Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn những bài học kinh nghiệm trong cách mạng việt nam từ 1945 2000...

Tài liệu Skkn những bài học kinh nghiệm trong cách mạng việt nam từ 1945 2000

.DOC
19
1249
106

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị Trường THPT Long Thành Mã số: ............................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) CHUYÊN ĐỀ ĐỀ TÀI NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ 1945- 2000 Người thực hiện: Phạm Thị Nhung . Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học : Môn Lịch sử  - Lĩnh vực khác: ............................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012-2013 SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1.Họ và tên : Phạm Thị Nhung 2.Sinh ngày : 13 tháng 8 năm 1960 3.Nam , nữ: : Nữ 4.Địa chỉ: Khu Bàu Cá Xã An Phước H Long Thành T Đồng Nai 5.Điện Thoại: CQ. 061 3844281 NR: 061.3844790 6.Chức vụ : Giáo viên- kiêm tổ phó chuyên môn 7.Đơn vị công tác: Trường THPT Long Thành II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 1.Học vị: Đ H sư phạm 2.Năm nhận bằng : 1982 3.Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC 1.Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy Lịch sử 2.Số năm có kinh nghiệm: 31 năm 3.Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 3.1 Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1975- Cấp sở( Áp dụng cho bồi dưỡng học sinh giỏi sử và một số bài lịch sử Việt Nam trong chương trình lịch sử lớp 12) 3.2 Đổi mới kiểm tra đánh giá môn lịch sử- Cấp sở 3.3 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực: (Dạy học nêu vấn đề) Cấp Bộ( đĩa được dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông phát hành trong toàn quốc) 3.4 Sử dụng ý kiến và tài liệu từ tác phẩm của Hồ Chí Minh vào bài dạy lich sử góp phần giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh ở bậc trung học phổ thông” 3.5 Kĩ năng tổng hợp kiến thức cơ bản khi làm bài thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn lịc sử ( Phần lịch sử Việt Nam từ 1919-1930)- Báo cáo cấp sở- Loại xuất sắc. Đề tài NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 2000 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực tế những năm gần đây việc dạy sử và học sử đang là vấn đề “không bình thường” trong các kỳ thi tốt nghiệp,thi đại học. Số thí sinh đạt điểm trung bình trở lên “rất khiêm tốn” đếm được trên đầu ngón tay.Nhưng làm thế nào để thay đổi kết quả đó lại là một vấn đề nan giải .Dư luận xã hội đang đặt ra nhiều câu hỏi mà ngành giáo dục phải giải quyết. Mặt khác, trong thời hội nhập học sinh được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, nhiều luồng tư tưởng nên rất dễ “ mất thăng bằng” trong hướng đi. Làm thế nào để các thế hệ trẻ đừng đánh mất mình, đừng làm mất bản sắc dân tộc là trách nhiệm của mỗi người thầy hiện nay. Trong bối cảnh chung đó môn lịch sử có nhiều lợi thế và giữ vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân cách, giáo dục nhân sinh quan cách mạng, lối sống và niềm tin cho thế hệ trẻ hiện nay và mai sau. Đứng ở góc độ của người dạy sử chúng tôi mong muốn thông qua bài giảng, học sinh hiểu được lịch sử thế giới, dân tộc một cách sâu sắc và khách quan, rút ra bài học kinh nghiệmcủa từng thời kì lịch sử, để từ đó khơi dậy ở các em lòng tự hào về những gì mà nhân loại và ông cha đã tạo ra từ đó có trách nhiệm bảo vệ và phát triển nó. Từ những mong muốn, yêu cầu trên tôi chọn đề tài này Những bài học kinh nghiệm trong Cách mạng Việt Nam từ 1945 đến năm 2000 II.THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Thuận lợi Cá nhân có nhiều năm dạy lớp 12 và bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện thi đại học khối C khá tâm huyết và yêu nghề. Được giới lãnh đạo quan tâm, chú trọng đến bộ môn. Một số ít học sinh có yêu thích với bộ môn 2.Khó khăn Do quan niệm chưa đúng về bộ môn, một số giáo viên, phụ huynh và học sinh coi lịch sử là môn phụ Do tác động của cơ chế thị trường hiện nay ngay từ khi bước vào trường Trung học phổ thông học sinh đã xác định khối thi vào đại học. Đa số các em lao vào khối A, D, còn rất ít hướng vào khối C ( Văn- Sử- Địa). Bởi vì vào khối A&D sau này sẽ dễ tìm được công việc có thu nhập cao. Còn khối C không chỉ số lượng trường đại học ít mà sau khi tốt nghiệp rất khó tìm được công việc phù hợp. Chính vì vậy nhiều người đã đặt ra câu hỏi: học sử để làm gì? Do yếu tố chủ quan, khách quan nên một số giáo viên trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá chỉ chú ý đến kiến thức.Và trong kiến thức người dạy chỉ xem xét vấn đề “biết” lịch sử, mà coi nhẹ việc “ hiểu” lịch sử. Phương pháp dạy còn ôm đồm, nhồi nhét kiến thức, ít phát huy tư duy độc lập của các em và khi kiểm tra đánh giá kết quả học tập thì nặng về sự kiện, không chú ý đến khả năng lập luận, kĩ năng thực hành, thậm chí đôi khi còn mang nặng tính hình thức dẫn đến học sinh học đối phó và coi thường bộ môn. III. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Dưới thời trung đại, sự hiểu biết lịch sử và khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm quá khứ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá nhân tài qua các kì thi chọn người ra làm quan. Ngày nay, môn lịch sử trong trường phổ thông phải thực hiện nhiệm giáo dục tư tưởng đạo đức và phát triển tư duy năng lực hành động của môn học. Trên cơ sở những “ kiến thức cơ bản” về quá khứ, học sinh phải được khơi dậy những cảm xúc lành mạnh, những tình cảm đẹp đẽ, niềm tin, tìm ra những chuẩn mực đạo đức, hành vi đúng cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Muốn làm được điều này, người dạy sử phải là người làm cho học sinh hiểu rằng: Lịch sử vốn không khô khan, cứng nhắc, nó luôn luôn vận động và phát triển trong dòng văn hóa của nhân loại và dân tộc. Hiện tại hôm nay được kế thừa và phát huy bài học kinh nghiệm của quá khứ hôm qua một cách sinh động, nó đang hiện hữu sống và len lách trong tâm tư tình cảm của mỗi con người, vì thế học sử là điều cần thiết. Từ thực tiễn và yêu cầu trên, đòi hỏi người dạy sử phải biết tổng hợp, xâu chuỗi những sự kiện lịch sử quá khứ một cách khoa học, hấp dẫn theo những chủ đề lịch sử từ đó rút ra bài học kinh nghiệm của mỗi thời kì lịch sử. Cùng với những phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn đưa người học sống lại quá khứ như nó đã diễn ra. Tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu và ghi nhớ. Thông qua đó họ rút ra bài học cho bản thân mình trong nhận thức và đánh giá vấn đề lịch sử và xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn Sách giáo khoa lớp 12, theo chương trình chuẩn, đã viết sử Việt Nam từ 1919-2000,với 5 giai đoạn: 1919-1930; 1930-1945; 1946-1954; 1954- 1975; 19752000. Trong các giai đoạn ấy chỉ có cuộc cách mạng tháng Tám 1945, sách mới viết các bài học kinh nghiệm. Còn các giai đoạn khác thì chưa thấy đề cập. Điều này tạo ra những khó khăn nhất định cho học sinh khi học. Nếu người dạy không biết xâu chuỗi, chọn lọc kiến thức thành chủ đề để rút ra bài học kinh nghiệm ở mỗi giai đoạn thì rất khó khăn cho học sinh khi làm bài thi và rút ra bài học lịch sử cho mỗi thời kì. Thực tế qua làm bài thi học sinh giỏi tỉnh hàng năm do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2011-2012, do SGDĐT tổ chức có khoảng 50% số thi sinh dự thi đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Nguyên nhân học sinh có thuộc bài, nhưng không có khả năng tổng hợp, nhận định. Không biết phân tích, xâu chuỗi kiến thức cơ bản của một bài, một chương, một vấn đề để rút ra bài học kinh nghiệm. Qua khảo sát 170 học sinh lớp 12 của 4 lớp 12a1, 12a2, 12a3, 12b6, trường THPT Long Thành, với câu hỏi sau: Nêu bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ. Có 50/170 học sinh trả lời đúng được 50% yêu cầu đặt ra. Khảo sát về nguyên nhân của tình trạng này; học sinh trả lời: một là SGK không đề cập; Hai là có nghe cô giảng nhưng em không thi khối C nên không chú ý. Từ những thực trạng trên, chúng tôi mạnh dạn nêu ra một số bài học kinh nghiệm của mỗi giai đoạn lịch sử để học sinh dễ theo dõi. 3. Phạm vi đề tài Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000 ( Lớp 12- theo chương trình chuẩn) gồm 16 bài nhưng lại có rất nhiều vấn đề. Chúng tôi sẽ xâu chuỗi tổng hợp những bài học kinh nghiệm của từng giai đoạn lịch sử cụ thể để tiện cho các bạn đồng nghiệp và học sinh tham khảo. Trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày các bài học kinh nghiệm của các giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1945 -2000 , bao gồm: 1. Những bài học kinh nghiệm trong cách mạng tháng Tám 1945. 2. Bài học kinh nghiệm trong đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản từ ngày 2/9/1945 đến 19/12/1946. 3. Bài học kinh nghiệm trong kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ ( 19461954) 4. Bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mĩ ( 1954-1975) 5. Bài học trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ( từ 19762000) 4. Mục đích đề tài Giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ một số bài học kinh nghiệm của một giai đoạn lịch sử, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiên cứu và học sử. IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI A. Những bài học kinh nghiệm trong cách mạng tháng 8/1945 1. Đảng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam ( ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội), nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để thay đổi chủ trương cho phù hợp , giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đề cao vấn đề dân tộc. 2. Đánh giá đúng và biết tập hợp, tổ chức các lực lượng các giai cấp cách mạng, trong đó công nông là đội quân chủ lực. Trên cơ sở liên minh công nông , biết khơi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lượng yêu nước tiến bộ trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, phân hoá và cô lập kẻ thù cao độ rồi tiến lên đánh bại chúng. 3.Trên cơ sở nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng của chủ nghĩa MácLênin, trong chỉ đạo khởi nghĩa , Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang , tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp hời cơ phát dộng quần chúng tổng khởi nghĩa trong cả nước. B. Bài học kinh nghiệm trong đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản. Từ ngày 2/9/1945 đến 19/12/1946 1. Bài học biết dựa vào dân , biết phát huy cao độ sức mạnh chiến đấu sáng tạo của nhân dân. 2. Bài học biết lợi dụng và khai thác triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù , xác định đúng kẻ thù chủ yếu và trước mắt, cô lập và tập trung lực lượng đánh bại chúng. 3. Bài học về biết tranh thủ khả năng đấu tranh hòa bình , phương pháp đàm phán thương lượng để giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng , đồng thời luôn chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan rộng và quyết liệt và kéo dài. 4. Bài học về kết hợp giữa nhiệm vụ kháng chiến với kiến quốc. C. Bài học kinh nghiệm trong kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ (19461954) 1.Bài học thứ nhất: Sự kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc phong kiến, phát triển chê độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội( CNXH.) Quán triệt đường lối của Đảng ( Độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày) trong giai đoạn 1946-1954, Đảng xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm là giải phóng dân tộc. Nhưng muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, ta phải động viên toàn dân tham gia chống giặc vì vậy phải giải quyết tốt nhiệm vụ dân chủ.( vấn đề ruộng đất dân cày). Đảng coi phát triển sản xuất, nhất là sản xuất lương thực đảm bảo ăn no đánh thắng cho lực lượng vũ trang, đảm bảo đời sống bình thường cho nhân dân trong kháng chiến là nhiệm vụ hàng đầu. Vì thế sau đại hội Đảng toàn quốc lần hai ( 21951) ban hành chính sách thuế nông nghiệp, công thương nghiệp, lập ngân hàng nhà nước Việt Nam.Lãnh đạo thưc hiện từng bước cân bằng về tài chính. Từ 1947-1954, từng bước mang lại ruộng đất cho nông dân: giảm tô 25%, tịch thu ruộng đất của đia chủ Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức tiến tới thực hiện ruộng đất dân cày ( Nêu ra trong hội nghị TW lần 6 và lần thứ VIII) . Đặc biệt tháng 11-1953 thực hiện cải cách ruộng đất ở vùng tự do ( khu IV cũ), làm giảm 50% quyền chiến hữu ruộng đất của đia chủ ở nông thôn. Như vậy quan hệ sở hữu ruộng đất ở nông thôn thay đổi. 2.Bài học thứ hai:Xác định và quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân, ngay từ đầu cuộc kháng chiến đề ra đường lối kháng chiến “ Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh” đây là sự vận dụng sáng tạo nguyên lý chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời kế thừa và phát triển kinh nghiệm kháng chiến của ông cha.Trên cơ sở đó Đảng khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn, và huy động được sức mạnh của toàn dân vào cuộc kháng chiến. Từ đầu cuộc kháng chiến : Đảng ta chỉ rõ: Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, do toàn dân tiến hành toàn dân tham gia kháng chiến mỗi ngưới dân là một chiến sỹ, mỗi làng xã là một pháo đài, hậu phương thi đua với tiền phương. ( tính toàn diện của cuộc kháng chiến) 3.Bài học thứ 3:Quán triệt được tư tưởng kháng chiến lâu dài, gian khổ của một nước yếu chống lại một nước mạnh, trên cơ sở chiến lược đó biết chủ động tấn công địch từ nhỏ đến lớn, từ chiến tranh du kích đến chiến tranh chính quy. Kết hợp một cách nhịp nhàng, cân đối trên từng chiến trường và phạm vi cả nước. Kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh vũ trang phát triển ở đỉnh cao kết thúc chiến tranh. Đánh giặc giữ nước là một trong những truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Từ truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân. Lịch sử đất nước còn ghi lại hàng trăm cuộc khởi nghĩa vô cùng oanh liệt, thể hiện tinh thần buất khuất, kiên cường chống ngoại xâm của dân tộc : Hai bà Trưng cùng với các nữ tướng ( 4043), mở đầu truyền thống : “Anh hùng buất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam. Khởi nghiã Chu Đạt ( 157), Bà Triệu (248)> Lý Bí lập nhà nước Vạn Xuân( 542) rồi đến khởi nghiã của Ngô Quyền( 938), mở đầu nền độc lập và phát triển mạnh của chế độ phong kiến Việt Nam. Mười thế kỷ tiếp theo, những trang sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Đại Việt, càng đậm nét khí phách anh hùng, ta đã đánh bại tất cả các âm mưu và thủ đoạn xâm lược của tất cả các thế lực bất kể chúng từ đâu tới. Trong điều kiện đất không rộng, người không đông , luôn phải đương đầu với các đội quân xâm lược lớn mạnh hơn mính nhiều lần. dân tộc ta đã phải nỗ lực phi thường và có mưu trí sáng tạo cao, biết dựa vào toàn dân đánh giặc chứ không phải chỉ có quân đội. Trong kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ( 1946-1954), với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ( 1954), được xem là “chiến thắng Van Mi của các dân tộc da màu”. Là kết quả việc quán triệt tư tưởng chiến lược, của nghệ thuật đánh giặc độc đáo “ Lấy ít đánh nhiều” từ đó chủ động tấn công giặc,từ nhỏ đến lớn, từ du kích đến chính quy, cân đối chiến trường chính với chiến trường phụ với phạm vi cả nước. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, chiến tranh du kích phát triển rộng rãi ở vùng tạm chiếm, hính thái chiến tranh xen kẽ cài răng lược giữa ta và địch xuất hiện ngày càng rõ. Từ cuối 1948 đến 1950 trên cơ sở chiến tranh du kích được mở rộng, ta liên tiếp mở nhiều chiến dịch lớn nhỏ ( trên 30 chiến dịch), hạ một loạt đồn bốt , tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực giặc. thu hẹp vùng chiếm đóng của chúng ở nhiều nơi, Năm 1950 , ta chủ động mở chiến dịch Biên giới, một chiến dịch tấn công lớn đầu tiên của quân đội ta. Chiến dịch thu thắng lợi to lớn, vượt xa dự kiến mọi mặt, đánh dấu sự trưởng thành một bước mới vượt bậc về trình độ tác chiến và nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch của quân đội ta. Chiến tranh chính quy đã xuất hiện rõ rệt . Như vậy ta giành quyền chủ động về chiên lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Năm 1953-1954: Phát huy quyền chủ động trên chiến trường chính ta chủ động mở một loạt chiến dịch và giành thắng lợi: -Trung du ( Trần Hưng đạo) ( 25-12-1950 đến 17-1-1951) ở Vĩnh Yên và Phúc Yên. - Đường số 18 ( Hoành Hoa Thám) ( 20-3-7-4-1951) đánh pháp từ Phả Lại qua Uông Bí. - Chiến dịch Quang Trung ( Hà- Nam- Ninh) ( tháng 5-6-1951) Qua ba chiến dịch ta tiêu diệt hơn một vạn tên, phá huỷ nhiều tháp canh và giải phóng một vùng đất đai rộng lớn, tạo điều kiện cho chiến tranh du kích ở nhiếu địa phương. -Chiến dịch Hoà Bình ( tháng 11-1951), chiến dịch Tây Bắc ( thu đông 1952), chiến dịch Thượng Lào ( tháng 4-1953)Qua các chiến dịch trên chứng tỏ bộ đội ta tiến bộ nhiều vế tinh thần, về chiến thuật cũng như kỹ thuật, trình độ tác chiến ngày càng cao ở cả địa hình đồng bằng cũng như miền núi và trung du. Từ sau các chiến dịch này, cùng với sự phát triển của chiến tranh du kích, quân đội ta liên tiếp mở chiến dịch chính quy, quy mô ngày cáng lớn, thắng lợi ngày càng vẻ vang, tiêu biểu là chiến cuộc đông xuân 1953-1954 và chiến thắng điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một cuộc đọ sức toàn diện và quyết liệt nhất của quân dân Việt Nam với đế quốc Pháp, chiến công đó ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX. Đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, một sự kiện báo hiệu sự sup đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Để tạo ra kỳ tích trên, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng đã huy động đươc 260.000 dân công hoả tuyến, trên 20 ngàn xe đạp thồ với hàng chục ngàn tấn vũ khí đạn dược cho Điện Biên Phủ. điều đó chứng tỏ rằng Đảng phát huy tốt sức mạnh của toàn dân trong cuộc kháng chiến. Song song với thắng lợi về quân sự, ta kết hợp tốt đấu tranh ngoại giao với đấu tranh vũ trang, kết thúc kháng chiến thắng lợi. Cùng với chiến dịch đông xuân 1953-1954 , Đảng và chính phủ ta quyết định mở mặt trân đấu tranh ngoại giao. Cuộc đấu tranh này diễn ra không kém phần quyết liệt và phức tạp, do lợi ích khác nhau của các nước tham gia trong hội nghị chi phối. Trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ: xu thế chung giải quyết quốc tế bằng phương pháp thương lượng. Xuất phát từ tương quan lực lượng trên chiến trường ta chấp nhận ký kết hiệp định Giơnevơ ( 7-1954) kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. 4. Bài học thứ 4: Kinh nghiệm xây dựng Đảng vững mạnh, bảo đảm lãnh đạo toàn diện trên mọi mặt của cuộc kháng chiến , một Dảng có đội ngũ đảng viên phát triển với số lượng cần thiết và có đầy đủ phẩm chất cách mạng gắn chặt với quần chúng với lực luơng vũ trang, bám sát cơ sở sản xuất và chiến đấu , xứng đáng là các chiến sỹ tiên phong, người lãnh đạo quần chúng trong cuộc đấu tranh gành độc lâp dân tộc và ruộng đất dân cày, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, và xây dựng mầm mống cho CNXH. Cuộc kháng chiến ngày càng lớn mạnh , càng đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Trong hai năm 1948-1949 . đảng kết nạp được 50 vạn đảng viên, đến 1951 có 76 vạn đảng viên, cơ sở của Đảng được xây dựng ở làng xã, xí nghiệp cơ quan và các lực lượng vũ tranhg, làm hạt nhân lãnh đạo cuộc háng chiến ở cơ sở. Đến 1951 Đảng ta ra hoạt động công khai với tên là Đảng lao động Việt Nam. D. Bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) 1. Đặt vấn đề: Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang sử chói lọi nhất và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Đối với Mĩ đây là thất bại lớn nhất trong lịch sử nước Mĩ. Nếu thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 và cuộc kháng chiến chống Pháp mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, thì thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ chứng minh trước thế giới sự phá sản hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới là không thể tránh khỏi.Thắng lợi này để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá 2.Nội dung 2.1.Bài học thứ nhất:Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh chiến đấu của tiền tuyến lớn với tiềm lực của hậu phương lớn , động viên đền mức cao nhất lực lượng của toàn dân , toàn quân vào cuộc kháng chiế n chống Mĩ. Đặc điểm của đất nước ta khi diễn ra cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là bị chia cắt thành hai miền: miền Bắc được giải phóng , miền Nam bị Mĩ biến thành thuộc đia kiểu mới. vì vậy Đảng đề ra đường lối tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng: Miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng hậu phương vững mạnh, phục vụ cho nhiệm vụ chung là chiến thắng đế quốc Mĩ xâm lược, giải phóng miền Nam. Miền Nam, tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong đó miền Bắc là hậu phương, miền Nam là tiền tuyến, cả hai miền đều hướng vào mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Chính nhiệm vụ chung đó là cơ sở tạo nên sự kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược, là điểm tương đồng lớn nhất , tác động đến sự củng cố và phát triển khối đoàn kết toàn dân. Tạo ra sức mạnh tổng hợp của chiến tranh chống Mĩ ( là sức mạnh của chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện ( quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế)). Chính nhờ đường lối này Đảng ta đã động viên đến mức cao nhất lực lượng của toàn dân trong cả nước, kết hợp tốt sức mạnh của tiến tuyến lớn ( m.Bắc) với hậu phương lớn( m. Nam) vào cuộc kháng chiến, đã kết tinh , tổng hợp và phát triển lên một trình độ mới những truyền thống cách mạng và sáng tạo của Đảng của dân tộc. Đường lối đó đã kết hợp và phát huy được sức mạnh của thời đại , tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ của quốc tế, trước hết là Liên xô, Trung Quốc và nhân dân Mĩ làm tăng thêm sức mạnh cuộc kháng chiến chống Mĩ. Chính sức mạnh ấy là cơ sở nảy sinh những phương pháp cách mạng vừa kiên quyết, triệt để, vừa uyển chuyển linh hoạt , những hính thức đấu tranh muôn màu, muôn vẻ. 2.Bài học thứ hai: Nắm vững và vận dụng dúng đắn chiến lược tiến công , đẩy lùi từng bước. Không ngừng củng cố trận địa cách mạng, tạo thế và hơn hẳn địch để tiến lên giành thắng lợi hòan toàn. Kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam ( 1954-1975) là bước phát triển từ thấp đến cao, từ chỗ đánh bại từng âm mưu và chiến lược chiến tranh của Mĩ, buộc chúng phải chấm dứt chiến tranh rút quân về nước, tạo cơ sở để ta đánh cho nguỵ nhào.Do quán triệt tư tưởng tiến công, giữ vững thế liên tục tấn công , miền Nam tạo ra 3 bước phát triển nhảy vọt : Năm 1960, với thắng lợi của phong trào “ đồng khởi” ở miền Nam chuyển cách mạng miền Nam từ giữ gín lực lực sang tiến công, từ đấu tranh chính trị sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang . Cũng từ trong cao trào ấy, lực lượng vũ trang ra đời và lớn mạnh nhanh chóng.Từ trong cao trào ấy Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời , với cương lĩnh 10 điểm , trở thành trung tâm lãnh đạo cách mạng miền Nam. Năm 1968: với chiến thắng của tổng tấn công nổi dậy năm 1968 ở miền Nam và cung với thắng lợi của quân và dân miền Bắc trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, là một đòn bất ngờ với quân viễn chinh Mĩ :Ta làm lung lay ý chí xâm lược cả quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng chấp nhận sự thất bại của “ chiến tranh cục bộ”, buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc không điều kiện và chấp hội triệu tập hội nghị 4 bên tại Pari ( 25-1-1969). Đối với ta là bước nhảy vọt thứ hai, ta buộc Mĩ xuống thang, tính đế việc rút quân về nước khi mục tiêu chiến lược chưa đạt được. Làm thất bai âm mưu áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam. Năm 1973: Sau một loạt các thắng lợi về quân sự , trong “chiến lược Việt Nam hoá” và đặc biệt là thắng lợi trong tổng tấn công và nổi dậy 1972 ( Quảng trị), tạo ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, Giáng một đòn mạnh vào quân nguỵ ( công cụ chủ yếu) và quốc sách “ bình đinh”, ( xương sống) của Việt hoá, buộc Mĩ thừa nhận sự thất bại của Việt Nam hoá . Sau thất bại của Mĩ ở “ trận Điện Biên Phủ trên không” ( 12 ngày đêm 18-12-1972 đến 29-12-1972) , ta bắn rơi thêm 81 maý bay Mĩ ở bầu trời Hà Nội, đập tan uy thế không lực Hoa Kỳ , buộc Mĩ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc và kí hiệp đinh Pari 21-7-1973 với Việt Nam, chấp nhận rút quân về nước khi mục tiêu cơ bản của chiến lược chưa đạt được , tạo ra thời cơ cho ta đánh cho nguỵ nhào kết thúc chiến tranh . Đây chính là bước nhảy vọt thứ 3 của cách mạng Việt Nam. Đến đấy quân và dân miền Nam lần lượt đánh bại 4 loại hình chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam, bảo vệ được miền Bắc, tạo tiền đề cho bước nhảy vọt tiếp theo. 3.Bài học thứ 3: Ra sức xây dựng và tổ chức lực lượng chiến đấu trong cả nước, đặc biệt coi trọng và xây dựng lực lượng cách mạng miền Nam, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì vậy ngay từ khi mới ra đời đảng đã chú ý xây dựng lực lượng cách mạng. Trên cơ sở liên minh công nông, Đảng ta đã tập hợp rộng rãi các giai cấp trong các mặt trận, để giải quyết nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Trong kháng chiến chống Mĩ, ngoài việc xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước,ta đặc biệt coi trọng xây dựng lực lượng cách mạng miền Nam: Các Đảng bộ miền Nam được tôi luyện trở thành cán bộ tham mưu dày dạn kinh nghiệm trên tiền tuyến lớn. Khối liên minh công nông được Đảng dày công xây đắp trong tiến trình cách mạng : là lực lượng chính trị của quần chúng, lực lượng vũ trang nhân dân, họ là lực lượng nòng cốt trong các cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang, làm thất bại các âm mưu thủ đoạn của Mĩ trong các loại hính chiến tranh.Trên cơ sở liên minh công nông, Mặt Trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ( thành lập 1960), rồi từ ngày 6-6-1969 Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam, thông qua cương lĩnh của mình, mặt trận đã tập hợp được mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân ở miền Nam và cả các lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới. 4.Bài học thứ 4: Tạo ra một phương pháp cách mạng đúng, sử dụng bạo lực cách mạng gồm lực lượng chính trị và vũ trang, khởi nghĩa từng phần ở nông thôn phát triển thành chiến tranh cách mạng, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và ngoại giao, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng , đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược, kết hợp 3 thứ quân, phát triển và kết hợp chiến tranh du kích với với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa với đánh lớn; nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài với tạo thời cơ nhằm tạo ra những cuộc tiến công chiến lược tiến lên thực hiện tổng công kích và nổi dậy đè bẹp quân thù giành thắng lợi cuối cùng. Trong kháng chiến chống Mĩ, Đảng ta kế thừa truyền thống đánh giặc đầy mưu lược của cha ông đồng thời phát huy kinh nghiệm cuộc cách mạng tháng Tám 1945. Cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ ( 1946-1954). Đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí, từ thô sơ đến hiện đại ( từ gây gộc, súng ống, giáo mác( trong phong trào đồng khởi) đến những binh đoàn cơ động và vũ khí hiện đại trong tổng tiến công nổi dậy 1975. Đánh giặc với khí thế “ cả nước lên đường, toàn dân đánh giặc”. đó là đường lối chiến tranh nhân dân đã được phát huy đến đỉnh cao mới. Tất cả những hính thức, phương pháp đấu tranh đấu tranh trên, là một thể thống nhất, có quan hệ hữu cơ với nhau, tạo thành một chiến lược tổng hợp, nghệ thuật quân sự của chiến tranh cách mạng Việt Nam. Đường lối này thể hiện sự kế thừa một cách sáng tạo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện trong cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ ( 1946-1954) 5.Bài học thứ 5: Sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Trung Ương Đảng, công tác tố chức chiến đấu tài giỏi của Đảng qua các cấp bộ Đảng, các cấp chỉ huy quân đội. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Trung ương Đảng luôn theo dõi âm mưu của địch, đánh giá so sánh lưc lượng, đề ra những chủ trương chỉ đạo chính xác, sắc bén, linh hoạt , kịp thời, đánh bại từng âm mưu và hành động của địch, tạo điều kiện đưng lên giành thắng lợi cuối cùng. Song đứng trước một cuộc chiến tranh mà Mĩ vừa thăm dò, vừa thí nghiệm các chiến lược, chiến thuật mới , một cuộc chiên tranh leo thang từng bước chưa có tiền lệ trong lịch sử, thí việc tìm hiểu về địch và ta là cả một quá trình , phải thông qua thực tiễn chiến đấu và diễn biến cụ thể trong cuộc đọ sức trên chiến trường mà nhận thức thì nhận thức đó mới sâu sắc và rõ ràng. Như vậy một trong những bài học về chỉ đạo chiến lược mà Đảng rút ra được là: Trên cơ sở phương hướng chiến lược đúng, hãy làm đi rồi thực tiễn sẽ cho phép ta hiểu rõ sự thật hơn. Cụ thể: 5.1. Thời kỳ(1954-1960) Khi Mĩ xâm lược miền Nam : Đảng ta nhận định :Chế độ miền Nam là chế độ độc tài phát xít phản động nhất của bọn tư sản mại bản và phong kiến thân Mĩ phản động nhất, vì vậy cần phải vũ trang tự vệ trong hoàn cảnh nhất định ( Tháng 61956- Bộ chính trị). Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh đơn phương, chúng gây nhiều tội ác với đồng bào miền Nam ( Tố cộng , diệt cộng và thực hiện biện pháp giết người thời trung cổ), hội nghị lần thứ 15 của ban chấp hành TW Đảng họp tại Hà Nội chỉ rõ: Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giánh chính quyền vế tay nhân dân, Phương pháp đấu tranh là:Lấy sức mạnh của quần chúng , dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu , kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thưc dân, dựng lên chính quyền cáh mạng của nhân dân. Hội nghị còn dự đoán : trong điều kiện nào đó cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ. Trong điều kiện đó , cuộc chiến tranh sẽ chuyển sang cục diện mới : chiến tranh trường kỳ giữa ta và đich nhưng thắng lợi nhất định sẽ thuộc về ta. Cách mạng miền Nam cần có mặt trận thống nhất riêng phù hợp với tính chất và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam, nhằm tập hợp tất cả các lực lượng vào hàng ngũ cứu nước. Nhận định này có ý nghiã to lớn: đáp ứng yêu cầu cách mạng của cách mạng miền Nam lúc đó . làm xoay chuyển tính thế và mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên.. Sự chỉ đạo này đưa đến phong trào “ Đồng khởi” ở miền Nam ( 1959-1960), phá vỡ từng mảng bộ máy kìm kẹp và từ trong khí thế ấy, lực lượng vũ trang ra đời, lớn mạnh, mặt trận dân tôc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ( 20-121960), trở thành trung tâm lãnh đạo cách mạng miền Nam , làm thất bại cuộc chiến tranh đơn phương của Mĩ- Nguỵ ( 1954-1960). 5.2. Thời kỳ 1961-1965 : Mĩ phát động chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” Tháng 1-1961; tháng 2-1962: Bộ chính trị họp nhận định: Thời kỳ tạm ổn đinh của chế độ Mĩ- Diệm đã qua, thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng bắt đầu. Mĩ đang tìm đủ mọi cách chống phá cách mạng miền Nam vì vậy cách mạng miền Nam tiếp tục giữ vững tư tưởng chiến lược tiến công đưa cuộc đấu tranh vũ trang phát triển lên song song với đấu tranh chính trị, đánh giặc cả 3 vùng chiến lược ( đô thị, nông thôn, đồng bằng).thực hiện phương châm đánh giặc bằng 3 mũi giáp công, tức là tiến công phối hợp bằng 3 mặt : quân sự, chính trị, binh vận, để bẻ gãy các cuộc hành quân của ĐQ. Với phương châm trên: hoạt động vũ trang của CM miền Nam phát triển mạnh mẽ, thu nhiều thắng lợi: ( Ấp bắc, Bình giã, cùng với phong trào phá “ Ấp chiến lược” phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ. 5.3. Thời kỳ 1965-1968: “chống chiến tranh cục bộ” và liều lĩnh gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ: Tháng 12-1965: hội nghị TW lần thứ 12 của đảng họp: Nhận định: Mặc dù Mĩ đưa quân viễn chinh và chư hầu vào miền Nam, nhưng cuộc chiến tranh vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới; tính chất và mục tiêu chiến tranh khôn g có gì thay đổi. Nhưng cuộc chiến tranh này ác liệt hơn vì: Từ chỗ hoàn toàn dựa vào quân đội Sài Gòn nay thêm quân Viễn chinh và Đồng minh ( 5 nước: Hàn Quốc, Thái, Philippin; Tân tây lan. Ôxtrâylia). Cuộc chiến tranh này mở ra thế thua thế bị động cho quân Mĩ vì bản thân nó chứa đựng mâu thuẫn giữa mục đích là cứu vãn chế độ thực dân mới khỏi sụp đổ với biện pháp xâm lược dựa theo lối thực dân cũ. Từ sự phân tích này Đảng ta nhận định: So sánh lực lượng giữa ta và Mĩ không thay đổi, cách mạng miền Nam vẫn giữ vững thế tiến công. với quyết tâm: chống Mĩ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi ngưới Việt Nam yêu nước. Phương châm của cuộc kháng chiến là “ Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh, cần phải cố gắng đến mức độ cao , tập trung lực lượng cả hai miền để mở cuộc tấn công lớn, tranh thủ thời cơ giánh thắng lợi quyết đinh trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.”. Với phương châm này quân và dân hai miền liên tiếp giành thắng lợi hai miền trên cả hai mặt trận ( Vạn Tường , hai mùa khô( 1965-1967), chiến tranh phá hoaị lần thứ nhất , tổng tấn công nổi dậy 1968 . buộc Mĩ chấp nhận đàm phán hội nghị 4 bên với ta tại Pari.( đầu 1969). 5.4. Thời kỳ 1969-1973 :Mĩ thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh “ và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai Hội nghị ban chấp hành TW Đảng lần thứ XVIII ( tháng 1- 1970).Trên cơ sở phân tích tình hình , hội nghị đề ra nhiệm vụ của cách mạng miền Nam. Kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến , tiếp tục chiến lược tiến công một cách toàn diện, liên tục, mạnh mẽ, đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị, kết hợp với tiến công ngoại giao; vừa tiến công địch, vừa ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị của ta, đánh baị âm mưu “ Việt Nam hoá” chiến tranh của Mĩ ; đánh bại âm mưu xuống thang từng bước, kéo dài chiến tranh tạo thế mạnh hòng duy trì chủ nghiã thực dân mới của chúng ở miền Nam nước ta, làm thất bại chiến lược phòng ngự của địch, tạo nên chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh , giành thắng lợi từng bước đến thắng lợi cuối cùng. Với phương châm chiến lược: Đẩy mạnh tấn công toàn diện về quân sự, chính trị, ngoại giao, kết hợp tấn cống với nổi dậy, kết hợp việc tiêu diệt địch với giành lấy và giữ vững chính quyền dân chủ nhân dân, tiến công địch cả 3 vùng chiến lược, lấy tấn công nông thôn làm hướng chính.Vận dụng đúng đắn phương châm đánh lâu dài, trên cơ sở đó tranh thủ giành thắng lợi quyết đinh trong thời gian tương đối ngắn. Với quyết tâm: Cả nước triệu người như một, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ hy sinh, không sợ gian khổ, quyết kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, đánh cho quân Mĩ phải rút sạch, nguỵ quân, nguỵ quyền phải sup đổ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nuớc. Nhờ đường lối này mà nhân dân Miền Nam giành thắng lợi lớn: ( Trận Lam sơn 719, tổng tấn công chiến lược 1972, đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ đối với miền Bắc), buộc chúng phải ký hiệp định Pari ( 27-1-1973) lập lại hoà bình và rút hết quân viễn chinh về nước dưới sự giám sát của quân đội Việt Nam dân chủ cộng hoà sau hai tháng kể từ ngày ký hiệp định.Tạo thời cơ cho cả nước đánh cho nguỵ nhào. 5.5 Thời gian từ 1973-1975: tiếp tục đánh bại “Việt Nam hoá” do Nguỵ tiến hành với hậu thuẫn của Mĩ. Sau hiệp định Pari, so sánh lực lượng có lợi cho ta Sau hiệp đinh Paris, Mĩ và Đồng minh Mĩ rút khỏi nước ta, làm thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Bộ đội miền Bắc ở lại miền Nam. Miền Bắc trở lại hòa bình, tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế và chi viện ngày càng nhiều cho miền Nam( 1973-1974), đưa vào miền Nam 26 vạn tấn vũ khí, lương thực,thực phẩm, 20 vạn bộ đội… Mĩ rút, quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa, viện trợ của Mĩ cho quân Sài Gòn giảm. Thực tế trên chiến trường : Sau chiến dịch đường số 14 ( 12/12/19746/1/1975), chính quyền SG phản ứng mạnh, đưa quân đánh chiếm lại, nhưng thất bại, khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự của Mĩ hạn chế. Trên cơ sở đó, ội nghị bộ Chính trị Trung ương Đảng cuối 1974 đầu 1975 đề ra chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 &1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “ cả năm 1975 là , nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Cần tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân. Nhờ đường lối này , chỉ trong 55 ngày đêm, với quyết tâm thực hiện di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, với tốc độ “ một ngày bằng 20 năm”, với sức mạnh áp đảo về cả quân sự và chính trị, tích luỹ trong nhiều năm, quân và dân ta giành thắng lợi bằng 3 chiến dịch lớn ( Tây Nguyên, Huế- Đà Nẵng, đặc biệt trong chiến dịch Hồ Chí Minh, với “Tư tưởng thần tốc, táo bạo, bất ngờ,” hào khí Quang Trung lại trỗi dậy, thủ tiêu toàn bộ nguỵ quân, nguỵ quyền, thu giang sơn về một mối mở ra quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới . Như vậy : sự lãnh đạo kịp thời và sáng tạo của Đảng là nhân tố tạo ra những thắng lợi có bước nhảy vọt , quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 6. Bài học trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (từ 1976 – 2000) 1. Thời kỳ từ 1976 đến 1986: Qua 10 năm thực hiện quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước , Đảng ta rút ra những bài học kinh nghiệm sau: 1.Trong hoạt động của mình, Đảng phải quá triệt tư tưởng “ Lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. 2. Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. năng lực nhận thức và hành động theo quy luật khách quan là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. 3. Phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. 4. Phải xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong các bài học trên, việc nhận thức và hành động theo quy luật khách quan, trong đó quy luật đặc thù của chủ nghĩa xã hội chi phối mạnh mẽ phương hướng phát triển chung của chủ nghĩa xã hội. 2. Bài học chủ yếu trong 15 năm đổi mới ( 1986-2000) 2.1. Trong quá trình đổi mới, phải giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm vững hia nhiệm vụ chiến luợc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kiên trì chú nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp sự kiên đinh về nguyên tắc và chiến lược cách mang với sự linh hoạt , sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới. 2.2.Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới vế chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm tọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới về chính trị. Phát huy dân chủ, khắc phục những hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời chống mọi khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích , lợi dụng “dân chủ” , “ nhân quyền”, nhằm gây rối chính trị, chống phá chế độ, can thiệp vào nội bộ nước ta. 2.3.Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường phải đi đôi với tăng cường vai trò của lý của nhà nước theo định hướng XHCN. tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội , giữ gín và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. 2.4.Mở rộng và tăng cường khối đoàn kết toàn dân , phát huy tinh thần yêu nước, ý thức tự lực tự cường động viên sức mạnh của cả dân tộc nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. 2.5.Mở rộng hợp tác quốc tế , tranh thủ sự ủng hộ của nhân nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dântộc với sức mạnh của thời địa. Mở rộng quan hệ đối ngoại phải dựa trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, giữ gìn, phát huy bản sắc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2.6.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đảng luôn luôn tự đổi mới và chỉnh đốn cả về chính trị, tư tưởng , tổ chức, cán bộ, tăng cường bản chất của giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng; đổi mới phương thức, lề lối làm việc , nâng cao trình độ và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội. Như vậy trong công cuộc đổi mới của Đảng, thì sự lãnh đạo của Đảng với công cuộc đổi mới giữ vai trò quyết định với sự thành công của nó, đảm bảo cho tương lai , tiền đồ phát triển của dân tộc. Bởi lẽ, Đảng đã kiên định chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ; Kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đường lối chủ trương phù hợp với quy luật và thực tiễn cách mạng Việt Nam, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc , mở rộng được sự hợp tác quốc tế một cách đúng đắn. Kịp thời phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện đổi mới. kịp thời rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, từng bước hoàn chính lý luận về con đường đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 7. Bài học kinh nghiệm xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam 7.1. Nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội 7.2. Củng cố tăng cường đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tề,. 7.3. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 7.4. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân tiến hành làm nên mọi thắng lợi 7.5. Kết hợp sức mạnh của thời đại và dân tộc, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. V. KẾT QUẢ Khi dạy học theo vấn đề, rút được bài học kinh nghiệm của từng giai đoạn lịch sử, bài giảng trở nên nhẹ nhàng, học sinh hiểu bài và yêu thích bộ môn hơn, nhận biết được vấn đề lịch sử để giải quyết yêu cầu của đề ra. Năm học 2012-2013, có385/389 ( tỉ lệ 99% ) học sinh đạt điểm 5 trở lên. Trong đó có 80% khá , giỏi. VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để rút được bài học kinh nghiệm cho từng thới kì lịch sử trong cách mạng Việt Nam, đòi hỏi người daỵ phải biết xâu chuỗi và hiểu các vấn đề lịch sử một cách sâu sắc. Muốn làm được điều này, người dạy sử phải tâm huyết với nghề, đào sâu suy nghĩ. Phải nắm vững nội dung của bài, chương và chương trình trong toàn cấp học. Để chuyển tải nội dung vấn đề lịch sử thành công cần phải có phương pháp phù hợp .Làm thế nào phát huy được tính tích cực, chủ động của người học nhất thiết trong giờ dạy lịch sử người thầy phải là “đạo diễn” tài năng, đừng biến giờ học thành một giờ kể chuyện lịch sử một chiều, hay “phải chạy bài” cho kịp tiến độ chương trình . Hãy truyền tình cảm của mình vào bài dạy để cho những vấn đề lịch sử “có hồn” và tự nhiên đi vào tâm trí của người học. VII. KẾT LUẬN Mục đích bài viết, hướng cho học sinh nắm vững những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Từ đó rút ra được bài học cho cuộc sống hiện tại và tương lai và ngày càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Bài viết tôi chỉ nêu ra một số bài học kinh nghiệm trong từng giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam từ 1945 -2000, để quý đồng nghiệp tham khảo và hướng dẫn học sinh tìm hiểu. Bài viết nhất định có những thiếu sót, rất mong quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp và các em học sinh góp ý để chuyên đề của chúng tôi hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn. Người thực hiện Phạm Thị Nhung TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa lịch sử lớp 12- nhà xuất bản giáo dục 2. Tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản Viêt Nam qua các đại hội và hội nghị Trung Ương( 1930-2002) nhà xuất bản lao động. 3. Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước( 1954-1975)- nhà xuất bản chính trị quốc gia. 4. Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1& 2&3- Nhà xuất bản giáo dục MUC LỤC Trang A. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1 B. Thực trạng khi thực hiện đề tài................................................................................1 C . Cơ sở lý luận và thực tiễn khi thực hiện đề tài......................................................2 1. Cơ sở lý luận................................................................................................................2 2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................................2 3. Phạm vi đề tài...............................................................................................................3 D. Nội dung đề tài...........................................................................................................3 I. Bài học kinh nghiệm trong cách mạng tháng Tám năm 1945.................................................3 II. Bài học kinh nghiệm trong đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản.....................................4 III. Bài học kinh nghiệm trong kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ5................................4 IV. Bài học kinh nghiệm trong kháng chiến chống Mĩ................................................................7 V. Bài học kinh nghiệm trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ( 1975-2000)..................................13 VI. Bài học kinh nghiệm xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.......................................14 E. Kết quả..................................................................................................................................14 F. Bài học kinh nghiệm.............................................................................................................15 Tài liệu tham khảo....................................................................................................................16 BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT LONG THÀNH. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Long Thành , ngày 25 tháng 5 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012-2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Những bài học kinh nghiệm trong Cách mạng Việt Nam từ 1945 đến năm 2000 Họ và tên tác giả: Phạm Thị Nhung. Đơn vị: Trường THPT Long Thành. Chức vụ: Giáo viên Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có   2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan