Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một vài nghệ thuật trong công tác quản lý lớp góp phần xây dựng trường học ...

Tài liệu Skkn một vài nghệ thuật trong công tác quản lý lớp góp phần xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực tại trường tiểu học

.DOC
38
1543
97

Mô tả:

Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD-ĐT LẠNG GIANG GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG TH ĐẠI LÂM ĐỀ TÀI DỰ THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI NĂM HỌC 2014 - 2015 TÊN ĐỀ TÀI “ MỘT VÀI NGHỆ THUẬT TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỚP GÓP PHẦN XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN – HỌC SINH TÍCH CỰC” Người thực hiện: Ngô Thị Mơ Đại Lâm, ngày 10 tháng 11 năm 2014 MỤC LỤC Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 11 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................ 3 I. Lý do chon đề tài................................................................................ . 3 II. Mục đích nghiên cứu........................................................................... 4 III. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 5 1. Phương pháp lý thuyết........................................................................ 5 2. Phương pháp thực tiễn........................................................................ 5 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................... 5 1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 5 2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 5 PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG................................................................ 6 I. Cơ sở khoa học liên quan đến đề tài ................................................... 6 1. Cơ sở lý luận....................................................................................... 6 2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................... 6 II. Thực trạng của nội dung nghiên cứu.................................................. 6 1. Về phía nhà trường.............................................................................. 7 2. về phia lớp........................................................................................... 8 III. Các biện pháp thực hiện.................................................................... 8 1. Một số vấn đề cơ bản trong công tác quản lý lớp............................... 9 1.1. Dạy trò nên người trước hết bằng tấm gương sinh động trong sáng của người thầy...................................................................................................... 9 1.2. Giáo viên chủ nhiêm phải đảm bảo sự công bằng trong giảng dạy và trong quản lý.................................................................................................... 10 2. Một vài nghệ thuật quản lý lớp chủ nhiệm có hiệu quả ..................... 11 2.1.Nghệ thuật trong lần đầu tiên tiếp xúc với lớp ................................. 11 2.2. Nghệ thuật bầu chọn ban cán sự lớp ............................................... 11 2.3. Nghệ thuật theo dõi, giáo dục học sinh ........................................... 14 2.4. Nghệ thuật quản lý học sinh vắng học, bỏ học ................................ 16 2.5. Nghệ thuật gặp gỡ phụ huynh ......................................................... 18 2.6. Nghệ thuật định hướng bộ sưu tập chân dung học sinh .................. 22 2.7. Nghệ thuật xây dựng “ lớp học thân thiện, học sinh tích cưc”.................................................................................................................. 24 a. Trang trí lớp học xanh – sạch – đẹp..................................................... 24 b. Xây dựng mối quan hệ thầy – trò và bạn bè trong lớp........................ 28 c. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh..... 32 IV. Kết quả thực hiện .............................................................................. 34 V. Bài học kinh nghiệm........................................................................... 35 ......................................................................................................................... PHẦN IV: KẾT LUẬN........................................................................... 37 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 22 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm I. Lý do chọn đề tài: Cách đây hơn 69 năm , ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên quảng trường Ba Đình lịch sử , Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, những ngày đầu mới giành được chính quyền, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt cho việc học hành của các cháu thiếu nhi. Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam mới, Bác Hồ đã có thư cho các cháu học sinh. Trong thư Bác nhấn mạnh là: "Từ giờ phút này giở đi các cháu bắt đầu nhận được một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam ." Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam mà Bác nói đến ở đây chính là nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập. Nền giáo dục sẽ đào tạo các em trở thành người công dân hữu ích cho nước Việt Nam. Để làm được việc đó Bác khuyên các em phải " Cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy , yêu bạn." . Bác đặc biệt nhấn mạnh: " Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em." Như chúng ta đã biết, một dân tộc tiến bộ thì cần phải dân trí và dân tâm. Dân trí phát triển, đất nước phát triển. Dân tâm là hướng về chân, thiện, mỹ. Muốn khai mang và phát triển đất nước cũng như bảo vệ trường tồn những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc thì phải có giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thế nhưng cần phải giáo dục như thế nào thì con người vừa có được kiến thức mà không rơi vào cảnh thiếu ý thức về nhân phẩm, mất tính nhân văn, suy đồi về đạo đức? Vậy, để hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh, chúng ta là những chủ nhân “trồng người” phải rèn luyện cho trẻ tất cả về đạo đức, trí tuệ, thể dục và mỹ dục. Trí là học để biết; đức là học để thực hiện sự sống, thanh lọc tâm hồn; mỹ là học để biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, làm đẹp quê hương, làm giàu đất nước; thể là học để rèn luyện thân thể khỏe mạnh, cho tinh thần tráng kiệt, cho trí óc minh mẫn. Cái biết ở nhà trường là hành trang Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 33 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm bước vào đời, là nhịp cầu đưa các em vào ngưỡng cửa cuộc đời. Thế nhưng, từ học đường ra xã hội, không chỉ có kiến thức mà cần phải có đức hạnh thì giá trị con người mới được nâng cao toàn diện. Có như vậy thì xã hội mới mong được tốt đẹp. Là một giáo viên chủ nhiệm tốt, không chỉ là mong muốn của riêng một giáo viên nào mà là mong muốn của tất cả giáo viên dạy ở bậc tiểu học. Khi họ phấn đấu dạy thật tốt, học sinh họ học thật giỏi, đây chính là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi giáo viên. Xuất phát từ những mong muốn trên, là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi xin nêu ra một vài nghệ thuật quản lý lớp có hiệu quả mà tôi đã đúc kết qua ba năm công tác nhằm góp phần thực hiện tốt chỉ thị 40: “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực,” đồng thời góp phần nào cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý học sinh trong nhà trường. Chính vì lý do đó khiến tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm là : “ Một vài nghệ thuật trong công tác quản lý lớp góp phần xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” II . Mục đích nghiên cứu : - Tôi suy nghĩ, nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích là tìm ra phương pháp "Xây dựng môi trường lớp học thân thiện" với cái đẹp tự nhiên và sáng tạo, nhưng rất gần gũi, thân quen với các em. Để từ đó các em có ý thức trong việc tạo ra cái đẹp đa dạng và phong phú góp phần xây dựng “ Trường học thân thiện – học sinh tích cực”. - Mục đích của nghiên cứu là tìm ra một số giải pháp tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, giúp học sinh tích cực, chủ động qua việc" Rèn kĩ năng sống cho học sinh " . Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc gần gũi, các em biết hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ nhau, tự tin, tích cực trong học tập ..... - Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này còn với mong muốn : + Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 44 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm + Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT, của Sở GD&ĐT và từ đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn. + Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại. III. Phương pháp nghiên cứu: 1) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý học sinh qua các sách, báo, tạp chí về tâm lý lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học. - Nghiên cứu qua các văn bản, chương trình, giáo trình, tài liệu về phương pháp xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực… 2) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : - Điều tra phỏng vấn tình hình học sinh. - Phương pháp khảo sát trắc nghiệm. - Phương pháp quan sát tìm hiểu thực tế . - Phương pháp thực nghiệm thí điểm ở lớp bằng phương pháp mà mình đề ra. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1) Đối tượng nghiên cứu : - Lớp 5B- Trường TH Hương Lạc - TS học sinh 29 em . Nam : 13 em Nữ : 16 em 2) Phạm vi nghiên cứu : Học sinh lớp 5B - Trường tiểu học Hương Lạc – xã Hương Lạc – Huyện Lạng Giang – Tỉnh Bắc Giang. PHẦN 2: NỘI DUNG I / CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 55 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu học tập ngày càng cao. Do vậy việc đào tạo con người biết nhận thức, tự tin , sáng tạo ngày càng quan trọng. Cho nên : “ Nghệ thuật trong công tác quản lý lớp góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” là rất cần thiết. Phương pháp " Rèn kĩ năng sống cho học sinh" với cái đẹp tự nhiên và sáng tạo nhưng rất gần gũi, thân quen với các em. Để từ đó các em có ý thức trong việc tạo ra cái đẹp đa dạng và phong phú. Tạo động cơ dạy tốt - học tốt ở thầy và trò, giúp các em biết hợp tác , chia sẻ , giúp đỡ nhau phát triển toàn diện, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm và khảo sát tôi thấy khả năng giao tiếp của các em học sinh còn nhiều hạn chế . Tôi nhận thấy các em chưa thực sự tích cực, con nhút nhát, rụt rè khi giao tiếp, thậm chí không dám nói ra điều mình muốn nói hay thắc mắc, băn khoăn. Vậy trong quá trình quản lý lớp, tôi luôn phải cố gắng về mọi mặt từ cách quản lý học sinh ở trường, quan tâm và hiểu hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp, tạo điều kiện để học sinh có thể phát huy được tính tích cực, mạnh dạn trong giao tiếp. Và tôi cũng đã gặt hái được một số thành quả đáng kể, phần lớn học sinh do lớp tôi chủ nhiệm đã mạnh dạn, tích cực hơn trong học tập và giao tiếp. Đa số các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết và biết giúp đỡ lẫn nhau, biết làm những công việc phù hợp để trang trí lớp học của mình thêm đẹp và thân thiện. Chính vì những lý do trên mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Một vài nghệ thuật trong công tác quản lý lớp góp phần xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” II/ THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Tôi nghĩ rằng muốn có biện pháp hữu hiệu để giải quyết bất cứ một vấn đề gì thì bước đầu tiên phải tìm được nguyên nhân tồn tại của nó. Như vậy sẽ có cơ sở để khắc phục và tìm ra những biện pháp mới để giải quyết. Tôi đã tiến hành khảo sát đầu năm . Kết quả đạt được như sau : Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 66 Trường Tiểu học Đại Lâm Tổng số Sáng kiến kinh nghiệm Tích cực, chủ động HS 28 em Kết quả 4 14,3% Chưa thực sự tích Nhút nhát, rụt rè cực, chủ động Sợ giao tiếp 10 35,7% 14 50% 1.Về phía nhà trường: a.Tích cực: - Trường Tiểu học Hương lạc nằm ở phía Bắc của huyện Lạng giang. Là một xã còn nhiều khó khăn nhưng các cấp ban ngành trong xã luôn quan tâm tới sự nghiệp giáo dục. - Ban giám hiệu cùng với các thầy cô giáo trong nhà trường quan tâm và tạo điều kiện cho các em học sinh đều được hòa nhập và tham gia mọi hoạt động do Đoàn, Đội tổ chức. Động viên, thăm hỏi, giúp đỡ kịp thời những em có hoàn cảnh khó khăn… - Tất cả 100% các trẻ trong xã đến tuổi đều được đến trường kể cả các cháu khuyết tật cũng được hòa nhập. - Cơ sở vật chất: Nhà trường quan tâm đầu tư đầy đủ phòng học, bàn ghế học sinh cho dạy học.Vì thế, nó góp phần thuận tiện cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh - Các em học sinh được học 2 buổi / ngày - Tạo điều kiện cho việc rèn luyện và giáo dục. 100% các em có ý thức tu dưỡng đạo đức tốt, ngoan ngoãn , kính thầy, yêu bạn...... b. Hạn chế: - Phong trào xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực đã được phổ biến nhưng chưa có biện pháp giáo dục, xây dựng cụ thể. - Nhà trường nói chung, mỗi giáo viên nói riêng khi lên lớp chỉ chú trọng đầu tư công sức cũng như thời gian cho việc truyền đạt kiến thức. Giáo viên chỉ băn khoăn lo lắng làm sao cho học sinh mình mau chóng hiểu bài, chưa thực sự chú trọng đến việc “dạy người”, chưa thực sự tạo điều kiện để các em có thể Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 77 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm phát huy tính “ tích cực, chủ động”, chưa thực sự hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em để các em mạnh dạn nói ra điều mình muốn nói. 2.Về phía lớp: ( Lớp 5B) a. Tích cực: - Đa số học sinh trong lớp đều có ý thức trong học tập, ngoan ngoãn lễ phép với các thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè. - Đa số gia đình các em đều là người của xã Hương Lạc, nhà không quá xa trường ( từ 1 km đến 6 km), 28/ 29 gia đình các em có cả bố và mẹ đều làm ruộng, bản chất lương thiện và đều mong muốn các em ngoan ngoãn, trưởng thành. - 100% phụ huynh trong lớp đều quan tâm đến việc học tập và đạo đức của con em mình, luôn tạo điều kiện để các em có thể tham gia các phong trào, hoạt động do trường, lớp, Đoàn, Đội tổ chức. b. Hạn chế: - Do nhu cầu vật chất, vì hoàn cảnh gia đình, chính vì vấn đề mưu sinh quá nặng trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay mà một số cha mẹ ít quan tâm, ít gần gũi, chia sẻ, động viên và dạy dỗ con cái. - Thời buổi công nghệ, máy móc thay cho sức người. Thay vì những buổi sinh hoạt, vui chơi hay những buổi rong chơi nơi đầu làng, cuối xóm để nghe thấy những phong tục tập quán, những trò chơi dân gian bổ ích thì các em lại quây quần bên chiếc máy tính, tivi, game ... ( 10/ 29 gia đình có máy vi tính, 13/ 29 học sinh trong lớp được bố mẹ cho sử dụng điện thoại di động, 29/ 29 gia đình có tivi) nếu không được định hướng các em sẽ dễ dàng vấp ngã và sẽ bị thụ động bản thân vì phụ thuộc vào những thứ công nghệ hiện đại, máy mọc đó. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Một số vấn đề cơ bản trong công tác quản lý lớp góp phần xây dựng “trường học thân thiện – học sinh tích cực”: 1.1. Dạy trò nên người trước hết bằng tấm gương sinh động, trong sáng của chính người thầy: Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 88 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm Để giáo dục một học sinh nên người, đó không chỉ là mong muốn mà là trách nhiệm của không chỉ riêng giáo viên nào đang đứng trên bục giảng. Thế nhưng giáo dục như thế nào? Đó là một câu hỏi khó không phải một sớm một chiều ta sẽ tìm được lời giải đáp ngay. Thầy, cô trước hết phải mẫu mực về nhân cách, mẫu mực về hành vi ngôn ngữ, thái độ chân tình, thiện cảm đối với học sinh, hết lòng vì học sinh mà nâng cao chất lượng giáo dục. Có như vậy thì mới đạt được uy tín cao trong nghề nghiệp. Uy tín là phương tiện tinh thần giúp cho thầy cô hành nghề đạt kết quả cao. Thầy, cô giáo luôn sống thanh bạch, mẫu mực, khuyên bảo ân tình, suốt đời làm việc nhân đức thì mới khai trí, khai tâm, rèn luyện đạo đức cho lớp trẻ sau này. Bởi lẽ: “Con trẻ cần gương tốt hơn là chỉ trích”. Với một cử chỉ nhặt từng viên phấn rơi trên bục giảng khi ta viết bị gãy cũng đủ thay cho lời giáo dục nặng nề rằng: “Các em nên giữ gìn môi trường cho sạch sẽ; với cách viết cẩn thận, nắn nót, đậm rõ từng nét trên bảng ... cũng đủ cho các em hiểu rằng viết cẩu thả là một thói quen xấu cần được khắc phục, sửa chữa và cẩn thận hơn; với sự thăm hỏi ân cần; sự quan tâm động viên giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần, với những học sinh khó khăn trong lớp của thầy cô có giá trị gấp vạn lần lời giáo huấn rằng” : “Bầu ơi thương thấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Như vậy, tính giáo dục bằng tấm gương của người thầy được nâng cao. Không chỉ giáo dục cho HS bằng chính tấm gương của mình mà thông qua các buổi sinh hoạt ta có thể kể cho học sinh nghe những tấm gương đạo đức hoặc những tấm gương tự sửa mình của các bậc danh nhân ... Đây cũng là một nghệ thuật giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng tâm hồn của trẻ lên tầm cao mới. 1.2. Giáo viên chủ nhiệm phải đảm bảo sự công bằng trong giảng dạy và trong quản lý. Trong xã hội chúng ta ngày càng cần thiết giải quyết vấn đề bất bình đẳng càng sớm càng tốt. Đặc điểm trong ngành giáo dục nếu đối xử không công bằng Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 99 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm thì là phản tác dụng. Tức có thể xảy ra sự chia rẽ trong lớp. Việc cô giáo thương bạn này, không thích bạn kia khó có thể tránh khỏi trong lớp học. Nhưng cách cư xử như thế nào để trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt đã khó mà đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp và nghệ thuật ứng xử công bằng, phù hợp với từng học sinh, từng đối tượng lại càng khó hơn. Sau đây là một vài mẹo vặt giúp thầy cô ứng xử công bằng trong quản lý. 1.2.1. Hãy kiểm tra xem thầy, cô có đối xử với tất cả học sinh như nhau không? Hãy đảm bảo rằng bạn không phân biệt nguồn gốc xã hội của học sinh khi đặt câu hỏi hoặc yêu cầu học sinh nhận xét. 1.2.2. Hãy chia nhóm làm việc cho cả nam và nữ vì học sinh ở độ tuổi này có nhu cầu bình đẳng hóa, có tư tưởng, có trí tuệ như nhau nên phải đối xử như nhau. 1.2.3. Hãy đảm bảo rằng thầy, cô không phân công nhiệm vụ theo giới tính, sức khỏe, thành phần gia đình. 1.2.4. Hãy khen thưởng và kỹ luật như nhau, không thiên vị học sinh có thành tích, chê bai học sinh vi phạm vì như vậy học sinh sẽ tự ti về bản thân. Nên biết học sinh nào cũng thích được khen nhất là học sinh hay mắc lỗi. 1.2.5. Hãy thu thập thông tin từ phía học sinh để thăm dò thái độ của học sinh bị đối xử không công bằng trong lĩnh vực nào GVCN ( Giáo viên chủ nhiệm ) là người gần gũi, quan tâm có thể giúp học sinh tháo gỡ những uẩn khúc trong lòng. Nếu có sự hiểu lầm nào đó từ phía học sinh thì giáo viên phải là người bên cạnh nhắc nhỡ, dạy bảo đúng với nghĩa của người GVCN, có cái tâm như người mẹ thứ hai của các em. GVCN hãy nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề công bằng. 2. Một vài nghệ thuật quản lý lớp chủ nhiệm có hiệu quả góp phần xây dựng “ Trường học thân thiện – học sinh tích cực”. 2.1. Nghệ thuật trong lần đầu tiên tiếp xúc với lớp: Những ấn tượng ban đầu là rất quan trọng và sẽ không có cơ hội thứ hai để lặp lại. Vì vậy hãy tỏ ra thân thiện và lưu lại hình ảnh đẹp trong mắt học trò. Như thế là không phải quá dễ dãi với học sinh mà ta thật nghiêm khắc nói rõ với Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 10 10 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm học sinh về cách làm việc của mình, mục đích cụ thể ... khuyến khích các em nói về những mong muốn của mình. Như vậy sẽ giúp công việc thuận lợi hơn sau này. a. Không được quên giới thiệu bản thân: Tuổi, quê quán, sở thích, cách làm việc ... b. Nói rõ những gì mà giáo viên muốn ở học sinh: Những gì các em có thể hoặc không thể làm được trong lớp. Những gì nên và không nên làm khi ra khỏi lớp và về nhà, để học sinh biết rằng thầy cô không chỉ quan tâm các em ở trường mà quan tâm mọi lúc, mọi nơi. c. Thuộc nhanh tên học sinh: Lời nói của thầy cô sẽ thuyết phục hơn, công việc sẽ hiệu quả hơn nếu hướng trực tiếp vào từng cá nhân. d. Nói rõ những gì các em phải chuẩn bị, phải làm trong tuần này và tuần tới, giải thích cho các em rõ vì sao phải làm những việc ấy. e. Trong những ngày đầu, tuần đầu thầy cô hơi vất vả và tốn rất nhiều thời gian thì mới nhanh chóng đưa lớp vào nề nếp. Giáo viên phải thật nghiêm khắc nếu có quy tắc nào về hành vi bị vi phạm. Hãy cho lớp thấy rằng giáo viên không bỏ qua bất cứ một chuyện nào cả. Tuy nhiên thầy cô phải thận trọng chớ làm tổn thương khi tiếp xúc với những học sinh dễ xúc động, dễ tự ái và có lòng tự trọng cao. 2.2. Nghệ thuật bầu chọn ban cán sự lớp. Tập thể có tiến bộ, có vững mạnh hay không phần lớn phụ thuộc vào những cán cân, những đầu não của lớp. Thế nhưng GVCN không có nghệ thuật tổ chức lớp thì không những gây mất đoàn kết nội bộ, ganh tị, ghen ghét nhau, không giúp nhau trong học tập, không cùng nhau xây dựng một tập thể vững mạnh mà còn dẫn đến tình trạng trì trệ, thụt lùi so với lớp bạn. Thông thường khi bầu chọn ban cán sự của lớp, GCVN chỉ nhằm vào những học sinh có học lực khá giỏi mà ít chú ý đến các đặc điểm khác. Những học sinh khá giỏi thường là những học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ có độ tin cậy cao đối với giáo viên nhưng chưa hẳn những học sinh đó có sức thuyết phục các bạn trong lớp, chưa hẳn là tấm gương sáng cho tập thể noi theo. Bởi theo tâm lý Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 11 11 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm thì những học sinh “Hơn người” thường mắc “bệnh” kiêu hãnh, tự đại, độc đoán và coi thường tất cả. Như vậy, về phía GVCN những công việc giao phó cho các em ít khi được hoàn thành. Về phía học sinh trong lớp sẽ không nghe theo sự sắp xếp của ban cán sự , có chăng chỉ làm theo một cách miễn cưỡng mà thôi. Như vậy chẳng phải ta đã thất bại nặng nề trong việc quản lý lớp chủ nhiệm đó sao? Theo tôi khi bầu chọn ban cán sự lớp ta nên chú ý đến những vấn đề sau: Như trên đã nói, GVCN ít chú ý lựa chọn những học sinh nghịch ngợm hay vi phạm hoặc những em ít nói để “gửi trọn niềm tin”. Nhưng tôi nghĩ các em này mới là những em làm được việc. Bởi nghịch ngợm chẳng qua là bản tính hiếu động, năng động ở tuổi thiếu thời mà thôi. Còn ít nói có khi tài năng tiềm ẩn và chúng ta phải khơi dậy để các em sống mạnh mẽ hơn. Nếu như lúc nào ta cũng chỉ trích, la rầy thì dần dần cũng thành thói quen chai lì và lỗi ngày một nhiều hơn. Tôi tin chắc các em sẽ ngoan hơn, có ý thức trách nhiệm về bản thân và về tập thể hơn nếu như ta và tập thể tin tưởng để giao phó cho một việc nào đó, ví như làm ban cán sự lớp chẳng hạn. Có những em sửa được những thói quen xấu như đi học muộn khi được giao làm tổ trưởng tổ trực nhật; hay gây gỗ đánh nhau được giao làm lớp phó quản lý trật tự; rụt rè nhút nhát giao cho công việc lớp phó phụ trách học tập hàng tuần phải đứng trước lớp để nhận xét, tổng kết về tình hình học tập của các bạn v.v... Để hướng đến một sao nhi đồng vững mạnh trên tinh thần đoàn kết chủ động phát huy tính tích cực ở học sinh , ngăn chặn tình trạng tự ái, tự ti chia bè rẻ phái dẫn đến lớp học như một hỗn hợp ép phải ngồi chung chứ không phải là một tổ chức giáo dục, theo tôi nên phân công công việc đều cho tất cả học sinh trong lớp để các em thấy được rằng mình được đối xử công bằng như mọi người và mình cũng được tin tưởng, cũng có vai trò, vị trí rất quan trọng trong lớp nên không được vắng học, phải phấn đấu học tập thật tốt, phải thực hiện đúng nội quy của trường, lớp đề ra. Mình phải phấn đấu hết mình vì mình và vì mọi người, giúp đôi bạn cùng tiến, tự hào về lớp của mình để không phụ lòng tin của tất cả mọi người đối với mình ... Không nên chỉ nhằm vào một số học sinh nổi Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 12 12 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm trội nào đó, (có khi một em nhưng kiêm nhiều nhiệm vụ như vừa là chủ tịch hội đồng tự quản vừa kiêm trưởng ban nào đó và kết cục vừa phải học vừa phải đảm nhiệm rất nhiều vai trò nên làm không xuể, phần thì bạn bè ghen ghét ganh tị) mà bỏ lỡ và coi như không có mặt những học sinh kia. Những học sinh không có động lực học tập gây nên tâm trạng chán nản và ngày càng xa rời tập thể, đã hư ngày càng hư thêm. Giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng, từng chức vụ. - Chủ tịch hội đồng tự quản theo dõi tổng quát: Tập hợp các hoạt động, báo cáo đến giáo viên chủ nhiệm. - Phó chủ tịch hội đồng tự quản phụ trách học tập chịu trách nhiệm quản lý phụ trách về học tập. Vận động ban hướng dẫn cách giải các bài tập khó cho các bạn chưa hiểu. Giới thiệu sách, báo hoặc tài liệu có liên quan đến môn học cũng như các môn giải trí lành mạnh làm phong phú tâm hồn phù hợp với lứa tuổi. Khuyến khích học sinh mang đồ dùng học tập bằng tranh ảnh treo ở phòng học của mình. Lập kế hoạch cụ thể về hoạt động trong tuần, kết quả cụ thể sau mỗi buổi học: - Trưởng các ban theo dõi chéo thi đua giữa các ban, theo dõi biểu điểm của lớp do giáo viên quy định. - Phó chủ tịch hội đồng tự quản phụ trách văn nghệ nâng cao đời sống tinh thần của tập thể bằng nhiều hình thức sinh hoạt như các bài hát tập thể, các trò chơi dân gian, những câu chuyện thú vị gây cười hay sưu tầm các câu danh ngôn “nói lời hay, làm việc tốt”, khuyến khích tập thể cũng tham gia làm cho tập thể ngày một gắn bó hơn, ý nghĩa hơn ... 2.3. Nghệ thuật theo dõi, giáo dục học sinh . Giáo dục học sinh nên người, tạo dựng, phát triển và duy trì sao nhi đồng vững mạnh không thể một sớm, một chiều mà đòi hỏi một quá trình lâu dài và rất khó khăn. Cần phải kết hợp nhiều yếu tố, nhiều phương pháp khách quan lẫn chủ quan. Cần xác định đối tượng học sinh, xác định những khó khăn cũng như thuận lợi của lớp mình đang chủ nhiệm. Nếu các em vi phạm, tùy theo khuyết Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 13 13 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm điểm mà phê bình một cách nhẹ nhàng và cần có thời gian cho các em sửa chữa. Tất nhiên phải thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của học sinh mà điều chỉnh trong cách giải quyết. Đặc biệt phải hết sức yêu thương các em, hiểu hoàn cảnh từng cá nhân học sinh, từng tâm tư ước vọng, tùy đặc tính bản thân học sinh. Giáo dục không thể chung chung mà phải áp dụng đối với từng em cụ thể. Vì một khuyết điểm như nhau nhưng nguyên nhân dẫn đến khuyết điểm có thể khác nhau nên với em này thì giáo dục cách này, với em kia thì giáo dục cách khác. Đó chính là nghệ thuật của người sư phạm, kĩ sư tâm hồn. GVCN lúc nào cũng quan tâm theo dõi các em, quan tâm sâu sát các em cả về học tập, rèn luyện trên lớp và cuộc sống sau mỗi buổi học ở gia đình các em thì mới kịp thời uốn nắn, sửa chữa. Đồng thời phải cho các em thấy rằng lúc nào thầy cô cũng bên cạnh các em. Có như thế học sinh mới nỗ lực thi đua để học tập tốt hơn. ( Tôi đưa ra một ví dụ cụ thể đối với học sinh lớp 5B do tôi làm chủ nhiệm năm học 2013 - 2014 có em Hoàng Tiến Dũng tôi đã được biết sau mỗi giờ học ở trường về là em lại đi làm giúp bố mẹ rất nhiều việc. Có một hôm em đến trường mà không làm bài tập về nhà, tôi thấy em bị băng ở tay và lại đang bị rỉ máu, tôi đã hỏi lý do và biết chính xác lý do em bị đau tay là do chiều hôm trước đi học về em đã đi cắt lúa giúp bố mẹ do sơ ý nên đã làm đứt tay. Tôi đã không mắng em vì không làm bài tập về nhà mà còn lập tức đi lấy nước sạch lên rửa lại vết thương cho em và đưa em xuống phòng y tế của nhà trường băng lại vết thương, sau buổi học hôm đó tôi đã đưa em về tận nhà, trên đường đưa em Dũng về nhà tôi đã tâm sự với em rất để em thấy được tác dụng rất quan trọng của việc học tốt và sự vất vả của người nông dân. Sau hôm đó tôi thấy em chăm học hơn và lực học của em đã tiến bộ rất nhiều so với đầu năm học). Đồng thời GVCN cũng cần làm cho học sinh biết rằng thi đua chứ không phải ganh đua để tránh trường hợp bất hòa có thể xảy ra. Bởi dù sống trong môi trường nào, tổ chức nào cũng cần có thi đua. Thi đua để học tập tốt hơn, thi đua để tiến bộ hơn; học sinh này thi đua với học sinh khác, lớp này thi đua với lớp khác, làm cho tập thể học sinh trong nhà trường hăng hái hơn. GVCN cần quán triệt học sinh Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 14 14 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm không được ganh tị lẫn nhau. Nếu có trường hợp này xảy ra thì GVCN nên làm gì? Trước hết, cần làm công tác tư tưởng tại lớp, nếu không thu được kết quả, ta cần áp dụng “chiến thuật” theo dõi vừa công khai vừa không công khai, thi đua vừa tập thể vừa cá nhân, cụ thể là: Ngoài thi đua giữa các tổ với nhau còn thi đua cá nhân. Ngoài việc tổ trưởng theo dõi công khai còn có 4 học sinh ngồi 4 góc lớp học theo dõi công khai. GVCN có thể chọn những học sinh hòa đồng với tất cả bạn bè trong lớp để theo dõi. Tuy nhiên, học sinh theo dõi phải đảm bảo tính bí mật, tính trung thực và khách quan, không bênh vực bạn này, bao che bạn kia. Nói chung giáo viên phải tổ chức thật khéo léo không làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Cuối tuần GVCN tập hợp 4 kết thủ theo dõi của 4 học sinh để đối chiếu, lấy kết quả đúng nhất để công khai vào tiết sinh hoạt cuối tuần. Đi đôi với giáo dục cần chú ý đến việc biểu dương kịp thời những học sinh có hành vi đạo đức tốt, nhắc nhở, uốn nắn những học sinh chưa ngoan, chưa chăm để các em cố gắng hơn. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động vui chơi giải trí, xây dựng nền nếp học tập, mô hình lớp tự quản, xây dựng đôi bạn cùng tiến, giúp nhau cùng tiến bộ. Ngoài ra GVCN yêu cầu học sinh sắm một quyển sổ để các em tự ghi lại những ưu điểm và tồn tại của mình trong tuần, ngoài ra mỗi em còn có một hòm thư cá nhân riêng của mình, nếu có mong muốn gì các em có thể viết thư và để vào hòm thư cá nhân hay viết vào sổ những điều em muốn nói chung của cả lớp và dựa vào bảng nhận xét, tự đánh giá do lớp đề ra như: Có thường xuyên đi học đều và đúng giờ không?, có chấp hành nội quy, quy định của nhà trường không?, đã thấy mình chăm học chưa?... để tự nhận xét mình, sau đó GVCN nhận xét và ký vào sổ sau mỗi tuần, tháng. ...và cho học sinh đem sổ này về cho cha mẹ học sinh ký vào. Với hình thức này cũng giúp học sinh cố gắng hơn trong học tập và rèn luyện, nhất là từ năm học này các em không được chấm điểm trong vở khi làm bài tập. Hình thức khen, chê như thế nào? Khen thưởng, nên khen học sinh trước lớp và thưởng học sinh có thể là món quà nhỏ như vở, sách, truyện ... nhằm Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 15 15 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm khích lệ tinh thần học tập và được tập thể công nhận ghi vào danh sách học sinh có thành tích trong tuần, trong tháng ... Kỷ luật là phép tắc được đặt ra để giúp các em có một phương cách hiểu biết và làm đúng những điều đã đặt ra, các em phải chấp nhận nó vì lợi ích của bản thân cũng như của người khác. Nếu các em sai phạm thì phải chịu trách nhiệm tùy theo việc các em đã làm, với các hình thức nhẹ nhàng như: chép lại bài, trực nhật, tìm những mẫu chuyện hay kể lại và rút ra bài học kinh nghiệm. Hướng khắc phục và phấn đấu trong tuần đến là gì? Người có lỗi mà biết nhận lỗi để sửa chữa nó sẽ có giá trị ngang hàng với người không có lỗi. Nếu thực hiện đồng bộ và linh hoạt một số biện pháp nêu trên thì chắc chắn việc giáo dục học sinh sẽ có những bước chuyển đáng kể và hiệu quả trong việc quản lý lớp mình chủ nhiệm. 2.4. Nghệ thuật quản lý học sinh vắng học, bỏ học. Thời buổi công nghệ, đời sống tinh thần của học sinh bao nhiêu thì đời sống tâm hồn càng nghèo nàn bấy nhiêu, nếu như ta không biết cách quản lý tốt. Học sinh ở bậc tiểu học là lứa tuổi hiếu động, nhẹ cảm với môi trường xung quanh, dễ bị kích động. Nếu gia đình và nhà trường quản lý lỏng lẻo, thì các em có thể dễ dàng sa vào những thú vui bên ngoài bởi những lời lôi cuốn từ phía bạn bè như chơi game, chat ... và quên đi công việc học tập của mình. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh vắng học, bỏ học. Nếu thầy cô không ngăn chặn từ đầu để cho thói quen xấu xâm nhập là khó có thể giáo dục sau này. Học sinh vắng học, bỏ học cũng có rất nhiều lý do; đó có thể là học sinh yếu, lười học hay vì hoàn cảnh gia đình khó khăn ảnh hưởng đến việc học tập của các em, làm cho các em không thích đến lớp rồi phải trốn học, bỏ học. Là GVCN chúng ta cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân này để theo dõi quản lý học sinh. Thế nhưng, việc quản lý học sinh vắng học bằng tấm lòng nhiệt huyết không thôi thì chưa đủ mà cần phải có những giải pháp nghệ thuật quản lý cụ thể mới “cải tạo” được tình trạng này: Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 16 16 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm a. GVCN hãy soạn một mẫu đơn xin phép đánh máy theo mẫu: Có chữ ký của phụ huynh (cha, mẹ) chữ ký của GVCN (ký tay từng đơn) gửi cho phụ huynh học sinh đầu năm học kèm theo những lời dặn dò chân tình rằng tuyệt đối phụ huynh phải cất giữ cẩn thận, không để cho học sinh tự ý lấy. Khi nào có lý do thật chính đáng thì phụ huynh ký đơn cho con em được nghỉ học. Nhờ có biện pháp này mà GVCN đỡ tốn thời gian điều tra, học sinh tự bỏ học rồi nói dối. b. Biết học sinh vắng học cũng có rất nhiều lý do cho nên khi nhận được đơn xin phép, ta nên hỏi cặn kẻ người đưa giấy phép đến, nếu một lý do nào đó phải nghỉ học, ta nên dặn dò phụ huynh về nhà cho con chép làm lại bài cho đầy đủ, nếu là lý do bị đau ốm nhiều ngày thì GVCN nên có kế hoạch tổ chức lớp đến thăm, động viên học sinh. Có như vậy mới khắc phục tình trạng học sinh vắng học như hiện nay. c. Tình trạng học sinh vắng học không phép ta phải làm gì? Trước hết ta phải giáo dục về tư tưởng cho học sinh, trong nhà trường có kỷ luật kỹ cương. Lớp học cũng là một tổ chức giáo dục, có người giáo dục, có người quản lý chặt chẽ. Mục đích của giáo dục không chỉ đào tạo con người thành những người có tài mà còn giáo dục đào tạo con người thành những người có đức. Cho nên các em tuyệt đối phải chịu sự quản lý và giáo dục của nhà trường; phải tôn trọng kỷ cương của nhà trường “đi thưa về trình” không được tự ý ra vào lớp hoặc nghỉ học mà không xin phép. Sau đó ta xác định rõ nguyên nhân học sinh vắng học không phép: Có thể là trốn học để đi khỏi đâu đó hoặc đến lớp sợ thầy cô kiểm tra bài. Có thể đi học nhưng giữa đường có thể bị tai nạn đột xuất hay bệnh tật ... không kịp xin phép; có thể nghỉ học luôn vì một lý do nào đó (ảnh hưởng của gia đình) v.v... Việc tìm hiểu nguyên nhân học sinh nghỉ học không có phép là vấn đề cấp bách mà giáo viên nên làm, không thể thờ ơ hay làm lơ được. Bởi số phận của các em phần lớn phụ thuộc vào cái tâm của người thầy. Khi xác định rõ nguyên nhân, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể sử dụng những biện pháp phù hợp. Ta có thể báo cáo kịp thời đến gia đình học sinh. Mời gia đình cùng học Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 17 17 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm sinh để trao đổi. Nếu phụ huynh không đến, ta có thể bỏ chút thời gian đến nhà học sinh để tìm hiểu và giúp đỡ. Nếu hoàn cảnh gia đình có gì khó khăn, học sinh có thể chia sẻ với giáo viên về vấn đề khó khăn để thầy cô tạo điều kiện giúp đỡ các em trở lại lớp học. Nếu làm tốt được việc này, coi như ta đã làm một việc có ích không chỉ cho các em, phụ huynh mà chính mình cũng tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao. 2.5. Nghệ thuật gặp gỡ phụ huynh. Giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh trách nhiệm không chỉ có nhà trường. Bởi nhà trường dù là một pháo đài vững chắc nhưng cũng có thể bị “tập kích” từ phía bên ngoài. Theo PGS.TS Đào Trọng Hùng và nghiên cứu viên Trần Văn Chút ở viên nghiên cứu giáo dục thì: Nhà trường không phải là một ốc đảo tách khỏi xã hội và tách xa thực tiễn. Thực tiễn cuộc sống, nhất là cuộc sống xã hội đang có các nhân tố của thị trường tác động đến nhà trường, có lúc nhẹ nhàng, có khi sôi động, dồn dập. Và không cần phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của bọn trẻ. Do vậy, ảnh hưởng từ hai người thầy này vô cùng quan trọng với tính cách và cuộc sống sau này của học sinh. Vì thế, đôi khi nguồn gốc xuất thân khác nhau, điểm đến của đứa trẻ sẽ vô cùng khác nhau. Sẽ khó có thể tìm thấy một đứa trẻ ngỗ ngược, hỗn hào, nỗi loạn, vô phép tắc trong một gia đình có nề nếp gia phong, cha mẹ luôn nhã nhặn, và ngược lại. Như vậy, đa số những thói hư, tật xấu mà học trò nhiễm phải là do gia đình. Mong muốn cải tạo chúng một cách đơn lập đối với các thầy cô giáo là gần như không thể vì thời gian tiếp xúc giữa giáo viên và học trò không nhiều, chỉ trong vài ba tiết học một tuần, còn lại là do tác động của gia đình. Nếu gia đình không có sự quan tâm sâu sát, buông lỏng giáo dục, phó thác cho nhà trường, xem nhẹ mối quan hệ “gia đình – nhà trường – xã hội”, không chăm lo giáo dục, dạy dỗ trẻ đúng đắn thì chắc chắn trẻ sẽ hư hỏng. Nhưng nếu thẳng tay đẩy các em ra ngoài xã hội thì hậu quả còn lớn hơn nhiều. Như vậy GVCN phải có cách để nối sợi dây thắc chặt giữa gia đình và nhà trường để cùng nhau dạy dỗ học sinh nên người thành những công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội. Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 18 18 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm Ngoài việc thay mặt nhà trường triệu tập, thông báo nội dung của cuộc họp, đồng thời lắng nghe ý kiến, những tâm tư nguyện vọng của họ để hướng tới một kết quả cuối năm tốt hơn. Gặp gỡ phụ huynh không chỉ là trách nhiệm nặng nề mà còn là mong đợi của giáo viên cả phụ huynh. Thế nhưng không hiếm những tình trạng phụ huynh vắng họp rất nhiều, phụ huynh đến để kêu ca phàn nàn. Thử nghĩ, ta sẽ thất vọng biết bao trong khi cả tuần chỉ mong đợi ngày này để gặp những phụ huynh của học sinh cá biệt để bàn bạc trao đổi biện pháp giáo dục nhưng họ lại vắng mặt? Ta sẽ xử sự như thế nào với những phụ huynh “khó tính”? Những gợi ý sau có thể giúp thầy cô tránh được những phiền hà, rắc rối khi gặp gỡ phụ huynh học sinh. Đồng thời qua lần gặp gỡ phụ huynh này, giáo viên sẽ có thêm rất nhiều thông tin từ phía phụ huynh về học sinh để làm cơ sở cho việc giáo dục và quản lý lớp chủ nhiệm đạt hiệu quả cao. a. Theo quy tắc chung giáo viên không nên tạo bất ngờ quá lớn cho phụ huynh học sinh. Bởi không phải lúc nào phụ huynh cũng chuẩn bị sẵn sàng thì giờ để ta có thể triệu tập lúc nào cũng họp được mà ta phải bố trí thời gian cho hợp lý. Thông báo qua giấy mời cách buổi họp ít nhất một tuần. Dặn dò học sinh chuyển giấy mời này đến tận tay phụ huynh trong thời gian sớm nhất để phụ huynh sắp xếp đi họp cho đầy đủ, nếu có trường hợp nào không sắp xếp được vì một lý do đặc biệt nào đó thì phụ huynh phải viết giấy phép gởi đến GVCN trước ngày họp để GVCN thông cảm và sắp xếp họp vào một buổi khác, tuyệt đối không được “làm ngơ”. Ta biết học sinh cá biệt rất sợ ba mẹ đi họp nên có thể không thông báo cho phụ huynh biết và đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng vắng nhiều phụ huynh trong buổi họp (Người cần thì không đến, người đến thì không cần). Nếu ta tổ chức chặt chẽ như trên sẽ giảm bớt phần nào về tình trạng học sinh vắng nhiều. b. Đứng trước phụ huynh nếu ta chưa chuẩn bị trước điều định nói đôi khi còn xảy ra tình trạng run, mất tinh thần, nói năng vấp váp không trôi chảy chưa nói đến việc đứng trước phụ huynh một tập thể người lớn gồm nhiều thành phần khác nhau, cho nên mất bình tĩnh là điều không tránh khỏi. Tình trạng này thường xảy ra đối với những giáo viên mới tổ chức họp lớp lần đầu. Vì vậy, để Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 19 19 Trường Tiểu học Đại Lâm Sáng kiến kinh nghiệm cuộc họp diễn ra một cách trôi chảy và thành công như ý muốn ta phải chuẩn bị trước cụ thể từng nội dung một cách khoa học không được chủ quan hay ỷ lại cũng tránh trường hợp nhớ đâu nói đó mà cần soạn thảo một số ý quan trọng như: + Đầu tiên ta giới thiệu tiến trình buổi họp (điểm danh, thông qua báo cáo của nhà trường, thông qua báo cáo của hội phụ huynh, thông qua báo cáo của GVCN về từng học sinh, ý kiến đóng góp của từng phụ huynh, bàn bạc phương pháp nuôi dạy con ngoan, kế hoạch hoạt động của tập thể v.v...) + Làm cho phụ huynh biết mình là người như thế nào. Biết được đầy đủ tên họ của mình, môn mình dạy và lớp mình phụ trách. + Nêu ra kế hoạch quản lý lớp chủ nhiệm của mình, cho phụ huynh xem một số công việc của học sinh. Phụ huynh học sinh không chỉ quan tâm đến tiến bộ của con em mình mà còn muốn thấy kết quả của các em làm trong giờ học. Cung cấp cho phụ huynh về thời gian biểu học tập của học sinh ở trường cũng như học thêm ở nhà và thu nhận thời gian biểu của học sinh ở nhà từ phía phụ huynh để đôi bên cùng quản lý chặt chẽ hơn. + Đảm bảo rằng giáo viên biết học sinh là người như thế nào. Điều này sẽ giúp GV biết được những thành tích cũng như những yếu kém của học sinh để cung cấp cho phụ huynh và sẽ rất có ích sau này, khi GV viết nhận xét đánh giá tổng hợp các em. Nhưng cũng cần lưu ý rằng nên tập trung nhận xét hành vi của học sinh chứ không nên nhận xét tính cách (vì tính cách có thể do di truyền). Khi nhận xét học sinh không nên so bì học sinh này với học sinh khác trong lớp hoặc với các anh chị học sinh đó. + Nêu những mặt tồn đọng yếu kém của từng học sinh, tìm nguyên nhân và bàn biện pháp khắc phục. + Nói cho phụ huynh biết rõ trong trường hợp nào cần có ý kiến và chữ ký của phụ huynh, vì sao phải có ý kiến và chữ ký của phụ huynh. Sẽ không có ý nghĩa khi bài chép phạt, bản kiểm điểm, giấy xin phép, sổ liên lạc, trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình một cách gián tiếp. Thông qua bài chép phạt, qua Người thực hiện: Ngô Thị Mơ 20 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan