Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Vật lý skkn PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA ...

Tài liệu skkn PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC VỀ “ DỤNG CỤ QUANG HỌC BỔ TRỢ CHO MẮT”(VẬT LÍ 11- CƠ BẢN)

.DOC
28
1122
93

Mô tả:

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: SẦM THỊ LỆ THANH 2. Ngày tháng năm sinh: 05/09/1975 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Trường PTDT Nội trú tỉnh – ĐN 5. Điện thoại: 0613 868 367 (CQ)/ 6. E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: P.HT 8. Đơn vị công tác: Trường PTDT Nội trú tỉnh I. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1997 - Chuyên ngành đào tạo: Vật lý II. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Vật lý - Số năm có kinh nghiệm: 16 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1 ĐỀ TÀI: PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC VỀ “ DỤNG CỤ QUANG HỌC BỔ TRỢ CHO MẮT”(VẬT LÍ 11- CƠ BẢN) I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi người lao động phải có tính sáng tạo. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học được coi là một trong những xu hướng đặc biệt được coi trọng nhằm góp phần nâng cao chất dạy và học. Tinh thần cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học là: “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập” Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ngày nay đều hướng tới điểm chung đó là: dạy học phải thông qua hoạt động của học sinh, rèn năng lực tự hoạt động của học sinh. Trong đó có một số phương pháp mới được quan tâm là: Dạy học giải quyết vấn đề; dạy học hợp tác trong nhóm; Dạy học kiến tạo....vvv. Qua quá trình dạy học nhiều năm, tôi nhận thấy phần “Các dụng cụ quang học bổ trợ cho Mắt” là một phần học khó, nhưng khá hấp dẫn đối với học sinh vì đầy là phần học mang tính ứng dụng cao, nó gắn kết giữa lí thuyết vật lí trìu tượng với thực tế ứng dụng thiết thực và phong phú của vật lí cho khoa học đời sống; Qua phần học này có thể bồi dưỡng cho học sinh sự yêu thích bộ môn và niềm tin yêu khoa học....Vì vậy tôi đã nghiên cứu, thử nghiệm việc phối hợp các phương pháp giảng dạy nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh khi dạy học phần này và đã đạt được những kết quả nhất định, có thể xem như một kinh nghiêm nhỏ của riêng cá nhân tôi, xin được trao đổi với các đồng nghiệp để mong được góp ý cho hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! ] 2 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1.Hoạt động nhận thức vật lí của học sinh. Hoạt đông nhận thức của học sinh được trải qua các cấp độ khác nhau từ thấp đến cao: Tự giác nhận thức, tích cực nhận thức, tự lực nhận thức và sáng tạo. Quá trình dạy - học hình thành ở học sinh các phẩm chất trí tuệ phương pháp suy nghĩ, đặc biệt là năng lực độc lập suy nghĩ, năng lực vận dụng thực hành và năng lực tư duy sáng tạo. 1.1.1. Tích cực hoá hoạt động nhận thức vật lí của học sinh: Tính tích cực nhận thức là một phẩm chất tư duy được thể hiện ở tình cảm, ý chí quyết tâm giải quyết các vấn đề học tập, nhận thức bằng cách cải tạo đối tượng nhận thức. *Các biểu hiện của tính tích cực nhận thức ở học sinh: - Có nhu cầu, hứng thú và niềm tin trong học tập, khao khát hiểu biết nhận thức về tự nhiên và xã hội. - Có xúc cảm học tập thể hiện ở niềm vui, sự sốt sắng thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tự giác. - Tập trung chú ý cao, thể hiện ở việc lắng nghe theo dõi mọi hành động của GV, tự giác thực hiện đầy đủ chính xác các yêu cầu học tập. - Có sự nỗ lực của ý chí , thể hiện ở tính kiên trì, nhẫn lại vượt khó khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức. - Kết quả: lĩnh hội nhanh, đúng, có khả năng tái hiện khi cần, vận dụng được khi gặp tình huống mới, sáng tạo khi giải quyết vấn đề tìm ra cái mới. * Phân loại tính tích cực: - Tính tích cực bắt chước, tái hiện. - Tính tích cực tìm tòi. 3 - Tính tích cực sáng tạo. * Đặc trưng của tính tích cực hoạt động nhận thức vật lí. - Tính động của tư duy vật lí: Có hứng thú, tự giác, tích cực trong hoạt động nhận thức vật lí, cụ thể là: Có khả năng quan sát tinh tế các hiện tượng vật lí, phân tích sâu các hiện tương phức tạp và xác lập trong chúng những mối liên hệ, dự đoán diễn biến của các hiện tượng, giải thích các hiện tượng, tìm thấy các khía cạnh định tính, định lưọng, bản chất của hiện tượng, các đại lượng, định luật vật lí. + Có khả năng khái quát các hiện tượng riêng lẻ..., + Có khả năng thực hiện được các phương pháp nhận thức cơ bản của hoạt động nhận thức vật lí. 1.1.2.Sự cần thiết phải tích cực hoá hoạt động nhận thức vật lí của học sinh. Các nhà nghiên cứu tâm lí - giáo dục đã chỉ ra rằng: “Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính bản thân giành được bằng lao động của mình” và “Người học không bao giờ nắm vững thật sự những kiến thức nếu người ta đem đến cho họ dưới dạng đã chuẩn bị sẵn”. Việc phát triển tư duy dòi hỏi sự chú ý thường xuyên của giáo viên và đòi hỏi phải tích cực hoá toàn diện hoạt động nhận thức vật lí của học sinh. Phải loại trừ khỏi thực tiễn sự học tập thụ động của học sinh trong các giờ học vật lí. Cần tìm mọi cách kích thích học sinh phát triển tính ham hiểu biết, sự nhanh trí, óc quan sát.... 1.2 Các biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức vật lí của học sinh Để học sinh tích cực, tự giác học tập, người dạy phải tạo ra không khí lớp học tốt, đồng thời phải thực hiện được các hoạt động sư phạm sau: - Xây dựng được các tình huống có vấn đề. 4 - Chuẩn bị trình tự những hoạt động phù hợpvới trình độ học sinh để họ có thể tự lực hoạt động đạt được mục đích mong muốn. - Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập giải quyết vấn đề và đảm bảo cho học sinh hoạt động thành công. * Các biện pháp cụ thể để tích cực hoá hoạt động nhận thức vật lí của học sinh: 1.Xây dựng được ở học sinh động cơ hứng thú học tập bộ môn vật lí. 2.Rèn luyện cho học sinh những thao tác tư duy vật lí cơ bản nhất. 3.Làm cho học sinh tuân thủ quá trình tư duy vật lí. 4.Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong dạy học để phát huy tính tích cực nhận thức vật lí của học sinh. 5. Sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại. 6.Tổ chức cho học sinh tích cực tham gia hoạt động nhận thức vật lí, tự thực hành để nắm kiến thức. 7. Cần đảm bảo các điều kiện, các yêu cầu về nhận thức vật lí. 8.Đảm bảo sự nhận thức tích cực trong một thời gian dài. 9. Xây dựng được hệ thống câu hỏi đàm thoại phù hợp đánh thức trí lực của học sinh. 10.Gắn liền giảng dạy vật lí với cuộc sống thực tiễn. 11. Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá. 1.3 Lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức vật lí của học sinh. “Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiêm vụ giáo dưỡng , giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học”. 1.3.1. Những yêu cầu của một phương pháp dạy học để nó có khả năng tích cực hoá hoạt động nhận thức. 5 Theo nhà nghiên cứu giáo dục học Đặng Thành Hưng thì: Một phương pháp dạy học có khả năng tích cực hoá được hoạt động nhận thức của học sinh phải đảm bảo các nguyên tắc: - Nguyên tắc: “Có sự tác động qua lại giữa thầy và trò”. -Nguyên tắc: “Có sự tham gia hợp tác”, thể hiện ở các mức độ khác nhau như: HS chỉ tham gia khi được GV gợi ý và chỉ dẫn; HS chủ động tự giác tham gia; GV và HS cùng tham gia vào quá trình học tập với vai trò bình đẳng. - Nguyên tắc: “ Phải tạo ra tính có vấn đề cao trong dạy học”. Mỗi phương pháp dạy học đều có chức năng điều hành toàn bộ quá trình hoạt động của thầy và trò, nó sẽ qui định cách thức chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm hoạt động của học sinh. Có hai cách thức chiếm linh kiến thức khác nhau: 1. Tái hiện kiến thức: Định hướng đến hoạt động tái tạo, được xây dựng trên cơ sở học sinh lĩnh hội các tiêu chuẩn hinh mẫu có sẵn. 2. Tìm kiếm kiến thức: Định hướng đến hoạt động sáng tạo, dẫn đến việc phát minh kiến thức và kinh nghiệm hoạt động. Nếu cách một chiếm ưu thế trong một phương pháp dạy học cụ thể nào thì phương pháp dạy học đó có thể xem là ít tích cực, vì các kiến thức cho sẵn có tính áp đặt đối với người học. Cách thứ hai khuyến khích các quá trình tập tìm kiếm phát hiện, khai thác biến đổi của người học trong quá trình học tập, vì vậy nếu nó chiếm ưu thế trong một phương pháp dạy học nào đó thì phương pháp đó được xem là tích cực.Tuy nhiên việc sử dụng trội hơn cách dạy nào còn phụ thuộc vào tính sẵn sàng học tập của học sinh, nội dung tri thức học sinh cần lĩnh hội, nghệ thuật sư phạm của giáo viên, phưong tiện thí nghiệm thực hành ... 6 Như vậy có thể thấy: phương pháp dạy học nào đảm bảo phối hợp nhuần nhuyễn hai cách dạy “tái hiện” và “tìm kiếm” kiến thức, trong đó cách thứ hai chiếm ưu thế, thì về cơ bản, phương pháp dạy học đó có khả năng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Thực tế cho thấy không có phương pháp dạy học nào tích cực hoá tuyệt đối hoạt động nhận thức của học sinh hoặc hoàn toàn làm học sinh bị động. Mỗi phương pháp đều có khả năng tích cực hoá được hoạt động nhận thức của học sinh ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác nếu người thầy chủ động sáng tạo và dành nhiều tâm huyết cho hoạt động của mình. 1.3.2.Nhóm các phương pháp có khả năng tích cực hoá hoạt động nhận thức vật lí của học sinh. Các phương pháp dạy học chủ yếu đang được sử dụng rộng rãi (có khả năng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh) gồm:  Dạy học giải quyết vấn đề.  Dạy học vật lí theo lí thuyết kiến tạo.  Dạy học vật lí bằng phương pháp thực nghiệm.  Dạy học vật lí theo phương pháp mô hình.  Dạy học hợp tác thảo luận nhóm. 1.3.3.Cơ sở lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức vật lí của học sinh gồm: + Căn cứ vào nội dung bài học. + Căn cứ vào mục tiêu bài học. + Đặc điểm tâm lí, khả năng nhận thức của học sinh. + Cơ sở vật chất thiết bị dạy học. + Thời gian dành cho bài học. 7 + Năng lực tổ chức sư phạm của chính người dạy. * Qui trình lựa chọn và phối hợp phương pháp dạy học cho một bài học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Để thực hiện lựa chọn và phối hợp tốt các phương pháp dạy học cho một bài dạy GV phải tuân theo các bước sau: 1.Nắm vững nội dung bài dạy. 2. Xác định mục tiêu bài học. 3. Bổ xung vào nội dung SGK những tài liệu thực tế cần thiết làm cho bài học phong phú gắn với thực tế. 4.Xây dựng cấu trúc nội dung: xác định trọng tâm, các ý chính phụ phù hợp với logíc nhận thức. 5 Xác lập qui trình dạy học: Lựa chọn phương pháp tương ứng với nội dung. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 8 2.1. Phân tích nội dung kiến thức, kĩ năng và thái độ cần hình thành ở học sinh khi dạy học các kiến thức về “ Dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt” 2.1.1. Đặc điểm chung của các kiến thức về “ dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt” trong chương trình vật lí phổ thông. Các kiến thức về “Dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt” nằm ở cuối của phần quang hình trong chương trình vật lí phổ thông, nó là những kiến thức mang tính áp dụng và mở rộng những kiến thức đã học ở chương trước. “Dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt” là sự tiếp tục và củng cố các kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng, các loại thấu kính và tác dụng của nó. Phần này rèn luyện việc vận dụng những kiến thức đã học vào kĩ thuật và đời sống, nó bao gồm các kiến thức về kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn. 2.1.2. Phân tích logic hình thành và phát triển các kiến thức về: “dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt”. Có thể diễn đạt tiến trình hình thành và phát triển kiến thức phần này như sau: Những kiến thức HS đã biết: - Mắt =>Điều kiện nhìn rõ của mắt - Thấu kính => sự tạo ảnh qua TK, hệ TK. Những kiến thức HS cấn đạt được: Dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt (làm tăng góc trông ảnh của vật cần quan sát) Kính lúp: Kính hiển vi: Có khả năng tăng góc trông ảnh khi quan sát các vật nhỏ với độ bội giác tối đa không quá 25 lần Có khả năng tăng góc trông ảnh khi quan sát các vật rất nhỏ, với độ bội giác lớn lên đến 2000 lần (Hệ hai TKHT, f1f2, O1O2 thay đổi ) Có khả năng tăng góc trông ảnh khi quan sát các vật ở rất xa. 2.1.3. Mức độ yêu cầu nội dung kiến thức, kĩ năng HS cần nắm vững và thái độ cần hình thành ở HS khi dạy học các kiến thức về "Dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt" 9 1. Về kiến thức: Về cơ bản với mỗi loại kính bổ trợ cho mắt, học sinh cần nắm được: + Cấu tạo và tác dụng của kính. + Sự tạo ảnh của vật qua kính, các cách ngắm chừng và ưu điểm của nó. + Cách sử dụng kính khi quan sát vật. +Xây dựng và sử dụng được công thức tính độ bội giác của kính (khi ngắm chừng CC, CV). 2. Về kĩ năng: HS phải có được các kĩ năng sau: - Kĩ năng thực hành T/N bao gồm: Kĩ năng lắp đặt, thực hiện các thao tác T/N, kĩ năng sử dụng các loại kính bổ trợ (KL, KHV, KTV) trong thực tế.... - Các kĩ năng thu lượm thông tin về vật lí từ quan sát thực tế các loại kính, từ T/N, từ tài liệu SGK.. - Kĩ năng truyền đặt thông tin vật lí như: Trình bày kết quả T/N, trình bày những hiểu biết, QN của cá nhân, lập luận bảo vệ hoặc phản biện một quan điểm khoa học trước nhóm, trước tập thể.. - Kĩ năng vận dụng kiến thức: vẽ và giải thích sự tạo ảnh của vật qua các loại kính khi ngắm chừng ở C C, CV ; Tính độ bội giác của kính..... 3. Về thái độ tình cảm: Cần hình thành và phát triển ở HS: - Tinh thần nỗ lực phấn đấu cá nhân, sự tự tin vào bản thân trong học tập, sự khao khát khẳng định mình trước tập thể (đó là những điểm còn hạn chế đối với HSDT). - Niềm say mê yêu thích bộ môn, sự chủ động, tích cực, trung thực, khách quan trong quá trình học tập, xây dựng kiến thức mới. - Có ý thức trách nhiệm trước những nhiệm vụ học tập được giao, có tinh thần hợp tác, biết lắng nghe ý kiến người khác.... 2.2. Xây dựng tiến trình dạy học một số bài về “Dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt” theo định hướng phối hợp các phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức vật lí của HS. 10 Trên cơ sở nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ cần hình thành ở HS với yêu cầu tích cực hoá hoạt động nhận thức vật lí của học sinh trong các giờ học, thì quá trình dạy học cần phải thực hiện tốt các yêu cầu sau: A. Xác định rõ mục tiêu của bài học: Kết quả đạt được sau mỗi bài học là gì ? Có những kiến thức, kĩ năng, thái độ nào cần hình thành ở HS? B.Chuẩn bị: -.Điều tra hiểu biết của học sinh nhằm xác định cho được xuất phát điểm của người học: Thực tế học sinh đã biết được những gì? Có quan niệm như thế nào về kiến thức sắp học? Quan niệm đó đúng hay sai? ... - Xây dựng phương án dạy học: Có những đơn vị kiến thức cơ bản nào? Sẽ thông báo hay để học sinh tự xoay sở? Họ sẽ gặp khó khăn gì? Định hướng hoặc giúp đỡ họ như thế nào?..... - Chuẩn bị thiết bị dạy học:Cần chuẩn bị những thiết bị DH gì? Nơi thực nghiệm (TN) có đáp ứng được không? Có những dụng cụ T/N nào phải tự tạo.GV chuẩn bị gì? HS phải làm gì?... C .Tiến trình dạy học Tiến trình DH mỗi bài được hoàn thành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập.Kết quả của mỗi hoạt động này là thực hiện được 1 nhiệm vụ hoặc giải quyết 1 vấn đề nhận thức đặt ra cho HS ( sao cho tiến trình DH bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của bài). D. Đánh giá kết quả học tập - Đánh giá mức độ chủ động, tích cực, trong hoạt động nhận thức thông qua quan sát biểu hiện của HS : Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập, số lần tham gia ý kiến và chất lượng của nó, thái độ của HS. - Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức bằng các câu hỏi, các bài tập trắc nghiệm với nội dung kiến thức có liên quan. 2.2.1.Bài1: KÍNH LÚP. A. Mục tiêu của bài học: 1.Kiến thức: 11 - Nêu được công dụng và cấu tạo của kính lúp. - Lập được công thức độ bội giác, và vận dụng cho trường hợp ngắm chừng ở vô cực. 2.Kĩ năng: - Nhận ra và biết cách sử dụng kính lúp. - Vẽ được ảnh của vật qua kính lúp. - Giải được các bài toán cơ bản liên quan đến kính lúp. 3. Về thái độ - Trung thực, khách quan, hợp tác, biết lắng nghe ý kiến người khác, và tham gia chủ động, tích cực để xây dựng kiến thức mới. B. Chuẩn bị: 1.Điều tra hiểu biết của học sinh: * GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Em biết có những loại kính nào có thể bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật? + Những dụng cụ quang học nào có thể cho ảnh lớn hơn vật? + Kính lúp có tác dụng gì? 2.Xây dựng phương án dạy học. Tổ chức lớp học thành những nhóm nhỏ. * Kiến thức cần thông báo cho học sinh: Độ bội giác, cách ngắm chừng. *Kiến thức sẽ tổ chức cho học sinh tự xây dựng (Với sự phối hợp của các PPDH khác nhau): + Định nghĩa kính lúp + Cách sử dụng kính lúp. +Độ bội giác của kính lúp ứng với các cách ngắm chừng khác nhau. * Các phương pháp DH được phối hợp sử dụng chủ yếu: PPDH giải quyết vấn đề; PP thực nghiệm; PPDH thảo luận hợp tác nhóm. 3.Chuẩn bị thiết bị dạy học. * Đối với HS Mỗi nhóm +1 khay có : 1 TKHT có f = 25cm; 1 TKHT có f = 5cm; 1 TKPK; 1 thước 30cm. + 1 Bảng phụ của học sinh . * Đối với GV: + Phiếu học tập. 12 + Máy chiếu vật thể nhẹ (nếu có). C .Tiến trình dạy học : Tổ chức hỗ trợ của GV Hoạt động của trò Hoạt động 1:(5 phút) Tìm hiểu khái - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: niệm độ bội giác và khái quát về dụng + Nêu các điều kiện để mắt nhìn rõ vật? cụ quang học bổ trợ cho mắt . - Nếu vật đã nằm trong giới hạn nhìn rõ -HS: Nhớ lại điều kiện nhìn rõ của mắt của mắt, nhưng lại có góc trông vật quá (Vật phải nằm trong giới hạn nhìn rõ nhỏ thì ta cần phải có dụng cụ làm tăng của mắt và góc trông vật phải lớn hơn góc trông vật ( bằng cách tạo ra ảnh lớn năng xuất phân li của mắt) hơn vật) => Đó là chức năng của các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt. 1.Độ bội giác: Đại lượng đặc trưng cho khả năng làm tăng góc trông ảnh của - Cá nhân HS ghi nhận kiến thức mới. vật qua dụng cụ quang học gọi là số bội giác (Độ tăng góc trông): G = α/αo = tgα/tgαo α : Góc trông ảnh qua kính. α o: Góc trông vật có giá trị max. - HS thảo luận, trả lời và nắm được ý + G =15 có nghĩa ntn? nghĩa vật lí của khái niệm số bội giác. + HS hoàn thành C1 + Hãy kể tên các dụng cụ quang học bổ - HS bộc lộ hiểu biết sẵn có và xác định trợ cho mắt? được mục tiêu nghiên cứu của phần học. Hoạt động 2(10 phút): Tìm hiểu về cấu - GV nêu TH1: Người thợ sửa đồng hồ tạo và công dụng của kính lúp. thường lắp một dụng cụ vào mắt khi cần - HS đưa ra các ý kiến: quan sát các chi tiết nhỏ của đồng hồ. + Dùng kính lúp để quan sát các vật Đó là dụng cụ gì?Nó có tác dụng và cấu nhỏ. tạo ntn? + Tác dụng: Tạo ảnh lón hơn vật; Làm mắt nhìn rõ vật;Làm tăng góc trông vật. - GV: Phát cho mỗi nhóm một khay - HS làm TN, thảo luận và chỉ ra: dụng cụ đã chuẩn bị sẵn và yêu cầu. Với + Kính lúp là TKHT có tiêu cự nhỏ vì các dụng cụ đã có các em hãy tìm ra kính nó tạo ra ảnh lớn hơn vật. lúp và tìm hiểu cách sử dụng nó?(đọc 13 + Đặt mắt phía sau kính để quan sát ảnh được dòng chữ nhỏ ghi trên giấy) qua kính - Vậy kính lúp có cấu tạo và tác - HS nêu được: 2.Cấu tạo và tác dụng : dụng ntn? Kính lúp là một TKHT có tiêu cự ngắn, có tác dụng tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ảnh ảo lớn hơn vật. Hoạt động 3(10 phút): Tìm hiểu về sự - GV nêu TH2: Các em hãy vẽ ảnh của tạo ảnh bởi kính lúp và các cách vật qua kính lúp và suy nghĩ xem, ảnh ở nghắm chừng. vị trí nào thì thuận lợi cho việc quan - HS: + Vẽ hình. sát? + Lập sơ đồ tạo ảnh. - GV gợi ý: + Vật quan sát đặt trong OF cho + Lập sơ đồ tạo ảnh qua kính lúp? ảnh ảo lớn hơn vật. +Vị trí đặt AB và tính chất của ảnh + Ảnh nằm trong giới hạn nhìn rõ A1B1? của mắt Cc-->Cv. + Mắt nhìn thấy A1B1 khi nào? A1B1 ở Cc + Ảnh ở vô cực quan sát không hay ở vô cực thì thuận lợi hơn cho việc mỏi mắt. quan sát? Tại sao? + Ảnh ở Cc có góc trông lớn - GV thể chế hoá kiến thức: nhưng chóng mỏi mắt. + Ảnh ở vô cực ----> Ngắm chừng ở vô cực. + Ảnh ở cực cận -----> Ngắm chừng ở cực cận. - Y/C HS vẽ hình ứng với các cách ngắm chừng? - GV chính xác hoá các hình vẽ. Hoạt động 4(15 phút): Xây dựng công - GV nêu TH3: Từ các hình vẽ hãy xây thức tính số bội giác của kính lúp. - HS: tgαo = tgα = => G = AB D A' B ' d'  l dựng công thức tính số bội giác tương ứng của kính lúp? , l = OkOm. A' B ' D D  k AB d '  l d'  l - GV gợi ý: + Xuất phát từ công thức chung. 14 + Khi ngắm chừng ở điểm Cc : Có d’ + l = Đ => Gc= + XĐ α, αo ntn? k + Khi ngắm chừng ở vô cực: tgα = AB OF = AB f => Gα = D f - HS: + Muốn G lớn kính lúp phải có f nhỏ. - Y/C học sinh giải thích rõ các đại lượng ghi trong công thức. + Muốn có độ bội giác lớn phải chọn kính có điều kiện gì? Độ bội giác của + f không thể quá nhỏ vì : kính lúp có thể rất lớn được không?tại 1 1 1  ( n  1)(  ) f R1 R2 sao? Để f nhỏ, R phải rất nhỏ, mà R không thể quá nhỏ. => Như vậy G của kính lúp không thể quá lớn. - GV thể chế hoá và khắc sâu kiến thức: Kính lúp có f nhỏ thì G lớn, f nhỏ nhất cỡ 1cm do đó Gα của kính lúp có giá trị từ 2,5 đến 25 lần. Giá trị này được ghi trên vành kính: X2,5; X25. Hoạt động 5(15 phút): Củng cố giao - GV Y/C HS: Hãy kết luận về kính nhiệm vụ về nhà. lúp? - HS: Nhắc lại các kết luận và ghi nhớ. +Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn +Tác dụng:Tăng góc trông ảnh khi qua sát các vật nhỏ (tối đa đến 25 lần) +Độ bội giác: G = k D d'  l Khi ngắm chừng ở Cc:Gc= - Phát phiếu học tập. k Khi ngắm chừng ở vô cực: Gα = - Dặn dò: Học và làm bài tập (SGK); D f Đọc trước bài mới. 2.2.2.Bài 2: KINH HIỂN VI. A. Mục tiêu của bài học: 1.Kiến thức: - Nêu được công dụng và cấu tạo của kính hiển vi. 15 - Trình bày được sự tạo thành ảnh qua kính. - Vẽ được ảnh tạo bởi hệ kính của kính hiển vi. - Thiết lập được hệ thức tính độ bội giác tổng quát và các trường hợp đặc biệt. 2.Kĩ năng: - Nhận ra và biết cách sử dụng kính hiển vi quang học. - Vẽ ảnh qua kính. - Giải các bài tập liên quan đến kính hiển vi. 3.Về thái độ tình cảm - Chủ động, tích cực, hợp tác trong quá trình xây dựng kiến thức mới. - Tỷ mỷ, thận trọng, khách quan trong làm thí nghiệm. B. Chuẩn bị: 1.Điều tra hiểu biết của học sinh: - Kính lúp có đặc điểm gì? Có khả năng tăng góc trông đến mức độ nào? - Để quan sát các vật rất nhỏ ( như tế bào hay vi khuẩn) người ta dùng dụng cụ nào? Nó có cấu tạo như thế nào? * HS trả lời: + Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn, tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật. Kính lúp có kả năng tăng góc trông lớn nhất tới 25 lần. + Dùng kính hiển vi để quan sát các vật rất nhỏ. + HS không biết về cấu tạo của KHV. 2.Xây dựng phương án dạy học. * Kiến thức tổ chức cho HS tự xây dựng: + Nguyên tắc cấu tạo của KHV, tác dụng của KHV. + Vẽ được ảnh tạo bởi KHV ứng với các cách nghằm chừng. + XD được công thức tính độ bội giác của KHV trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực. * Các phương pháp DH được phối hợp sử dụng chủ yếu: PPDH giải quyết vấn đề; PP DH kiến tạo; PPDH thảo luận hợp tác nhóm 3.Chuẩn bị thiết bị dạy học. *Đối với HS: (Cho mỗi dãy bàn – 10 HS) +Một KHV thật; Một số mẫu vật cần quan sát. * Đối với GV: 16 + Tranh vẽ sự tạo ảnh qua KHV (hoặc vài trang trình chiếu). + 2 TKHT có f=5cm và f =10cm, khe, vật màn hứng ảnh. + Phiếu học tập. C .Tiến trình dạy học Hoạt động của trò Tổ chức, hỗ trợ của thầy Hoạt động 1(3 phút): Ôn tập kiến - GV: Hãy nêu cấu tạo và công dụng của thức cũ và phát hiện vấn đề nghiên kính lúp? cứu. - Kính lúp có khả năng tăng góc trông - Cá nhân HS nhớ lại kiến thức về kính đến mức nào? Tại sao? lúp. - Để quan sát các vật rất nhỏ ( như tế bào hay vi khuẩn) người ta dùng dụng - HS bộc lộ hiểu biết sẵn có và xác cụ nào? định được mục tiêu nghiên cứu của - Cấu tạo, cách sử dụng và sự tạo ảnh bài. qua KHV như thế nào? Đó là nội dung nghiên cứu của bài mới! Hoạt động 2(8 phút): Tìm hiểu tác -GV nêu TH1: Để quan sát được các vật dụng và cấu tạo của KHV. rất nhỏ, mà với khả năng tăng góc trông - HS thảo luận nhóm, nghe gợi ý, trả tối đa đến 25 lần như kính lúp thi không lời: thể quan sát được, vậy KHV phải có cấu tạo ra sao để quan sát được các vật rất nhỏ đó? + Độ phóng đại của hai kính ghép với - Gợi ý: Độ phóng đại của hai kính ghép nhau là k = k1.k2---> Có thể dùng 2 với nhau có giá trị ntn? TKHT để có độ phóng đại lớn. - Đúng! Vậy tại sao không dùng TKPK? + TKPK tạo ảnh nhỏ hơn vật nên - GV cho các nhóm HS quan sát KHV không có khả năng phóng đại. thật và Y/C: Hãy nêu cấu tạo và lập sơ -HS hoạt động nhóm, quan sát, thảo đồ tạo ảnh qua KHV ? luận và chỉ ra được: - GV thể chế hoá và bổ xung kiến thức + KHV gồm 2TKHT đặt đồng trục. về cấu tạo của KHV:(SD hình vẽ sau để + Lập sơ đồ tạo ảnh qua KHV. mô tả) AB---O1----->A1B1-----O2---->A2B2 d1 d1’ d2 d2’ 17 + TK O1 gọi là vật kính,O2 là thị kính. - Cá nhân HS ghi nhận và tự bổ xung + Khoảng cách F1’F2= δ gọi là độ dài kiến thức. quang học của kính. + Khoảng cách: O1O2= l = f1+δ + f2= const. + Ngoài ra KHV còn có một bộ phận tụ sáng để chiếu sáng vạt cần quan sát, đó là một gương cầu lõm. Hoạt động 3(15 phút): Tìm hiểu sự -GV nêu TH2:Từ sơ đồ tạo ảnh, các em tạo ảnh của vật qua KHV. hãy xây dựng các phương án có thể xảy - HS: Có thể nêu ra các ý kiến: ra đối với các ảnh A1B1;A2B2? + Phương án 1: Hai ảnh đều là thật. - Các em hãy thảo luận, lựa chọn phương + Phương án 2: Hai ảnh đều là ảo (tức án phù hợp trong các phương án đó. là hai kính đều là kính lúp). - Gợi ý: + Phương án 3: A1B1 là ảnh ảo, A2B2 là + Các em hãy lưu ý, muốn tạo được ảnh ảnh thật. thật rõ nét trên màn để quan sát được thì + Phương án 4: A1B1 là ảnh thật, A2B2 vật ban đầu phải là vật sáng là ảnh ảo. --> Hãy chỉ ra các phương án không - HS thảo luận và nghe gợi ý, chỉ ra khả thi? được: + Trong các phương án còn lại phương + Phương án 1,3 không khả thi vì để có án nào sẽ cho độ bội giác lớn hơn? Tại ảnh A2B2 rõ nét trên màn vật quan sát sao? AB phải là vật sáng. + Phương án 2: Có các ý kiến khác nhau :  Hai kính đều là kính lúp có thể chấp nhận được phương án này.  A1B1 là ảnh ảo sẽ ở xa O1, nên càng xa O2 và để có A2B2 ảo thì - Ý kiến thứ 2 đúng, các em hãy phân f2 phải lớn . Mà G = Đ/f do đó tích kĩ phương án 4? G2 không lớn ---> phương án 18 này cho độ bội giác không lớn được. + Phương án 4: A1B1 là ảnh thật, A2B2 là ảnh ảo có tính khả thi hơn cả. Độ phóng đại, độ bội giác sẽ lớn khi đặt - GV thể chế hoá và bổ xung kiến thức AB gần F1, và f2 nhỏ, A1B1 ở phía trong (làm TN với mô hình KHV cho HS quan và gần F2 sẽ có ảnh A2B2 lớn. sát và Y/C so sánh mô hình này với - HS sau khi thảo luận, phân tích các KHV thật; ). phương án nêu được: - Vậy các em hãy kết luận về cấu tạo và + KHV gồm 2TKHT đặt đồng trục, Vật tác dụng của KHV? kính O1 cho ảnh thật; Thị kính O2 cho ảnh ảo. - Từ sự phân tích và kết luận trên, hãy vẽ +KHV có tác dụng làm tăng góc trông ảnh qua kính hiển vi? ảnh khi quan sát các vật rất nhỏ (với độ tăng rất lớn) - GV chính xác hoá hình vẽ. - Cá nhân HS vẽ hình. Hoạt động 4(12 phút): Tìm hiểu cách - GV nêu TH3: Mắt nhìn thấy ảnh A2B2 ngắm chừng và số bội giác của KHV. khi nào? A2B2 ở vị trí nào thì thuận tiện - HS thảo luận nêu được: cho việc quan sát? + Mắt nhìn thấy A2B2 khi A2B2 nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. - GV thể chế hoá và bổ xung kiến thức: + A2B2 ở Cc - mắt chóng mỏi . + A2B2 ở Cc - ngắm chừng ở Cc . + A2B2 ở Cv - mắt không mỏi . + A2B2 ở Cv - Ngắm chừng ở Cv, nếu Cv ở ∞ ta có cách ngắm chừng ở ∞, cách - Cá nhân HS ghi nhận kiến thức; Học này thường dùng vì khi quan sát mắt cách sử dụng KHV. không mỏi. + Để ngắm chừng ta điều chỉnh khoảng cách d1 từ AB đến vật kính (từ tiêu bản đến vật kính). +Giới thiệu và hướng dẫn HS cách sử dụng KHV (cho các nhóm HS sử dụng thử.) 19 - GV nêu TH4: Hãy vẽ sự tạo ảnh qua - HS thảo luận, nghe gợi ý, vẽ hình: KHV khi ngắm chừng ở ∞ và xây dựng công thức tính độ bội giác của kính khi đó? - GV gợi ý : + Để có A2B2 ở ∞ thì A1B1 phải ở vị trí nào? tại sao? - Cá nhân HS làm việc độc lập: G∞= tg tgo ;với --> GV chính xác hoá và đưa ra hình vẽ AB tgαo= D ;tgα = sự tạo ảnh qua KHV khi ngắm chừng ở ∞. + Xác định G∞ =?, Ta sử dụng công thức AB f 1 tg 1 G= tgo , với α là góc trông ảnh A2B2 2 khi ngắm chừng ở ∞. AB 1 => G∞= D 1 f AB = k G 1 - GV thể chế hoá và bổ xung kiến thức: 2 Giá trị k1 và G2 ghi trên vành đỡ của vật 2 kính và thị kính.--> Y/C HS xác định G ∞ của KHV ở nhóm mình? - HS: (Có thể thực hiện theo 2 cách) - Từ hình vẽ, Hãy xác định công thức Cách 1: d1’= δ +f1; d.f d f tính G∞ có chứa δ?( Thực hiện C3?) ' d1= 1 ' = d1  1 ' 1 1 f 1 ' => G∞= 1 1 2 = 1 1 = 2 => Như vậy: G∞= k1 G2 =  .D f f 1 . 2 - GV: Muốn KHV có độ bội giác lớn, vật  .D f f k G d D d f . 2 Cách 2: (sử dụng tam giác đồng dạng) kính và thị kính phải có điều kiện gì? - GV: Đúng!, nhưng f1’f2không thể ngắn tuỳ ý, δ không thể quá dài (sẽ khó chế tạo kính có f quá ngắn và δ quá dài vì - HS: G lớn khi f1’f2 nhở, δ dài. cường độ sáng trong ống O1O2 sẽ yếu và kính sẽ cồng kềnh ). Giá trị G của KHV 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan