Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các bài hình học lớp 3...

Tài liệu Skkn ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các bài hình học lớp 3

.DOC
45
2462
146

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dân tộc Việt Nam ta có một truyền thống từ rất lâu đời đó là hiếu học và trọng người tài. Đã có rất nhiều những tấm gương hiếu học đã trở thành nhà bác học thiên tài và góp sức cho xã hội ngày càng giàu mạnh như Cao Bá Quát; Lương Định Của hay gần đây có Ngô Bảo Châu …Để theo kịp với sự phát triển của thời đại thì mục tiêu của giáo dục tiểu học hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, có hiểu biết đơn giản về tự nhiên , xã hội và con người; có kĩ năng nghe - nói - đọc - viết và tính toán… Nhà trường tiểu học là cái nôi cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng. Trong chương trình dạy học toán ở Tiểu học thì chương trình Toán lớp 3 đóng vai trò rất quan trọng. Lớp 3 là kết thúc giai đoạn đầu của bậc tiểu học, phải chuẩn bị kiến thức cơ sở để học sinh học tốt giai đoạn cuối của bậc tiểu học và tiếp cận các cấp học sau này. Dạy học toán là một trong những con đường hình thành và phát triển trình độ tư duy ở học sinh, xã hội càng phát triển thì đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xu hướng phát triển và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa để phù hợp với tinh thần đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa. Trước những biến động trên giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh một cách chính xác vào việc làm toán, hình thành ở các em những kĩ năng cần thiết trong học toán cũng như học tập các môn học khác. 1 1. Thực trạng: Qua những năm trực tiếp giảng dạy lớp 3 tôi nhận thấy: - Độ tuổi học sinh tiểu học còn thấp, năng lực chú ý và trí nhớ chưa ổn định. - Trong sách giáo khoa, các kiến thức hình học được trình bày kết hợp cả kênh chữ, kênh hình, học sinh quan sát vào đó rất khó hình dung, tưởng tượng, dẫn đến việc nắm kiến thức trong mỗi tiết học chưa cao. Khả năng nhận thức được các kiến thức mang tính tưởng tượng cao như hình học còn là một điều khó khăn. - Đối với học sinh lớp 3 mảng kiến thức đếm hình, ghi tên đỉnh, cạnh, góc của hình theo thứ tự bảng chữ cái còn sai nhiều, xác định góc vuông không chính xác. - Với các bài toán về số học giáo viên có thể vận dụng các phương pháp dạy học thông thường kết hợp một số đồ dùng dạy học học sinh chủ động tiếp thu bài và nắm được kiến thức cơ bản của bài học. Còn các bài toán về hình học đòi hỏi học sinh có trí tưởng tưởng, khả năng nhìn nhận khái quát tổng hợp cao nếu giáo viên chỉ vận dụng các phương pháp dạy học thông thường học sinh sẽ khó khăn trong việc chủ động tiếp thu bài. Là giáo viên trực tiếp chủ nhiệm và được nhà trường phân công dạy lớp 3 đã nhiều năm nên tôi đã có cơ hội được dạy các bài toán có liên quan đến yếu tố hình học trong chương trình toán lớp 3 cho rất nhiều lứa học sinh và với nhiều đối tượng trình độ khác nhau. Nhưng tôi rất băn khoăn vì thấy các học trò của mình tiếp thu những bài học đó một cách không hào hứng, khi áp dụng vào làm bài tập thì còn sai rất nhiều nhất là bài về “ Góc vuông , góc không vuông”; hay còn nhầm lẫn khi áp dụng quy tắc tính “ Chu vi hình chữ nhật”; “ Chu vi hình vuông” và đặc biệt là hầu hết các em không biết tính chu vi của một hình( hoặc một vật) khi hình đó được ghép lại từ những hình chữ nhật hoặc hình vuông nhỏ hơn. 2. Nguyên nhân Vậy nguyên nhân nào dẫn đến có tình trạng như vậy? Để trả lời cho câu hỏi trên, tôi đã gần gũi tiếp xúc, trò chuyện với các em, trao đổi với đồng nghiệp. Cuối cùng tôi cũng tìm ra nguyên nhân 2 2.1. Hoạt động nhận thức của các em lớp 3 còn có những hạn chế nhất định về khả năng phân tích , tổng hợp còn kém , việc tri giác các sự vật hiện tượng chủ yếu vẫn dựa vào hình dạng bên ngoài chưa biết phân tích để nhận ra những thuộc tính đặc trưng của các sự vật hiện tượng đó. 2.2. Tri giác của học sinh Tiểu học còn gắn với những hình ảnh, đồ vật cụ thể, khả năng tưởng tượng của các em tuy đã phát triển nhưng vẫn còn hạn chế, còn phụ thuộc vào mô hình, vật thật, việc thật. Nhưng nhiều khi mô hình vật thật đó cũng chưa mang lại hiệu quả cao đối với khả năng tư duy, tưởng tượng vốn chưa phát triển nhiều và chưa bền vững của các em học sinh lớp 3. 2.3.Các bài có liên quan đến yếu tố hình học trong chương trình lớp 3 chưa có nhiều, chưa liền mạch và mang tính giới thiệu nhiều hơn. 3. Ý nghĩa: - Góp phần nâng cao chất lượng học Toán của học sinh. - Nâng cao hứng thú và động lực học tập ở học sinh. - Tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển kỹ năng xã hội và con người. - Học sinh cũng có thể xử lý và nắm bắt được nhiều thông tin thông qua bài giảng rõ ràng, hiệu quả và linh hoạt. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, nâng cao hiệu quả việc dạy học các bài toán có yếu tố hình học ở lớp 3. - Thiết kế hệ thống các bài giảng toán có yếu tố hình học ở lớp 3 bằng phần mềm PowerPoint. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tìm ra phương pháp tối ưu để nâng cao chất lượng học những bài liên quan đến yếu tố hình học cho học sinh lớp 3. 3 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, các sách , báo tham khảo toán tiểu học, các tài liệu sách báo tạp trí giáo dục có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu thực tế: Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung phương pháp dạy học toán tiểu học, đặc biệt là phần mềm toán có nội dung hình học, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. - Nghiên cứu các dạng bài về hình học trong chương trình Toán 3. - Tìm hiểu các khó khăn khi triển khai thực hiện, trao đổi ý tưởng cùng đồng nghiệp, tổ chuyên môn. - Lập kế hoạch, soạn bài, thiết kế bài kiểm tra. - Tìm hiểu về thiết kế bài giảng điện từ và phần mềm PowerPoint. - Dạy hai lớp đối chứng và thực nghiệm. V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Để tiến hành kiểm chứng tác động của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hình học tôi đã nghiên cứu và thực hiện tại hai lớp 3D (lớp đối chứng) và lớp 3E (lớp thực nghiệm) trường Tiểu học Hiến Nam .Đây là hai lớp với sĩ số và trình độ tương đồng đều có nhiều điểm tương đương về học lực và giới tính. Lớp Lớp 3E Lớp 3D Sĩ số 38 37 Giới tính Nam Nữ 19 19 17 10 Năng lực Phẩm chất Đạt Đạt Đạt Đạt 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận Toán là bộ môn mà hầu hết các em học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng đều yêu thích. Các tuyến kiến thức toán học đưa vào dạy ở trong trường tiểu học được chia thành các tuyến chính là: số học và các phép tính, đại lượng và đo đại lượng, giải toán có lời văn, các yếu tố thống kê và yếu tố hình học. Các tuyến kiến thức này có liên quan mật thiết với nhau hỗ trợ và bổ sung cho nhau góp phần phát triển năng lực Toán cho học sinh Tiểu học. Căn cứ vào sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh tiểu học mà cấu trúc nội dung môn Toán rất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh nhất là yếu tố hình học. Ở lớp 1, 2 các em được làm quen và nhận biết về các hình. Lên lớp 3, ở học kì 1, các yếu tố về hình học dần dần được bổ sung, nâng cao, học sinh phải nắm được đặc điểm của góc, hình, chu vi của một hình và sang học kì II thì học sinh phải nắm được “điểm, trung điểm của đoạn thẳng hay chu vi, diện tích của hình vuông, hình chữ nhật”. Tuy nhiên đối với học sinh tiểu học hoạt động nhận thức còn có những hạn chế nhất định về khả năng phân tích , tổng hợp còn kém, việc tri giác các sự vật hiện tượng chủ yếu vẫn dựa vào hình dạng bên ngoài chưa biết phân tích để nhận ra những thuộc tính đặc trưng của các sự vật hiện tượng đó. Tri giác của học sinh tiểu học còn gắn với những hình ảnh, đồ vật cụ thể, khả năng tưởng tượng của các em tuy đã phát triển nhưng vẫn còn hạn chế, còn phụ thuộc vào mô hình, vật thật, việc thật . Qua quá trình giảng dạy và trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy học sinh lớp 3 khả năng tư duy cụ thể chiếm ưu thế, nắm kiến thức một cách máy móc, rất chóng nhớ nhưng lại mau quên. Đồng thời, các em còn nhỏ, nhất là những em có lực học trung bình và yếu khả năng tư duy trừu tượng, khái quát tổng hợp còn hạn chế. Chính vì vậy mà việc nhận biết và xác định góc vuông, điểm ở giữa, trung điểm còn lúng túng; tìm chiều dài, chiều rộng hay tính chu vi của hình chữ nhật (ghép bởi nhiều hình vuông lại) khi biết chu vi của một hình vuông còn nhầm lẫn, tính toán sai, dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa cao.Đây cũng chính là khó khăn cho giáo viên khi dạy bài có 5 yếu tố hình học. Dạy các yếu tố về hình học là nội dung tương đối khó và trừu tượng với học sinh lớp 3. 2. Cơ sở thực tiễn Ngày nay công nghệ thông tin phát triển rộng rãi, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học toán là một trong những vấn đề cần thiết đối với mỗi giáo viên trong các trường học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán là quá trình sử dụng một cách hợp lý phương tiện dạy học : máy tính, máy chiếu, máy soi, bài giảng điện tử…. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là sự gợi ý, hé mở và là hướng để giáo viên có thể vận dụng giải quyết những vấn đề, những nội dung khó mà phương pháp dạy học truyền thống khó thực hiện được. Nhưng làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất ? Đó là một vấn đề mà không phải người giáo viên nào cũng giải quyết một cách hoàn hảo. Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo thì tất cả giáo viên đều phải biết sử dụng máy vi tính. Tuy vậy chỉ sử dụng thành thạo máy vi tính nhưng khi áp dụng soạn giáo án điện tử lại là một điều không đơn giản. Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy vì cho rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị bài giảng. Để tạo được những hình ảnh đẹp, sống động trên các Slide đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị và đây chính là điều mà giáo viên rất ái ngại. Khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống với phấn trắng bảng đen, đó là giáo viên phải mất thời gian tìm hình ảnh minh họa, âm thanh, tư liệu dẫn chứng phù hợp với nội dung bài giảng... khi sử dụng giáo án điện tử ngoài những kiến thức cơ bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint giáo viên cần phải có tính sáng tạo, tính thẩm mỹ và sự nhạy bén để tìm kiếm tư liệu phục vụ cho bài dạy và nhất là phải có niềm đam mê, vì khi có lòng đam mê thì chúng ta mới thực hiện được những việc được coi là vất vả như nêu ở trên. Chính vì những khó khăn gặp phải khi sử dụng giáo án điện tử mà các giáo viên chủ yếu chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin trong các tiết thao giảng, 6 còn ngoài ra rất ít khi sử dụng nó trong các tiết dạy thông thường. Vì vậy giáo viên chưa phát huy được khả năng xử lí thông tin của học sinh trong các tiết học nhất là khi dạy các bài có yếu tố hình học. Tôi đã soạn một phiếu kiểm tra 15 phút cho 2 lớp tôi chọn làm đối tượng khảo sát sau khi học sinh học xong bài “ Điểm ở giữa. Trung điểm của một đoạn thẳng” theo phương pháp truyền thống như sau: ĐỀ KIỂM TRA (Thời gian làm bài 15 phút) Bài 1: Chọn câu đúng: Cho hình bên: Điểm nằm giữa hai điểm D và F là: I A. Điểm D B. Điểm E D E F C. Điểm I D. Điểm F Bài 2: Đúng ghi Đ sai ghi S Trong hình bên có : A a, I là điểm giữa hai điểm B và C H b, B là điểm giữa hai điểm A và C c, H là điểm giữa hai điểm A và C B I C Bài 3: Vẽ đoạn thẳng AB dài 12cm rồi xác định trung điểm O của đoạn thẳng AB. 7 Kết quả thu được như sau: Nhận biết và Sĩ số Lớp 3E Lớp 3D 38 37 phân biệt được điểm ở giữa và trung điểm 25 20 Xác định được trung điểm 19 20 Chưa phân biệt được điểm ở giữa và trung điểm 13 17 Hứng thú và tích cực học tập 17 17 Với kết quả như vậy tôi thấy rất băn khoăn, lo lắng nên đã lựa chọn giải pháp dùng công nghệ thông tin vào dạy các bài toán có yếu tố hình học đó. 2.1. Những yêu cầu đối với giáo viên dạy giáo án điện tử: Để thiết kế được một giáo án điện tử phục vụ cho tiết dạy, người giáo viên cần có những kiến thức cơ bản như: - Biết sử dụng máy vi tính; - Biết sử dụng phần mềm PowerPoint; - Biết truy cập Internet; - Biết cách sử dụng máy chiếu (Projector). Lý do mà tôi đưa ra các yêu cầu trên vì: Thứ nhất: Có biết cách sử dụng máy vi tính thì chúng ta mới có thể mở máy, tắt máy, chọn những chương trình làm việc thích hợp với nhu cầu của mình. Biết cách sao chép, lưu trữ, tìm kiếm tài liệu ... Thứ hai: Để tạo được một giáo án điện tử nhất thiết phải biết cách sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint (trong bản sáng kiến này tôi đề cập đến phần mềm PowerPoint). Đây là phần mềm có sẵn trong bộ MS Office, dùng để tạo các Slide trình diễn đa dạng trên máy tính. Nếu chỉ dừng ở mức gõ những nội dung cần thiết cộng thêm những định dạng về Font chữ, màu sắc thì có lẽ giáo viên nào cũng làm được. Nhưng nếu chỉ đơn giản thế thì chúng ta chưa thấy được hết tính năng của phần mềm này, do đó chúng ta phải biết cách sử dụng và sử dụng thành thạo thì mới phát huy được tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Từ những dòng chữ khô khan, từ những hình ảnh đơn giản được đưa vào bài giảng người giáo viên phải biết cách làm cho nó sinh động, thu hút học sinh 8 bằng các hiệu ứng hoạt hình của phần mềm, bằng những kiểu bay, xoay, hướng di chuyển của đối tượng, tính năng liên kết các Slide... kết hợp với các kiểu âm thanh thật thú vị. Đặc biệt khi dạy bài có yếu tố hình học thì còn cần sử dụng những thủ thuật sau: 2.2. Một số thủ thuật về công nghệ thông tin khi thiết kế bài dạy bằng PowerPoint: 2.2.1: Thủ thuật vẽ hình: Đây là một việc làm không thể thiếu khi dạy bài có yếu tố hình học. – Với Wort 2007: Đầu tiên các bạn vào tab “Insert” ở mục “Shapes” sau đó bấm vào biểu tượng mũi tên xuống để chọn biểu tượng hình học thích hợp để vẽ. Tiếp theo bạn di chuột để vẽ hình vừa chọn và lựa chọn kích thước phù hợp với slide. 9 – Sau khi vẽ xong, các bạn có thể chỉnh lại màu cho hình vẽ ở mục “Shape fill” và chỉnh màu cho đường viền ở mục “Shape Outline”. - Tạo hiệu ứng cho hình vẽ theo các bước giống như tạo hiệu ứng cho trang . - Bên cạnh đó chúng ta còn phải sử dụng kĩ năng xoay hình ( dùng e - ke đo góc vuông) . 2.2.2: Thủ thuật chèn chữ vào trong hình, kích chuột phải, chọn add text 2.2.3: Thủ thuật đổ màu cho hình: Tại thẻ Drawing Tool: Shape Fill: đổ màu cho hình Shape Outline: chỉnh màu viền của hình Shape Effects: chỉnh hiệu ứng cho hình 10 Kích chuột vào góc dưới bên phải của Shape Styles, hiển thị cửa sổ Format Shape. Tại đây, bạn có thể điều chỉnh cụ thể hơn cho hình. 2.2.4 Hiệu ứng cho trang -Di chuyển chuột chọn Animations . -Dưới đó là các hiệu ứng chỉ cần chọn trang muốn làm. Khung lựa chọn hiệu ứng 2.2.5: Hiệu ứng cho chữ Bước 1: Quét chuột hết chữ bạn muốn làm slide->Animations-> Custom Animation. 11 Hiệu ứng cho chữ Bước 2: Chọn Add Effect. Sau đó chọn các hiệu ứng muốn cho chữ chạy. Chọn hiệu cho chữ 2.2.6: Thủ thuật group hình Với những thủ thuật trên power point đem lại rất nhiều những tiện ích. Vì vậy năm 2010- 2011 giáo án điện tử đã được nhiều giáo viên đón nhận một cách tích cực, bởi nó tạo ra một không khí học tập sôi nổi thu hút sự chú ý của học sinh, học sinh thực sự làm chủ trong tiết học. Nhờ những tính năng của phần mềm mà khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên đỡ vất vả hơn nhiều. Thay bằng thao tác gắn đồ dùng lên bảng giáo viên chỉ cần click chuột là có. Dạy bằng giáo án điện tử còn tránh được tình trạng cháy giáo án do quá nhiều thao tác gắn và tháo đồ dùng dạy học. 12 Khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên có thể thiết kế bài học như sách giáo khoa, không cần in tranh ảnh tốn tiền, mất thời gian mà hình ảnh lại nhỏ, không rõ nét như khi đưa lên màn hình lớn. Những từ ngữ trọng tâm trong bài ta có thể đổi màu hoặc gạch chân sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn. Hoặc khi tóm tắt đề bài toán ta có thể dùng những hình ảnh, những hiệu ứng từ đó học sinh hiểu và có thể giải bài toán một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra trong quá trình dạy học Toán lớp 3, tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học các dạng bài toán về hình học là cần thiết, ta có thể đưa lên màn hình lớn , tô màu những phần trọng tâm. Đối với những bài về ghép hình, mỗi bài toán có thể có nhiều cách ghép khác nhau cùng một lúc giáo viên đưa các đáp án lên bảng sẽ rất vất vả và mất thời gian. Nhưng dạy bằng giáo án điện tử thì chỉ cần thiết kế trong một slide là có đủ đáp án của bài dựa vào đó học sinh biết được mình đã ghép được theo cách nào và còn có những cách ghép nào khác nữa từ đó học sinh có thể vận dụng cách ghép hình cho các bài học sau. Ví dụ: Các kiến thức trong bài học được giáo viên thiết kế trên từng slide Giáo án điện tử. Ngoài ra bài giảng điện tử còn là một công cụ hỗ trợ trong dạy học giúp giáo viên cập nhật phương pháp dạy học hiện đại, lên lớp nhẹ nhàng, làm chủ tiết dạy. Đồng thời giúp học sinh hứng thú nghe giảng, nắm được kiến thức 13 trọng tâm của bài. Điều này chứng tỏ giáo án điện tử là phương tiện hỗ trợ rất tốt trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Ví dụ dạy bài: Góc vuông, góc không vuông Thay vì việc phải dùng đến 3 đồng hồ làm đồ dùng trực quan và vẽ các góc minh họa cho học sinh nhận diện ra góc thì tôi chỉ cần cho học sinh quan sát các hình ảnh minh họa trên các slide và dùng một vài hiệu ứng nhấp nháy ở các cạnh của góc để phân tích cho học sinh hiểu về góc. Khi hướng dẫn học sinh nhận biết góc vuông, góc không vuông bằng ê – ke tôi cũng dùng hiệu ứng di chuyển ê – ke trên slide để học sinh dễ dàng phân biệt. 14 Khi chữa bài cho học sinh thay vì phải di chuyển ê- ke theo từng góc vuông tôi đã vẽ các ê – ke vào vị trí các góc từ đó học sinh có thể nhận biết loại góc dựa vào e – ke. Hay khi hướng dẫn học sinh cách vẽ góc vuông học sinh được nhìn trực diện trên màn hình và giáo viên không phải giữ thước khi hướng dẫn. 15 Hoặc minh họa cho việc kiểm tra góc vuông trong hình thì việc sử dụng Powerpoint tôi thấy là rất hay và khoa học chỉ cần hiệu ứng di chuyển trên slide học sinh được quan sát rất tốt vị trí các góc khi com - pa được đặt vào mà không bị che khuất bằng thao tác của giáo viên. 16 Hay với bài : Diện tích của một hình Để giới thiệu cho HS biết diện tích của một hình là toàn bộ phần bề mặt của hình đó tôi dùng hiệu ứng tô màu toàn bộ bề mặt của hình. Nhờ đó biểu tượng về diện tích sẽ tác động vào học sinh dễ dàng hơn và học sinh cũng nhớ lâu hơn. Nhận thấy khả năng to lớn của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, qua một thời gian tìm tòi, nghiên cứu các phần mềm thiết kế các bài giảng 17 điện tử cho môn Toán ở tiểu học tôi nhận thấy PowerPoint là một trong những phần mềm cho phép thiết kế các bài giảng hiệu quả và dễ sử dụng. Đối với môn Toán, đặc biệt là các bài toán có các yếu tố hình học ở tiểu học PowerPoint có thể tạo ra những trang trình diễn thay thế cho giáo án và cách trình bày bảng, thay thế cho các giáo cụ trực quan, những tài liệu minh họa kèm theo, những hiệu ứng về âm thanh và hình ảnh. Hơn nữa vấn đề tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục cũng đang rất được quan tâm như trong Chỉ thị số 55/2008/CT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ “ Công cụ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục, góp phần làm nâng cao chất lượng dạy học là rất có ý nghĩa và cần thiết.” Trong những năm gần đây phòng giáo dục và đào tạo Hưng Yên cũng tăng cường đẩy mạnh và khuyến khích giáo viên vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, ngoài soạn giáo án máy ra thì mỗi giáo viên trong một năm phải thực hiện được ít nhất 5 giáo án điện tử vào giảng dạy. Chính vì điều này mà tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “ Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các bài toán về hình học lớp 3”. 18 CHƯƠNG II. ỨNG DỤNG CNTT VÀO SOẠN GIẢNG. MỘT SỐ BÀI CÓ YẾU TỐ HÌNH HỌC LỚP 3 Ngay sau khi được triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giáo án máy và áp dụng vào giảng dạy trên lớp để phù hợp với thế giới cũng như việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học tôi nhận thấy đây chính là đáp án cho câu hỏi mà mình đã trăn trở bao lâu. Và tôi đã bắt tay vào làm quen và vận dụng thực hành môn toán lớp 3 với các bài học liên quan đến yếu tố hình học. Lớp thực nghiệm chọn giải pháp thay thế các hình thức dạy học cũ bằng giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin khi dạy các bài có nội dung hình học. Tất cả các em đều chăm ngoan, ý thức học tập tốt, tích cực, chủ động, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Tổ chức các hoạt động nhóm khá tốt. 1. Một số bài có nội dung hình học trong sách giáo khoa toán lớp 3: Tôi đã chọn một số bài điển hình sau đó áp dụng vào thời gian và thực nghiệm như sau: Thứ/ ngày Thứ hai 19/10/2015 Thứ năm 24/12/2015 Thứ sáu 25/12/2015 Thứ hai 28/12/2015 Thứ ba 29/12/2015 Thứ hai 18/01/2016 Thứ ba 16/2/2016 Môn Tiết theo PPCT Toán 41 Góc vuông, góc không vuông Toán 84 Hình chữ nhật Toán 85 Hình vuông Toán 86 Chu vi hình chữ nhật Toán 87 Toán 96 Chu vi hình vuông Điểm ở giữa. trung điểm của đoạn thẳng Toán 141 Tên bài dạy Diện tích của một hình 2. Cách thực hiện: 19 Để tiến hành dạy các bài toán liên quan đến yếu tố hình học ở môn toán lớp 3 tôi tiến hành như sau: - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, nội dung các bài về hình học để hiểu ý đồ của tác giả. - Nghiên cứu tài liệu liên quan như sách thiết kế, sách giáo viên. - Xác định mục tiêu bài học - Xây dựng giáo án chi tiết. - Thiết kế slide tương ứng với từng hoạt động trong bài soạn. - Áp dụng những thủ thuật trên powerpoint Dưới đây là một số bài soạn và slide tôi đã thiết kế và áp dụng vào giảng dạy. * Bài : HÌNH CHỮ NHẬT( TIẾT 84) I. Mục tiêu: Học sinh: - Bước đầu có khái niệm về hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh và góc ), từ đó biết nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh và góc ). - Áp dụng để kẻ thêm đoạn thẳng vào hình đã cho để tạo ra hình chữ nhật. - Tạo hứng thú ham học cho học sinh. II Đồ dùng dạy học - Mô hình (bằng nhựa, bằng bìa) có dạng hình chữ nhật, máy chiếu, máy soi. III. Các hoạt động dạy học 1.Hoạt động 1 : Kiểm tra ( 3 - 5’) - Bảng con : - Vẽ một hình tứ giác, đặt tên hình. - Đọc tên hình ? 2. Hoạt động 2 : Dạy bài mới (13- 15’) *HĐ 2.1 Giới thiệu hình chữ nhật bằng trực quan và hình vẽ. - G nêu yêu cầu : Chọn trong bộ đồ dùng của em 1 hình chữ nhật. - Học sinh dùng ê ke - Đo kiểm tra 4 cạnh và 4 góc và nêu nhận xét về hình KT góc, cạnh. chữ nhật đó : - 4 góc của hình chữ nhật đều là góc vuông. - 2 cạnh dài bằng nhau. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng