Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh các đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây hương lâu và hương bài...

Tài liệu So sánh các đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây hương lâu và hương bài thu hái tại việt nam

.PDF
71
609
52

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐOÀN THANH LIÊM Mã sinh viên: 1101287 SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY HƯƠNG LÂU VÀ HƯƠNG BÀI THU HÁI TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2016 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐOÀN THANH LIÊM Mã sinh viên: 1101287 SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY HƯƠNG LÂU VÀ HƯƠNG BÀI THU HÁI TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn DS. Nguyễn Thanh Tùng Nơi thực hiện: Bộ môn Dược liệu HÀ NỘI – 2016 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ tận tình từ các thầy cô, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến: DS. Nguyễn Thanh Tùng, người thầy, người anh đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khóa luận. Đồng thời tôi xin cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Quốc Bình, Ths. Đỗ Thị Thúy Hòa, Ths. Võ Văn Sỹ, đã cho tôi những đóng góp quý báu và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Dược liệu, cùng các bạn sinh viên cùng làm khóa luận tại Bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh, động viên tôi hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Đoàn Thanh Liêm MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………...1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN…………………………………………………2 1.1. TỔNG QUAN VỀ LOÀI HƯƠNG LÂU (Dianella ensifolia (L.) DC) ………………………………………………………………………………...2 1.1.1. Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật và phân bố của họ Hương lâu (Phormiaceae)...……………………………………………………………....2 1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Dianella L……………………….2 1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Hương lâu (Dianella ensifolia (L.) DC)……………………………………………………………………………3 1.1.4. Những nghiên cứu về thành phần hóa học của loài D. ensifolia (L.) DC…………………………………………………………………………….4 1.1.5. Tác dụng và công dụng của Hương lâu (D. ensifolia (L.) DC)…………..5 1.2. TỔNG QUAN VỀ LOÀI HƯƠNG BÀI (Chrysopogon zizanioides (L.) Roberty)……………………………………………………………………….6 1.2.1. Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật và phân bố của họ Lúa (Paceae)…….…………………………………………………………………6 1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Chrysopogon Trin……………….6 1.2.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Hương bài (Chrysopogon zizanioides (L.) Roberty) ……………………………………………………...7 1.2.4. Những nghiên cứu về thành phần hóa học của loài C. zizanioides (L.) Roberty………………………………………………………………….…….8 1.2.5. Tác dụng và công dụng của Hương bài (C. zizanioides (L.) Roerty)…………………………………………………………….…………..9 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……..11 2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ…………………………………11 2.1.1. Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu……………………………………11 2.1.2. Hóa chất, dụng cụ, thiết bị…………………………………………......11 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……………………………………………12 2.2.1. Nghiên cứu và so sánh về mặt thực vật của cây Hương lâu và Hương bài……………………………………………………………………………12 2.2.2. Nghiên cứu và so sánh thành phần hóa học của cây Hương lâu và Hương bài…………………………………………………………………................12 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………..12 2.3.1. Nghiên cứu về thực vật………………………………………………..12 2.3.2. Nghiên cứu về các nhóm chất hóa học………………………………..12 2.3.3. Nghiên cứu về tinh dầu………………………………………………..13 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN………….....15 3.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ XÁC ĐỊNH TÊN KHOA HỌC…….....15 3.1.1. Đặc điểm hình thái và vi học của cây Hương lâu……………………..15 3.1.1.1. Đặc điểm hình thái của cây Hương lâu………………………………15 3.1.1.2. Đặc điểm vi phẫu thân rễ loài D. ensifolia (L.) DC……………........16 3.1.1.3. Đặc điểm bột thân rễ loài D. ensifolia (L.) DC….................................17 3.1.2. Đặc điểm hình thái và vi học của cây Hương bài………………………18 3.1.2.1. Đặc điểm hình thái của cây Hương bài………………………………18 3.1.2.2. Đặc điểm vi phẫu thân rễ loài C. zizanioides (L.) Roberty………….19 3.1.2.3. Đặc điểm bột thân rễ loài C. zizanioides (L.) Roberty…………..……20 3.1.3. So sánh đặc điểm vi học thân rễ loài D. ensifolia (L.) DC và C. zizanioides (L.) Roberty………………………………………….…….....21 3.2. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG THÂN RỄ HAI LOÀI………………………………………………………………………...22 3.2.1. Định tính sơ bộ các nhóm hợp chất trong thân rễ bằng phản ứng hóa học……………………………………………………………………….......22 3.2.1.1. Định tính flavonoid…………………………………………….…...22 3.2.1.2. Đính tính saponin……………………………………………….…..23 3.2.1.3. Định tính glycosid tim………………………………………….…...23 3.2.1.4. Định tính alcaloid……………………………………………….…..24 3.2.1.5. Định tính coumarin……………………………………………….....25 3.2.1.6. Định tính tanin……………………………………………………....26 3.2.1.7. Định tính anthranoid………………………………………………...27 3.2.1.8. Định tính chất béo, caroten, sterol………………………………......27 3.2.1.9. Định tính đường khử, acid hữu cơ, acid amin, polysaccharid……….28 3.2.2. So sánh sơ bộ các nhóm chất trong thân rễ Hương lâu và Hương bài……………………………………………………………………………29 3.2.3. Định tính dịch chiết toàn phần bằng sắc ký lớp mỏng……………….....31 3.2.4. Phân tích và so sánh thành phần hóa học của tinh dầu Hương lâu và Hương bài…………………………………………………………………....33 3.2.4.1. Phân tích thành phần hóa học của tinh dầu Hương lâu (D. ensifolia (L.) DC)………………….……………………………………………………….33 3.2.4.2. Phân tích thành phần hóa học của tinh dầu Hương bài (C. zizanioides (L.) Roberty)……………………………………………................................35 3.2.4.3. So sánh thành phần hóa học của tinh dầu Hương lâu và Hương bài……………………………………………………………………………36 3.2.5. Định tính tinh dầu thân rễ bằng sắc ký lớp mỏng……………………..36 3.2.5.1. Kết quả phân tích sắc ký đồ tinh dầu Hương lâu (D. ensifolia (L.) DC)..................................................................................................................37 3.2.5.2. Kết quả phân tích sắc ký đồ tinh dầu Hương bài (C. zizanioides (L.) Roberty)………………………………………………………………...........38 3.3. BÀN LUẬN……………………………………………………………..40 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………………………………………………...41 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT C. Chrysopogon D. Dianella HB Hương bài HL Hương lâu NXB Nhà xuất bản P/ư Phản ứng Rf Hệ số lưu SKLM Sắc ký lớp mỏng STT Số thứ tự tr. Trang UV Ultra violet DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 3.1 So sánh đặc điểm vi học thân rễ Hương lâu và Hương bài 21 3.2 So sánh sơ bộ các nhóm chất trong thân rễ Hương lâu và 29 Hương bài 3.3 Thành phần hóa học trong tinh dầu Hương lâu 34 3.4 Thành phần hóa học trong tinh dầu Hương bài 35 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 3.1 Hình thái thực vật cây Hương lâu 15 3.2 Vi phẫu thân rễ Hương lâu 16 3.3 Một số đặc điểm bột thân rễ Hương lâu 17 3.4 Hình thái thực vật cây Hương bài 18 3.5 Vi phẫu thân rễ Hương bài 19 3.6 Một số đặc điểm bột thân rễ Hương bài 20 3.7 Sắc ký đồ dịch chiết methanol của Hương lâu và Hương bài 32 khi khai triển với hệ dung môi Toluen - CHCl3 - Aceton (8: 5 : 7) ở bước sóng 254nm, 366nm và ánh sáng thường sau khi phun thuốc thử 3.8 Sắc ký đồ tinh dầu Hương lâu khi khai triển với hệ dung môi 37 n-hexan - Toluen - Acid acetic (4: 5: 0,2) ở bước sóng 254nm và ánh sáng thường sau khi phun thuốc thử 3.9 Sắc ký đồ tinh dầu Hương bài khi khai triển với hệ dung môi Toluen - Ethyl acetat - Acid acetic ( 6: 4: 0,5) ở bước sóng 254nm, 366nm và ánh sáng thường sau khi phun thuốc thử 38 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hương bài (hay Hương lâu) là tên gọi chung thường để chỉ hai loài cỏ khác nhau đều được trồng và mọc hoang nhiều ở một số nơi ven biển nước ta như Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ... [7], [8], [11]. Do đó nhiều người hay nhầm lẫn về tên gọi của hai loài này. Đó là cây Hương lâu, tên khoa học là Dianella ensifolia (L.) DC, họ Hương lâu (Phormiaceae), và một loài khác là cây Hương bài, tên khoa học là Chrysopogon zizanioides (L.) Roberty, thuộc họ lúa (Poaceae). Cây Hương lâu (Dianella ensifolia (L.) DC) rễ được rửa sạch, phơi khô làm hương thắp. Rễ có vị cay, tính ấm, có độc nhiều; có tác dụng khu phong, khử độc, sát trùng, tiêu thũng, tán ứ, giảm đau; nhưng chỉ dùng làm thuốc đắp ngoài trị ung nhọt, ung mủ, sưng ngứa, lở loét, chấn thương té ngã, viêm hạch bạch huyết, lao hạch… Tuyệt đối không được uống [11], [15]. Cây Hương bài (Chrysopogon zizanioides (L.) Roberty), được trồng lấy rễ nấu nước gội đầu, làm hương thắp, thay trầm hương. Rễ làm nguyên liệu cất lấy tinh dầu thơm, có tác dụng định hương cho các tinh dầu khác. Rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa, lợi tiểu và điều kinh [15], [16]. Với mong muốn bổ sung tư liệu nhằm so sánh và phân biệt hai loài, chúng tôi tiến hành đề tài: “So sánh đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây Hương lâu và Hương bài thu hái tại Việt Nam”. Đề tài được thực hiện với các mục tiêu: + Nghiên cứu và so sánh về mặt thực vật của cây Hương lâu và Hương bài. + Nghiên cứu và so sánh về thành phần hóa học của cây Hương lâu và Hương bài. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ LOÀI HƯƠNG LÂU (Dianella ensifolia (L.) DC) Cây Hương lâu (Dianella ensifolia (L.) DC) thuộc chi Dianella L., họ Phormiaceae [7]. 1.1.1. Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật và phân bố của họ Hương lâu (Phormiaceae) Vị trí phân loại họ Hương lâu trong giới thực vật như sau [1], [2]: Giới thực vật (Plantae) Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp Hành (Liliopsida) Phân lớp Loa kèn (Liliidae) Bộ Loa kèn (Liliales) Họ Hương lâu (Phormiaceae) Các cây thuộc họ Hương lâu (Phormiaceae) là cây thảo, sống lâu nhờ thân rễ. Thân mang lá hình dải, ngọn giáo. Hoa lưỡng tính, thường mang lá 3, tập hợp thành chùy hay chùm ở ngọn. Các phiến bao hoa rời, hầu như giống nhau về hình dạng và chiều dài. Nhị 6 xếp 2 vòng và đính ở gốc các thùy bao hoa; bao phấn 2 ô, mở bằng khe hay lỗ ở đỉnh. Bộ nhụy hợp gồm 3 lá noãn; bầu trên 3 ô; với nhiều noãn; vòi mảnh, dạng sợi; đầu nhụy hình đầu. Quả nang chẻ ô, với nhiều hạt hoặc quả mọng. Họ này gồm có 7 chi, phân bố ở nhiệt đới cực lục địa, chủ yếu ở Australia và Nam Mỹ. Ở Việt Nam chỉ có chi Dianella [7]. 1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Dianella L. Cây thảo, sống nhiều năm, đôi khi có dạng bụi thấp, thường xanh. Thân rễ thường mập, phân nhánh. Thân đơn hoặc phân nhánh. Lá mọc gần gốc, xếp thành hai dãy, lợp ở gốc, có dạng lá cỏ, cứng, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa dạng chùy, thường khá dài, tới 2m, có vài lá hình mác. Chùy hoa phân 3 nhánh thưa, thường lớn với một vài hoặc nhiều chùm hoặc những chùy hoa nhỏ hơn; lá bắc khá nhỏ. Hoa thường rủ, khá nhỏ, cuống hoa có đốt ở ngọn. Bao hoa 6, rời, có 3-7 gân. Nhị 6, gắn ở gốc bao hoa; chỉ nhị dài; bao phấn đứng, mở bằng lỗ ở đỉnh. Bầu 3 ô; mỗi ô có 4-8 lá noãn. Vòi nhụy mảnh; núm nhụy nhỏ. Quả mọng. Hạt đen, thường phẳng. Chi Dianella L. phân bố ở các nước nhiệt đới Châu Á, Australia, New Zealand và các đảo Thái Bình Dương; còn có ở Châu Phi (Madagascar); có một loài ở Trung Quốc [31]. 1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Hương lâu (Dianella ensifolia (L.) DC) Tên khoa học: Dianella ensifolia (L.) DC, thuộc họ Hương lâu (Phormiaceae). Tên đồng nghĩa: Dracaena ensifolia L. Dianella nermorosa Lamk. Tên Việt Nam: Hương lâu, Rẻ quạt, Huệ rừng, Bả chuột. Mô tả: Hương lâu là một loại cỏ sống dai, sống nhiều năm, cao 0,5-1m, có thân rễ bò, nằm ngang, dày 5-8mm. Lá có dạng kiếm, hẹp dần ở cả 2 đầu, kích thước 30-80 x 1-2,5cm, mọc so le xếp thành 2 dãy ôm lấy thân hình nan quạt giấy trông như chiếc quạt. Các lá trên có dạng lá bắc và có kích thước nhỏ hơn. Gân giữa ở mặt dưới và mép thường ráp, mũi tù. Cụm hoa chùy gồm nhiều xim ngắn mang nhiều hoa mọc gần nhau, cuống hoa có thể dài 1cm. Hoa màu trắng, vàng nhạt hay tím nhạt. Bao hoa có 6 mảnh rời, lá đài và cánh hoa gần giống nhau, nhị 6. Chùy hoa phân nhánh thưa, 10-40cm, hoa thường mọc ở xa trục. Cuống hoa 0,7-2cm, thường cong. Bao hoa loe rộng, màu trắng, trắng xanh, hơi vàng, hoặc tía hơi xanh, hình mác hoặc thuôn hẹp, 6-7 x 3-3,5mm. Nhị ngắn hơn bao hoa, chỉ nhị ngập ở giữa.Vòi nhụy dài 6mm. Quả mọng màu xanh sẫm, 4 hơi hình cầu, đường kính 6mm, có 5-6 hạt. Mùa hoa quả: tháng 3-4 [7], [8], [15]. Mọc trong rừng, sườn cỏ dốc, ở độ cao ngang mặt biển cho tới 1700m. Phân bố: Ở Châu Á: Ấn Độ, Nam Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, Australia, Nepan, Xrilanca; và ở Châu Phi: Madagascar, các đảo Thái Bình Dương… Cây Hương lâu được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta: Tại các tỉnh miền Bắc, trồng chủ yếu ở khu vực Tiền Hải tỉnh Thái Bình để lấy rễ làm hương thắp, ngoài ra còn trồng nhiều ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh [11], [15]. 1.1.4. Những nghiên cứu về thành phần hóa học của loài D. ensifolia (L.) DC Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì sơ bộ rễ Hương lâu có rất ít tinh dầu mùi thơm nhẹ [11]. Nghiên cứu thành phần hóa học cao chiết n-hexan và ethyl acetat của thân rễ cây Hương lâu đã phân lập được hai dẫn xuất của naphtalen. Bằng các dữ kiện phổ UV, IR, MS, NMR đã xác định được cấu trúc hóa học của chúng là dianellidin và một glycosid của nó có tên là dianelin. Đây là lần đầu tiên thành phần hóa học của cây Hương lâu thu hái ở Việt Nam được công bố [10]. Theo kết quả các nghiên cứu trên thế giới, các cây thuộc chi Dianella L. có thành phần hóa học chủ yếu là tinh dầu, bao gồm monoterpen, sesquiterpen, monoterpenol, sesquiterpenol, aldehyd, ceton, este [18]. Vitchu Lojanpiwatna và cộng sự đã nghiên cứu thành phần hóa học của rễ loài D. ensifolia (L.) DC và phân lâp được musizin (dianelidin), methyl 2,4-dihydroxy-3,5,6-trimethyl benzoat, methyl-2,4-dihydroxy-3,6-dimethyl benzoat, methyl-2,4-dihydroxy-6-methyl benzoat (methylorsellinat), 5 2,4-dihydroxy-6-methoxy-3-methylacetophenon, 5,7-dihydroxy-2,6,8- trimethylchromon và 5,7-dihydroxy-2,8-dimethylchromon (isoeugentitol) [29]. Từ lá của D. ensifolia (L.) DC người ta đã phân lập được một dihyronaphtaquinon mới là 2-hexyl-3-(2-hydroxyethyl)-2,3-dihydro naphtaquinon 1-4, chrysophanol và isoeugentitol [20]. 1.1.5. Tác dụng và công dụng của Hương lâu (D. ensifolia (L.) DC) Tác dụng sinh học D. ensifolia (L.) DC chứa 1-(2,4-dihydrophenyl)-3-(2,4-dietoxy-3methylphenyl) propan (DP), có tác dụng ức chế gốc tự do 1-1-diphenyl-2picryl-hydrazyl (DPPH). Ngoài ra, DP cũng có tác dụng ngăn chặn tia cực tím UV C gây ra quá trình oxy hóa lipid [29] Một số nhà khoa học của Australia đã công bố dịch chiết rễ cây D. ensifolia (L.) DC có tác dụng ức chế poliovirus ở nồng độ 250 µg/ml. Acid chrysophanic (1,8-dihydroxy-3-methylanthraquinone) trong Hương lâu có tác dụng ức chế trên in vitro sự nhân lên của poliovirus typ 2 và 3 (Picornaviridae) [26]. Tính vị, công năng Vị cay, tính ấm, có độc nhiều; có tác dụng khư phong, khử độc, sát trùng, lợi niệu [15]. Công dụng Rễ phơi khô trộn với nhiều vị có hương thơm khác như Hồi, Quế chi và bã mía để làm hương thắp. Người ta cũng dùng rễ tươi, giã vắt lấy nước trộn vào gạo; gạo này đem phơi khô, rang thơm làm bả chuột. Ở Nuven Caledoni, lá được giã ra để băng các các vết lở loét. Ở Malaixia, người ta dùng cây nấu nước xông và tro rễ cũng như tro lá dùng để chế bột dẻo chữa mụn rộp mọc vòng. 6 Ở Thái Lan, người dân địa phương tỉnh Surat Thani, Nam Thái Lan sử dụng rễ cây để chữa các bệnh lý tại thận. Ở Trung Quốc, toàn cây và thân rễ dùng để trị hoàng đản, đau lưng, phong thấp tê đau, mụn nhọt sưng lở, viêm hạch lympho, ghẻ ngứa, tràng nhạc; thân, lá cũng được dùng làm bả chuột [8], [11], [15]. 1.2. TỔNG QUAN VỀ LOÀI HƯƠNG BÀI (Chrysopogon zizanioides (L.) Roberty) Hương bài (Chrysopogon zizanioides (L.) Roberty) thuộc chi Chrysopogon Trin., họ Poaceae [7]. 1.2.1. Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật và phân bố của họ Lúa (Poaceae) Vị trí phân loại họ Lúa trong giới thực vật như sau [1], [2]: Giới thực vật (Plantae) Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp Hành (Liliopsida) Phân lớp Loa kèn (Liliidae) Bộ Lúa (Poales) Họ Lúa (Poaceae). Cỏ một hoặc nhiều năm, đôi khi là cây dạng gỗ thứ cấp. Rất đặc trưng bởi kiểu thân rạ thường rỗng và có dóng, giữa cuống lá và bẹ lá thường có lưỡi gà dạng màng; hoa rất thoái hóa, thường lưỡng tính (hiếm khi đa tính), tạo thành bông hay chùy gồm nhiều bông chét; nhị 6 hoặc 3, có khi 2 hoặc 1. Quả dĩnh. Hạt có nội nhũ bột lớn, phôi thẳng nằm chệch về một phía của nội nhũ. Thế giới có 700 chi, 10000 loài, phân bố ở toàn cầu. Việt Nam có 150 chi, 500 loài [1]. 1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Chrysopogon Trin. Cỏ hằng năm hoặc nhiều năm sống ở những nơi đất khô. Lá hẹp. Cụm hoa chùy gồm nhiều nhánh, đơn, xếp thành nửa vòng; trục chính khỏe; nhánh có 7 gốc trần tiêu giảm thành một mấu mang một bông chét lưỡng tính và hai bông chét đực hoặc trung tính. Bông hẹp, các bông lưỡng tính không cuống thường dẹp bên, có râu ngọn; mày 1 dai hoặc mỏng; cuốn trong; mày 2 hơi có lườn, thường có râu ngọn. Hoa dưới có mày nhỏ 1 trong suốt. Hoa trên có mày nhỏ 1 hình dải nguyên hoặc có 2 răng nhỏ; râu thường đầy đủ. Vẩy bao hoa nhỏ, không lông. Nhị 3, bầu nhẵn; đầu nhụy hình dải, có lông mào. Quả thóc hình dải hoặc thuôn, dẹp bên. Bông chét đực có cuống, ít khi trung tính, dẹp lưng, cụt hoặc có râu; cuống dạng sợi, không có rãnh. Gồm khoảng 24 loài ở các vùng nóng, chủ yếu ở Cực lục địa; ở nước ta phát hiện 5 loài là: C. zizanioides, C. crevostii, C. lawsonii, C. schmidianus, C. nemoralis [8]. 1.2.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Hương bài (Chrysopogon zizanioides (L.) Roberty) Tên khoa học: Chrysopogon zizanioides (L.) Roberty, thuộc họ Lúa (Poaceae). Tên đồng nghĩa: Vetiveria zizanioides (L.) Nash Andropogon muricatus Retz Phalaris zizanioides L. Tên Việt Nam: Hương lau, Hương lâu, Cỏ hương bài, Cỏ lưỡi dòng. Mô tả: Cây thảo, sống nhiều năm, mọc thành từng khóm lớn, cao 1-1,5m. Rễ chùm, các rễ sợi ăn sâu vào đất tới 4m. Phiến lá dài, cứng, phẳng hoặc gấp nếp; kích thước 30-75cm x 4-10mm; bẹ lá dẹt về một bên, dài 10-12cm; chóp lá nhọn. Cụm hoa là chùy tận cùng, dài 15-40cm, cuống chung lớn, mang nhiều bông chét mảnh. Các bông chét xếp thành 6-10 vòng không đều nhau trên cuống chung. Trên mỗi bông chét mang các cặp bông nhỏ; mỗi bông nhỏ mang 2 hoa tách riêng biệt và rủ xuống. Hoa phía dưới không cuống, dài 3,5-5,5mm, phần trên nhọn, nhẵn hay có lông mịn. Hoa phía trên có cuống, mày hoa hình mũi 8 mác, nguyên hay chia 2 răng. Mày hoa có gai nhọn ở phía lưng bền tạo thành vỏ quả. Mày trong hình vảy, một trong 2 mày này có lông mi ở phía trong. Phía trong cùng có 1 bao hoa hình ống ôm lấy bầu. Nhị 3, bao phấn màu vàng, dài khoảng 2mm; bầu nhẵn, vòi nhụy 2, hình lông chim, màu tía. Quả xanh lam hay đỏ tím, đường kính gần 1cm [14], [15], [16]. Cây Hương bài mọc hoang trên những vùng đất ngập nước ở miền Bắc Ấn Độ, Bănglađét, Mianma và được thuần hóa ở nhiều vùng Nam Á và Đông Nam Á. Hương bài được trồng làm cây giữ đất ven các bờ ao, bờ hồ, bờ mương, hoặc làm hàng rào quanh vườn, quanh những mảnh ruộng tại nhiều địa phương như Thái Bình, Hải Dương [11], [14]. 1.2.4. Những nghiên cứu về thành phần hóa học của loài C. zizanioides (L.) Roberty Rễ Hương bài tươi có độ ẩm từ 45-55%. Tinh dầu (chiếm từ 1-3%) là thành phần quan trọng nhất tạo nên giá trị cao. Ngoài ra, theo nhiều tài liệu tham khảo, trong rễ Hương bài còn có các chất khác như xenluloza 80-90%, tinh bột 2-5%, protein 2-7%, đường 1-4%, và một lượng rất ít các chất khoáng, chất màu, vitamin [21], [27]. Hàm lượng tinh dầu phụ thuộc nhiều yếu tố như các loại đất, thời gian thu hoạch, công tác bảo quản. Cây đạt hàm lượng tinh dầu cao nhất từ 10-13 tháng tuổi [16]. Rễ cây có từ 1-3% tinh dầu, nhưng nếu cất kéo hơi nước bình thường chỉ thu được từ 0,34-1% tinh dầu rất sánh, tỉ trọng xấp xỉ trọng lượng của nước, độ sôi cao [11]. Thành phần hóa học của tinh dầu hương bài rất phức tạp, có khoảng trên 100 thành phần dạng sesquiterpen và các dẫn xuất của chúng thuộc về 11 dạng cấu trúc [18]. Thành phần chính bao gồm: Các sesquiterpen hydrocacbon như valencen, cadenen, cloven,vetiven, amorphin, aromadendrin, junipen; các 9 dẫn xuất alcohol của vetiverol như khusimol, epiglobulol, spathulenol, vetvenol, cadinol ; các dẫn xuất carbonyl của vetivon (ketone) như vetivon, khusimon; và các dẫn xuất este như khusinol acetate…[12], [21], [24]. 1.2.5. Tác dụng và công dụng của Hương bài (C. zizanioides (L.) Roberty) Tác dụng sinh học Hương bài có các tác dụng dược lý sau: Tác dụng kháng nấm, tác dụng trên ký sinh trùng Trichomonas. Trong một nghiên cứu có hệ thống của Ấn Độ: Rễ Hương bài có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, kháng ký sinh trùng là động vật đơn bào, tác dụng hạ đường huyết, tác dụng trên hô hấp, một số thử nghiệm trên hệ thần kinh trung ương và ung thư. Kết quả chỉ thấy có tác dụng tăng vận động của hoạt động tự nhiên, còn các tác dụng khác chưa rõ [16]. Trong công nghiệp dược phẩm, tinh dầu Hương bài được sử dụng làm thuốc chữa các bệnh như: Cảm sốt, suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm cơ, tim mạch, viêm da, giảm stress, giảm mệt mỏi, giảm đau [21]. Tính vị, công năng Rễ Hương bài có vị cay, đắng, mùi thơm, tính bình, mát, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, ấm bụng, kích thích và lợi tiêu hóa [15], [16]. Công dụng Từ xa xưa, dân gian thường dùng rễ cỏ Hương bài để nấu nước gội đầu cho thơm, làm mượt tóc, nấu nước xông hơi. Người dân cũng thường dùng rễ làm hương thắp, đốt thay trầm tạo cảm giác thư thái [16]. Bên cạnh đó nhiều năm trở lại đây, việc sử dụng Hương bài làm cây giữ đất chống xói mòn trên các sườn đồi núi dốc, bảo vệ các bờ mương, bờ hồ được quan tâm nhiều ở các nước nhiệt đới [12], [14]. Rễ Hương bài cũng như tinh dầu còn có tác dụng diệt và xua đuổi côn trùng, nên thường được dùng để bảo quản quần áo, sách vở [15], [22]. 10 Trong y học cổ truyền, tinh dầu Hương bài được sử dụng làm thuốc chữa đầy hơi, lợi tiểu, điều kinh, thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa, chống co thắt, làm toát mồ hôi và làm thuốc bổ dưỡng [25]. Tinh dầu Hương bài chứa nhiều hợp chất khó bay hơi, có tính chất định hương tốt, mùi thơm dịu nên tinh dầu Hương bài thường được sử dụng trong công nghiệp sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, đặc biệt là nước hoa cao cấp .Tinh dầu ở dạng pha loãng còn có tác dụng bảo quản thực phẩm, làm giảm vị hăng cay của thuốc lá [20], [28]. Trong công nghệ dược phẩm, tinh dầu Hương bài được sử dụng làm bài thuốc chữa bệnh: cảm sốt, suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm cơ, giảm stress, giảm mệt mỏi [21].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan