Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho hs lớp 1 dtts ở trường tiểu họ...

Tài liệu Skkn một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho hs lớp 1 dtts ở trường tiểu học võ thị sáu

.DOC
28
2024
103

Mô tả:

Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu I. PHẦN MỞ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Thực hiện lời dạy đó của Người, thế hệ trẻ đã và đang ra sức học tập, phấn đấu để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và từng bước sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Quá trình học tập, phấn đấu của thế hệ trẻ là một quá trình phát triển lâu dài. Để sau này trở thành những chủ nhân góp phần dựng xây đất nước thì mỗi cá nhân phải có sự rèn luyện và nỗ lực ngay từ đầu. Sự phát triển của mỗi cá nhân có sự đóng góp quan trọng của người thầy, người cô, đặc biệt là lúc bắt đầu bước vào tuổi đi học. Trong xu thế phát triển của đất nước hiện nay, từ những thay đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, đòi hỏi giáo dục phải nâng cao chất lượng giảng dạy. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, mỗi giáo viên phải không ngừng học tập và trao dồi kiến thức nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp để truyền thụ cho học sinh. Ở trường tiểu học môn Tiếng Việt có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Kỹ năng đọc là một trong số công cụ sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Có đọc đúng thì mới viết đúng, mới hiểu được nội dung mình vừa đọc. Chính vì thế kỹ năng đọc có một vị trí quan trọng không thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Cùng với kỹ năng viết, kỹ năng đọc có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng chữ viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo,...,từ đó có điều kiện học tốt các môn học học khác có trong chương trình. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - lớp đầu cấp - các em bắt đầu làm quen với: Nghe, nói, đọc, viết. Và kỹ năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Mặt khác ở lớp Một các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt, sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Và các em sẽ ham học, tích cực trong học tập hơn. Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 1 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu tiếng Việt từ đó cảm nhận sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong môn học. Thế nhưng hiện nay, ở trường tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do mà học sinh của chúng ta đọc và nói còn sai dấu thanh, sai ngữ nghĩa. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “ Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp Một dân tộc thiếu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu” . 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu: Thực hiện đề tài này với mục đích nâng cao khả năng đọc đúng và tìm ra biện pháp hữu hiệu khắc phục, giải quyết triệt để lỗi phát âm sai tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số. Từ đó góp phần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, nâng cao chất lượng đọc của học sinh nhất là đọc hiểu tiếng Việt, dần dần nâng cao chất lượng môn học tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, góp phần đưa chất lượng giáo dục ngày một tốt hơn. Nhiệm vụ của đề tài: Tìm ra được biện pháp giúp học sinh đọc đúng, biết sửa sai trong quá trình phát âm tiếng Việt để học tốt môn Tiếng Việt. Khắc phục được những lỗi mà học sinh thường mắc phải để mỗi giáo viên có hướng rèn luyện, bồi dưỡng hiệu quả việc phát âm tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số khi bắt đầu bước vào lớp đầu cấp. 3. Đối tượng nghiên cứu Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp Một dân tộc thiếu số ở trường tiểu học Võ Thị Sáu. 4. Giới hạn của đề tài Học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk năm học 2016 – 2017 ( từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2017). 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp trải nghiệm thực tế - Phương pháp quan sát - Phương pháp thống kê, tổng hợp II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 2 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu Như chúng ta đã biết “Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của loài người ” (Lê Nin) .“Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng ”(Mác). Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện tâm trạng, tình cảm. Chức năng quan trọng của ngôn ngữ đã quy định sự cần thiết nghiên cứu sâu sắc kỹ năng đọc trong phân môn Tiếng Việt và trong hệ thống giáo dục nhà trường. Có đọc thông thì mới viết thạo, mới hiểu được nội dung mình vừa đọc. Học sinh lớp một chỉ hoàn thành chương trình khi các em biết đọc chữ . Chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng, môn Tiếng Việt ở tiểu học rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết song mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp một là đem lại cho các em kỹ năng đọc đúng, viết đúng. Ngoài ra còn làm giàu vốn từ, biết nói đúng các mẫu câu ngắn và tạo cho các em sự ham thích thơ văn. Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốt hơn môn Tiếng Việt ở các lớp trên . Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh đang được hình thành. Học sinh lớp Một hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích hoạt động, thích khám phá, hay bắt chước. Vì vậy sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy, cô giáo trong nhà trường. Nghe, nói, đọc, viết là bốn kĩ năng cơ bản của môn Tiếng Việt, để đạt các yêu cầu so với chuẩn kiến thức kĩ năng theo quyết định số 16/2006/ QĐ- BGD& ĐT ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2006. Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp Một góp phần giúp các em hiểu, cảm thụ văn học, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành động đúng cho trẻ, phát triển khả năng học tập các môn học khác là điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Nhân cách học sinh Tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ thuộc vào quá trình giáo dục của người thầy mà trong đó phương tiện chủ yếu là nghe, nói, đọc, viết có được trong quá trình học tập. Dạy đọc đặc biệt là chú trọng việc rèn phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, đòi hỏi người thầy phải phát âm chuẩn và có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học. Ngày nay với sự phát triển tiến bộ của khoa học, xã hội, giáo dục cần đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu học và tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách, rèn kỹ năng sống cho trẻ. Trường tiểu học Võ Thị Sáu có 97,5% học sinh dân tộc thiểu số. Các em gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập đó là: thiếu điều kiện học tập, quá trình học không liên tục, kiến thức nắm không vững chắc, thiếu động cơ học tập. Biết đọc, biết viết là mục tiêu số một ở học sinh Tiểu học. Vốn tiếng Việt là rất cần thiết trước khi học chữ. Không biết hoặc biết ít tiếng Việt là trở ngại lớn nhất cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số. Tập nói tiếng Việt là nhiệm vụ đầu tiên với các em. Học sinh dân tộc cần có vốn tiếng Việt trước để học chữ. Bộ giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo như công văn 9832/ BGD&ĐT - GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006, công văn 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ngày 9 tháng 8 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị "Triển khai GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 3 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu các phương án tăng cường tiếng Việt (lớp 1) cho học sinh dân tộc thiểu số ". Tại hội nghị, xuất phát từ những quan điểm, lý luận giáo dục và cách tiếp cận gắn với đặc điểm học sinh dân tộc các vùng miền, năm phương án về chủ đề này đã được trình bày, và trao đổi ý kiến rộng rãi. Đó là: Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo trước tuổi đến trường (Vụ GD Mầm non). Dạy tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong chương trình song ngữ Ê- đê - Việt (Vụ GD Dân tộc). Nghiên cứu thử nghiệm giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ (Trung tâm Nghiên cứu GD dân tộc). Dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 1(Nhóm tăng cường năng lực dạy và học- Dự án PEDC). Dạy học lớp 1 cho học sinh dân tộc chưa biết nói tiếng Việt (Trung tâm Công nghệ GD). Công văn số 8114/ BGD&ĐT- GDTH V/v nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2009. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu a. Thuận lơi, khó khăn * Thuận lợi Về giáo viên Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo các cấp về chuyên môn đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn bồi dưỡng cho giáo viên, cung cấp đầy đủ tài liệu, phương tiện giảng dạy. Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ chức những buổi họp chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy. Một số giáo viên trong trường có tay nghề vững, lâu năm trong công tác, có nhiều kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như cách tháo gỡ những khó khăn khi gặp các trường hợp học sinh khó khăn về học tập cũng như phẩm chất. Bản thân có kinh nghiệm dạy lớp 1. Về học sinh Ở độ 6 - 7 tuổi, đa số các em còn rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên khen thưởng vv…. Một số cha mẹ học sinh có ý thức trách nhiệm đến việc học tập rèn luyện của con em, không khoán trắng cho nhà trường cho giáo viên và phối hợp với giáo viên trong việc giúp con em mình học tập như: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em đến lớp cũng như học tập ở nhà. Đa số các em học sinh được làm quen tiếng Việt ngay sau khi tuyển sinh vào lớp Một. GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 4 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu 100% học sinh được học 8 buổi / tuần. * Khó khăn Về nhà trường: Cơ sở vật chất chưa đáp ứng với nhu cầu giảng dạy. Về giáo viên: Năng lực không đồng đều, số giáo viên là người dân tộc thiểu số trong khối chiếm 75% . Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế. Giáo viên còn mất thời gian đầu tư vào làm đồ dùng dạy học. Về học sinh Năm học 2016 – 2017, học sinh dân tộc thiểu số không được cấp phát đầy đủ sách vở nên một số em đi học còn thiếu sách vở, đồ dùng học tập. Trong lớp có 85% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, tỉ lệ học sinh con hộ nghèo 45%. Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em khó khăn về thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến. Một số em chưa biết cách cầm bút, chưa nhớ các chữ cái, không có khả năng ghi nhớ. Một số em chưa có ý thức trong học tập và không muốn đi học. Do đặc trưng người dân tộc Ê- đê các em chủ yếu phát âm sai ở dấu thanh, một số phụ âm đầu như p / ph ; r/d và vần như êch/ êt; eo/oe,… Đa số các em con nhà nông nên chưa được cha mẹ quan tâm đúng mức đến việc học tập, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp con em mình học bài, đọc bài ở nhà. Trong quá trình truyền thụ kiến thức một số học sinh hay nghỉ học, tiếp thu bài chậm cộng với số học sinh lưu ban của năm học trước, số học sinh ham chơi không học bài làm cho giáo viên lớp một vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. b. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, sự quan tâm phối hợp của địa phương, sự chỉ đạo linh hoạt của Ban lãnh đạo nhà trường, sự nỗ lực của các anh chị em giáo viên và sự hợp tác của cha mẹ học sinh đã tạo nên nguồn động lực lớn thúc đẩy việc dạy và học ngày càng đi vào khuôn khổ, nề nếp đối với thầy và trò. Bên cạnh đó việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở một số giáo viên còn hạn chế, bởi: Một vài đồng chí giáo viên tuổi cao, một số giáo viên là người dân tộc thiểu số khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế. GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 5 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu Một vài giáo viên chưa biết vận dụng các nguyên tắc dạy học môn Tiếng Việt trong thực hành giảng dạy. Việc chuẩn bị bài và lập kế hoạch bài dạy chưa cụ thể, vận dụng phương pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa đảm bảo quy trình và đặc trưng bộ môn. Việc hướng dẫn học sinh sửa sai chưa kịp thời, chưa tỉ mỉ, chưa quan tâm đến việc học tập và sử dụng tiếng phổ thông cho các em ở tại gia đình và trong cộng đồng. Việc sử dụng đồ dùng, thiết bị trong quá trình dạy của thầy và học của trò chưa hiệu quả. Một số giáo viên chưa đầu tư về chuyên môn. Một số giáo viên chưa coi trọng việc đọc mẫu nên phát âm (đọc mẫu) chưa đúng với chuẩn. Một số giáo viên còn phát âm theo ngôn ngữ địa phương các vùng miền của mình nên rất khó khăn khi rèn đọc tiếng Việt cho học sinh. GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 6 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu Một số giáo viên chưa chú ý đến việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học làm thế nào để các đối tượng học sinh nắm được kiến thức biết đọc , biết viết. Nguyên nhân là do giáo viên phải dạy nhiều môn, một số giáo viên tuổi cao nên chưa theo kịp sự đổi mới, chưa chịu khó tìm tòi những phương pháp dạy học hữu hiệu trong giảng dạy. Vì thế chưa tạo hứng thú lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh. Bên cạnh đó tiếng Việt lại là ngôn ngữ thứ hai của các em học sinh dân tộc thiểu số, đây là kiến thức mới mẻ đối với các em. c. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra Năm học 2016 – 2017, tôi được phân công dạy lớp 1A và trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt. Khả năng học tập của các em chưa đồng đều, có em đọc viết rất tốt nhưng vẫn có em chỉ biết đánh vần, có em chưa biết đọc. Tuy nhiên với các em học sinh lớp Một dân tộc thiểu số thì tiếng Việt là môn học mà các em gặp rất nhiều khó khăn. Cho nên, khi dạy môn Tiếng Việt nhất là trong thời gian đầu năm, các em rất lúng túng khi sử dụng đồ dùng học tập và tham gia đọc, viết bài. Thực tế cho ta thấy việc giúp học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số học tốt tiếng Việt là việc làm cần thiết. Rèn phát âm tiếng Việt là nhiệm vụ rất quan trọng đối với giáo viên Tiểu học. Do đó, vấn đề dạy rèn phát âm tiếng Việt hiện nay đang được quan tâm, chú trọng. Có nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm nâng cao chất lượng phát âm tiếng Việt, chất lượng đọc cho sinh lớp 1. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt không phải là ngôn ngữ duy nhất để các em tiếp thu kiến thức và nhận biết thế giới xung quanh, các em đến trường với một ngôn ngữ hoàn toàn khác ngôn ngữ thường sử dụng tiếng mẹ đẻ, bởi vậy tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tiếng Việt của trẻ. Một số giáo viên chưa chú ý đến việc rèn phát âm cho học sinh, chưa thấy được tầm quan trọng của việc đọc đúng, đọc tốt có tác dụng cao trong quá trình dạy học và chưa hiểu hết tầm quan trọng của môn học Tiếng Việt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Một số giáo viên thì đã thực hiện tuy nhiên việc thực hiện chưa đúng cách, chưa phù hợp với thực tế dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao. Đa số học sinh mặc dù đã được học qua trường mầm non nhưng chưa nắm được 29 chữ cái. Một số em gia đình khó khăn cha mẹ đi làm xa không quan tâm nhắc nhở các em học tập. Một số em gia đình không hòa thuận, bố mẹ không chung sống với nhau nữa phải ở với ông bà nên thiếu sự giúp đỡ, an ủi khi học tập. Một số em hay nghỉ học theo cha mẹ đi làm nên tiếp thu kiến thức không liền mạnh dẫn đến không đọc, viết được. Một số em do tuổi lớn, khó khăn về học khả năng tiếp thu bài hạn chế. Nhận thức được sự cần thiết của việc nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt đối với các em học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, tôi đã tìm tòi đổi mới hình thức tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học với mục đích nâng cao kĩ năng đọc đúng nhằm nâng cao hiệu quả học môn tiếng Việt đối với học sinh dân tộc thiểu số. GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 7 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu Việc học tiếng Việt với học sinh dân tộc thiểu số đặc biệt là học sinh lớp 1 chủ yếu học qua các hoạt động ở trường. Ở nhà, các em ít được giao tiếp bằng tiếng Việt bởi lẽ vốn tiếng Việt của bố mẹ, anh, chị và những người sống xung quanh các em còn hạn chế. Chính vì vậy các em không được tiếp cận vốn tiếng Việt do người thân mang lại cho nên việc dạy học tiếng Việt đối với học sinh lớp 1 càng khó khăn đối với các thầy, cô giáo, những người tâm huyết với nghề dạy trẻ nhất là những người đang trực tiếp tham gia giảng dạy trong vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó một số gia đình còn cho con em nghỉ học đi nương đi rẫy trong dịp mùa màng. Một số em ít được cha mẹ quan tâm nhắc nhở các em đi học, còn đổ lỗi và đẩy trách nhiệm cho giáo viên. Việc đi học không đều cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Lớp học có nhiều đối tượng khác nhau, việc phân chia kiến thức trong một tiết học còn nhiều khó khăn và hạn chế. Đặc biệt ở lớp tôi dạy với 85% là học sinh dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình nhiều em gặp không ít khó khăn do đó các em đi học còn thiếu thốn nhiều thứ cụ thể có em chưa có sách vở, có em chưa có bộ quần áo đồng phục, có em đến lớp quên bút, quên chì, quên bảng con. Thậm chí có em còn không có cặp đựng sách mà chỉ đựng sách vở bằng chiếc túi ni lông nên việc mất đồ dùng học tập xảy ra thường xuyên,… Do ảnh hưởng của tiếng mẹ nên đa số các em tiếp thu bài chưa tốt, khả năng ghi nhớ chậm. Do đó việc dạy học tiếng Việt cho các em lại càng khó hơn. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Việc rèn kĩ năng đọc đúng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là việc làm cấp bách nhằm giúp các em học tốt môn Tiếng Việt. Thông qua đó phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em. Giúp học sinh hiểu nội dung kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm chắc âm vần vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, biết sử dụng tiếng phổ thông vào trong cuộc sống hằng ngày, giúp các em hòa nhập với cộng đồng. Đó cũng là giúp các em có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống tốt trong cuộc sống hằng ngày. b. Nôi dung và cách thức thực hiện giải pháp Để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc đúng tôi đã áp dụng những biện pháp sau: Giải pháp thứ nhất. Nắm bắt thực trạng của lớp Mặc dù đã được nhận bàn giao học sinh mẫu giáo 5 tuổi ở cuối năm học trước, xong khi được phân công chủ nhiệm lớp, tôi tiến hành tìm hiểu để biết rõ số GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 8 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu học sinh trong lớp đi học Mẫu Giáo chuyên cần và số học sinh đi học chưa chuyên cần. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do vì sao học sinh đó đi học không chuyên cần và kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái các em đã học ở Mẫu Giáo bởi vì đối với học sinh dân tộc thiểu số qua thời gian nghỉ hè các em lại quên hết những gì đã được học trong năm học trước, kết quả điều tra như sau: Tổng số học sinh lớp 1A : 30 học sinh Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái Học sinh không biết chữ cái nào : 7 em Biết 2 – 5 chữ cái : 3 em Biết 6 – 10 chữ cái : 9 em Nhận biết hết bảng chữ cái : 8 em Nhận biết âm hai chữ cái : 3 em Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện một cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái còn thấp dẫn đến kết quả học tập còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những lý do dễ thấy là vì các em còn quá nhỏ, chưa có ý thức tự giác trong học tập. Vì vậy giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm của từng đối tượng, khả năng tiếp thu của từng em để phát huy tính tích cực ham học cho học sinh. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng, vui tươi và các em sẽ thích học. Giải pháp thứ hai. Nắm bắt đặc điểm cá nhân và lập kế hoạch giúp đỡ Sự tiếp thu của các em khác nhau tuỳ thuộc vào thể trạng và khả năng tiếp thu của từng em vì vậy chúng ta cần phải nắm rõ đặc điểm tâm lí,…của các em để có những phương pháp hình thức dạy học phù hợp. Ví dụ em Nguyễn Đình Hoàng tiếp thu bài thì chậm mà bắt chước thì nhanh thích gì thì em thường hay bắt chước và thường làm đi làm lại hành động đó nhiều lần. Còn em Y En Kơ Bkrông thì tính tình rất thất thường có lúc vui thì tham gia học, có khi cả buổi chỉ ngồi trong lớp mà không tham gia hoạt động học cùng các bạn. Còn Y Li Kô Bkrông có tiếp thu được bài nhưng lại mau quên. Việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý qua thực tế giao tiếp với các em, tôi luôn nắm bắt đặc điểm tâm lý của từng em để xây dựng kế hoạch cá nhân, phát triển các mặt tích cực, tạo nhiều tình huống giúp các em tự bộc lộ khả năng nhận thức của mình một cách thích thú khi vào các tiết học . Ở lớp có 30 học sinh nhưng trình độ tiếp thu của các em rất khác nhau. Ví dụ : Y Câu Êban, Nguyễn Đình Hoàng thích thì học không thích thì thôi, nhận thức rất chậm suốt buổi em chỉ loay hoay với quyển sách và hộp chữ nhưng lại không nhận biết được mặt chữ cái và chỉ biết lặp lại theo lời của cô. Vì vậy cần có kế hoạch dạy cho em vừa thao tác trên đồ dùng bộ đồ dùng tiếng Việt, vừa nhận biết được chữ cái ( âm), biết phát âm theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng. Tôi GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 9 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu luôn phải chú ý trong quá trình dạy em, theo dõi mức độ hợp tác của em xem em gặp khó khăn trong vấn đề nào hay về tâm lý thất thường của em, ghi chép mức độ tiến bộ của em. Và những học sinh khác trong lớp, tôi cũng có những kế hoạch giáo dục cá nhân cụ thể cho từng em và được theo dõi liên tục từng tháng để nắm được sự phát triển của từng em qua sổ theo dõi cá nhân, … Khi đó, tôi sẽ có những phương pháp, biện pháp phù hợp hơn. Giải pháp thứ ba. Biện pháp tác động giáo dục Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành họp cha mẹ học sinh đầu năm học, thông qua buổi họp tôi đề nghị và yêu cầu các bậc cha mẹ học sinh trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học và thường xuyên nhắc nhở việc học bài đọc bài ở nhà của con em mình, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cơ bản về cách đọc, cách phát âm chữ cái, cách đánh vần vần, đánh vần tiếng …để phụ huynh nắm rõ cách dạy học hỗ trợ giáo viên kèm cặp con em mình ở nhà. Tham mưu với nhà trường mua sắm đầy đủ tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tự làm thêm tranh ảnh mô hình, sưu tầm thêm những mô hình vật thật để tiết dạy vui, sinh động. Mượn đồ dùng học tập, sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời tăng cường vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, qua những hình ảnh động cũng góp phần gây hứng thú giúp các em hưng phấn trong luyện đọc . Xây dựng đôi bạn cùng tiến, em có năng khiếu giúp em còn khó khăn trong học tập. Phát động các phong trào thi đua có tổng kết khen thưởng bằng những vật thật. Sắp xếp chỗ ngồi đảm bảo thuận tiện cho việc học tập của các em như em có năng khiếu ngồi bên em còn khó khăn trong học tập để bạn có năng khiếu sẽ giúp bạn còn khó khăn trong học tập khi chỉ chữ đọc bài, giúp bạn đánh vần, đọc tiếng và giúp bạn trong thao tác cài chữ để ghép vần, ghép tiếng. Giải pháp thứ tư. Giúp học sinh nắm vững các âm, vần Ngay từ đầu năm, sau khi phân loại học sinh, tiến hành bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh theo các mức năng khiếu, khó khăn. Đối với các học sinh còn khó khăn trong học tập, các em chưa nhận diện được mặt chữ cái hoặc chưa nhớ đủ 29 chữ cái đơn giản, tôi dành nhiều thời gian để bồi dưỡng cho đối tượng này, ôn và dạy lại 29 chữ cái cơ bản cho các em bắt đầu học lại những nét cơ bản. * Đối với phần học các nét chữ cơ bản GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 10 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu Ngay sau những buổi học đầu tiên ổn định tổ chức nề nếp cho học sinh, tôi cho các em làm quen với các nét chữ cơ bản. Tôi dạy thật kỹ, thật tỉ mỉ tên gọi và cách viết các nét chữ đó. Để giúp các em dễ hiểu và dễ nhớ những nét cơ bản đó tôi đã chia các nét chữ cơ bản đó theo tên gọi và cấu tạo gần giống nhau của các nét chữ đó thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét chữ cơ bản đã học mà các em phân biệt được các chữ cái, kể cả các chữ cái có hình dạng, cấu tạo giống nhau hoặc gần giống nhau. - Các nét chữ cơ bản quen thuộc Dạy về các nét cơ bản, tôi đã sắp xếp, phân chia các nét cơ bản thành các nhóm để khi đọc học sinh ít nhầm lẫn và dễ dàng nhận biết. + Nhóm nét thẳng: nét thẳng đứng nét thẳng ngang + Nhóm nét xiên: nét xiên trái nét xiên phải + Nhóm nét cong: nét cong kín nét cong trên nét cong dưới + Nhóm nét móc: nét móc xuôi phải nét móc xuôi trái nét móc ngược phải nét móc ngược trái nét móc hai đầu nét móc hai đầu có thắt ở giữa + Nhóm nét khuyết: nét khuyết trên nét khuyết dưới + Nhóm nét thắt: nét thắt nét móc hai đầu có thắt ở giữa Khi các em đã học thuộc tên các nét cơ bản, tôi cùng các em phân chia các chữ cái theo nhóm các chữ cái đồng dạng để dễ dàng luyện đọc. - Các chữ viết thường + Nhóm 1: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x. gồm 7 chữ cái) GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 11 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu + Nhóm 2: Những chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét thẳng): a, â, ă, d, đ, q. (gồm 6 chữ cái) + Nhóm 3: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, u, p, n, m (gồm 7 chữ cái) + Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong) phối hợp với nét móc: l, h, k, b, y, g (gồm 6 chữ cái) + Nhóm 5: Nhóm các chữ cái có nét móc phối hợp với nét cong: r, v, s (gồm 3 chữ cái). - Các chữ viết hoa + Nhóm 1: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc: A , Â , A , M, N , U, O , I, K , L (gồm 10 chữ cái) + Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: O, Â, O , Q, C, E, Ê, P, R (gồm 8 chữ cái) + Nhóm 3: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc phối hợp với nét cong: B, P, R (gồm 3 chữ cái) + Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét lượn dọc (lượn ngang) phối hợp với nét cong: D, D , L, S (gồm 4 chữ cái) + Nhóm 5: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết: H, G, Y (gồm 3 chữ cái). * Phần học âm Âm đơn Sau khi học sinh học thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản thì tôi giảng dạy tiếp phần học âm (chữ cái). Giai đoạn học chữ cái là giai đoạn vô cùng quan trọng. Các em có nắm vững chắc các chữ cái thì mới ghép được thành vần, rồi thành tiếng và cuối cùng là thành một câu, một đoạn văn hoàn chỉnh. Giai đoạn này tôi hướng dẫn các em phân tích từng nét chữ cơ bản trong từng chữ cái và nếu chữ cái đó có cùng một tên gọi song có nhiều chữ viết khác nhau như chữ a, chữ g thì tiến hành phân tích cho học sinh hiểu và hướng dẫn học sinh cách nhận dạng để các em không bị lúng túng khi gặp các chữ này. Ví dụ: Âm: a – a ; g–g + Âm a (âm a in thường) gồm hai nét: nét cong kín và nét sổ thẳng; + Âm a (âm a viết thường) cũng gồm hai nét đó là nét cong kín và nét móc dưới. + Âm g (âm g in thường) gồm: nét cong kín và nét móc dưới; GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 12 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu + Âm g (âm g viết thường) cũng gồm nét cong kín và nét khuyết dưới. Vì vậy, khi các em đã nắm các nét chữ cơ bản thật kỹ và tỉ mỉ sẽ giúp các em phân tích được cấu tạo của các âm, từ đó các em dễ phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo lẫn tên gọi của bốn âm quen thuộc sau: d; b; p; q. Ví dụ: + Âm d gồm hai nét: nét cong kín (nằm bên trái) và nét sổ thẳng (nằm bên phải). Đọc là: “dờ”. + Âm b gồm hai nét: nét sổ thẳng (nằm bên trái) và nét cong kín (nằm bên phải). Đọc là: “bờ”. + Âm p gồm hai nét: nét sổ thẳng (nằm bên trái) và nét cong kín (nằm bên phải). Đọc là: “pờ”. + Âm q gồm hai nét: nét cong kín (nằm bên trái) và nét sổ thẳng (nằm bên phải). Đọc là: “quy”. Âm ghép Sang phần âm ghép (nghĩa là ghép hai hoặc ba âm đơn lại với nhau thành một âm ghép). Tôi cho học sinh sắp xếp các âm ghép có âm h đứng sau thành một nhóm và cho các em nói lên điểm giống nhau và khác nhau giữa các âm đó. Ví dụ: + Các âm ghép ch – c nh – n th – t kh – k gh – g ph – p ngh – ng + Còn lại các âm: gi, tr, qu, ng, tôi cho học sinh nhận biết thật kỹ cấu tạo và cách ghép các chữ thành âm ghép. + Bên cạnh đó, tôi cho học sinh nhận biết từng cặp những âm có tên gọi giống nhau hoặc gần giống nhau: Ví dụ: ch – tr ng – ngh c – k GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 13 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu g – gh * Phần học vần Sang giai đoạn học vần, học sinh đã nắm vững các âm, các em còn được làm quen với các kiểu chữ hoa: chữ viết hoa, chữ in hoa nên tôi tập cho học sinh nhận biết các kiểu chữ hoa một cách chính xác để các em đọc đúng. Để giúp trẻ học tốt phần vần, tôi tập cho học sinh thói quen nhận diện, phân tích cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần. Ví dụ : Bài 72: et – êt. Việc đầu tiên tôi yêu cầu học sinh tìm trong bộ đồ dùng tiếng Việt rồi ghép vần et. Sau đó cho học sinh nhận diện về cấu tạo vần et: vần et gồm 2 âm, âm e đứng trước và âm t đứng sau. Nếu em nào ghép chưa đúng thì ghép lại và nêu vị trí âm trong vần: âm e đứng trước, âm t đứng sau. Việc thứ hai là đánh vần vần et, tôi gọi 1 em đánh vần rồi nêu cách đánh vần âm e đứng trước ta đọc e trước, âm t đứng sau ta đọc t sau : e – t – et . Việc thứ ba là đọc trơn vần et Với cách dạy trên tôi đã tạo cho các em kỹ năng phân tích, nhận diện và ghép vần từ đó các em có kĩ năng đánh vần, đọc trơn vần một cách dễ dàng và thành thạo. Khi đã nắm được cấu tạo của vần thì các em sẽ vận dụng để đọc các từ ngữ và câu ứng dụng. Lúc này tôi tiến hành đưa ra câu hỏi gợi mở giúp các em nhận biết và đọc tiếng mới cụ thể như muốn có tiếng tét, ta thêm âm và dấu thanh gì? ( ta thêm âm t và dấu thanh sắc). Dựa vào đó học sinh ghép tiếng tét rồi phân tích cấu tạo và đọc đúng hơn. Để khắc sâu kiến thức giúp các em nắm một cách chắc chắn các vần thì ta phải cho các em so sánh vần vừa học và vần đã học. Cụ thể tôi yêu cầu các em so sánh vần et với vần ơt. Qua việc so sánh học sinh nhận ra âm giống nhau là âm t ở cuối, khác nhau là âm e và âm o đứng ở đầu. Rồi so sánh cả hai vần trong bài đang học et – êt. Nhận biết được sự giống và khác nhau các em sẽ phát âm đúng hơn và có kĩ năng so sánh đối chiếu, khắc sâu các vần trong phân môn Học vần. VD: dạy vần uôt, ươt trong bài 74 trang 150, sách giáo khoa tiếng Việt 1, tập 1 có từ chuột nhắt. Sau khi học sinh nắm vững vần uôt, nhìn và đọc được vần uôt một cách chắc chắn. Tôi giới thiệu tranh chú chuột nhắt và giúp học sinh nhận biết: Âm gì đứng trước vần uôt (âm ch) thanh gì ở dưới vần uôt(thanh nặng), vậy ta có thể ghép và đánh vần : chờ - uôt - chuốt - nặng - chuột, đọc trơn : chuột, ghép từ chuột nhắt. Trong trường hợp này các em hay nhầm lẫn về cách đọc giữa tiếng chuột với tiếng chuốt( tiếng có dấu thanh nặng với dấu thanh sắc). Lúc này, tôi hướng dẫn cụ thể và kĩ càng hơn về cách phát âm giữa môi và lưỡi (tiếng chuột có dấu thanh nặng nên khi phát âm luồng hơi đi ra thường nhẹ hơn với tiếng chuốt). GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 14 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu Để phần học vần có kết quả thì giáo viên cần sử dụng nhịp nhàng giữa lời giảng với tranh minh họa được nhìn vào tranh ảnh sinh động hoặc mẫu vật thật sẽ tạo sự hứng thú, gợi trí tò mò, ham học hỏi cho học sinh giúp các em chủ động trong giờ học. * Phần tập đọc Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh. Nhất là đối tượng học sinh còn khó khăn trong học tập. Học sinh năng khiếu đã vững phần chữ cái, nắm vững phần vần chỉ nhìn vào bài là các em đọc được ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh vì khả năng nhận biết tốt. Đối với học sinh còn khó khăn trong học tập khả năng nhận biết còn chậm, chưa xác định vần chính xác nên ghép tiếng rất chậm, ghép tiếng chậm dẫn đến đọc từ chậm và đọc câu rất khó khăn. Vì thế đối với các em này, giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, giành nhiều cơ hội cho các em tập đọc giúp các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. Không nên nóng vội đọc trước cho các em đọc lại dẫn đến tình trạng đọc vẹt và tính ỷ lại thụ động của học sinh. Giáo viên nên cho học sinh nhẩm đánh vần lại từng tiếng trong câu, đánh vần xong đọc trơn lại tiếng đó nhiều lần để nhớ sau đó nhẩm đánh vần tiếng kế tiếp lại đọc trơn tiếng vừa đánh vần rồi đọc lại từng cụm từ. Ví dụ: Dạy bài tập đọc Trường em (sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 2 ) Đây là bài tập đọc đầu tiên trong phần tập đọc. Sau khi đọc mẫu xong, tôi gạch chân dưới những tiếng khó đọc rồi hướng dẫn cách đọc từ khó. Thường thường tiếng có dấu thanh các em đọc không có dấu thanh, tiếng không có dấu thanh thì lại đọc có dấu thanh. Cụ thể từ trường em đọc là trương em. Làm thế nào để giúp các em đọc đúng dấu thanh, tôi tiến hành cho các em đánh vần tiếng trường bằng cách phân tích như sau: Tiếng trường gồm có âm gì và ghép với vần gì? Có dấu thanh gì? (Tiếng trường gồm có âm tr ghép với vần ương và dấu thanh huyền) Vậy tiếng trường đánh vần thế nào? (trờ - ương – trương – huyền – trường). Như vậy khi đánh vần tiếng trường ta đọc phụ âm đầu rồi đến vần, đến dấu thanh, cuối cùng là tiếng hoàn chỉnh. Đọc trơn tiếng này thế nào? (trường) Rồi cho học sinh đọc nối tiếp: trường em. Đối với các em còn khó khăn trong học tập chưa đọc được tiếng trường, tôi cho học sinh ôn lại cấu tạo vần ương trong tiếng trường. Vần ương gồm có mấy âm? (Vần ương gồm có 2 âm. Âm đôi ươ và âm ng) Nêu vị trí các âm trong vần ? (Âm đôi ươ đứng trước, âm ng đứng sau) Đánh vần và đọc trơn vần ương. (ươ - ngờ - ương/ ương) GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 15 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu Thêm âm tr vào trước vần ương và dấu thanh huyền trên vần ương. Ta đánh vần, đọc trơn tiếng thế nào? (Trờ - ương - trương - huyền - trường / trường) Sau mỗi lần đánh vần, cho học sinh đọc trơn lại tiếng vừa đánh vần nhiều lần để khắc sâu vào trí nhớ của các em. Giải pháp thứ năm. Dạy cách phát âm đúng Phát âm trong dạy Tiếng Việt cho học sinh rất quan trọng, học sinh phát âm đúng thì sẽ nhận diện chữ (đọc) đúng và viết đúng. Ngược lại, nếu không được GV quan tâm kĩ phần này, không được sửa chữa kịp thời các em sẽ dễ bị đọc sai do thói quen của tiếng mẹ đẻ và dẫn đến viết sai, hiểu sai ý nghĩa do đọc sai. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, số học sinh phát âm sai rất nhiều do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ dẫn đến viết sai; viết sai thì tất yếu hiểu sai thông tin được ghi nhận. Khi đọc mẫu giáo viên nên phát âm chuẩn xác để học sinh bắt chước và vững vàng trong cách đọc tránh đọc sai để ảnh hưởng đến học sinh. Như vậy ta cần rèn cho các em phát âm đúng âm đầu, đúng vần, đúng phụ âm cuối, đúng dấu thanh. Chẳng hạn: Dạy bài 54: ung, ưng sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 1 trang 110. Khi đọc vần ung, ưng, các em thường đọc un, ưn. Như vậy các em đọc chưa đúng ở phụ âm cuối. Để giúp các em đọc đúng, tôi hướng dẫn các em tìm ghép vần ung, phân tích cấu tạo vần gồm âm u đứng trước, âm ng đứng sau rồi nêu cách đánh vần và đánh vần. Yêu cầu các em so sánh vần ung với vần un và hướng dẫn cách phát âm cho đúng. Tôi tiếp tục nêu câu hỏi Muốn có tiếng súng ta thêm âm và dấu thanh gì? Thêm âm “s” , dấu thanh sắc. Dựa vào câu hỏi gợi mở, các em ghép tiếng súng, phân tích cấu tạo rồi đánh vần. Khi thấy các em phát âm chưa đúng, tôi yêu cầu em đó phát âm lại âm “s” hoặc nhắc lại cách mở môi, uốn lưỡi phát âm cho đúng. Sau đó đọc lại tiếng “súng”. Để dạy cho các em phát âm đúng quả là rất khó, không phải chỉ một vài hôm là xong. Như chúng ta đã biết việc phát âm liên quan tới các cơ quan phát âm. Nếu chúng ta giúp học sinh vừa được nghe, vừa được quan sát sự phối hợp các cơ quan phát âm như hình dạng của môi, vị trí của răng, lưỡi thì các em sẽ dễ dàng phát âm đúng những âm cần học hơn là chỉ được nghe. Vì vậy, khi dạy học sinh phát âm, chúng ta cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp, vừa nhìn (quan sát) kết hợp với nghe rồi làm theo mẫu và luyện tập thực hành ngay trên lớp. Trong quá trình dạy học cần sử dụng đồ dùng trực quan để hướng dẫn các em quan sát, so sánh,…Đồ dùng không phải lúc nào cũng đòi hỏi những thiết bị hiện đại mà có khi đơn thuần chỉ là môi, miệng, lưỡi, răng của giáo viên khi dạy các em phát âm. * Ví dụ: Khi dạy các em phát âm vần oa, tôi cho các em quan sát tranh vẽ hoặc vật thật “cái loa” để nhận diện vần oa, so sánh với cách đọc âm a trong tiếng “la” (la hét). Từ quan sát tranh, HS nghe tôi phát âm kết hợp với nhìn động tác từ miệng của tôi để nhận ra cách đọc và làm theo mẫu. Nhất là khi phát âm những âm GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 16 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu có liên quan nhiều tới môi, đầu lưỡi, răng. Chẳng hạn như các âm b, đ, g, l, m, n, p, r, s, t, v, x, tr, ch, kh,…Đây chính là các phụ âm. Đối với những âm khó nhớ, qua việc phát âm mẫu, tôi chú trọng tới việc so sánh các âm đó với âm khác về cách đọc giống nhau. *Ví dụ: s – x ; tr – ch ; p – ph; l - n Ngoài ra, với những âm không thể dùng phương pháp khẩu hình – so sánh, tôi mô tả bằng hình vẽ hoặc bằng động tác cho dễ phân biệt. Chẳng hạn như khi dạy đọc âm “sờ”, tôi làm động tác lấy tay sờ vào một đồ vật nào đó để giúp các em nhận diện đúng, phát âm đúng và phân biệt với “x” khi ghép tiếng. Đa số các em đọc còn nhầm lẫn các dấu thanh, tiếng có thanh thì đọc không thanh, tiếng không có dấu thanh thì đọc có dấu thanh. Ví dụ: chậm/ châm; chồi non / chôi non, chuột/ chuốt, dẫn/ dấn,…Thì tôi cho các em nắm vững cấu tạo, cách phát âm từng dấu thanh, dùng thẻ tạo từ, nắm nghĩa của từ qua đồ dùng trực quan hoặc bằng hành động trực tiếp để từ đó phát âm đúng và tự sửa sai các dấu thanh. Trong khi học sinh đọc, nói (phát âm) tiếng Việt tôi theo dõi quan sát từng em, phát hiện chỗ các em đọc sai để kịp thời sửa ngay và hướng dẫn các em đọc theo tốc độ quy định, không quá chậm hoặc quá nhanh, đọc, nói đủ to cho tất cả các bạn trong lớp nghe được, rèn tư thế đứng tự tin, thỏa mái khi đọc, nói tiếng Việt. Đối với những em đọc sai chính âm tiếng Việt, tôi đã rèn luyện để các em đọc đúng, đọc đủ, không đọc thừa, đọc sót âm, tiếng, từ,…Đọc với tốc độ vừa phải, giọng đọc phải phù hợp với yêu cầu và nội dung từng bài. Bên cạnh đó vẫn có những em phát âm bị khuyết âm trong tiếng tiếng Việt, còn lẫn lộn giữa vần iêng/ iên, inh/ in, ăng/ăn,.... Ví dụ khi dạy đọc từ ngữ ứng dụng bài 53: ăng, âng có em đọc "phẳng lặng" thành "phẳn lặn". Nguyên nhân chính là các em chưa biết vị trí các cơ quan phát âm và phối hợp giữa các cơ quan đó. Vì thế tôi yêu cầu các em quan sát kĩ tôi phát âm mẫu rồi gọi các em phát âm lại. Nếu phát âm đúng "phẳng lặng" hơi sẽ bị chặn lại ở một vị trí trong khoang miệng. Khi các em đọc sai hay chưa đọc được, tôi không phê bình, mà động viên chỉ bảo cho các em. Nhất là với các em khó khăn về đọc và viết, tôi đọc lại cho các em nghe rồi gợi ý để các em phân tích nhớ lại cấu tạo của tiếng cho đúng. Hướng dẫn chi tiết cho các em tư thế ngồi học đúng, cách cầm sách khi đọc, cách học tập ở lớp, ở nhà. Tất cả cần làm mẫu và yêu cầu học sinh làm theo. Dần dần các em có thói quen, có kĩ năng kĩ xảo trong việc học tập. Từ đó tạo ra không khí thoải mái, tự tin, mạnh dạn hơn khi tham gia hoạt động học. Qua đó, tôi nắm được một phần nào những sở thích, những niềm vui hoặc những khó khăn của các em trong học tập hay trong sinh hoạt hàng ngày. Việc hướng dẫn HS phát âm được tiến hành ở trong giờ dạy âm, vần cũng như khi dạy đọc, ta cần biết lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí bởi mỗi phương pháp mang lại một hiệu quả, không GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 17 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu có phương pháp nào là vạn năng. Nhất thiết các em phải được nhìn, nghe, làm theo mẫu; luyện tập nhiều lần qua các hình thức: cá nhân, nhóm, lớp và tích hợp trong các môn học khác mới hình thành kĩ năng để vận dụng trong giao tiếp được. Song song với việc giúp học sinh phát âm đúng để viết đúng thì chúng ta cần phải giúp cho các em hiểu nghĩa của từ. Để tăng cường Tiếng Việt cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị và sử dụng linh hoạt và phù hợp các phương tiện hỗ trợ tiết dạy học như khai thác triệt để tranh ảnh trong sách giáo khoa, tận dụng những vật thật, tranh ảnh có sẵn trong thực tế để các em quan sát tìm hiểu. Sưu tầm thêm một số tranh ảnh, mẫu vật có liên quan đến bài dạy. Sử dụng thường xuyên bộ tranh Tiếng Việt, bộ đồ dùng học Tiếng Việt của học sinh và giáo viên nhằm giúp học sinh tích cực và ham học. Ví dụ: Dạy bài 40: iu, êu Tôi đã cho học sinh quan sát lưỡi rìu và cái phễu thật và tranh trong sách giáo khoa, sử dụng bộ đồ dùng học Tiếng Việt, …. Giải pháp thứ sáu. Tổ chức trò chơi có hiệu quả trong các tiết học Như chúng ta đã biết học sinh lớp Một rất hiếu động hay bắt chước và học theo. Trò chơi học tập là một loại hoạt động không thể thiếu được trong mọi lứa tuổi. Trò chơi giúp các em phát triển cả về năng khiếu lẫn tư duy. Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. ''Học mà chơi, chơi mà học '' tạo ra sự hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí, củng cố, hệ thống hoá kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm chắc âm vần vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Tạo môi trường để rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén, có thói quen phản ứng nhanh cho học sinh; giúp các em có tính mạnh dạn tính thi đua, tính kỉ luật khi thể hiện mình trước tập thể. Thông qua trò chơi tạo không khí thi đua sôi nổi trong mỗi tiết học, làm cho tiết học của HS trở nên nhẹ nhàng hơn, sinh động và hiệu quả hơn. Vì vậy tôi xác định rõ mục đích của mỗi trò chơi, tuân thủ các nguyên tắc và thay đổi các hình thức tổ chức cho HS chơi. Tôi đã tổ chức trò chơi, khi thì vào bài, có khi để dẫn dắt các em chiếm lĩnh kiến thức mới cần đạt, có lúc để củng cố, hệ thống hoá kiến thức trong một bài hay trong một chương. Khi tổ chức trò chơi, tôi phổ biến tên trò chơi, nội dung chơi, vật dụng phục vụ cho trò chơi, luật chơi và trước khi tổ chức chơi cho các em chơi thử để các em tự tin hơn. Với mục tiêu giúp học sinh nắm chắc âm vần cần học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể, rèn cho các em ý thức tự tìm kiếm khám phá chiếm lĩnh kiến thức ở tiết 1 trong phần Học vần, tôi sử dụng trò chơi “Thi ghép đúng – Ghép nhanh” Ví dụ: Dạy bài 22: p –ph, nh sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 1 trang 46. GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 18 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu Tôi yêu cầu mỗi em chuẩn bị một bộ chữ thực hành Tiếng Việt. Trong quá trình dạy âm p- ph, tôi chia lớp thành 4 tổ, yêu cầu các em tự tìm và phát âm âm p sau đó tìm ghép thành âm ph, tiếng phố rồi đọc. Hết thời gian quy định, các em đưa bảng lên cho lớp kiểm tra. Tổ nào có ít bạn ghép sai tổ đó chiến thắng. Khi dạy tiết 2 trong giờ Học vần, tôi lại tổ chức Trò chơi “Đọc nhanh, nối giỏi”. Trò chơi này giúp học sinh nhận diện nhanh âm vần vừa học, biết ghép các tiếng riêng lẻ vào thành cụm từ có nghĩa mới. *Ví dụ: Bài 64: im-um Tôi đưa ra các từ sau: chim, cá, tôm, hùm, bồ câu, kìm Yêu cầu HS nối thành các cụm từ có nghĩa trong thời gian 3 phút hoàn thành bài tập đem đính lên bảng lớp để tôi tổ chức lớp kiểm tra, bổ sung, đánh giá được kết quả như sau: chim hùm cá bồ câu tôm kìm Với trò chơi “Thi tìm tiếng có âm, vần vừa học” tôi tổ chức cho các em chơi vào cuối tiết 1, tiết 2 sau khi đã học xong vần uôn, ươn. Thông qua trò chơi giúp học sinh mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm chắc vần vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Trước khi chơi, tôi cho các em chuẩn bị phấn viết, bảng con, giẻ lau. Ví dụ: Khi dạy bài 50: uôn , ươn sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 1 trang 102, sau khi đã nhận biết hai vần, tôi chia nhóm, phổ biến luật chơi, quy định thời gian và tiến hành trò chơi. Với thời gian 2 phút các nhóm thi đua tìm tiếng có vần vừa học ghi vào bảng nhóm, hết thời gian quy định gắn kết quả lên bảng lớp. Tiến hành đánh giá nhận xét theo thang điểm đã quy định. Ở trò chơi này các em tìm được tiếng, từ có vần vừa học như: buôn bán, luôn luôn, tuôn, buồn bã, bươn chải, con lươn,… Để kiểm tra lại kĩ năng đọc của các em, tôi gọi một số em đọc các từ vừa tìm, kịp thời sửa chữa khi các em đọc chưa đúng. Hay khi dạy bài 30: ua-ưa tôi lại tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” Tôi chuẩn bị câu hỏi hỏi về đồ vật, cây cối có tiếng mang vần vừa học; HS chuẩn bị phấn viết, bảng con, giẻ lau. GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 19 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu Tôi đưa ra một số câu đố, trong nội dung câu đố có một số từ mang vần ua, ưa. Yêu cầu học sinh giải câu đố rồi gạch dưới từ trong lời giải mang vần ưa, ua bằng cách viết kết quả vào bảng con rồi đưa lên theo hiệu lệnh của tôi. Em nào viết không đúng bị loại, viết đúng được chơi tiếp. Nội dung câu đố như sau: Qủa gì mọc tít trên cao Mà sao đầy nước, ngọt ngào bên trong? (là trái hay quả gì?) Cây gì bé nhỏ Hạt nó nuôi người Tháng năm tháng mười Cả làng đi gặt (là cây gì?) Học sinh tìm được kết quả như sau: quả dừa, cây lúa. Trò chơi này nhằm củng cố kiến thức đồng thời rèn luyện cho học sinh tính nhanh nhẹn. Ở phần luyện viết, tôi tổ chức Trò chơi “Nét chữ nết người” giúp học sinh viết đúng các chữ ghi âm, vần, tiếng đã học. Rèn luyện đức tính chăm chỉ, cẩn thận và kiên nhẫn trong học tập. Ví dụ: Dạy bài 67 : Ôn tập, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1 trang 136. Sau khi các em đã đọc thành thạo các vần có âm m ở cuối, tôi phát cho mỗi em một quyển vở trong đó đã viết mẫu để các em viết theo. Phổ biến cách thực hiện: trong cùng thời gian nhất định, khi có lệnh của GV các em thi đua viết theo mẫu; yêu cầu viết đúng, thẳng dòng, đẹp. Em nào có bài viết đủ nội dung theo yêu cầu, viết đúng và đẹp (không tẩy xoá) em đó được lớp khen là “Bạn có nết tốt nhất”. Nghe xong lệnh các em thi đua viết. Vì thế em nào cũng viết xong bài ngay tại lớp, chữ viết cũng có nhiều tiến bộ hơn. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp, biện pháp trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, giải pháp này thúc đẩy sự phát triển của giải pháp kia và ngược lại. Chúng là cầu nối tạo nên thành công trong công tác giảng dạy nhằm giúp các em đọc đúng trong môn Tiếng Việt. Nếu như giáo viên nắm bắt được thực trạng, tình hình của lớp mà không lập kế hoạch giúp đỡ các em, không hướng dẫn các em nắm bắt chắc chắn các âm, vần thì hiệu quả giảng dạy, học tập sẽ không cao. Nắm được các âm, vần nhưng không hướng dẫn cách phát âm, không kiểm tra đánh giá, khen thưởng kịp thời cũng không phát hiện và điều chính khiếm khuyết của học sinh. Mặc dù nắm bắt được GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan