hoạt động của tổ chức ASEAN qua 2 giai đoạn, từ đó học sinh nhận ra rằng giai đoạn trước khi Hiệp ước Bali ra đời (1967- 1975) :ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác rất lỏng lẻo, có quan hệ đối đầu với 3 nước Đông Dương.Từ khi hiệp ước Bali ra đời( 1976 – nay) :ASEAN ngày càng phát triển mạnh, sự hợp tác được tăng cường, quan hệ với 3 nước Đông Dương được cải thiện, số lượng các quốc gia thành viên ngày càng tăng lên. Từ đó ta thấy rằng Hiệp ước Bali đánh đấu sự khởi sắc của tổ chức ASAEN. Câu 2: Trong nội dung hiệp ước Bali, nguyên tắc nào quan trọng nhất? Trong câu hỏi này tôi sẽ cho học sinh tìm hiểu kĩ về nội dung Hiệp ước Bali từ đó các em xác định được nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền là quan trọng nhất. Hai tiếng chủ quyền đã trở nên thiêng liêng khi được đánh đổi bằng biết bao xương máu cha anh đi trước, bằng mồ hôi nước mắt của các chiến sĩ hải quân hiện nay đang ôm súng ngày đêm bảo vệ chủ quyền đất nước nơi đầu sóng ngọn gió. Vì vậy bảo vệ chủ quyền là trách nhiệm toàn dân tộc, cả nước phải góp sức mình, trong đó đi đầu là thế hệ trẻ. Câu 3: Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề chủ quyền trong hiệp ước Bali? Đây là một dạng câu hỏi mở, học sinh có thể tự do phát biểu suy nghĩ riêng, tuy nhiên giáo viên sẽ định hướng cho các em rằng vấn đề chủ quyền là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Hiệp ước Bali đã khẳng định nguyên tắc chủ quyền là rất quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực, và để bảo vệ chủ quyền rất cần có sự hợp tác lẫn nhau giữa các quốc gia. -10- Câu 4: Trong tình hình hiện nay em thấy vấn đề chủ quyền đang được thực hiện như thế nào? Câu hỏi này tôi sẽ giúp học sinh tự liên hệ được tình hình thực tế hiện nay: gần đây Trung Quốc thiết đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào vùng biển nước ta, họ đã ngang nhiên vi phạm nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đây là một việc đáng lên án. Do đó chúng ta phải lên kiên quyết bảo vệ chủ quyền trước các hành vi xâm phạm. Câu 5: Theo em biện pháp nào sẽ giải quyết tốt nhất khi vấn đề chủ quyền nước ta có nguy cơ bị xâm phạm? Đối với câu hỏi này sẽ cho học sinh tự do đưa ra các giải pháp theo ý các em nhưng sau đó giáo viên sẽ khẳng định lại cho các em thấy được giải pháp tốt nhất hiện nay là đấu tranh hòa bình, thương lượng, kêu gọi sự ủng hộ các của các nước trên thế giới. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Sau nhiều năm dạy bài Đông Nam Á theo hướng vận dụng hiệp ước Bali để giáo dục chủ quyền, tôi nhận thấy bài dạy của mình có ý nghĩa hơn rất nhiều, học sinh tích cực, chủ động hơn, các em hăng hái phát biểu suy nghĩ của mình trước vấn để rất thực tế, giờ học lịch sử không cứng nhắc, khô khan như trước nữa. - Tiết học diễn ra nhẹ nhàng nhưng hiệu quả tăng lên nhiều hơn so với trước đây. Nếu như trước đây khi dạy xong một tiết sử giáo viên cảm thấy rất mệt vì phải làm việc rất nhiều thì nay chúng ta sẽ thoải mái hơn, gần gũi với các em, có thể thấy rõ tâm tư, tình cảm của các em đối với vấn đề chủ quyền dân tộc. - Mặc dù hiện nay, đa số các em học sinh không còn lựa chọn môn sử để thi tốt nghiệp, nhưng tôi nhận thấy rằng các em vẫn yêu thích các bài học lịch sử, như vậy là tôi đã và đang làm tốt nhiệm vụ giáo dục của mình, Nếu chúng ta chỉ dạy -11- mà không giáo dục chắc có lẽ những sự kiện khô khan, khó nhớ của môn lịch sử sẽ không bao giờ được các em học sinh cảm thấy thích thú. - Trong năm học vừa qua khi dạy xong bài Đông Nam Á tôi đã tiến hành khảo sát học sinh hai lớp 12a1 và 12a7 và thu được kết quả như sau: Mức độ Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú 12 a 1 65% 12% 18% 5% 12 a7 60% 20% 13% 7% - Vậy là với kết quả đó đã cho thấy học sinh không chán học môn sử nhiều như trước đây nữa, học sinh hứng thú và tích cực hơn trong tiết học, đó là một sự thay đổi lớn, sự thay đổi này sẽ rất cần thiết trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. - Khi dạy lịch sử theo hướng vận dụng vào thực tiễn sẽ giúp học sinh dể hiểu bài hơn, các em cảm thấy yêu thích môn học này hơn, tích cực phát biểu xây dựng bài trong giờ học. Tiết dạy lịch sử của giáo viên sẽ trở nên nhẹ nhàng nhưng có hiệu quả cao. Không còn tình trạng cháy giáo án như trước đây trong khi nội dung bài chưa truyền thụ hết. - Mục đích chính của giảng dạy môn sử là giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh, vì vậy khi các em hứng thú với môn học thì việc giáo dục sẽ đạt kết quả cao hơn, giáo dục về chủ quyền là điều vô cùng cần thiết trong các bài học lịch sử, đặc biệt là trong tình hình thực tế hiện nay ở Biển Đông, với hành vi xâm phạm của Trung Quốc như vừa qua đã cho chúng ta thấy việc giáo dục chủ quyền phải được thực hiện tốt hơn trước đây, bằng nhiều biện pháp, cách thức khác nhau để toàn dân hiểu được tầm quan trọng của chủ quyền đối với đất nước ta. - Đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp chúng ta cải thiện đáng kể tình trạng sợ học môn lịch sử như trước, tạo ra hứng thú học tập cho các em, từ đó học sinh dần dần sẽ nhận thấy môn sử rất cần thiết cho bản thân các em, vì có hiểu rõ lịch sử, trân trọng quá khứ sẽ là hành trang cho các em vững bước vào tương lai tươi sáng. - Giáo viên có thể sử sụng các câu hỏi vận dụng trên để làm bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra một tiết cho học sinh. Điều này sẽ giúp chúng ta phân loại được trình độ nhận thức của học sinh. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Giáo dục chủ quyền là nhiệm vụ quan trọng , là trách nhiệm của giáo viên chúng ta, phải làm tốt công tác này là điều rất cần thiết trong tình hình thực tế đang xảy ra nhiều biến động như hiện nay, nước lớn bên cạnh chúng ta là Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm lược và bành trướng lãnh thổ, vì vậy bảo vệ chủ quyền là việc làm đúng đắn mà mỗi người dân đều tham gia, nhưng bảo vệ bằng cách nào, thể hiện như thế nào là điều mà giáo viên chúng ta phải định hướng, dẫn dắt học sinh để không còn xảy ra tình trạng bạo động, đập phá gây thiệt hại lớn cho nhà nước như vùa qua. - Các đồng nghiệp thân mến, hiện nay đa số học sinh không chọn môn sử để thi tốt nghiệp, đây là tình trạng chung trên cả nước chứ không phải chỉ một vài địa -12- phương, tuy nhiên theo tôi nghĩ vấn đề này sẽ không ảnh hưởng gì đến tâm huyết của chúng ta, chúng ta vẫn tiếp tục sự nghiệp của mình, người giáo viên dạy sử là những người thấm nhuần tinh thần cách mạng, nên dĩ nhiên sẽ rất bản lĩnh. không một khó khăn nào có thể làm chúng ta lùi bước, bên cạnh đó các em học sinh chắc cũng hiểu được rằng học sử không phải chỉ để đi thi, mà học sử để làm người, vì vậy chúng ta vẫn tiếp tục giúp các em hiểu rõ về quá khứ, trân trọng quá khứ để làm hành trang vững bước đến tương lai tươi sáng hơn, và qua chuyên đề này tôi cũng muốn nói lên tâm tư, suy nghĩ của mình rằng nếu như có cơ hội để chọn lại nghề nghiệp từ đầu, tôi vẫn sẽ chọn làm giáo viên dạy sử. - Về phía các em học sinh cô đề nghị các em nên thay đổi cách nhìn của mình về môn lịch sử, không nên xem đây là môn học phụ. Học sử giúp các em có thêm niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai của đất nước ta mà tương lai đó là của chính các em. Các em sẽ tự hào với lịch sử dân tộc mình, từ đó các em thấy trách nhiệm của thế hệ trẻ sẽ đối với đất nước là gì, hiểu rõ lịch sử dân tộc sẽ khiến các em tự hào với truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất, các em sẽ thấy tự hào vì mình là người Việt Nam. Hãy lắng nghe tiếng gọi của Tổ Quốc mình như lời một bài hát quen thuộc: “ Tôi đang nghe Tổ Quốc gọi tên mình Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng sa dội vào ghềnh đá” - Kính đề nghị sở Giáo dục và đào tạo, các nhà trường phổ thông quan tâm hơn nữa tới các giáo viên môn sử, động viên khích lệ tinh thần để chúng tôi có thêm nghị lực vững bước trên con đường mà chúng tôi đã lựa chọn. Đó là làm tốt nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho các em học sinh thông qua các bài học lịch sử, chúng tôi luôn khao khát sẽ làm tốt việc mà chủ tịch Hồ Chí Minh mong mỏi ở tất cả những con dân của Việt Nam: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lược sử Đông Nam Á – Phan Ngọc Liên – NXB giáo dục - Năm 1999. 2. Một số vấn đề về lịch sử - văn hóa Đông Nam Á- Lê Phụng hoàng- ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 3. Lịch sử thế giới hiện đại- Nguyễn Anh Thái- NXB giáo dục- Năm 2000. 4. Địa lí Đông Nam Á- Phan Huy Xu- NXB giáo dục- Năm 2000 5. Lịch sử văn minh thế giới- Lê Phụng Hoàng- NXB giáo dục- 1999. 6. Các nhân vật lịch sử trung đại Đông Nam Á- Lê Vinh Quốc- NXB giáo dục- 1999. -13- VII. PHỤ LỤC Trường THPT Thống Nhất A PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH KHỐI 12 Môn: Lịch sử Đề nghị các em học sinh cho ý kiến về việc có hứng thú trong học tập môn sử hay không theo các mức độ sau: Mức độ Đồng ý Không đồng ý Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú Các em có thể cho biết thêm các ý kiến khác: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Cảm ơn các em./. NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Thùy Dung -14- SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trường THPT Thống Nhất A CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Trảng Bom, ngày 20 tháng 5 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 - 2015 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số vấn đề cơ bản hiệp ước BaLi. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dung Chức vụ: Tổ phó chuyên môn. Đơn vị: Trường THPT Thống Nhất A Lĩnh vực: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác:  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện, đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Nguyễn Thị Thùy Dung Nguyễn Đăng Khoa THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ -16-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan