Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Vật lý Skkn tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học và sáng tạo để nâng cao châ...

Tài liệu Skkn tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên.

.DOC
30
1259
59

Mô tả:

Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị : THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ SÁNG TẠO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY, HỌC CHUYÊN Người thực hiện: …TRẦN XUÂN TƯƠNG Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: ..2012-2013............................ 1 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên:TRẦN XUÂN TƯƠNG 2. Ngày tháng năm sinh: 20/12/1955 3. Nam, nữ: 4. Địa chỉ:42/40 Đă nă g Đình Thuâ ăt, KP 6 Tam Hiê ăp, Biên Hòa, Đồng Nai 5. Điện thoại:0613828107 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ:0918392899 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ:TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN 8. Đơn vị công tác:THPT Chuyên LƯƠNG THẾ VINH II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất:ĐẠI HỌC - Năm nhận bằng: 1977 - Chuyên ngành đào tạo: III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Số năm có kinh nghiệm:34 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: *Chuyên đề vâ ăt rắn *Chuyên đề về tĩnh điê ăn *Chuyên đề mạch dao đô nă g * Chuyên đề lực phân tán *Chuyên đề bảo toàn đô nă g lượng 2 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên Tên SKKN: TỔ CHỨC, ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ SÁNG TẠO, ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY, HỌC CHUYÊN. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong hệ thống các trường THPT thì trường chuyên đảm nhận thêm một vai trò quan trọng là bồi dưỡng các học sinh để các em có thể trở thành nhân tài cho đất nước. Đó là một nhiệm vụ rất khó khăn, là thách thức lớn đối với cả thầy- trò và nhà trường. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, đòi hỏi nhà trường, tổ bộ môn và người thầy ngoài kiến thức chuyên môn sâu rộng, còn phải biết tốt chức tốt quá trình dạy- học, phải sáng tạo để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. đó là lí do tôi chọn đề tài này. II : CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIÊÊN ĐỀ TÀI Về phía nhà trường: việc tổ chức dạy- học chuyên đã có một chương trình, kế hoạch cho cả năm học và đã được thông qua hội nghị công chức đầu năm học. Đó là khung chương trình, là các mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện đối với các môn chuyên. Thông thường chỉ tiêu số lượng học sinh đạt giải Quốc gia được xây dựng dựa trên thành tích đã đạt được từ năm học trước, các năm liền kề hoặc dựa trên thành tích cụ thể của từng môn học. Một thói quen, một phương châm chung được hình thành là chỉ tiêu năm sau phải “ bằng, cao hơn năm trước’’! Phương châm đó chỉ áp dụng được đối với các trường có bề dày thành tích và ổn định đội ngũ. Những trường đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ,… quả là rất khó thực hiện. Vì vậy việc tổ chức dạy và học chuyên là rất quan trọng. Tổ chức không tốt không những không hoàn thành được chỉ tiêu về số lượng mà chất lượng học tập của học sinh chuyên và kết quả thi học sinh giỏi là rất hạn chế. Trường chúng tôi thành lập đã được 19 năm. Kết quả thi học sinh giỏi Quốc gia – phản ánh quá trình tổ chức dạy và học- mấy năm gần đây thật đáng khích lệ và trân trọng, nhưng chưa thể nói là tốt vì chất lượng giải chưa cao!chưa có học sinh nào đạt giải Quốc tế. ngay giải Quốc gia vẫn chưa có giải nhất. Quan điểm chỉ đạo và tổ chức dạy và học, tập huấn đổi tuyển là đồng đều giữa các bộ môn, các môn đều dạy theo một khung chương trình( kể cả môn ít tiết học như môn địa, sử cũng như môn nhiều tiết như môn toán). Các giáo viên lĩnh đội đều có tinh thần làm việc rất cao, hết lòng vì học trò và học trò cũng có ý thức học rất cao. Đó là một thành công trong lãnh 3 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên đạo, tổ chức thực hiện của nhà trường, trực tiếp nâng cao chất lượng học tập và kết quả của học sinh chuyên. Để nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh chuyên thì về phía nhà quản lý và tổ chức phải có những biện pháp cụ thể thích hợp và có những mục tiêu tiên tiến. Sẽ không thể có học sinh đạt giải quốc tế nếu nhà quản lý và tổ chức không đặt ra mục tiêu có giải Quốc tế và các biện pháp để thực hiện mục tiêu đó. Đơn giản vì thi đấu Quốc tế là sân chơi không dành cho kẻ lười gặp may. Về phía tổ bộ môn: Phối hợp cùng ban giám hiệu nhà trường đưa ra kế hoạch cụ thế cho việc dạy, học , bối dưỡng và tập huấn học sinh giỏi. Vai trò của tổ chuyên môn rất quan trọng trong việc động viên, hỗ trợ các đồng chí lãnh đội tuyển các khối lớp, và đặc biệt với thành tích đội tuyển thi quốc gia. Thực tế cho thấy nếu trong tổ chuyên môn có sự phân công chuyên môn hợp lý, hợp với năng lực, sở trường của các giáo viên lãnh đội thì sẽ mang lại kết quả tốt cả về số lượng và chất lượng học sinh giỏi. Với lực lượng còn mỏng( thực tế ở trường chúng tôi chỉ có 3 giáo viên dạy chuyên, các đồng chí khác trong tổ do nhiều lý do khách quan không tham gia được) nhưng được phân công tách mảng( mỗi đồng chí chịu trách nhiệm một vài chuyên đề, một vài phần của vật lý nên có kết quả tương đối khả quan. Hai đồng chí giáo viên lần đầu lãnh đội tuyển 12 thi quốc gia đều có 2 đến 3 học sinh đạt giải. Điều đó cho thấy năng lực của cá nhân cũng như sức mạnh của tính tập thể, hiệu quả của công tác tổ chức dạy và học của tổ chuyên môn, của trường. Vai trò của tổ chuyên môn càng tốt nếu cấp trên quan tâm, động viên và khen thưởng đúng mức.Tính cô ăng đồng trong giàng dạy là yếu tố quyết định sự thành công của đô ăi tuyển. Về phía giáo viên dạy chuyên: Đây là khâu cuối cùng và là khâu quyết định thành bại trong hệ thống tổ chức dạy và học.Mỗi giáo viên phải phấn đấu học hỏi để có thể đảm nhâ ăn được nhê m ă vụ của mình. Thành tích và kinh nghiệm dạy chuyên chưa nhiều, nhưng với tinh thần giao lưu học hỏi, xin được tham gia một vài ý kiến trong việc dạy học sinh chuyên.( Vấn đề “ Tổ chức việc dạy-học nâng cao chất lượng các lớp chuyên’’ là vấn đề quá lớn đối với giáo viên chúng tôi). Sau viê ăc tổ chức là công viê ăc dạy và học của thày và trò. Một trong những cách nâng cao chất lượng học sinh chuyên là phải đổi mới phương pháp dạy học. III: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC A.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1 . Kỹ thuật dạy học và nghệ thuật dạy học. 4 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên - Dạy học là một hoạt động phức tạp, gồm nhiều hoạt động liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, nhằm đạt một mục đích duy nhất là giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, đầy đủ và nhanh nhất. - Mỗi người Thầy Giáo khi lên lớp đều tiến hành nhiều hoạt động, song do cách thức thực hiện các hoạt động khác nhau mà gặt hái được những kết quả khác nhau. Nếu các hoạt động đó phong phú, sắp xếp một cách hợp lý phù hợp với các hoạt động của trò thì bài dạy sinh động có kết quả tốt. Ngược lại nếu các hoạt động của thầy đưa ra đơn điệu, không hợp lý,không phù hợp với các hoạt động của trò thì bài dạy thiếu sinh động và không kết quả. Như vậy hoạt động của người thầy giáo trên lớp ( hoạt động dạy học ) đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học trò. - Trình độ dạy học có thể phân ra làm hai mức : kỹ thuật dạy học và nghệ thuật dạy học. Hầu hết các Thầy Cô giáo chúng ta đều có kỹ thuật dạy học ở mức đạt yêu cầu trở lên .Để có được trình độ này là do người Giáo Viên đã được đào tạo trong truờng,đã qua thực tập sư phạm và đã có ít nhiều kinh nghiệm đúc rút được từ thực tế giảng dạy. Các thao tác kỹ thuật,kỹ năng của người giáo viên trên lớp thường được thể hiện ở các khâu: + Nói, viết + Tổ chức học tập, quản lý lớp học + Thực hành thí nghiệm. + kiểm tra đánh giá. + Luyện tập . + Vận dụng các phương pháp dạy học. + Củng cố từng phần và củng cố toàn bài. + Hướng dẫn học sinh học tập. v..v.. -Người thầy giáo nếu chỉ giảng dạy đúng kiến thức, đủ các bước lên lớp,tiến hành đầy đủ các thao tác kỹ thuật một cách bình thường thì học sinh không hứng thú, các giờ dạy như vậy cũng chỉ đạt yêu cầu hoặc khá mà thôi .Ta nói rằng Giáo Viên đó có kỹ thuật dạy học nhưng chưa cao,chưa nâng được các hoạt động của mình lên tới trình độ nghệ thuật,tức là chưa có nghệ thuật giảng dạy.Trong thực tế những thầy giáo dạy giỏi đều là những người có nghệ thuật dạy học , chính vì thế mà rất hiếm thầy dạy giỏi. Hoạt động dạy học có những đặc điểm như vậy nên để chiếm lĩnh được đỉnh cao của nó thật là khó , nó đúng là một hoạt động có kỹ thuật và có tính nghệ thuật. 2. Các phương pháp dạy học và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. 5 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên a. Đặt vấn đề. Do dạy học là một nghệ thuật nên để có được thành công trong giảng dạy thì người giáo viên ngòai sự đam mê,năng lực chuyên môn còn cần phải có năng lực sư phạm tức là phải nắm được và vận dụng thành thạo các phương pháp dạy học . Trong mọi công việc dù nhỏ nhất cho đến việc lớn đều cần có cách làm tức " Phương pháp" tiến hành. Nếu không có phương pháp hoặc phương pháp không tốt thì không đạt kết quả (thất bại) hoặc đạt được kết quả không mỹ mãn, không chắc chắn, không nhanh chóng. Hoạt động dạy học là một hoạt động phức tạp, để đạt được thành công càng cần phải có phương pháp đúng, phương pháp tốt ,phương pháp tiên tiến. Không có một phương pháp vạn năng nào áp dụng cho một giờ dạy mà thường người ta phải phối hợp nhiều phương pháp hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất.Thông thường nên áp dụng những phương pháp sau đây vào một giờ dạy: - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. - Phương pháp đàm thoại suy luận (phương pháp nửa nghiên cứu) - Phương pháp nghiên cứu. Dưới đây chúng ta hãy tìm hiểu về các phương pháp đó. b.Khái niệm về phương pháp dạy học . * Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo,tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ đông đạt các mục tiêu dạy học. * Dạy học tức là dạy cách học và kiến thức chứ không chỉ đơn thuần dạy kiến thức.Quan hệ thầy trò chủ yếu thể hiện ở quan hệ dạy và học. * Phương pháp dạy học phải được hiểu là cả phương pháp dạy và phương pháp học. Phương pháp dạy liên quan đến hoạt động của thầy còn phương pháp học liên quan đến hoạt động của trò vì vậy hoạt động của thầy và trò không thể tách rời nhau mà phải được gắn hữu cơ với nhau. * Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực tính chủ động sáng tạo của học sinh. c. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. - Tăng cường học tập cá thể,phối hợp với học tập hợp tác . 6 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên - kết hợp đánh giá của thày với tự đánh giá của trò. 3- Các phương pháp dạy học. a) Phương pháp thuyết trình: Thuyết trình là phương pháp được coi là cũ (lỗi thời) mà bây giờ ta đang bác bỏ nó, song không thể không dùng đến nó trong khi dạy học. Người thầy giáo nếu chỉ thuyết trình cả giờ học (lối dạy cũ) thì tốn nhiều công sức, học sinh tiếp thu thụ động, hiệu quả giảng dạy kém. Trong một tiết dạy đôi lúc người thầy phải dùng phương pháp thuyết trình, vấn đề là giáo viên phải biết lựa chọn xem thuyết trình vào phần nào của bài cho hợp lý (và thuyết trình như thế nào)? Trong lúc thuyết trình phải chú ý đến những vấn đề sau: - Nội dung thuyết trình phải ngắn gọn. - Các ý trong nội dung thuyết trình phải sắp xếp một cách lôgic, khoa học - Câu từ phải trong sáng, ngắn gọn theo nguyên tắc. “ Dùng số từ ngữ ít nhất để diễn tả đầy đủ nhất nội dung” . b) Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: Đây không phải là phương pháp mới có vì nó đã có từ năm 1960 nhưng nó vẫn là một phương pháp dạy học tiên tiến. Phương pháp này đã tập dược cho học sinh phát hiện,đặt ra và giải quyết các vấn đề không chỉ thuộc phạm trù phương pháp dạy học mà đã trở thành một mục tiêu giáo dục đào tạo,đảm bảo cho con người có khả năng thích ứng được với sự phát triển của xã hội hiện đại.Hơn 40 năm qua Giáo Viên chúng ta đã biết đến phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhưng cho đến nay vẫn chưa vận dụng được nó một cách thành thạo. * Bản chất của phương pháp: Lý luận dạy học đã vạch rõ: “Bản chất của việc trình bày theo cách nêu vấn đề là ở chỗ giáo viên đặt ra một vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề đó. Khi ấy giáo viên trình bày con đường giải quyết các mâu thuẫn một cách tối ưu và vừa sức đối với học sinh thì sẽ làm sáng tỏ từng bước suy nghĩ trong quá trình đi tới giải quyết vấn đề . * Nội dung của phương pháp: 7 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên - Khi sử dụng phương pháp này, trước khi vào bài (hoặc vào một phần nào đó của bài) người giáo viên đặt ra câu hỏi hay vấn đề mà với những kiến thức đã tiếp thu học sinh chưa thể giải quyết được, các em sẽ nóng lòng chờ đợi bài học. Việc làm này gọi là việc đưa học sinh vào hoàn cảnh có vấn đề, hoàn cảnh đó thúc đẩy động cơ học tập của học sinh. - Trong cách trình bày kiểu nêu vấn đề, học sinh được hướng vào những biện pháp tự tìm tòi các kíến thức, được cuốn hút vào không khí nghiên cứu khoa học và trở thành người nghiên cứu. * Cấu trúc của bài học nêu và giải quyết vấn đề. Bài học dạy theo kiểu nêu và giải quyết vấn đề gồm 3 phần sau: - Đặt vấn đề,xây dựng bài toán nhận thức. + Tạo tình huống có vấn đề. + Phát hiện và nhận dạng vấn đề nẩy sinh. + Phát biểu vấn đề cần giải quyết. - Giải quyết vấn đề cần đặt ra: + Đề xuất các giả thuyết + Lập kế hoạch giải. + Thực hiện kế hoạch giải. - Kết luận : + Thảo luận kết quả và đánh giá. + Khảng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu. + Phát biểu kết luận + Đề xuất vấn đề mới. * Ưu điểm của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. - Cách trình bày tài liệu học theo kiểu này tạo nên một tác động sư phạm lớn lao, do chỗ nó có khả năng khôi phục lại các tình huống của sự tìm tòi nghiên cứu và phát minh khoa học. 8 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên - Trình bày bài học theo cách nêu và giải quyết vấn đề sẽ tích cực hoá được tư duy của học sinh, đó là điểm khác nổi bật so với cách trình bày theo kiểu thông báo ( là cách truyền đạt những kết quả có sẵn, chỉ yêu cầu một phương pháp giải thích minh hoạ). - Khi giảng dạy bằng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, học sinh là người nghe nhưng không phải là nghe thụ động mà là nghe tích cực, bởi vì các em luôn luôn bị cuốn hút theo ý nghĩ “Cái gì xẩy ra tiếp tục..”. Sự chờ đợi các sự kiện sẽ kích thích lòng ham hiểu biết của học sinh , tích cực hoá tư duy của các em, làm tăng hứng thú học tập bộ môn. - Phương pháp dạy học nêu vấn đề có những giá trị rõ rệt về mặt nhận thức. Học sinh sẽ nắm được bản chất của những vấn đề đã được học, còn những vấn đề tồn tại chưa được giải quyết sẽ làm cho các em hiểu rõ tính tương đối của những chân lý đã đạt được. Phương pháp dạy học nêu vấn đề còn có tác dụng giáo dục những phẩm chất như hoạt động có chủ đích,sự tự đòi hỏi,ở bản thân mình. * Ví dụ : (tuỳ theo bộ môn , giáo viên tự lấy ví dụ cho phù hợp) c)Phương pháp đàm thoại suy luận. (Phương pháp nửa nghiên cứu). * Bản chất của phương pháp. Phương pháp này là dần dần tiếp cận học sinh với sự tự lực giải quyết các vấn đề. Phương pháp đàm thoại suy luận đòi hỏi học sinh tự thực hiện những bước riêng lẻ trong việc giải quyết một vấn đề đã được đặt ra, thực hiện những giai đoạn riêng lẻ của việc nghiên cứu nhằm mục đích tập trung tư duy bằng con đường hoạt động tìm tòi tích cực và độc lập. Với phương pháp này giáo viên có thể cuốn hút học sinh vào sự tìm tòi nghiên cứu ở những giai đoạn khác nhau của bài học với việc sử dụng những biện pháp khác nhau. Trong thực tế giảng dạy, đàm thoại là một phương pháp được nhiều giáo viên áp dụng , song không phải ai cũng thành công được trong phương pháp này. * Nội dung : - Xây dựng sự đàm thoại suy luận là một hình thức hỏi - đáp trong hoạt động tương hỗ của giáo viên và học sinh. Các nhà lý luận dạy học nhấn mạnh rằng trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh thì các câu hỏi bao giờ cũng có một ý nghĩa tiên quyết. - Vị trí và vai trò của các câu hỏi trong bài học quyết định tới kết quả giảng dạy. Nếu các câu hỏi đặt ra đúng chỗ, nội dung hợp lý giúp cho học sinh tự lực phân tích để hiểu rõ một hiện tượng 9 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên mới lạ đối với mình. Sự đàm thoại như vậy gọi là đàm thoại suy luận (hay thực nghiệm suy luận) hay phương pháp nửa nghiên cứu. - Giáo viên phải chuẩn bị trước, một hệ thống câu hỏi, trong đó mỗi câu hỏi phải hướng học sinh vào việc tiến hành một tìm tòi nghiên cứu nhỏ. Bằng con đường nghiên cứu toàn bộ các câu hỏi, học sinh phải phân tích và hiểu rõ các hiện tượng mới mẻ đối với mình. Hệ thống các câu hỏi mà giáo viên đã lập sẵn phải thoả mãn những yêu cầu nhất định sau: + Các câu hỏi được đặt ra sao cho chúng kích thích đến mức tối đa hoạt động nhận thức tích cực của học sinh. Để có được điều đó, trả lời một câu hỏi cần phải được dựa vào kiến thức đã có nhưng câu trả lời đó không có sẵn trong kiến thức cũ. Chỉ có như vậy thì câu hỏi mới gây được cho học sinh một khó khăn về tri thức và đưa các em vào một quá trình tư duy có phương pháp và mục tiêu. + Các câu hỏi cần phải được xây dựng một cách ngắn gọn, rõ ràng, hợp đối tượng. + Hệ thống các câu hỏi phải gắn liền với nhau bởi các mục tiêu được xếp đặt theo một trật tự logic. - Giáo viên không những phải suy tính để có một hệ thống câu hỏi mà còn phải suy tính đối với các câu trả lời của học sinh sẽ nêu ra và những sự “gỡ nút” có thể có mỗi khi học sinh gặp khó khăn trong việc trả lời câu hỏi hay khi các em đi lệch hướng tìm tòi đúng đắn. Sự “gỡ nút” có thể được thực hiện bằng một câu hỏi phụ trợ, một số điều giải thích hay nêu những nhầm lẫn trong kết luận của học sinh v.v… Giáo viên sẽ hướng được sự suy nghĩ của học sinh theo quỹ đạo cần thiết mà mình đã đặt ra. Cuối cùng đôi khi giáo viên cần phải tóm tắt những điểm chủ yếu, giúp học sinh rút ra những kết luận đúng đắn. * Ví dụ phương pháp này khi trình bày: Sự thay đổi trạng thái của chất khí. Giáo viên: Các chất có thể ở trong trạng thái nào? Học sinh: Các chất có thể ở trong trạng thái rắn, lỏng, khí. GV: Các tính chất chung của chất khí là gì?. HS: Các chất khí không có thể tích riêng, chúng choán đầy thể tích bình đựng, các chất khí dễ chịu nén. GV: Các phân tử của chất khí được phân bố và chuyển động như thế nào?. 10 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên HS : …v v. * Kết luận: Vận dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có một nghệ thuật sư phạm nhất định .Trước hết giáo viên cần xác định được tỉ lệ cần thiết các yêu cầu tự lực nghiên cứu trong từng tình huống sư phạm cụ thể và tìm được một sự kết hợp hợp lý các hình thức giảng dạy khác nhau, đó là : Đàm thoại, kể chuyện, biểu diễn thí nghiệm, đặt các câu hỏi nêu vấn đề, thông báo kiến thức v.v… Khó khăn chủ yếu là ở việc tổ chức một cách khéo léo hoạt động đồng thời của giáo viên và học sinh, việc biết hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh nhờ dùng những lời khuyên, những câu dẫn dắt và “ những sự gỡ nút”. d) Phương pháp nghiên cứu: * Bản chất của phương pháp : Phương pháp nghiên cứu là cách tổ chức hoạt động tìm tòi sáng tạo của học sinh nhằm giải quyết những vấn đề mới mẻ đối với các em. * Nội dung: - Giáo viên đề ra nhiệm vụ còn toàn bộ quá trình nhận thức của học sinh đều tiến hành một cách tự lực. Học sinh cần nhận rõ vấn đề, nêu ra các giả thiết, lập phương án kiểm tra giả thiết, xây dựng phương án thí nghiệm, đưa ra các kết luận, nhận xét, đánh giá chân lý của các kết luận đó. - Hoạt động của giáo viên bao gồm việc đặt ra vấn đề kiểm tra, đôn đốc hoạt động của học sinh, kiểm tra các kết luận và nhận xét đánh giá các kết quả đó. * ưu điểm của phương pháp này: Phương pháp nghiên cứu có những ưu điểm rõ rệt đó là: tích cực hoá đến mức tối đa hoạt động nhận thức của học sinh sẽ cho phép hình thành kiến thức sâu sắc bền vững sẽ tăng cường hứng thú với môn học.Việc sử dụng phương pháp này trong dạy học sẽ giúp học sinh nắm vững phương pháp nhận thức khoa học thôi thúc trong các em một nhu cầu hoạt động sáng tạo và xây dựng cho các em tính sáng tạo, khoa học. Khó khăn trong việc áp dụng phương pháp nghiên cứu là : Thời gian thực hiện bài học có hạn, trình độ học sinh trong lớp không đồng đều, do đó có một bộ phận học sinh đứng ngoài hoạt động. Vì vậy phương pháp nghiên cứu không được dùng một cách phổ biến mà chỉ được dùng 11 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên trong một số phần của bài dạy hoặc trong một số bài học hoặc cho một số học sinh đặc biệt ( như học sinh chuyên). B: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1) Hiểu thế nào là đổi mới phương pháp dạy học Dạy học lấy học sinh làm trung tâm dựa trên việc tổ chức cho học sinh hoạt động để học sinh tiếp cận ,phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức , kỹ năng. 2) Yêu cầu của việc đổi mới dạy học: + Tăng cường các hoạt đông đa dạng của học sinh trên lớp. + Tăng cường phương pháp tìm tòi nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề. + Coi trọng phương pháp thực nghiệm. + Chú ý đặc biệt đến việc học tập cá nhân với học tập theo nhóm. 3) Nội dung của việc đổi mới dạy học: Để đổi mới phương pháp dạy học ta cần đổi mới những nội dung sau: a) Đổi mới cách xác định mục tiêu. - Khi xác định mục tiêu ta cần chú ý đến 3 yếu tố: + Mục tiêu kiến thức . + Mục tiêu kỹ năng. + mục tiêu thái độ. - Mục tiêu cần được xác định một cách cụ thể để có thể đánh giá được mức độ đạt mục tiêu của học sinh (lượng hoá mục tiêu) b) Đổi mới cách soạn : - Bài soạn (giáo án) là kế hoạch của giờ lên lớp, nó thể hiện toàn bộ hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp. - Thực tế các bài soạn của giáo viên hiện nay không thể hiện tính đổi mới . ý thức của việc soạn là để chống đối lại việc kiểm tra,dẫn đến hình thức và nội dung của bài soạn đều không đạt yêu cầu.(lấy ví dụ minh hoạ....) - Bài soạn phải thể hiện được : + Đầy đủ các bước lên lớp. + Nội dung kiến thức cần truyền thụ. + Phương pháp được sử dụng trong bài dạy. 12 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên + Các hoạt động của Thầy và Trò. c) Đổi mới kiểm tra đánh giá. - Việc đánh giá kết quả bài học (hay một chương ...) cần được tính đến ngay từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học,nhằm giúp cho học sinh và giáo viên kịp thời nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh hoạt động dạy và học . - Kết hợp việc cho điểm với việc nhận xét chỉ ra những thiếu sót của học sinh. - Chú trọng hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng và thói quen tự đánh giá,đánh giá lẫn nhau Đổi mới việc ra đề kiểm tra theo 2 hình thức trắc nghiệm là: + Trắc nghiệm khách quan .(h/s không phải viết ra mà chỉ cho biết đúng hay sai ) + Trắc nghiệm tự luận .(tự học sinh viết ra....) C. ĐIỀU KIÊÊN VÂÊN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC Về phía Giáo Viên: * Yêu cầu chung: - Nâng cao trình độ lý luận dạy học bằng cách tự nghiện cứu,tự học và tham gia dự giờ,hội thảo..v v.. - Nghiêm túc thực hiện các qui chế chuyên môn :soạn ,giảng,kiểm tra,cho điểm. - Tích cực viết các chuyên đề và áp dung các sáng kiến kinh nghiệm. - Chú ý đến việc hướng dẫn cách học cho học sinh. * Yêu cầu cụ thể với một tiết dạy: - Không được đọc chép. - Kiến thức đưa ra phải hệ thống , logic, chính xác ; hệ thống câu hỏi phải hợp lý , hạn chế những câu hỏi nhắc lại nội dung. - Coi trọng các thí nghiệm thực hành . - Phối hợp được một cách hài hoà các phương pháp dạy học . - Thầy trò cùng hoạt động: + Hoạt động của thầy là hoạt động chỉ đạo cho nên phải ít và tinh (theo nguyên tắc : Thầy hoạt đông ít nhất một cách hợp lý). + Hoạt động của trò là hoạt động có tổ chức theo sự chỉ đạo của Thầy với ba hình thức: cá nhân , nhóm, lớp.( theo nguyên tắc :Trò hoạt đông nhiều nhất một cách hợp lý). 2) Đối với nhà trường: 13 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên - Tăng cường công tác quản lý chuyên môn bằng qui chế. - Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn có nề nếp có chất lượng . - Tạo ra không khí sinh hoạt học thuật trong trường : tổ chức chuyên đề, hội thảo,hội giảng..v..v. - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về phương pháp dạy học. - Tăng cương cơ sở vật chất cho dạy và học. Kết luận: - Đổi mới phương pháp dạy học là đổi cách dạy cũ mà học sinh tiếp thu thụ động bằng cách dạy mới theo hướng tích cự hơn,học sinh được hoạt động nhiều hơn,thực hành nhiều hơn,thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung kiến thức học học tập. -Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi Người Giáo Viên trước hết phải nắm vững các phương pháp dạy học tích cực,có được kỹ thuật dạy học và dần dần từng bước nâng lên trình độ nghệ thuật dạy học. -“Bất cứ một phương pháp nào cũng là một hệ thống những hành động có ý thức nối tiếp nhau của con người, nhằm đạt được kết quả phù hợp với một mục đích đã đặt ra”. - Các phương pháp dạy học nói trên đều nhằm mục đích xây dựng cho học sinh những năng lực sáng tạo. Điều chủ yếu chung đối với các phương pháp đó là lôi cuốn học sinh vào quá trình tìm tòi nghiên cứu những vấn đề mới đối với mình. Chính sự nghiên cứu tự lực đó gắn liền với sự tích cực hoá tư duy. - Khi giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học, trước hết cần tiến hành sự phân tích nội dung của tài liệu dạy học, xác định được tính chất của việc trình bày (mô tả, lý luận hay thực nghiệm) mức độ của những khó khăn và những điều mới mẻ. Nếu học sinh chưa có một cơ sở kiến thức nhất định về vấn đề đang học thì việc lôi cuốn học sinh vào sự nghiên cứu tự lực để giải quyết vấn đề sẽ trở nên vô nghĩa , các em sẽ không thể tự giải quyết vấn đề. Trong trường hợp này phải lựa chọn phương pháp khác cho phù hợp. - Các Thầy cô Giáo cần nhớ rằng việc lựa chọn một phương pháp hay một biện pháp gắn chặt chẽ với nội dung thật rõ nét mục đích của tiết học phải có sự phân tích sơ bộ đối với kiến thức của học sinh và suy nghĩ kỹ những tình huống sư phạm cụ thể. Cuối cùng quyết định dùng phương pháp nào là do sự sáng tạo của giáo viên. 14 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên - Trong những điều kiện thực tế hiện nay, các phương pháp dạy học thường được vận dụng theo cách kết hợp giữa phương pháp này với phương pháp khác. Ví dụ như khi trình bày các tư liệu bằng phương pháp giải thích minh họa giáo viên cũng có thể vận dụng phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại suy luận và phương pháp nghiên cứu. Từ thực tế trong quá trình dạy học ở trường phổ thông và kinh nghiệm cho thấy rằng các phương pháp trên có thể áp dụng vào bất kỳ bài học nào nhằm tích cực hoá tư duy của học sinh, thôi thúc học sinh hướng vào những hoạt động nghiên cứu tự lực,song việc phối hợp một cách hợp lý các phương pháp theo tôi vẫn là cách dạy học tích cực nhất và có hiệu quả cao nhất. - Đổi mới phương pháp dạy học không phải là Giáo Viên phải nghĩ ra một phương pháp mới mà là việc Giáo Viên có áp dụng được những phương pháp phù hợp cho bài dạy hay không , có tuân thủ các yêu cầu và các nguyên tắc dạy học hay không . Xác định được phương pháp hợp lý hoặc phối hợp được một cách tốt nhất các phương pháp dạy học , cho một tiết dạy chính là đã đổi mới phương pháp dạy học đấy. Song như phần A đã trình bày : dạy học là một nghệ thuật cho nên để đạt được đỉnh cao của nghệ thuật dạy học ,đòi hỏi các Nhà Giáo phải có lòng yêu nghề sâu sắc và sự học hỏi , sáng tạo không ngừng . D.TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN SÁNG TẠO MỘT BÀI TOÁN VẬT LÝ 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giảng dạy vật lý , việc giải được một bài toán khó , đã khó ; sáng tạo ra một bài toán hay còn khó hơn nhiều vì đây thực sự là một quá trình sáng tạo.Tôi muốn trao đổi với các bạn một vài kinh nghiệm trong việc sáng tạo một bài toán vật lý.(ở đây chỉ nói đến những bài toán hay) - Sáng tạo một bài toán vật lý có thể xuất phát từ ý tưởng đặc biệt hoá , khái quát hoá hoặc mở rông một bài toán khác đã có (bài toán gốc). - Sáng tạo một bài toán vật lý hay và khó , cần phải có ý tưởng , ý tưởng đó xuất phát từ một hiện tượng vật lý ta gặp hoặc một tình huống ta nghĩ ra. 2.BÀI TOÁN ĐƯỢC SÁNG TẠO RA ĐẢM BẢO NHỮNG YÊU CẦU SAU: - Hiện tượng vật lý trong bài toán phải phù hợp với định luật vật lý , các thuyết vật lý ... và có xẩy ra trong tự nhiên và kỹ thuật. 15 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên - Bài toán phải có lời giải; kết quả lời giải của bài toán phải phù hợp với các định luật vật lý, thuyết vật lý và phải phù hợp với thực tế . 3.CÁC BƯỚC SÁNG TẠO MỘT BÀI TOÁN VẬT LÝ. Bước 1: Lập ra một đề bài . việc lập ra một đề bài phải được tiến hành theo cách sau: - xuất phát từ một bài toán cụ thể đã có để sáng tạo ra một bài toán khác. - xuất phát từ một hiện tương vật lý nào đó trong tự nhiên hoặc kỹ thuật để nghĩ ra một đề bài. Bước 2: giải bài toàn mới được lập: Tiến hành giải bài toán mới lập ra xem có lời giải không , chú ý khi giaỉ chỉ được vận dụng các công thức , định luật đã biết. Bước 3: Biện luận : xét xem lời giải có hợp logic không , kết quả có gì vô lý không. Bước 4: khảng định bài toán đặt ra là đúng hay không đúng. 4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG TẠO MỘT BÀI TOÁN Công việc sáng tạo một bài toán không đơn giản, dễ dàng. Để sáng tạo ra được bài toán vật lý hay và khó thì người thầy giáo phải có những phẩm chất sau đây: 1- Phải say mê với nghề nghiệp, say mê với chuyên môn của mình, lòng say mê ấy sẽ thôi thúc sự hiểu biết , sự tìm tòi sáng tạo. 2- Phải đọc nhiều sách tham khảo để nắm vững và đào sâu suy nghĩ về các vấn đề chuyên môn ; trang bị kiến thức và rút ra được những kinh nghiệm của riêng mình. 3- phải có tác phong nghiên cứu khoa học, tập sáng tạo bắt đầu từ việc sáng tạo ra những bài toán đơn giản, dần dần mới đến những bài toán hay. 4- Sáng tạo bài toán ở phần nào thì phải đọc kỹ lý thuyết phần ấy , lý thuyết này ở cả sách giáo khoa lẫn giáo trình đại học. 5- Để sáng tạo ra một bài toán trước hết phải có ý tưởng , ý tưởng này được nẩy sinh từ khả năng tư duy hoặc từ một tình huống nào đó. 16 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên V- CÁC VÍ DỤ MINH HOẠ A - Sáng tạo một bài toán vật lý xuất phát từ ý tưởng đặc biệt hoá , khái quát hoá hoặc mở rộng một bài toán khác đã có (bài toán gốc) Bài tâp 1: Dùng một gáo múc nước nóng đổ vào một nhiệt lượng kế. Sau khi đổ gáo thứ nhất nhiệt độ trong nhiệt lượng kế tăng 50C. Sau khi đổ thêm gáo thứ 2 nhiệt độ tăng thêm 30C. Xác định nhiệt độ tăng thêm của nhiệt lượng kế sau khi đổ thêm 10 gáo nước nóng nữa, một lúc vào nhiệt lượng kế. Bỏ qua mọi mất mát nhiệt. Giải Gọi q0 là nhiệt dung của nhiệt lượng kế c là nhiệt dung riêng của nước t là nhiệt độ của nước nóng, m là khối lượng của 1 gáo nước t0 là nhiệt độ ban đầu của nhiệt lượng kế * Sau lần đổ 1 : mc  t  (t0  5) = 5q0 (1) * Sau lần đổ 2 : mc  t  (t0  5  3) = 3q0 + 3cm. (2) * Sau khi đổ thêm 10 gáo 1 lúc 10 mc  t  (t0  8  t ) = q0.  t + 2mc.  t (3) Từ (1) và (2)  q0 = 3mc (4) thay (4) vào (1) Có t – t0 = 20 (5) Thay (4) và (5) vào (3) được  t = 80C Từ bài toán này ta đảo lại quá trình thí nghiệm sẽ được một bài toán mới- Bài1b. Bài tâp1’ : Người ta đổ nước nóng vào một nhiệt lượng kế . Nếu đổ cùng một lúc 10 gáo thì thấy nhiệt độ của NLK tăng thêm 80C Nếu đổ cùng một lúc 2 gáo thì thấy nhiệt độ của NLK tăng thêm 30C Hỏi Nếu đổ một gáo thì nhiệt độ của NLK tăng thêm bao nhiêu độ. Bỏ qua mọi hao phí năng lượng. Giải 17 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên Gọi m là khối lượng của 1 gáo nước, t là nhiệt độ của nước nóng, t 0 là nhiệt độ ban đầu của nhiệt lượng kế, q0 là nhiệt dung của NLK. * Nếu đổ cùng một lúc 10 gáo : 10mc  t  (t 0  8) = 8q0 (1) * Nếu đổ cùng một lúc 2 gáo : 2mc  t  (t 0  3) = 3q0 (2) * Nếu đổ 1 gáo: mc  t  (t 0  t ) = q0.  t (3) 10mC t  (t 0  8) 8    2 mC t  ( t  3 ) 3  0 Chia vế cho vế của (1) và (2)  30mC t  (t 0  8)  16mC t  (t 0  3)  15 (t  t 0 )  8)  8 (t  t 0 )  3)  (t  t 0 )  96 (*) 7 Chia vế cho vế của (1) và (3) ta có: 10mC t  (t0  8) 8 8mC (t  t0 )  t    t   mC t  (t0  t ) t 10mC (t  t0 )  8 10mC (t  t0 )  8 t  8mC (t  t0 )  t   5(t  t0 )t  40t  4(t  t0 )  4t  t  4(t  t0 ) (**) 5(t  t0 )  36 96 4  96 384 7 t     1,68 0 C 96 5  96  36  7 228 5   36 7 Thay (*) vào (**) ta được: 4 0 Vậy nếu đổ vào NLK 1 gáo nước nóng thì nhiệt độ của nó tăng thêm  1,68 C Bài tâp 2: miền I 18 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương miền II V0 Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên Một thanh đồng nhất khối lượng m, dài 20cm được truyền vận tốc ban đầu V0 từ miền không có ma sát sang miền có ma sát , với hệ số ma sát trượt   0,5 . a) Tìm điều kiện để toàn bộ thanh trượt vào vùng có ma sát? b) Tìm thời gian trượt từ lúc thanh bắt đầu chạm vào miền có ma sát tới lúc nó nằm hoàn toàn trong miền có ma sát.? Giải: a) *Chọn trục Ox. * Xét thời đIểm t , khi thanh nhô vào miền II một khoảng x. miền I miền II - Lực ma sát tác dụng lên thanh là: V0 Fms m   .g .x  Công tổng cộng của lực ma sát tác dụng lên thanh khi thanh chuyển động từ miền nhẵn sang miền ma sát là:  m x2    dA¸m  0  gxdx  mg 2 0   mg. 2  1   mg.  0  mV02  V0  g 2 2 Theo định lý động năng thì : Để thanh có thể đI vào miền II hoàn toàn thí V0   g. 19 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương o x Tổ chưc,đổi mới ppdh và sáng tạo để nâng cao chất lượng dạy, học chuyên b) Theo định luật II Niu Tơn : A¸m    m x2 m 2 g  (V  V02 )  x   2 2 Thay (2) vào (1) có :  Fms .dt  mdV    . m gx..dt  mdV   2 (V0  V 2 ) gm (1) (2) t 0 g g dV dV  .dt    .dt    2 2 2 2   V0  V 0 V0 V0  V g V .t  ar cos  V0 0 V0 t   2  g . Khi thanh dừng lại , đầu kia của thanh cách o một đoạn x , theo (2) : x V=0  2  V0  V0 . g g x  x   V0 Đầu kia của thanh cách B một đoạn   g với điều kiện V0   g Từ bài toán này, với ý tưởng biến thanh rắn thành đĩa tròn ta sẽ có bài toán sau , bài2b. Bài tâp 2’: Một đĩa tròn cứng , khối lượng m đồng nhất , bán kính R chuyển động tịnh tiến trên mặt phẳng nằm ngangtheo phương ox từ miền I nhẵn sang miền II nhám (hình vẽ) với vận tốc V0 . a) Tìm điều kiện để toàn bộ đĩa đi vào miền II , biết rằng hệ số ma sát giữa đĩa và mặt nhám là k . b) Tính gần đúng thời gian từ lúc đĩa bắt đầu đi vào miền II cho tới lúc nó nằm hoàn toàn trong miền II. (I) V0 20 GV Thực hiên: ê Trần Xuân Tương ( II ) o x
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan