Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn-Vận dụng bản đồ tư duy vào một số tiết dạy kiểu bài nói, viết theo chủ điểm...

Tài liệu Skkn-Vận dụng bản đồ tư duy vào một số tiết dạy kiểu bài nói, viết theo chủ điểm ở phân môn Tập làm văn lớp 3

.PDF
17
3207
60

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO MỘT SỐ TIẾT DẠY KIỂU BÀI NÓI, VIẾT THEO CHỦ ĐIỂM Ở PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn Tiếng Việt ở lớp 3 thống nhất với mục tiêu chung của Chương trình Tiếng Việt toàn cấp học là : - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học môn Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và của nước ngoài. - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tập làm văn là phân môn thực hành và rèn luyện tổng hợp bốn kỹ năng nghe – nói - đọc viết, có tính chất tích hợp các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản nói hoặc viết. Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy. Chính vì vậy hướng dẫn cho học sinh nói đúng, viết đúng, rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ đó phụ thuộc phần lớn vào việc dạy - học Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Trong chương trình Tập làm văn lớp 3, kiểu bài Nói, viết theo chủ điểm rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói, viết, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em củng cố những hiểu biết về phạm vi hiện thực được phản ánh trong chủ điểm học tập. Năm học 2011 – 2012 thực hiện giảm tải một số nội dung ở một số môn học, bài học, trong đó có phân môn Tập làm văn lớp 3. Ở các tuần 11, 14, 16, không yêu cầu làm các bài tập nghe - kể (Bài tập1), giành thời gian cho hoạt động nói theo chủ điểm (Bài tập2); tuần 31, không yêu cầu làm bài tập 2, giành thời gian cho hoạt động nói về bảo vệ môi trường ở bài tập 1. Với thời lượng 40 phút cho một hoạt động nói theo chủ điểm, đó là điều kiện thuận lợi để giúp học sinh rèn kĩ năng nói, nhiều học sinh được tham gia trình bày trước lớp. Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, … là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học thường dễ thuộc nhưng chóng quên, các em thường ghi nhớ nhanh nhờ vào quan sát hình ảnh sống động, nhiều màu sắc. Để giúp các em tiếp cận được với tri thức của nhân loại đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Thay đổi từ việc dạy cho học sinh kiến thức là chính chuyển sang dạy cho học sinh cách học là chính. Làm thế nào để học sinh nói, viết được đoạn văn theo chủ điểm đúng yêu cầu đặt ra, đạt được mục tiêu của môn học? Để đạt được hiệu quả dạy học, qua tìm hiểu tài liệu, theo dõi trên các trang web dạy học, tôi mạnh dạn vận dụng bản đồ tư duy vào một số tiết dạy kiểu bài Nói, viết theo chủ điểm ở phân môn Tập làm văn lớp 3. B. NỘI DUNG Trong quá trình dạy một tiết Tập làm văn, để đạt mục tiêu đề ra bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, học sinh cần phải có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế. Học tốt Tập làm văn sẽ giúp học sinh học tốt các môn học khác đồng thời giáo dục các em những tình cảm lành mạnh, trong sáng; rèn luyện khả năng giao tiếp và góp phần đắc lực vào việc giữ gìn, phát huy sự trong sáng của Tiếng việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam. I. THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi: Với kiểu bài Nói, viết theo chủ điểm, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, SGK thường đưa ra những đề tài gần gũi với các em và những đề tài ấy thường cũng là đề tài mở. Giáo viên luôn không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học, lựa chọn và tổ chức những hình thức luyện tập phù hợp mục tiêu dạy và học để dẫn dắt rèn luyện học sinh thực hành những bài văn nói – viết một cách độc lập, sáng tạo. Để giúp học sinh viết được những bài văn hay, ý tưởng phong phú, sáng tạo giáo viên luôn chú trọng rèn kĩ năng nói cho học sinh vì học sinh nói tốt sẽ trình bày bài viết tốt. Học sinh đã nắm vững kiến thức, kĩ năng từ các lớp dưới. Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn lớp ba. 2. Khó khăn: Tập làm văn là phân môn khó so với các phân môn khác của môn Tiếng Việt, vì vậy việc dạy – học ở phân môn này có những hạn chế nhất định. Trong việc rèn kĩ năng nói-viết cho học sinh, giáo viên có đầu tư nghiên cứu mục tiêu các tiết dạy để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh, nhưng sự đầu tư chưa sâu nên hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn chưa cao. Dụng cụ trực quan thiếu, giáo viên chỉ nói suông nên học sinh không hiểu, không nắm bắt được thông tin vì vậy bài làm không đạt hiệu quả cao. Chất lượng giảng dạy ở phân môn Tập làm văn vẫn chưa đáp ứng được sự mong mỏi của xã hội. Đối với học sinh lớp 3, để giúp các em nói, viết được đoạn văn ngắn (5-7 câu) theo chủ điểm giáo viên thường gặp khó khăn khi hướng dẫn các em nói, viết thành câu, thành đoạn. Bởi vốn từ của các em chưa nhiều, kiến thực thực tế còn nhiều hạn chế. Một hạn chế nữa đó là do đặc điểm vùng miền, khả năng ngôn ngữ của học sinh không được lưu loát. Trong quá trình làm bài, nhiều em còn lúng túng khi dùng từ, diễn đạt ngôn ngữ vụng, có em viết không đúng yêu cầu của đề bài, có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng không đủ ý. 3. Khảo sát phân môn Tập làm văn: Thời điểm: Tháng 9/2011 Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 3A Tổng số 36 Giỏi Khá Trung bình Yếu 2/36 = 5,6% 8/36 = 22,2% 21/36 = 58,3% 5/36 = 13,9% Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy kiểu bài Nói, viết theo chủ điểm. II. CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU 1. Hướng dẫn chuẩn bị: Để có một tiết học hiệu quả, khâu chuẩn bị rất cần thiết với cả thầy và trò. Với kiểu bài Nói, viết theo chủ điểm, học sinh phải được hướng dẫn chuẩn bị ngay từ khi bắt đầu học mỗi chủ điểm. Học sinh cần phải tích luỹ vốn từ, đặt câu qua các tiết học Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả; sưu tầm tranh ảnh và tìm hiểu cách vẽ bản đồ tư duy theo chủ điểm. 2. Hướng dẫn tìm hiểu đề bài: Giáo viên cần cho học sinh tự xác định rõ yêu cầu các bài tập. Giúp học sinh tự xác định đúng yêu cầu bài tập để khi thực hành các em sẽ không chệch hướng, đảm bảo đúng nội dung đề tài cần luyện tập. 3. Hướng dẫn tìm hiểu hệ thống câu hỏi gợi ý: Hệ thống câu hỏi gợi ý tiết Tập làm văn kiểu bài Nói, viết theo chủ điểm trong SGK sắp xếp hợp lí như một dàn bài của một bài Tập làm văn; học sinh dựa vào gợi ý để luyện nói, sau đó viết thành một đoạn văn ngắn. Giáo viên cần cho học sinh đọc toàn bộ các câu gợi ý để hiểu rõ và nắm vững nội dung từng câu hỏi; từ đó giúp các em trình bày đoạn văn rõ ràng, mạch lạc đủ ý, dùng từ đúng, câu văn đúng ngữ pháp. Giúp học sinh nắm vững nội dung từng câu hỏi gợi ý sẽ hạn chế được việc trình bày ý trùng lặp, chồng chéo. Tạo được sự liên kết giữa các ý với nhau trong đoạn văn. Giáo viên cần giúp các em hiểu nghĩa của các từ ngữ có trong câu hỏi để học sinh hiểu và trình bày đúng yêu cầu, các từ ngữ này có thể là các từ mới hoặc các từ khó hiểu đối với địa phương. VD: Nói về bảo vệ môi trường, cần giúp học sinh hiểu môi trường gồm những gì? Để bảo vệ môi trường em cần làm gì? Những việc làm đó có phù hợp, gần gũi với các em không? Các em đã thực hiện hằng ngày như thế nào?... Trong các câu gợi ý, có một số câu hỏi gộp khiến học sinh lúng túng khi diễn đạt ý, do đó ý không trọn vẹn, bài văn thiếu sinh động sáng tạo. Giáo viên cần chia thành các câu gợi ý nhỏ để giúp các em có những ý tưởng phong phú, hồn nhiên. Việc chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ sẽ có nhiều học sinh được rèn kĩ năng nói, giúp các em thêm tự tin và giáo viên dễ dàng sửa chữa sai sót cho học sinh. Ví dụ: Nói về quê hương, cần gợi ý cho học sinh nêu cảnh đẹp ở quê hương em là gì? Cảnh đó có gì đẹp? Yêu quê hương, em làm những gì để quê hương ngày càng thêm đẹp?... Như vậy qua hệ thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm, ý kiến nhận xét đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song song với quá trình đó giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để học sinh rút ra được những câu trả lời đúng, cách ứng xử hay. Từ đó giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn kĩ năng diễn đạt mạch lạc, lôgíc, câu văn có hình ảnh, có cảm xúc. Trên cơ sở đó, bài văn của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống. 4. Hướng dẫn liên tưởng, tưởng tượng: Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi nên đa số bài văn của học sinh lớp 3 có ý tưởng chưa phong phú, sáng tạo, các em thường trình bày hạn hẹp trong khuôn khổ nhất định. Nếu trong một bài Tập làm văn, học sinh chỉ biết diễn đạt nội dung bằng những gì đã quan sát; hoặc thực hành một cách chính xác theo các gợi ý; bài làm như thế tuy đủ ý nhưng không có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe. Vì vậy, với từng đề bài giáo viên nên có những câu hỏi gợi ý, khuyến khích học sinh liên tưởng, tưởng tượng thêm những chi tiết một cách tự nhiên, chân thật và hợp lí qua việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá, để từ đó học sinh biết trình bày bài văn giàu hình ảnh, sinh động, sáng tạo. Trí tưởng tượng, liên tưởng ở học sinh lứa tuổi này rất hồn nhiên ngây thơ và ngộ nghĩnh, cho nên để rèn luyện kĩ năng này cho học sinh, giáo viên có thể chuẩn bị những câu, đoạn văn hay cho học sinh tham khảo, học hỏi làm phong phú thêm vốn kiến thức cho các em. 4. Hướng dẫn lập bản đồ tư duy: Có thể hiểu bước lập bản đồ tư duy cũng chính là bước hướng dẫn học sinh lập dàn ý để chuẩn bị cho phần nói theo chủ điểm. Yêu cầu học sinh: + Nghĩ trước khi viết + Viết ngắn gọn + Viết có tổ chức + Viết theo ý của mình, có chừa khoảng trống để bổ sung Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn học sinh thao tác vẽ và đọc trên bản đồ. Sau đó yêu cầu học sinh sử dụng vốn từ ngữ đã thu thập được qua quá trình chuẩn bị để tự hoàn thành bản đồ tư duy của chính mình. Từ bức ảnh trung tâm hoặc từ trung tâm, học sinh có thể chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh là một ý chính. Từ nhánh chính học sinh vẽ thêm các nhánh nhỏ với các từ ngữ để miêu tả cho ý chính đã nêu. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi học sinh vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng Bản đồ tư duy theo một cách riêng, do đó việc lập bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi học sinh. Ví dụ: Tuần 11: Nói về quê hương Hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy (cá nhân) - Giáo viên giới thiệu bản đồ tư duy GV đã chuẩn bị - Hướng dẫn HS chọn từ trung tâm - Hướng dẫn HS viết các từ ngữ chỉ cảnh vật ở các nhánh chính; tìm các hình ảnh so sánh, gợi tả để điền vào các nhánh phụ,…; tiếp tục tìm các từ ngữ nói lên tình cảm của mình…với nơi mình đang ở. Tuần 31: Thảo luận về Bảo vệ môi trường Hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy (nhóm) - GT bản đồ tư duy GV đã chuẩn bị - Hướng dẫn HS chọn từ trung tâm - Hướng dẫn HS viết các từ ngữ về môi trường ở các nhánh chính; tìm các biện pháp, việc làm bảo vệ môi trường vào các nhánh phụ… 5. Báo cáo, thuyết minh bản đồ tư duy: Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu miệng các câu mà mình lập được. Ban đầu có thể chưa theo một trình tự nhất định nhưng các em phải nói trọn vẹn câu. Sau đó, mới yêu cầu học sinh tự sắp xếp các câu sao cho hợp lí hơn. Đồng thời, giáo viên yêu cầu các học sinh khác lắng nghe để chỉnh sửa cách dùng từ, đặt câu cho các bạn. Giáo viên chỉ là cố vấn, trọng tài để các em tự hoàn thiện được bản đồ tư duy, hình thành được đoạn văn. 6. Giao việc về nhà: Từ bản đồ tư duy mà các em lập được ở lớp, giáo viên yêu cầu học sinh viết thành đoạn văn theo chủ điểm chuẩn bị cho tiết Tập làm văn viết. III. MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HOẠ Tuần 11 Tiết Tập làm văn Tuần 11 giảm tải bài tập nghe - kể, giành toàn bộ thời gian cho bài tập nói về quê hương. Với đối tượng học sinh trường tôi, phần các em sinh ra và lớn lên trong khu vực thành phố nên giáo viên yêu cầu học sinh nói về nơi mình đang ở. Tập làm văn: Nói về quê hương I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói Học sinh biết nói về quê hương (nơi mình đang ở) theo gợi ý trong Sách giáo khoa. Bài nói đủ ý, dùng từ đặt câu đúng. Bước đầu biết dùng một số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương. II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ tư duy vẽ trên giấy khổ lớn; Giấy A4 để phát cho HS HS: Màu vẽ III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động 1 (5’): Khởi động - Y/c Hs nêu các từ ngữ chỉ sự vật nơi em - HS nêu miệng ở; các từ ngữ chỉ tình cảm với cảnh vật nơi em ở (đã học ở tiết Luyện từ và câu, sau đó mở rộng thêm theo hiểu biết thực tế của HS) - GV ghi các từ ngữ HS nêu lên bảng nháp - 5 HS đọc thành tiếng, lớp - Gọi một số HS đọc lại đọc thầm Hoạt động 2 (10’): Hướng dẫn lập bản đồ tư duy - Hướng dẫn HS tìm hiểu theo câu hỏi gợi ý: - Lần lượt trả lời + Gia đình em đang sống ở đâu? + Gia đình em đang sống + Cảnh vật ở đó có gì đẹp? ở… + Những ngôi nhà rộng rãi với khu vườn nhỏ trước sân/ Những ngôi nhà cao tầng rất + Em thích nhất cảnh vật gì? đẹp/… + Chiều về được chạy nhảy trên hè phố sạch sẽ, thoáng + Tình cảm của em với nơi em ở như thế mát/… nào? + Em thấy khu phố nơi em ở - GT bản đồ tư duy GV đã chuẩn bị thật gần gũi, thân thương/… - Quan sát - HS tự tìm từ phù hợp nơi mình đang ở - Hướng dẫn HS viết các từ ngữ chỉ cảnh vật - HS tự tìm từ để điền vào ở các nhánh chính; tìm các hình ảnh so sánh, bản đồ của mình gợi tả để điền vào các nhánh phụ,…; tiếp tục tìm các từ ngữ nói lên tình cảm của mình… Hoạt động 3 (20’): Báo cáo, thuyết minh - Gọi 1 HS giỏi dựa vào bản đồ tư duy để - 1 HS lên bảng trình bày nói mẫu cho cả lớp nghe Lớp theo dõi, nhận xét theo Y/c HS nhận xét theo tiêu chí: tiêu chí + Đúng nội dung chưa? + Có mấy câu? + Dùng từ, đặt câu đúng chưa? + Sắp xếp các câu đã hợp lý chưa? - GV nhận xét, chỉnh sửa - Lắng nghe - Y/c HS nói cho nhau nghe theo nhóm -Nói cho nhau nghe theo N2 - Gọi HS nói trước lớp - Một số học sinh nói trước Y/c HS nghe và nhận xét lớp - GV nhận xét, chỉnh sửa, ghi điểm. Nhận xét, bổ sung Hoạt động 4(5’): Củng cố, dặn dò - GV nhận xét và biểu dương những học sinh học tốt. - Yêu cầu học sinh tiếp tục bổ sung, hoàn thành bản đồ tư duy rồi viết thành đoạn văn nói về nơi em ở. - Hướng dẫn HS chọn từ trung tâm - Chuẩn bị bài: + Yêu cầu học sinh mở SGK, đọc gợi ý tiết Tập làm văn tuần 12. + Yêu cầu HS sưu tầm tranh, ảnh cảnh đẹp đất nước; Dựa vào câu hỏi gợi ý lập bản đồ tư duy để nói về cảnh đẹp đất nước chuẩn bị cho tiết Tập làm văn tuần 22. Tuần 12 Tập làm văn: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nói: Dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta, học sinh nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó (theo gợi ý). Lời kể đủ ý, có cảm xúc, thái độ mạnh dạn, tự nhiên. - Rèn kĩ năng viết: Học sinh viết được những điều vừa nói thành đoạn văn (5-7 câu). Dùng từ đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh (ảnh). II. Chuẩn bị: GV: + Ảnh biển Phan Thiết, Hồ Gươm, Cửa Lò + Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý. HS: Sơ đồ tư duy về một cảnh đẹp của đất nước mà em thích III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1 (1’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Hoạt động 2 (7’): Nói về cảnh biển Phan Thiết - Treo bảng phụ, Y/c HS đọc - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm - Y/c HS quan sát ảnh và trả lời lần - Quat sát ảnh và trả lời câu hỏi lượt theo câu hỏi: + Ảnh chụp cảnh gì? ở nơi nào? + Cảnh biển ở Phan Thiết. + Màu sắc của cảnh vật trong ảnh + Trời trong xanh. Mặt biển xanh như thế nào? màu ngọc bích. Núi xanh lam. Rặng dừa ven bờ xanh rì. Bãi cát trắng + Cảnh trong bức ảnh có gì đẹp? tinh… + Quang cảnh biển thật là đẹp vì có + Cảnh trong bức ảnh gợi cho em núi và biển kề bên nhau… suy nghĩ gì? + Em rất thích/ Em rất tự hào vì đất nước mình có nhiều cảnh đẹp/ Em - Gọi HS nói lại toàn bộ theo gợi ý muốn được đến ngắm cảnh biển. GV theo dõi, cùng HS khác chỉnh - 1 HS nói theo gợi ý; các HS khác sửa cho HS nói về các dùng từ (nếu lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cần) - GV giới thiệu thêm ảnh Hồ Gươm, - theo dõi Cửa Lò Hoạt động 3 (15’): Nói về cảnh đẹp đất nước mà em biết - Y/c HS nói tên cảnh đẹp mà em - HS lần lượt nêu tên biết (qua tranh ảnh đã sưu tầm) - Y/c HS dùng sơ đồ tư duy đã - HS dựa vào sơ đồ để nói chuẩn bị để nói cho nhau nghe về cảnh đẹp mà em biết. - Tập nói trước lớp + Mời HS xung phong - 1 HS nói trước lớp qua ảnh GV cùng HS khác nhận xét về nội HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần) dung, cách dùng từ, đặt câu. + Gọi 5 HS khác nói - 5 HS nói trước lớp GV biểu dương học sinh nói tốt, Bình chọn bạn nói hay. chỉnh sửa cho những học sinh còn mắc lỗi về dùng từ, đặt câu. Hoạt động 4 (15’): Viết về cảnh đẹp đất nước Bước 1: Giúp học sinh nắm yêu cầu của bài tập + Gọi HS đọc Y/c + 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc + GV lưu ý HS: không nhất thiết thầm phải trả lời theo 4 câu hỏi gợi ý. Các + Lắng nghe em có thể viết tự do, các câu văn phải liền mạch. Chú ý dùng từ đặt câu đúng; nhớ viết hoa các tên riêng. Bước 2: HS viết bài GV bao quát lớp - Viết bài vào vở Bước 3: HS đọc bài viết (nếu còn thời gian) - Đọc bài viết GV nhận xét, ghi điểm - Lắng nghe Hoạt động 5(2’): Củng cố, dặn dò - Khen học sinh biết dùng từ hay, đặt câu đúng, đủ ý; chữ viết sạch, đẹp. - Dặn học sinh chưa làm xong sẽ được hoàn thành tiếp vào giờ tự học. - Chuẩn bị bài tuần 13: Viết thư + Cho HS xem gợi ý (SGK Tiếng Việt Tập 1 trang 110) Giới thiệu một số bản đồ tư duy học sinh tự thiết lập: IV. KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được. Được sự quan tâm, động viên của Ban Giám hiệu nhà trường, tôi mạnh dạn vận dụng bản đồ tư duy vào một số tiết dạy giảm tải ở các tuần 11, 14, 16, 31 và một số tiết dạy khác. Trải qua quá trình vận dụng, vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm đã đạt được một số kết quả sau: + Học sinh có thói quen làm việc, học tập một cách khoa học. + Phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. + Đảm bảo tính linh hoạt, tự chủ, sáng tạo trong mỗi tiết học. + Đặc biệt, việc được tự tay “thiết kế” bản đồ tư duy làm cho học sinh vô cùng thích thú học phân môn Tập làm văn, tình cảm thầy trò ngày càng trở nên thân thiện hơn. + Kĩ năng nói của học sinh ngày càng được hoàn thiện hơn. Học sinh biết tìm từ, ý; đặt câu đúng; biết vận dụng so sánh, nhân hoá; khả năng diễn đạt ngôn ngữ tiến bộ rõ rệt, các em nói lưu loát, trôi chảy. Kết quả khảo sát phân môn Tập làm văn Thời điểm: Tháng 3/2012 Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 3A Tổng số Giỏi Khá Trung bình 36 10/36 = 27,8% 15/36 = 41,7% 11/36 = 30,5% Yếu 0 2. Bài học kinh nghiệm: Từ những kết quả đã nêu trên, trong quá trình giảng dạy để việc vận dụng bản đồ tư duy có hiệu quả, cũng như để nâng cao chất lượng học tập của học sinh giáo viên cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau: + Giáo viên phải có định hướng tốt các hoạt động, có hiểu biết thực tế; chuẩn bị công phu, thực sự sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Đảm bảo tính tích hợp hợp lí giữa các phân môn Tập đọc – Chính tả - Luyện từ và câu - Tập làm văn. Vận dụng các phương pháp, biện pháp tối ưu, linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, tránh sự nhàm chán, buồn tẻ cho học sinh. + Các đường nét, hình ảnh, màu sắc trong bản đồ tư duy được sử dụng với mức độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với học sinh, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học. + Chú ý cách tổ chức hoạt động của học sinh để phát huy tính tích cực hoạt động của các em trong quá trình học tập bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi đa dạng, phù hợp mọi đối tượng học sinh. Giáo viên linh hoạt trong việc tổ chức các phương pháp học tập nhóm, trao đổi thảo luận. + Giáo viên phải đặc biệt chú trọng rèn kĩ năng nói và viết (dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản) trong giờ dạy phân môn Tập làm văn. Trên đây là một vài suy nghĩ trong việc vận dụng bản đồ tư duy nhằm đem lại niềm hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần rèn luyện kĩ năng nói, viết trong phân môn Tập làm văn lớp 3. Sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và Hội đồng khoa học để vấn đề đưa ra được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan