Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh về ô nhiễm môi trường và biến đổi ...

Tài liệu Skkn nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu

.PDF
34
237
120

Mô tả:

MỤC LỤC NỘI DUNG A. ĐẶT VẤN ĐỀ: B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: B1. Cơ sở lí luận của vấn đề: I. Giáo dục môi trƣờng: 1. Giáo dục môi trƣờng là gì? 2. Lồng ghép giáo dục môi trƣờng vào dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng: II. Giáo dục biến đổi khí hậu: 1. Biểu hiện, đặc điểm và nguyên nhân chính của BĐKH toàn cầu a. Khái niệm về BĐKH b. Những biểu hiện của BĐKH c. Đặc điểm của BĐKH toàn cầu d. Nguyên nhân của BĐKH 2. Tác động của BĐKH đối với tự nhiên và các hoạt động của con ngƣời a. Sự nóng lên của Trái Đất b. Tác động của nƣớc biển dâng c. Làm tăng cƣờng các thiên tai 3. Ứng phó với BĐKH a. Giảm nhẹ b. Thích ứng 4. Hành động ứng phó với BĐKH a. Trên thế giới và Việt Nam b. Hành động của chúng ta 5. Giáo dục, tuyên truyền các giải pháp giảm nhẹ với BĐKH tại các địa phƣơng 6. Vai trò, nhiệm vụ của GDPT trƣớc những thách thức của BĐKH 7. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trƣờng THPT 8. Định hƣớng, yêu cầu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trƣờng THPT B2. Thực trạng vấn đề: B3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: I. Phát động sƣu tầm các câu nói tuyên truyền có ý nghĩa về ô nhiễm môi trƣờng và BĐKH II. Phổ biến các câu hỏi về hiểu biết môi trƣờng: III. Phát động sƣu tầm tranh về ô nhiễm môi trƣờng và BĐKH: IV. Xem các phim, video về môi trƣờng và BĐKH: V. Phát động cuộc thi làm clip phim về ô môi trƣờng và BĐKH VI. Phát động các hoạt động tuyên truyền về ô nhiễm môi trƣờng và biến đổi khí hậu đến từng học sinh B4. Hiệu quả SKKN: C. Kết luận, kiến nghị: 1. Kết luận: 2. Những ý kiến đề xuất: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 Trang 3 3 3 4 4 4 4 4 5 6 6 8 8 9 10 25 26 27 28 Danh mục các chữ viết tắt GDMT: Giáo dục môi trƣờng BDKH: Biến đổi khí hậu BVMT: Bảo vệ môi trƣờng GD BVMT: Giáo dục bảo vệ môi trƣờng THPT: Trung học phổ thông GD BDKH: Giáo dục biến đổi khí hậu 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong những năm gần đây, giáo dục môi trƣờng và BĐKH đƣợc xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của tất cả các quốc gia, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”. Giáo dục môi trƣờng và BĐKH trong nhà trƣờng lại càng có ý nghĩa quan trọng và đƣợc xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trƣờng và làm giảm tác động của BĐKH có hiệu quả. Giáo dục môi trƣờng và BĐKH sẽ giúp con ngƣời có nhận thức đúng đắn về môi trƣờng và sự thay đổi khí hậu hiện nay, về việc khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng. Nhà trƣờng là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc, những ngƣời sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trƣờng, thì từ khi đang học trên ghế nhà trƣờng và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cƣơng vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng một cách có hiệu quả. Bƣớc sang thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất là sự BĐKH toàn cầu. BĐKH đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con ngƣời; môi trƣờng tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của BĐKH đã đƣợc nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lƣợc toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với BĐKH cũng đã đƣợc đề ra và thực hiện ráo riết. Nhận thức rõ những ảnh hƣởng to lớn và nghiêm trọng do BĐKH gây ra, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008). Để thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đƣa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chƣơng trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015". Tuy vậy hiện nay ý thức về ô nhiễm môi trƣờng và biến đổi khí hậu của học sinh THPT nói chung và học sinh trƣờng THPT Huỳnh Thúc Kháng nói riêng rất thấp, do vậy những hành động của đa số học sinh THPT để bảo vệ môi trƣờng và giảm nhẹ , hạng chế tác động của BĐKH chƣa cao. Kiến thức về ô nhiễm môi trƣờng và biến đổi khí hậu của đa số học sinh còn rất mơ hồ, các học sinh chƣa nhận thức đƣợc tác hại to lớn của ô nhiễm môi trƣờng và BĐKH đến sự tồn tại của nhân loại trên trái đất. Với đề tài nghiên cứu “NÂNG CAO NĂNG LỰC NHẬN THỨC CHO HỌC SINH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU” Tôi tin sẽ thay đổi đƣợc nhận thức của học sinh về ô nhiêm môi trƣờng và BĐKH theo hƣớng tích cực, đó sẽ là cơ sở để các mầm non tƣơng lai của đất nƣớc có những hành động cụ thể, thiết thực để bảo vệ môi trƣờng và phòng tránh, giảm nhẹ sự tác động của BĐKH. Trong quá trình thực hiện đề tài bên cạnh những thuận lợi tôi cũng gặp một số khó khăn về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí, ...Để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn tôi kính mong quý vị đồng nghiệp, các học sinh có những đóng góp ý kiến hay. Xin chân thành cảm ơn! B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: B1. Cơ sở lí luận của vấn đề: I. Giáo dục môi trường: 3 "Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trƣờng của Việt Nam). Môi trƣờng tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên nhƣ vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con ngƣời, nhƣng cũng ít nhiều chịu tác động của con ngƣời. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nƣớc... Môi trƣờng tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con ngƣời các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con ngƣời thêm phong phú. 1. Giáo dục môi trường là gì? GDMT là dựa trên những tri thức về môi trƣờng mà hình thành thái độ, ý thức, trách nhiệm và kĩ năng hành động của học sinh, nhằm bảo vệ môi trƣờng bằng các giải pháp trƣớc mắt và lâu dài. GDMT không phải ngày một ngày hai mà cả một quá trình lâu dài, không phải chỉ ở học sinh mà ở mọi lứa tuổi, trong suốt cuộc đời. GDMT trong nhà trƣờng phổ thông nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là: Mỗi học sinh đƣợc trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của Trái đất, hình thành thái độ, ý thức bảo vệ và giữ gìn tài sản quí giá nhất của nhân loại này. 2. Lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng: GDMT trong trong trƣờng học có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm thực hiện chiến lƣợc toàn cầu về bảo vệ Trái Đất : “Cái nôi của nhân loại ”, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững đồng thời cũng quán triệt chủ điểm của ngành giáo dục là xây dựng “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”. Ở bất kì quốc gia nào, số lƣợng thầy giáo và học trò các cấp cũng chiếm tỉ lệ cao. Lực lƣợng này góp phần quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của nhiệm vụ GDMT. Trong nhiệm vụ này, ngành Giáo dục có trách nhiệm là đào tạo ra những thế hệ có đầy đủ tri thức về lí luận và thực hành GDMT để phục vụ cho xã hội. Ở các nƣớc trên thế giới, việc GDMT đã đƣợc đƣa vào trƣờng học từ nhiều chục năm nay. Ở nƣớc ta, việc đƣa nội dung GDMT vào chƣơng trình thông qua các môn học đƣợc thực hiện rầm rộ qua quá trình cải cách giáo dục, đặc biệt là đợt đổi mới sách giáo khoa vừa qua. Cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới, nội dung giáo dục môi trƣờng của nƣớc ta tập trung chủ yếu vào các môn học có liên quan đến môi trƣờng nhƣ: Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân, công nghệ,….Và với đặc thù của mình, khoa học Hóa học cũng có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố môi trƣờng. II. Giáo dục biến đổi khí hậu: 1. Biểu hiện, đặc điểm và nguyên nhân chính của BĐKH toàn cầu a. Khái niệm về BĐKH BĐKH là sự thay đổi của khí hậu mà nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp bởi hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và tác động thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh đƣợc (Công ƣớc chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH tại Hội nghị Thƣợng đỉnh về Môi trƣờng tại Rio de Janero (Braxin - năm 1992). Nói một cách khác, BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thƣờng là vài thập kỷ hoặc hàng trăm năm và lâu hơn. 4 b. Những biểu hiện của BĐKH Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hƣớng nóng dần lên: từ năm 1850 đến nay nhiệt độ trung bình đã tăng 0,740C; trong đó nhiệt độ tại 2 cực của Trái Đất tăng gấp 2 lần so với số liệu trung bình toàn cầu. Theo dự báo, nhiệt độ trung bình của Trái Đất có thể tăng lên 1,1 - 6,40C tới năm 2100, đạt mức chƣa từng có trong lịch sử 10.000 năm qua. Ở Việt Nam trong vòng 50 năm (1957 - 2007) nhiệt độ không khí trung bình tăng khoảng 0,5 - 0,70C. Dự báo, nhiệt độ không khí trung bình sẽ tăng từ 1 - 20C vào năm 2020 và từ 1,5 - 20C vào năm 2070. Sự dâng cao của mực nƣớc biển gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các vùng thấp ven biển, xóa sổ nhiều đảo trên biển và đại dƣơng. Trong thế kỷ XX, trung bình mực nƣớc biển ở châu Á dâng cao 2,44mm/năm; chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3,1mm/năm. Dự báo trong thế kỷ XXI, mực nƣớc biển dâng cao từ 2,8 - 4,3mm/năm. Ở Việt Nam, tốc độ dâng lên của mực nƣớc biển khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 - 2008) tƣơng đƣơng với tốc độ dâng lên của mực nƣớc biển trong các đại dƣơng thế giới. Dự báo đến giữa thế kỷ XXI, mực nƣớc biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nƣớc biển có thể dâng lên 75cm so với thời kỳ 1980 - 1999. Sự thay đổi thành phần và chất lƣợng khí quyển có hại cho môi trƣờng sống của con ngƣời và các sinh vật trên Trái Đất. Có sự xuất hiện của nhiều thiên tai bất thƣờng, trái quy luật, mức độ lớn nhƣ bão, mƣa lớn, hạn hán gây nên những tổn thất to lớn về ngƣời và tài sản. c. Đặc điểm của BĐKH toàn cầu Diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó đảo ngƣợc; Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hƣởng tới tất cả các lĩnh vực có liên quan đến sự sống và hoạt động của con ngƣời; Cƣờng độ ngày một tăng và hậu quả khó lƣờng trƣớc; Là nguy cơ lớn nhất của con ngƣời phải đối mặt với tự nhiên trong lịch sử phát triển của mình. d. Nguyên nhân của BĐKH Ngoài những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự BĐKH toàn cầu đã diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất trong các thời gian trƣớc đây, nhƣ sự tƣơng tác giữa vận động của Trái Đất và vũ trụ, sự thay đổi của bức xạ Mặt Trời, sự tác động của khí CO2 do các hoạt động núi lửa, cháy rừng hoặc các trận động đất lớn gây ra; nguyên nhân chính gây nên BĐKH trong vòng 300 năm gần đây và đặc biệt trong nửa thế kỷ qua là do hoạt động công nghiệp phát triển, sử dụng rất nhiều nhiên liệu và năng lƣợng thải vào bầu khí quyển các chất ô nhiễm. Tình hình đô thị phát triển mạnh mẽ, gia tăng các hoạt động giao thông vận tải, chặt phá rừng và cháy rừng... cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình ô nhiễm không khí, giữ lại lƣợng bức xạ sóng dài khiến cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên theo hiệu ứng nhà kính. Từ đó, làm thay đổi các quá trình tự nhiên của hoàn lƣu khí quyển, vòng tuần hoàn nƣớc, vòng tuần hoàn sinh vật... Có thể nói, hoạt động của con ngƣời là nguyên nhân chủ yếu gây ra những BĐKH hiện nay trên Trái Đất. 2. Tác động của BĐKH đối với tự nhiên và các hoạt động của con người a. Sự nóng lên của Trái Đất 5 Nhiệt độ tăng có ảnh hƣởng trực tiếp đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm suy giảm đa dạng sinh học, làm ảnh hƣởng tới năng suất, chất lƣợng sản phẩm vật nuôi, cây trồng. Sự thay đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu, đới thảm thực vật tự nhiên dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật. Nhiệt độ tăng dần dẫn đến sự thay đổi các yếu tố thời tiết khác, phá hoại mùa màng, có ảnh hƣởng trực tiếp tới các ngành năng lƣợng, xây dựng, giao thông vận tải, công nghiệp, du lịch... Tuy nhiên, con ngƣời cũng có thể tận dụng những hệ quả sự nóng lên của Trái Đất. b. Tác động của nước biển dâng Làm tăng diện tích ngập lụt có ảnh hƣởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp, các đô thị, các công trình xây dựng giao thông vận tải cũng nhƣ nơi cƣ trú của con ngƣời; đặc biệt ở các vùng đồng bằng ven biển. Làm tăng độ nhiễm mặn của nguồn nƣớc, làm thay đổi các hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp. c. Làm tăng cường các thiên tai Bão, mƣa lớn, lũ lụt, hạn hán xảy ra bất thƣờng và có sức tàn phá lớn. Xuất hiện các đợt nóng, lạnh quá mức, bất thƣờng gây tổn hại đến sức khỏe con ngƣời, gia súc và mùa màng. Tình trạng hoang mạc hóa có xu hƣớng gia tăng. 3. Ứng phó với BĐKH Ứng phó với BĐKH có hai khía cạnh: giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với nó. a. Giảm nhẹ Theo Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) giảm nhẹ có nghĩa là sự can thiệp của con ngƣời nhằm làm giảm nguồn phát thải khí nhà kính, hoặc cải thiện các bể chứa khí nhà kính. b. Thích ứng Thích ứng đề cập đến khả năng tự điều chỉnh của một hệ thống để thích nghi với những biến đổi của khí hậu nhằm giảm nhẹ những nguy cơ thiệt hại, để đối phó với những hậu quả (có thể xảy ra) hoặc tận dụng những cơ hội. 4. Hành động ứng phó với BĐKH a. Trên thế giới và Việt Nam Ý thức về những tác hại do con ngƣời gây ra cho môi trƣờng Trái Đất, gần đây đã có sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn những ảnh hƣởng nguy hại do BĐKH toàn cầu. Nhiều diễn đàn quốc tế đã ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà khoa học, doanh nghiệp, chính trị cũng nhƣ các nhà hoạch định chính sách đối ngoại nhƣ Liên hợp quốc, WTO, EU, ASEM, APEC, ASEAN... một điều chắc chắn rằng những thoả thuận kinh tế, chính trị, thƣơng mại song phƣơng hoặc đa phƣơng gắn liền với vấn đề BĐKH luôn nhận đƣợc sự tán thành và hợp tác. Những cam kết quốc tế đƣợc cụ thể hoá vào năm 1997 khi Nghị định thƣ Kyoto ra đời và chính thức có hiệu lực vào năm 2005 liên quan đến Chƣơng trình khung về vấn đề BĐKH mang tầm quốc tế của Liên hợp quốc với mục tiêu cắt giảm lƣợng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính. Kể từ tháng 11/2007 đã có khoảng 175 quốc gia kí kết tham gia chƣơng trình này. Nghị định thƣ Kyoto cũng ràng buộc 37 quốc gia phát triển đến năm 2012 phải cắt giảm khí thải xuống 5% so với mức của năm 1990. Nghị định thƣ cũng đƣợc khoảng 137 quốc gia đang phát triển tham gia kí kết trong đó có Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ 6 vốn là những nền kinh tế mới nổi và có lƣợng khí phát thải cao. Sự kiện chính phủ Nga, quốc gia chiếm 17% lƣợng khí thải, phê chuẩn Nghị định thƣ vào năm 2004 và chính phủ Ôxtrâylia ký kết Nghị định thƣ vào năm 2007, đã gây sức ép buộc Mĩ (quốc gia chiếm 25% lƣợng khí thải ) - hiện là quốc gia phát triển duy nhất không phê chuẩn Nghị định thƣ Kyoto - phải thay đổi quan điểm trong thời gian gần đây. Thế giới hi vọng thái độ tích cực và sự tham gia có trách nhiệm của Mĩ sẽ đƣợc thể hiện khi Chính phủ của Tổng thống Obama tham gia Hội nghị Copenhagen. Tuy nhiên, cho đến nay tình hình này vẫn chƣa có gì sáng sủa hơn, chƣa có bƣớc tiến triển mang tính đột phá trong cuộc chiến ứng phó với BĐKH toàn cầu Nhƣ vậy, Nghị định thƣ Kyôtô đƣợc mong đợi sẽ là một thành công trong vấn đề cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Mục tiêu đƣợc đặt ra nhằm "Cân bằng lại lƣợng khí thải trong môi trƣờng ở mức độ có thể ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của con ngƣời vốn chịu ảnh hƣởng sâu sắc của môi trƣờng”. Trong những năm tới, xu thế chung của hợp tác quốc tế và khu vực để đối phó với vấn đề BĐKH sẽ đƣợc tăng cƣờng, tập trung vào quá trình thiết lập cơ chế hợp tác, nghiên cứu và đánh giá tác động, xây dựng biện pháp phòng ngừa và nghiên cứu công nghệ, năng lƣợng mới. Mặc dù vậy, quá trình hợp tác sẽ còn gặp nhiều khó khăn, trắc trở do còn nhiều sự khác biệt về lợi ích giữa các quốc gia trong việc thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến vấn đề BĐKH (cơ bản là việc giảm chất thải gây hiệu ứng nhà kính hoặc sử dụng tiết kiệm nhiên liệu có thể ảnh hƣởng xấu đến tăng trƣởng kinh tế của nhiều quốc gia), việc sản xuất theo Chƣơng trình cơ cấu phát triển sạch (The Clean Development Mechanism-CDM) đòi hỏi đầu tƣ lớn và công nghệ phức tạp... Vừa qua, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ - TTg phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH. Ngày 12/01/2009, tại TP.Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chính thức công bố Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH. Mục tiêu chiến lƣợc của Chƣơng trình là đánh giá đƣợc mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phƣơng trong từng giai đoạn và xây dựng đƣợc kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nƣớc, tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế theo hƣớng các-bon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái Đất. b. Hành động của chúng ta Thực tế cho thấy, BĐKH đang đe doạ nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của con ngƣời trên khắp hành tinh và làm cho Trái Đất chúng ta ngày càng trở nên mỏng manh, dễ bị tổn thƣơng và ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững trong tƣơng lai. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải ý thức hơn đối với môi trƣờng thông qua từng công việc cụ thể của mỗi cá nhân. Trước tiên, đó chính là sự thay đổi thói quen hàng ngày trong cuộc sống theo hƣớng tiết kiệm năng lƣợng. Chỉ cần một cái nhấn nút tắt đèn hay các thiết bị điện, điện tử khi ra vào phòng ở hoặc nơi làm việc là góp phần tiết kiệm năng lƣợng, bảo vệ môi trƣờng và giảm thiểu năng lƣợng và các chi phí phải trả. Thứ hai, cần phải nhận thức đầy đủ hơn về nguyên nhân và hậu quả của sự BĐKH để vận dụng trong những hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là đối với những ngƣời “ra quyết định”. Ví dụ: Bạn là ngƣời có quyền nhập khẩu thiết bị sản xuất thì nhất quyết phải nói không với “công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhiên liệu và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính”. 7 Thứ ba, nghiên cứu khoa học và ứng dụng những thành tựu mới vào trong hiện thực cuộc sống là sự đóng góp thiết thực nhất của chúng ta. Hiện nay, trên thế giới đã tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng những nguồn năng lƣợng sạch nhƣ năng lƣợng Mặt Trời, sức gió, sóng biển... để tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Trong xây dựng đã chú ý đến kiến trúc sinh thái, trong du lịch đã xuất hiện nhiều hơn sản phẩm du lịch sinh thái... đây đều là những hƣớng đi tích cực. Thứ tư, bạn hãy là một tuyên truyền viên có trách nhiệm thông qua trao đổi, chuyện trò với gia đình, bạn bè, hàng xóm...về những vấn đề môi trƣờng (nhƣ hạn chế xả chất thải bẩn, trồng và chăm sóc cây xanh, đi xe đạp ở những cự ly thích hợp hoặc tăng cƣờng sử dụng phƣơng tiện giao thông công cộng, hạn chế và tiến tới không dùng túi ni lông, cố gắng sử dụng nƣớc sạch tiết kiệm...). Việc tuyên truyền, trao đổi thông tin trên blog cá nhân hay diễn đàn trực tuyến cũng có tác dụng to lớn và nhanh chóng. Thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, giải trí thể thao, tình nguyện và phát triển sẽ giúp bạn đƣa vấn đề bảo vệ môi trƣòng xâm nhập vào cộng đồng một cách hữu hiệu hơn. 5. Giáo dục, tuyên truyền các giải pháp giảm nhẹ với BĐKH tại các địa phương Có hai nhóm giải pháp quan trọng nhất để đối phó với những thách thức do BĐKH gây ra là giải pháp giảm nhẹ BĐKH và giải pháp thích ứng với những thay đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giảm thiểu những thiệt hại của thiên tai do BĐKH gây ra. Điều đáng chú ý là các giải pháp này rất đa dạng, phong phú, song phải phù hợp với tình hình cụ thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cƣ của từng địa phƣơng. BĐKH có thể dẫn đến những hậu quả khác nhau đối với mỗi khu vực. Bão lớn có sức tàn phá mạnh ở vùng ven biển trực tiếp gây sạt lở bờ biển, tràn ngập nƣớc mặn, phá hủy công trình xây dựng, nhà cửa... Đối với vùng núi, chúng lại gây mƣa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đƣờng... gây nên những tổn thất và thiệt hại to lớn không kém. Vì vậy việc tuyên truyền phổ biến sâu rộng các kiến thức, kinh nghiệm cụ thể của các địa phƣơng có hoàn cảnh tƣơng tự là rất cần thiết và có tác dụng thiết thực. Cần chú trọng giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân các địa phƣơng tinh thần tích cực, chủ động đối phó với những thách thức do BĐKH gây ra theo phƣơng châm tại chỗ, dựa vào sức mình là chính. 6. Vai trò, nhiệm vụ của GDPT trước những thách thức của BĐKH a. Vai trò của GDPT trước những thách thức của BĐKH HS phổ thông là lực lƣợng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH trong và ngoài nhà trƣờng. Đồng thời, những kiến thức và kĩ năng về ứng phó với BĐKH mà các em tiếp thu đƣợc từ nhà trƣờng sẽ dần hình thành trong tƣ duy, hành động của các em để ứng phó với BĐKH trong tƣơng lai. Bởi vậy việc đầu tƣ cho giáo dục ứng phó với BĐKH trong hệ thống GDPT nói riêng, hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, là một giải pháp lâu dài, nhƣng hiệu quả kinh tế nhất và bền vững nhất. b. Nhiệm vụ của GDPT trước những thách thức của BĐKH Giáo dục THCS và THPT bên cạnh việc hoàn thiện nội dung GDPT qui định cho từng cấp học, thì trƣớc những thách thức của BĐKH còn có nhiệm vụ cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH đến môi trƣờng tự nhiên, đến đời sống và sản xuất của con ngƣời; những giải pháp nhằm hạn chế tác động của BĐKH và ứng phó với BĐKH để HS trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trƣờng và địa phƣơng về BĐKH. 8 7. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT a. Mục tiêu chung Nâng cao nhận thức, khả năng ứng phó với BĐKH cho cán bộ quản lí, GV và HS cấp THPT trong từng giai đoạn cụ thể; Trang bị kiến thức, kĩ năng, hành vi cho cán bộ quản lí, GV và HS cấp THPT để ứng phó với BĐKH, góp phần tích cực vào việc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. b. Mục tiêu cụ thể Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, GV và HS về BĐKH và ứng phó với BĐKH; Tăng cƣờng năng lực, kĩ năng, hình thành thái độ, hành vi của cán bộ quản lý, GV, HS cấp THPT về BĐKH và ứng phó với BĐKH trên toàn cầu, khu vực và trong nƣớc. Đƣa các nội dung giáo dục về ứng phó với BĐKH tích hợp vào các môn học Sinh học, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Công nghệ. 8. Định hướng, yêu cầu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT Thông qua việc tích hợp kiến thức về BĐKH vào nội dung môn học trong tiết học chính khóa hoặc ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa để nâng cao nhận thức, hình thành thái độ, hành vi ứng xử, rèn luyện kỹ năng và hành động cụ thể để ứng phó với BĐKH. Nội dung của giáo dục ứng phó BĐKH phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống giữa các khối kiến thức, kĩ năng, đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học. Kiến thức và kĩ năng về BĐKH còn phải đảm bảo đƣợc tính phù hợp với các đối tƣợng HS ở các vùng miền khác nhau trên cả nƣớc. Ứng phó với BĐKH cần có sự hợp tác, liên kết giữa các trƣờng học trên phạm vi quốc gia, quốc tế về thông tin, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rủi ro trong những trƣờng hợp cụ thể, cả về nhân lực và tài chính. Giáo dục ứng phó BĐKH là giáo dục về nhận thức và cả hành động để có thể tham gia giải quyết những vấn đề cụ thể do BĐKH gây ra. Do đó, mỗi học sinh đƣợc giáo dục ứng phó BĐKH không chỉ có thêm nhận thức, hiểu biết cần thiết để ứng phó BĐKH, mà còn phải biết vận dụng các các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn cụ thể, phải biết làm một việc gì đó cho trƣờng mình, cho cộng đồng, nghĩa là giáo dục ứng phó BĐKH phải đƣợc tiến hành thông qua các hành động thực tiễn. Trong giáo dục về ứng phó với BĐKH, cần phát triển các kĩ năng hợp tác: thầytrò; trò - trò; thầy trò - xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục và góp phần xây dựng “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”. B2. Thực trạng vấn đề: Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trƣờng và BĐKH đang là vấn đề cấp thiết, nhứt nhối toàn cầu. Các vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng và BĐKH đang đƣợc các nhà lãnh đạo và giới truyền thông quan tâm nhiều, thƣờng xuyên đƣa ra trong các diễn đàng lớn của quốc tế. Các nguồn thông tin, các tƣ liệu về ô nhiễm môi trƣờng và BĐKH rất phổ biến trên mạng internet. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thực hiện lồng ghép ô nhiễm môi trƣờng và BĐKH vào chƣơng trình, vào các bài học cụ thể. Mặc dù GDMT, GD BĐKH đang là nhiệm vụ cấp thiết nhƣng hiện nay vẫn chƣa có hệ thống kiến thức cụ thể cho GV và cán bộ quản lí các cấp. Chƣa tạo đƣợc mối quan tâm của gia đình, cộng đồng, xã hội và thiếu nguồn tài chính hỗ trợ. 9 Mặt khác, ý thức của đại bộ phận ngƣời dân về môi trƣờng sống và về việc bảo vệ môi trƣờng còn rất thấp, chỉ thấy đƣợc những lợi ích trƣớc mắt, chƣa thấy đƣợc những nguy cơ mà thế hệ sau phải gánh chịu,... Tại các trƣờng THPT hiện nay việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trƣờng và biến đổi khí hậu chƣa đạt hiệu quả cao, phƣơng pháp giáo dục còn khô khan, nhàm chán, không sinh động và đủ lƣợng để thay đổi nhận thức của học sinh. Theo khảo sát thì có đến 60% học sinh là không quan tâm tới ô nhiễm môi trƣờng và BĐKH, các em học sinh xem bảo vệ môi trƣờng và giảm tác động của biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của ngƣời khác. Đa phần các em học sinh đều chƣa có ý thức và những hành động cụ thể để bảo vệ môi trƣờng. Các hoạt động cộng đồng về giáo dục môi trƣờng và biến đổi khí hậu tại các trƣờng THPT trong tỉnh Quảng Ngãi nói chung và trƣờng THPT Huỳnh Thúc Kháng nói riêng hầu nhƣ bỏ ngõ. Các câu khẩu hiệu, poster tuyên truyền về ô nhiễm môi trƣờng và biến đổi khí hậu gần nhƣ không có. Các thay đổi lớn, hậu quả của ô nhiễm môi trƣờng và BĐKH học sinh ít đƣợc cập nhật, . . . B3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Trƣớc những thực tế trên, việc tìm ra cách làm hay để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng và thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu là rất cần thiết. Dƣới đây là các giải pháp tôi đã tiến hành trong thời gian nghiên cứu đề tài, và đã nhận đƣợc kết quả tích cực từ học sinh. Trong quá trình giảng dạy sau khi lồng ghép các nội dung ô nhiễm môi trƣờng và BĐKH vào bài giảng, tôi đã phát động cho các em học sinh phong trào: tìm và sƣu tầm các câu nói tuyên truyền hay về ô nhiễm môi trƣờng và BĐKH, sƣu tầm các bức tranh về môi trƣờng và BĐKH để làm thành clip tuyên truyền ( có viết lời bình), tạo ra các clip hoạt hình, các đoạn phim về môi trƣờng và BĐKH, cho học sinh trả lời các câu hỏi hiểu biết về môi trƣờng và BĐKH, phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức cho các em nhiều buổi ngoại khóa, hoạt động dọn vệ sinh khuôn viên trƣờng - mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng tại núi Thiên Ấn, ...Qua các hoạt động trên học sinh thu thập đƣợc kiến thức, có kĩ năng, năng lực về giáo dục môi trƣờng và BĐKH. Qua đó giáo viên cũng đánh giá đƣợc sự tiến bộ của học sinh theo định hƣớng giáo dục phát triển năng lực của học sinh. Các giải pháp cụ thể: I. Phát động sưu tầm các câu nói tuyên truyền có ý nghĩa về ô nhiễm môi trường và BĐKH Dƣới đây là các câu khẩu hiệu tuyên truyền của học sinh lớp 12C10 đã sƣu tầm đƣợc: 1. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân 2. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội 3. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi công dân 4. Bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi của chính mình 5. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đi đối với bảo vệ môi trường 6. Mỗi người đều có thể làm cho thế giới sạch hơn 10 7. Vì môi trường trong lành, hãy chung sức xây dựng: Xanh – sạch – đẹp 8. Nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng ngày môi trường thế giới 05/6/2010 9. Đa dạng sinh học là sự sống. Đa dạng sinh học là cuộc sống của chúng ta. 10. Nhiều loài – Một hành tinh – Tương lai chúng ta. 11. Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu của sự sống 12. Hãy giữ gìn vệ sinh, không vứt rác ra đường 13. Vì tương lai quê hương đất nước, hãy giữ lấy màu xanh và làm sạch môi trường. 14. Trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động vì môi trường 15. Xanh biển, xanh rừng, xanh đất nước; Sạch làng, sạch bản, sạch đường phố 16. Sống tốt cho môi trường là sống tốt cho chính mình 17. Môi trường hôm nay – Cuộc sống ngày mai 18. Môi trường là cuộc sống – Cuộc sống là môi trường 19. Môi trường ô nhiễm tàn phá cuộc sống yên bình của bạn 20. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta 21. Cộng đồng liên kết chống lại biến đổi khí hậu 22. Rừng là lá phổi của cuộc sống 23. Rừng là vàng 24. Để tương lai tươi sáng – Hãy hành động hôm nay 25. Tôi và bạn – Hãy chung tay vì cuộc sống của chúng ta 26. Hãy hành động vì môi trường xanh – sạch – đẹp 27. Hành động hôm nay – an toàn cho tương lai 28. Bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống 29. Bảo vệ rừng! bắt đầu ngay từ bây giờ 30. Nước là máu của sự sống 31. Hãy bảo vệ nguồn nước 32. Chung tay bảo vệ môi trường 33. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khỏe con người 11 34. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống 35. Trước khi chặt một cây, hãy trồng một rừng cây 36. Vì một đô thị bền vững 37. Nhân dân tích cực tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng 38. Chung tay vì một môi trường bền vững 39. Chính quyền và nhân dân tích cực phòng chống cháy rừng 40. Tất cả vì môi trường xanh – sạch – đẹp 41. Hãy giữ gìn vệ sinh, không vứt rác ra đường 42. Rác là nguồn gây ô nhiễm, hãy làm sạch rác ở mọi nơi. Trong các câu khẩu hiệu trên, có nhiều câu rất có ý nghĩa và tác động lớn đến suy nghĩ, ý thức của học sinh. Các học sinh là ngƣời chịu sự tác động và cũng là ngƣời tuyên truyền cho các học sinh khác và các đối tƣợng khác trong xã hội. II. Phổ biến các câu hỏi về hiểu biết môi trường: Đây là bộ câu hỏi dùng cho các buổi ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp mà Đoàn Thanh niên và các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên môn hóa thƣờng sử dụng để học sinh nghiên cứu trả lời: 1. Ô nhiễm không khí là gì? Vì sao không khí bị ô nhiễm? 2. Ô nhiễm môi trường là gì? 3. Ô nhiễm nước là gì? 4. Đánh giá tác động môi trường là gì? 5. Đô thị hoá là gì? 6. Đa dạng sinh học là gì? 7. Độ cứng, độ dẫn điện của nước là gì? 8. Độ pH là gì? 9. Độ phì nhiêu của đất là gì? 10. Đất ở các khu vực công nghiệp và đô thị bị ô nhiễm như thế nào? 11. Đất là gì? Đất hình thành như thế nào? 12. Đất ngập nước là gì? 13. An ninh môi trường là gì? 14. Băng là gì ? 15. Bảo tồn các quần xã sinh vật là gì? 16. Bảo vệ môi trường là việc của ai? 12 17. Bộ Luật hình sự năm 1999 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy chương, mấy điều về các tội phạm về môi trường, có hiệu lực từ bao giờ? 18. Biển ô nhiễm như thế nào? 19. Biến đổi khí hậu là gì? 20. Biển đem lại cho ta những gì? 21. Biển Việt Nam đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm như thế nào? 22. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm những loại nào? 23. Các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường theo những con đường nào? 24. Các hệ thống sản xuất tác động đến môi trường đất như thế nào? 25. Các khu bảo tồn được phân loại như thế nào? 26. Các khí nhân tạo nào gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển trái đất? 27. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường gồm những nguyên tắc nào? 28. Các nguyên tố hoá học và sinh vật trong đất được phân chia như thế nào? 29. Các nước phát triển thu gom rác như thế nào? 30. Các phương tiện giao thông công cộng đóng vai trò gì trong bảo vệ môi trường? 31. Các tác nhân nào gây ô nhiễm không khí? 32. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng chất phóng xạ được quy định như thế nào? 33. Các vấn đề môi trường liên quan tới tài nguyên nước gồm những gì? 34. Các vấn đề môi trường liên quan với tài nguyên nước của Việt Nam gồm những nội dung gì? 35. Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng như thế nào? 36. Các yêu cầu của một thành phố sinh thái gồm những gì? 37. Cách mạng Xanh là gì? 38. Côn trùng có ích hay có hại? 39. Công cụ quản lý môi trường gồm những gì? 40. Công ước quốc tế là gì? Việt Nam đã tham gia những công ước nào về bảo vệ môi trường? 41. Công nghệ môi trường là gì ? 42. Công nghệ sạch là gì? 43. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường là gì? 44. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường là gì? 45. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là gì? 46. Cơ sở triết học của quản lý môi trường là gì? 13 47. Có những vấn đề môi trường gì liên quan đến khai thác khoáng sản? 48. Có thể dùng nước thải của thành phố trực tiếp tưới ruộng được không? 49. Có thể thực hiện truyền thông môi trường qua các hình thức nào? 50. Chất độc màu da cam huỷ diệt môi trường ở Việt Nam như thế nào? 51. Chất thải độc hại đã được quan tâm như thế nào? 52. Chất thải độc hại là gì? 53. Chủ tịch UBND cấp huyện và tương đương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường đến đâu? 54. Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường đến đâu? 55. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trự thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường đến đâu? 56. Chu trình dinh dưỡng là gì? 57. Chính sách môi trường là gì? 58. Con người có gây ra sự tuyệt chủng của các loài trên trái đất không? 59. Con người tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên như thế nào? 60. Cota gây ô nhiễm là gì? 61. DO, BOD, COD là gì? 62. Du lịch bền vững là gì? 63. Du lịch sinh thái là gì? 64. Du lịch tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào? 65. Du lịch tác động tích cực đến môi trường như thế nào? 66. El-Nino là gì? 67. Giáo dục môi trường là gì? 68. Giữa các quần thể sinh vật có bao nhiêu mối quan hệ? 69. Giải thưởng Global 500 là gì? 70. Hiệu ứng nhà kính là gì? 71. Hiểu thế nào về ký quỹ môi trường? 72. Hệ sinh thái là gì? 73. Hoang mạc hoá là gì? 74. ISO 14000 là gì? 75. Không khí trong thành phố và làng quê khác nhau như thế nào? 76. Khủng hoảng môi trường là gì ? 77. Khoa học môi trường là gì? 78. Khoa học môi trường nghiên cứu những gì? 14 79. Khí quyển có mấy lớp? 80. Khí quyển trái đất hình thành như thế nào? 81. Kinh tế môi trường là gì? 82. Làng như thế nào được coi là Làng sinh thái? 83. Luật Bảo vệ Môi trường hiện hành của Việt Nam có những nhiệm vụ gì, được Quốc hội thông qua ngày, tháng, năm nào? 84. Máy thu hình có ảnh hưởng tới sức khoẻ không? 85. Môi trường có những chức năng cơ bản nào? 86. Môi trường có phải là một thùng rác lớn không? 87. Môi trường là gì? 88. Môi trường và phát triển kinh tế xã hội có quan hệ như thế nào? 89. Mưa axit là gì? 90. Một số vấn đề môi trường liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng? 91. Mức độ ô nhiễm không khí được biểu thị như thế nào? 92. Nông dân giữ vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường? 93. Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam gồm những điểm gì? 94. Nghèo đói và môi trường có quan hệ như thế nào? 95. Ngửi mùi thơm của các sản phẩm hoá chất có hại cho sức khoẻ không? 96. Nguyên nhân nào dẫn đến thủng tầng Ozon? 97. Những hành vi nào được coi là hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường 98. Những lương thực và thực phẩm chủ yếu của con người gồm những gì? 99. Những loài thú mới nào được phát hiện ở Việt Nam? 100. Những vấn đề môi trường bức bách của Việt Nam cần được ưu tiên giải quyết là những vấn đề nào? 101. Nhãn sinh thái là gì? 102. Nước đá và các loại nước giải khát có đảm bảo vệ sinh không? 103. Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào? 104. Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học như thế nào? 105. Nước bị ô nhiễm kim loại nặng như thế nào? 106. Nước bị ô nhiễm vi sinh vật như thế nào? 107. Nước mưa có sạch không? 108. Nước ngầm ô nhiễm như thế nào? 109. Nước ngầm là gì? 15 110. Nước trên trái đất có hình thái như thế nào? 111. Nước uống thế nào là sạch ? 112. Phải làm gì để bảo vệ môi trường ở mỗi gia đình, khu dân cư và nơi công cộng? 113. Phải làm gì để bảo vệ môi trường? 114. Phải làm gì để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam? 115. Phụ nữ đóng vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường? 116. Phòng chống ô nhiễm chất dẻo phế thải như thế nào? 117. Phí dịch vụ môi trường là gì? 118. Quản lý môi trường là gì? 119. Quan trắc môi trường là gì? 120. Quy định chung của Nhà nước về khen thưởng, xử phạt trong việc bảo vệ môi trường như thế nào? 121. Quyền khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm của tổ chức và cá nhân về Bảo vệ môi trường được quy định như thế nào? 122. Rác có phải là thứ bỏ đi, vô giá trị không? 123. Rác thải đô thị được thu gom như thế nào? 124. Sản xuất sạch hơn là gì? 125. Siêu đô thị là gì? 126. Sinh học bảo tồn là gì? 127. Sinh khối là gì? 128. Sức ép môi trường là gì? 129. Sự cố môi trường là gì? 130. Sự di cư là gì? 131. Sự gia tăng dân số thế giới tác động đến môi trường như thế nào? 132. Sự phú dưỡng là gì? 133. Sự tuyệt chủng là gì? 134. Suy thoái môi trường là gì? 135. Tài nguyên đất là gì? 136. Tài nguyên khoáng sản là gì? 137. Tài nguyên khí hậu, cảnh quan là gì? 138. Tài nguyên là gì? Có những loại tài nguyên nào? 139. Tài nguyên năng lượng là gì? 140. Tài nguyên nước của Việt Nam có phong phú không? 141. Tài nguyên rừng gồm những gì? 16 142. Tai biến địa chất là gì? 143. Tai biến môi trường là gì? 144. Tầng Ozon là gì? 145. Tội gây ô nhiễm đất bị xử phạt như thế nào? 146. Tội gây ô nhiễm không khí bị xử phạt như thế nào? 147. Tội gây ô nhiễm nguồn nước bị xử phạt như thế nào? 148. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản bị xử phạt như thế nào? 149. Tội huỷ hoại rừng bị xử phạt như thế nào? 150. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật bị xử phạt như thế nào? 151. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người bị xử phạt như thế nào? 152. Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường bị xử phạt như thế nào? 153. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm bị xử phạt như thế nào? 154. Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên bị xử phạt như thế nào? 155. Thành phần khí quyển gồm những gì ? 156. Thế nào là ô nhiễm môi trường đất? 157. Thế nào là ô nhiễm thực phẩm? 158. Thế nào là cân bằng sinh thái? 159. Thế nào là kiểm toán môi trường? 160. Thế nào là sự phát triển bền vững? 161. Thuốc bảo vệ thực vật gây tác hại đến sức khoẻ như thế nào? 162. Thuế và phí môi trường được quy định như thế nào? 163. Tiêu chuẩn môi trường là gì? 164. Tủ lạnh có hại cho sức khoẻ con người không? 165. Trên trái đất có bao nhiêu loài sinh vật? 166. Trợ cấp môi trường là gì? 167. Trong công tác bảo vệ môi trường, các cá nhân, đoàn thể có nhiệm vụ, quyền hạn gì? 168. Truyền thông môi trường là gì? 169. Tị nạn môi trường là gì? 170. Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong lĩnh vực bảo vệ môi trường? 171. Vì sao biển sợ nóng? 17 172. Vì sao buổi sớm, không khí trong thành phố lại bị ô nhiễm rất nặng? 173. Vì sao có Chiến dịch Làm sạch Thế giới? 174. Vì sao có Ngày Môi trường Thế giới? 175. Vì sao có Ngày Thế giới không hút thuốc lá? 176. Vì sao cần khống chế tăng dân số? 177. Vì sao cần sản xuất rau xanh vô hại? 178. Vì sao cần xây dựng những khu bảo vệ tự nhiên? 179. Vì sao chỉ dựa vào thuốc trừ sâu hoá học không khống chế được sâu hại cây trồng? 180. Vì sao DDT bị cấm sử dụng? 181. Vì sao không khí ở bờ biển rất trong lành? 182. Vì sao không khí trong nhà cũng bị ô nhiễm? 183. Vì sao không nên biến biển thành thùng rác? 184. Vì sao mưa phùn một chút thì có lợi cho sức khoẻ? 185. Vì sao mỗi gia đình chỉ nên có 2 con? 186. Vì sao nói "Môi trường là nguồn tài nguyên của con người"? 187. Vì sao nói con người cũng là một nguồn ô nhiễm? 188. Vì sao nói Môi trường trái đất là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người? 189. Vì sao nói rừng là vệ sĩ của loài người? 190. Vì sao nước biển biến thành màu đỏ? 191. Vì sao phải trồng cây gây rừng? Phải bảo vệ rừng? 192. Vì sao rừng bị tàn phá? 193. Vì sao thường xuyên tiếp xúc với amiăng lại có hại? 194. Vì sao trong thành phố cần có nhiều cây cỏ, hoa lá? 195. Vì sao trong tự nhiên có nhiều loài sinh vật mà vẫn phải quan tâm đến các loài sắp bị tuyệt chủng? 196. Vì sao vấn đề lương thực trên thế giới lại đang trong tình trạng báo động? 197. Việt Nam đã có những sự kiện về hoạt động bảo vệ môi trường nào? 198. Việt Nam đang xem xét để tham gia các Công ước Quốc tế nào? 199. Việt Nam hiện có bao nhiêu Vườn quốc gia? 200. Xanh hoá nhà trường là gì? Trên đây là các câu hỏi rất hay và các học sinh cũng dễ dàng trả lời đƣợc nhờ các thông tin trên báo chí, sách vở, mạng internet, . . . Các kiến thức này rất thực tế và phù hợp với khả năng của học sinh. Trong quá trình nghiên cứu trả lời các câu hỏi này học sinh có đƣợc nhiều kiến thức về môi trƣờng và BĐKH. Giáo viên có thể đƣa các 18 câu hỏi này vào các bài học cụ thể, vào các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp hay các buổi ngoại khóa, đây là các câu hỏi đƣợc sử dụng trong cuộc thi “Rung chuông vàng” của trƣờng. Giáo viên nên cho điểm, có hình thức khen thƣởng xứng đáng cho các học sinh có hoạt động tích cực trong việc nghiên cứu tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trên. III. Phát động sưu tầm tranh về ô nhiễm môi trường và BĐKH: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Thật vậy, lời nói của giáo viên dù có thu hút, thuyết phục đến bao nhiêu cũng không bằng những hình ảnh thật, sinh động mà học sinh thấy đƣợc. Giáo viên phát động phong trào cho các lớp sƣu tầm những hình ảnh cụ thể, nóng bỏng để minh hoạ cho nội dung GDMT và BĐKH, đó là biện pháp tốt vừa bổ sung tài liệu cho sách giáo khoa, vừa gây hứng thú học tập cho học sinh. Một số hình ảnh sƣu tầm của học sinh lớp 11B8 : Khí thải từ khu công nghiệp Vứt rát bừa bãi Xả chất thải chƣa qua xử lí ra môi trƣờng Ô nhiễm khí thải từ hoạt động giao thông Vứt vỏ, chai dựng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nơi quy định Hậu quả của BĐKH 19 Nạn cháy rừng ngày càng gia tăng Số lƣợng và độ mạnh của các cơn bão ngày càng tăng Lũ lụt, triều cƣờng, sóng thần ngày càng gia tăng Độ mạnh và sức hủy diệt của sóng thần ngày càng thảm khốc Nhiều vùng đất biến thành hoang mạc Băng ở các cực của trái đất tan dần 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất