Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL Skkn quản lý giải pháp chống âm thanh dội ngược và làm mát nhà đa năng của trườn...

Tài liệu Skkn quản lý giải pháp chống âm thanh dội ngược và làm mát nhà đa năng của trường học

.PDF
17
828
52

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP CHỐNG ÂM THANH DỘI NGƯỢC VÀ LÀM MÁT NHÀ ĐA NĂNG CỦA TRƯỜNG HỌC Người thực hiện: Đặng Đình Chiến Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị: Trường trung học phổ thông Hoàng Hoa Thám 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Đến nay ở tỉnh Gia Lai nhiều trường học có nhà đa năng. Trong đó cấp THPT có 23/46 trường có nhà đa năng. Đây là điều kiện cần thiết và rất thuận lợi để các nhà trường tổ chức dạy - học và các hoạt động giáo dục, sinh hoạt tập thể khác. Nó còn là điều kiện để trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Công dụng chính của nhà đa năng trong trường học là để nâng cao thể lực cho học sinh, qua đó phát hiện và bồi dưỡng mầm non thể thao thành tích cao. Ngoài ra chúng ta cũng có thể tận dụng nó để tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể khác trong nhà trường. Có như vậy mới phát huy hết công năng của nó. Thực tế cho thấy những trường nào có nhà thi đấu đa năng thì việc tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể rất thuận lợi, những trường chưa có thì khó khăn hơn, thậm chí có những hoạt động không tổ chức được. Tuy nhiên, qua thực tế làm công tác quản lý ở 2 trường THPT có nhà đa năng là trường THPT Mạc Đĩnh Chi (trước đây) và trường THPT Hoàng Hoa Thám cũng như tìm hiểu một số nhà đa năng ở các trường bạn tôi thấy có một nhược điểm chung là nhiệt độ trong nhà đa năng nóng hơn so với các phòng học (vào mùa nóng) nhưng không có quạt. Đặc biệt là âm thanh bị dội ngược từ các bức tường phẳng và mái tôn trên trần xuống nên bên trong nhà đa năng bị “ô nhiễm” âm thanh mỗi khi tổ chức các hoạt động. Đây là nhược điểm lớn nhất của hầu hết các nhà đa năng của trường học tỉnh ta, nói chung và cả nước nói riêng. Trước tình hình đó, qua nhiều thời gian suy nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục. Cuối cùng tôi đã tìm được ý tưởng và triển khai khắc phục tương đối hiệu quả tại nhà đa trường THPT Hoàng Hoa Thám, thành phố Pleiku. Giải pháp đó là “Dùng vải để chống âm thanh dội ngược và làm mát nhà đa năng của trường học”. Tôi xin nêu sáng kiến cải tiến nhỏ này để quí đồng nghiệp tham khảo. 2 B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Cơ sở pháp lý + Bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8794: 2011 nêu: Trong trường trung học cần thiết kế xây dựng nhà đa năng đảm bảo các yêu cầu sau: a. Qui mô được tính từ 30% đến 50% tổng số học sinh toàn trường; b. Tiêu chuẩn diện tích 0,6 m2; c. Trong nhà thi đấu đa năng cần thiết kế 1 sân khấu có diện tích không nhỏ hơn 24m2, chiều sâu không nhỏ hơn 3m, cao từ 0,75m đến 0,9m tính từ mặt sàn; d. Kho có diện tích không nhỏ hơn 9m2; e. Tường ngăn và các trang thiết bị thiết kế linh hoạt để phù hợp với các nhu cầu hoạt động khác nhau. Chú thích: Nhà đa năng cần có kích thước sàn tập 12mx24m hoặc 18mx30m( nếu có đủ điều kiện) và chiều cao trên 7m tạo không gian thoáng cho việc tập luyện TDTT và các sinh hoạt tập thể. + Điều 44, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường thổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 08/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu: Các khối công trình của trường 1. Phòng học bộ môn . . . 2. Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động đoàn-đội, phòng truyền thống. 3 . Khối hành chính, quản trị. . 3 . . 4. Khu sân chơi, bãi tập,… 1.2. Cơ sở thực tiễn Hiện tại các trường THPT ở tỉnh ta có nhà đa năng đều thuận lợi hơn các trường chưa có nhà đa năng trong việc tổ chức dạy-học và các hoạt động giáo dục khác. Những trường THPT của tỉnh Gia Lai đạt danh hiệu trường Chuẩn Quốc gia đều có nhà đa năng. Việc tận dụng hạng mục công trình có giá trị nhiều tỷ đồng này đạt hiệu quả tối đa hay không còn phụ thuộc cách thức sử dụng của mỗi nhà trường. Một bài báo trong Chuyên mục Tin Gia Lai tổng hợp đăng lúc 12giờ48 phút ngày 07 tháng 12 năm 2014 có nêu “Theo khảo sát thực tế của P.V tại các trường học trên địa bàn T.P Pleiku, có thể thấy, phần lớn các trường đều chưa có nhà thi đấu đa năng…Những trường có đủ điều kiện thì các hoạt động diễn ra đơn điệu, thiếu sinh động(chỉ phục vụ một số môn như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền). Thậm chí có một số nhà thi đấu đa năng xây dựng từ lâu, lại không có kinh phí tu sửa nên đã xuống cấp…”. Qua tìm hiểu nhà đa năng của một số trường như THPT Chuyên Hùng Vương, trường THPT Nguyễn Chí Thanh, một số nhà đa năng của các trường THCS trên địa bàn thành phố Pleiku, v.v… Và bản thân tôi trực tiếp công tác ở trường THPT Mạc Đĩnh Chi và trường THPT Hoàng Hoa Thám đều thấy chung sự hạn chế như đã nêu ở trên. Đối với nhà đa năng của trường THPT Hoàng Hoa Thám, hiệu quả sử dụng sau khi được cải tạo, bổ sung đã tăng lên rất nhiều so với thiết kế xây dựng nguyên trạng ban đầu. Việc sửa chữa nhỏ và bổ sung một vài chi tiết của nhà đa năng trong trường như chúng tôi đã làm thì không ảnh hưởng đến kết cấu, công dụng của nó. 4 Chi phí sửa chữa, bổ sung cũng ít, nhà trường hoàn toàn chủ động tự cân đối được bằng nguồn chi thường xuyên trong ngân sách hoặc nguồn kinh phí xã hội hóa giáo dục. 2. Thực trạng việc sử dụng nhà đa năng của trường THPT Hoàng Hoa Thám 2.1 Đặc điểm, tình hình của trường THPT Hoàng Hoa Thám, Tp Pleiku năm học 2015- 2016 Đội ngũ: Tổng số CB-GV-NV là 91 người, trong đó + CBQL: 04 (01 nữ) + BCH CĐCS gồm 05 người ( 02 nữ) + Giáo viên: 79 (58 nữ) + Nhân viên: 08 (04 nữ) Cơ cấu thành 11 tổ là: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Sử-GDCD-GDQP, Địa lý, Tiếng Anh, Thể dục và tổ Văn phòng. Ứng với mỗi tổ chuyên môn là một tổ công đoàn. Đa số tổ phó chuyên môn được cử làm tổ trưởng công đoàn. + Chi bộ có 25 đảng viên + Trình độ lý luận chính trị: 01 Cao cấp; 04 trung cấp. + Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên: Chỉ có 01 giáo viên thể dục trình độ cao đẳng, tất cả đều đạt trình độ đại học sư phạm. Có 08 thạc sĩ. Có đầy đủ nhân viên kế toán, văn thư, thư viện, y tế, thiết bị. Tất cả đều đạt trình độ chuẩn theo yêu cầu. Học sinh(tính đến cuối tháng 02/2016): Lớp Tổng số Nữ DTTS Tuyển mới Lưu ban 10(14 lớp) 555 248 47 551 06 11(11lớp) 429 203 29 03 01 5 12(09 lớp) 375 188 25 01 00 TC(34lớp) 1.359 639 101 555 07 Cơ sở vật chất: - Phòng học: + Có 21 phòng học lý thuyết. + 03 phòng thí nghiệm, thực hành các môn Lý, Hóa, Sinh. + 02 phòng máy vi tính, có 80 máy nối mạng internet. - Thư viện: Có trên 10.500 đầu sách; 07 máy vi tính nối mạng internet. - Nhà thi đấu đa năng: Kích thước được xây dựng thực tế là: 32mx20mx7m. Tổng diện tích sử dụng của mặt sàn trên 600m2. - Sân tập thể dục khoảng 10.000m2. … 2.2 Việc sử dụng nhà đa năng trước đây của nhà trường Trước đây nhà đa năng chủ yếu để tổ chức các lớp học cầu lông, đá cầu hoặc tổ chức một vài giải đấu bóng chuyền của học sinh trong năm học. Sử dụng nhà đa năng nhiều nhất là tổ chức cho học sinh học môn Giáo dục quốc phòng-an ninh. Những lần tổ chức hoạt động tập thể khác cũng có nhưng rất ít. Chủ yếu là buổi tối một số thầy cô đánh cầu lông. Chúng tôi nhận thấy việc sử dụng nhà đa năng như trên là chưa phát huy hết hiệu quả của nó nếu không muốn nói là lãng phí một hạng mục công trình trong nhà trường được xây dựng nhiều tỷ đồng. Từ năm học 2012-2013 nhà đa năng được sử dụng nhiều hơn cho các hoạt động giáo dục khác. Tuy nhiên vì nhược điểm “ô nhiễm âm thanh” của nó nên cũng chưa phát huy hiệu quả gì nhiều hơn trước đây là bao. Lý do dễ nhận ra là mức độ âm thanh “dội ngược” quá lớn làm cho tiếng nói “chính” bị “nhiễu” nên không ai nghe rõ cả. Khi bắt buộc phải bố trí cho một số lớp học hay hoạt động TDTT trong nhà đa năng thì âm thanh đội ngược làm cho tất cả mọi người bị “đinh tai, nhức óc”. Chẳng những thế âm thanh còn vang ra rất lớn ảnh hưởng đến việc học của các 6 lớp đang học văn hóa và hiệu quả làm việc tất cả mọi người trong khu hiệu bộ (nhà đa năng trường THPT Hoàng Hoa Thám rất gần khu học chính và khu hiệu bộ). Vì vậy có thể nói rất nhiều giáo viên và học sinh “sợ” vào học hay sinh hoạt tập thể trong nhà đa năng. 2.3 Việc sử dụng nhà đa năng của trường chúng tôi hiện nay (sau khi cải tạo, bổ sung). Từ khi triển khai cải tạo, bổ sung khắc phục những nhược điểm đã nêu trên đến nay việc sử dụng nhà đa năng được thực hiện “hết công suất”. Ngoài việc tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất và giáo dục QP-AN như trước đây còn sắp xếp hợp lý cho các hoạt động giáo dục khác như: hoạt động giáo dục, tuyên truyền của Đoàn thanh niên, các buổi ngoại khóa của các bộ môn, hoạt động của các câu lạc bộ Tiếng Anh và câu lạc bộ Văn học; tổ chức lễ tri ân thầy cô, lễ trưởng thành - “Khi tôi 18” của học sinh lớp 12, các buổi tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho học sinh lớp 12, tổ chức họp PHHS từng khối lớp, các hoạt động phong trào của CĐCS nhà trường,…với qui mô từ 100 đến 500 người. Ngoài ra nhà đa năng của trường chúng tôi có thể tổ chức các buổi chào cờ đầu tuần nếu trời mưa (trước khi cải tạo không thể tổ chức được vì bị dội âm thanh). Những trường chưa có nhà đa năng chắc chắn gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tổ chức các hoạt động đó. Bởi vì, không có phòng nào trong nhà trường đủ diện tích để tổ chức các hoạt động với qui mô nhiều người tham gia cùng lúc như vậy được (sân trường thì thường chỉ tổ chức lễ chào cờ đầu tuần và lễ khai giảng, lễ sơ kết, tổng kết năm học, các buổi cắm trại hoặc một số hoạt động ngoài trời). 3. Những chi tiết sửa chữa, bổ sung mới cho nhà đa năng 3.1 Về sửa chữa - Trám hồ xi-măng để tạo độ dốc và thay hệ thống ống thoát nước có đường kính lớn hơn trên sa-nô. - Thay các bóng đèn cao áp đã hỏng và mờ bằng các bống đèn Led có độ sáng tương đương. 7 3.2 Về cải tạo bổ sung + Cách làm: Áp thêm một lớp vải phía dưới lớp tôn của mái nhà và bên trong các bức tường phẳng. Toàn bộ cửa đi, cửa sổ và các lá sách chiếu ánh sáng bên ngoài vào để nguyên trạng. Không căng thẳng vải mà phải tạo các nếp gấp xếp li. Màu sắc của vải chọn để tạo ánh sáng và chú ý vấn đề thẩm mỹ. Làm thêm phông, màn cho sân khấu (Có hình ảnh minh họa nhà thi đấu trước và sau cải tạo, sửa chữa). + Các bước thực hiện: Vì không có kinh phí nên chúng tôi chia ra làm nhiều đợt. Đồng thời, chia ra nhiều đợt cũng nhằm mục đích để kiểm tra, thử nghiệm. Đợt 1: Che mái (trần nhà) bằng vải thun. Lớp vải che có tác dụng giảm nhiệt và đặc biệt làm giảm âm thanh dội ngược từ trên mái nhà xuống một cách rõ rệt. Đợt 2: Làm phông, màn trang trí sân khấu. Ngoài yếu tố thẩm mỹ, các lớp vải trên sân khấu cũng có tác dụng thu một phần âm thanh dội ngược, làm giảm tiếng ồn. Đợt 3: Che toàn bộ những mảng tường phẳng bằng vải nhung. Khi che xong phần tường thì toàn bộ phần âm thanh nhiễu, dội ngược không còn bao nhiêu nữa. Chúng ta có thể sử dụng nhà đa năng như một hội trường. + Kinh phí: Tổng kinh phí cải tạo, bổ sung khoảng 100 triệu đồng. 4. Những hiệu quả tích cực của việc sử dụng nhà đa năng sau sửa chữa, cải tạo bổ sung 4.1 Về nhận thức và tư tưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Nếu lúc đầu khi tôi nêu ý tưởng cải tạo, bổ sung nhà thi đấu đa năng như trên có nhiều người nghi ngờ sự thành công của nó nên không ủng hộ. Thậm chí có người phản đối vì sợ tốn kém tiền bạc nhưng không đem lại ích lợi gì. Có người còn nêu lý do không đồng ý vì làm như vậy là thay đổi thiết kế ban đầu của nó…Nhưng hiện nay mọi người đều công nhận hiệu quả tích cực của việc làm trên. Và đã công nhận đây là một sáng kiến hữu ích thật sự. 8 Nếu trước đây có nhiều người “sợ” khi phải vào tham gia hoạt động gì đó trong nhà đa năng thì nay rất thích thú mỗi khi được vào và muốn vào. 4.2 Hiệu quả sử dụng + Chúng tôi đã sử dụng nhà đa năng đúng mục đích cho các hoạt động dạyhọc giáo dục thể chất và các hoạt động tập thể khác rất hiệu quả; tận dụng và phát huy hết “công suất” của nhà đa năng, không còn để lãng phí một công trình nhiều tỷ đồng như trước đây nữa. + Chúng tôi hoàn toàn chủ động để tổ chức các hoạt động giáo dục, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp, đảm bảo với qui mô của nhà trường hiện tại. + Nhà đa năng của trường chúng tôi hiện nay có thể chuyển thành một “hội trường” đa năng. + Vì chọn loại vải và màu vải hợp lý nên vừa đảm bảo thuận lợi cho mọi hoạt động; ít dơ bẩn ( lâu ngày có thể tháo ra để giặt được); thẩm mỹ. + Dùng bóng đèn Led ngoài tác dụng giảm nhiệt còn tiết kiệm điện năng rất đáng kể. Và cũng vì hiệu quả như vậy, nên thời gian gần đây đã có một số lãnh đạo các trường học và một đơn vị quân đội đóng chân gần trường đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. 9 C. KẾT LUẬN Trong tình hình khó khăn chung của toàn ngành về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, các điều kiện phục vụ cho các hoạt động giáo dục, sự năng động sáng tạo của mỗi nhà trường để phát huy được tối đa công dụng những cơ sở vật chất hiện có là vô cùng quan trọng. Đây cũng là một yêu cầu và là phong trào được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Phong trào tự làm đồ dùng dạy học đã được tổ chức thành các hội thi ở tất cả các bậc học, cấp học trong cả nước và đã đem lại kết quả rất tích cực. Các hội thi về sáng kiến, cải tiến phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong tất cả các ngành nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng đã và đang được tổ chức thường xuyên. Hưởng ứng các phong trào nói trên, đồng thời cũng xuất phát từ yêu cầu thực tế để thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường chúng tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi những giải pháp hữu ích. Một trong những việc làm đã đem lại hiệu quả rất rõ rệt đó là cải tạo, bổ sung một vài chi tiết của nhà đa năng để phát huy tối đa công dụng của nó như đã nêu trên. Rất mong được sự quan tâm, góp ý của quí đồng nghiệp. Nếu quý vị có nhã ý muốn tham quan, chúng tôi sẵn sàng đón tiếp. Người viết Đặng Đình Chiến 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 08/3/2011. 2. Bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCQG 8794. 3. Chuyên mục Tin Gia Lai tổng hợp đăng trên mạng Internet. 11 MỤC LỤC A. Đặt vấn đề: Trang 1 B: Nội dung Trang 2 1. Cơ sở lý luận Trang 2 1.1 Cơ sở pháp lý Trang 2 1.2 Cơ sở thực tiễn Trang 3 2. Thực trạng sử dụng nhà đa năng trước đây của nhà trường Trang 4,5 2.1 Những kết quả đạt được. Trang 4,5 2.2 Việc sử dụng nhà đa năng trước đây của nhà trường. Trang 5,6 2.3 Việc sử dụng nhà đa năng của nhà trường hiện nay. Trang 6 3.Những chi tiết sửa chữa, bổ sung. Trang 6,7 4. Những hiệu quả tích cực của việc sử dụng nhà đa năng sau khi Trang 7,8 sủa chữa, bổ sung. C: Kết luận Trang 9 Tài liệu tham khảo Trang 10 Mục lục Trang 11 Phụ lục Trang 12,13,14 12 PHỤ LỤC SO SÁNH ẢNH NHÀ THI ĐẤU QUA CÁC GIAI ĐOẠN Nhà thi đấu đa năng khi chưa được làm giảm tiếng ồn và giảm nhiệt ( Tọa đạm kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam- khoảng 150 người tham dự) 13 Nhà thi đấu khi chưa cải tạo (Công đoàn cơ sở nhà trường tổ chức giải thi kéo co) 14 Nhà thi đấu đã được cải tạo, mát mẻ và không còn âm thanh “vọng” khó nghe nữa ( Tổ chức họp PHHS lớp 12) 15 Nhà thi đấu đã được cải tạo, mát mẻ và không còn âm thanh “vọng” khó nghe nữa ( Các hoạt động thể dục thể thao) 16 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan