Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn-nâng cao chất lượng chế biến món ăn từ thịt bò cho trẻ trong trường mầm non...

Tài liệu Skkn-nâng cao chất lượng chế biến món ăn từ thịt bò cho trẻ trong trường mầm non

.PDF
12
752
90

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHẾ BIẾN MÓN ĂN TỪ THỊT BÒ CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON 1 I. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI A. TÓM TẮT: Như Bác Hồ đã từng nói “Tài sản quý giá nhất là sức khoẻ” “Con người ai sinh ra và lớn lên cũng cần phải có sức khoẻ, nhưng muốn có sức khoẻ thì ngay từ tuổi ấu thơ cần phải có sự chăm sóc nuôi dưỡng theo khoa học hợp lý, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bởi vì dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh dưỡng để duy trì thể lực và người lớn cần dinh dưỡng để làm việc, dinh dưỡng đã quyết định sự tồn tại và phát triến của cơ thể, dinh dưỡng là một quá trình phức hợp bao gồm đưa vào cơ thể, thức ăn cần thiết qua quá trình tiêu hoá và hấp thu để bù đắp hao phí năng lượng trong quá trình hoạt động sống của cơ thể và tạo ra sự đổi mới của tế bào và mô cũng như điều tiết các chức năng của cơ thể. Dinh dưỡng có trong tất cả các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, cá, gà, trứng tôm....mỗi loại thực phẩm có chưa các chất dinh dưỡng khác nhau. Vì thế chúng ta cần phải phối hợp các loại thực phẩm phù hợp để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Chính vì vậy thịt bò là một loại thực phẩm không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ, bò chứa nhiều chất đạm, axit amin cần thiết...... Thịt bò là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, từ đó chúng ta có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon miệng, ăn hết xuất, góp phần phát triến thể lực cho trẻ. Chính vì vậy mà “Nâng cao chất lượng chế biến món ăn từ thịt bò cho trẻ trong trường mầm non" là yếu tố quan trọng và cần thiết. Để thực hiện được yêu cầu nâng cao chất lượng chế biến món ăn từ thịt bò trong trường mầm non thì cô nuôi phải xây dựng thực đơn, biết lựa chọn phối hợp các loại thực phẩm sao cho cân đối phù hợp, thực phẩm phải tươi sống , đảm bảo vệ sinh rõ nguồn gốc không dịch bệnh. Chế biến món ăn từ thịt bò phải đảm bảo đủ lượng và đảm bảo 3 ngon “ngon mắt, ngon miệng, ngon mũi”. Từ đó giúp trẻ ăn ngon ăn hết suất, trẻ thích ăn, giúp trẻ có cơ thể khoẻ mạnh và phát triển toàn diện. Trong quá trình thực hiện chế biến món ăn từ thịt bò tôi thấy trẻ ở một số lớp ăn ngon miệng, thích ăn nhưng còn một số trẻ chưa thích ăn, chưa ăn 2 hết suất, từ đó tôi nghiên cứu tìm ra giải pháp “Nâng cao chất lượng chế biến món ăn từ thịt bò cho trẻ trong trường mầm non. Nghiên cứu này được tiến hành trên 2 lớp đó là lớp 3A1 và lớp 3A2 trường Mầm Non Cát Bi. Hai lớp này có số lượng cháu tương đương nhau về số lượng, về giới tính, về sức khoẻ. * Nhóm 1( lớp 3A1): lớp này là thực nghiệm gồm có 10 cháu nam và 5 cháu nữ. 1. Nguyễn Văn Hiếu 8.Vũ Văn Tuệ 2. Đặng Minh Việt 9.Trần Minh Quân 3. Trần Thành Trung 10. Nguyễn Huy Hoàng 4. Nguyễn Đình Hiếu 11.Vũ Mai Anh 5. Hoàng Thành Nam 12.NguyễnThu Hương 6.Vũ Tiến Thành 13. Trần Thu Hiền 14. Vũ 14. Vũ Thu Hằng 7. Hoàng Văn Minh * Nhóm 2 ( lớp 3A2): lớp này là lớp đối chứng gồm 10 cháu nam và 5 cháu nữ 1. Đoàn Việt Minh 8. Phạm Thế Hùng 2. Phạm Đình Huy 9. Nguyễn Đình Trung 3.Phạm Văn Thành 10. Phạm Trung Thành 4. Bùi Đỗ Dũng 11.Phạm Thuỳ Linh 5. Đặng Minh Quân 12.Nguyễn Thuý Hằng 6. Trần Văn Sơn 13. Đoàn Thị Thuý 7. Nguyễn Thế Anh 14. Nguyễn Thu Hà 15.Phạm Kim Dung Nhóm thực nghiệm được thực hiện biện pháp thay thế khi chế biến các món ăn từ thịt bò cho trẻ mầm non. Kết quả cho ta thấy hầu hết trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất, nhiều trẻ tăng cân, thích ăn món ăn chế biến từ bò điều đó chứng minh rằng việc 3 nâng cao chất lượng chế biến món ăn từ bò cho trẻ mầm non, hầu hết trẻ ăn ngon miêng, ăn hết suất, tăng cân. B. GIỚI THIỆU 1.Tìm hiểu hiện trang. Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng đó là một nhu cầu cần thiết không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Ở trẻ em cơ thể đang phát triển mạnh cần nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, trẻ 3 tuổi thường thích ăn đồ ngọt, khi trẻ ăn đồ ngọt thường hay chán các loại thức ăn khác gây mất thăng bằng dinh dưỡng và làm hỏng răng. Chính vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ 3 tuổi trong trường Mầm non là một trong những nội dung quan trọng, trong chương trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non. Để đảm bảo cho trẻ có sức khoẻ tốt, thì chế độ ăn uống của trẻ phải được ăn uống cân đối, hài hoà, phối hợp nhiều loại thực phẩm sẵn có ở địa phương như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, tôm, cá, cua, ốc, ếch..... Và ở đây việc "Nâng cao chất lượng chế biến món ăn từ thịt bò cho trẻ trong trường Mầm non" đã phối hợp được nhiều loại thực phẩm, phù hợp, chế biến được nhiều loại món ăn, giúp trẻ thích ăn, ăn ngon miệng nhưng trong quá trình thực hiện tôi còn gặp một số khó khăn sau: + Tiền ăn của trẻ còn thấp, do đó việc phối hợp các chất dinh dưỡng còn chưa đáp ứng đủ . + Chế biến các món ăn còn đơn điệu, chưa sáng tạo màu sắc chưa hấp dẫn. + Một số trẻ chưa thích ăn món ăn chế biến từ thịt bò. + Bò thuộc loại gia cầm hay bị nhiễm bệnh rất khan hiếm khi mua thực phẩm vào mùa có dịch. Trong các khó khăn trên thì khó khăn thứ hai là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả việc nâng cao chất lương chế biến món ăn từ thịt bò hiệu quả chưa cao.Vì vậy chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cũng bị ảnh hưởng. Nghiên cứu này của tôi nhằm tìm ra giải pháp để giải quyết khó khăn thứ hai trên. 2. Giải pháp thay thế Lựa chọn các giải pháp thay thế cho giải pháp hiện tại và đã thành công. Ví dụ 1: Thực đơn xúp bò tổng hợp. 4 Tôi đã xây dựng thực đơn phối hợp nhiều loại thực phẩm phù hợp, cân đối lượng đạm động vật, thực vật như: thịt bò, thịt gà, thịt lợn, nấm hương, cà rất, bột, hành, rau mùi, nước mắm, gia vị. Lựa chọn thịt bò: Màu sắc tự nhiên màu đỏ thẫm, da kín, lành lặn. Mùi vị bình thường đặc trưng của thịt bò. Chế biến theo đúng quy trình: - Thịt bò xay nhỏ, khoai tây thái hạt lưu,hành thái nhỏ, cà rốt xay nhỏ. Phi thơm hành, cà rốt, cho thịt bò vào, đổ nước đủ định lượng của ngày ăn hôm đó, sau hòa bột năng xuống từ từ, sau đó bắc ra. Đã tạo ra được các thành phẩm thức ăn đủ định lượng dinh dưỡng, đảm bảo ba ngon, mầu sắc hấp dẫn, có độ sánh vừa phải mùi thơm đặc trưng. Trong các tài liệu hướng dẫn các món ăn trong trường mầm non cần phải thực hiện các bước sau: Bước 1: Xây dựng thực đơn theo tuần, theo mùa, phối hợp các loại thực phẩm hợp lý. Bước 2: Lựa chọn thực phẩm tươi, ngon. Bước 3: Chế biến hợp lý theo đúng quy trình. Bước 4: Tạo ra thành phẩm thức ăn đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng, đúng định lượng, đảm bảo 3 ngon hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo cách này thì nhóm thực nghiệm trẻ rất thích ăn, ăn ngon, ăn hết xuất, những trẻ biếng ăn, lười ăn cũng đã muốn ăn cùng với các bạn. 3. Vấn đề nghiên cứu. Vấn đề “Nâng cao chất lượng chế biến món ăn từ thịt bò được các cô nuôi trong trường quan tâm, và nghiên cứu như cô: + Trần Thị Đức Hạnh + Vũ Thị An. Các cô phải biết kết hợp các loại thực phẩm có nguồn gốc từ đông thục vật kết hợp tạo ra món ăn hấp dẫn 4. Xác định đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu này nhằm tìm ra các giải pháp chế biến món ăn từ bò trong công tác nuôi dưỡng cho trẻ mầm non. Nghiên cứu đã tìm ra những câu trả lời: 5 + Việc xây dựng thực đơn, phối hợp thực phẩm phù hợp, thành phẩm thức ăn đảm bảo 3 ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. + Chế biến đảm bảo đúng theo quy trình đã giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, trẻ thích ăn, góp phần nâng cao chất lương nuôi dưỡng trong trường mầm non. 5. Giả thuyết nghiên cứu. “Nâng cao chất lượng chế biến món ăn từ bò trong trường mầm non” sẽ thu hút hầu hết trẻ thích ăn, ăn ngon miệng, ăn hết suất sẽ làm cho công tác nuôi dưỡng có hiệu quả, trẻ khoẻ mạnh tăng cân, cơ thể phát triển toàn diện. C. PHƢƠNG PHÁP: 1. Khách thể nghiên cứu. Ở nghiên cứu này tôi lựa chon trẻ ở 2 lớp: 3A1 và 3A2, tôi đã nắm rất chắc được tâm sinh lý của trẻ và nhu cầu ăn, tình trạng sức khoẻ của trẻ. Tôi chọn mỗi lớp 15 cháu tương đương nhau về giới tính, cân nặng chiều cao, sở thích ăn của trẻ. Bảng thiết kế nghiên cứu. * Bảng 1 Giới tính Nhóm Nhu cầu ăn và sức khoẻ trẻ Nam Nữ Tốt Khá Trung bình Yếu Lớp 3A1 Nhóm đối chứng 10 5 6 4 3 2 Lớp 3A2 Nhóm thực nghiệm 10 5 6 4 3 2 2. Thiết kế Thời gian tiến hành chế biến món ăn gà vào thứ 2, thứ 5 hàng tuần tiến hành từ ngày 05 tháng 09 đến ngày 25 tháng 5 năm 2014. 6 Lớp 3A1 Nhóm đối chứng 3A2 Nhóm thực nghiệm Kiểm tra trƣớc tác động Tác động Sau tác động Tốt = 6 cháu = 40% => Tốt= 8 cháu= 53.3% Khá = 4 cháu = 26.7 % => Khá= 4 cháu = 26.7 % TB = 3 cháu = 20% => Tb = 3 cháu = 20% Yếu = 2 cháu= 13.3% => Yếu = 0 Tốt = 6cháu = 40% => Tốt = 10 cháu= 66.7% Khá = 4 cháu = 26.7% => Khá = 5 cháu = 33.3% TB = 3cháu = 20% => TB =0cháu Yếu = 2 cháu = 13.3% => Yếu = 0 cháu 3. Quy trình nghiên cứu. a. Chuẩn bị của cô. * Lớp 3A1: Nhóm đối chứng. Chuẩn bị: - Xây dựng thực đơn theo mùa, tuần. - Lựa chọn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Qui trình chế biến. - Thành phẩm đủ định lượng. * Lớp 3A2: Nhóm thực nghiệm. Chuẩn bị: - Xây dựng thực đơn theo mùa, tuần. - Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Phối hợp thực phẩm phù hợp, cân đối. - Chế biến hợp lý, đúng theo quy trình. - Thành phẩm đủ định lượng, đủ dinh dưỡng, và đảm bảo 3 ngon. 7 b. Tiến hành thực nghiệm Xây dựng 2 thực đơn cho 2 nhóm lớp như sau, thời gian cho trẻ ăn theo đúng thực đơn, chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Chế biến món ăn từ bò đảm bảo đủ lượng đủ dinh dưỡng, trẻ thích ăn, và đảm bảo 3 ngon, trẻ ăn hết suất. 4. Phân tích dữ liệu và kết quả. a. Phân tích lập bảng so sánh 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. Nhóm Lớp 3A1 Nhóm đối chứng Lớp 3A2 Nhóm thực nghiệm Kiểm tra trƣớc tác động Sau tác động Chỉ số so sánh Tốt : 6 cháu= 40% Tốt:8 cháu=53.3% Tăng: 2 cháu=13.3% Khá : 4cháu=26.6% Khá : 4 cháu =26.7% Khá: ổn định TB : 3 cháu = 20% TB : 3 cháu = 20% TB : ổn định Yếu: 2 cháu=13.3% Yếu : 0 cháu Yếu:giảm 2cháu=13% Tốt : 6 cháu=40% Tốt : 10 cháu=66.7% Tốt tăng cháu = 26.7% Khá : 4 cháu=26.6% Khá:5 cháu=33.3% Khá tăng 1cháu = 6.8% TB : 3 cháu = 20% TB : 0 cháu Yếu: 2 cháu = 13.3% Yếu : 0 cháu Qua kết quả phân tích trên cho ta thấy trước tác động ở 2 lớp các chỉ số tương đương nhau, còn sau tác động thì chỉ số cho ta thấy lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng, như vậy giả thuyết đề tài “Nâng cao chất lượng chế biến món ăn từ thịt bò trong trường mầm non” đã nâng cao hiệu quả của việc chăm sóc nuôi dưỡng, giúp trẻ thích ăn, ăn ngon miệng, ăn hết suất góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ. b. Bàn luận: Kết quả sau tác động cho ta thấy trẻ thích ăn các món ăn được chế biến từ bò, trẻ ăn ngon miệng ăn hết suất, ăn nhanh và nhiều trẻ tăng cân. Kết quả của nhóm được tác động cho kết quả cao hơn nhóm đối chứng, điều đó chứng minh rằng sự “Nâng cao chất lượng chế biến món ăn từ bò cho trẻ ăn trong trường mầm non” không phải là ngẫu nhiên mà do tác động. 8 Trong quá trình nghiên cứu đề tài trên tôi gặp khó khăn sau: + Cô phải chuẩn bị nhiều thời gian cho việc xây dựng thực đơn, phối hợp thực phẩm sao cho cân đối các chất dinh dưỡng + Cô phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tìm hiểu sở thích của trẻ, tìm tòi chế biến món ăn sáng tạo phù hợp với nhu cầu của trẻ gặp nhiều khó khăn. II. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc “Nâng cao chất lượng chế biến món ăn từ bò trong trường mầm non” đã thu hút hầu hết trẻ ăn ngon miệng, thích ăn, ăn hết suất, trẻ nhanh nhẹn khoẻ mạnh tăng cân, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng của trẻ trong trường mầm non Cát Bi, Quận Hải An, TP Hải Phòng. 2. Khuyến nghị: - Tôi xin được đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường phân công cho cô nuôi được làm cố định ở bếp từ 2 đến 3 năm. - Ban giám hiệu tạo mọi cơ hội và điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở vật chất, các tài liệu chế biến món ăn cũng như thời gian để cô nuôi có điều kiện tập chung nghiên cứu cách chế biến món ăn và xây dựng thực đơn phù hợp kết hợp được nhiều loại thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tổ chức hội thi nữ công gia chánh, thi cô nuôi giỏi để tìm những món ăn ngon cách lựa chon thực phẩm, phối hợp thực phẩm và chế biến món ăn ngon phù hợp với nhu cầu của trẻ. 9 III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tài liệu giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ mầm non (NXDGD) 2.Tài liệu hướng dẫn VSATTP . 3.Tài liệu giáo trình dinh dưỡng trẻ em (ĐHSP) Trên đây là Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng giáo dục Mầm non với đề tài “ Nâng cao chất lượng chế biến món ăn từ bò cho trẻ mầm non” Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu Nhà trường, Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp, chị em đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệp của tôi đạt kết quả tốt hơn. Xin trân thành cảm ơn! NHẬN XÉT Hải Phòng, ngày 18 tháng 02 năm 2014 CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Ngƣời nghiên cứu ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. Phạm Thúy Ngân ................................................................................. ................................................................................. 10 PHỤ LỤC: Trang I.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI: 1 A. Tóm tắt 1 B. Giới thiệu 3 1.Tìm hiểu hiện trạng 3 2. Giải pháp thay thế 3 3. Vấn đề nghiên cứu 4 4. Xác định đề tài nghiên cứu 4 5. Giả thuyết nghiên cứu 5 C. Phƣơng pháp 5 1.Khách thể nghiên cứu 5 2. Thiết kế 5 3. Quy trình nghiên cứu 6 4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả: 7 II. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 8 1. Kết luận 8 2. Khuyến nghị 8 III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 11 THỰC ĐƠN: SÚP BÒ TỔNG HỢP I.Chuẩn bị thực phẩm: 1.Thịt Bò. 6. Hành 2.Thịt lợn vai. 7. Rau mùi 3.Cà rốt. 8. Nước mắm 4.khoai tây 9. Bột nêm 5.Bột năng. 10. Dầu ăn 11. Súp II cách chế biến. Khi nấu súp bò thì thực hiện những bước là.Thịt bò sơ chế cho đi xay,khoai tây thái hạt lưu.hành mùi,thái nhỏ ,cà rốt thái nhỏ,bột năng. Xào hành, cà rốt cho thơm,cho thit bò vào ninh kĩ.xong cho gia vị vào xuống bột năng Món súp bò đã xong III Thành phẩm. nấu xong thức ăn sánh, mùi thơm của của bò và khoai tây, vị thật hấp dẫn khiến trẻ ăn ngon và thích được ăn. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng