Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn-''rèn luyện và phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trung...

Tài liệu Skkn-''rèn luyện và phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trung học cơ sở trong giờ ngữ văn

.DOC
9
2345
97

Mô tả:

''Rèn luyện và phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh Trung học cơ sở trong giờ ngữ Văn I. Lí do chọn đề tài: Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giáo dục cũng có một vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển con người. Như vậy đổi mới giáo dục là một đòi hỏi khách quan đối nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiên nay. Nhất là trong những năm đầu của thế kỷ 21, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng đòi hỏi bức thiết để đáp ứng với sự phát triển xã hội. Chính vì vậy là một người thầy cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong cuộc đổi mới giáo dục, không những vậy mà còn phải năng động sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nói chung trong bộ môn Văn nói riêng. Bởi bộ môn ngữ văn có một vị trí rất quan trọng, nó là môn khoa học, chứa đựng nội dung vô cùng phong phú, đa dạng về văn hoá và sự sống sinh động, tinh thần, tư tưởng tâm hồn của một dân tộc. Giành vị trí xứng đáng trong nhà trường phổ thông. Đồng thời môn ngữ văn còn có nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Giúp học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp, hiểu biết về thế giới bên ngoài xã hội và con người. Để đạt được những yêu cầu trên Giáo viên dạy ngữ Văn không những phải nắm vững phương pháp đặc trương bộ môn mà phải năng động sáng tạo đổi mới phương pháp dạy, chống lại những lỗi dạy theo kiểu cũ. Muốn vậy người Giáo viên cần chuẩn bị cho học sinh nhiều tình huống phong phú, để học sinh tự tìm ra kiến thức và khám phá ra chân lý. Từ đó bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo, tự chủ, năng động, 1 ''Rèn luyện và phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh Trung học cơ sở trong giờ ngữ Văn có khả năng giải quyết những vấn đề thường gặp....thăng tiến trong cuộc sống. II. Phạm vi đề tài: ''Rèn luyện và phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh Trung học cơ sở trong giờ ngữ Văn". Giới hạn: Vận dụng trong phạm vi giảng dạy môn ngữ Văn trung học cơ sở từ lớp 6, 7, 8, 9. III. Nội dung: 1. Tác phẩm Văn học là những hình tượng sinh động một mặt phản ánh bản chất sự vật, mặt khác lại chứa đựng những thành phần sáng tạo của ước mơ và khát vọng của người nghệ sĩ. Giảng dạy Văn học, nhất là ngữ Văn, muốn đạt hiệu quả cao, tức là giúp học sinh hiểu, cảm nhận để cộng hưởng và đồng sáng tạo với tác giả - Giáo viên phải coi trọng biện pháp rèn luyện và phát huy năng lực liên tưởng, tượng cho học sinh. "Liên tưởng là nhân sự việc hiện tượng nào đó mà nghĩ tới, nhớ lại hiện tượng sự việc khác có liên quan. Tưởng tượng là tạo ra trong trí hình ảnh những cái không có ở trước mặt, hoặc chưa hề có". Đây là hai thao tác tư duy khác nhau; liên tưởng thuộc phạm vi vốn vốn sống, trí nhớ, những kỷ niệm; tưởng tượng là sự sáng tạo không chỉ của trí tuệ mà có sự tham gia của tâm hồn tình cảm. Tuy vậy liên tưởng và tưởng tượng có mỗi liên quan và hỗ trợ cho nhau. Người có năng lực liên tưởng nhạy bén sẽ có điều kiện để tưởng tượng, để sáng tạo. Có thể nói, đây là năng lực trí tuệ và tâm hồn rất quan trọng mà người thầy 2 ''Rèn luyện và phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh Trung học cơ sở trong giờ ngữ Văn giáo dạy Vănn cần thường xuyên rèn luyện cho học sinh để các em học một cách hứng thú và thông minh. 2. Một vài biện pháp chính mà tôi đã thực hiện trong bài giảng ngữ Văn ở trung học cơ sở: - Trước hết là cung cấp cơ sở khoa học, những hiểu biết cho học sinh về hai khía cạnh liên tưởng tượng. Về kiến thức tâm lí học. Giáo viên cần giảng giải một cách cụ thể, thế nào là liên tưởng; thế nào là tưởng tượng, tầm quan trọng và mối liên quan giữa chúng trong thao tác trí tuệ khi học Văn nói riêng, khi học tập các môn khác và trong cuộc sống nói chung. Từ đó, trong các văn bản ở các khối lớp, Giáo viên chỉ cho học sinh thấy đăc thù của tư duy hình tượng trong sáng tác văn học, quá trình tiếp cận cuộc sống, rồi tưởng tượng, sáng tạo để tạo thành tác phẩm của các phẩm của các nhà văn. Chỉ cho Học sinh thấy mỗi liên quan giữa hình thức (ngôn ngữ, hình tượng) và nội dung cảm hứng trong mỗi tác phẩm. Nhấn mạnh để Học sinh thường trực một ý thức rằng: Cội nguồn quan trọng giúp nhà Văn sáng tác thành công là liên tưởng, tưởng tượng và do đó khi đọc, cũng như học văn, cần thường xuyên rèn luyện và phát huy các năng lực ấy một cách có hình ảnh, liên tưởng và tưởng tượng là chìa khoá đắc dụng để mở những cánh cửa Văn chương, để đi từ ngôn ngữ, hình tượng Văn chương vào tư tưởng, tâm hồn, khát vọng của nhà văn, từ chất liệu thực vào thế giới của lãng mạn, bay bổng... - Khi soạn và lúc giảng bài, Giáo viên cần tập trung chú ý, lấy ra và nhấn mạnh những chi tiết hình ảnh Văn chương một vài từ hoặc câu 3 ''Rèn luyện và phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh Trung học cơ sở trong giờ ngữ Văn thơ đặc sắc, những nhăn tự trong mỗi tác phẩm có khả năng khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh; Thí dụ như hình ảnh "Con én đưa thoi". Trong truyện Kiều của Nguyễn Du, hình ảnh núi rừng vô cùng tráng lệ đó là khi "Nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn". Trong lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long... nêu ra những hình ảnh văn chương ấy trước hết nhằm tạo hứng thú cho học sinh, in trong tâm trí học sinh những ấn tượng đậm nét, sau đó khích lệ học sinh suy ngẫm tìm tòi để giải mã. Giải mã bằng cách nào? Sử dụng những thao tác tư duy gì ? Có thể dùng liên tưởng, tưởng tượng được không ?. Từ vài hình ảnh tiêu biểu, giáo viên vận động học sinh tự tìm thêm các hình tượng thẩm mỹ văn chương trong các tác phẩm khác đã học, chưa học hoặc sẽ học... Có thể sử dụng những học sinh khá, giỏi để các em tìm tòi, đề xuất rồi giáo viên nêu trước cả lớp, tạo trong học sinh những "ám ảnh văn chương" để thường xuyên đánh thức trí tuệ tâm hồn của các em. Nói khác đi, muốn rèn luyện, phát huy liên tưởng và tưởng tượng cho học sinh, thầy phải tạo hứng thú, thói quen để học sinh sưu tầm, chọn lựa những hình tượng văn chương mang yếu tố huyền thoại, lãng mạn, sản phẩm trực tiếp của trí tưởng tượng của nhà văn, những từ ngữ, câu thơ, những chi tiết khác thường, thậm trí vô lý, kích thích trí tuệ, đòi hỏi sự liên tưởng, tưởng tượng. Từ hai biện pháp trên, giáo viên tiến hành bài giảng, dẫn dắt học sinh kết hợp hài hoà, linh hoạt hệ thống câu hỏi và lời giảng, bình trên lớp. Về câu hỏi các nhà phương pháp đã chia làm 3 loại: Câu hỏi phát 4 ''Rèn luyện và phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh Trung học cơ sở trong giờ ngữ Văn hiện, câu hỏi gợi ý suy luận phán đoán, câu hỏi gợi ý liên hệ mở rộng. Vận dụng các thao tác trên, khi đặt câu hỏi phát hiện, tôi thường tập trung hỏi học sinh về những dấu hiệu nghệ thuật khác thường, những hình ảnh văn chương kỳ lạ phi lý. Chẳng hạn hỏi trong đoạn trích (Kiều ở Lầu Ngưng Bích) em hiểu câu thơ nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng như thế nào ? Học sinh có thể trả lời là gửi một nửa vào cảnh vật, một nửa giữ trong lòng hoặc một nửa tấm lòng ở đây, nửa kia bay về quê hương. Hoặc hỏi: Qua câu cuối đoạn (Kiều ở Lầu Ngưng Bích) điệp ngữ buồn trông em hiểu tâm trạng Kiều như thế nào ?. Học sinh có thể trả lời: Nguyễn Du dùng điệp ngữ để mô tả tâm trạng tê tái, đau thương: Thương mình và thương người thân, thương cho thân phận và duyên số. Vì càng buồn thì càng trông, càng trông lại càng buồn. Ngoại cảnh và tâm cảnh, khung cảnh thiên nhiên và diễn biến tâm trạng được diễn tả qua một hệ thống hình tượng và ngôn ngữ mang tính ước lệ mở ra một trường liên tưởng bi thương. Cửa bể mênh mông lúc ngày tàn chiều hôm càng làm tăng nỗi buồn đau cô đơn của kiếp người lưu lạc: "Thuyền ai" lúc ẩn lúc hiện "Thấp thoáng cánh buồm xa xa" đầy ám ảnh "buồn trông", con thuyền ai xa lạ, cánh buồm xa xa thấp thoáng Kiều càng nghĩ đến thân phận của mình nơi quê người đất khách. Những chất liệu văn chương ấy rõ ràng chỉ có thể ra đời từ trí tưởng tượng, sự sáng tạo tài hoa của tác giả. Do đó, muốn hiểu chúng học sinh phải huy động thao tác liên tưởng, tưởng tượng. Loại câu hỏi liên hệ, mở rộng và suy luận, phán đoán được tung ra để đánh thức tâm hồn và trí tuệ của học sinh. Tại sao qua hình ảnh con thuyền và cánh buồm 5 ''Rèn luyện và phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh Trung học cơ sở trong giờ ngữ Văn xa xa trên cửa bể chiều hôm, là ngọn nước và hoa trôi, là nội cỏ dầu dầu giữa màu xanh xanh chân mây mặt đất, là gió cuốn và tiếng sóng ầm ầm kêu nơi mặt duềnh lại mang ý nghĩa tượng trưng. Để trả lời được câu hỏi này học sinh phải liên tưởng gắn kết các hình ảnh "con thuyền", "cánh buồm", "ngọn nước", "hoa trôi" với màu sắc, âm thanh của thiên nhiên vừa bao la mờ mịt, vừa dữ dội, tất cả như đang bủa vây người con gái lưu lạc đau thương trong nỗi buồn đau hãi hùng lẻ loi. Lần theo mối tương quan giữa các chi tiết học sinh sẽ giảng giải, cắt nghĩa được vấn đề đặt ra. Và như thế, năn lực liên tưởng trong các em sẽ được rèn luyện. Sự liên tưởng không chỉ trong phạm vi tương quan nội bộ tác phẩm mà cần mở rộng, hướng tới mối quan hệ giữa tác phẩm văn chương và cuộc sống, văn chương và tâm tư tình cảm tác giả, chẳng hạn có thể hỏi: vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong bài Đồng chí (Chính Hữu) hoặc: do cảm xúc nào mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đã cất lên tiếng thơ: "Chỉ cần trong thơ có một trái tim" trong bài thơ về tiểu đội xe không kính... Thường xuyên phải trả lời các câu hỏi tại sao ?, do dâu ?, nguyên cơ, lý do nào... học sinh sẽ được rèn luyện và phát huy năng lực liên tưởng. Từ năng lực này của các em, giáo viên cần tiếp tục hỏi, gợi ý, nếu cần thiết thì giảng giải, phân tích các giá trị văn chương để giúp trí tưởng tượng trong học sinh được cất cánh. Lúc đầu, học sinh có thể lúng túng. Thao tác tưởng tượng được bắt đầu từ sự liên tưởng sự vật này với sự vật kia để tạo ra hình ảnh những cái không có ở trước mắt, hoặc chưa hề có. Trung khi sử dụng chùm câu hỏi để gợi ý hướng dẫn học 6 ''Rèn luyện và phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh Trung học cơ sở trong giờ ngữ Văn sinh giải mã văn chương bằng liên tưởng, tưởng tượng, giáo viên không thể dùng mẹo riêng của giảng văn mà còn cần, rất cần phối hợp hài hoà, linh hoạt kiến thức và kỹ năng 2 phân môn Tiếng Việt và lý thuyết làm văn. ở lớp 6, 7, 8 học sinh đã được học các biện pháp tu từ từ vựng. Trong đó, tình hình tượng của ngôn ngữ văn chương ở các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ... có liên quan mật thiết với thao tác liên tưởng, tưởng tượng. ở lý thuyết Làm văn cả 4 lớp 6, 7, 8, 9 có bài phân tích, bình giảng tác phẩm văn học... cũng giúp học sinh những thao tác liên tưởng, tưởng tượng rất cụ thể. Tiếc thay, khi giảng văn nhiều giáo viên chúng ta đã lãng quên hai phân môn chiến hữu Tiếng Việt và lý thuyết Làm văn, khiến giảng văn trở thành sự áp đặt, người dạy chủ quan, người học thụ động, thiếu những cơ sở phương pháp luận sinh động, thiết thực, hài hoà kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt, làm văn với giảng văn, tôi vừa coi trọng việc rèn luyện, phát huy liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh ở những yếu tố thẩm mỹ cụ thể trong từng câu, đoạn thơ, văn, vừa gợi mở để các em mã hoá, sáng tạo những hình ảnh, hình tượng thâu tóm nội dung, đặc điểm bao trùm các tác phẩm, các nhân vật. Kết quả giáo viên và học sinh tìm được một vài mã hiệu thú vị như: "người cô độc nhất thế gian, thêm người" (nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa) các chiến sĩ lái xe Trường Sơn (Đồng chí - Phạm Tiến Duật)... Ngoài mấy biện pháp đã nêu, khi có điều kiện, tôi thường đọc cho học sinh nghe, nhấn mạnh, hoặc hướng dẫn các em chép vào sổ tay văn 7 ''Rèn luyện và phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh Trung học cơ sở trong giờ ngữ Văn học những tư liệu của các cây bút lớn, vừa để nuôi hứng thú cho học sinh. Xét về bản chất, giảng văn là một quá trình giáo viên dẫn dắt học sinh, thầy chủ toạ, trò chủ động, bằng các thao tác trí tuệ: tái hiện, tái tạo rồi sáng tạo, để từ ngôn ngữ nghệ thuật, khám phá các giá trị nội dung, ý nghĩa, từ hình thức tác phẩm mà hiểu, cộng hưởng, rồi đồng sáng tạo với nhà văn, cùng nhà văn vươn tới cái đích cao cả của văn chương là "Chân - Thiện - Mĩ". Để giảng văn tốt, giáo viên phải thực hiện hài hoà nhiều biện pháp sư phạm từ soạn bài, đến việc luyện đọc, đặt câu hỏi, giảng bình, hướng dẫn các em ghi chép, ôn tập, làm bài, luyện năng lực so sánh suy luận, phán đoán... Trong các biện pháp ấy, việc rèn luyện và phát huy năng lựcliên tưởng, tưởng tượng cho học sinh là trung tâm. Đây là cách tốt nhất giúp học sinh sử dụng thao tác tư duy hình tượng, tư duy người giáo viên phải rèn luyện cho chính mình các năng lực thần diệu ấy. Nói tóm lại thầy phải biết cách đọc văn, rồi kinh nghiệm của chính mình mà rèn luyện cho học sinh. IV - Kết luận. Văn học có sức tác động to lớn đến bạn đọc, tiếp nhận văn học lại phụ thuộc vào trình độ, năng lực thị hiếu của từng người. Năng lực liên tưởng tưởng tượng có vai trò quyết định trong việc phát triển tư duy của học sinh, làm cho vốn sống phong phú hơn. Tạo dựng tình huống cho sự nhận thức sáng tạo nghệ thuật, xây dựng cho học sinh những tình cảm đẹp đẽ cao thượng, phát triển năng lực tư duy, tận dụng các 8 ''Rèn luyện và phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng của học sinh Trung học cơ sở trong giờ ngữ Văn điều kiện thuận lợi của bộ môn, giáo viên cần chuẩn bị cho học sinh một hành trang văn học đầy đủ để bước vào cuộc sống để học sinh có điều kiện nhận những di sản trong nước và thế giới thuận lợi. Tài liệu tham khảo 1. Từ điển Tiếng Việt - NXB KHXH - 1983 2. Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy ngữ văn ở THCS. 3. Đổi mới việc dạy và học môn ngữ văn. 4. Sách giáo khoa và sách giáo viên ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan