Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn vận dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích – tổ...

Tài liệu Skkn vận dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp trong dạy học phần sinh học cơ thể – sinh học 11, trung học phổ thông.

.DOC
67
1807
89

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÂÂN DỤNG BÀI TÂÂP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYÊÂN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH – TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ – SINH HỌC 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh Học  - Lĩnh vực khác: .......................................................  Có đính kèm:  Mô hình Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm LỊCH học: 2014 - 2015 HỌC SƠ LƯỢC LÝ KHOA –––––––––––––––––– P1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Anh 2. Ngày tháng năm sinh:05/09/1987 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Tam Phước – Biên Hòa – Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ) ĐTDĐ:01688524868 6. Fax: E-mail:[email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao : Giảng dạy môn Sinh học lớp 11, lớp 12. Chủ nhiê êm lớp 12C7 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nhơn Trạch – ĐN II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2010 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Sinh học III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: 5 năm Số năm có kinh nghiệm: 5 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: P2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới Giáo dục và Đào tạo của nước ta. Đây cũng là vấn đề cấp bách được Đảng và Nhà nước quan tâm, thể hiện trong hàng loạt các văn bản pháp lý quan trọng như trong các Nghị quyết Trung ương, trong luật Giáo dục và trong chiến lược phát triển Giáo dục. Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học”. Dạy học không thể truyền thụ kiến thức theo một chiều, “rót kiến thức” vào học sinh. Trong quá trình dạy học, học sinh chủ động tiếp thu tri thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh chủ động tìm tòi và khám phá. Cuối cùng, qua quá trình tương tác, trao đổi giữa giáo viên và học sinh, học sinh sẽ tiếp thu được những tri thức mới, những kỹ năng tư duy mới. Tuy nhiên, một yêu cầu đặt ra trong quá trình dạy học là làm thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh? Trong dạy học có nhiều cách khác nhau để phát huy tính tích cực đó, sử dụng bài tập tình huống được xem là phương pháp hữu hiệu. Trong môn Sinh học nói chung và Phần Sinh học cơ thể - Sinh học 11 nói riêng, nội dung kiến thức bao gồm các khái niệm có mối liên hệ chặt chẽ được hình thành và phát triển theo một trình tự logic. Tuy nhiên các nội dung trình bày theo từng dấu hiệu đặc trưng cụ thể cho từng đối tượng Thực vật và Động vật chứ chưa mang tính khái quát cho cả 2 loại đối tượng. Do vậy việc thiết kế, đưa ra các bài tập tình huống để tổng hợp - phân tích nội dung kiến thức cho học sinh học tập là một vấn đề cần thiết. Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vâ ân dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp trong dạy học phần Sinh học cơ thể - Sinh học 11, Trung học phổ thông”. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1.1. Bản chất của bài tập, bài toán “Bài tập là một nhiệm vụ mà người giải quyết cần phải thực hiện. Trong bài tập bao gồm dữ kiện và yêu cầu cần tìm”. “Bài toán là hệ thống thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu luôn luôn không phù hợp (mâu thuẫn) với nhau, dẫn tới nhu cầu phải khắc phục bằng cách biến đổi chúng”. 1.1.2. Tình huống, tình huốg dạy học là gì? P3 Theo từ điển Tiếng Việt: “Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một nơi trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng”. Trong dạy học, tình huống là những tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề là bài toán Ơristic chứa đựng mâu thuẫn nhận thức. Mâu thuẫn này phải có tác dụng kích thích được tính tích cực trong học sinh. Giải quyết mâu thuẫn này chính là sự lĩnh hội tri thức mới, đồng thời cũng làm xuất hiện những mâu thuẫn mới tạo ra nhu cầu, động cơ để giải quyết mâu thuẫn mới. 1.1.3. Bản chất của bài tập tình huống dạy học 1.1.3.1. Bài tập tình huống dạy học là gì? “Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học, được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học sinh giải bài tập ấy vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được những kỹ năng cần thiết”. 1.1.3.2. Bản chất tâm lý của bài tập tình huống dạy học Bản chất tâm lý của bài tập tình huống dạy học là sự mâu thuẫn giữa nội dung kiến thức truyền đạt và phương pháp truyền đạt kiến thức đó cho học sinh. Đó là cầu nối rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn dạy học. 1.1.4. Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống 1.1.4.1. Đặc điểm của phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống - Dựa vào các bài tập tình huống để thực hiện chương trình học; những bài tập tình huống không nhằm kiểm tra các kỹ năng mà giúp phát triển chính bản thân các kỹ năng. - Bản thân bài tập tình huống mang tính chất gợi vấn đề. - Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với bài tập tình huống chứ không có công thức nào giúp học sinh tiếp cận với bài tập tình huống. - Việc đánh giá kiến thức và kỹ năng dựa trên hành động và thực tiễn. 1.1.4.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống  Ưu điểm: - Học sinh xem việc học là của mình, từ đó phát huy được tính tích cực - độc lập - chủ động - sáng tạo trong quá trình học tập. - Các bài tập tình huống tạo ra hứng thú, đem lại nguồn vui, kích thích trực tiếp lòng ham mê học tập của học sinh. Đó chính là động lực của quá trình dạy học. - Học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những nội dung cốt lõi. - Học sinh có thể hợp tác với nhau trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân. Đó chính là cơ sở hình thành phương pháp tự học. - Việc thường xuyên giải quyết các bài tập tình huống có vấn đề nhỏ trong quá trình học tập là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy học hình thành và giải quyết vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn. P4 - Đối thoại giữa thầy - trò, trò - trò khi tiến hành giải quyết các bài tập tình huống tạo ra bầu không khí sôi nổi, tích cực góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng.  Nhược điểm: - Đòi hỏi nhiều công sức và thời gian. - Giáo viên phải là người có kiến thức, có kinh nghiệm sâu rộng và có cách dẫn dắt học sinh. - Sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp và cách học thụ động của học sinh sẽ là một trở ngại của phương pháp này 1.1.5. Kỹ năng học tập của học sinh 1.1.5.1. Kỹ năng là gì? Có nhiều quan điểm về kỹ năng, theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo trở thành kỹ xảo”. Việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì một số kỹ năng đồng thời là kỹ năng nhận thức và là kỹ năng hoạt động chân tay. 1.1.5.2. Kỹ năng học tập là gì? Theo các nhà tâm lý: “Kỹ năng học tập là khả năng của con người thực hiện có kết quả các hành động học tập phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện nhất định nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra”. Kỹ năng học tập được thể hiện thông qua cách thức thực hiện hành vi học tập có sự phối hợp, có tổ chức, đạt được thông qua sự huấn luyện và thực hành Một kỹ năng chỉ biểu diễn thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng lên nội dung ta đạt được mục tiêu Mục tiêu = Kỹ năng X Nội dung 1.1.5.3. Một số kỹ năng nhận thức  Kỹ năng phân tích - tổng hợp  Kỹ năng so sánh  Kỹ năng khái quát hóa  Kỹ năng suy luận: 1.1.5.4. Kỹ năng phân tích - tổng hợp Phân tích là sự phân chia trong tư duy đối tượng hay hiện tượng thành những yếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận, quan hệ giống loài nhằm tìm kiếm bản chất của chúng. Mục đích chủ yếu của việc rèn luyện kỹ năng phân tích là hình thành ở các em thói quen tìm hiểu sự vật hiện tượng có chiều sâu, nhằm nắm được bản chất của đối tượng nghiên cứu cho nên nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động phân tích trước hết là nắm được cấu trúc của đối tượng nghĩa là: P5 - Xác định các yếu tố bằng đối tượng. - Tìm mối quan hệ giữa các yếu tố đó. - Yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển của hệ thống nằm ở đâu? - Hoạt động trong những môi trường nào điều kiện nào? Trên cơ sở ấy mà xác định được tính chất mâu thuẫn nội tại động lực phát triển và các vấn đề khác. Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy các yếu tố cấu thành của sự vật hiện tượng trong một chỉnh thể. Phân tích và tổng hợp là 2 mặt của một quá trình tư duy thống nhất có sự liên hệ mật thiết với nhau. Phân tích và tổng hợp trong Sinh học thường được dùng để phân tích cấu tạo, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể...., phân tích cơ chế, quá trình sinh học. Phân tích và tổng hợp có các hình thức diễn đạt: - Diễn đạt bằng lời. - Diễn đạt bằng sơ đồ phân tích. - Diễn đạt bằng bảng hệ thống. - Diễn đạt dưới dạng tranh sơ đồ. 1.1.6. Quy trình thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp. Xác định kỹ năng phân tích - tổng hợp của học sinh Nghiên cứu Nghiên cứu thực tiễn Xử lý sư phạm Xây dựng hệ thống tình huống rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp cho học sinh Dạy học Rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp cho học sinh Kết quả Hình thành kỹ năng phân tích - tổng hợp cho học sinh 1.1.7. Những yêu cầu khi thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp cho học sinh P6  Nội dung: - Tình huống mang tính giáo dục; chứa đựng mâu thuẫn nhận thức và mang tính khiêu khích. - Tình huống phải thực tế và phù hợp với nội dung bài học.  Hình thức: - Thuật ngữ ngắn gọn, súc tích và ẩn danh. - Kết cấu rành mạch, rõ ràng, dễ hiểu. - Có trọng tâm và tương đối hoàn chỉnh để không cần tìm hiểu thêm quá nhiều thông tin  Những chú ý khi soạn thảo tình huống: - Chủ đề: Mô tả đặc điểm nổi bật của tình huống. - Mục đích dạy học đạt được thông qua tình huống. - Nội dung tình huống: Mô tả bối cảnh tình huống. Nội dung tình huống phải đủ thông tin để phân tích, giải quyết tình huống. - Nhiệm vụ học sinh cần giải quyết. 1.1.8. Các tiêu chí đánh giá kỹ năng phân tích - tổng hợp thông qua bài tập tình huống Rèn luyện kỹ năng để phát triển tư duy và năng lực nhận thức cần được thực hiện trong giảng dạy nhưng làm thế nào để nhận biết được học sinh hình thành kỹ năng giải quyết ở mức độ nào. Tiêu chí được đưa ra để làm thước đo đánh giá việc rèn luyện kỹ năng trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Tiêu chí đánh giá là những tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm. Căn cứ vào tiêu chí mà có thể tiến hành đo đạc, đánh giá được mức độ của kỹ năng. Tiêu chí là dấu hiệu, tính chất được chọn làm căn cứ để so sánh, đối chiếu xác định mức độ đạt tới của đối tượng cần đánh giá. Trong mỗi lĩnh vực, mỗi khía cạnh, cấp độ trong giáo dục đều có tiêu chí đánh giá riêng, việc lực chọn các tiêu chí đánh giá phải căn cứ vào các dấu hiệu cơ bản, tiêu biểu cho bản chất của đối tượng thì đánh giá mới đảm bảo tính chính xác. Khi xây dựng tiêu chí dù ở mức nào người ta cũng cố gắng đưa ra những yêu cầu sao cho dễ quan sát, dễ đo đạc được. P7 Bảng 1.1. Bảng tiêu chí đánh giá kỹ năng phân tích - tổng hợp Trong đó: TC1 - Xem thêm -