Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn rèn đọc cho học sinh lớp 1 qua giờ tập đọc...

Tài liệu Skkn rèn đọc cho học sinh lớp 1 qua giờ tập đọc

.PDF
14
1973
69

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ CHỌN ĐỀ TÀI Trong tất cả các phương tiện giao tiếp, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội loài người. Ngôn ngữ phục vụ cho việc giao tiếp của con người ở khắp mọi nơi và ở tất cả lĩnh vực hoạt động của con người. Hoạt động giao tiếp của con người được thực hiện dưới hai hình thức đó là: giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng chữ viết. Mà ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua bốn kỹ năng: Nghe – nói- đọc- viết là xu hướng chung trong việc dạy tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ đẻ một yếu tố không thể thiếu được trong việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo con người của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam môn Tiếng Việt trở thành môn học độc lập trong nhà trường. Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành một kĩ năng quan trọng hàng đầu của bậc tiểu học. Tập đọc vừa là môn học đối tượng vừa là môn học công cụ, tức là học sinh phải biết sử dụng để phục vụ cho sinh hoạt và các môn học khác. Hiện nay ở nhà trường tiểu học,việc rèn kỹ năng đọc nhìn chung kết quả chưa cao. Có thể có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất có thể là do cách thức và phương pháp rèn đọc chưa được coi trọng. Thực tế nếu không có kĩ năng đọc thì học sinh không có điều kiện để học tốt các môn học khác, không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại. Vì vậy việc dạy đọc cho học sinh có ý nghĩa to lớn. Thông qua dạy đọc, giáo viên giúp 1 học sinh đọc đúng, đọc hay, và bồi dưỡng cho học sinh trong trường tiểu học. Đối với học sinh lớp 1 bước đầu làm quen với phân môn tập đọc giáo viên cần hướng dẫn cho các em đọc đúng, đọc roõ raøng, lưu loát, bước đầu tìm hiểu nội dung bài văn, bài thơ trong chương trình sách giáo khoa. Từ đó học sinh bộc lộ đúng đắn thái độ tình cảm qua mỗi bài tập đọc và trong cuộc sống. Mặc dù đây là vấn đề không còn mới mẻ xong nó có ý nghĩa hết sức thiết thực. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi đã tập trung vào việc “Rèn đọc cho học sinh lớp 1 qua giờ tập đọc.” II. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đề tài “Rèn đọc cho học sinh lớp 1qua giờ tập đọc” với mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên - học sinh trong giờ tập đọc. Học sinh hiểu được cái sai, cái đúng trong khi đọc từ đó sẽ phát huy được những mặt mạnh của chính bản thân mình. Mặt khác giáo viên sẽ có nhiều kinh nghiệm trong quá trình rèn đọc cho học sinh. III. Thời gian - Đề tài được nghiên cứu trong năm học 2014 – 2015 đến nay. IV Phạm vi đề tài - Do khuôn khổ của đề tài, thời gian còn ít ỏi, trình độ còn hạn hẹp nên tôi chỉ chọn học sinh lớp 1 tôi đang dạy để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của các giờ tập đọc, từ đó đề ra những biện pháp và hướng giải quyết, cải tiến giờ dạy sao cho đạt kết quả cao nhất. V.Đối tượng nghiên cứu - Chất lượng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh lớp 1A Trường Tiểu học Kim Ñoàng. VI - Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đọc sách và tài liệu ,phương pháp điều tra 2 - Phương pháp trao đổi, dạy thực nghiệm PHẦN NỘI DUNG: I. Cơ sở lý luận: - Tập đọc là phân môn chủ yếu rèn cho học sinh kỹ năng đọc từ mức độ nhận biết để đọc đúng, rõ ràng đến mức độ cao hơn là đọc lưu loát, biết ngắt, nghỉ, lên, xuống giọng và thể hiện thái độ tình cảm qua bài tập đọc. Có nghĩa là thông qua việc rèn đọc cho học sinh hiểu được nội dung của bài. - Rèn đọc: là giáo viên giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của việc rèn đọc trong cuộc sống, trong học tập thì các em mới ý thức tự rèn luyện và thực hiện tốt các yêu cầu đã đề ra. Cụ thể học sinh phải hiểu được đọc đúng là yêu cầu tối thiểu cần đạt tới tất cả các em, bởi có đọc đúng sẽ giúp các em hiểu được nội dung bài tập đọc, mà mỗi bài tập đọc phải phản ánh một số khía cạnh khác nhau của cuộc sống, qua đó các em mở rộng hiểu biết về thiên nhiên, đất nước con người, từ đó giúp các em tiếp thu được vốn kinh nghiệm sản phẩm văn hoá của thế hệ trước và tiếp thu nhanh chóng kiến thức hiện đại, những thành tựu của xã hội đang phát triển. Ngoài ra việc rèn đọc còn với mục đích giáo dục bồi dưỡng và phát triển tư duy cho học sinh. * Ý nghĩa của đề tài - Qua việc nghiên cứu này giúp tôi nắm được phương pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 là giúp các em có kỹ năng đọc, giúp các em phát triển giọng đọc. Tạo cơ sở cho các em học tiếp ở lớp trên. Khi học sinh nhận biết được tầm quan trọng, tác dụng của việc rèn đọc đúng các em sẽ có ý thức tự rèn luyện để nâng cao khả năng, năng lực của chính bản thân. II. Thực trạng: Năm học 2014-2015 tôi được ban giám hiệu phân công giảng dạy lớp 1A sỉ số lớp là 38 –DT1 –Nữ : 19 3 Tôi tiến hành khảo sát 1 giờ tập đọc ở lớp tôi và thu được những kết quả như sau: Tổng số học sinh: 38 - Đọc ngọng : 3 em= 7.9% - Phát âm sai tiếng, từ, vần, aâm: 22 em= 57.9% - Đọc sai dấu: 5 em= 13.1% - Đọc đúng: 8 em= 21.1% - Trong 8 em đọc đúng các em chỉ đạt ở mức độ tương đối còn cách ngắt nghỉ sau dấu chấm, dấu phẩy, cách đổi giọng trong lời hội thoại, nâng cao giọng sau dấu chấm hỏi nhìn chung chưa có. III.Nguyên nhân * Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên 1. Từ phía học sinh - Các em còn coi nhẹ việc tập đọc, tâm lý ham chơi nên lơ là trong việc học tập. - Không ôn luyện ở nhà nên đến lớp các em không thể đọc lưu loát được. 2. Từ phía phụ huynh học sinh - Chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. - Không thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở, kèm cặp con em học bài ở nhà. - Còn có tư tưởng khoán trắng cho giáo viên, nhà trường. IV. Một số phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 trong giờ tập đọc. - Tôi đã vận dụng các biện pháp rèn đọc vào thực tế để khảo sát bằng cách sử dụng phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1A qua dạy một bài tập đọc. - Bài: Đầm Sen. ( Sách TV1 Tập 2- tuần 29) 4 * Khi đọc mẫu tôi đã đọc mẫu chuẩn, sau đó lưu ý cho học sinh cách đọc từng đoạn. + Đoạn 1: Đọc với giọng chậm rãi, nhấn giọng ở các từ miêu tả vẽ đẹp chung của đầm sen, của loài hoa sen. + Đoạn 2: Đọc nhấn giọng vào các từ: xoè ra, phô đài sen và nhị vàng, thanh khiết, xanh thêm vv… để học sinh thấy được vẻ đẹp của hoa. + Đoạn 3: Đọc trầm xuống thể hiện kết quả tác dụng của loài hoa quen thuộc này. * Luyện đọc từ khó. - Trước tiên tôi hỏi để học sinh tự phát hiện xem trong bài có những từ nào khó đọc, sau đó tôi gạch chân những từ đó và yêu cầu học sinh phân tích, đánh vần đọc trơn tiếng từ đó: ( xanh mát, cánh hoa, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết ) - Tôi phân tích cho các em thấy được sự khác biệt giữa cách phát âm đúng với cách phát âm sai mà các em thường mắc. + Ví Dụ: Đọc đúng Đọc sai Cánh hoa Cắn hoa Thanh khiết Thăn khiết Ngan ngát Ngang ngác - Sau đó gọi học sinh bất kỳ đọc các từ đã gạch chân. * Luyện đọc Câu - Đoạn - Bài. - Hướng dẫn học sinh cách đọc câu, ngắt nghỉ đúng dấu chấm dấu phẩy, ngắt nghỉ theo ngữ nghĩa của bài. - Qua phần luyện đọc được sự hướng dẫn tỉ mỉ như vậy tôi thấy học sinh có kĩ năng đọc và tiếp thu bài tốt, gây được sự hứng thú cho học sinh trong phân môn tập đọc. 5 - Ngoài những biện pháp trên trong giờ dạy tôi còn sử dụng một số phương pháp sau: * Phương pháp trực quan: phương pháp này rất phù hợp với tư duy. tâm lý lứa tuổi ở lớp 1 ở phương pháp này giáo viên sử dụng những đồ dùng trực quan như: tranh, ảnh, vật thực tế để phục vụ nội dung bài, kết hợp đọc hiểu. + Các hình thức trực quan: giọng đọc mẫu của giáo viên , đây là hình thức trực quan sinh động và có hiệu quả có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc. Đã là công tác làm mẫu thì phải đủ điều kiện chuẩn xác kỹ thuật cao.Vì thế muốn rèn đọc cho học sinh thì bản thân tôi luôn có sự chuẩn bị chu đáo, rèn luyện giọng đọc mẫu phù hợp với nội dung của từng bài tập đọc. Đặc biệt với học sinh lớp 1 thường hay bắt chước, thường làm theo thầy cô giáo, do vậy người thầy phải có phong cách giọng nói thế nào thì học sinh ảnh hưởng thế đó. Chính vì thế giáo viên phải là tấm gương sáng đi đôi giữa lời nói và việc làm để học sinh noi theo. Trong giờ tập đọc người giáo viên phải đảm bảo việc đọc mẫu cho mình thật chu đáo, thật diễn cảm, nét mặt, nụ cười, điệu bộ. + Ví dụ khi dạy bài “Trường em” tôi phải đọc bài với giọng tình cảm thiết tha thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi trường. - Giọng đọc chậm rãi, nhấn giọng ở một số từ thể hiện tình cảm: ngôi nhà thứ hai, hiền như mẹ, thân thiết như anh em. + Kết Luận: Qua giọng đọc mẫu của giáo viên. Học sinh biết được phần nào về cách phát âm, ngắt nghỉ hơi đối với câu dài, nhấn giọng. Vì thế học sinh cảm thụ được nội dung bài. + Luyện đọc từ khó: Trước tiên tôi chọn lọc những từ khó đọc để hướng dẫn học sinh phát âm, tôi phân tích cho các em thấy được sự khác biệt giữa cách phát âm đúng với cách phát âm sai mà các em thường mắc. 6 + Ví dụ các tiếng có phụ âm dễ lẫn: l - n, tr - ch, s - x, d - r - gi vv…hướng dẫn tỉ mỉ cụ thể rõ ràng có thể sử dụng trực quan để học sinh thấy: Môi, răng, lưỡi, bộ máy phát âm, khi phát âm nó như thế nào? + Ví dụ: cho học sinh khá giỏi đọc vần khó. Giáo viên có thể đọc mẫu học sinh nghe, quan sát và luyện phát âm. - Ngoài hình thức trên tôi còn ghi những từ khó đọc lên bảng lớp bằng phấn màu, gạch chân những chữ cái vào vần khó đọc hoặc dễ lẫn để học sinh trực tiếp được nhìn bằng mắt, được tập phát âm bằng miệng, được nghe bằng tai hoặc có thể được viết bằng tay từ đó các em nhớ lâu và đọc đúng. + Ví dụ: khi dạy bài “cái Bống” ( Sách TV1 – tập 2- tuần 26). Tôi hỏi học sinh xem trong bài có những từ nào khó đọc, tôi dùng phấn màu gạch chân từng từ cần luyện đọc trên bảng ghi sẵn: Bống Bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng. + Giáo viên gọi học sinh phân tích tiếng khó. + Giáo viên lưu ý cách phát âm các tiếng khó có phụ âm đầu khó đọc. + Giáo viên gọi học sinh bất kỳ đọc từ + Giáo viên gọi học sinh khá giỏi đọc, giáo viên có thể đọc mẫu. Trong quá trình luyện đọc từ khó, giáo viên cần phải lưu ý cách đọc từ của học sinh, đó là đọc dứt khoát, liền mạch ở từng từ. Kết luận: Qua rèn đọc như vậy học sinh đọc tốt lên rất nhiều. Kết quả việc rèn đọc của học sinh đánh dấu một bước tiến triển khá tốt khi áp dụng vào giờ dạy tập đọc. + Luyện đọc câu, đoạn, bài. - Kết hợp với rèn phát âm đúng tiếng, từ có phụ âm đầu vần, dấu thanh, tôi đã rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng câu, đoạn, bài. Cụ thể rèn cho học sinh biết ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và ngắt nghỉ theo ngữ nghĩa của văn bản, rèn cho học sinh cách đọc rõ ràng lưu loát tránh đọc ê, a ngắc ngứ kéo dài giọng. 7 - Bên cạnh đó trong quá trình rèn đọc câu đoạn bài, tôi còn lưu ý cho học sinh biết ngữ điệu đọc hợp lý. Tức là giúp cho học sinh cần nắm được các bộ phận của ngữ điệu như : tiết tấu, nhịp điệu, cường độ, cao độ, sắc thái biểu cảm vv… mà có sự điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp với từng bài. Có bài giọng đọc nhanh dồn dập như “kể cho bé nghe “ - tuần 30. Nhưng có bài đọc với giọng chậm rãi nhẹ nhàng như “tặng cháu” tuần 23 - sách tiếng việt lớp 1 tập 2. - Sự thay đổi ngữ điệu phù hợp sẽ làm cho bài đọc sinh động, ấn tượng, thu hút người nghe. -Trong quá trình hướng dẫn luyện đọc câu, đoạn, bài tôi cũng chú ý cho học sinh về tốc độ và âm lượng khi đọc. Đối với học sinh lớp 1 nói riêng, học sinh đã biết thì đọc rất nhanh, đọc to hơn mức độ bình thường dẫn đến chưa đảm bảo yêu cầu trong luyện đọc đúng, các em đọc luyến thoắng, hét lên khi đọc vv… Song cũng có em đọc lí nhí không thành lời không rõ ràng, chưa đạt. Vì thế trong quá trình hướng dẫn học sinh luyện đọc, tôi có quy định tương đối về tốc độ và âm lượng của bài tập đọc để học sinh đọc đúng. * Kết luận : Việc đọc mẫu cũng như việc hướng dẫn cho học sinh đọc ở trên giúp cho học sinh kỹ năng đọc và tiếp thu bài tốt, gây hứng thú cho học sinh trong phân môn tập đọc. * Phương pháp đàm thoại - Giúp cho học sinh hiểu bài dựa trên việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng ở nhà. - Đặc thù của phương pháp đàm thoại khi áp dụng dạy cho trẻ rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ. Các em thích được tham gia hoạt động. Phương pháp đàm thoại được thực hiện trên cơ sở trao đổi câu hỏi phục vụ nội dung bài. - Trước khi tiến hành bài mới, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi về nội dung bài cần tìm để học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Giáo viên có thể nêu 8 câu hỏi dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm tòi, khám phá chiếm lĩnh kiến thức, ngược lại học sinh có thể nêu câu hỏi thắc mắc để thầy cô giáo hướng dẫn và giải đáp. Có như vậy học sinh sẽ hiểu bài nhanh. Phần tìm hiểu nội dung không lạm vào phần luyện đọc hơn. Mặt khác giáo viên cũng dùng phương pháp này để nêu vấn đề để hướng dẫn luyện đọc, những câu hỏi cần phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với từng bài đọc. + Vi dụ: Cụ thể đặt câu hỏi như sau: - Hỏi: Trong bài tập đọc hôm nay có từ nào khó đọc? - Hỏi: Khi đọc từ mưa ròng em cần phải lưu ý tiếng nào? * Kết luận: Sử dụng phương pháp đàm thoại trong việc rèn đọc hiểu cho học sinh là cần thiết và thiết thực. Đọc - hiểu ở đây có thể là từ khoá, từ trung tâm, câu, đoạn, bài. Việc sử dụng phương pháp này theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học là để gợi mở dẫn dắt giúp học sinh thông qua đọc để hiểu và chiếm lĩnh kiến thức, tuy nhiên đây không phải là phương pháp độc tôn. Mà nó được sử dụng đan xen hài hoà, khéo léo trong giờ tập đọc tạo cho học sinh phát triển giao tiếp, mặt khác giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh để giáo viên điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình phù hợp với đối tượng học sinh. * Phương pháp luyện tập Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng thường xuyên khi dạy phân môn tập đọc. Phương pháp này, tôi đã vận dụng linh hoạt vào giờ đọc cụ thể dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thực hành, được tự rèn luyện kỹ năng đã học. Tôi luôn hướng dẫn học sinh luyện tập và có ý thức kiểm tra ngay kết quả luyện tập tại lớp rồi nhận xét . - Đối với lớp 1 tôi luôn chú trọng phương pháp luyện tập vào luyện đọc đúng cho các em. - Đọc đúng ở học sinh là cách đọc thành tiếng, mức độ trôi chảy, rành mạch, lưu loát. + Rèn cho các em phát âm đúng chính xác bài đọc. 9 + Ngắt nghỉ đúng dấu câu, đọc dứt khoát. + Bước đầu biết đọc lên giọng xuống giọng và biêt phân biệt cách đọc bài văn xuôi với bài văn thơ. * Ví dụ: Tôi đã vận dụng phương pháp luyện tập để dạy cho học sinh lớp mình trong giờ tập đọc như sau: + Sau phần luyện đọc từ là luyện đọc câu, đoạn bài. Tôi đã cũng sử dụng phương pháp này với nhiều hình thức (cá nhân nối tiếp, đồng thanh, bàn lớp, thi đua.) + Ngoài ra tôi sử dụng phương pháp luyện tập với hình thức luyện tập ở nhà như sau: - Theo chương trình sách giáo khoa một tuần có ba bài tập đọc tôi giao bài luyện đọc với từng đối tượng học sinh. - Học sinh yếu luyện đọc một số từ khó, một đoạn. - Học sinh trung bình đọc đoạn, toàn bài. - Học sinh khá, giỏi: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. - Để đạt được mục đích trên tôi hướng dẫn học sinh trên lớp thật tỉ mỉ, cụ thể để học sinh về luyện đọc. Yêu cầu kiểm tra kết quả luyện đọc ở nhà của học sinh theo cặp, nhóm, lớp trong thời gian 12 phút truy bài, Giáo viên theo dõi, trực tiếp kiểm tra, chấm thi đua theo tổ, động viên khen thưởng những học sinh tiến bộ, đồng thời nhắc nhở những em làm bài chưa tốt. Rồi hướng dẫn các em tự giác luyện đọc. Bên cạnh đó giáo viên kết hợp cùng phụ huynh học sinh kèm cặp giúp đỡ học sinh luyện đọc ở nhà. - Phương pháp rèn đọc trong mọi giờ và các phân môn. - Phương pháp rèn đọc cho học sinh thường xuyên liên tục bởi khả năng nhận thức và ghi nhớ của học sinh còn chậm, học sinh hay quên. - Qua quá trình áp dụng đề tài vào dạy thực nghiêm tôi đã thu được kết quả như sau 10 Tổng số Đọc ngọng phát âm sai học sinh 38 Phát âm đúng chính tả 1 = 2.7% 2=5.3% 23=60.5% Đọc lưu loát 12=31.6% Thông qua khảo sát chất lượng cho thấy học sinh có ý thức yêu thích bộ môn, khả năng đọc của các em lớp tôi đã tiến bộ và vững vàng để tiếp tục học ở lớp 2. V. Bài học kinh nghiệm 1. Đối với giáo viên Giáo viên là người trực tiếp quyết định hiệu quả dạy học. Phải đạt được những yêu cầu sau: - Thường xuyên nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, linh hoạt sáng tạo, tự mình tìm ra phương pháp dạy học mới để đem lại hiệu quả cao. - Tăng cường dự giờ thăm lớp, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. - Muốn học sinh đọc tốt trong giờ Tập đọc, giáo viên phải có sự chuẩn bài ở nhà đầy đủ, chu đáo. - Sử dụng đồ dùng dạy học phải tuân theo một quy trình cụ thể, hợp lý, phù hợp với đặc trưng của phân môn Tập đọc. - Khi tiến hành giờ dạy, giáo viên cần nắm vững biện pháp dạy học chủ yếu và đặc trưng của phân môn Tập đọc là rèn các kỹ năng đọc. Biết hướng dẫn học sinh cách đọc và sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh trong hoạt động rèn kỹ năng đọc. 2. Đối với học sinh - Muốn học tốt phân môn tập đọc trước tiên các em phải có ý thức, có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, có đầy đủ sách giáo khoa Tiếng Việt 1, vở bài tập Tiếng Việt 1 . - Trong giờ học phải chú ý cách đọc mẫu của cô. - Phải tự giác rèn luyện những mặt còn yếu và phải có sự kèm cặp, nhắc nhở thường xuyên của cha mẹ lúc học ở nhà. 3. Đối với phụ huynh học sinh 11 - Phụ huynh học sinh cần phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường tạo điều kiện cho con em mình học tập tốt. - Mua sắm đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập cho con em mình. - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, kèm cặp việc học bài ở nhà cho con em mình. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Qua thời gian nghiên cứu đề tài, tìm hiểu thực tế giảng dạy của bản thân cũng như của đồng nghiệp tôi nhận thấy. Việc rèn đọc cho học sinh lớp một ở phân môn Tập đọc vô cùng cần thiết bởi lẽ ở chương trình tiếng việt lớp 1 mảng tập đọc cần thiết phải luyện đọc Nó vừa mang tính chất làm quen vừa mang tính trang bị kiến thức và kĩ năng đọc. Vì vậy yêu cầu giáo viên trong quá trình dạy cần phải nghiên cứu vận dụng những phương pháp rèn đọc đạt hiệu quả cao nhất, với việc thực hiện đề tài áp dụng trong năm học 2014- 2015 đã đạt kết quả khả quan. Do thời gian và khả năng có hạn nên những ý kiến trên đây của tôi chưa có thể coi là đầy đủ và có tính chất kết luận mà chỉ mới là suy nghĩ bước đầu để góp phần hình thành và phát triển bốn kỹ năng nghe – đọc- nóiviết. - Với những chuyển biến và những điều đã đạt được tôi nhận thấy bản thân đã áp dụng được những đổi mới đó nhưng vẫn còn hạn chế về năng lực sư phạm. Song được sự chỉ bảo của Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô đồng nghiệp Tôi đã hoàn thành đề tài của mình. - Tôi rất mong được sự góp ý, bổ sung để bản thân ngày càng hoàn thiện mình hơn. 12 PHÒNG GIÁO DỤC & ÑAØO TAÏO ĐỨC CƠ TRƯỜNG TIEÅU HOÏC KIM ÑOÀNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 QUA GIỜ TẬP ĐỌC. Người thực hiện: Hoàng Thị Laâm Chức vụ : Giáo viên Tổ chuyên môn: Tổ 1 Chư Ty, tháng 10 năm 2015 13 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng