Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL Skkn rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh lớp 10 thông qua bài một số ph...

Tài liệu Skkn rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh lớp 10 thông qua bài một số phạm trù cơ bản của đạo đức môn giáo dục công dân lớp 10.

.DOC
24
2251
51

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒỒNG NAI TRƯỜNG THPT TAM HIỆP Mã sốố: ................................ SÁNG KIẾẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA BÀI: MỘT SÔẾ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Người thực hiện: Hốồ Thị Dung Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn: Giáo dục công dân Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mố hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phầần mềầm) I. Lý do chọn đề tài Năm học: 2014-2015 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VẾỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Hốồ Thị Dung 2. Ngày tháng năm sinh: 19/08/1981 3. Nam, nữ:Nữ 4. Địa chỉ: sốố nhà 15A tổ 2 khu phốố 2 phường Trảng Dài 5. Điện thoại: 0918721921 6. Fax: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: E-mail: 7. Chức vụ: Giáo Viên 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyền môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Giảng dạy mốn Cống dân 9. Đơn vị cống tác: Trường THPT Tam Hiệp II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên mốn, nghiệp vụ) cao nhâốt: Thạc Syỹ - Năm nhận băồng: 2014 - Chuyên ngành đào tạo: III. Chính trị học KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên mốn có kinh nghiệm: Giảng dạy mốn Cống dân - Sốố năm có kinh nghiệm: 9 năm - Các sáng kiêốn kinh nghiệm đã có trong 5 năm gâồn đây: - Rèn luyện và phát triển kỷ năng giải quyêốt vâốn đêồ cho học sinh lớp 12. Thống quan giảng dạy mốn giáo dục cống dân. - Sơ đốồ hóa mốn giáo dục cống dân - Vận dụng tnh huốống và giảng dạy mốn giáo dục cống dân lớp 12 2 I . LÝ DO CHỌN ĐỀỒ TÀI Nước ta đã và đang tiến hành CNH và HĐH trên mọi mặt của đời sống xã hội từng bước hội nhập với các nước trên thế giới, đẩy lùi và từng bước xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp tiến tới xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Như Bác đã nói “Xây dựng xã hội chủ nghĩa thì phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Vậy con người xã hội chủ nghĩa đây là gì? Chính là con người “Vừa hồng vừa chuyên” hay chính là vừa có đức vừa có tài. Ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ viết thư cho học sinh Bác khẳng định “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu ”.(18) Là người giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân tôi luôn tâm nguyện làm sao giảng dạy cho những thế hệ học trò mình vừa ngoan vừa giỏi hay nói chính xác là có đức mà học tập tốt khi bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội còn kéo theo nhiều tệ nạn xã hội tác động đến một phần nhỏ đạo đức lối sống của của các em: như game online lối sống thực dụng các trang wed đen đồi trụy, hút chích, đua đòi, lãng phí… Để học trò mình tránh xa được điều đó, rèn luyện cho mình những đức tính tốt, trở thành những công dân tốt có ích cho xã hội. Tôi đã chọn đề tài “Rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh lớp 10 thông qua bài: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức của môn GDCD lớp 10” là để tài nghiên cứu của mình. I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 1.1. Cơ sở lý luận 1.2. Một số quan niệm cơ bản về đạo đức. 3 1.3. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức. Theo Từ Điển Tiếng Việt thì đạo đức là: Một hiện tượng xã hội phán ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người. Đạo đức là tổng hợp những quan điểm của một xã hội, một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh được hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội. Theo định nghĩa sách giáo khoa GDCD lớp 10 thì đạo đức là: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực mà qua đó con người tự nhận thức, tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và xã hội. Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh “Đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đức, trí, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.(22;23) 1.3.1. Các quan niệm rèn luyện và phát triển đạo đức. Rèn luyện: Là luyện tập một cách thường xuyên để đạt tới phẩm chất hay trình độ ở mức nào đó, hoặc rèn luyện thường xuyên những đức tính tốt cho học sinh. Phát triển: Là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. Từ đó chúng ta hiểu được rèn luyện và phát triển đạo đức là như thế nào và mục đích của nó là gì. 2. Cơ sở thực tiễn Đặc thù của môn GDCD được xây dựng trên cơ sở các môn khoa học khác như: Triết học, CNXH khoa học, Pháp luật học, đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nước,… Đặc biệt chương trình GDCD lớp10 học kỳ hai là đạo đức học, vai trò của người giáo viên làm sao cho các em hiểu được thế nào là người có 4 đạo đức, quá trình hình thành và phát triển nhân cách của một con người, các phạm trù cơ bản của đạo đức. Muốn làm được điều đó thì giáo viên phải thiết kế bài giảng làm cho học sinh thích thú môn học, trông ngóng đến hôm có tiết Công Dân. Vì chúng ta biết rằng trong tư tưởng đại đa số các em coi thường môn học này, nó là môn phụ không thi tốt nghiệp. Vì vậy làm cho các em thích đã khó, hiểu được nội dung bài học và vận dụng trong cuộc sống trở thành thói quen của các em lại càng khó hơn. Theo khoản 1, Điều 27 của luật giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI cho rằng: “Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ”. Với luận văn nghiên cứu khoa học tốt nghiệp Thạc sỹ của Nguyễn Thị Hồng Oanh trường Đại học Vinh năm 2009: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh THPT Chuyên Phan Bội Châu tỉnh Nghệ An Hay Phạm Văn Hòa với đề tài: Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức lối sống cho Thanh niên thị xã Sa Đéc Tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay. Các công trình nghiên cứu khoa học trên về cơ bản rất có giá trị, nội dung và đối tượng nghiên cứu phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, thực tiễn về rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học môn giáo dục Công Dân vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu. Do đó, từ sự kế thừa cơ sở lý luận của các công 5 trình nghiên cứu trước, tôi tiếp tục muốn góp phần làm rõ hơn về rèn luyện và phát triển đạo đức cho các em. Đặc biệt là học sinh lớp 10 khi các em vừa mới bước chân vào THPT với bao bở ngỡ khi mà các em chưa được trang bị những hành trang và kỹ năng sống, giao tiếp mang giá đậm giá trị đạo đức. III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Thực trạng 1.1 Khái quát vài nét cơ bản về trường THPT Tam Hiệp Là một ngôi trường lâu năm, trên 50 mươi năm xây dựng và trưởng thành. Giàu truyền thống hiếu học, số lượng học sinh nhiều và đại đa số là con em công nhân, nằm giữa các phường Bình Đa, Tam Hiệp, Tam Hòa và Tân Mai số học sinh gần 1500 của ba khối. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và tâm huyết với nghề, có thể nói rằng đội ngũ giáo viên trường THPT Tam Hiệp là một trong những trường đạt chuẩn nhất về trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm ở tỉnh Đồng Nai này. Trường với ba khối lớp 10,11,12. Mỗi khối có 10 lớp. Vì số lượng học sinh nhiều nên tôi chọn : Đối tượng tôi khảo sát là 4 lớp 10 trên tổng số 10 lớp của khối 10 bao gồm các lớp sau: 10A1, 10A2, 10A3, 10A4. Trong đó lớp 10A1 và 10A2 là lớp chọn của trường. 6 1.2. Thực trạng về khó khăn và thuận lợi. Thuận lợi: Nhìn chung là các em đều ngoan, điểm xét tuyển vào trường tương đối cao, ý thức đạo tốt. Bên cạnh đó còn được Ban giám hiệu nhà trường hết sức quan tâm giúp đỡ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh theo dõi sát sao, từ nề nếp trang phục đến đầu tóc quần áo, nề nếp đạo đức để kịp thời nhắc nhở. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên giảng dạy môn công dân có trình độ chuyên môn đạt chuẩn nhiệt tình và tâm huyết với nghề kinh nghiệm lâu năm. Đồng thời với sự quan tâm sát sao của các cấp chính quyền ở địa phương đã giúp cho học sinh yên tâm hơn trong thi đua học tốt. Đặc biệt sự kết hợp chặt chẽ giữa cha mẹ học sinh với BGH, giáo viên chủ nhiệm “Giáo viên bộ môn đã tạo nên sự đồng nhất trong sự giáo dục về tư tưởng đạo đức cũng như trang bị kiến thức cho các em.” Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn tồn tại những khó khăn mà cô trò cần phải vượt qua mà tôi muốn nhắc lại đó là nền kinh tế mở cửa và hội nhập kéo theo nhiều tệ nạn như game, các trang wed có chứa nội dung xấu, lối sống thực dụng vì đồng tiền,...bên cạnh đó địa điểm của trường như tôi đã nói ở trên nằm giữa 4 phường Bình Đa, Tam Hòa, Tân Mai, Tam Hiệp là nơi thường xẩy ra trộm cắp cướp giật, hút chích,.. các em là lứa tuổi rất dễ bị lôi kéo. Diện tích đất của trường rất hẹp, hạn chế các em trong vui chơi thể thao giải trí. Đại đa số các em là con em công nhân vì vậy cha mẹ ít có điều kiện quan tâm con cái. 2. Giải pháp rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh Bác Hồ đã khẳng định rằng: “Đạo đức là nền tảng và sức mạnh của người cách mạng “Người ví rằng nó như là gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước”. Bác viết: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Người cho rằng có tài mà mà không có đức là người vô dụng. Nhưng “Có đức mà không có tài thì làm việc gì 7 cũng khó”.(25,27;33) Chính vì điều đó mà rèn luyện và phát triển đạo đức phải dựa trên ba nguyên tắc căn bản : Thứ nhất : Nói phải đi đôi với làm, nêu gương tốt, làm việc tốt. Nói đi đôi với làm, nêu gương tốt làm việc tốt. Đây không chỉ là nguyên tắc rèn luyện mà còn phân biệt giữa đạo đức cách mạng và phi cách mạng. Nói mà không làm là đặc điểm của giai cấp bóc lột, vì vậy lời nói phải gắn liền với việc làm phải thực hiện làm tấm gương. Đối với học sinh cũng vậy người giáo viên nói là phải gắn liền với việc làm, nếu không lời giảng chỉ là lý thuyết suông Thứ hai : Xây đi đôi với chống . Nghĩa là đồng thời với việc giáo dục, xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng phải đi đôi với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống những hành vi phi đạo đức. Đối với các em học sinh cũng vậy giáo dục rèn luyện cho các em đức tính thật thà, khiêm tốn thì cũng phải dạy cho các em đấu tranh loại bỏ tính gian lận trong thi cử, chủ nghĩa cá nhân... Thầy cô giáo phải là tấm gương để các em noi theo, là trọng tài mẫu mực không dung túng những thói hư tật xấu của học trò. Thứ ba : Tu dưỡng đạo đức bền bỉ suốt đời. Bác Hồ đã chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do quá trình đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển cũng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”(44;46) Việc rèn luyện đạo đức cho các em phải tạo cho các em tính tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của em. Làm cho các em nhận biết được cái đúng cái sai, cái có đạo đức và cái phi đạo đức. Cái thiện và cái ác, là người thì ai cũng có cái hay cái dở, học sinh cũng vậy khi mà các em đang chập chững tập làm người lớn dễ sửa chữa, khắc phục để trở thành con người tốt. Vận dụng những nguyên tắc đó vào bài giảng. Vì bài này dài và nhiều nội dung trong thời lượng 3 tiết nên tôi chỉ vận dụng hai nội dung trong tiết 1 của bài 8 MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC (tiết1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm - Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội đặt ra cho con người, từ đó có nhận thức đúng về đạo đức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới. 2. Về kỹ năng - Đánh giá một cách khoa học các hiện tượng đạo đức hằng ngày của xã hội. - Đánh giá được các hành vi đạo đức diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. 3. Về thái độ - Biết tôn trọng và giữ gìn những chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ. - Có ý thức tự giác thực hiện hành vi của bản thân theo những chuẩn mực, giá trị ấy trong cuộc sống II. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Nội dung cơ bản: - Nghĩa vụ - Lương tâm - Làm thế nào để có lương tâm trong sáng 9 2. Kiến thức trọng tâm: - Biết được nghĩa vụ của bản thân và thực hiện nghĩa vụ đó. - Biết giữ gìn để cho lương tâm luôn trong sáng. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH - Thuyết trình - Đàm thoại - Thảo luận nhóm - Tình huống - Nêu vấn đề VI.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sách giáo khoa GDCD lớp 10 - Sách giáo viên GDCD lớp 10 - Hướng dẫn thực hiện theo chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 10 - Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn GDCD, cấp THPT - Giấy in A0, bút dạ... - Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10 V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) Câu hỏi: Hãy chọn phương án đúng, sai băồng cách đánh dâốu (X) vào các ố t ương ứng. 10 Nội dung Đúng Sai 1. Những người sống thiếu đạo đức thường hành động một cách tàn nhẫn, ích kỉ. 2. Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức biến đổi cùng với quá trình vận động và phát triển của lịch sử xã hội. 3. Nền đạo đức xã hội luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của những giai cấp, tầng lớp lao động chiếm số đông trong xã hội. 4. Để xây dựng nền đạo đức mới tiến bộ, chúng ta cần loại bỏ và tránh xa những nền tảng đạo đức trước đây. 5. Đạo đức là phương thức duy nhất để điều chỉnh hành vi của con người một cách hiệu quả. 6. Đạo đức là pháp luật tối đa, pháp luật là đạo đức tối thiểu. 7. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức. 8. Không phải phong tục, tập quán truyền thống nào cũng phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. 9. Đạo đức không quan trọng bằng tiền bạc. 10. Tất cả các hành vi vi phạm đạo đức đều là hành vi vi phạm pháp luật. Gợi ý trả lời: Câu đúng: 1, 2, 6, 7, 8 Câu sai: 3, 4, 5, 9, 10 Lời vào bài (2 phút): Phạm trù đạo đức học bao hàm những khái niệm đạo đức cơ bản phản ánh những đặc tnh căn bản, những phương tện và nh ững quan hệ ph ổ biêốn nhâốt c ủa nh ững hi ện tượng đạo đức trong đời sốống hiện thực. Đạo đ ức học bao gốồm nh ững ph ạm trù c ơ b ản nh ư nghĩa v ụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm, hạnh phúc... Trong bài học này chúng ta nghiên c ứu n ội dung nh ững phạm trù đạo đức trên. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 11 Nội dung bài học Hoạt động 1: THUYÊT TRÌNH + VẤN ĐÁP ĐỂ TÌM HIỀU NGHĨA VỤ LÀ GÌ ? (10 phút) 12 - Giải thích tựa bài: + Phạm trù: Thực chất cũng là một - HS chú ý lắng nghe. khái niệm, nhưng là khái niệm chung nhất, khái quát nhất của một ngành khoa học. Còn khái niệm, đó là một hình thức tư duy của con người, phản ánh những thuộc tính chung, chủ yếu và bản chất nhất của các sự vật, hiện tượng (trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người). + Đạo đức học là nói đến một môn khoa học nghiên cứu về đạo đức, về những quy luật phát sinh, phát triển, tồn tại của đời sống đạo đức con người và xã hội. Nó xác lập nên hệ thống những khái niệm, phạm trù, những chuẩn mực đạo đức cơ bản, làm cơ sở cho ý thức đạo đức và hành vi đạo đức của con người. - GV nêu ví dụ: Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Khi đất nước bị xâm lăng, mọi người có trách nhiệm chiến đấu, lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc.  Đó là nghĩa vụ. Vậy, nghĩa vụ là gì? - GV: Nhận xét, chốt lại. 13 1. Nghĩa vụ Hoạt động 2: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG + THẢO LUẬN NHÓM ĐỂ TÌM 2- Lương tâm. HIỂU LƯƠNG TÂM (17 phút) 14 - GV: Cho HS đọc tình huống - HS trả lời: Hành vi của bà A đã sai a) Khái niệm lương sgk tr. 69. khi nghi ngờ hàng xóm của mình và tâm. bà đã hối hận tự nhủ: “Nếu sau này có Lương tâm là năng mất thứ gì thì mình cần xem xét bình lực tự đánh giá và - GV : Em đánh giá như thế nào tỉnh, không nên phản ứng vội vàng, điều chỉnh hành vi về hành vi của bà A ? làm tổn hại đến tình làng nghĩa xóm!” đạo đức của bản + Bà A hối hận→thể hiện - HS : Bà A hối hận đã thể hiện năng thân trong mối quan năng lực gì ? lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi hệ với người khác - GV : Khi bản thân thực hiện đạo đức. và xã hội. Câu hỏi: một hành vi nào đó, mỗi cá nhân luôn tự đánh giá xem hành vi đó đúng hay sai. Năng lực đó gọi là lương tâm. Lương tâm là gì ? - HS trả lời : Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo * Hai trạng thái đức của bản thân trong mối quan hệ biểu hiện với người khác và xã hội. - Lương tâm thanh - HS trả lời: 2 trạng thái: trạng thái thản -> giúp con thanh thản của lương tâm và trạng người tự tin hơn, - GV : Lương tâm có mấy trạng thái cắn rứt của lương tâm. phát huy được tình thái ? - HS nhanh chóng hình thành nhóm tích cực trong hành - GV : Nhận xét học tập theo sự hướng dẫn của giáo vi của con người. - GV : Nhận xét, KL - GV: chia lớp làm nhiều nhóm, viên. - Sự cắn rứt của mỗi nhóm 4 HS, phân công vị lương tâm -> giúp trí chỗ ngồi, cử nhóm trưởng, - Các nhóm quan sát câu hỏi trên bảng cá nhân điều chỉnh phụ và nhóm trưởng đều hành công hành vi của mình thư kí. - GV nêu câu hỏi trên bảng phụ. việc thảo luận của nhóm dưới sự động cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nêu yêu cầu thời gian tháo luận viên, giúp đỡ của GV. (3 phút). - Hết giờ thảo luận, GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Câu 1 : Khi nào lương tâm - HS : thanh thản ? Ví dụ. Ý nghĩa của 15 1 cụ già qua đường ; Trả Câu 1 : Đưa * Các giải pháp cơ bản nhằm rèn luyện và phát triển đạo đức cho các em thông qua bài giảng. 2.1. Giải pháp 1 Từ bố cục về giáo án bắt buộc như vậy mỗi nội dung tôi lấy thêm một tình huống và ví dụ nhằm tạo cho các em ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm. Khi nói đến nghĩa vụ giảng cho học sinh hiểu những tình huống và ví dụ trên tôi đặt thêm một câu hỏi cụ thể như sau yêu cầu học sinh trả lời: Nghĩa vụ của các em khi đến lớp là gì?. HS sẻ trả lời học bài và làm bài đầy đủ, câu trả lời đó là đúng. Nhưng thực chất là số học sinh thực hiện còn rất ít. Ví dụ: lớp 10a3 sĩ số 43 chỉ có 17 em học bài chiếm tỉ lệ 39,5%, còn lại chưa học và học hoặc làm bài qua loa. Tương tự như vậy lớp 10a4 có 42 học sinh chỉ có 12 em học bài chiếm tỉ lệ 28,5%. Lớp 10a1 và 10a2 là những lớp chọn nhưng cũng không khả quan. Cũng là bài học đó 10a1 có tỉ lệ học bài là 25/42 tỉ lệ 59,5%. 10a2 tỉ lệ 22/41 chiếm 53,7%. Đại đa số các em lười không thích học hoặc là đối phó qua loa. Chưa xác định được nghĩa vụ của mình bên cạnh đó không hứng thú học. Nắm được nhược điểm đó tôi đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy nhiều ví dụ, tình huống để các em thảo luận giải quyết. Ý kiến hay cho điểm xứng đáng, tạo sự hào hứng học tập cho các em. Tương tự như vậy liên hệ thực tiễn. Khi các em về với gia đình thì thái độ hành vi cử chỉ với người lớn đặc biệt là ông bà. Tạo cho các em thành một thói quen hay nói chính xác là hình thành nhân cách cho các em từng bước một. Tuổi các em bắt đầu chập chửng làm người lớn các em dễ bắt chước và học theo vì vậy cũng dễ sa ngã khi tiếp xúc nội dung không tốt. Vì vậy chúng ta là giáo viên những người thầy cô phải là một tấm gương thật sự cho các em noi theo trong mọi cử chỉ hành động. Lời nói phải gắn với việc làm. Nghĩa vụ của người giáo viên, ngoài nghĩa vụ pháp lý còn có nghĩa vụ đạo đức và tình cảm. Nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em. Người giáo viên nhiều lúc đóng vai trò là người thầy, người bạn và là người anh người chị với học trò. Chúng ta làm được điều đó chắc chắn chúng ta thành công trên con đường rèn luyện đạo đức không chỉ giúp học sinh hiểu về nghĩa vụ mà còn 16 nắm được danh dự và nhân phẩm của một con người. Từ đó các em thực hiện tốt hơn qua khảo sát lần thứ 2 thực hiện rõ tính tự giác, thực hiện nghĩa vụ của mình. 2.2. Giải pháp 2 Đối với phần lương tâm và làm thế nào để trở thành người có lương tâm. Ngoài ví dụ và tình huống nêu trên tôi lấy ví dụ và một tình huống cụ thể. Tâm trạng của một bạn trong giờ kiểm tra vì không học bài nên chuẩn bị để quay bài, giằng xé giữa quay và không quay. Nếu quay thì điểm cao, khi cô giáo không bắt được, nếu không quay thì bì điểm không…Tâm trạng đó là lương tâm. Hoặc một tình huống khác một học sinh nhặt được một trăm ngàn đồng trong lớp học. Bạn đấu tranh tư tưởng là trả hay không trả cho người mất tiền. Khi các em giải quyết được hai tình huống đó các em hiểu được thế nào là lương tâm con người. Trong trạng thái nào thì lương tâm cắn rứt, trong trạng thái nào lương tâm thanh thản. Bên cạnh đó tôi lấy một vài tấm gương tốt. Đó là 3 em học sinh THCS ở Lào cai nhặt được một ví tiền của du khách đi du lịch Sapa đánh rơi cho Công an với số tiền là 25 triệu tiền Việt và nhiêù USD khác. Sau này biết được ví tiền đó là của một vị khách nước ngoài người Ý. Đó là những tấm gương chúng ta cần học tập noi theo mặc dù tuổi đời các em còn rất nhỏ. Hay một tên tội phạm đã gây tai nạn chết người đang lẩn trốn pháp luật. Vì những lỗi lầm mình gây ra lương tâm cắn rứt nên anh đã ra đầu thú để sống thanh thản hơn. Từ những yếu tố thực tế đó tôi muốn rèn cho học trò của mình trở thành những người tốt và sống có lương tâm.Không vô cảm trước nỗi đau của người khác. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI * Kết quả cụ thể: Việc đưa đạo đức vào trường học đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của một con người, từ đó các em sẽ chủ động, tự tin thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, những người có đạo đức là người có lương tâm, trở thành con ngoan, trò giỏi của gia đình, nhà trường, sau này trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. 17 Bảng đánh giá quá trình rèn luyện học kỳ 2: (Năm học :2014-2015) Học bài làm bài đầy đủ Lớp Học bài làm chưa đạt Đạt Chưa đạt Vi phạm nội quy Sĩ số Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 10A1 42 40 95.2 % 2 4.8% 0% 10A2 41 38 92.6% 3 7.4% 0% 10A3 43 35 81.4% 8 18.6% 0% 10A4 42 34 81% 8 19% 0% Qua con số ban đầu và sau khi rèn luyện ý thức đạo đức cho các em chúng ta thấy rõ sự tiến bộ về ý thức đạo đức của các em trong quá trình học tập, những con số đáng mừng. Muốn duy trì được điều đó thường xuyên thì đòi hỏi sự nổ lực thường xuyên của cả thâỳ và trò. Nhưng bên cạnh những biểu hiện tích cực nêu trên vẫn còn không ít hạn chế trong nhận thức và thái độ của học sinh đối với đạo đức. Một số em vẫn còn thiếu ý thức không tự giác thực hiện các hành vi đạo đức, mặc dù đối với hành vi rất nhỏ nhặt như chào hỏi thiếu thái độ lễ phép, không tôn trọng người khác, gian lận trong thi cử…Thực tế đó cũng nói lên sự hạn chế trong rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau.Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải kiên trì và quyết tâm. Góp phần quan trọng nhằm rèn luyện và phát triển đạo đức của học sinh phải kể đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Bên cạnh và song hành môn giáo dục công dân lớp 10. Tất cả các em được điều tra đều cho rằng môn giáo dục công dân giúp các em hiểu biết về đạo đức và giáo dục các em trở thành con người có đạo đức cũng như sự đóng góp của các bộ môn khác. 18 Tuy nhiên để giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả cao, đề tài đã đề ra một số giải pháp rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh. Rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh không chỉ thông qua môn giáo dục công dân lớp 10, bởi bản thân môn học này vẫn còn hạn chế, bất cập trong một số khía cạnh. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông bậc học này phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của xã hội, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng và gia đình cho công tác quan trọng này. Thiết nghĩ, với sự chung tay góp sức của toàn xã hội trong công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh, đó sẽ là nguồn sức mạnh to lớn có tác động tích cực và thực sự hiệu quả đến việc hình thành nhận thức, hiểu biết về đạo đức cũng như trở thành người có đạo đức. Đó không chỉ là hành trang quý báu cho bản thân, công việc, cuộc sống của các em trong hiện tại và tương lai, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực vừa hồng vừa chuyên của đất nước ta. Rèn luyện và phát triển cho các em đã đạt được những thành quả nhất định, để kịp thời sửa đổi và phát huy theo hướng ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. 1. Thống kê số liệu từng lớp qua rèn luyện và phát triển đạo đức ( kết quả học kì II năm học( 2014 – 2015) Lớp Tổng Yêu nước, hòa số HS bình Khiêm tốn, Đoàn kết, ý thật thà, cần thức, cộng cù, sáng tạo đồng Nói đi đôi với làm 10ª1 42 42 100% 39 92,3% 40 95% 21 50% 10ª2 41 41 100% 37 90,1% 35 85 17 41,4% 10ª3 43 43 100% 23 53,4% 32 74,4% 22 52,35 10ª4 42 42 100% 19 45,4% 35 83,3% 20 48,5% 19 Tóm lại: Để có được tiết dạy hay, bổ ích và thực tiễn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nội dung bài học là yếu tố cốt lõi để có được bài giảng thành công. Nhưng nếu chỉ chăm chú đến yếu tố của nội dung bài học thôi chưa đủ, học sinh của ngày hôn nay không chỉ muốn nghe và tiếp nhận kiến thức một chiều từ giáo viên, mà còn muốn được tham gia vào bài học, muốn được bày tỏ quan điểm, chia sẻ những vướng mắc cần tháo gỡ. Dù muốn hay không, nguyện vọng, mong muốn của học sinh phải được tính đến như một thước đo cho sự thành công của giáo viên bởi suy cho cùng bài giảng chỉ hay khi những kiến thức giáo viên truyền tải, gần gũi và có thể được áp dụng vào thực tiễn. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Hiện nay, với chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học, “Lấy học sinh làm trung tâm” dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh đã trở thành một đòi hỏi, yêu cầu đối với mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy. Giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học, có như thế mới phát huy được tính tích cực học, khả năng ham thích học tập và tìm hiểu ở học sinh. Song việc xác định rèn luyện và phát triển đạo đức cho học sinh trong mỗi bài cần căn cứ vào năng lực của giáo viên, đặc điểm đối tượng học sinh, tình hình cụ thể của từng lớp, dung lượng kiến thức và thời lượng mỗi bài mà giáo viên có thể áp dụng các phương pháp dạy học tích cực thích hợp, tránh hiện tượng cứng nhắc, máy móc để giờ lên lớp có được những hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, để phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên nên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với bộ môn. 2. Đề xuất, kiến nghị 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan