Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học và học lịch sử lớp 12...

Tài liệu Skkn ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học và học lịch sử lớp 12

.DOC
67
3916
70

Mô tả:

SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 Së gi¸o DỤC & ®µo t¹o TØNH H¦NG Y£N Trêng THPT TI£N L÷ ===== ===== Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 Ứng M«n : LÞch sö SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Ngêi thùc hiÖn: dụng Tæ sơ đồ tư duy dạy và : Sö trong - §Þa - GDCD sửTHPT lớp 12 §¬n vÞ: Trêng Tiªn L÷ NguyÔn Mai Thanh học lịch học: 2015 – 2016Mai Thanh NgườiNăm thực hiện: Nguyễn Chức vụ : Giáo viên Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 1 Tháng 3 năm 2015 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 MỤC LỤC PHẦN MỘT :.......................................................................................................3 ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................3 Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 2 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................................4 III. CƠ SỞ LÍ LUẬN..........................................................................................4 1.Cơ sở lí luận......................................................................................................4 2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................5 III. NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................................................7 1. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................7 2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................8 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................................8 IV. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ..............................................................................8 1. Thực trạng chung môn Lịch sử.....................................................................8 2. Thực trạng về viê êc giảng dạy bài 10 và bài 13(t2) chương trình lịch sử lớp 12..................................................................................................................10 3. Hiê n ê trạng học bài của học sinh...................................................................10 PHẦN HAI:.......................................................................................................11 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................................................11 I. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU......................................................................11 II. THIẾT KẾ.....................................................................................................11 III. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU....................................................................12 1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh..............................................................12 2. Tiến hành dạy thực nghiệm..........................................................................13 IV. CÁCH TIẾN HÀNH ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT...............................................................14 1 : Sử dụng SĐTD trong việc kiểm tra bài cũ.................................................14 2: Sử dụng SĐTD trong việc giảng bài mới....................................................15 3: Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học......................18 4: SĐTD hỗ trợ cho tiết tổng kết, ôn tập kiến thức........................................20 V. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU............................................21 VI. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................22 VII. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM.....................................................................23 Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 3 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 VIII: KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG.........................................................46 IX: KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG...................................................................48 X: BẢNG ĐIỂM................................................................................................51 A. LỚP THỰC NGHIỆM.................................................................................51 B. LỚP ĐỐI CHỨNG.......................................................................................53 XI. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN..................................................55 1. Phân tích dữ liệu và kết quả.........................................................................55 2. Bàn luận..........................................................................................................58 PHẦN BA:..........................................................................................................59 KẾT LUẬN........................................................................................................59 I. KẾT LUẬN.....................................................................................................59 II. KIẾN NGHỊ..................................................................................................59 1. Đối với các cấp quản lý :...............................................................................59 2. Đối với GV :...................................................................................................59 III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI......................................................60 IV. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI.................................................60 V. HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ MỞ RỘNG ĐỀ TÀI....................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................61 PHẦN MỘT : ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 4 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường XHCN. Từng bước hội nhập quốc tế để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, sánh vai cùng với các cường quốc năm châu, thực hiện mục tiêu của Đảng là “Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam XHCN”. Cùng với sự nghiệp CNH- HĐH, Đảng, nhà nước, bộ giáo dục cũng có nhiều cải cách trong dạy và học, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học: “Chương trình chú trọng tới yêu cầu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, chú ý cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn, các tình huống có tính phức hợp, tìm tòi khám phá nghiên cứu, thực hiện các dự án học tập…;học sinh được tham gia các hình thức “học tập cá nhân”, “học tập hợp tác”…rèn kĩ năng học tập, có thái độ tích cực đối với việc học tập…” Khác với các môn; Ngữ văn, Địa Lí, Sinh học, Giáo dục công dân…Lịch sử là một môn học đặc thù với những chuỗi sự kiện, diễn biến đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, nhiệm vụ của dạy học Lịch sử là khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào cuộc sống hiện tại và tương lai. Đây là môn học yêu cầu người học phải “Biết sự kiện - Hiểu sự kiện - Nhớ sự kiện” từ đó có sự phân tích, tư duy lôgic, khái quát, và đánh giá sự kiện. Muốn khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động, thì phương tiện trực quan là một yếu tố hết sức cần thiết. Trong quá trình giảng dạy tại trường, bản thân tôi cũng như các giáo viên trong tổ đều cố gắng về đổi mới PPDH cho phù hợp với hướng dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh… ý thức rõ về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn: Tích cực sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học hiện có ở nhà trường, ứng dụng CNTT, tìm tòi các biện pháp gây hứng thú trong dạy học môn Lịch sử…. Tuy nhiên các biện pháp trên cũng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao nên các tiết học còn nhàm chán đơn Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 5 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 điệu, học sinh không tái hiện được bức tranh quá khứ một cách rõ nét nhất. Vì vậy chất lượng bộ môn không cao. Xuất phát từ thực tế dạy và học Lịch sử ở nhà trường cũng như của bản thân, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử. Trong mỗi tiết học: trò phải hứng thú, say mê; thầy phải phát huy được tính tích cực ở trò, phải khơi dậy được niềm đam mê ở trò. Để đáp ứng được yêu cầu đó và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thì việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học Lịch sử là phương pháp tối ưu nhằm phát huy tính tích cực và khả năng tư duy của học sinh. Trước thực tiễn đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12” làm đề tài nghiên cứu của mình. Mục đích của đề tài là giúp cho giáo viên và học sinh yêu thích môn lịch sử hơn từ đó có thể nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử trong nhà trường. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Để thấy rõ được hiê u ê quả của viê cê thay đổi phương pháp: ứng dụng SĐTD trong dạy học lịch sử lớp 12, tôi xin chọn thiết kế: Kiểm tra trước tác đô nê g và sau tác đô nê g đối với các nhóm tương đương. Nhóm 1: Lớp 12D1 - là nhóm thực nghiê êm, nhóm này sẽ được học theo phương pháp ứng dụng SĐTD trong các tiết học lịch sử . Nhóm 2: Lớp 12D2 - là nhóm đối chứng, vẫn được dạy theo phương pháp truyền thống, không có sự thay đổi. III. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 1.Cơ sở lí luận Môn lịch sử trong nhà trường phổ thông có chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông không những giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, mà còn nhằm truyền thụ cho học sinh ý nghĩa của quá khứ và tiếp tục trong hiện tại, dẫn dắt học sinh hiểu vai trò con người trong cộng đồng và vai trò của con người trong thế giới nói chung. Như vậy, trong thời đại cách mạng khoa học – kĩ thuật rất sôi động hiện Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 6 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 nay, bộ môn lịch sử cần phải được giáo dục một cách đúng đắn, với phương pháp hiệu quả để góp phần giúp học sinh nắm chắc những kiến thức lịch sử làm cơ sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, hình thành các năng lực tư duy, hành động, phẩm chất học sinh qua đó các em có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn Sơ đồ tư duy còn được gọi là bản đồ tư duy, hay lược đồ tư duy (Mind Map), là một hình thức “ghi chép” đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực, nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa kiến thức của một chủ đề, các cách giải một dạng bài tập. Có nhiều cách để lập sơ đồ tư duy, như dùng bút chì, bút màu, giấy bìa, phấn màu, bảng đen… (cách truyền thống), hoặc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế (Microsoft Powerpoint…) Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí hay bản đồ lịch sử. Người sử dụng có thể thêm hoặc bớt đi các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau thông qua màu sắc, hình ảnh, cụm từ diễn đạt (tùy theo tư duy mỗi người). Cùng một chủ đề, nhưng mỗi người có thể “thể hiện” sơ đồ tư duy theo cách riêng. Do đó, sử dụng sơ đồ tư duy sẽ phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của người dạy và người học. Cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh) được thiết kế dưới dạng công cụ đồ họa trực quan nối các hình ảnh có mối liên hệ với nhau. Vì vậy giáo viên có thể vận dụng để hỗ trợ dạy học các dạng bài nghiên cứu kiến thức mới, bài ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức cho người học sau mỗi chương, phần, chuyên đề, học kì… và giúp cho cán bộ quản lí lập kế hoạch công tác hiệu quả. Con người sử dụng sơ đồ tư duy đã có cách đây hàng thế kỷ, nhằm hỗ trợ trong việc học tập, tư duy, ghi nhớ, giải quyết vấn đề, báo cáo… nhưng Tony Buzan được cho là người đầu tiên đưa ra sơ đồ tư duy hiện đại vào năm 1960. Ông cho rằng, những cách ghi chép cũ bắt buộc mọi người phải đọc từ Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 7 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 trái sang phải rồi từ trên xuống dưới, trong khi người đọc thường đọc cả trang không theo một trật tự tuyến tính nào cả, vì thế ông cải biến nó. Theo phương pháp cải tiến của Tony Buzan, sơ đồ tư duy sẽ có cấu tạo như một “cái cây” (nằm chính giữa), xung quanh có nhiều nhánh lớn khác nhau. “Cái cây” ở giữa sơ đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm, nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan rất quan trọng với ý tưởng chính. Các nhánh lớn này tiếp tục được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề kiến thức ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm của người dạy (hay người học) một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. Rõ ràng, trên thế giới việc sử dụng sơ đồ tư duy đã được nghiên cứu, hệ thống hóa và sử dụng một cách phổ biến. Ở Việt Nam, kĩ thuật này mới được áp dụng từ năm 2006, nhưng chưa được nghiên cứu và ứng dụng đại trà trong dạy học. Sơ đồ tư duy mới chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên, học sinh trước mùa thi bằng phương pháp thủ công, truyền thống thông qua cây bút, trang giấy, bảng…Để định hướng cho học sinh tư duy, học tập tích cực, hiệu quả thì giáo viên cần tích cực ứng dụng SĐTD vào quá trình dạy học. Như vậy, sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) trong dạy sẽ phát huy khả năng tư duy, tính sáng tạo của học sinh, giúp các em, yêu thích và hào hứng khi học sử. Hơn nữa, sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) giúp học sinh có được phương pháp học tập một cách tích cực, huy động tối đa sự tư duy và sáng tạo của mình, từ đó nhớ bài lâu và hiểu bài sâu, đây cũng là một phương pháp ghi chép tối ưu so với phương pháp ghi chép truyền thống. Tuy nhiên, việc sử dụng SĐTD trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử ở nhà trường cũng còn nhiều hạn chế bởi, giáo viên chưa hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách thiết kế và nắm bắt kiến thức ở SĐTD ra sao. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa thật sự chú trọng, quan tâm tới phương pháp dạy học này. Mặt khác, học sinh dù đã được làm quen với cách ghi bài theo sơ đồ tư duy ở Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 8 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 các trường THCS nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa hiểu rõ cách thể hiện nội dung, kiến thức như thế nào trong việc thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tôi chỉ xin đề cập tới việc ứng dụng SĐTD trong phần lịch sử lớp 12 - phần lịch sử dài và khó học nhất. Thực tế đã cho thấy, việc sử dụng SĐTD đã tạo ra không khí học sôi nổi và hứng thú ở học sinh. Tôi hy vọng phương pháp dạy và học này sẽ được áp dụng nhiều hơn nữa trong các nhà trường trong thời gian tới. III. NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1.Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực tốt nội dung vấn đề nghiên cứu, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ: - Tham khảo các tài liệu về “ Phương pháp dạy học Lịch sử”. “ Thiết kế bài giảng”, “tạp chí giáo dục”…. - Tham khảo các nguồn tài liệu trên mạng, một số tài liệu liên quan đến dạy học theo hướng phát triển năng lược của học sinh. - Tài liệu hướng dẫn dạy học theo phương pháp lập bản đồ tư duy của TS Trần Đình Châu và TS Đặng Thị Thu Thủy của Bộ GD &ĐT. - Hoạt động dạy học bằng phương pháp “Lập bản đồ tư duy” (Tài nguyên dạy học Bộ GD&ĐT) - Vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh - NXB Đại học sư phạm I. - Sách giáo khoa, Tài liệu chuẩn KT-KN lịch sử lớp 12 - Một số hình ảnh, bản đồ khai thác từ mạng Internet - Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THPT, lớp 12 của bộ GD-ĐT - Thao giảng dự giờ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy - Đặc biệt nghiên cứu tài liệu: “Dạy học theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng”. - Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử lớp 12 - Thử nghiệm một số nội dung nghiên cứu vào thiết kế một bài dạy học lịch sử qua bài ( BÀI 10: CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA; BÀI 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN 1930) Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 9 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 - Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnh và bổ sung hợp lý. 2. Phương pháp nghiên cứu -Trao đổi với học sinh -Điều tra bằng phiếu, sau khi học sinh học bài dạy bằng sơ đồ tư duy. -So sánh đối chiếu 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu -Một số nội dung về ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học mà tôi tiến hành thực hiện trong sáng kiến kinh nghiệm của mình được giới hạn trong chương trình lịch sử lớp 12 THPT. - Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 12 THPT. IV. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. 1. Thực trạng chung môn Lịch sử Ở trường phổ thông hiện nay, hầu hết học sinh ít có hứng thú với bộ môn lịch sử. Thực tế này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết và chủ yếu vẫn là do việc giảng dạy của giáo viên bộ môn Lịch sử. Muốn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, việc đổi mới nội dung phải tiến hành song song với đổi mới phương pháp. Giáo viên cần khắc phục lối dạy truyền đạt một chiều, chuyển sang vai trò tổ chức hướng dẫn, kích thích óc tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Sự chủ động của trò là cơ sở tâm lý sư phạm tạo nên hứng thú học tập của học sinh. Vì lẽ đó, vấn đề bồi dưỡng hứng thú học tập là yêu cầu cấp thiết trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Thực tế cho thấy các em chỉ có khả năng nhớ được những gì đã quan sát được còn cái gì mà các em không thấy, không quan sát được thì rất khó nhớ. Cũng vì thế, khi xem phim lịch sử Trung Quốc thì nhớ rất rõ các nhân vật, sự kiện của lịch sử Trung Quốc. Còn khi học sử Việt Nam bằng chữ nghĩa thì lẫn lộn các nhân vật, các sự kiện lịch sử đến nỗi các thầy cô giáo “cười ra nước mắt”. Các em mang các kiến thức lẫn lộn ấy mà lớn lên và bước vào cuộc sống mà không có niềm tự hào dân tộc anh hùng, không hứng thú học tập, các em học chỉ để trả nợ. Học xong, kiến thức không còn đọng lại trong tiềm thức của các em. Như thế, công sức giáo dục của chúng ta thật uổng phí. Người công dân tương lai của đất nước ta đa số đều thực dụng, mong sao lớn lên làm được nhiều Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 10 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 tiền, bất chấp đất nước quê hương có phát triển, có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không. Thực trạng học sinh lớp 12 trường THPT Tiên Lữ. Cụ thể : * Về Hs: Hai lớp được chọn tương đương nhau về sĩ số, giới tính và khả năng học tập. Cụ thể: Bảng 1. Tình hình của hai lớp Số liệu Số lượng giữa các lớp Kết quả học tập HK1 của từng lớp Lớp Sĩ số Nam 12D1 42 18 24 1 12D2 42 22 20 0 Nữ Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém 30 11 0 0 33 9 0 0 Đặc điểm: - Cả hai lớp đều học khối D, khả năng tiếp thu của các em rất tốt, học tập mang tính tích cực, tự giác, nhưng đối với môn Lịch sử các em không có nhiều hứng thú. Khảo sát thực tế: Phát phiếu trả lời cho học sinh lớp 12D1, 12D2 theo nội dung sau: Có 5 môn: Toán, Văn , Anh , Sử, Địa. Phiếu trả lời - Lớp: Bảng 2: Phiếu trả lời học tập STT 1 2 3 4 5 Môn học Toán Văn Anh Sử Địa Đánh dấu (+) vào môn học em thích học Bảng 3: Kết quả khảo sát về sở thích học tập bộ môn của học sinh như sau: Sở thích môn học Lớp Sĩ Văn SL % Sử SL số 12D1 42 35 83 5 12D2 42 35 83 4 Qua bảng 3 cho thấy đa số % Địa SL % Toán SL % Anh SL % 12 25 60 33 79 35 83 10 17 40 27 64 19 45 các em thích học các môn: Toán, Văn, Ngoại Ngữ vì các môn này có nhiều trường để lựa chọn thi Đại học. Ngược lại số Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 11 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 lượng học sinh thích môn sử rất ít khoảng 10%- 12% vì môn sử khô khan, khó nhớ, nhiều sự kiện, ít tổ hợp môn, khó lựa chọn trường thi Đại học. 2. Thực trạng về viê cê giảng dạy bài 10 và bài 13(t2) chương trình lịch sử lớp 12. Bài 10 và bài 13 (t2) trong chương trình lịch sử lớp 12 là bài dài, nhiều mục và nhiều kiến thức. Thông thường khi dạy bài này, giáo viên chọn phương pháp dạy truyền thống: thuyết trình, lâ êp bảng thống kê, liệt kê các thành tựu cho học sinh tìm hiểu. Viê êc trình bày theo lối liê êt kê này khiến cho bài giảng khô khan, trở nên nhàm chán, không gây hứng thú học nên không thu hút được học sinh tham gia. 3. Hiê n ê trạng học bài của học sinh Do bài dài, có nhiều sự kiê ên, nhiều thành tựu, bài giảng không gây hứng thú nên học sinh học bài rất khó khăn. Thâ êm chí có nhiều em không muốn học bài. Các em có học thì lại rất hay quên, chỉ nhớ được rất ít các sự kiê ên và hay nhầm lẫn. Như vâ êy, viê êc dạy và học đều không hiê êu quả, bài giảng không thành công. Cần có mô tê phương phương pháp mới để học sinh dễ tiếp thu và hứng thú hơn trong viê êc học bài này. Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 12 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Phần lịch sử lớp 12 tương đối dài và khó nhớ do có nhiều sự kiện, nhiều giai đoạn, nhiều vấn đề. Nếu để học sinh học theo cách truyền thống là học thuộc lòng thì chỉ sau vài ngày là các em lại quên hết. Nhưng nếu học theo phương pháp mới là dùng SĐTD, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của các em thì các em sẽ nhớ rất lâu. Mặc dù kiến thức lịch sử lớp 12 rất nặng nhưng lại có thể dễ dàng chia thành nhiều giai đoạn, nhiều phần nhỏ nên rất dễ cho việc áp dụng SĐTD trong từng bài giảng. Do vậy tôi lựa chọn phần lịch sử lớp 12 cho bài nghiên cứu của mình. Tôi lựa chọn hai lớp học 12D1 và 12D2 vì khả năng nhâ nê thức của hai lớp là tương đương. Đây lại là hai lớp khối D vì thế khả năng tư duy rất tốt và rất nhanh. Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động. Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. II. THIẾT KẾ Chọn 2 lớp nguyên vẹn: lớp 12D1 là nhóm thực nghiê m ê và lớp 12D2 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra 45p đầu học kì I làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm không có sự khác nhau. Bảng 1: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương: TBC P= Đối chứng 6,8 Thực nghiệm 6,8 0,121 Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 13 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 P=0,121 >0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu: Kiểm tra Nhóm Kiểm tra trước Tác động tác động sau tác động Thực nghiệm O1 Dạy học có ứng dụng SĐTD O3 Đối chứng O2 Dạy học không ứng dụng O4 SĐTD III. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên hướng dẫn học sinh làm sơ đồ tư duy: Giúp học sinh biết được những thành phần cấu tạo nên một sơ đồ tư duy, mặc dù chúng có thể được chỉnh sửa tự do theo ý muốn cá nhân.  Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề, sử dụng ít nhất 3 màu.  Sử dụng hình ảnh, ký hiệu, mật mã, mũi tên trong bản đồ tư duy của bạn.  Chọn những từ khoá và viết chúng ra bằng chữ viết hoa.  Mỗi từ/hình ảnh phải đứng một mình và trên một dòng riêng.  Những đường thẳng cần phải được kết nối, bắt đầu từ bức ảnh trung tâm. Những đường nối từ trung tâm dày hơn, có hệ thống và bắt đầu ốm dần khi toả ra xa.  Những đường thẳng dài bằng từ/hình ảnh.  Sử dụng màu sắc – mật mã riêng của bạn – trong khắp sơ đồ.  Phát huy phong cách cá nhân riêng của học sinh. Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 14 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12  Sử dụng những điểm nhấn và chỉ ra những mối liên kết trong sơ đồ tư duy của mỗi học sinh.  Làm cho sơ đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự hoặc dàn ý để bao quát các nhánh của sơ đồ tư duy. Dựa vào nguyên tắc dạy học và tác dụng của sơ đồ tư duy, chúng ta áp dụng dạy được ở nhiều dạng bài: Bài mới, ôn tập, hệ thống chương hoặc giai đoạn, làm bài tập lịch sử, đặc biệt là củng cố bài và các tiết tự chọn. Giáo viên hướng dẫn học sinh đi từ khái quát đến cụ thể, dựa trên cơ sở nguyên lý của sơ đồ tư duy hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy: ( Nội dung chìa khóa là cây cành nhánh) từ đó học sinh mở rộng, phát triển thêm theo sự sáng tạo của mình. 2. Tiến hành dạy thực nghiệm Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm là bắt đầu từ học kì I của năm học. Thực hiện dạy học bằng cách lập SĐTD được tóm tắt qua 4 bước như sau: - Bước 1: Trong mỗi bài học mới, học sinh lập SĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý, hướng dẫn của giáo viên. - Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về SĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. - Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh SĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. - Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một SĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. Khi củng cố kiến thức giáo viên hướng dẫn HS hệ thống kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. Các sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề, bài học. Nó giúp học sinh liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác. Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 15 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 Lập sơ đồ tư duy là một cách thức ghi chép cực kỳ hiệu quả. (Lưu ý: SĐTD là một sơ đồ mở, GV yêu cầu các nhóm HS nên vẽ các kiểu SĐTD khác nhau, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức, cấu trúc (nếu cần). IV. CÁCH TIẾN HÀNH ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT. 1 : Sử dụng SĐTD trong việc kiểm tra bài cũ Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu cầu của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm tùy vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng “học vẹt”, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài. Do đó, cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 16 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 cao chất lượng học tập. Sử dụng sơ đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các bản đồ thường được giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm. Ví dụ 1: Trước khi dạy học Bài 5: Các nước Châu Phi và Mỹ la tinh (Lịch sử 12), giáo viên sẽ kiểm tra kiến thức của học sinh ở bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện SĐTD về sự ra đời và quá trình phát triển thành viên của tổ chức ASEAN (Phần I, mục3) 2: Sử dụng SĐTD trong việc giảng bài mới. Sử dụng bản đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày. Giáo viên thay vì gạch chân đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng SĐTD để thể hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan. Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 17 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 Ví dụ 1: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm (1939 -1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (Lịch sử 12), để xác định lệnh Tổng khởi nghĩa, việc giành chính quyền ở Hà Nội, trong cả nước và ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám là phần kiến thức không khó nhưng không dễ nhớ đối với học sinh. Nếu giáo viên sử dụng phương pháp trình bày truyền thống thì vấn đề vẫn được giải quyết nhưng không hiệu quả. Vì nội dung dàn trải, hết nội dung này đến nội dung khác, học sinh sẽ không thấy được mối quan hệ về việc chớp thời cơ để Tổng khởi nghĩa và việc giành chính quyền ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào đối với việc giành chính quyền trong cả nước và đặc biệt là ý nghĩa to lớn, nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám. Do vậy, sau khi giới thiệu xong nội dung kiến thức cần nắm trong bài học, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, dựa vào nội dung trong sách giáo khoa, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường để hoàn thành bài tập. Cuối cùng giáo viên cùng học sinh hoàn thiện được một sơ đồ tư duy kiến thức theo ý muốn của mình, kết quả có thể như sau. Ví dụ 2: Hoặc khi dạy Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 18 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền ở Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) – Lịch sử 12, Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy ở mục III, ý 2: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 19 SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 Qua sơ đồ tư duy học sinh khắc sâu được ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Hay khi học Bài 4:CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ- lịch sử lớp 12, Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy ở mục I, ý 3: Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN Sau khi học sinh đã hoàn thiện sơ đồ, học sinh cần rút ra nhận xét về hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động, sự phát triển thành viên của tổ chức ASEAN. Ví dụ 2: Trước khi dạy Tiết 17 Mục II - Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt từ năm 1919-1925 (Lịch sử 12) giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện SĐTD ở tiết 16 (Mục I: Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhât) Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng