Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL Skkn một số ví dụ thực tế dùng trong giảng dạy công dân 10...

Tài liệu Skkn một số ví dụ thực tế dùng trong giảng dạy công dân 10

.DOC
20
1916
134

Mô tả:

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC ------------------I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: PHẠM TRÍ QUÂN 2. Ngày tháng năm sinh: 27/03/1958 3. Nam, nữ: nam 4. Địa chỉ: khu phố 2, phường Trảng Dài, Biên Hoà, Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613.917784 6. E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trãi II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2002 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục chính trị - Trường đào tạo: ĐHSP TP Hồ Chí Minh III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn GDCD - Số năm có kinh nghiệm: 03 1 Tên sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TẾ DÙNG TRONG GIẢNG DẠY CÔNG DÂN 10 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nếu ai đã từng giảng dạy Giáo dục Công dân lớp 10 đều biết chương trình được đánh giá bởi 3 chữ K: “khó, khô, khổ”. Tại sao lại có chuyện như vậy? Câu trả lời nằm trong nội dung chương trình Công dân nói chung và Công dân lớp 10 nói riêng. Theo đó chương trình Công dân lớp 10 gồm 2 phần. Phần thứ nhất chiếm toàn bộ học kỳ 1 có tiêu đề là “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”. Như vậy, phần này chính là Triết học, hay đúng hơn, là một số nội dung đã được rút gọn của triết học Mác- Lênin. Mà triết học thì bao giờ cũng hết sức cao xa, trừu tượng, nhất là đối với lứa tuổi vẫn còn trẻ con của học sinh lớp 10. Vì vậy trong quá trình dạy và học, cả thầy lẫn trò đều gặp khó khăn. Dù vậy, muốn hay không thì thầy vẫn phải dạy, và trò vẫn phải học, muốn ra sao thì ra, coi như đã hoàn thành một nhiệm vụ bất khả thi. Bản thân tôi khi tìm cách “Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh” đã nhận thấy: chỗ khó hiểu trong kiến thức cần truyền đạt sẽ bớt đi nhiều nếu tìm được những ví dụ thực tế, gần gũi với cuộc sống đời thường, hoặc gần gũi với những kiến thức về khoa học tự nhiên mà học sinh đã biết, thay vì dùng những ví dụ trong sách giáo khoa, là những thứ đã được đặt ra từ thế kỷ 20 do đó rất xa lạ với lứa tuổi 15 của học sinh lớp 10 hiện đang sống trong thế kỷ 21 Với mong muốn giúp học sinh bớt khó hiểu, tiết học bớt nặng nề khi học những những vấn đề cao siêu đó, xin trình bày ra đây một số ví dụ kiểu vừa nói, cho các bài 3, 4, 5, 6, 7 trong sách Giáo dục công dân lớp 10, xem như là thực hiện thêm một “nhiệm vụ bất khả …” khác nữa của mình 2 I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi: - Chương trình đã được thực hiện từ 10 năm nay nhờ thế giáo viên có rất nhiều dịp để cải tiến quá trình giảng dạy bao gốm cả cải tiến về phương pháp giảng dạy, cách tiếp cận vấn đề cần truyền đạt, cách thức kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của mình cũng như thu hoạch của học sinh. Ngoài ra cũng do chương trình đã được thực hiện lâu như vậy do đó trên internet c1 rất nhiều giáo án mẫu để tham khảo, cũng như có rất nhiều câu hỏi dược đặt ra và rất nhiều giải đáp dưới nhiều quan điểm khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham khảo - Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho GV (và cả HS) có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau. - HS đã tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực từ những năm học cấp dưới ở hầu hết các môn học nên rất thuận lợi cho việc tiếp thu bài học dù là dưới hình thưc giảng dạy truyền thống hay hiện đại cho nên GV có thể rơng5 tay thử nghiệm nhiều cách thức giảng dạy khác nhau 2. Khó khăn: - Tài liệu tham khảo đặc thù phục vụ cho môn GDCD 10 không phong phú, và hầu như đều na ná như nhau từ cách đặt vân đề đến nội dung, nhất là những vi dụ minh họa đực nêu ra rất cũ kỹ xa rời thực tế của cuộc sống hiện nay nên khó tiếp thu với học sính đặc biệt là HS lớp 10 (tính trong HS cấp 3) - Quan niệm của xã hội, gia đình, và đặc biệt là HS đối với bộ môn naỳ còn khá lệch lạc: không đầu tư, không chú ý thậm chí là xem thường hoặc học cho xong… 3. Số liệu thống kê Không có số liệu thống kê cụ thể 3 II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI A. Các ví dụ có thể dùng trong bài 3 1. Thế giới vật chất luôn vận động Bài này sách giáo khoa đưa ra khá nhiều ví dụ về vận động trong phần 1a (Thế nào là vận động) và cả trong câu hỏi 6 phần câu hỏi và bài tập. Tuy nhiên để bài học dễ hiểu hơn giáo viên nên hướng dẫn để học sinh cho thêm những ví dụ khác gần gũi hơn như - Xe chạy, quạt quay, trái đất di chuyển xung quanh mặt trời, chim bay (vận động cơ học) - Nước sôi, các êlectron chuyển đông xung quanh hạt nhân, các phân tử khí trong quả bóng chuyển động (vận động vật lý) - Sắt bị ôxy hóa, ôxy và hydro kết hợp thành nước, axít ăn mòn kim loại (vận động hóa học) - Hoa nở, đứa trẻ đang lớn, người lớn đang già (vận động sinh học) - Triều Trần thay thế triều Lý, Sự tăng trưởng kinh tế, sự tăng dân số của một nước (vận động xã hội) Nhìn chung kiến thức bài này không quá khó ngoài việc phải chúng minh quan điểm “vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất”. Nhưng đáng buồn là mặc dù dây là phần rất quan trọng nhưng sách giáo khoa lại nêu rất sơ sài: “Chúng ta biết rằng - Trái đất chỉ tồn tại khi tự quay quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời - Sự sống chỉ tồn tại khi có trao đổi chất với môi trường bên ngoài” Sau đó đi tới kết luận “Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng luôn vận động. Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Bởi vậy vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật hiện tượng” Tất nhiên điều đó không hề sai nhưng lập luận không vững nhất là ở ví dụ 1: “Trái đất chỉ tồn tại khi tự quay quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời”. 4 Chỗ này học sinh có quyền thắc mắc: dù không quay quanh trục của nó và xung quanh mặt trời thì trái đất vẫn còn đó, sao lại bảo rằng không tồn tại? Vì vậy để lập luận vững hơn nên sửa lại là: Trái đất chỉ là trái đất (tồn tại với tư cách là trái đất) khi tự quay quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời (nếu không nó chỉ là một hành tinh chết và không đáng được gọi là trái đất). Vì vậy, nên sửa lại một chút về cách trình bày như sau Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng luôn vận động. Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình Ví dụ: - Trái đất chỉ là trái đất, (một hành tinh có sự sống) khi tự quay quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời - Sự sống chỉ tồn tại khi có trao đổi chất với môi trường bên ngoài” Bởi vậy: vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật hiện tượng 2. Thế giới vật chất luôn phát triển Cũng tương tự phần 1, sách giáo khoa đã nêu khá rõ khái niệm phát triển đồng thời nêu khá nhiều ví dụ cho nên không khó để hiểu khái niệm phát triển. Tuy nhiên phần quan trọng nhất: chứng minh phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất thì lại rất sơ sài “ Quá trình phát triển của các sự vật hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản thẳng tắp mà diễn ra quanh co, phức tạp, đôi khi có bước thụt lùi tạm thời. Song khuynh hướng tất yếu của quá trình đó là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu” Nêu vấn đề như vậy hoàn toàn chỉ là đưa ra một khẳng định, nhất là sau đó sách giáo khoa đưa ra một yêu cầu: “Vận dụng quan điểm trên đây, em hãy phân tích cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta trong giai đoạn từ năm 1930 đến 1945” Thử hỏi học sinh dựa vào quan điểm nào? Quan điểm “quá trình phát triển của các sự vật hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản thẳng tắp mà diễn ra 5 quanh co, phức tạp, …” hay quan điểm “khuynh hướng tất yếu của quá trình đó là cái mới ra đời thay thế cái cũ, …” để phân tích trong khi chưa hiểu tại sao “khuynh hướng tất yếu của quá trình đó là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu” Lẽ ra để học sinh nắm được quan điểm này trước hết phải nêu vài ví dụ để chứng minh quan điểm : “Quá trình phát triển của các sự vật hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản thẳng tắp mà diễn ra quanh co, phức tạp, đôi khi có bước thụt lùi tạm thời” Ví dụ + Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta trong giai đoạn từ năm 1930 đến 1945 (có lúc thành công, có lúc tạm thời thất bại nhưng cuối cùng là thắng lợi) + Quá trình tiến hóa của các giống loài (một số bị tiêu diệt, nhưng một số khác được sinh ra và nói chung đó là quá trình phát triển) + Sự lụi tàn và thay thế của những nền văn minh trong lịch sử (nhưng nhìn chung lịch sử loài người là phát triển ) Từ đó đi tới kết luận: “khuynh hướng tất yếu là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu” thì sẽ hợp lý và rõ ràng hơn B. Các ví dụ có thể dùng trong bài 4 1. Thế nào là mâu thuẫn a/ Mặt đối lập của mâu thuẫn Đây là bài học mở đầu cho chùm 3 bài về các quy luật của chủ nghĩa MácLênin. Nếu học sinh không nắm được kiến thức cơ bản của bài này thì rất khó nắm kiến thức cơ bản bài 5 và 6. Trong đó việc nắm được khái niệm mâu thuẫn, mặt đối lập của mâu thuẫn và đưa ra được nhiều ví dụ về mâu thuẫn là vô cùng quan trọng. Muốn học sinh đưa ra được các ví dụ về mâu thuẫn thì chính sách giáo khoa và giáo viên phải đưa ra được rất nhiều ví dụ để học sinh tham khảo và dựa vào đó để tìm thêm những ví dụ khác. Rất tiếc về việc này sách giáo khoa đã không làm được 6 vì vậy nhiệm vụ nặng nề này trút lên vai của giáo viên. Cho nên xin đưa ra đây một số ví dụ để tham khảo - Trên-dưới, trong-ngoài, trái-phải, tốt-xấu (điều này có vẻ đương nhiên). - Cha-con, mẹ-con, thầy-trò (vì cha, mẹ nuôi dưỡng con cái, con cái nhân sự nuôi dưỡng của cha mẹ, thầy dạy, trò học …) Xin nhắc là hoàn toàn có thể chấp nhận những ví dụ kiểu thứ hai này vì theo định nghĩa: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất .... chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau Từ những ví dụ này và từ định nghĩa mâu thuẫn: mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó 2 mặt đối lập … có thể nêu các ví dụ về mâu thuẫn như sau: Cha mâu thuẫn với con, thầy mâu thuẫn với trò, học mâu thuẫn với dạy, kiến thức đã học mâu thuẫn với kiến thức chưa học, nam sinh mâu thuẫn với nữ sinh, học sinh chăm mâu thuẫn với học sinh lười … Ngoài ra cũng cần nhấn mạnh:“Khi nói đến mặt đối lập của mâu thuẫn là nói đến những mặt đối lập ràng buộc nhau bên trong mỗi sự vật hiện tượng không nên hiểu đó là mặt đối lập bất kỳ giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng kia” b/ Sự thống nhất giữa các mặt đối lập Nếu đồng ý với lý luận trên thì sẽ dễ dàng chấp nhận các ví dụ sau (mà nếu chấp nhận điều này thì sẽ chấp nhận các ví dụ về mâu thuẫn bên trên): Có con thì mới có cha. Có cha thì mới có con (vì có sinh con mới trở thành cha). Có trò thì mới có thầy. Có thầy thì mới có trò, và có thể nói đùa bằng câu trong truyện cổ tích Việt Nam: “sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông” c/ Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập Có thống nhất đương nhiên có đấu tranh. Hoàn toàn có thể vận dụng những ví dụ bên trên: Cha đấu tranh với con, thầy đấu tranh với trò. Điều này nghe thật vô lý nhưng hoàn toàn có thể chấp nhận được khi hiểu đấu tranh ở đây là sự tác động nhau: thầy tác động (dạy…) trò, trò tác động thầy (đặt câu hỏi …). Ngược lại đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị là loại trừ, gạt bỏ nhau 7 Như vậy ngoài việc cung cấp thật nhiều ví dụ như trên, điều quan trọng trong phần này là phải nhấn mạnh ý sau:”khái niệm đấu tranh trong quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa khái quát, tùy thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất mà chúng có những biểu hiện khác nhau (tác động, bài trừ gạt bỏ)” 2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận đông phát triển của sự vật hiện tượng Nếu học sinh có thể hiểu được khái niệm mâu thuẫn bên trên thì vấn đề còn lại của bài trở nên hết sức đơn giản theo gợi ý trong sách giáo khoa (tìm một mâu thuẫn trong lớp: ở đây giáo viên nên yêu cầu học sinh tìm một mâu thuẫn có tính chất loại trừ nhau: VD: Nếu mâu thuẫn giữa kiến thức đã học với kiến thức chưa học trong chương trình lớp 10 được giải quyết thì học sinh lớp 10 sẽ trở thành học sinh lớp 11) C. Các ví dụ có thể dùng trong bài 5 1. Chất Trong bài này việc hiểu chính xác khái niệm chất và lượng hết sức quan trọng. Tuy nhiên các ví dụ trong sách giáo khoa lại rất dài dòng, bí hiểm và dễ gây hiểu lầm đặc biệt là khái niệm về lượng. Xin nêu ra đây một số ví dụ có thể dùng để làm rõ bài học như sau: Nếu dựa vào khái niệm: “Chất là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính tiêu biểu, phân biệt nó vói sự vật hiện tượng khác” thì có thể nêu ví dụ sau - Đường có những tính chất: ngọt, dạng tinh thể, tan trong nước - Muối có những tính chất: mặn, dạng tinh thể, tan trong nước Và hoàn toàn có thể chấp nhận kết luận: Ngọt là chất của đường, mặn là chất của muối, chạy bằng sức người là chất của xe đạp, chạy bằng động cơ là chất của xe máy. Tuy nhiên khi đi so sánh với nước mía thì tính chất phân biệt của đường là dạng tinh thể chứ không phải là ngọt, khi đi so sánh với ô tô thì tính chất phân biệt của xe máy là có 2 bánh chứ không phải có động cơ. Vì vậy phải nói cho đầy đủ: - Chất của đường là ngọt, có dạng tinh thể - Chất của xe máy là có 2 bánh và chạy bằng động cơ 8 Cũng giống như trong ví dụ của sách giáo khoa: - Chất của cách mạng tháng 8 năm 1945 là cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân (dân tộc không thôi chưa đủ, dân chủ, nhân dân không thôi cũng chưa đủ). - Chất của học sinh lớp 10 trường Nguyễn Trãi là học lớp 10 tại trường Nguyễn Trãi thôi chưa đủ (vì chỉ phân biệt nhưng chưa tiêu biểu) mà phải thêm vào tính chất: đã đậu kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Nguyễn Trãi 2. Lượng Nếu thấy như trên là đúng thì sẽ thấy còn nhiều tính chất khác nữa của sự vật hiện tượng và nếu những tính chất đó không phải là chất, thì sẽ đương nhiên là lượng (học sinh dễ dàng suy ra điều này). giáo viên chỉ còn cần phải khẳng định bằng cách viện dẫn khái niệm lượng trong sách giáo khoa: Lượng dùng để chỉ những thuộc tính …” Nếu hiểu được như vậy thì sẽ dễ dàng thấy lượng không phải chỉ biểu thị bằng các con số như trong các ví dụ của sách giáo khoa (và chính những ví dụ này đã gây hiểu lầm là lượng cần phải biểu thị bằng những con số) đồng thời chất và lượng là 2 khái niệm có sự phân biệt tương đối và có thể hoán đổi cho nhau (cùng một tính chất ở chỗ này là chất nhưng chỗ khác lại là lượng). Chất và lượng đều là thuộc tính của sự vật hiện tượng, không thể có chất mà không có lượng, không thể có lượng mà không có chất. Sau đây là một số ví dụ về lượng: - Lượng của học sinh lớp 10 trường Nguyễn Trãi là 15 tuối, đã học hết chương trình lớp 9, hiện ở tại TP Biên Hòa … - Lượng của nước là thể lỏng, không màu, không mùi, không vị 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đối về chất a/ Sự biến đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đối về chất Khi đã tự mình nêu được nhiều ví dụ về chất và lượng học sinh sẽ dễ dàng trả lời các câu hỏi đại loại như: 1 kg vàng, 2 kg vàng có phải là lượng của vàng không, 1 học sinh, 2 học sinh có phải là lượng của học sinh không (câu trả lời là 9 không vì 1 kg vàng, 2 kg vàng không phải là tính chất của vàng), từ đó sẽ dễ dàng hiểu được quy luật: sự biến đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đối về chất (học sinh lớp 10 sau khi học hết năm, trải qua đủ các kỳ thi, đạt học lực từ trung bình trở lên … sẽ trở thành học sinh lớp 11) b/ Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng Hiểu tất cả những điều trên thì điều này trở nên dễ dàng: - Học sinh lớp 10 khi trở thành học sinh lớp 11 sẽ có nhiều kiến thức hơn, số năm đi học nhiều hơn, tuổi lớn hơn… - Nước khi đã đông thành nước đá thì sẽ có trạng thái khác, nhiệt độ khác, tỉ trọng khác … hay nói cách khác: chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng Từ tât cả những điều nêu trên, nhận định quan trọng cần phải được rút ra là: “để tạo ra sự biến đối về chất nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định” D. Các ví dụ có thể dùng trong bài 6 1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình Bài này thực ra không nhiều kiến thức khó. Khái niệm phủ định biện chứng và phủ định siêu hình học sinh có thể dễ dàng hiểu. Tuy nhiên nếu không có ví dụ thích hợp học sinh sẽ khó nắm được tính khách quan và tính kế thừa của phủ định biện chứng, đó là chưa kể khái niệm tính khách quan là gì. a/ Tính khách quan của phủ định biện chứng Việc đầu tiên cần làm là giải thích khái niệm tính khách quan là gì. Không phải hoc sinh nào cũng biết tính khách quan hay tính tất yếu khách quan là tính bắt buộc phải có, tất nhiên sẽ xảy ra. Nếu hiểu được khái niệm này học sinh sẽ dễ dàng hiểu tính khách quan của phủ định biện chứng nghĩa là sự phủ định biện chứng đương nhiên sẽ xảy ra, không thể tránh khỏi, khi đó sẽ dễ dàng chấp nhận tính khách quan của nó thông qua những ví dụ sau đây - Gieo một hạt đậu nếu không có gì bất thường xảy ra chắc chắn nó sẽ mọc thành cây. 10 - Ấp một quả trứng gà nếu không có gì bất thường xảy ra chắc chắn nó sẽ nở thành con gà Tại sao lại như vậy? Lý do là vì trong hạt đậu đã có sẵn mầm mống của cây đậu, trong quả trứng gà đã có sẵn mầm mống của con gà nói cách khác “nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. Đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn”. Lúc này hoàn toàn có thể phân tích ví dụ trong sách giáo khoa để học sinh hiểu sâu hơn và đúng y như sách b/ Tính kế thừa của phủ định biện chứng - Ấp một quả trứng gà chắc chắn sẽ nở ra con gà chứ không nở ra con vịt. - Gieo một hạt đậu chắc chắn sẽ mọc thành cây đậu chứ không mọc ra cây bắp Tại sao lại như vậy? Lý do là vì con gà nở ra trong lòng quả trứng gà, cây đậu mọc ra trong lòng hạt đậu hay nói cách khác: cái mới ra đời từ trong lòng cái cũ, nó không phủ định sach trơn cái cũ nó chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực lỗi thời, giữ lại những yếu tố tích cực để phát triển cái mới. Và sau đó là phân tích ví dụ trong sách giáo khoa để học sinh hiểu sâu hơn và đúng y như sách 2. Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng Phần này gồm 2 ý: khái niệm phủ định của phủ định, và khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng. Ý thứ nhất HS sẽ dễ dàng nắm được thông qua một số ví dụ: - Hạt đậu gieo xuông đất mọc thành cây đậu, cây đậu lớn lên lại sinh ra những hạt đậu khác - Quả trứng được ấp sẽ nở ra con gà, con gà lớn lên lại sinh ra những quả trứng khác Thông qua những ví dụ này ta có thể chứng minh luôn ý thứ 2: khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn nhờ lưu ý số lượng nhiều hơn của những hạt đậu, những quả trứng trong ví dụ trên và nhấn mạnh người ta chứng 11 minh được không những cái sau nhiều hơn về số lượng mà còn có nhiều đặc tính tốt hơn E. Các ví dụ có thể dùng trong bài 7 1. Thế nào là nhận thức Phần này tương đối dễ dạy. Để học sinh nắm được quá trình nhận thức gồm 2 giai đoạn chỉ cần cho học sinh tìm hiểu xem một vật nào đó là gì (vấn đề là phải chọn một vật để khi tìm hiểu học sinh phải vận dụng vài giác quan và phải dùng đến suy luận, phán đoán: ví dụ hộp phấn không có phấn, muối …). Sau khi học sinh làm xong giáo viên mô tả lại quá trình nhận thức này và đi đến kết luận: để nhận thức được chính xác vật đó là gì, phải dùng đến mắt, mũi, tay … để nhìn, ngửi, ước lượng … và cả trí óc để so sánh, phán đoán … tức là phải dùng đến cơ quan cảm giác và tư duy. Từ đó đi đến kết luận: quá trình nhận thức rất phức tạp và gồm nhiều giai đoạn xen kẽ nhau nhưng có thể chia thành 2 giai đoạn chính là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Rồi giáo viên đặt câu hỏi: nếu chỉ dùng các giác quan không thôi thì có nhận thức đúng không và gợi ý để học sinh trả lời trong đa số trường hợp là đúng, sau đó hướng dẫn học sinh nêu khái niệm nhận thức cảm tính và cho một số ví dụ chẳng hạn Ví dụ - Mắt cho ta biết muối có màu trắng - Mũi cho ta biết nước không mùi Để giảng phần nhận thức lý tính, nên nhấn mạnh: đa số trường hợp chỉ cần các giác quan cũng đủ giúp ta nhận thức đúng tuy nhiên có nhiều trường hợp chỉ dùng giác quan không thôi thì nhận thức sẽ sai và yêu cầu học sinh cho ví dụ về các trường hợp này. Lúc này dù là do học sinh đưa ra hoặc do giáo viên gợi ý ta nên nêu được các ví dụ mà đa số học sinh đều biết sau Ví dụ - Hàng ngày, ta đều thấy mặt trời đi từ đông sang tây, nhưng thực sự không phải vậy, mà là do ta ở trên trái đất đang quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông 12 - Khi đi trên sa mạc, người ta thường nhìn thấy đằng xa là ốc đảo xanh tốt nhưng thực ra đó chỉ là ảo ảnh sa mạc - Đi ngoài trời nắng trên đường, ta thường nhìn thấy trên mặt đường phía xa óng ánh nước đọng nhưng thực ra không phải - Nhìn một ngôi nhà ở xa, ta thấy nó nhỏ nhưng thực ra không phải nó nhỏ mà là do ta ở xa 2. Thực tiễn là gì Phần này không có gì khó, nhưng cũng nên cho học sinh nêu ra một số ví dụ bằng cách trả lời các câu hỏi mà giáo viên cố tính sắp xếp để chia các câu trả lời thành 3 nhóm - Sản xuất vật chất: Người nông dân đang làm gì, người thợ mộc đang làm gì… - Chính trị-xã hội: Các em đang làm gì, các chiến sĩ biên phòng đang làm gì… - Thực nghiệm khoa học: Các nhà bác học đang làm gì, chuyên viên phòng thí nghiệm đang làm gì … Từ đó đi đến kết luận: tất cả những việc đó đều được coi là hoạt động thực tiễn hay nói gọn là thực tiễn. Tiếp theo là phân loại các hoạt động đó làm 3 nhóm và đặt vấn đề trong các hoạt động đó hoạt động nào là cơ bản nhất và hướng dẫn học sinh trả lời 3. Vai trò của nhận thức đối với thực tiễn Trong phần này nên sưu tầm thật nhiều những ví dụ mà học sinh cũng biết ở đâu đó và đưa vào từng nội dung cho phù hợp sau đó mới nêu kết luận về một vai trò nào đó của thực tiễn a/ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức Có thể nhắc lại câu ca dao sau - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng … - Cá không ăn muối cá ươn, con cãi … - Con ơi nhớ lấy câu này: cướp đêm là giặc … 13 Và yêu cầu học sinh cho những ví dụ khác chẳng hạn - Trăng quầng thì cạn, trăng tán thì mưa - Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa - Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén Sau đó yêu cầu học sinh cho biết do đâu người xưa rút ra được điều đó (từ việc quan sát thời tiết), sau đó giáo viên có thể hỏi những vấn đề đại loại như: do đâu mà người xưa phát minh ra lịch (từ việc tính toán chu kỳ vận động của mặt trời), do đâu mà người xưa phát minh ra toán số học và hình học (từ việc tính toán số súc vật đang nuôi, từ việc đo đạc ruộng đất), từ đó gợi ý cho học sinh đi tới kết luận: mọi hiểu biết của con người đều nảy sinh từ thực tiễn. nhờ tiếp xúc tác động vào sự vật hiện tượng mà con người phát hiện các thuộc tính, hiểu được bản chất quy luật của chúng rồi hướng dẫn cho học sinh nêu lại các ví dụ vừa nói Ví dụ - Từ việc quan sát thời tiết mà con người biết dự báo thời tiết để áp dụng vào việc trồng trọt - Từ việc tính toán số súc vật, và việc đo đạc ruộng đất mà con người phát minh ra toán học - Từ việc tính toán chu kỳ vận động của mặt trời mà con người phát minh ra lịch Cuối cùng là nhấn mạnh quá trình hoạt động thực tiễn cũng giúp con người hoàn thiện giác quan, nhờ đó khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ và hướng dẫn học sinh cho các ví dụ mà ai cũng biết Ví dụ: - Càng rèn luyện, bàn tay người thợ càng khéo léo - Càng rèn luyện, khả năng thẩm âm của nhạc sĩ càng nhạy bén - Càng rèn luyện, năng lực tính toán của con người càng tốt b/ Thực tiễn là động lực của nhận thức Nêu câu hỏi: Tại sao người ta phát minh ra TV màu (xe gắn máy, đèn điện, TV, điện thoại di động, máy giặt …). Sau đó hướng dẫn học sinh trả lời: vì TV đen 14 trắng không thể hiện tốt hình ảnh (giúp đi lại thuận tiện, thắp sáng tốt hơn) từ đó đi đến kết luận: Thực tiễn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức. Sau đó tiếp tục đặt câu hỏi: nhờ đâu người ta đã phát minh được TV màu (sáng chế ra xe máy, đèn điện) và hướng dẫn học sinh trả lời: nhờ hiểu biết về kỹ thuật chế tạo TV đen trắng (nhờ đã có phát minh ra xe đạp và ô-tô) từ đó đi đến kết luận: chính thực tiễn đã tạo tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển Sau đó nêu kết luận chung: Thực tiễn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển Cuối cùng là hướng dẫn học sinh phân tích và tóm tắt ví dụ trong sách Ví dụ: Do pê-ni-xi-lin không chữa được những vết thương mãn tính đã mưng mủ, cần phải có một loại kháng sinh mới (thực tiễn đặt ra những yêu cầu cho nhận thức). Nhờ Watman tìm ra strep-tô-mi-xin (thực tiễn tạo ra tiền đề vật chất), bác sĩ Đặng văn Ngữ liền nghiên cứu loại nấm mới này và tìm ra nhiều loại strep-tô-mixin cần thiết Các ví dụ khác để tham khảo - Do TV đen trắng không thể hiện tốt hình ảnh nên đòi hỏi phải có 1 thứ khác thể hiện tốt hơn. Trên cơ sở kiến thức về kỹ thuật chế tạo TV đen trắng người ta đã phát minh ra TV màu - Do đèn sợi đốt tốn điện, nên cần có một loại đèn khác ít tốn điện hơn. Nhờ kiến thức về đèn huỳnh quang người ta đã phát minh ra đèn compac - Do điện thoại bàn có hạn chế là chỉ có thể liên lạc tại vị trí cố định. Dựa vào nguyên lý thông tin vô tuyến điện trong truyền thanh người ta chế tạo ra điện thoại di động c/ Thực tiễn là mục đích của nhận thức Nên đặt câu hỏi xem học sinh có biết về một vài phát minh rất ít người biết hay không Ví dụ: 15 - Các em có nghe nói đến xe gắn máy chạy bằng gas chưa - Các em có nghe nói đến động cơ chạy bằng nước chưa Sau đó giáo viên đặt câu hỏi tiếp xem học sinh có biết mỗi năm hiện nay có bao nhiêu phát minh được đăng ký hay không (năm 2010 có 1,98 triệu bằng phát minh) Với câu hỏi loại này đa số học sinh chưa nghe nói đến lúc này giáo viên có thể giải thích rằng điều đó là do những phát minh này không mang lại hiệu quả, từ đó kết luận như sách giáo khoa: “Các tri thức khoa học …. Nhu cầu vật chất và tinh thần của con người” Cuối cùng là cho một ví dụ nào đó để chứng tỏ điều này chẳng hạn - Nhiều phát minh không được ai biết đến vì không được ứng dụng trong thưc tiễn - Nghiên cứu về gien của Men-den rất nổi tiếng vì đã được ứng dụng để tạo ra nhiều giống cây trồng vật nuôi, có chất lượng tốt năng suất cao d/ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý Có thể nêu những ví dụ gần gũi trong đời thường như - Nhìn phía xa trên đường thấy óng ánh nước, có người bảo đó là nước đọng, có người bảo đó là ảo ảnh, làm sao biết ai đúng, ai sai - Nhìn bề ngoài một vật, có người bảo vật này rất bền, có người bảo không phải như vậy, làm sao biết ai đúng, ai sai Tất nhiên câu trả lời sẽ là: lại gần xem hoặc cứ dùng đi rồi biết Đó là những ví dụ rất tốt để khẳng định một điều: nhận thức của con người có thể đúng có thể sai chỉ có được kiểm Đó là những ví dụ rất tốt để khẳng định một điều: “nhận thức của con người có thể đúng có thể sai, chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm với thực tiễn mới thấy rõ được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng” Đến lúc này có thể phân tích lại ví dụ trong sách giáo khoa: Trước đây người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ (vì thấy mặt trời đi quanh trái đất mỗi ngày) riêng Cô-pec-nic lại không đồng ý như vậy. Làm sao biết ai đúng ai sai 16 Với câu hỏi này học sinh dễ dàng tìm thấy câu trả lời: Chính Ga-li-lê đã làm được điều đó. Nhờ có kính viễn vọng và kiên trì quan sát bầu trời. Ga-li-lê đã khẳng định thuyết Nhật tâm là đúng và còn bổ sung: Mặt trời tự quay xung quanh trục của nó. Giáo viên chỉ còn việc nhấn mạnh ý còn lại trong nội dung chính: “Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn còn có tác dụng bổ sung, hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ” III. KẾT QUẢ - Học sinh bớt khó hiểu, tiết học bớt nặng nề - Kết quả và thành tích học tập cao hơn: + Kiến thức của HS sẽ giảm bớt tính thụ động làm tăng tính chủ động và do đó trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh hơn + Do nắm được kiến thưc cơ bản nên HS thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của những thành viên khác. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Nên cố gắng tìm tòi phát hiện các cách thức tiếp cận vấn đề sao cho gần gũi với thực tế cuộc sống và kiến thức đã biết của từng đối tượng của cần truyền đạt kiến thức vì như thế sẽ giúp mang lại hiệu quả cao hơn. Điều này thực ra hoàn toàn không có gì trái quy luật như chính kiến thức trong bài 7 của chương trình cũng đã khẳng định “thực tiễn là cơ sở của nhận thức” và hoàn toàn phù hợp với nguyên lý “học đi đôi với hành” V. KẾT LUẬN Mặc dù những đóng góp trên đây đã được kiểm chứng trong thực tiễn giảng dạy suốt 3 năm học và cho thấy có kết quả tốt. Tuy nhiên do không thống kê nên nhận xét trên có thể mang đậm tính chủ quan. Vì vậy mong rằng các đồng nghiệp 17 nếu đồng tình với tác giả thì cũng xin vừa vận dụng vừa kiểm tra tính hiệu quả của nó để cái tạm gọi là sáng kiến này có tính khoa học hơn VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục năm 2008 - Giáo trình Triết học Mác Lê-nin dùng cho các trường đại học cao đẳng do Bộ giáo dục xuất bản (tái bản lần thứ 3) - Giáo án của các đồng nghiệp chia sẻ trên thư viện trực tuyến tại địa chỉ violet.vn, - Các trang hỏi đáp trên internet 18 Trên đây là những ví dụ được rút từ nhiều nguồn: một phần từ các tài liệu ghi trong phần tài liệu tham khảo, một phần là phát biểu của học sinh thu thập được trong quá trình giảng dạy, phần còn lại do tác giả tự nghĩ ra. Mặc dù vậy tất cả đều được chỉnh sửa theo quan điểm riêng của tác giả với mong muốn cung cấp cho những ai đồng tình với quan điểm này vài ba gợi ý để nghĩ ra nhiều ví dụ khác, hoặc tìm ra biện pháp khác tốt hơn phục vụ cho quá trình giảng dạy một khi học sinh vẫn còn phải học những kiến thức cao siêu này Điều mong muốn cuối cùng là: những bậc cao minh nếu không đồng tình thì xin cũng bỏ qua, cứ xem đây là một thử nghiệm hỏng của một người trí não xơ cứng, đầu óc có vấn đề, bị bắt buộc phải viết ra chỉ để thực hiện một nhiệm vụ bất khả mà thôi NGƯỜI THỰC HIỆN PHẠM TRÍ QUÂN 19 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị: TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên Hòa, ngày tháng năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012- 2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số ví dụ dùng trong giảng dạy Công dân 10 Họ và tên tác giả: PHẠM TRÍ QUÂN Đơn vị (Tổ): Sử- Địa- GDCD Lĩnh vực: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn..GDCD...  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực hác.......................................... 1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả: - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng: - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan