Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn rèn luyện kĩ năng sống thông qua dạy học môn công nghệ 10 cho hs trường thp...

Tài liệu Skkn rèn luyện kĩ năng sống thông qua dạy học môn công nghệ 10 cho hs trường thpt chuyên lƣơng thế vinh – biên hòa – đồng nai

.PDF
36
1191
70

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƢỜNG THPT CHUYÊN LƢƠNG THẾ VINH Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10 CHO HS TRƢỜNG THPT CHUYÊN LƢƠNG THẾ VINH – BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI Ngƣời thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phƣơng pháp dạy học bộ môn: Công nghệ  - Lĩnh vực khác: .......................................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh Năm học: 2016 – 2017  Hiện vật khác SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ 2. Ngày tháng năm sinh: 10 – 12 – 1989 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Trƣờng THPT chuyên Lƣơng Thế Vinh – Biên Hòa – Đồng Nai 5. ĐTDĐ: 0989240561 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ đƣợc giao: 9. Đơn vị công tác: Trƣờng THPT chuyên Lƣơng Thế Vinh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2015 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công nghệ Số năm có kinh nghiệm: 4 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 “RÈN LUYỆN KNS THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10 CHO HS TRƢỜNG THPT CHUYÊN LƢƠNG THẾ VINH – BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giáo dục toàn diện, hình thành nhân cách cho ngƣời học. Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay trong các trƣờng THPT đó là HS chỉ luôn quan tâm đến các môn học liên quan đến các kỳ thi tuyển sinh vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng mà không quan tâm hoặc ít quan tâm đến những môn học nhƣ môn Công nghệ. Ngay chính bản thân những GV cũng chƣa quan tâm đúng mực đến việc dạy môn Công nghệ. Môn Công nghệ luôn bị cho là môn phụ, không quan trọng dẫn đến việc ngƣời học đánh giá không đúng vai trò của môn học. Môn Công nghệ THPT chú trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách, có mối quan hệ mật thiết đến cuộc sống thực tiễn, cung cấp cho các em những kĩ năng để giải quyết đƣợc các vấn đề nảy sinh trong các tình huống thách thức. Hơn thế nữa, KNS là một thành phần quan trọng cho sự phát triển nhân cách của con ngƣời trong xã hội hiện đại. Muốn thành công và sống có chất lƣợng trong xã hội hiện đại, con ngƣời phải có KNS. KNS vừa mang tính xã hội vừa mang tính cá nhân. Giáo dục KNS trở thành mục tiêu và là một nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách toàn diện. Mặt khác, môn Công nghệ giúp HS rèn luyện các kĩ năng trong học tập nhƣ quan sát, thảo luận, nêu nhận xét, thực hành và vận dụng vào thực tế. Mục tiêu môn học luôn yêu cầu GV phải vận dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học theo hƣớng tích cực, chủ động, sáng tạo. Nội dung môn học tạo điều kiện thuận lợi cho GV có thể lựa chọn phối hợp nhiều phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học với nhau để giúp HS tự tìm tòi, phát hiện kiến thức mới; cùng nhau tƣơng tác, trải nghiệm trong các tình huống, vấn đề của cuộc sống hàng ngày. Từ những phân tích trên có thể khẳng định rằng: môn Công nghệ là những môn học phù hợp và có nhiều tiềm năng để GV có thể khai thác nhằm rèn luyện KNS cho HS THPT. Đó cũng chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng sống thông qua dạy học môn Công nghệ 10 cho HS trƣờng THPT Chuyên Lƣơng Thế Vinh – Biên Hòa – Đồng Nai”. 3 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN a) Từ những năm 90 của thế kỉ XX, các tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhƣ WHO (Tổ Chức Y Tế Thế Giới), UNICEF (Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ), UNESCO (Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa LHQ) đã chung sức xây dựng chƣơng trình giáo dục KNS cho thanh thiếu niên. “Bởi những thử thách mà những trẻ em và thanh niên phải đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi cao hơn là những kĩ năng đọc, viết và tính toán tốt nhất”. Thuật ngữ KNS đã xuất hiện trong một số chƣơng trình giáo dục năm 1996 của UNICEF, trƣớc tiên là chƣơng trình “giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Những nghiên cứu về KNS trong giai đoạn này mong muốn thống nhất đƣợc một quan niệm chung về KNS cũng nhƣ đƣa ra đƣợc một bảng danh mục các KNS cơ bản mà thế hệ trẻ cần có. Phần lớn các công trình nghiên cứu về KNS ở giai đoạn này quan niệm về KNS theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các kĩ năng xã hội. Tại nhiều nƣớc phƣơng Tây, thanh thiếu niên đã đƣợc học và rèn luyện những KNS thông qua những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đƣơng đầu với những khó khăn, và cách vƣợt qua những khó khăn đó cũng nhƣ cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa ngƣời và ngƣời. Tại khu vực Đông Nam Á, các nghiên cứu về giáo dục dựa trên giáo dục KNS xuất hiện chủ yếu ở các quốc gia vào 5 năm cuối thế kỉ XX. Dựa trên các cách tiếp cận khác nhau qua từng lĩnh vực cụ thể, các quốc gia đã từng bƣớc triển khai để đƣa KNS vào giáo dục ở trong và ngoài nhà trƣờng. KNS đƣợc coi nhƣ một phƣơng tiện hiệu quả trong việc phát triển kĩ năng ở thanh thiếu niên để lựa chọn lối sống lành mạnh. Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình, giáo dục KNS đã thực hiện trong các lĩnh vực đƣợc khái quát nhƣ sau: Giáo dục KNS trong giáo dục đạo đức, giáo dục công dân; giáo dục KNS để thực hiện quyền trẻ em; giáo dục KNS để phòng ngừa tai nạn, thƣơng tích cho trẻ em; giáo dục KNS trong lĩnh vực sức khỏe do UNICEF Việt Nam hỗ trợ; giáo dục KNS để phòng tránh ma túy, HIV/AIDS; giáo dục KNS để giải quyết các vấn đề giới tính và các sức khỏe sinh sản cho vị thành niên; giáo dục KNS để tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ, thanh niên. Ngoài ra một số nội dung giáo dục KNS nhƣ bảo vệ môi trƣờng, giới, phòng chống ma túy, an toàn giao thông đã đƣợc tích hợp vào chƣơng trình, sách giáo khoa các môn học ở chƣơng trình các bậc học, ngành học. Hiện nay vấn đề giáo dục KNS chƣa đƣợc chú trọng và quan tâm một cách đúng mực; lồng ghép những KNS cho HS THPT qua các môn học còn rất hạn chế. Môn Công nghệ 10 là một môn nằm trong chƣơng trình THPT với nhiều kiến thức liên quan đến thực tế; 4 là môn học ứng dụng, nghiên cứu vận dụng những nguyên lý khoa học vào thực tiễn nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần con ngƣời. Thông qua môn học này, tác giả thấy rằng đây là môn học có nhiều kiến thức sinh động, là một môn học lý tƣởng để có thể lồng ghép rèn luyện KNS cho các em HS ở lứa tuổi THPT mà từ trƣớc đến nay chƣa thấy ai nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy, cần thiết phải khai thác nội lực của chính các hoạt động trong nhà trƣờng THPT cụ thể là qua các môn học nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung rèn luyện KNS cho HS ở bậc học này vì theo mục tiêu đến trƣờng không chỉ học lấy kiến thức suông mà phải biết vận dụng vào cuộc sống. b) Hiện nay bộ môn công nghệ ở trƣờng trung học phổ thông vẫn còn xem nhƣ là môn phụ, nhiều giáo viên xem nhẹ môn này. Còn học sinh thì phần lớn không có lòng đam mê, hứng thú với môn học vì nó quá khô khan, không hấp dẫn, ít có sự ràng buộc với các môn khác nhƣ toán, văn, lý, hoá… . Nhƣng thực tế bộ môn công nghệ mang tính thực tế rất cao, kiến thức gần gũi với cuộc sống, học sinh có thể vận dụng ngay vào cuộc sống sau khi đã đƣợc học. Do đó là một giáo viên giảng dạy môn công nghệ, tôi nhận thấy phải khai thát tối đa môn học này, phải làm cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sinh động của cuộc sống. Đội ngũ giáo viên Công nghệ THPT còn thiếu và phần lớn giáo viên kiêm nghiệm không đƣợc đào tạo về chuyên môn. Giáo viên hiện nay có thói quen sử dụng các phƣơng pháp dạy học cổ truyền thầy giảng, trò nghe, ghi, tái hiện là chính nên các bài dạy công nghệ thƣờng nặng lý thuyết mà ít thực hành. Mặt khác phần lớn giáo viên công nghệ chƣa đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên về chuyên môn nên rất khó nâng cao chất lƣợng dạy học. Công nghệ là một môn học gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống, tỷ lệ thực hành khá cao nên cần có điều kiện cơ sở vật chất. Nhƣng trên thực tế hiện nay cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học còn rất thiếu và nghèo nàn, phần lớn các giờ học giáo viên phải dạy chay hoặc cắt bỏ những nội dung cần tới phƣơng tiện dạy học kỹ thuật. Do không có ý thức hoặc không có thói quen sử dụng các phƣơng tiện dạy học kỹ thuật hỗ trợ nên nhiều trƣờng tuy có thiết bị kỹ thuật nhƣng không phát huy hết tác dụng trong quá trình dạy học. Chính vì vậy, việc xây dựng những phƣơng pháp dạy và học mới trên nội dung chƣơng trình môn công nghệ là thực sự cấp thiết góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học môn công nghệ tại trƣờng THPT chuyên Lƣơng Thế Vinh. 5  Nguyên tắc rèn luyện KNS cho HS THPT - Tƣơng tác: KNS không thể đƣợc hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu. Cần tổ chức cho HS tham gia các hoạt động tƣơng tác với GV và với nhau trong quá trình dạy học. - Trải nghiệm: Ngƣời học cần đƣợc đặt vào các tình huống để trải nghiệm và thực hành. - Tiến trình: rèn luyện KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình. - Thay đổi hành vi: mục đích cao nhất của rèn luyện KNS là giúp ngƣời học thay đổi hành vi theo hƣớng tích cực. - Thời gian: rèn luyện KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt. .  Các phƣơng pháp rèn luyện KNS cho HS THPT  Phương pháp tiếp cận chung - Tiếp cận cùng tham gia: quan tâm đến vai trò tham gia của HS trong việc thực hành kĩ năng. - Tiếp cận hƣớng vào ngƣời học: dựa vào kinh nghiệm sống và nhu cầu của ngƣời học để khai thác sự chia sẻ và đáp ứng nhu cầu chính đáng. - Tiếp cận hoạt động: tổ chức cho HS hoạt động và đặt các em vào những tình huống được trải nghiệm và thực hành cách giải quyết vấn đề. - Tiếp cận cá nhân và quá trình: thay đổi hành vi rèn luyện KNS được tổ chức theo các nhóm nhỏ thì hiệu quả hơn. Thông qua giao tiếp thường xuyên và tiếp xúc trực tiếp, quan sát và tìm kiếm cùng HS thì sẽ đảm bảo tính liên tục và duy trì những hành vi lành mạnh để các em dần chấp nhận những hành vi mới. - Tiếp cận đồng bộ/ tổng hợp: Cùng nhƣ bất kì nội dung giáo dục nào sự thống nhất, phối hợp giữa nhà trường và gia đình, cộng đồng trong rèn luyện KNS có ý nghĩa quan trọng. Vì sự thay đổi hành vi sẽ dễ dàng hơn nếu môi trƣờng cộng đồng cũng khuyến khích sự thay đổi đó với cá nhân.  Những phương pháp học tập chủ động 1. Phƣơng pháp mô hình mẫu 2. Phƣơng pháp thuyết trình kết hợp với các phƣơng pháp khác 3. Phƣơng pháp động não 4. Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống 6 5. Phƣơng pháp trò chơi 6. Phƣơng pháp hoạt động nhóm 7. Phƣơng pháp đóng vai  Hình thức tổ chức Hình thức tổ chức chung để rèn luyện KNS cho HS thƣờng là: - Lên lớp: qua việc dạy và học một số môn học có nhiều khả năng rèn luyện KNS cho HS. - Sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức diễn đàn. - Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp. - Trình diễn tiểu phẩm rèn luyện KNS  Quy trình rèn luyện KNS cho HS THPT B1 Xác định mục tiêu B2 Xác định nội dung B6 Kiểm tra và đánh giá KĨ NĂNG SỐNG B5 Tiến trình thực hiện B3 Chọn lựa phƣơng pháp B4 Chuẩn bị phƣơng tiện Hình 1.1. Quy trình rèn luyện KNS cho HS THPT 7 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Vận dụng 1.1. Kịch bản sƣ phạm Bảng 1.1 - Xác định nội dung, mục tiêu, phƣơng pháp và phƣơng tiện rèn luyện KNS. Lựa chọn Mục tiêu rèn luyện KNS nội dung Phƣơng pháp Phƣơng tiện Chế biến -Nhận thức đƣợc lợi ích dinh -Thảo luận nhóm -SGK sữa -Bảng chua dƣỡng từ các sản phẩm sữa chua, -Đóng vai và sữa đậu sữa đậu nành. -Xử lý tình huống nành. -Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn -Vấn đáp thực phẩm, đảm bảo an toàn lao -Dụng cụ, vật thật -Tình huống động khi thực hành. - Hình thành kĩ năng làm việc nhóm. -Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỉ luật, trật tự. -Có khả năng tự làm đƣợc sữa chua tại nhà. Quản lí - Nhận thức đƣợc giá trị của cá -Thảo luận nhóm doanh nhân thông qua quá trình học tập, -Xử lý tình huống trao đổi kinh nghiệm khi thảo -Vấn đáp luận. nghiệp -SGK -Bảng -Tình huống - Hình thành kĩ năng làm việc nhóm. - Rèn luyện thái độ làm việc tích cực, có khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề mọt cách tích cực. 8 Bảng 1.2. Kịch bản sƣ phạm tiến trình dạy học rèn luyện KNS cho HS THPT thông qua dạy học môn Công nghệ 10. Mục đích Nhiệm vụ GV Nhiệm vụ HS Hoạt động 1 - Hệ thống kiến thức - Dẫn nhập để kích thích sự quan -Quan sát, lắng nghe và trả nền tâm của HS vào vấn đề. - Dẫn nhập vào bài học mới - Tái hiện kiến thức cũ - Chia lớp thành các nhóm lời câu hỏi của GV. -Thành lập nhóm, bầu trƣởng - Phân chia nhiệm vụ cho nhóm và giao nhiệm vụ cho từng thành viên. nhóm. -Ghi chép lại các yêu cầu -Lắng nghe, ghi nhận Hoạt động 2 -Xây dựng kế hoạch -Quan sát HS làm việc trong - Tự lập kế hoạch thực hiện để giải quyết nhóm. vấn đề. - Thực hiện nhiệm vụ theo sự - Hƣớng dẫn các nhóm phân tích phân công của nhóm. -Duy trì hoạt động yêu cầu. - Đƣa ra ý kiến và chia sẻ sự nhóm để giải quyết - Khuyến khích HS đƣa ra ý kiến trải nghiệm của bản thân để yêu cầu bài học GV đã dựa trên sự trải nghiệm của bản cùng thảo luận nhiệm vụ bài đƣa ra. học. thân. - Quan sát hoạt động của HS - Giải đáp thắc mắc nếu cần thiết Hoạt động 3 - Kiểm tra, đánh giá Lắng nghe HS phản hồi kết quả - HS báo cáo kết quả kết quả học tập - Rút ra kết luận từ bài học - Liên hệ thực tế, phát - Đánh giá kết quả mới cho bản thân. triển vấn đề - Gợi mở liên hệ thực tế - Kết thúc nhiệm vụ học tập. - Giao nhiệm vụ học tập cho bài - Nhận nhiệm vụ mới tiếp theo (nếu có) 1.2. Giáo án 9 GIÁO ÁN SỐ: 1 Tên chƣơng: BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG LÂM THỦY SẢN Bài 47: PHƢƠNG PHÁP CHẾ BIẾN SỮA CHUA, SỮA ĐẬU NÀNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Làm đƣợc sữa chua và sữa đậu nành. 2. Kĩ năng - Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỉ luật, trật tự. - Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực hành. 3. Thái độ - Nhận thức đƣợc lợi ích dinh dƣỡng từ các sản phẩm sữa chua, sữa đậu nành. Từ đó học cách chế biến chúng một cách tích cực. - Tự nhận thức đƣợc trình độ kĩ năng, thao tác của bản thân thông qua hoạt động thực hành. Trong quá trình thực hành đồng thời rèn luyện đƣợc một số kĩ năng: KN giao tiếp, KN ra quyết định, KN giải quyết vấn đề… II. NỘI DUNG - Cách chế biến sữa chua - Cách chế biến sữa đậu nành III. PHƢƠNG PHÁP - Thảo luận nhóm, đóng vai, xử lý tình huống, vấn đáp IV. PHƢƠNG TIỆN - Đồ dùng, phƣơng tiện dạy học: - Sữa đặc: 1 hộp - Sữa chua : 1hộp - Nƣớc sôi: 500 ml - Nƣớc sôi để nguội: 500ml - Dụng cụ ( sạch): đũa; phích ủ sữa; túi nilon nhỏ; dây buộc; chậu nhựa nhỏ; ca; khay nhựa. V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp: (2p’) 10 2. Kiểm tra bài cũ: (3p’) 3. Tiến trình (40p’) Hoạt động dạy học Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS gian 5p’ Hoạt động 1 Dẫn nhập Thời -Gv trình chiếu một -Quan sát, lắng nghe và đoạn video quảng cáo về trả lời câu hỏi của GV. sữa chua cho HS xem, -Thành lập nhóm, bầu thông qua đó giới thiệu trƣởng nhóm và giao vào bài. nhiệm vụ cho từng -GV phân lớp thành 4 thành viên. nhóm, mỗi nhóm chuẩn - Ghi chép lại các yêu bị vật dụng để tiến hành cầu làm sữa chua (chuẩn bị - Lắng nghe, ghi nhận trƣớc ở nhà), đồng thời - Hỏi lại GV nếu có phân công cho một nhóm thắc mắc về yêu cầu vai diễn của mình để tái bài học. hiện lại nội dung bài học. 30p’ Hoạt động 2 2.1 Chế biến sữa chua (15p’) Quy trình chế biến: -Thông qua hình thức -Nhóm đóng vai trình - Bƣớc 1: Mở hộp sữa đóng vai, GV yêu cầu bày cách chế biến sữa đặc cho vào chậu HS trình bày cách làm và chua thông qua hình - Bƣớc 2: Hoà thêm thao tác (GV xây dựng thức đóng vai. vào 3-4 lon nƣớc (1/2 kịch bản tình huống -Thao tác lại cách làm nƣớc sôi: 1/2 nƣớc đóng vai đƣợc trình bày sữa chua. nguội). - Bƣớc 3:Hoà đều hộp trong phụ lục 6) - Các nhóm tiến hành -Đặt một số câu hỏi gợi quy trình thực hành. sữa chua với dung dịch mở khuyến khích khả sữa đã pha trên. năng trả lời của các em - Bƣớc 4: Rót sữa vào HS. dụng cụ để sữa. -Quan sát, hƣớng dẫn - Bƣớc 5: Ủ ấm 4-5 HS. giờ. - Bƣớc 6: Sử dụng. -Nêu nhận xét -Trình bày kết quả - Kết luận 2.2 Chế biến sữa đậu nành (15p’) 11 - Bƣớc 1: Rữa sạch hạt đậu -GV trình chiếu 2 đoạn - Quan sát đoạn video video nói về cách làm - Tƣ duy, tự nhận thức - Bƣớc 2: Ngâm vào sữa đậu nành ( 1 video - Thảo luận nhóm, nƣớc lã (8giờ) - Bƣớc 3: Loại vỏ - Bƣớc 4: Xay ƣớt - Bƣớc 5: Lọc tách bã hƣớng dẫn sai cách làm, tranh luận để đƣa ra 1 video đúng). phƣơng án trả lời đúng. -Cho HS quan sát và - Trình bày thảo luận yêu cầu rút ra nhận xét. và phối chế - Đặt câu hỏi gợi mở - Bƣớc 6: Thanh trùng - Nêu nhận xét - Bƣớc 7: Sử dụng - Kết luận 5p’ Hoạt động 3 Kết luận -Kết luận Kiểm tra đánh giá -Đánh giá bằng phiếu - Rút ra kết luận từ bài đánh giá - HS báo cáo kết quả học mới cho bản thân. - Củng cố - Kết thúc nhiệm vụ - Dặn dò học tập. - Nhận nhiệm vụ mới 12 GIÁO ÁN SỐ: 2 Tên chƣơng: TẠO LẬP DOANH NGHIỆP BÀI 55: QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết đƣợc việc tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Biết đƣợc nội dung và phƣơng pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Biết đƣợc một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 2. Kĩ năng - Nhận thức đƣợc giá trị của cá nhân thông qua quá trình học tập, trao đổi kinh nghiệm khi thảo luận. - Hình thành kĩ năng làm việc nhóm. 3. Thái độ - Rèn luyện thái độ làm việc tích cực, có khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề một cách tích cực. II. NỘI DUNG - Tổ chức hoạt động kinh doanh - Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (2p’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3p’) 3. Tiến trình (40p’) Hoạt động dạy học Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS Th ời gian 5p’ Hoạt động 1 Dẫn nhập -Tổ chức HS tự tìm -Quan sát, lắng nghe hiểu, nghiên cứu cá và trả lời câu hỏi của nhân hoặc theo nhóm. GV. -GV cho HS xem 1 -Thành lập nhóm, bầu 13 đoạn video ngắn nội trƣởng nhóm và giao dung là cuộc trao đổi nhiệm vụ cho từng trò chuyện vui vẻ giữa thành viên. giám đốc và nhân viên. - Ghi chép lại các yêu -GV chia lớp thành 4 cầu nhóm. - Lắng nghe, ghi nhận -Hỏi lại GV nếu có thắc mắc về yêu cầu bài học. Hoạt động 2 25p ’ 2.1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh 10p ’ - Xác lập cơ cấu tổ chức của -Đặt câu hỏi và phân doanh công nhiệm vụ cho các thảo luận nhóm. nghiệp. nhóm nhƣ phiếu học tập - Tổ chức thực hiện kế (phụ lục 7). hoạch của -Nhóm lắng nghe, doanh nghiệp. -Trình bày kết quả. -Rút ra bài học cho -Phân công mỗi nhóm bản thân, phát biểu ý làm một bài tập. kiến đóng góp. - Tìm kiếm và huy động vốn. 2.2. Tìm hiểu về đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Hạch toán kinh tê -GV đƣa ra một số tình 15p ’ -Nhóm lắng nghe, -Tiêu chí đánh giá huống trong kinh doanh thảo luận nhóm. hiệu quả kinh doanh. - Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. (phụ lục 8). -Đặt câu hỏi, yêu cầu -Trình bày kết quả. -Rút ra bài học cho các nhóm giải quyết tình bản thân, phát biểu ý huống. kiến đóng góp. 5p’ Hoạt động 3 Muốn nâng cao hiệu -GV giao bài tập cho quả kinh doanh trong các nhóm giải quyết. -HS lắng nghe yêu cầu. 14 doanh nghiệp, bạn phải -Giao bài tập về nhà: -Giải quyết bài tập. là ngƣời có năng lực Yêu cầu HS lập một kế -Rút ra bài học. quản lí, kinh doanh có hoạch kinh doanh, thực -Nhận bài tập về nghệ thuật và biết cải hiện và tính toán lợi thiện kinh doanh. nhà. nhuận cũng nhƣ rủi ro. -Củng cố, dặn dò. 1.3. Kiểm nghiệm đánh giá Để kiểm nghiệm tính khả thi của các tiến rình dạy học nhằm rèn luyện KNS cho HS THPT tác giả sử dụng phƣơng pháp thực nghiệm có đối chứng. 1.4. Mục đích thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm nhằm: Kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các tiến trình dạy học nhằm rèn luyện - KNS cho HS THPT qua dạy học môn Công nghệ 10 đã đƣợc đề xuất. 1.5. Nội dung thực hiện Tác giả tiến hành thực nghiệm 2 bài học trong chƣơng trình môn Công nghệ 10 bao gồm: Bài 47: Phƣơng pháp chế biến sữa chua, sữa đậu nành. Bài 55: Quản lí doanh nghiệp 1.6. Cách tiến hành 1. Đối với lớp thực nghiệm: Tác giả chọn lớp 10 Sinh để thực nghiệm theo hai giáo án (giáo án 1, giáo án 2). 2. Đối với lớp đối chứng: Cũng với hai bài trên, ngƣời nghiên cứu chọn lớp 10 Văn để dạy theo phƣơng pháp truyền thống (chủ yếu là thuyết trình, đàm thoại). Sau bài học: Tác giả xây dựng mẫu biên bản dự giờ tiết dạy ;phiếu khảo sát GV, HS sau thực nghiệm; các bài kiểm tra đánh giá đối với các HS. 2. Kết quả thực nghiệm a) Kết quả định tính Thông qua kết quả khảo sát từ giáo viên dự giờ và phiếu khảo sát HS sau khi thực nghiệm, tác giả tiến hành tổng hợp kết quả và xử lý các thông tin mang tính chất định tính để đánh giá kết quả thực nghiệm.  Kết quả từ phiếu nhận xét của GV tham gia dự giờ 15 Đối với câu hỏi đánh giá về tiết dạy rèn luyện KNS thông qua môn Công nghệ 10, các GV dự lớp học cho kết quả nhƣ sau:  Nhận xét của GV về mục tiêu bài học: Theo các GV tham dự lớp, tiết dạy rèn luyện KNS thông qua môn Công nghệ 10 đạt mục tiêu bài học và theo đúng đƣợc các yêu cầu bài học. Trong đó, 45% GV dự lớp đánh giá là tiết học “rất đạt”, 55% GV đánh giá là “đạt” và không GV nào nhận xét tiết học “không đạt” yêu cầu mục tiêu bài học. Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ % đánh giá mức độ đạt mục tiêu bài học  Nhận xét của GV về kĩ năng làm việc của HS Các GV khi đƣợc hỏi về nhận định “HS khi học tập theo nhóm thì có hiệu quả hơn không? Có đạt đƣợc những yêu cầu của GV”, 80% các GV cho rằng HS đạt đƣợc KN làm việc nhóm còn lại 20% chƣa đồng ý vì một số HS vẫn khá lúng túng. Các em chƣa diễn đạt hết đƣợc các ý muốn trình bày, khi thảo luận nhóm một số ít các em vẫn còn chƣa tập trung. Bên cạnh đó, trong buổi họp chuyên môn, GV dự giờ lớp cũng đƣa ra ý kiến nên cho các em giải thích, trình bày ý kiến cá nhân để đánh giá mức độ hiểu bài và khả năng vận dụng vào thực tế.  Đánh giá của GV về việc đƣa ra yêu cầu cụ thể cho từng nhiệm vụ bài học 16 Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ % đánh giá GV về việc đưa ra yêu cầu cụ thể cho nhiệm vụ bài học Thông qua biểu đồ 2.2, có 65% các GV dự giờ đánh giá “đồng ý” GV đứng lớp đã đƣa ra các yêu cầu cụ thể cho từng nhiệm vụ của bài học. Khi giao nhiệm vụ bài học cho từng nhóm, GV phải đƣa ra những chỉ dẫn rõ ràng và nêu yêu cầu cụ thể. Điều này không những giúp HS xác định đúng trọng tâm câu hỏi mà còn giúp làm rõ mục tiêu bài học. GV giải đáp thắc mắc giúp HS làm sáng tỏ yêu cầu bài học, đồng thời trong quá trình HS làm việc nhóm thì GV cũng quan sát và đƣa ra những chỉ dẫn khi cần nhằm giúp kết quả hoạt động của HS đạt hiệu quả cao.  Nhận xét về phƣơng pháp dạy học Bảng 2.1. Bảng đánh giá phương pháp giảng dạy Đồng Phân Không ý vân đồng ý Phát huy tính tích cực, chủ động của HS 5 0 0 Tạo đƣợc hứng thú học tập cho HS 4 1 0 4 1 0 4 1 0 NHẬN XÉT HS đƣợc khuyến khích đặt câu hỏi thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao HS đóng vai trò trung tâm, tự lập kế hoạch, tự thực hiện và tự đánh giá. 17 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ đánh giá phương pháp giảng dạy Thông qua kết quả khảo sát từ bảng đánh giá trên, các GV dự giờ lớp học đồng ý với quan điểm: khi sử dụng hình thức học tập nhằm rèn luyện KNS cho HS thông qua môn Công nghệ 10 giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập. HS đƣợc thể hiện vai trò là ngƣời chủ đạo, đóng vai trò trung tâm trong việc học. Bên cạnh đó, 80% GV dự giờ đồng ý với nhận định: Sử dụng hƣớng học tập nhằm rèn luyện KNS cho HS thông qua môn Công nghệ 10 giúp tạo đƣợc hứng thú học tập cho HS, điều này thể hiện khi HS tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho bài học. Khi hoạt động trong nhóm thì các em nhiệt tình thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến bổ sung cho vấn đề và liên hệ các vấn đề thực tế để làm phong phú thêm cho bài thuyết trình. Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ % mức độ phù hợp áp dụng các phương pháp rèn luyện KNS Các GV dự giờ đánh giá khi áp dụng phƣơng pháp rèn luyện KNS vào giảng dạy Công nghệ 10 giúp HS phát triển ý kiến một cách có hệ thống và nâng cao tƣ duy logic sau đó trả lời các câu hỏi, phát biểu trình bày ý kiến nhằm làm sáng tỏ vấn đề đang cần 18 giải quyết. 75% GV đƣa ra ý kiến cho rằng “thích hợp” khi vận dụng phƣơng pháp rèn luyện KNS vào giảng dạy Công nghệ 10 nhằm nhằm cải thiện KNS cho HS THPT.  Kết quả từ bảng khảo sát của HS lớp học Đầu tiên, khi đƣợc hỏi về thái độ học tập của HS đối với phƣơng pháp GV sử dụng, kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.2. Bảng thái độ của HS đối với PPDH của GV Rất hứng thú SL % SL % Bình thƣờng SL % Hứng thú Chán SL % Lớp ĐC 2 6 8 27 12 40 7 27 Lớp TN 9 30 16 53 4 17 0 0 Biểu đồ 2.5. Thái độ của HS đối với PPDH của GV Thông qua biểu đồ cho thấy sự khác biệt về thái độ của HS đối với phƣơng pháp GV sử dụng ở mỗi lớp. Lớp ĐC có 40% HS cảm thấy bình thƣờng, trong khi đó lớp TN có đến 53% HS cảm thấy hứng thú, chỉ có 17% HS cảm thấy bình thƣờng. Bên cạnh đó, lớp TN không có HS nào cảm thấy chán nhƣng lớp ĐC lại có tới 27% HS cho biết thấy chán với môn học. Qua đó cho thấy khi áp dụng dạy học tập nhằm rèn luyện KNS cho HS thông qua môn Công nghệ 10 sẽ làm kích thích sự hứng thú cho HS, tạo động cơ tốt cho quá trình tích cực hóa ngƣời học. Khi đƣợc hỏi về mức độ tiếp thu kiến thức sau khi học xong môn Công nghệ 10 theo các phƣơng pháp dạy học nhằm rèn luyện KNS cho HS với các mức độ nhận thức: Hiểu rõ (>80%), hiểu tƣơng đối (60-80%), Hiểu mơ hồ (20-60%), khó hiểu – không hiểu gì (<20%) thu đƣợc kết quả nhƣ sau: 19 Biểu đồ 2.6. Mức độ hiểu bài của HS sau khi học xong môn Công nghệ bằng phương pháp tích cực nhằm rèn luyện KNS Qua biểu đồ 2.6 cho thấy, mức độ hiểu bài của lớp TN cao hơn nhiều so với lớp ĐC. Cụ thể có 35% HS lớp TN hiểu rõ, 57% hiểu tƣơng đối, 8% HS hiểu mơ hồ và hầu nhƣ không có HS nào không hiểu bài. Trong khi đó ở lớp ĐC, số HS hiểu rõ và hiểu tƣơng đối lần lƣợt nhƣ sau 15%, 35%. Và số HS hiểu mơ hồ chiếm đại đa số là 40%, ngoài ra có đến 10% HS không hiểu bài. Qua khảo sát cho thấy, khi áp dụng PPDH tích cực nhằm rèn luyện KNS cho HS THPT thì HS hiểu bài và nắm kiến thức tốt hơn. Bên cạnh sự hứng thú, khả năng tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả là mức độ yêu thích dành cho môn học thể hiện bằng cách HS muốn tham gia các hoạt động. Bảng khảo sát mức độ HS muốn tham gia các hoạt động do GV tổ chức dƣới đây sẽ cho thấy ý thức tích cực của HS: Bảng 2.3. Bảng mức độ HS muốn tham gia các hoạt động do GV tổ chức Hoàn toàn Không không đồng đồng ý ý SL % SL % Bình thƣờng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý SL % SL % SL % Lớp ĐC 0 0.0 13 43.3 14 46.7 2 10 0 0.0 Lớp TN 0 0.0 2 6.7 7 26.7 18 60 2 6.7 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan