Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn nâng cao hiệu quả dạy và học môn tiếng anh bậc trung học cơ sở bằng các thủ...

Tài liệu Skkn nâng cao hiệu quả dạy và học môn tiếng anh bậc trung học cơ sở bằng các thủ thuật dạy học mới.

.DOC
40
2360
59

Mô tả:

PHẦN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đất hóa đất nước đặt ra những yêu cầu mới cho phát triển kinh tế xã hội giai đoạn hiện nay, đòi hỏi đội ngũ lao động kế cận có trình độ, có năng lực,có tính năng động, tích cực, sáng tạo, biết vận dụng tri thức. Do đó, ngành giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển con người. Ngày nay trong quá trình toàn cầu hóa đang chứng kiến sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau ngày một gia tăng giữa các nền kinh tế của các quốc gia, đặc biệt, những đổi mới trong công nghệ thông tin và truyền thông đã dẫn tới sự hình thành và phát triển xã hội định hướng tri thức và thông tin,theo đó tiếng Anh đóng vai trò là ngôn ngữ chính trong giao tiếp quốc tế. Trước bối cảnh đó, tiếng Anh ngày càng được xem là công cụ quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế, cũng như đem lại sự hiểu biết rộng hơn về các nền văn hóa khác,đồng thời thúc đẩy ý thức công dân toàn cầu ở người sử dụng. Đối với học sinh,khả năng hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh ngày càng được xem là một kĩ năng cơ bản mà tất cả các học sinh đều phải có. Trước vai trò quan trọng đó, ngành giáo dục đã có những thay đổi về sách giáo khoa, về phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp giáo dục là một đòi hỏi cấp bách và cơ bản,là một cuộc cách mạng trong toàn ngành trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Nhằm đáp ứng mục đích yêu cầu của việc đổi mới nội dung - phương pháp giảng dạy đem lại hiệu quả thiết thực nhất cho học sinh THCS.Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đổi mới sách giáo khoa cho phù hợp hơn. Trong chương trình tiếng AnhTHCS được biên soạn theo từng chủ điểm,các chủ điểm được thiết kế rõ ràng 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc viết một cách riêng biệt trong mỗi đợn vị bài học. Là giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh,tôi nhận thấy rằng học sinh phải được rèn luyện để phát triển toàn diện cả bốn kĩ năng cơ bản này. Mặt khác, 1 trong quá trình dạy bộ môn tiếng Anh, đọc là kĩ cơ bản rất được chú trọng và rất cần thiết trong việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Đọc vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và cần thiết cho học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mình đang học. Do đó, trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi giáo viên có phương pháp truyền đạt phù hợp với từng đối tượng, để học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Đối với học sinh lớp 8, 9 bậc THCS, thông qua việc đọc hiểu các đoạn văn theo chủ điểm của từng bài, các em có thể nắm bắt được nhiều thông tin cần thiết cho việc trau dồi thêm ngôn ngữ tiếng Anh. Nhờ các đoạn văn ngắn này các em có thể kiểm tra lại các dữ kiện có liên quan chặt chẽ với những hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Hoặc từ các bài khóa, các em có thể tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. Nếu học sinh không phát huy được kĩ năng đọc hiểu thì các em rất khó tiếp thu và ghi nhớ được thông tin một cách bền vững và lâu dài. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh tại trường THCS tôi nhận thấy rằng việc đọc hiểu tiếng Anh của học sinh nhìn chung còn hạn chế. Vì vậy, để chuyển đổi được thông tin trong các bài đọc hiểu thành kiến thức chung cho học sinh trong cuộc sống thường ngày chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Để giải quyết được những khó khăn này, giáo viên cần phải quan tâm đến những thủ thuật, phương pháp dạy đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 8, 9 Qua thực tế giảng dạy ở trường TH & THCS Ba Giang, tôi nhận thấy các em học một bài đọc rất khó khăn, hoặc qua các bài kiểm tra viết (bài kiểm tra 1 tiết hoặc học kỳ) đa phần các em bỏ qua phần đọc hiểu, có em làm bài tập đọc hiểu sơ sài, máy móc, không hiểu rõ nội dung chính bài đọc. Để khắc phục tình trạng trên và đồng thời áp dụng được nhu cầu, mục tiêu giáo dục bộ môn tiếng Anh, tôi có nhiều băn khoăn suy nghĩ là làm thế nào để dạy một bài đọc tốt nhất và sử dụng những phương pháp nào hiệu quả nhất. Tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản và các dạng bài tập đọc hiểu, để học sinh đạt hiệu quả tốt hơn trong quá trình học tập và trên đây cũng là những lý do tôi thực hiện chuyên 2 đề: " Nâng cao hiệu quả dạy và học kĩ năng đọc môn tiếng Anh lớp 8, 9 bậc THCS bằng các thủ thuật dạy học mới.” PHẦN 2 NỘI DUNG 1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN. 3 mình''Trong những năm gần đây, việc học ngoại ngữ ở các trường được áp dụng khá rộng rãi và dần được xem là môn học chính khóa với số tiết tối đa là 4 tiết trên tuần. Khi tiếng Anh đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó trong các trường học và các cấp học, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để nâng cao được hiệu quả của việc dạy và học là một nhu cầu thiết yếu không chỉ đối với người học mà đặc biệt là đối với người đang trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh. Muốn sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Anh thì người học phải rèn luyện 4 kĩ năng cơ bản: Nghe, Nói, Đọc -Viết. Nếu các em học tốt bốn kĩ năng này, thì sẽ dễ dàng tiếp cận với tin học, khoa học công nghệ và rất thuận lợi trong việc giao tiếp. Đặc biệt kĩ năng đọc hiểu là một trong nhưng kĩ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Nó quyết định xem người học có hiểu nội dung của bài hay không. Vì vậy nếu học sinh có khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt thì các em có thể đọc hiểu được sách, báo, tài liệu được viết bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện nâng cao trình độ tiếng Anh. Trong một tiết đọc hiểu giáo viên không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong mỗi đoạn văn mà còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài để gây hứng thú cho học sinh và tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành tốt hơn. Tuy nhiên phần lớn học sinh rất ngại luyện tập. Nguyên nhân là do tiếng Anh hoàn toàn khác với tiếng mẹ đẻ, khó học, khó nhớ. Hơn nữa các em rất lười học từ nên vốn từ vựng của các em quá ít, chuẩn bị bài mới sơ sài, học đối phó nhất là những em học yếu. Các em luôn sợ nói sai dẫn đến ngại phát biểu làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của bộ môn. Trong nhà trường, tiếng Anh là môn có đặc thù riêng, gây trí tò mò ham mê học hỏi của nhiều học sinh xong cũng không tránh khỏi gây ra những khó khăn làm nản trí người học. Do đó, giáo viên phải truyền cho học sinh trước hết là sự thích thú học môn tiêng Anh. 4 Dạy ngoại ngữ nói chung, dạy tiếng Anh nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng. Ngoài việc nắm vững kiến thức ngôn ngữ, thực hiện tốt kĩ năng nghe, nói, viết thì kĩ năng đọc cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Dạy đọc là một trong những nội dung cơ bản và thực sự là sự kết hợp tinh tế của việc giảng các kĩ năng ngôn ngữ khác. Từ những luận điểm trên, việc áp dụng các phương pháp dạy đọc như thế nào để giúp học sinh có thể lĩnh hội được toàn bộ kiến thức và sử dụng nó một cách thành thạo? Theo tôi, mỗi giáo viên cần tìm cho mình một phương pháp tối ưu, phù hợp với tình hình thực tế và với từng đối tượng học sinh. Người giáo viên dạy tiếng Anh cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc dạy đọc đó là những khả năng như: khả năng tập trung của học sinh, khả năng đọc hiểu lời hướng dẫn,khả năng đọc một mình và đọc với người khác,khả năng hợp tác với những bạn cùng học,khả năng nhận ra ý tưởng do tranh thể hiệnv.v.v. Các khả năng này có thể đạt được trong quá trình rèn luyện trong các hoạt động dạy đọc. Kết quả nhanh hay chậm tùy thuộc vào kiến thức cơ bản mà học sinh đã có trước trong việc học tiếng mẹ đẻ, sức khỏe và sự nhanh nhạy trong khả năng nghe nhìn.Ngoài ra còn có một số yếu tố khác tác động đến việc học đọc của học sinh như trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều. Vì vậy, các em cần được hướng dẫn kĩ trong việc đọc các bài khóa,để từ đó tăng thêm sự quan tâm,chú ý đến chủ đề của bài khóa.nhiều học sinh cảm thấy ngợp hoặc sợ khi phải đọc những bài khóa dài và có nhiều từ mới. Nhìn chung học sinh thường có thói quen đọc hiểu từng từ trong bài chứ chưa chú ý đến việc đọc hiểu tổng quát theo ý trong bài.Nói cách khác là học sinh có khuynh hướng tập trung vào việc giải mã các từ trong ngôn ngữ mới trong khi lại hạn chế sự chú ý đến việc hiểu nghĩa của bài khóa. Khả năng suy luận, nói và sự hiểu biết về các khái niệm như từ, cụm từ, câu và các khái niệm, các tác động tích cực đến sự thành công của việc đọc ban đầu. Mức độ hiểu bài khóa tùy thuộc vào khả năng, tư chất học tiếng của học sinh.Vậy để việc dạy đọc một bài khóa tiếng Anh có hiệu quả giáo viên cần phải chú ý đến nhiều đối tượng học sinh để từ đó đưa ra những biện 5 pháp giúp đỡ học sinh yếu kém,kích thích được sự sáng tạo, năng động ở học sinh khá giỏi, làm sao cho tiết học đọc trở nên sôi động, lôi cuốn.Giáo viên cần biết kết hợp các kỹ năng nói, viết một cách hợp lý trong tiết dạy đọc để học sinh có thể phát biểu những ý kiến, quan điểm, nhận xét của mình về bài đọc. Trước yêu cầu của môn học và những khó khăn của học sinh, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân tôi luôn trăn trở là phải làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong phương pháp giảng dạy của mình. Bởi thế, tôi đã tìm ra một số biện pháp để giúp học sinh học tiết đọc hiểu có hiệu quả hơn. Chính vì những lý do trên tôi mạnh dạn chọn kĩ năng đọc hiểu để làm chuyên đề này. 2/ THỰC TRẠNG CỦA VÂN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Mặc dù tiếng Anh đã trở thành môn học chính thức ở trong trường học nhưng việc phát huy lợi ích của nó vẫn chưa được quan tâm nhiều: Một phần do hạn chế về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường phổ thông mặt khác do chất lượng dạy học chưa cao, chưa thu hút được sự đam mê học tập của học sinh. Điều này càng được thể hiện rõ trong các giờ dạy đọc tiếng Anh, học sinh luôn tìm cách lẩn tránh việc phải đọc các bài văn dài với những dòng chữ dày đặc từ mới. Mặt khác, học sinh chỉ quan tâm đến nghĩa của từ mà không đi sâu tìm hiểu nội dung của bài đọc, đặc biệt là các trọng âm lên xuống của bài đọc. Kết quả là các em không thể trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi về bài đọc. Chất lượng dạy học vì thế giảm xuống, không đáp ứng được yêu cầu mà mình đã đặt ra. Trong trường hợp này giáo viên phải dạy cho các em học sinh kĩ năng đọc, phân tích lấy thông tin. Từ đó học sinh mới có thể áp dụng làm bài tập nhanh được. Bên cạnh đó, vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Phương pháp dạy học phải đổi mới phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh. Trong chương trình sách giáo khoa cũ, kĩ năng đọc được rèn luyện đồng thời với kỹ năng Nghe - Nói và Viết .Từ mới trong mỗi bài đọc thường ít hoặc là những chủ đề quen thuộc học sinh đã biết, giáo 6 viên chỉ cần đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời ép buộc, gượng gạo và như vậy chất lượng học tập của các em sẽ không bao giờ cao . Sau khi chương trình Tiếng Anh được biên soạn lại, kĩ năng đọc được rèn luyện riêng rẽ, việc đổi mới phương pháp trong dạy học càng cao, nhiều chủ đề mới lạ được đề cập đến, số lượng từ vựng cũng nhiều lên, phương pháp cũ không còn phù hợp. Các bài khóa trong chương trình sách giáo khoa tiếng anh 8,9 thường được xây dựng theo các chủ điểm có nội dung gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh, tuy nhiên cũng có một số bài chưa thực sự phù hợp với đối tượng học sinh vùng cao,vùng miền núi hoặc trong bài chứa đựng nhiều từ ngữ tiếng Anh khó.Tình hình học sinh thực hành đọc các bài khóa chưa đạt nhiều hiệu quả ,dụng cụ trực quan để bổ trợ cho việc dạy đọc chưa đáp ứng được theo nội dung sách giáo khoa. - Đối với giáo viên: nhìn một cách tổng thể chúng ta có thể thấy rằng khối lượng kiến thức ngôn ngữ trong chương trình sách giáo khoa tiếng Anh khá nặng, đặc biệt là ở kỹ năng đọc hiểu. Có thể nói các chủ đề, chủ điểm của các bài học trong sách giáo khoa khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, chính điều đó lại là nguyên nhân gây không ít khó khăn cho một số giáo viên trong quá trình sưu tầm và tổ chức các hoạt động dạy và học sao cho hiệu quả nhất đối với các đối tượng học sinh. Cụ thể: + Có quá nhiều học sinh trong lớp, vì thế giáo viên rất khó bao quát tất cả các đối tượng học sinh. + Sự chênh lệch về năng lực giữa các học sinh. + Có nhiều bài đọc nội dung quá dài nên giáo viên thường phải dạy lướt ở một số phần, không giúp đỡ được học sinh trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc. + Việc cung cấp bài tập luyện cấu trúc và từ mới còn bị hạn chế, đặc biệt là học sinh yếu. + Không có nhiều thời gian để sử dụng những câu hỏi gợi mở, không khai thác được năng lực và khả năng tư duy của học sinh. 7 - Đối với học sinh:khi đọc một bài viết học sinh thường gặp ba khó khăn, một là số lượng từ mới quá nhiều, hai là câu viết khó, không nhận biết được thành phần câu và ba là những khác biệt về văn hóa.Trong việc đổi mới phương pháp dạy học thì học sinh đóng vai trò trung tâm của các hoạt động dạy-học trên lớp, chất lượng giờ học phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, tính chủ động, tích cực của các em. Tuy nhiên, một khó khăn lớn nhất lại đến từ phía học sinh là học sinh có thói quen: + Đọc và cố gắng dịch từng từ một. + Chú ý quá nhiều đến những chi tiết nhỏ dẫn đến các em thường bị mất các ý chính. + Khối lượng tích lũy từ vựng cực kỳ ít ỏi nên các em luôn gặp khó khăn trong việc năm bắt ý chính của bài. + Kiến thức nền và sự hiểu biết của các em còn hạn chế do hoàn cảnh khách quan và chủ quan. + Đa số các em còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập, do đó các em không chủ động, tích cực trong học tập. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng , rèn luyện còn thấp. + Học sinh thường không thích các giờ đọc hiểu do có nhiều thời gian trầm hơn các tiết khác. Chính vì những khó khăn thực tế mà tôi đã gặp trong quá trình dạy học mấy năm qua đã luôn thôi thúc tôi không ngừng tìm tòi, thảo luận trao đổi để đi tìm ra những giải pháp khác nhau để khắc phục tình trạng này. Trong học kỳ vừa qua tôi đã mạnh dạn thay đổi một số thủ thuật, điều chỉnh một số nội dung hạn chế của một số bài đọc hiểu trong sách giáo khoa cho mang lại hiệu quả trong quá trình dạy và học. Chính vì vậy trong việc này giáo viên đóng vai trò chủ đạo, dạy như thế nào để vừa đáp ứng được yêu cầu thực tế ,vừa nâng cao chất lượng học tập của học sinh . 3/ NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP: 3.1 Phân tích các giải pháp đọc hiểu 8 Trong thực tế, có hai cách đọc được áp dụng là: Đọc hiểu và đọc thành tiếng / Đọc to. 3.1.a/ Đọc hiểu Như chúng ta đã biết, mục đích của bài đọc ở chương trình tiếng Anh THCS là rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh và cung cấp kiến thức chung, kiểm tra khả năng đọc hiểu, nắm bắt nội dung chính, nội dung chi tiết, khả năng vận dụng bài đọc vào thực tế cuộc sống. Vì vậy, đọc hiểu sẽ mang lại hiệu quả khả quan cho học sinh, và là cách đọc phù hợp giúp học sinh nắm bắt nội dung bài đọc tốt nhất. 3.1.b/ Đọc thành tiếng/ Đọc to: Đọc thành tiếng/ Đọc to đôi khi cũng quan trọng, song đọc thành tiếng không phải là cách đọc được áp dụng rộng rãi cho người học để mang lại hiệu quả. Thực tế, đọc thành tiếng / đọc to hữu ích cho người học ở giai đoạn đầu tiên mới tập đọc với mục là kiểm tra việc phát âm, hay người này đọc cho người khác nghe… còn đối với học sinh lớp 8,9 mục đích của bài đọc là giúp học sinh nắm được những thông tin chính. Vì vậy, theo tôi đọc thành tiếng là không cần thiết cho học sinh lớp 8,9 khi học bài đọc hiểu. Qua thủ thuật đặt câu hỏi, hay trong quá trình thảo luận, giáo viên tạo điều kiện để học sinh nói các từ, các câu trong bài một cách tự nhiên hơn. Tóm lại, để đọc và nắm được nội dung bài đọc, người đọc cần phải phân biệt rõ mục đích mình đọc để việc thực hiện bài đọc đạt hiệu quả cao. Đối với học sinh tôi trực tiếp giảng dạy, trước khi các em đọc tôi luôn nêu mục đích, yêu cầu một cách cụ thể, rõ ràng để các em thực hiện việc đọc được dễ dàng. Do đặc thù của tiết "Reading " nên công việc chuẩn bị của giáo viên sẽ nhiều hơn của học sinh. Một tiết học chỉ có thể thành công khi giáo viên có sự chuẩn bị kỹ càng, nhuần nhuyễn và học sinh học tập chủ động tích cực. * Đối với giáo viên: - Xác định mục tiêu tiết dạy, điều cần đạt được sau tiết dạy. 9 - Lựa chọn phương pháp, thủ thuật thích hợp để áp dụng vào tiết giảng. - Có đồ dùng dạy học cần thiết. - Giáo án cần có các câu hỏi phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. - Phân bố thời gian hợp lí các phần trong tiết dạy. - Sử dụng thành thạo các thủ thuật dạy học cũng như các phương tiện trực quan và các phương tiện dạy học sẽ áp dụng cho tiết giảng. - Có các dạng bài tập từ dễ đến khó để giúp các em học yếu đều có thể làm được phần nào. Thực tế một số tiết "Reading " nếu theo phân phối chương trình dạy trong một tiết là hơi "nặng", do đó đòi hỏi giáo viên cần phân bố thời gian cho mỗi bài học phù hợp để làm nổi phần trọng tâm và lướt phần không trọng tâm. Trước khi dạy bài đọc hiểu, nên nhắc học sinh về chủ đề bài đọc sẽ học và yêu cầu các em tìm hiểu những thông tin về chủ đề đó. Điều này sẽ giúp học sinh có sự chuẩn bị về nội dung chủ đề bài học .Về phần từ mới, không bắt buộc các em phải tra từ điển ở nhà mà chỉ yêu cầu đọc trước bài để nắm được chủ đề chính của bài là gì. Điều đó sẽ giúp các em tiếp thu bài đọc tốt hơn và bài dạy của giáo viên sẽ bớt "nặng" hơn vì có sự chủ động, hợp tác tích cực của học sinh. Khi dạy đọc hiểu, không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong một đoạn văn nào đó mà còn phải tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành các kĩ năng đọc. Đó là những kĩ năng có thể giúp học sinh hiểu được những đoạn văn khác nhau theo những mục đích khác nhau. Vì vậy giáo viên không trình bày giới thiệu nội dung mà học sinh phải tự đọc để nắm bắt nội dung, vai trò của giáo viên chỉ là hỗ trợ, gợi ý, hướng dẫn, ra yêu cầu. * Đối với học sinh. - Phải học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên,tích cực tham gia xây dựng bài. 3.2 Cách dạy một bài đọc hiểu:( Teaching reading comprehension) 3.2.a/ Cần thiết kế một bài dạy đọc theo hướng: 10 Pre-reading task Lead in Read through READING PASSAGE Thorough comprension: Exercise: Kiểm tra mức độ Vocabulary,main idea/detail/ hiểu(check) summary and opinion Drills: Củng cố và phát triển ngữ liệu Sau đây là tiến trình minh họa các bước dạy: * Step 1: Lead in: Gợi ý cho học sinh thảo luận về chủ đề sắp học. * Step 2: Read through: Cho học sinh đọc thầm toàn bộ bài. Mục đích của lần đọc này là cho học sinh tiếp cận với chủ đề,tạo ấn tượng đầu tiên về chủ đề,các nhân vật và các sự kiện một cách sơ lược. * Step 3:Teach new words:(Dạy từ mới) Giáo viên chọn một số từ mới để dạy. Giáo viên có thể xây dựng dàn bài dạy từ mới như sau: ví dụ: English 9-Unit5(Getting started-Listen&Read) New words bell Meaning Collocations Sau khi dạy từ vựng và ngữ pháp (mẫu câu) học sinh đã có khả năng hiểu nội dung bài đọc.Giáo viên hổ trợ học sinh tìm ra main idea của từng đoạn, sau đó đến bước tìm ra detail và cuối cùng là làm bài summary and 11 opinion. Hoàn thành xong ba bài tập này, học sinh bắt đầu làm những bài tập kiểm tra mức độ hiểu (check) và luyện sử dụng ngôn ngữ (drill). * Step 4:Read for main idea. - Group work: Học sinh đọc thầm từng đoạn của bài đọc,sau đó trao đổi với nhau về tất cả các ý của đoạn ấy. Sau đó cả nhóm thảo luận và quyết định ý nào là main idea. Có thể có một hoặc trên một main ideas. - Class work: Giáo viên chia bảng thành hai cột.Cột trái ghi main idea, cột phải ghi detail.Giáo viên gọi một vài nhóm đứng lên nói quyết định của mình về main idea.Nếu các nhóm đều thống nhất,giáo viên ghi main idea lên bảng. Nếu các nhóm không thống nhất, giáo viên phân tích và quyết định ý nào là ý chính, rồi viết lên bảng. Cứ làm như vậy đối với từng đoạn, giáo viên cũng cần lưu ý rằng tất cả các hoạt động trên lớp nên dùng tiếng Anh. Trong trường hợp học sinh gặp nhiều khó khăn, lung túng, giáo viên có thể dùng tiếng Việt để giải thích. Kết quả là sau khi đọc xong toàn bộ các đoạn, trên bảng có một danh sách main idea của các đoạn. * Step 5: Read for detail - Group work: Cho học sinh đọc lại từng đoạn, thảo luận trong nhóm về detai.Thực ra trong quá trình tìm kiếm main idea học sinh đã đưa ra cả detail, lúc này nhóm thảo luận hai việc: + Thứ nhất: Những detail đưa ra có chính xác không,thừa hay thiếu.Nếu không chính xác thì sửa như thế nào( quay lại bài đọc để kiểm tra) + Thứ hai: Xác định detail nào là major detail, detail nào là minor detail. - Class work: Cuối cùng các nhóm có trong tay những detail của mình cho từng đoạn.Giáo viên gọi một vài nhóm đứng lên đọc kết quả và ghi lên bảng.Đây là tư liệu cho bài tập summary and opinion. * Step 6: Summary and opinion 12 Đọc lấy ý chính và ý chi tiết cũng là hoạt động xây dựng thói quen mới.Trong ba phần: Pre- reading task- Comprehension-check & Drill, cần phải dành thời gian nhiều nhất cho khâu Comprehension. Tóm tắt là một kĩ thuật rất cần thiết khi đọc.Học sinh phải hiểu bài một cách đầy đủ mới có thể tóm tắt được.Kĩ thuật tóm tắt cũng giúp học sinh tăng cường khả năng lựa chọn thông tin. * Step 7: Do the exercises Với mục đích làm bài tập để kiểm tra mức độ hiểu của học sinh và luyện củng cố ngữ liệu,gọi là Check& Drill người thầy không nhất thiết phải làm tất cả các bài tập trên lớp. Đối với những bài tập có thể sử dụng tổng hợp các kỹ năng nên được ưu tiên tiến hành trên lớp, ví dụ Discussion, protect. Như vậy giáo viên có thể tùy theo thời lượng cho phép trên lớp mà chọn bài tập để luyện, tuy nhiên cần ưu tiên các bài drill. Như vậy với bảy bước dạy đọc như trên,giáo viên đã hoàn thành bài dạy đọc của mình.Tuy nhiên ở những nơi có điều kiện tăng cường giờ lên lớp,hoặc trình độ học sinh tốt,giáo viên có thể dùng những kỹ thuật sau đây để tăng cường để cường rèn luyện năng lực giao tiếp theo những yêu cầu, mục đích khác nhau. 3.2.b/ Một số thủ thuật: - Teachnique 1: Read for specific information: Mục đích của thủ thuật này là mỗi người đọc khai thác thông tin theo ý đồ riêng của mình. - Teachnique 2: Fast Reading là một kĩ thuật giúp người thầy huấn luyện học sinh xây dựng một thói quen đọc.Yêu cầu của fast reading là đọc nhanh nhưng vẫn hiểu được ý quan trọng của đoạn đọc,gọi là ideas . - Teachnique 3: News Summary: Mục đích của thủ thuật nảy là kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh. - Teachnique 4:Note-taking là kĩ thuật giúp học sinh biết phương pháp ghi những thông tin quan trọng một cách tóm tắt, đầy đủ và chính xác.Khi ghi 13 chép người đọc chỉ ghi lại ý chính,bỏ qua hấu hết các chi tiết khác. Lời ghi chép (note) không cần thiết là câu đầy đủ thành phần ngữ pháp,mà là những câu gồm các từ quan trọng giúp người đọc có thể đoán ra được nghĩa đầy đủ. Kĩ thuật ghi chép chỉ sử dụng sau khi học sinh đã qua các bước comprehension nghĩa là đã nắm được main idea và detail. Lưu ý: Kỹ thuật ghi chép cần đến một số ký hiệu nhằm giảm bớt mật độ chữ viết.Có hai loại ký hiệu(1) Ký hiệu phổ quát, thông dụng với mọi người như = phát triển, = xuống cấp, thụt lùi, 0 = không….và (2) là ký hiệu cá nhân tự tạo. - Teachnique 5: Improve your student’s reading : Trong một đoạn đọc chúng ta cần phân biệt ba thành tố: T = topic(là chủ đề chung được đề cập đến trong toàn bài viết), Ml= main ideal(là những ý tưởng,thông tin quan trọng nhất trong bài viết mà tác giả muốn nhấn mạnh), và SD = supporting detail (là những ý tưởng cụ thể, những minh họa phục vụ cho việc phát triển ý chính). Trong tiết đọc hiểu, vai trò của giáo viên chỉ là người đưa ra các hướng dẫn còn học sinh là người chủ động nắm bắt nội dung. 3.3. Hướng học sinh tìm hiểu về kĩ năng đọc hiểu: Để có thể giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc có hiệu quả, trước hết giáo viên cần giúp học sinh phân biệt được những kĩ năng đọc cơ bản được sử dụng trong việc dạy-học ngoại ngữ: 3.3.a/ Đọc to ( Reading aloud) với mục đích truyền đạt lại thông tin người khác đã viết ra, kỹ năng thường chỉ giúp học sinh rèn luyện cách phát âm, trọng âm, ngữ điệu và kĩ năng đọc để thông báo. 3.3.b/ Đọc thầm ( Silent reading) : với mục đích đọc để hiểu, đọc để nắm bắt và nhận biết thông tin. 3.3.c/ Đọc phân tích và đọc tổng hợp: 3.3.d/ Đọc để lấy thông tin cần thiết ( Scanning) 3.3.e/ Đọc để lấy ý chính ( Skimming) 14 3.3.f/ Đọc và phán đoán từ và nội dung ngữ cảnh trước và trong khi đọc ( predicting) 3.3.g/ Đọc phân tích để hiểu nội dung chi tiết hoặc để nghiên cứu. * Tóm lai, mỗi khi đọc một bài đọc tiếng Anh, những câu hỏi hữu ích mà học sinh cần đặt ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên là: - Đọc để làm gì? ( What reading for?) - Đọc như thế nào? ( How to read?) - Mục đích đạt được sau khi đọc là gì? ( What aim after reading?) 3.4. Thực hiện tiến trình dạy kĩ năng: Có hai loại bài đọc: Bài đọc để dạy phát âm hoặc bài đọc để dạy kĩ năng đọc hiểu tùy theo mục đích và yêu cầu của bài. Trong phạm vi chuyên đề này, tôi đi sâu vào việc rèn luyện và phát triển kĩ năng đọc hiểu. Để việc đọc có kết quả tốt, tiến trình dạy một bài đọc thường được tiến hành qua 3 giai đoạn: Pre-reading While reading  post-reading 3.4.1/ Pre- reading activities: Để có được giờ dạy thành công, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của tiết dạy là bước mở bài, giáo viên cần tạo ra được một không khí học tập thuận lợi về cả mặt tâm lí lần nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo đó. Những hoạt động gây không khí học tập này thường rất ngắn (5-7 phút) nhưng vô cùng quan trọng. Vậy mở bài nên làm những gì và làm thế nào để có thể thực hiện được các mục đích đó. a. Các hoạt động mở bài. - Mục đích các hoạt động trước khi đọc mà giáo viên cần quan tâm là: - Lôi cuốn sự hứng thú của học sinh. - Tạo ra nhu cầu muốn đọc cho học sinh. - Khuyến khích học sinh suy nghĩ về chủ đề mà họ sẽ học. Hoạt động được thực hiện đầu tiên là giới thiệu chủ đề của bài đọc. Tôi thường dùng nhiều thủ thuật khác nhau như: - Dùng tranh hoặc đặt câu hỏi để học sinh đoán nội dung. 15 - Đặt câu hỏi để kiểm tra nhận thức chung của học sinh về chủ đề đó. - Đưa một số câu nhận định yêu cầu học sinh làm bài tập đúng, sai dựa vào kiến thức sẵn có… - Tổ chức một số trò chơi liên quan đến chủ đề bài đọc…. Minh họa: ( English 8 – Unit 3. Getting stared – Listen & Read / page 27 )  Teacher asks:  Students answer: - What is she doing ? - She is washing the dishes. - She is making the bed. - She is cooking the meal. - She is sweeping the floor. - She is tidying up. - She is feeding the chickens. Minh họa: ( English 8 – Unit 14 “ Wonders of the world” - Read / page 134) Giáo viên có thể cho các em quan sát những bức tranh sau để giới thiệu với các em về những kỳ quan trên thế giới mà các em sẽ học trong bài đọc này. 16 Tal Mahal Great Wall of China Angkor Wat Pyramid of Cheops 17 HA LONG BAY b. Giải thích từ mới: Giải thích từ mới cho học sinh trước khi đọc bài đọc hiểu là cần thiết, điều đó sẽ làm cho học sinh thấy tiếp cận bài đọc hiểu hơn dễ dàng hơn. Không cần thiết phải giảng tất cả các từ mới trong bài đọc. Học sinh có thể đoán tiếp những từ mới bằng cách đọc tiếp bài đọc. Vì đây là bước nhằm để cung cấp từ vựng cho các em hiểu nhanh, nắm vững bài đọc nên giáo viên không để mất thời gian cho phần dạy từ vựng. Như thế cũng không có nghĩa là bỏ qua giai đoạn giới thiệu từ vựng mà bắt buộc phải cung cấp một số từ bằng các cách sau cũng không kém phần hiệu quả: Một số cách để giải thích từ mới. + Bằng cách sử dụng cụ trực quan như : vật thật (real things), tranh ảnh (pictures), điệu bộ (mine). + Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa( synonymn / antonymn) + Bằng cách dịch sang tiếng Việt (translation) 18 c. Đưa các cấu trúc ngữ pháp: Trước khi yêu cầu học sinh đọc bài đọc giáo viên nên ôn lại hoặc giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp xuất hiện trong bài đọc. Minh hoạ: ( English 8 – Unit 7. Getting stared – Listen & Read / page 64) - Example : My mother is too tired to cook tonight. - Structure : S + BE + TOO + ADJ. + V ( to infinitive) Với cấu trúc này mà giáo viên không giới thiệu cho học sinh trước thì các em sẽ hiểu nhầm đây là câu khẳng định, thực chất câu này mang ý nghĩa phủ định (… quá … đến nỗi không thể… ) Vậy câu ví dụ trên tạm dịch là : "Mẹ tôi quá mệt đến nỗi không thể nấu ăn tối nay”. d. Cho các câu hỏi hướng dẫn: Có thể tổ chức các hoạt động trước khi đọc nhằm hướng sự quan tâm của học sinh vào bài đọc, đưa ra một lý do nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ về bài đọc và đoán họ sẽ đọc cái gì. Tốt nhất là nên đưa ra 2 hoặc 3 câu hỏi và viết lên bảng trước khi đọc. Minh hoạ: ( English 8 – Unit 7 “My neighborhood” - Read / page 67) Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý trước khi bắt đầu bài đọc (trang 67). - What happens in Nam’s neighborhood today ? - Is it very different from the present shopping area ? - What do some people (customers, and the owners) do in the neighborhood ? e. Trò chuyện: ( Chatting) Trò chuyện cũng là một cách gợi mở, giúp cho học sinh cảm thấy thoải mái và gần gũi với giáo viên hơn, nó giúp các em xoá đi khoảng cách giữa thầy và trò, tạo cho các em cảm giác không còn sợ thầy cô, xoá đi không khí nặng nề đầu giờ học vì các em rất sợ phải “trả bài”. Ví dụ: ( English 8, Unit 2 – Read / page 21)  Chatting: - Do you have a telephone at home ? - Do you often make a call ? - Who do you often call to ? 19 - What’s the telephone used for ? 3.4.2/ While-reading activities: Đọc hiểu bài đọc để trả lời các câu hỏi dẫn nhập hay kiểm tra các phán đoán ở phần Pre- reading là rất cần thiết bởi nó góp phần khắc sâu hơn những gì các em đã làm được, đồng thời giúp các em nhận biết những điều chưa hoàn thành. Giáo viên nên ấn định rõ thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động. Đối với học sinh vùng nông thôn, giáo viên nên động viên các em trả lời theo mức độ hiểu của mình như trả lời ngắn, hay có thể đưa ra từ, cụm từ mang nội dung chính là được. Hoạt động tiếp theo là yêu cầu học sinh đọc lại bài đọc để hiểu nội dung kỹ hơn, và trả lời các bài tập trong sách giáo khoa. Giáo viên phải chú trọng tới việc hướng dẫn cụ thể yêu cầu bài tập, cũng như đưa ra một số câu ví dụ (nếu cần) để học sinh không bị lúng túng khi làm. Giáo viên nên thay đổi các hoạt động cá nhân, cặp hay nhóm cho phù hợp với từng loại bài tập và mục đích của nó; đồng thời chú trọng rèn luyện thêm cho học sinh yếu kém, rụt rè. Việc kiểm tra, nhận xét kết quả kịp thời của giáo viên là niềm động viên, khích lệ các em phấn đấu hơn. Để kiểm tra mức độ đọc hiểu được kỹ hơn, ngoài những bài tập trong sách giáo khoa tôi chuẩn bị sẵn ở nhà một số bài tập để học sinh thực hành thêm (tùy theo từng bài đọc hiểu) như: - Đánh dấu tick ( V) vào câu đúng sai ( True / false), hoặc viết T/F - Hoàn thành câu ( Complete the sentences) - Điền thông tin vào bảng ( Fill in the chart) - Sắp xếp các câu theo trình tự câu truyện hay sắp xếp câu theo tranh. ( Ordering statements) - Trả lời câu hỏi theo nội dung bài đọc ( Comprehension questions) - Matching (nối) + Học sinh làm việc theo cặp, giáo viên kiểm tra kết quả và sau đó đưa ra đáp án đúng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng