Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học ...

Tài liệu Skkn một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn địa lí thcs

.DOC
20
1752
58

Mô tả:

Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan -1- Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 I. Phần mở đầu 1 2 1. Lý do chọn đề tài 1 3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 4 3. Đối tượng nghiên cứu 2 5 4. Phạm vi nghiên cứu 2 6 5. Phương pháp nghiên cứu 3 7 II. Phần nội dung: 3 8 1. Cơ sở lí luận 3 9 2. Thực trạng 4 10 3. Giải pháp, biện pháp 7 11 4. Kết quả 15 12 III. Phần kết luận, kiến nghị 16 13 1. Kết luận 16 14 2. Kiến nghị 16 15 Tài liệu tham khảo 19 MỘT VÀI KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP CA DAO, TỤC NGỮ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH Ở MÔN ĐỊA LÍ THCS I. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan -2- Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hướng đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát huy khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tính độc lập sáng tạo, nâng cao khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. Chương trình sách giáo khoa mới hiện nay đã thể hiện cách học mới của học sinh. Từ những hình ảnh trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiển hình thành nên khái niệm, quy luật, mối liên hệ nhân quả ... để tìm ra kiến thức bài học. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung sách giáo khoa hiện hành. Thực tế hiện nay ở các trường THCS, việc thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới còn nhiều điều trăn trở. Đối với bộ môn Địa lí hiện nay, nội dung sách giáo khoa không những đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu kĩ, phải đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh, phải sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học, phải có sự kết hợp nhuần nhuyển, có sự tích hợp các phương pháp dạy học lúc đó hiệu quả tiết dạy mới đạt như mong muốn. Song làm thế nào để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trong môn Địa lí được nhớ lâu, hứng thú trong học tập, đạt hiệu quả cao. Sự hứng thú học tập của học sinh là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Nhìn chung người học có hứng thú học tập hay không là do mối quan hệ tương tác của người dạy đối với người học. Trong trường học hiện nay đa số các em học sinh ít quan tâm đến môn địa lí vì các em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhưng lại là môn khó thăng tiến trong xã hội và vì môn học thuộc lòng nên dẫn đến học sinh ngại học. Điều đó làm cho học sinh không có hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiến thức về địa lí. Việc học đối phó, miễn cưỡng học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không bản chất, vì thế dễ quên. Kết quả là điểm kiểm tra thấp, hiệu quả học tập chưa cao. Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tâ âp cho học sinh trong giờ học địa lí, -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan -3- Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh đó là: sử dụng ca dao tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học để giảng dạy. Đây là một câu hỏi được nhiều giáo viên quan tâm, đó cũng là vấn đề trăn trở, suy nghĩ của bản thân làm thế nào để lồng ghép những câu tục ngữ, ca dao vào nội dung bài học, tạo niềm hứng thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí THCS. Chính vì lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này để ghi lại ý tưởng mà bản thân đã thực hiện trong qúa trình giảng dạy. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu của đề tài: - Giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng ca dao tục ngữ trong dạy học địa lí là hợp lí, có hiệu quả. - Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua các câu ca dao tục ngữ do giáo viên cung cấp và gợi mở, trau dồi thêm vốn ca dao tục ngữ Việt Nam. Nhiệm vụ của đề tài: Tìm hiểu kiến thức bài học qua ca dao, tục ngữ có liên quan đến từng bài để giải quyết những vướng mắc, lúng túng của học sinh. Vì đây là một dạng tìm hiểu kiến thức liên môn để giải tình huống thực tiễn, học sinh khắc sâu kiến thức hơn, nhớ lâu hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng các câu ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập trong dạy học qua một số bài trong môn địa lí. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này Tôi lồng ghép các câu ca dao trong dạy học môn địa lí như: - Sử dụng ca dao, tục ngữ để khai thác kiến thức mới - Sử dụng ca dao, tục ngữ trong viê âc củng cố bài học - Hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ ở nhà để chuẩn bị cho bài dạy sau + Là học sinh khối 6,8 Trường THCS Buôn Trấp -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan -4- Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- + Năm học: 2014 - 2015: Từ lớp 6A1,2,3, lớp: 8A 1,2,3,4,5,6,7,8 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát - Phương pháp trải nghiệm thực tế - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy đối với Chương trình đổi mới SGK bậc THCS II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người tích cực, năng động và sáng tạo có khả năng tiếp thu những tri thức hiện đại và biết vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống thì việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ liên quan đến bài học đóng vai trò rất quan trọng. Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’ Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học giáo viên cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh. Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng, áp dụng các câu ca dao tục ngữ phù hợp với từng phần nội dung kiến thức môn Địa lí -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan -5- Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng lồng ghép ca dao, tục ngữ để hình thành khái niệm, kiến thức địa lí đều đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh không kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút học sinh với phần kiến thức mới. Tục ngữ là “câu nói có ý nghĩa, dễ nhớ vì có vần điệu, lưu hành bằng cách truyền miệng từ người này sang người khác từ nơi này đi nơi khác” Ca dao là bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, có vần điệu, theo thể thơ lục bát, lục bát biến thức hay thơ bốn chữ, thơ năm chữ. Từ xa xưa, trải qua hàng nghìn năm những câu ca dao tục ngữ đã được cha ông ta đúc kết lại từ những kinh nghiê âm thực tế: các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên - con người, thiên nhiên - sản xuất, các quy luật thời tiết khí hậu, các quy luật tự nhiên... 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi và khó khăn - Thuận lợi: + Ca dao, tục ngữ rất phong phú trong văn học dân tộc lại có đặc điểm về nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên giáo viên sử dụng sẽ tạo hứng thú học tập cho các em hơn. + Đa số học sinh thích tham gia sưu tầm. + Nguồn tài liệu mà giáo viên tham khảo rất đa dạng và phong phú. + Trong sinh hoạt chuyên môn và tổ chuyên môn luôn chú ý đến việc dạy học lồng ghép, tích hợp để làm sinh động trong tiết dạy đem lại hiệu quả cao nhất. + Nguồn tài liệu mà giáo viên tham khảo rất đa dạng và phong phú. - Khó khăn + Hiện nay còn nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng đây là môn phụ nên thường ít chú ý trong học tập. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan -6- Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- + Để thực hiện cho một tiết dạy có vận dụng ca dao, tục ngữ một cách hiệu quả người giáo viên cũng cần đầu tư nhiều thời gian, công sức, kỹ năng vận dụng, nhận xét, đánh giá. + Tính tự giác tìm hiểu ca dao, tục ngữ của học sinh chưa cao.. 2.2. Thành công, hạn chế - Thành công: Đa số học sinh ý thức được việc vận dụng ca dao, tục ngữ để nâng cao kiến thức là nhiệm vụ của mỗi cá nhân nên đa số các em tự học tự rèn tốt, chất lượng giáo dục, kết quả học tập ngày một nâng cao. - Hạn chế: Khả năng vận dụng kiến thức liên quan để tìm hiểu kiến thức còn hạn chế, học sinh chưa thật tự giác trong sưu tầm. 2.3. Mặt mạnh- mặt yếu - Mặt mạnh: Giáo viên đa số có tay nghề vững vàng việc lồng ghép tạo hứng thú tiết học đạt hiệu quả cao. Học sinh có lực học khá giỏi các em sưu tầm, lồng ghép vào bài học rất nhanh, sát thực tế bài học hơn. - Mặt yếu: Một số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng lồng ghép nên còn mang tính áp đặt, đối phó. Một số ít học sinh ít suy nghĩ, tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ chưa sát trọng tâm bài học… 2.4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động Sự thành công trong việc sử dụng ca dao, tục ngữ là nhà trường có đội ngũ giáo viên đầy năng lực, nhiệt huyết. Đa số các em học sinh chăm ngoan, chịu khó tìm tòi, học hỏi. Nhà trường có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên trong giảng dạy như trang bị phòng máy chiếu, mạng Internet... -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan -7- Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Ý nghĩa của ca dao, tục ngữ rất phong phú và tạo hứng thú cao nó trở thành một kho tàng kiến thức của khoa học địa lí. Tận dụng điều này giáo viên có thể làm mới bài giảng của mình giúp bài học trở nên sáng tạo, mới lạ, phong phú hơn và giảm bớt tính khô khan như nhiều người thường nhận xét. Để rèn luyê ân kĩ năng học đi đôi với hành (vốn là mô ât kĩ năng còn yếu đối với học sinh khi học môn địa lí) thì việc khai thác ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ này giúp học sinh cảm thấy dễ dàng liên hệ kiến thức sách vở với các hiê ân tượng tự nhiên. Thực trạng trước khi sử dụng các giải pháp, biện pháp của đề tài. Số liệu thống kê ở đầu năm học 2014- 2015 như sau: Năm học/ Tỉ lệ 2014-2015 Chưa hứng thú 6A1,2,3 122 34 84 4 100 27,9 68,8 3,3 283 92 177 14 100 32.5 62,6 4,9 405 126 261 18 100 31.1 64.4 4.5 Khối 8(Từ 8A1 đến 8A8) Tỉ lệ (%) Tổng HS hứng Sĩ số Tỉ lệ (%) 2014- 2015 Ít Lớp 6A1,2,3 - Khối 8 Tỉ lệ (%) thú Hứng thú Qua số liệu nhận thấy nhìn chung số em học sinh chưa hứng thú tìm hiểu chiếm 31.1%, ít hứng thú tìm hiểu chiếm 64.4% còn số học sinh hứng thú tìm hiểu chiếm tỉ lệ rất thấp 4.5%. 3. Giải pháp, biện pháp: 3.1. Mục tiêu của giải pháp biện pháp. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan -8- Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Những giải pháp biện pháp được nêu trong đề tài nhằm mục đích giúp học sinh hiểu sâu kiến thức hơn và mang lại hiệu quả cao trong môn học. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Nói chung tục ngữ, ca dao là thi ca truyền miệng mô tả phong tục tập quán, về thời tiết, khí hậu, những kinh nghiệm thiên văn học của người xưa, là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, là những nhận xét giải thích của nhân dân về các hiện tượng của tự nhiên liên quan đến thời tiết, khí hậu… Với đặc điểm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh những câu tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp cụ thể tôi áp dụng một số ví dụ sau trong quá trình giảng dạy: * Sử dụng ca dao, tục ngữ để khai thác kiến thức mới Để cho tiết học sinh động và lôi cuốn hơn, giáo viên cần phải đa dạng hóa phương pháp trong môn học này. Đa dạng hóa phương pháp thể hiện ở việc chúng ta biết cách tổ chức những hoạt động học tập thích hợp và thu hút học sinh tham gia. Những kiến thức trọng tâm trong bài được minh họa bằng những câu ca khắc họa những hình ảnh cụ thể giữa đời thường sẽ làm cho học sinh khắc sâu hơn. Trong dạy học kiến thức mới, giáo viên phải sáng tạo trong phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, tạo niềm tin sự hứng khởi, thái độ tự tin trong học tập. Giáo viên có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để tạo không khí hào hứng cho học sinh như giao nhiệm vụ cho từng cá nhân hoặc kết hợp việc làm theo nhóm, tổ chức chơi trò chơi. Học sinh thảo luận, chọn lựa sau đó phát biểu ý kiến của mình để khắc sâu nội dung bài học. Ví dụ 1: Khi dạy bài 8 – Tiết 10 – Địa lí 6: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan -9- Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sự chuyển động của Trái Đất Quanh mặt trời Khi dạy mục 2: Hiện tượng các mùa tôi sẽ trích dẫn những câu sau “Tháng chạp là tháng trồng khoai, Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà. Tháng ba cày vỡ ruộng ra” Qua những câu trên cho học sinh biết được người nông dân Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt (thiên tai) trong sản xuất nông nghiệp. Họ đã có những kinh nghiệm được đúc kết thể hiện tính mùa vụ Đây là câu chỉ sử dụng khi dạy phần “các mùa trong năm”. Do Trái Đất là hình cầu, cùng một lúc thực hiện 2 chuyển động (tự quay) và chuyển động xung quanh Mặt trời. Quỹ đạo chuyển động xung quanh mặt trời là đường Elíp, từ đó sinh ra hiện tượng các mùa trong năm. Mỗi mùa, điều kiện bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, khí áp gió mưa (nhiệt, ẩm) thích nghi với sự phát triển của từng loại cây trồng nên có câu ca trên. Hiện nay sự tác động của khoa học, việc ứng dụng các kỹ thuật trong sản xuất có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, tuy nhiên “mùa nào, thức nấy” rất đặc trưng. Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên rất khăng khít, chúng hoạt động theo một quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. Chỉ một thành phần tự nhiên thay đổi sẽ làm cả tổng hợp thể tự nhiên thay đổi theo, mà nguyên nhân sâu xa là sự thay đổi của bức xạ Mặt trời, do “chuyển động biểu kiến” từ nửa cầu này sang nửa cầu kia của Mặt trời: Khi Mặt trời chuyển động về phía cầu nào thì các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, hướng gió, mưa, sự phát triển của sinh vật sẽ thay đổi tạo ra cảnh quan địa lý đặc trưng theo mùa. Ví dụ 2: Để dạy bài 9 – Tiết 11 – Địa lí 6: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa Tôi sử dụng câu ca dao: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 10 - Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích ? “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” Viê ât Nam nằm trong vùng nô âi chí tuyến bán cầu bắc. Tháng 5 âm lịch của Việt Nam tương ứng là tháng 6 dương lịch. Tháng 6 dương lịch bán cầu bắc là mùa hè. Ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt Trái Đất tại chí tuyến bắc (23o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu bắc dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn, nên có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn. Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch), Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23 o27’N (Chí tuyến Nam) thì ở bán cầu nam lúc này ngày dài đêm ngắn và ở bán cầu bắc hiện tượng ngày ngắn - đêm dài nên có câu “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Ví dụ 3: Dạy bài 32 – Tiết 36 – Địa lí 8: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta Với nội dung kiến thức mục 2: Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( mùa hạ). Tôi lồng ghép câu: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 11 - Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- “Kiến đen tha trứng lên cao, Thế nào cũng có mưa rào rất to. Kiến bò từ dưới lên cao Mang theo cơm gạo gây nên mưa rào. Đường đi kiến đắp thành bờ, chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi. Kiến cánh vỡ tổ bay ra, Bão táp mưa sa tới gần”… Kiến là loại côn trùng sợ nước sống ở dưới đất, trên các cành cây, trong các khe đá, cửa tường nên độ ẩm không khí thay đổi ắt trời sẽ mưa, kiến phải di cư để lánh nạn, đặc biệt là kiến đen, kiến lửa, kiến mối. Nên mỗi khi trời sắp mưa ta thường thấy kiến đen tha trứng, tha mồi chạy từ thấp lên cao hay trời sắp mưa kiến cánh vỡ tổ bay ra khắp nơi. Qua đó ông cha ta có thể dự đoán thời tiết sắp xảy ra. Hoặc: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa trời râm. Các loài côn trùng có cánh dễ dàng cảm nhận khi độ ẩm không khí thay đổi, nhất là loài chuồn chuồn. Chuồn chuồn là loài côn trùng có cánh mỏng manh, nếu có độ ẩm cao thì không thể bay cao được, nếu độ ẩm không khí thấp thì bay lên rất cao Hoặc: Mưa tháng 7, gãy cành Trám Nắng tháng 8, rám trái bưởi Tháng 7 tức là tháng 8 dương lịch là thời kì hoạt động của áp thấp hội tụ nhiệt đới, khi các nhiễu động này hoạt động thì thành mưa to gió lớn nên “Mưa tháng 7 gãy cành Trám”. Sang tháng 8 (tức tháng 9 dương lịch) thời kì này cường độ bức xạ Mặt Trời tuy đã yếu và đã bắt đầu các đợt gió mùa đông bắc sớm, nhưng cũng có những ngày nắng nóng khác thường phía tây chi phối nên “tháng 8 nắng rám trái bưởi” -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 12 - Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hoặc: “Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy” “Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi” “Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi” Qua những câu trên học sinh giải thích được: Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc (Việt Nam), nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao hình thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình dương vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuất hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở Bắc bộ và Bắc trung Bộ. Do ảnh hường của địa hình: dãy Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ, dãy Trường Sơn Bắc (Bắc Trung Bộ) nên khi có gió Tây Nam (gió Nam) chỉ gây mưa ở Nam bộ và Tây Nguyên. Còn ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và ven biển Nam Trung Bộ không có mưa. Tương tự “cơn đàng Bắc...” là ảnh hưởng của khối khí ôn đới xuất phát từ cao áp lục địa (Xibia) tính chất lạnh và khô nên không gây mưa. Vậy từ những ví dụ cụ thể của việc lồng ghép ca dao- tục ngữ vào dạy bài mới, học sinh có hứng thú hơn, thích học, tìm hiểu hơn mà không nhàm chán. Thể hiện tính tự học và chủ động trong việc liên hệ kiến thức thực tế qua môn học khác. * Sử dụng, ca dao, tục ngữ trong viê êc củng cố bài học Ví dụ1: Khi dạy Bài 16 - Địa lí 8 Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á Giáo viên chốt lại nội dung bài học, nhấn mạnh tầm quan trọng trong nông nghiệp nhờ điều kiện thuận lợi như: Tài nguyên, khoáng sản, nông phẩm, dân số đông, nguồn lao động, thị trường rộng. Tranh thủ vốn nước ngoài… Nông nghiệp : Trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp nhiệt đới. Công nghiệp: Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, hóa chất…Chính vì vậy mà tục ngữ có câu : Mồng chín, tháng chín có mưa -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 13 - Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn Mồng chín, tháng chín không mưa Thì con bán cả cày bừa đi buôn” Là câu ca dao thể hiê ân mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất Đặc điểm phụ thuộc vào diễn biến của tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua con mắt của người nông dân với câu hát mong mùa: Tháng 9, người nông dân bắt tay vào cày bừa vụ đông xuân (vụ Chiêm), nếu có mưa thường là do hoạt động của loại gió mậu dịch (Khối khí- chí tuyến khô) từ biển vào nên thường có mưa (gió Đông Bắc) Ví dụ 2: Sau bài 24: Biển và đại dương Cuối bài học này giáo viên gợi ý học sinh tìm một số câu ca dao, tục ngữ liên quan đến bài học. Em nào tìm đúng- phân tích hợp lí giáo viên tuyên dương và ghi điểm để tạo hứng thú tìm hiểu của học sinh. Ca dao Việt Nam đúc kết hiện tượng của Trăng: “Mồng một lưỡi trai, mồng hai lá lúa. Mồng ba câu liêm, mồng bốn lưỡi liềm Mồng năm liềm giật, mùng sáu thật trăng…” “Mười rằm trăng náu, mười sáu trăng treo”… Ba mươi không thấy mặt mày trăng đâu -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 14 - Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời thì Mặt Trăng, một vệ tinh tự nhiên của Trái Đất, cũng cùng quay quanh Mặt Trời với nó. Do Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng chỉ từ một phía, vì thế dù đang ở bất kì ở vị trí nào thuộc quỹ đạo quay, phần bề mặt của Trái Đất và của Mặt Trăng hướng tới Mặt Trời cũng được chiếu sáng, còn phần bề mặt kia (phần không hướng về Mặt Trời) sẽ không được chiếu sáng nên rất tối. Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên khi đứng quan sát từ Trái Đất chúng ta chỉ có thể lần lượt nhìn thấy một phần khác nhau của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng mà thôi. Vì thế, tùy theo vị trí tương đối giữa Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất với nhau mà từ Trái Đất chúng ta sẽ chỉ nhìn thấy những phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy Mặt Trăng khi tròn khi khuyết. Hiện tượng con nước triều “cường”, “kém” liên quan đến vị trí cửa mặt trăng, mặt trời và Trái Đất trong không gian, liên hệ hiện tượng trăng khuyết thời kỳ triều “kém” *. Hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ ở nhà Để có được giờ học đạt kết quả tốt thì công tác chuẩn bị của giáo viên và học sinh là rất cần thiết. Vì vậy, sau mỗi bài học tôi không quên dặn dò các em về nhà sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về chủ đề tiếp theo mà học sinh sẽ tìm hiểu ở tiết sau, sưu tầm ca dao, tục ngữ là để các em vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống một cách gần gũi nhất và ngoài ra còn phát triển nhiều kỹ năng khác. Vì vậy giáo viên cũng cần phải có phương pháp để hướng dẫn các em. Về nguồn tư liệu, tôi hướng các em có thể tìm hiểu ca dao, tục ngữ qua sách báo, trên mạng Internet với những yêu cầu không cao để học sinh thấy không quá khó. Đồng thời nêu những ích lợi cho học sinh thấy như: các em sẽ biết cách tìm gì, ở đâu, tích lũy được sự tự tin, bản lĩnh khi tìm kiếm. Đồng thời tôi cũng tiến hành kiểm tra, -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 15 - Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- đánh giá chấm điểm cho việc sưu tầm nhằm động viên khuyến khích cũng như phê bình các học sinh chưa tích cực. Với cách làm này tôi nhận thấy khả năng vận dụng bài học của học sinh vào cuộc sống tốt hơn nhiều. Học sinh có ý thức hơn, vui hơn, hiệu quả hơn trong việc học môn Địa lí. 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp. Bản thân của ca dao tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần điệu nên khi nghe học sinh dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viên lồng ghép, liên kết với kiến thức địa lí thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sự gắn kết các kiến thức với ngôn ngữ của ca dao tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học. Tùy từng bài, từng phần nội dung bài học mà tôi sử dụng những câu ca dao tục ngữ có liên quan. 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp. Trong đề tài này các biện pháp, giải pháp thường đi song đôi với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Các tiết dạy có sử dụng ca dao tục ngữ, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm các kiến thức cơ bản một cách chính xác, do chính các em tìm ra từ thực tế và biết tái hiện kiến thức khi cần thiết, biết suy luận, diễn tả một sự vật hiện tượng địa lí, vận dụng chúng vào thực tiễn, trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong quá trình sử dụng ca dao, tục ngữ để khai thác kiến thức mới, sử dụng, ca dao, tục ngữ trong viê âc củng cố bài học, hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ ở nhà. Kết quả khảo nghiệm cuối năm học như sau: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 16 - Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Năm học Lớp Sĩ số Chưa hứng thú Ít hứng thú Hứng thú 2014-2015 6A1,2,3 122 8 66 48 100 6.6 54.1 39.3 Khối 8(Từ 8A1 283 12 101 170 Tỉ lệ (%) 2014-2015 đến 8A8) Tỉ lệ (%) 100 4.2 35.7 60.1 Tổng HS 6A1,2,3 - Khối 405 20 167 218 4.9 41.2 53.8 8 Tỉ lệ (%) 100 Qua số liệu trên thì nhìn chung số em học sinh biết tìm hiểu ngày càng tăng chiếm 41.2 % so với 64.4 % đầu năm học tăng 23.2 % và hứng thú tìm hiểu chiếm 53.8%. Còn số học sinh chưa hứng thú tìm hiểu giảm mạnh chỉ còn lại 4.9 % so với trước đây là 31.1 % . 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Các em cũng nhận thức được việc hứng thú học tập môn địa lí, học sinh vận dụng ca dao, tục ngữ vào bài học rất nhanh, hiểu kiến thức dễ dàng hơn, qua đó tâm lý học sinh cũng cảm thấy thoải mái hơn khi học môn địa lý và không khí giờ dạy trở nên rất sôi nổi hào hứng học tập tốt hơn, các em nắm và hiểu được tầm quan trọng của việc tìm hiểu ca dao, tục ngữ liên quan đến bài học, đáp ứng yêu cầu. Do vậy hiệu quả trước tiên là sự liên kết đầy mới lạ làm khơi dậy tính tò mò, kích thích tư duy của học sinh, hiểu bài nhanh, không khí lớp học nhẹ nhàng, giảm căng thẳng, nhớ bài lâu, cho học sinh thêm hiểu và thêm yêu ca dao tục ngữ Việt Nam. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 17 - Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- III. Phần kết luận, kiến nghị 1. Kết luận: Việc nâng cao hiệu quả học tập cho sinh là mục tiêu của người dạy nên giáo viên cần phải sáng tạo trong sử dụng các phương tiên trong dạy học để làm mới phong cách của mình, giúp bài học trở nên hấp dẫn, sinh động tránh sự nhàm chán. Việc áp dụng linh hoạt các phương tiện dạy học thể hiện tính sáng tạo, tìm tòi, đầu tư của giáo viên và cũng nhờ vậy sẽ giúp học sinh nắm được bài, có thái độ yêu thích môn học Để thực hiện tốt phương tiện này giáo viên cần nâng cao kiến thức (sưu tầm, tìm hiểu) về vốn ca dao tục ngữ liên quan đến kiến thức địa lí và tôi nghĩ vấn đề này cũng cần được bàn bạc, nghiên cứu mở rộng hơn trong những đề tài sau. Không chỉ bổ sung ca dao tục ngữ cho giảng dạy khối 6,8 mà còn bổ sung, áp dụng cho khối 7, 9 vì trong chương trình địa lí có nhiều kiến thức ca dao, tục ngữ có đề cập tới. 2. Kiến nghị: * Đối với Giáo viên : Để tạo hứng thú cho HS khi học địa lí trước hết người giáo viên phải yêu thích chính công việc giảng dạy ở trường bởi vì khi giáo viên yêu công việc sẽ dồn vào đó quyết tâm, sự tâm huyết, say mê nhiệt tình, từ đó nảy sinh nhiều ý tưởng sáng tạo. Để sử dụng phương tiện này hiệu quả bản thân giáo viên phải có vốn kiến thức về ca dao tục ngữ phong phú, và để vận dụng linh hoạt vào bài giảng cần hiểu thấu đáo đầy đủ về ý nghĩa của câu ca dao tục ngữ. Muốn làm được điều đó giáo viên phải thường xuyên tìm những thông tin bên ngoài thực thế nhờ việc tra cứu từ nhiều nguồn : báo chí, mạng internet, tham khảo các sách, tạp chí… * Đối với học sinh: Học sinh học bài và trả lời bài bằng việc sử dụng những câu ca dao tục ngữ đã được giáo viên cung cấp. Để giảm việc GV cung cấp kiến thức một chiều thì có thể gợi ý cho học sinh, yêu -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 18 - Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- cầu các em chuẩn bị bài mới bằng việc tìm hiểu có câu ca dao tục ngữ nào có liên quan đến bài mới, và thử giải thích. * Phòng GD&ĐT: Chọn những sáng kiến kinh nghiệm hay có chất lượng để triển khai các chuyên đề trong sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn để phát huy những kinh nghiệm mà giáo viên đã tâm huyết đã miệt mài tìm tòi xây dựng. Tạo điều kiện để những đồng nghiệp học tập lẫn nhau, góp ý cho nhau, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy Trong đề tài này tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp những suy nghĩ của tôi về: “ Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS” Tôi rất mong được sự góp ý của đồng chí, đồng nghiệp để chúng ta cùng xây dựng nên một hình thức dạy môn địa lí thế nào cho hay nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết đề tài Hoàng Thị Hoan NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ( Kí tên, đóng dấu) -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 19 - Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TÀI LIỆU THAM KHẢO TT 1 2 3 4 5 TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ GHI CHÚ Nguyễn Tam Phù Xa Nhà xuất bản Thanh Ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam Niên, 2008 Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Vũ Ngọc Phan Nhà xuất bản Văn Nam học, 2007 Hướng dẫn thực hiện chuẩn Phạm Thị Sen Nhà xuất bản giáo dục kiến thức, kĩ năng môn địa và đào tạo Việt Nam lý năm 2009. Địa lý tự nhiên Việt Nam tập Vũ Tự Lập Nhà xuất bản giáo 1, 2 dục, 1978 Sách giáo khoa địa lý 6, 8 Lê Thông. Nguyễn Nhà xuất bản giáo dục Phi Hạnh 6 Sách giáo viên địa lý 6, 8 và đào tạo Việt Nam Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo Việt Nam 7 Giáo dục kĩ năng sống trong môn địa lí Lê minh Châu. Lưu Bộ giáo dục và đào tạo Thu Thủy… -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan